[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Ơ, em cũng được huấn luyện tại C3-E 153-F356 Sơn Hà, Sơn Hải, Phố Lu thời tháng 9/82 đấy, huấn luyện xong thì bọn em được điều đi Mường Khương, Bản Phiệt thuộc F345 nên ko biết món Hà Giang.
Chắc cụ là lính nhập ngũ năm 82, đợt đầu năm 82 đi sư 345 còn đợt cuối năm 82 thì đi sư 326 Lai Châu. Hồi cụ huấn luyện ở 153 thì E trưởng là cụ Nguyễn Đức Cam. C3 của tiểu đoàn 4 đóng gần E bộ D trưởng là anh Chân sau lên làm tham mưu phó E chưa được 24 tiếng thì bị hy sinh khi dẫn quân lên Làng Pinh bị pháo TQ bắn. Em nhập ngũ tháng 3-83 nên bổ sung quân luôn cho các E của sư chứ không phải đi đâu.

Giờ em mới xem thì ra cụ nhập ngũ tháng 9-82, chắc cụ ở quận Đống Đa, hôm 22-12 vừa rồi cũng có đông các bác lính tháng 9-82 đến dự cùng bọn em. Đợt cụ đi có anh Tiến đà điểu trước đá bóng cho đội trẻ tổng cục đường sắt sau về đội bóng của sư , lính vệ binh E toàn ở Hải Quan đi. Hồi đó có em Hương nhà gần bến phà Lu yêu anh Bảo ở vệ binh, lính 83 bọn em đi rừng về hay ngồi quán đó trêu em ý toàn bị các bác vệ binh E ra bắt hoặc đuổi không cho ngồi, hi..hi quán càng mất khách chứ có gì đâu nhỉ ?
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em chào các cụ. Em đã về:)>-
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Vừa bị tập trung kỷ luật có khác, nghe đến "phê" một cái là oải rồi! =))
Hớ hớ, oải giề hử cụ, chỉ vì em ghét phê pháo vừa đắt lại vừa...không phê8-}
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Hớ hớ, oải giề hử cụ, chỉ vì em ghét phê pháo vừa đắt lại vừa...không phê8-}
Cụ không thích phê thì em cho cụ tự phê luôn ;))
Dưng cơ mà mấy ngày này em dính việc mất rồi.
Mai em qua chỗ cụ Vị Xuyên lấy đĩa (nếu được) thì em ới cụ luôn.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ không thích phê thì em cho cụ tự phê luôn ;))
Dưng cơ mà mấy ngày này em dính việc mất rồi.
Mai em qua chỗ cụ Vị Xuyên lấy đĩa (nếu được) thì em ới cụ luôn.
OK cụ.
 

NewPeace

Xe điện
Biển số
OF-60490
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
3,605
Động cơ
477,420 Mã lực
Nơi ở
Mù Cang Chải
Giờ em mới xem thì ra cụ nhập ngũ tháng 9-82, chắc cụ ở quận Đống Đa, hôm 22-12 vừa rồi cũng có đông các bác lính tháng 9-82 đến dự cùng bọn em. Đợt cụ đi có anh Tiến đà điểu trước đá bóng cho đội trẻ tổng cục đường sắt sau về đội bóng của sư , lính vệ binh E toàn ở Hải Quan đi. Hồi đó có em Hương nhà gần bến phà Lu yêu anh Bảo ở vệ binh, lính 83 bọn em đi rừng về hay ngồi quán đó trêu em ý toàn bị các bác vệ binh E ra bắt hoặc đuổi không cho ngồi, hi..hi quán càng mất khách chứ có gì đâu nhỉ ?
Chính xác, tôi đi 9/82 (xong ĐH thì đi) ở D4 của ông Chân thì phải, C3 của anh Hoà sau này hy sinh (mấy đứa bạn mình chứng kiến), E trưởng lúc đó là ô.Kiều Công Chức dân Sơn Tây, thích hội thao diễu hành lắm nhưng nge bảo đánh dở òm. Tiến đà điểu đi cùng đợt và chơi với bạn mình. Cùng trung đội với tôi còn có cả Trương Quý Hải nhưng ku ày huấn luyện chưa xong thì lên F bộ vào món văn nghệ.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Chính xác, tôi đi 9/82 (xong ĐH thì đi) ở D4 của ông Chân thì phải, C3 của anh Hoà sau này hy sinh (mấy đứa bạn mình chứng kiến), E trưởng lúc đó là ô.Kiều Công Chức dân Sơn Tây, thích hội thao diễu hành lắm nhưng nge bảo đánh dở òm. Tiến đà điểu đi cùng đợt và chơi với bạn mình. Cùng trung đội với tôi còn có cả Trương Quý Hải nhưng ku ày huấn luyện chưa xong thì lên F bộ vào món văn nghệ.
Hồi em huấn luyện cụ Kiều Công Chức vẫn là E trưởng cho đến khi sang HG thì cụ bị kỷ luật vụ E153 bị pháo bắn thủ trưởng Chân hy sinh, em xin trích đoạn nhật ký chiến dịch MB84 của anh Thông là tuyên huấn sư đoàn ghi chép lại có đoạn cụ Chức bị kỷ luật. Hình như cuốn nhật ký này em đã post lên đây nhưng topic đó bị xóa mất rồi, nếu các cụ có hứng thú em sẽ post lại cuốn nhật ký đó. Anh Thông đã ghi lại đầy đủ từ khi sư đoàn sang HG đến khi hết chiến dịch MB84, hôm 22-12 vừa rồi anh Thông cũng ra giao lưu với bọn em. Đợt tới mà đưa được cái clip bọn em quay hôm 22-12 vừa rồi lên đây có khi cụ nhận ra các đồng đội của cụ đi đợt tháng 9-82:


10g30 phút do phát hiện sự lộn xộn của một số lượng lớn quân vận tải E153 mới đến địch đã tập trung pháo ở 1509, phía sau 772 bắn liên tục hơn 1 giờ nơi E153 trú quân. Địa hình mới lạ , tân binh chưa có kinh nghiệm trú ẩn, chi huy rời rạc, không quyết đoán. Đồng chí Chân tham mưu phó trung đoàn chỉ huy chung bị thương nặng và hy sinh ngày hôm đó. Bộ đội chạy toán loạn tổng số thương vong 10 người bị thương 37 người. D5 bị đánh vào giữa đội hình nên thương vong lớn hơn. Đây là thiệt hại lớn trong ngày đầu ra quân của trung đoàn, cũng là thương vong lớn đầu tiên của sư đoàn do những sai lầm và sơ suất trong công tác tổ chức và chỉ huy. Đồng chí trung tá Kiều Công Chức trung đoàn trưởng bị thi hành kỷ luật do thiếu trách nhiệm. Việc kiểm điểm thi hành kỷ luật cũng được tiến hành ngay theo chỉ thị của đồng chí chủ nhiệm chính trị quân khu.
 
Chỉnh sửa cuối:

NewPeace

Xe điện
Biển số
OF-60490
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
3,605
Động cơ
477,420 Mã lực
Nơi ở
Mù Cang Chải
Hồi em huấn luyện cụ Kiều Công Chức vẫn là E trưởng cho đến khi sang HG thì cụ bị kỷ luật vụ E153 bị pháo bắn thủ trưởng Chân hy sinh, em xin trích đoạn nhật ký chiến dịch MB84 của anh Thông là tuyên huấn sư đoàn ghi chép lại có đoạn cụ Chức bị kỷ luật. Hình như cuốn nhật ký này em đã post lên đây nhưng topic đó bị xóa mất rồi, nếu các cụ có hứng thú em sẽ post lại cuốn nhật ký đó. Anh Thông đã ghi lại đầy đủ từ khi sư đoàn sang HG đến khi hết chiến dịch MB84, hôm 22-12 vừa rồi anh Thông cũng ra giao lưu với bọn em. Đợt tới mà đưa được cái clip bọn em quay hôm 22-12 vừa rồi lên đây có khi cụ nhận ra các đồng đội của cụ đi đợt tháng 9-82:
Năm ngoái nhà em được bạn cùng nhập ngũ rủ đi uống rượu 22/12 với các bạn 356 (chả gì em cũng có hơn 4 tháng ở đấy) tại quán bia cuối Đội Cấn cũng có được xem 1 cuốn sách tự biên của các bác 356, có nhắc đến đoạn này. Nhớ mãi ô.Chức, mình sốt rét run cầm cập nằm ko xong, các bố đi kiểm tra bắt đứng dậy chào.
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Mặt trận Thanh Thủy - Vị Xuyên - Hà Giang chính diện khoảng 12km (tính từ 1509 Nậm Ngặt đến 1030 XiCaLá.
Ngày 12/7/1984, ta đánh 3 điểm: Trung đoàn 876 - Sư đoàn 356 đánh 772, nổ súng lúc 4h10 phút; Trung đoàn 174 - Sư đoàn 316 đánh 233, nổ súng lúc 2h30 phút; Trung đoàn 141 - Sư đoàn 312 đánh 1030, nổ súng lúc 10h30 phút. Cũng trong thời gian ấy Tiểu đoàn 7 - Trung đoàn 149 tiến công cao điểm 685. Trong khoảng không gian hẹp, giờ nổ súng của 3 đơn vị ở vào các thời điểm khác nhau thì còn đâu yếu tố bất ngờ.
Những ngày trước đó, ta tổ chức hành quân chiếm lĩnh vị trí chiến đấu, tuy trời mưa, mây mù bao phủ song không phải cả ngày mà cũng có lúc tạnh ráo. Địch ở trên cao 1509, 1250, 685... tầm quan sát bao quát, ta đưa cả một đội hình lớn vào thì không thể không có sơ suất. Trước đó, đường hành quân chiến đấu độc nhất chỉ có Quốc lộ số 2, quân đi ngày đêm như trẩy hội. Đơn vị nào? Ai chỉ huy? Ở đâu? Hàng ngày chắc chắn đều nằm trên bàn làm việc của chỉ huy đối phương. Trong khi đó việc chuyển quân, bố trí lực lượng của địch thì ta hầu như chỉ biết qua các đài quan sát phía trước của trinh sát đơn vị báo về. Địa hình, sơ đồ các tuyến phòng thủ của đơn vị F 313 trước đây không để lại cái gì.
Ngày 27 đến 29/4/1984, địch đánh chiếm một loạt các cao điểm 1509; 772; 685; 233; 1250; 1030..., biết chắc ta sẽ tổ chức tiến đánh để lấy lại nên các tuyến hào và công sự chiến đấu của F313 trước đây địch giữ nguyên hiện trạng đồng thời triển khai các tuyến mới và địa đạo và hàng rào đơn, gài rải các loại mìn phòng khi ta tiến đánh. Khi ta tiến đánh, địch rút vào địa đạo và tuyến công sự phía sau. Sáng 12/7/1984, bộ đội Tiểu đoàn 3 tràn lên D3 - 772. Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 bị pháo địch ngay từ vị trí xuất phát tiến công nên từ 4h10 phút trở đi của ngày 12/7 chi có một phân đội đặc công của E821 do đồng chí Tố chỉ huy, sau đó là phân đội đi đầu của Đại đội 11 do đồng chí Minh Đại đội trưởng chỉ huy. Phân đội tiếp theo do đồng chí Nguyễn Hữu Thanh - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3; Tiếp là Đại đội 10 - Tiểu đoàn bộ do tôi (Đặng Việt Châu) tràn lên, vì không có pháo binh bắn phá trận địa địch trước đó nên đại đội đặc công, phân đội đi đầu của C11 bị vướng mìn, sau đó là pháo cối 60; 82ĐKZ của địch dội vào... Khi biết ta không còn sức tiến công nữa thì địch ở địa đạo kết hợp với phía sau mới tổ chức phản kích (những người bị thương hoặc sống sót sau đợt chiến đấu lần này thì chết hẳn vì đạn thẳng). Vấn đề này, tôi đã nêu lên trong rút kinh nghiệm chiến đấu của Sư đoàn và Quân khu ngày 27/7 và 28/7 nhưng không ai muốn nghe và chịu nghe nên đến trận đánh ngày 15/01/1985, Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 149 đánh bình độ 300; 400 Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Xuân Thuyên và hơn 40 tay súng của C5 - D8 đã vĩnh viễn nằm lại tại bình độ 300; 400 Thanh Thủy - Vị Xuyên - Hà Giang.
Pháo binh của ta để giữ bí mật nên trước giờ nổ súng không bắn hiệu chỉnh thực địa, sáng ngày 12/7 sương mù dày đặc, cách nhau 3-5m đã không thấy nhau thì không một chi huy pháo binh nào dám nổ súng chi viện khi bộ binh đang đánh chiếm mục tiêu. Trong khi đó các trận địa pháo của địch đã 3 tháng liên tục bắn phá, tầm hướng, cự ly, mục tiêu đều được xác định, lại không có gì cản trở cứ thế mà thả đạn, đạp cò sướng hơn bắn tập. Đánh trận như thế còn gì bằng. Trong trận đánh này, khi cỡi lên đầu Voi của D3-772, tôi đã 2 lần trực tiếp yêu cầu Sư trưởng Điếm chi viện pháo nhưng cả hai lần đều được đáp trả bằng sự im lặng...
Địa hình rừng núi, độ dốc lớn, lại bị chia cắt bởi khe suối, sườn đồi, ruộng bậc thang, địa hình lạ, ta ngoài công sự dưới thấp đánh lên, địch ở trên cao trong sự chiếm giữ đã lâu nên việc tiến lui của địch cũng tùy theo mức độ tiến công của ta.
Bộ đội ta đa số là chiến sỹ trẻ nhập ngũ tháng 3/1984, tổ chức huấn luyện mới được 1 tháng. Khi sang Hà Giang lại phải bước ngay vào thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu xây dựng các tuyến phòng ngự thay F313 chốt giữ các điểm trọng yếu 1100;468; Bốn Hầm; Hang Dơi; Làng Lò... làm đường Làng Pinh - Cốc Nghè; vận tải đảm bảo... thời gian huấn luyện sát thực địa và nhiệm vụ chiến đấu quá ít, nắm và hiểu địch từ xa, trinh sát nội tuyến không có; không hiểu biết gì về đối phương, trinh sát mục tiêu chiến đấu chỉ từ cán bộ trung đội trở lên mà lại đi vào ban đêm. Kế hoạch và mục tiêu chiến đấu chỉ được quán triệt đến cấp trung đội, còn lại chỉ đại loại là: Sau 120 phút pháo binh bắn phá, băm nát mục tiêu, công binh mở cửa mở như diễn tập, bộ đội xung phong đánh chiếm bắt tù binh thu vũ khí, củng cố công sự trận địa, sẵn sàng đánh địch phản kích.
Như vậy xét trên tất cả các mặt ta hoàn toàn ở thế bất lợi.
Hơn nữa thời gian này lại áp dụng ngay cơ chế 1 chỉ huy, **** ủy Sư đoàn được giải thể, hệ thống công tác ****, công tác chính trị bị phá bỏ, lập ra cái gọi là Hội đồng Phòng Chính trị do Sư đoàn trưởng làm Chủ tịch Hội đồng. Đội ngũ làm công tác ****, công tác chính trị chẳng một ai biết họ đang làm gì? Trách nhiệm đến đâu? Cả chục ngàn người bước vào sinh tử không còn hồn cốt, không còn ngọn đuốc soi đường.
Vậy mà họ vẫn dũng cảm dám đánh, quyết đánh, chấp nhận sự hy sinh khi tình huống xấu nhất cũng kiên quyết tiến công, không khuất phục trước kẻ thù "Vì độc lập, tự do, vì chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc". HỌ LÀ NHỮNG CHIẾN SỸ ƯU TÚ, NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG. Đó là:

- Liệt sỹ Tiểu đoàn trưởng - Tiểu đoàn 3 NGUYỄN HỮU THANH.
- Liệt sỹ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 NGUYỄN TRUNG CHỈ.
- Liệt sỹ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 1 BẠCH VĂN KẾT
- Liệt sỹ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2 PHẠM MINH KÝ
- Liệt sỹ Trợ lý tác chiến Trung đoàn NGUYỄN VĂN THÊM
- Liệt sỹ Trợ lý chính trị Trung đoàn NGUYÊN VĂN NGỌ
- Liệt sý Chính trị viên Đại đội HOÀNG VĂN BẢO
- Liệt sỹ Chính trị viên Đại đội HỒ VIẾT TOẢN
- Liệt sỹ Đại đội phó PHẠM HỒNG LONG
- Liệt sỹ Trung đội tưởng TRẦN NGỌC LẠNG
- Liệt sỹ Trung đội trưởng NGUYỄN DANH THUẬT
- Liệt sỹ Trung đội trưởng PHẠM VĂN ĐỒNG
- Liệt sỹ Trung đội trưởng PHẠM HỒNG TẠO
- Liệt sỹ Trung đội trưởng PHÙNG QUỐC NGỌC
- Liệt Sỹ Trung đội trưởng LÊ XUÂN THANH
- Liệt sỹ Trung đội trưởng ĐỖ XUÂN THẨM
- Liệt sỹ Trung đội trưởng PHẠM CÔNG ĐA
- Liệt sỹ Trung đội tưởng LỮ VĂN MẠNH
- Liệt sỹ Trung đội phó: HÀ; CÔNG
- Liệt sỹ Tiểu đội trưởng: SỸ, LÝ, TIẾN, CÔNG; Y tá THUẬT
Và gần 600 anh em, cán bộ chiến sỹ đã nằm lại nơi ấy: Cao điểm 772 sang ngày 12/7/1984 Thanh Thủy - Vị Xuyên - Hà Giang.
Ngược đường Thanh Thủy chiều Thu muộn
Làng Lò; Nậm Ngặt ghé thăm nhau
Đồng đội năm nào còn nằm lại
Nhọc nhằn vất vưởng góc rừng xa!!!
Tháng 8/1987. Trong một buổi thay mặt Phòng Chính trị tiếp Tướng Văn Duy - Cục trưởng Cục Tuyên truyền Đặc biệt (quê Hưng Nguyên - Nghệ An), sau khi báo cáo kết quả công tác địch vận của Sư đoàn tại mặt trận như cụm loa tuyên truyền phía trước, việc bộ đội ta và địch gặp gõ nhau tại các điểm tựa tiền tiêu, quan điểm của cán bộ, chiến sỹ ta về việc này... Sau đó là tâm tư tình cảm đồng hương, tôi đã kể với ông về trận 12/7/1984 của đơn vị và của chính mình... mi còn trẻ mà thẳng thắn quá! Không biết ông khen hay chê?
Là người cán bộ, đảng viên chúng tôi luôn được giáo dục phẩm chất hàng đầu đó là: TRUNG, DŨNG, TÍN, NGHĨA. Vậy nên trong buổi rút kinh nghiệm tại Quân khu, Tướng Vũ Lập - Quân khu trưởng hỏi tôi: Theo đồng chí trận này ta thắng hay thua? Tôi đã trung thực và dũng cảm nói lên sự thật rằng ta đã thua trong trận này và tôi cũng không hiểu trận đánh này ta đánh theo chiến thuật này?
Khi trở lại chỗ ngồi, cái ghế trước khi tôi lên phát biểu có 3 người: Tôi; Mão Tiểu đoàn trưởng của E 141 - F312; Chuyển Tiểu đoàn trưởng E174 - F316. Khi tôi xuống cái ghế chỉ còn mỗi mình tôi? Thật rộng rãi? Và những cặp mắt nhìn tôi như người ở hành tinh khác đến!
Trận đánh năm nao rõ hiện về
Mịt mù lửa đạn với sương giăng
Lưng trần ôm súng xung trận đánh
Thân trai đền đáp nước non nhà.
Vậy mà 28 năm rồi, đồng đội tôi vẫn còn nằm lại nơi heo hút gió đỉnh 772 mịt mù sương giăng, thung sâu Nậm Ngặt, Khe Cụt Đồi xanh nơi miền biên ải.
Xót thương thay!
 

Chiều tím

Xe đạp
Biển số
OF-88042
Ngày cấp bằng
10/3/11
Số km
48
Động cơ
407,880 Mã lực
Còn thời đấy, kg quân 2 bên cũng nắn gân nhau 2 lần. Nhà mềnh mới vo ve bay sang đất nó trinh sát đã bị nó bắn xì khói, chạy về kg kịp đành phải la lên là "bay lạc" . May là nó cũng cho 1 chiếc từ biển bay vào trinh sát Nam Định hay Thái Bình (em kg nhớ) cũng bị mình đập phát chết liền nên nó cũng đành la lên "bay lạc" :D . Thế là hòa => Kg bên nào nghĩ đến chuyện dùng kg quân trong chiến tranh biên giới nữa!
Cụ Gấu cho em hỏi vụ này bên mình rơi chính là vụ bác Đinh Tôn đúng ko ạ, bác ý nhảy dù sống và đc trao trả năm 1991 đúng ko ạ
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ Gấu cho em hỏi vụ này bên mình rơi chính là vụ bác Đinh Tôn đúng ko ạ, bác ý nhảy dù sống và đc trao trả năm 1991 đúng ko ạ
Vâng, đúng rồi cụ ạ. Trao trả tại Hữu Nghị Quan.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
DVD gặp mặt của các CCB F356 dài quá nên em chỉ tải lên mấy clip văn nghệ. Mong các cụ thông cảm!

P1.
Liên khúc các bài hát chiến sỹ.
[video=youtube;vSlIPnUN5rM]http://www.youtube.com/watch?v=vSlIPnUN5rM&feature=youtu.be[/video]

P2.
Song ca "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây".
[video=youtube;62m4IQnLfNU]http://www.youtube.com/watch?v=62m4IQnLfNU&feature=youtu.be[/video]

P3.
Tiếng đàn Ta lư.
[video=youtube;7tVcPJwk_e4]http://www.youtube.com/watch?v=7tVcPJwk_e4&feature=youtu.be[/video]

P4.
Chụp ảnh kỷ niệm.
[video=youtube;DdraEnIsDO0]http://www.youtube.com/watch?v=DdraEnIsDO0&feature=youtu.be[/video]


Để xem hình ảnh chất lượng cao, các cụ chọn biểu tượng "bánh răng" (change quanlity): 480.
Nếu mạng chậm quá thì có thể xem ở chế độ: 240.
 
Chỉnh sửa cuối:

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Cám ơn cụ Frech đã giúp em đưa clip lên, hôm đó bọn em đi rất đông có thủ trưởng Cam là tham mưu trưởng sư đoàn hồi đó đến dự. Có cả các anh từ Lào Cai xuống và ở Nghệ An ra. Thủ trưởng Cam là người thương lính nổi tiếng ở sư đoàn, đã có rất nhiều mẩu chuyện về sự quan tâm đến lính của cụ.
 

NewPeace

Xe điện
Biển số
OF-60490
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
3,605
Động cơ
477,420 Mã lực
Nơi ở
Mù Cang Chải
Tôi đã xem lướt clip của bác VX up lên. Ko nhìn thấy ông bạn nào của mình, có lẽ lứa 9/82 chiếm số ít tại F356 hồi đấy vì huấn luyện xong thì dồn đi hết F345 và F355. Chỉ có cũng trải qua những giai đoạn khó khăn gian khổ, cận kề cái chết thì mới ghi nhớ sâu đậm như thế.
F345 bên tôi, sau khi tôi ra quân (6/85) thì nó cũng được kéo về dưới này và giải thể thì phải, ko có những cuộc gặp nhau thế này. Bạn tôi có đứa đang làm trong Nam mỗi khi ra HN công tác vẫn muốn lên lại HG để thắp hương cho đồng đội cũ.
F356 đuwocj thành lập trong Nghệ An nên khung của họ là người Nghệ An nhiều, cán bộ cấp A thì lính Thanh Hoá nhiều vì vào huấn luyện và thi công nên đường tàu bên bờ phải sông Hồng từ Phố Lu đi lên.
Trưa 22/12, đánh tennis xong ngồi uống với mấy anh bạn trong đó có 4,5 anh đã có mặt ở HG, nói với nhau là nghe bài "Tiến bước dưới lá quân kỳ" vẫn thấy nhớ nhớ.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Tôi đã xem lướt clip của bác VX up lên. Ko nhìn thấy ông bạn nào của mình, có lẽ lứa 9/82 chiếm số ít tại F356 hồi đấy vì huấn luyện xong thì dồn đi hết F345 và F355. Chỉ có cũng trải qua những giai đoạn khó khăn gian khổ, cận kề cái chết thì mới ghi nhớ sâu đậm như thế.
F345 bên tôi, sau khi tôi ra quân (6/85) thì nó cũng được kéo về dưới này và giải thể thì phải, ko có những cuộc gặp nhau thế này. Bạn tôi có đứa đang làm trong Nam mỗi khi ra HN công tác vẫn muốn lên lại HG để thắp hương cho đồng đội cũ.
F356 đuwocj thành lập trong Nghệ An nên khung của họ là người Nghệ An nhiều, cán bộ cấp A thì lính Thanh Hoá nhiều vì vào huấn luyện và thi công nên đường tàu bên bờ phải sông Hồng từ Phố Lu đi lên.
Trưa 22/12, đánh tennis xong ngồi uống với mấy anh bạn trong đó có 4,5 anh đã có mặt ở HG, nói với nhau là nghe bài "Tiến bước dưới lá quân kỳ" vẫn thấy nhớ nhớ.
Đúng như bác nói F356 thành lập ngày 26-12-1974 tại Tân Kỳ Nghệ An lấy tên là sư 316b. Nhiệm vụ chủ yếu là nghi binh để sư 316A vào nam đánh Ban Mê Thuột. Sau giải phóng thì đi làm đường tầu Thống Nhất và đến tháng 3 năm 79 mới ra quân khu 2 đổi tên thành 356. Lính và khung chủ yếu là người Nghệ An và Thanh Hóa. Lính HN có đợt tháng 9-82 và tháng 3-83. Lính tháng 9-83 là lính Vĩnh Phúc còn lính tháng 3-84 là lính Yên Bái huấn luyện có 40 ngày đã đưa về các đơn vị và sang HG chiến đấu. Lính tháng 9-82 của bác ở E150 cũng nhiều đấy chứ, còn ở 153 thì đợt của bác còn ở lại toàn làm vệ binh E.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top