[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,246
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Hôm qua em post cả đoạn dài, nhưng thằng Youtube nó chửi gần chết! ;))
Hôm nay em phải cắt thành từng đoạn nhỏ để đưa dần lên. Các cụ chịu khó chờ nhé!
 

Arch.Tung

Xe máy
Biển số
OF-173709
Ngày cấp bằng
26/12/12
Số km
66
Động cơ
342,460 Mã lực
:)) Hài thật.

Có nhà nghiên cứu quân sự ở bển còn nói là TQ đông dân quá nên lùa ra trận cho nó đỡ loạn.
Em hỏi lại: "muốn hết loạn sao chính quyền người ta không cấp tầu cho nhân dân vượt biên rồi tị nạn ở Mỹ cho nó tiện. Hàng năm có cả chục ngàn người lao vào "bờ từ do", mà trong đó thì thiếu gì thành phần bất hảo. Tống được dân sang Mỹ chẳng phải nhất cử lưỡng tiện sao?"
"Nhà nghiên cứu" bảo: "Sang đó toàn trí thức với người làm ăn chân chính thôi".
Em lại hỏi: "Sao không mang cái chân chính về thăm quê mà toàn thò chân phụ ra để chọc ngoáy?"
"Nhà nghiên cứu" khẳng định: "Vì CS ngu quá!"
Em thắc mắc: "Sao ngu? Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều tự giải phóng lấy dân tộc mình mà? Chẳng lẽ cứ làm thuộc địa thì mới là khôn"
"Nhà nghiên cứu" phân trần: "Cái năm 79, Tầu nó ngu. Núi dựng đứng như thế mà cứ cho xe tăng bò lên, Cộng quân chưa bắn thì xe đã bị lật chết cả lính bộ binh đi đằng sau. Nó mà triển khai bài bản được như "bão táo sa mạc" thì Hà Nội thất thủ lâu rồi".
Em vốn mù về quân sự nên buột miệng: "Ờ ngu thật! Quân tầu thấy Việt Nam toàn núi với đá như thế mà vẫn đánh, phải thằng khác thì đã té ra hải ngoại ngồi chém gió từ lâu rồi" =))=))=))

Lại còn lập vài cái đảng ái quốc với hội ái hữu nữa! Khú Khú.
em hâm mộ câu trả lời của cụ quá... thật hâm mộ đấy cụ ợ....
 

NewPeace

Xe điện
Biển số
OF-60490
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
4,165
Động cơ
477,420 Mã lực
Nơi ở
Mù Cang Chải
Mặt trận Thanh Thủy - Vị Xuyên - Hà Giang chính diện khoảng 12km (tính từ 1509 Nậm Ngặt đến 1030 XiCaLá.
....
Đọc những dòng này mà thấy đau lòng. Tôi cũng nghe mấy anh bạn từng ở đó nói lại, chiến thuật kiểu gì mà nó trên cao, mình dưới thấp mà cứ bò lên cho nó tẩn, sau này cố vấn LX bảo thôi thì mới thôi ko thì còn nướng quân nữa. Ko hiểu có đúng ko?
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Chiến trận có thắng có thua là chuyện thường tình, vấn đề là ở chỗ phải nhìn nhận đúng sự thật và rút kinh nghiệm thật nghiêm túc. Cái chán nhất trong bài trên là đoạn "không được nói thua"!
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Chiến trận có thắng có thua là chuyện thường tình, vấn đề là ở chỗ phải nhìn nhận đúng sự thật và rút kinh nghiệm thật nghiêm túc. Cái chán nhất trong bài trên là đoạn "không được nói thua"!
Cụ này chắc là Khựa chính hiệu, cay cú lắm hay sao mà trong 1 thớt lại post 2 lần 1 câu giống nhau thế.

Nói cho cụ biết, cụ chẳng phải dậy ai cả vì đã là lính thì ai cũng biết điều đó. Thế mới có chuyện "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng".
Tuy nhiên, lúc nước sôi lửa bỏng thì việc "lấy lại tinh thần" cho chiến sỹ còn cần hơn cái "rút kinh nghiệm" kia. Muốn đánh tiếp thì mấy ông chỉ huy kg ai nói thì cũng phải tự rút kinh nghiệm nếu kg muốn nướng quân tiếp nhưng đối với người lính trước khi ra trận thì phải có tinh thần. Câu nói "kg được nói thua" được nói ở trong hoàn cảnh đó, người chỉ huy nào cũng phải làm vậy. Còn nếu đến tận bây giờ mà vẫn "không được nói thua" thì mới là chuyện lạ.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,246
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Ngồi nhà thì có thể nói "thắng thua là chuyện bình thương", vậy sao không nói "sống chết là chuyện nhạt tọe đi"!

Đánh con đề còn cay nữa là đánh cả lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh.
Lịch sử Trung Quốc dài và rộng thật, nhưng thử hỏi đã lần nào thắng được một thằng ngoài bang nào cho nó ra hồn chưa?

Thường thôi!
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hị hị, hai cụ Gấu và phờ rếch đều cáu kìa:)). Thôi, ta cứ tiếp mạch các cụ nhá:x
 

O Muong Te

Xe điện
Biển số
OF-25271
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
4,626
Động cơ
500,722 Mã lực
Nơi ở
Dĩ nhiên là Mường tè
Chiến trận có thắng có thua là chuyện thường tình, vấn đề là ở chỗ phải nhìn nhận đúng sự thật và rút kinh nghiệm thật nghiêm túc. Cái chán nhất trong bài trên là đoạn "không được nói thua"!
Câu đo đỏ em hay đọc thấy trong Tam quốc diễn nghĩa. Cụ không phải Khựa thì cũng "ngộ" Khựa roài
 

qbinhccic

Xe hơi
Biển số
OF-107874
Ngày cấp bằng
5/8/11
Số km
129
Động cơ
393,803 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một thời oanh liệt, e đọc và rất xúc động, cảm ơn cụ Vị Xuyên cùng các cụ đã cho e biết đến chiến tranh biên giới phía Bắc nhiều hơn....
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Đọc những dòng này mà thấy đau lòng. Tôi cũng nghe mấy anh bạn từng ở đó nói lại, chiến thuật kiểu gì mà nó trên cao, mình dưới thấp mà cứ bò lên cho nó tẩn, sau này cố vấn LX bảo thôi thì mới thôi ko thì còn nướng quân nữa. Ko hiểu có đúng ko?
Trận 12-7-84 ta đánh theo kiểu hiệp đồng binh chủng, pháo binh bắn phá hoại xong bộ binh mở cửa xung phong lên cắm cờ. Trận đó ta thua toàn diện vừa không cắm được cờ vừa bị hỏa lực TQ bắn cho không xung phong được các chiến sỹ hy sinh nhiều. Nhưng cuộc chiến còn dài, tháng 10-84 E153 lên đánh theo chiến thuật lấn dũi, cài răng lược với TQ khiến cho pháo binh TQ không thể phát huy được, lúc này chỉ dựa vào sự gan lỳ của những thằng lính bộ binh nằm phía trước. Kết quả là tháng 1 -85 E153 F356 đã lấy được 685 và D4 đã được phong là đơn vị anh hùng. sau này với lối đánh đó ta cũng đã đánh cho TQ những trận thất bại nặng nề như trận đánh lấy A6B của lính E567 F322 QD26.
 
Chỉnh sửa cuối:

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Để các cụ có cái nhìn toàn cục và một phần lý do tại sao chiến dịch MB84 hôm 12-7-1984 không thành công, em xin post lại nhật ký chiến dịch MB84 của anh Thông là tuyên huấn sư đoàn 356 được giao nhiệm vụ viết bài và chụp ảnh khi ta cắm cờ trên cao điểm 772. Nhật ký này trước đây em đã post lên nhưng topic đó bị bem mất nên giờ em post lại


Nhật ký chiến dịch MB84:
Nhiệm vụ ở Hà Tuyên thì E 153 được lệnh tiếp tục hành quân sang cùng sư đoàn làm lực lượng phòng ngự giải 2, thực hành phản kích khi E876 và E149 bị chọc thủng, đồng thời làm mũi vu hồi hướng Đông bắc.

Nhận lệnh sang Hà Tuyên trung đoàn hành quân đợt một gồm một lực lượng nhỏ, sang đến Bắc Quang thì phải nhận quân ngay, đợt đầu gồm 700 binh sỹ của quân khu 3. Cán bộ thiếu, cơ sở vật chất chưa đưa sang kịp nên bước đầu hết sức phức tạp và khó khăn. Sau đó cán bộ sang đủ và nhận thêm 500 quân nữa và lại được F411 bổ xung thêm 95 A trưởng vậy là tạm ổn.

Nhiệm vụ được giao cho trung đoàn này trong chiến dịch MB84 là vận tải chuyển đạn, gạo, thuốc men quân tư trang hàng hóa cho các đơn vị và sở chỉ huy phía trước. Đoạn đường dài 10-12km, đường mới nhiều dốc đèo, khe suối, pháo địch bắn chặn liên tục dọc tuyến đường. Trung đoàn chia ra làm 2 cung đường, cung 1 từ làng Pinh theo đường tăng lên hết dốc cua tay áo khoảng 5km. Cung thứ hai từ đấy đi Cốc Nghè(812) đến km6 đường Thanh Thủy - Lao Chải dài khoảng 7-8km. Đoạn đường từ ngã ba Cốc Nghè đi km6 là rất nguy hiểm, đoạn này khoảng 4km đường dốc từ đỉnh 812 vằn vèo qua các triền núi, nhiều đoạn trống trải đối diện với cao điểm 685 và 772. Mắt thường địch nhìn rõ quân ta đang vận tải nên mỗi khi đi qua đấy quân vận tải phải đợi trời tối hoặc gần sáng trời nhiều sương mù mới vượt qua được. Tuy vậy cũng phải chạy thật nhanh để tránh pháo cầm canh, pháo tọa độ của TQ.

Nhiệm vụ chính thức chủ yếu được giao cho các trung đoàn sau khi F trưởng Bùi Thanh Điếm thông qua quyết tâm chiến đấu với tư lệnh quân khu trong chiến dịch là:
- E876 tiến công đánh chiếm toàn bộ điểm cao 772 bao gồm 5 mỏm đặt tên từ Đ1 đến Đ5 cao điểm này nằm giữa đường biên giới của hai quốc gia bị địch chiếm đóng từ tháng 4 đến nay. Lực lượng chính của trung đoàn gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, quân số và trang bị cơ bản đủ và một số đơn vị trực thuộc của trung đoàn như một C công binh, một C thông tin, một C cối 120 và cối 82 và một C 12.7 ly. Tăng cường thêm một C công binh làm nhiệm vụ mở cửa, một C cối 82, một C 4 khẩu 37 ly bắn thẳng và một C pháo 85 ly.

Hỏa lực phía sau chi viện gồm 2 D pháo của E150 và một số đơn vị pháo cấp trên có nhiệm vụ bắn chế áp trận địa pháo phía sau của địch và bắn phá hoại trận địa phòng ngự của địch, chi viện cho bộ binh E876. Bộ binh trung đoàn được phân chia: D1 đánh Đ2, D2 đánh Đ1, D3 đánh Đ3 và Đ4 còn Đ5 không có địch. Hướng chủ yếu là Đ2 do D1 đảm nhiệm.

- Nhiệm vụ của E149 đánh chiếm điểm cao 685, cao điểm này gồm 3 mỏm nằm sâu trong đất ta gần 2km cũng bị TQ lấn chiếm từ tháng 4 đến nay. E149 gồm 3 D bộ binh và một số đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ bảo đảm và phục vụ chiến đấu, lực lượng hỏa lực được trên chi viện gồm 2 hỏa điểm 37ly và 76,2ly đặt ở sườn cao điểm 812. Tiểu đoàn 7 được giao nhiệm vụ thê đội một, mũi chủ yếu là C1 đánh tập trung vào mỏm giữa 685 còn C2 và C3 đánh mỏm 1 và mỏm 3. D9 vừa phòng ngự vừa làm thê đội 2 cho D7. D8 phòng ngự ở hướng tây bắc Cốc Nghè có nhiệm vụ đánh địch phản kích từ hướng bình độ 1200, 1300, 1509 xuống khi E818(F313) bị chọc thủng.

Cao điểm 685 và hướng tiến công của E149 là hướng thứ yếu. Trung đoàn bộ binh 149 do thiếu tá Luyện trung đoàn trưởng và đại úy Thước phó trung đoàn trưởng tham mưu trưởng chỉ huy, thiếu tá Tuất làm công tác chính trị.
 
Chỉnh sửa cuối:

NewPeace

Xe điện
Biển số
OF-60490
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
4,165
Động cơ
477,420 Mã lực
Nơi ở
Mù Cang Chải
Nhưng cuộc chiến còn dài, tháng 10-84 E153 lên đánh theo chiến thuật lấn dũi, cài răng lược với TQ khiến cho pháo binh TQ không thể phát huy được, lúc này chỉ dựa vào sự gan lỳ của những thằng lính bộ binh nằm phía trước. Kết quả là tháng 1 -85 E153 F356 đã lấy được 685 và D4 đã được phong là đơn vị anh hùng. sau này với lối đánh đó ta cũng đã đánh cho TQ những trận thất bại nặng nề như trận đánh lấy A6B của lính E567 F322 QD26.
Cách đánh này mới là cách đánh của minh bác ạ, thớif nào cũng thế "bộ binh là người làm chủ chiến trường". Chắc là rút k/n vụ HG, sau này ta mới khôi phục lại chế độ chính uỷ bỏ kiểu chế độ 1 chỉ huy áp dụng máy móc theo Liên Xô trước kia.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,246
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Chế độ chính ủy theo em nhớ thì phải đến sau năm 2005 mình mới khôi phục. Em nghĩ thời điểm đó là "làn sóng" chung của cuộc cải cách "Hệ thống tinh thần" thôi. Chắc không liên quan nhiều đến quân sự.

Năm 80 (thật trùng hợp khi đại tướng Chu Huy Mân - Chủ nhiệm TC - được bổ nhiệm làm giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc) thì quân đội lại thôi chế độ Chính ủy. Trong các tướng của mình thì cụ Mân được chủ tịch HCM đặt tên là Hai Mạnh: Cả chính trị và quân sự. Vậy mà đúng lúc cụ thành công nhất trong lãnh vực "vốn được cho là rất mạnh" thì quân đội lại chỉ phân cấp cho người làm chính trị là... phó. ;)). Điều này khiến hệ thống "công tác tư tưởng" có vẻ bị lép vế. Cụ thể, cấp đại đội thì chỉ có trợ lý chính trị, quân-sư-binh đoàn thì chỉ có phó tư lệnh chính trị... (chẳng biết thủ trưởng chính trị của Đ. ủy Quân sự trung ương thì gọi là gì?).
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Cụ này chắc là Khựa chính hiệu, cay cú lắm hay sao mà trong 1 thớt lại post 2 lần 1 câu giống nhau thế.

Nói cho cụ biết, cụ chẳng phải dậy ai cả vì đã là lính thì ai cũng biết điều đó. Thế mới có chuyện "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng".
Tuy nhiên, lúc nước sôi lửa bỏng thì việc "lấy lại tinh thần" cho chiến sỹ còn cần hơn cái "rút kinh nghiệm" kia. Muốn đánh tiếp thì mấy ông chỉ huy kg ai nói thì cũng phải tự rút kinh nghiệm nếu kg muốn nướng quân tiếp nhưng đối với người lính trước khi ra trận thì phải có tinh thần. Câu nói "kg được nói thua" được nói ở trong hoàn cảnh đó, người chỉ huy nào cũng phải làm vậy. Còn nếu đến tận bây giờ mà vẫn "không được nói thua" thì mới là chuyện lạ.
Là Khựa chính hiệu thì đã tốt, ít ra còn hơn VN chính hiệu phỏng ạ! :))

Quay trở lại chuyện nói thắng nói thua. Nói cho bác biết là đến bây giờ vẫn chả có nguồn chính thống nào nói ta thua trận đó đâu ạ. Còn thời đó, vấn đề là ở chỗ trong hội nghị rút kinh nghiệm, chỉ huy to hỏi chỉ huy nhỏ là thắng hay thua, khi trả lời thua thì lại bảo "mày thẳng thắn quá". Như vậy nói trắng ra là đã không dám nhìn thẳng vào sự thật, còn rút kinh nghiệm thì tất nhiên, thắng cũng còn phải rút kinh nghiệm nữa là thua, phỏng ạ. Ở trường hợp trên không phải lên tinh thần gì cả, chẳng qua là xuê xoa che dấu thôi, chứ đánh trận đó, thằng quái nào mà chả biết là thua. Hiện tượng này đến tận bây giờ cũng vẫn còn bị nặng, có gì đâu mà bác phải sừng sừng lên?

Ngồi nhà thì có thể nói "thắng thua là chuyện bình thương", vậy sao không nói "sống chết là chuyện nhạt tọe đi"!

Đánh con đề còn cay nữa là đánh cả lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh.
Lịch sử Trung Quốc dài và rộng thật, nhưng thử hỏi đã lần nào thắng được một thằng ngoài bang nào cho nó ra hồn chưa?

Thường thôi!
Có câu thơ rất nổi tiếng, trong 1 bài thơ cũng rất nổi tiếng là "sống như chết, anh hùng vĩ đại", theo bác, có khác gì "sống chết là chuyện nhạt toẹt" không? :)) :)) :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,246
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Có câu thơ rất nổi tiếng, trong 1 bài thơ cũng rất nổi tiếng là "sống như chết, anh hùng vĩ đại", theo bác, có khác gì "sống chết là chuyện nhạt toẹt" không? :)) :)) :))
Nếu thế thì "Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao" là chỉ mấy cậu tổ lái đầu xanh đầu đỏ hả cụ? :))

Trước em dùng câu này làm chữ ký (trong OF), nhưng sau nghĩ lại thì thấy ngại quá! :((
Đành tự nhủ là "bao giờ nhà nước phát súng thì mới biết được "nặng hay nhẹ", còn bây giờ thì cứ chém gió cái đã". Tuy nhiên em nghĩ mình chém với nhau cho vui thôi, chứ còn nhắc đến chuyện "được thua" của các cụ đi trước thì cũng khó nói là "bình thường" lắm.

Ý là thế!
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Cách đánh này mới là cách đánh của minh bác ạ, thớif nào cũng thế "bộ binh là người làm chủ chiến trường". Chắc là rút k/n vụ HG, sau này ta mới khôi phục lại chế độ chính uỷ bỏ kiểu chế độ 1 chỉ huy áp dụng máy móc theo Liên Xô trước kia.
cụ nhầm thế nào chứ chế độ commissar mới là hàng liên xô chứ ạ
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,246
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
cụ nhầm thế nào chứ chế độ commissar mới là hàng liên xô chứ ạ
Commissar thực chất là ủy viên chính trị trong cách mạng Pháp. Người Nga cũng dùng.
Thực chất trong các cuộc cách mạng thì việc đấu tranh chính trị cũng "ác liệt" không kém gì đấu tranh vũ trang, chính vì thế trong CM Nga vai trò của chính ủy được đề cao. Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, chúng ta không thể dành được thắng lợi nếu không xây dựng mặt trận chính trị vững mạnh. Trên mặt trận "tư tưởng" có 3 mũi chủ công là Quân - Dân - Địch vận, trong đó các chính ủy là người trực tiếp Quân vận.
Quân đội các phe khác cũng có cán bộ kiểu này nhưng không mang vai trò chỉ huy, đó là các sỹ quan tuyên giáo. Quân đội Mỹ sử dụng linh mục (thường là đạo tin lành) nên trong các truyện về lính Mỹ thường nhắc đến cha tuyên giáo - thực chất là vị linh mục làm công tác tư tưởng tại chiến trường.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top