[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
vầng chế dộ 1 chỉ huy thì chắc có mỗi hồi phong kiến mới có :))
quân đội LX có cả chính ủy lẫn cha tuyên Úy ( tuyên úy bác frech ạ )
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
vầng chế dộ 1 chỉ huy thì chắc có mỗi hồi phong kiến mới có :))
quân đội LX có cả chính ủy lẫn cha tuyên Úy ( tuyên úy bác frech ạ )
Vâng em nhầm!
Là tuyên truyển úy lạo. Cảm ơn cụ đã nhắc
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
860
Động cơ
355,353 Mã lực
Các cụ ơi nếu em không nhầm thì trong quân đội Liên Xô, vai trò chính ủy chủ yếu ở giai đoạn nội chiến và thời kỳ đâu chiến tranh vệ quốc thôi. Trong giai đoạn đầu chiến tranh 1941-1943 luôn có xung đột trong cách chỉ đạo giữa chỉ huy quân sự và chính ủy nên hiệu quả không được như mong muốn. Về sau chính Stalin phải đẩy vai trò của chỉ huy đơn vị lên và giảm bơt vai trò của chính ủy xuống. Một ví dụ khá rõ là Stalin trọng dụng Zhukov sau trận phòng thủ Moscow thay vì trọng dụng những tướng như Budionnyi. Ngoài ra, một số quan điểm khác về người linh cũng được thay đổi, như trước nửa cuối năm 1943 cầu vai áo của lính Nga được coi là "tàn dư" của Sa Hoàng, nhưng từ năm cuối năm 1943 lính Nga được trang bị quân phục có cầu vai.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
Trận 12-7-84 ta đánh theo kiểu hiệp đồng binh chủng, pháo binh bắn phá hoại xong bộ binh mở cửa xung phong lên cắm cờ. Trận đó ta thua toàn diện vừa không cắm được cờ vừa bị hỏa lực TQ bắn cho không xung phong được các chiến sỹ hy sinh nhiều. Nhưng cuộc chiến còn dài, tháng 10-84 E153 lên đánh theo chiến thuật lấn dũi, cài răng lược với TQ khiến cho pháo binh TQ không thể phát huy được, lúc này chỉ dựa vào sự gan lỳ của những thằng lính bộ binh nằm phía trước. Kết quả là tháng 1 -85 E153 F356 đã lấy được 685 và D4 đã được phong là đơn vị anh hùng. sau này với lối đánh đó ta cũng đã đánh cho TQ những trận thất bại nặng nề như trận đánh lấy A6B của lính E567 F322 QD26.
Quân mình rút kinh nghiệm chiến đấu từng trận nên mới thắng thằng Mẽo sách vở . Em nghĩ xét về mặt thiện chiến chiến thì quân mình ăn đứt thằng Khựa.
 

AwakeTài khoản đã xác minh

Thành viên sáng lập
Biển số
OF-5
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
2,491
Động cơ
605,879 Mã lực
Nơi ở
cách TTHNQG 1km, TL, HN
Website
facebook.com
Thấm thoát thế mà 34 năm đã trôi qua. Sang năm là kỷ niệm 35 năm và đến 2019 là kỷ niệm 40 năm. Mong sao 2 nước không bao giờ có chiến tranh với nhau nữa.
 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
2,774
Động cơ
439,374 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
Em xem phim Tầu ngầm K 139 (em nhớ không chắc lắm) có đoạn Chính trị viên cách chức Thuyền trưởng (Chỉ huy trưởng) tầu ngầm. Em chưa đi bộ đội bao giờ,các cụ giải thích hộ em hai ông này ông nào to hơn ạ?
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Em xem phim Tầu ngầm K 139 (em nhớ không chắc lắm) có đoạn Chính trị viên cách chức Thuyền trưởng (Chỉ huy trưởng) tầu ngầm. Em chưa đi bộ đội bao giờ,các cụ giải thích hộ em hai ông này ông nào to hơn ạ?
Nếu em không nhầm thì:
Bí thư Quân ủy trung ương: Nguyễn *********, Tổng bí thư.
Phó Bí thư: Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Bí thư Đ. ủy Công an Trung ương?!
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Tiếp nhật ký chiến dịch MB84:

Trung đoàn pháo binh 150 với phiên hiệu mới là SM50. Trung đoàn này đã tham gia chiến đấu ngay từ những ngày đầu sang Hà Tuyên. E150 gồm 1 tiểu đoàn lựu pháo 105 là D10, một tiểu đoàn cối 160 là D11 và một tiểu đoàn pháo 76,2 ly là D12.Tiểu đoàn 12 là tiểu đoàn pháo bắn thẳng hiệu quả nhất là đánh xe tăng địch do Liên Xô chế tạo. Do địa hình của chiến trường Hà Tuyên và quy mô hạn chế của chiến dịch nên sư đoàn chưa cần thiết sử dụng đến tiểu đoàn này vì vậy kế hoạch ban đầu là tiểu đoàn 12 nằm lại Hoàng Liên Sơn cùng với tiểu đoàn xe tăng và một vài đơn vị xây dựng khác.

Tiểu đoàn 11 sau khi sang Hà Tuyên được đưa lên ngay sát đất địch cách điểm cao 772 gần 4 km và tham gia chiến đấu ngay cùng lực lượng pháo binh mặt trận. Ngay từ những ngày đầu phối thuộc cho F313 tiểu đoàn đã lập công giòn giã, giáng trả đích đáng bọn TQ xâm lược, chế áp nhiều trận địa pháo và các hỏa điểm của địch, bắn trúng , bắn chích xác kịp thời chi viện đắc lực có hiệu quả cho bộ binh F313. Tiểu đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ ban đầu, nhiều cán bộ chiến sỹ đã nêu nhiều tấm gương dũng cảm trong chiến đấu như y tá nuôi quân cũng tham gia đánh địch, A trưởng dũng cảm cứu pháo, chính trị viên C5 bị thương vẫn chỉ huy, động viên bộ đội chiến đấu...
Nhiệm vụ của tiểu đoàn này là tiếp tục bắn quấy rối, bắn phá hoại và chế áp các mục tiêu trận địa địch, làm hỏa lực mạnh chi viện cho E876 và E149 đánh địch.

Tiểu đoàn 10 cũng vào chiến đấu từ những ngày mới đến. Tiểu đoàn đã đánh nhiều trận và đạt kết quả tốt, khống chế các trận địa địch ở hướng 1509, phá hủy nhiều công sự và trận địa của địch, tiêu diệt nhiều sinh lực của địch. Trận địa của tiểu đoàn này được bố trí trong hẻm núi, phía trước có nhiều khối đá chắn bằng những vách lèn kiên cố. Từ bấy đến nay chưa hề bị phản pháo vào trận địa, không có thương vong. Mặc dù địch biết rất rõ vị trí của tiểu đoàn nhưng không làm sao đưa trái phá vào trận địa ta được.
Nhiệm vụ của tiểu đoàn 10 là bắn vào sâu trong đất địch phá hoại các trận địa pháo cối, kho tàng quân sự của chúng. Khi chiến dịch mở màn thì chi viện cho bộ binh đánh chiếm 772, 685 và bình độ 1200, 1300.
E150 do thiếu tá Vỹ trung đoàn trưởng và đại úy Hồng tham mưu trưởng chỉ huy. Thiếu tá Thật làm công tác chính trị.

Ngày 26-6 tiểu đoàn 12 pháo 76,2ly cũng được lệnh sang Hà Tuyên để tham gia chiến dịch. Tiểu đoàn này hiện đóng quân ở xã Đạo Đức cách thị xã Hà Giang hơn 10km về phía nam.

Ngày 29-6 sau khi ổn định biên chế tổ chức và quán triệt nhiệm vụ E153 rút C7 D5 ra phòng ngự ở hướng Phong Quang. C15 cối 82 đi phối thuộc cho E876 và dùng một lực lượng 155 người trong đó có 5 sỹ quan chia thành 5 trung đội vận tải tăng cường cho 3 tiểu đoàn và E bộ 876. Số còn lại của 3 tiểu đoàn và các C trực thuộc quân số hơn 1000 người bắt đầu nhận nhiệm vụ.

Trung đoàn tổ chức hành quân lên ém tại Làng Pinh đội hình dài suốt 2km nằm trong tầm pháo địch trong ngày đã đến địa điểm an toàn.

Ngày 30-6: Làng Pinh nơi hội tụ của nhiều đơn vị. Nơi đây địa hình bằng phẳng, có nhiều lèn đá là những khối chắn lợi hại cho các kho trạm, sở chỉ huy các đơn vị trú quân.....Từ đây đến đường biên giới chưa đầy 5km theo đường chim bay, nhiều khóm nhà sàn của đồng bào người Tày người Dao ở rải rác, mấy tháng nay đạn pháo TQ liên tục bắn phá khu vực quan trọng này nên bà con đã đi sơ tán hết.

10g30 phút do phát hiện sự lộn xộn của một số lượng lớn quân vận tải E153 mới đến địch đã tập trung pháo ở 1509, phía sau 772 bắn liên tục hơn 1 giờ nơi E153 trú quân. Địa hình mới lạ , tân binh chưa có kinh nghiệm trú ẩn, chi huy rời rạc, không quyết đoán. Đồng chí Chân tham mưu phó trung đoàn chỉ huy chung bị thương nặng và hy sinh ngày hôm đó. Bộ đội chạy toán loạn tổng số thương vong 10 người bị thương 37 người. D5 bị đánh vào giữa đội hình nên thương vong lớn hơn. Đây là thiệt hại lớn trong ngày đầu ra quân của trung đoàn, cũng là thương vong lớn đầu tiên của sư đoàn do những sai lầm và sơ suất trong công tác tổ chức và chỉ huy. Đồng chí trung tá Kiều Công Chức trung đoàn trưởng bị thi hành kỷ luật do thiếu trách nhiệm. Việc kiểm điểm thi hành kỷ luật cũng được tiến hành ngay theo chỉ thị của đồng chí chủ nhiệm chính trị quân khu.

Ngày 01 đến 05-7: Mấy ngày nay cơ quan sư đoàn bộ làm việc hết sức khẩn trương nhộn nhịp, những mẫu biểu, những kế hoạch, những văn kiện và những phương án tác chiến. Những tấm bản đồ to nhỏ được bọc trong lớp polytilen cẩn thận trải ra bàn, trên giường hoặc trên vách hầm, xúm xít của những cái đầu của các sỹ quan tham mưu bàn tán chỉ chỏ. Các phân đội trinh sát liên tục được phái đi nắm lại tình hình địch. Đội xe con cũng hoạt động với nhịp độ căng thẳng không ngừng nghỉ.

Các sỹ quan chính trị cũng được điều động đi cơ sở để nắm tình hình tư tưởng quyết tâm , biên chế tổ chức **** Đoàn và mọi mặt chuẩn bị chiến đấu.

Tại sở chỉ huy làng Trung một sa bàn lớn được gấp rút hoàn thành và từ sa bàn tác chiến này đồng chí Bùi Thanh Điếm sư đoàn trưởng hạ quyết tâm cùng tất cả các vị chỉ huy các đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở lên được triệu tập về.
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,152
Động cơ
454,561 Mã lực
Quân mình rút kinh nghiệm chiến đấu từng trận nên mới thắng thằng Mẽo sách vở . Em nghĩ xét về mặt thiện chiến chiến thì quân mình ăn đứt thằng Khựa.

Nói quân mình ăn đứt thằng khựa là khó đánh giá lắm, lứa bộ đội ta thiện chiến mấy chục năm trước nghỉ hết rồi, nếu có chiến tranh bây giờ cũng khác mấy chục năm trước, không lấy cách đánh ngày xưa làm thước đo được, ngày nay học sinh đút chân gầm bàn gọi đi nhập ngũ làm tân binh thì như nhau thôi. Còn tính về lý thuyết sách vở thì càng không nói hơn được thằng khựa đâu.
Tôi có nghe nói năm 1979 cái đoạn luồn rừng, bao vây thì quân khựa hơn ta đấy. Nguyên cái đoạn nó bí mật đánh 6 tỉnh biên giới nhưng bên ta không biết mà phòng bị trước thì không biết bao giờ quân ta mới học kịp.
 
Chỉnh sửa cuối:

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Cụ beomap2 xem bài của CCB TQ nói về cuộc chến ở biên giới hồi 79 và 84 nhé.


Đó là một cuộc chiến rất ít người biết tới, không được nhắc nhở trước công chúng, và cũng không có buổi lễ thường niên nào để vinh danh các chiến sĩ tử trận. Đó là cuộc chiến giữa quân đội Trung Quốc (TQ) và Việt Nam nơi vùng biên giới hai nước kéo dài nhiều năm, dai dẳng trong thập niên 1980 và bộc phát lớn vào năm 1984, rồi chỉ chính thức kết thúc vào năm 1999. Cuộc chiến này không có trong sách sử chính thức của hai nước, và cũng không được tờ báo nào tại hai nước nhắc tới.

Bản tin “Lonely memorial for China's forgotten war” (Tưởng Niệm Cô Đơn Cho Cuộc Chiến Bị Bỏ Quên Cuả TQ) do phóng viên Benjamin Morgan của thông tấn AFP kể lại hôm thứ năm 29/3/2007 sẽ được dịch toàn văn như sau.




Y hệt những lính đứng gác, các hàng cây tùng vững vàng nơi nghĩa trang Malipo phủ bóng che chở cho những hàng mộ chiến binh để tưởng nhớ cuộc chiến đẫm máu của TQ với Việt Nam.

Các ngôi mộ nằm ẩn trên lưng đồi ngoài thị trấn nhỏ Malipo ở vùng hẻo lánh Tây Nam, chỉ cách biên giới Việt-Hoa có 43 kilômét, là một nhắc nhở về cuộc chiến đắt giá mà TQ đã quyết định quên lãng.

Trong nhiều giờ, một nông dân làm rẫy lúa phía dưới Nghĩa Trang Liệt Sĩ Malipo là dấu hiệu duy nhất của sự sống, bóng xa hiện lên của ông nhưng thật là xa đối với TQ hiện đại, cũng như xác của 957 nạn nhân chiến tranh chôn gần đó.

Không có bao nhiêu người tới thăm. Cuộc chiến Việt-Hoa này là một lịch sử bị bỏ quên, che khuất trong bí ẩn và vẫn chưa được giải thích bởi chính phủ CSTQ đối với một công chúng hầu như không biết gì về cuộc chiến này.

Những người tới thăm mộ, như Liu Mingbang, 54 tuổi, tới để tưởng nhớ các chiến hữu tử trận trong cuộc chiến làm thiệt mạng hàng chục ngàn lính ở hai bên trước khi cuộc chiến chính thức kết thúc vào năm 1999.

Cũng như các cựu chiến binh khác, Liu, người đã 2 lần từ quê nhà ở tỉnh Sichuan tới đây, do dự khi nói về cuộc chiến không thắng lợi bao nhiêu.

Cuối cùng Liu nói sau khi bị hỏi nhiều lần, mắt ông sáng lên vì xúc động, “Xong rồi. Đó là chuyện quá khứ và không cần chiến đấu nữa. Chúng tôi đã vào cuộc chiến và xong rồi. TQ lúc đó hỗn loạn, có quá nhiều chuyện tệ hại. Đó là những thời kỳ rất khó khăn.”

Liu tự hào vì phục vụ đất nước nhưng lộ vẻ bị ám ảnh vì bạo lực, “Thật kinh hoàng, những chuyện tôi đã thấy nơi đó. Đó là những chuyện rất khó mà sống với, và là chuyện tệ hại nhất là khi tôi phải trở lại và kể cho gia đình tôi về những gì tôi đã làm.”

Liu Anlin, cựu chiến binh khác từng đóng ở biên giới Việt-Hoa 20 năm về trước, ít lời hơn khi giaỉ thích.

Ông nói, cánh tay hướng về các ngôi mộ, “Lý ra không nên có những thứ này.”

Trong nhiều lời kể, cuộc chiến Việt-Hoa kết thúc với thiệt hại đắt giá cho TQ; cuộc tấn công của họ cho thấy yếu kém chiến thuật, thiết bị yếu kém và truyền thông cũng yếu kém.

Khi hiệp ước biên giới được ký 2 thập niên sau đó, TQ có khoảng 26,000 tử sĩ, và Việt Nam khoảng 37,000 tử sĩ.

Mặc dù TQ xâm lăng Việt Nam ngày 15-2-1979, tung ra một cuộc chiến tranh rồi sau đó trở thành những xô xát biên giới ít tầm mức hơn xuyên suốt hầu hết thập niên 1980s, một cái nhìn về nghĩa trang ở Malipo chỉ cho thấy chút xíu thực tại.

Bức tường tưởng niệm viết hàng chữ, “Kết thúc thắng lợi của cuộc chiến đã mang tới truyền thống cách mạng vĩ đại và can đảm, cho thấy chủ nghĩa anh hùng và lòng ái quốc của quân đội ta. Chiến thắng là kết quả của quyết định khôn ngoan của chính phủ trung ương, nhờ nhân dân ủng hộ và là kết quả cuộc chiến đẫm máu của tất cả chiến sĩ ta.”

Trong khi Liu Mingbang xem các chữ khắc trên bia đá vinh danh các đồng chí của ông như là liệt sĩ cách mạng, ông nói về lý do cuộc chiến, dẫn theo giải thích chính thức về cuộc chiến.

Theo lời kể từ ngoài phía chính phủ TQ, quyết định TQ tấn công là nhằm đáp ứng việc Cộng sản Việt Nam đưa quân vào Cam Bốt tháng 12-1978 để lật đổ chế độ Pol Pot hỗ trợ bởi Bắc Kinh.

Quan hệ trở nên cay đắng với Liên Xô và việc Liên Xô công khai ủng hộ Hà Nội được Bắc Kinh xem là gây hấn sau khi phe cộng sản chiến thắng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, là thêm một yếu tố khác.

Khi TQ chính thức tuyên chiến, TQ dẫn lý do Việt Nam đối xử tệ hại với người gốc Hoa tại Việt Nam và việc Cộng sản Việt Nam chiếm đóng đảo Trường Sa, một cuộc tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết.

Xu Ke, một lính bộ binh trong trận đánh ở núi Laoshan (Lão Sơn, 崂山) khi căng thẳng bùng lên năm 1984, đã tự xuất bản cuốn sách trên Internet có tên “The Last War” (Cuộc Chiến Cuối Cùng) nói lý do TQ gây chiến là thấy rõ. Xu, 42 tuổi, kể với AFP tại Thượng Hải, “TQ muốn bộc lộ nỗi giận lên Việt Nam bởi vì TQ ghét kiểu Việt Nam liên minh với Liên Xô sau khi TQ giúp Việt Nam quá nhiều trong cuộc chiến chống Mỹ.”

Xu không tự nhận là 1 sử gia, mà chỉ mô tả sách ông như 1 hồi ký như nỗ lực đaò tìm các dữ kiện lịch sử cô đọng về cuộc chiến mà các thư viện quốc gia, theo lời ông, bị bưng bít bởi chính phủ.

Ông nói, “Hầu hết các sách về cuộc chiến đã bị gỡ bỏ. Chính phủ không thích có ai chỉ trích về cuộc chiến, và một cách căn bản, họ hy vọng mọi người ngậm miệng lại.”

Những gì được ghi lại chỉ là sau 4 tuần giao chiến kể từ ngày 15-2-1979, TQ đột ngột tuyên bố chiến thắng và rút quân, mặc dù các trận đánh vẫn tiếp diễn trong nhiều năm về sau.

Hầu hết các lời kể lịch sử ngoài TQ thì nói là quân TQ chuẩn bị yếu kém trước bộ đội Cộng sản Việt Nam đã dày dạn chiến trường.

Gợi lại 5 tháng giao chiến dữ dội tại Việt Nam trong năm 1984, Xu kể về các đợt tiến quân ở cả 2 phía là dữ dội nhưng bất phân thắng bại.

Xu nói, “Bộ đội Việt Nam mạnh mẽ, không dễ bị thua. Họ trước đó đã chiến đấu nhiều năm và có kinh nghiệm.”

Cựu chiến binh TQ tại nghĩa trang quân đội
Nguồn: news.yahoo.com/AFP Mark Ralston
--------------------------------------------------------------------------------

laoshan1.jpg (87.11 KB, 380x252 - xem 14758 lần.)
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Tiếp nhật ký chiến dịch MB84:

Ngày 6-7: Trung đoàn 149 đã bí mật hành quân đến vị trí mới. Tin đầu tiên cho biết quá trình hành quân cũng như bố trí đội hình phòng ngự ém quân an toàn. Hiện tại D7, D9 rải quân dọc chân phía bắc cao điểm 812, riêng D7 chỉ cách địch gần cao điểm 685 chưa đầy 1km. D8 phòng ngự ở hướng tây Cốc Nghè dưới chân bình độ 1200, nhiêm vụ đánh địch phản kích từ hướng 1509 xuống và làm thê đội 2 của trung đoàn 818 phối thuộc.

Sở chỉ huy trung đoàn 149 nằm trong một hệ thống hầm bê tông kiên cố nhiều hẻm nhiều ngách đặt trên cao điểm 812. Cao điểm 812 ( Cốc Nghè ) cách đường biên giới 3km đường chim bay, đối diện với 812 ở phía bắc có 772 và 685, riêng 685 là đối diện trực tiếp. Mắt thường trời trong xanh từ 812 nhìn sang có thể thấy địch sửa sang công sự, khiêng cáng bọn bị thương hoặc đang đi lại trên chiến hào. Tại 812 ta có thể quan sát bằng ống nhòm rất rõ ràng mọi hoạt động của địch trên các điểm cao 685, 772, 1509 và bình độ 1200, 1300. Tại đây ta đặt đài quan sát, sở chỉ huy pháo binh và nhiều loại hỏa lực bắn thẳng như pháo 85 ly, 76,2 ly 37 ly và 12,7 ly...v..v. Dưới chân 812 về phía tây bắc là sở chỉ huy tạm thời của sư đoàn

Ngày 7-7: Trung đoàn 876 được lệnh hành quân chiếm lĩnh vị trí. Trời mưa tầm tã, những cơn mưa mùa hạ ở núi rừng biên cương xối xả ầm ào, khe suối nước chảy xiết. Dòng sông Lô nước đỏ phù sa hung dữ cuộn sóng, sông thượng nguồn nước càng chảy càng mạnh cuốn băng những cây rừng trôi dập dềnh trên mặt sông đỏ nước. Ni lon trùm kín người , ba lô, súng đạn đoàn quân lầm lũi đi trong mưa tiến từng bước khó nhọc theo hướng Cốc Nghè tới 772.

Ngày 8-7: Đường từ Làng Pinh đến Cốc Nghè công binh quân khu mới mở mặt đường rộng từ 4-6m có chỗ rộng tới 8m, con đường này được gọi là đường Tăng. Mấy ngày qua mưa nhiều mặt đường sũng nước, bùn dính bê bết lún sâu nhiều quãng dài có chỗ ngập đến đầu gối. Đội quân vận tải hơn một tuần nay đi, về xéo nát mặt đường, họ mặc quần đùi đi chân đất vì giày dép không trụ nổi. Nhiều quãng lầy thụt công binh phải chặt cây rừng lát lên mặt đường. Pháo cối của địch liên tục bắn chặn phá đường thành nhiều hố đạn pháo rộng hoác ngay giữa tim đường. Dọc hai bên đường cây cối sạt lở đổ ngổn ngang vì đạn pháo địch....Trung đoàn 876 tiếp tục hành quân .

Ngày 8 đến ngày 9-7: Tại sở chỉ huy sư đoàn ở làng Trung toàn bộ cán bộ chiến sỹ nhân viên phục vụ của 4 cơ quan và thủ trưởng sư đoàn ăn bữa cơm trưa tập trung tại ngôi nhà sàn của một gia đình người Tày, nhà này rộng rãi chứa hơn 1 đại đội. Mấy tuần nay ngôi nhà này làm chỗ nấu ăn, kho lương thực thực phẩm và là nơi tiếp khách của sư đoàn.
Bữa cơm trưa nay khẩu phần ăn được tăng lên, có cả rượu và được xem là bữa cơm liên hoan để đi chiến đấu. Đồng chí sư trưởng, đồng chí chủ nhiệm chính trị cùng chung mâm chung chén với các sỹ quan và binh sỹ, đang ăn thì bị pháo địch bắn tới rất gần nhiều người vội bỏ bát đũa đi sơ tán.

Chiều nay 9-7 nhận kế hoạch di chuyển sở chỉ huy sư đoàn lên phía trước. Quân số sở chỉ huy cơ bản ở 812 khống chế rất gắt gao. Phòng chính trị giới hạn 6 người kể cả đồng chí phục vụ, phòng kỹ thuật 2 người, phòng hậu cần 1 người còn lại số đông là cơ quan tham mưu bao gồm các đồng chí chủ nhiệm binh chủng, một số sỹ quan tác chiến, nhân viên điện đài cùng đồng chí chỉ huy trưởng và một tiểu đội vệ binh bảo vệ sở chỉ huy.

Số còn lại của 4 cơ quan đặt tại làng Pinh là sở chỉ huy phía sau, tại đây đồng chí thiếu tá Thành chủ nhiệm hậu cần làm tổng chỉ huy. Gọi là sở chỉ huy phía sau nhưng thực ra ở đây chỉ là một đầu mối chủ yếu cho công tác đảm phục vụ, đây là các kho hàng và là nơi dừng chân của một cung đường dài.

Việc chuyển quân của E876 đi vào giai đoạn kết thúc nhưng lại xẩy ra một việc trong ngày. Đơn vị cuối cùng là D1 và một số bộ phận còn lại của cơ quan E. Đội hình đợt 3 khá dài tính toán chưa chặt chẽ về thời gian nên khi qua ngã ba Cốc Nghè thì trời đã sáng rõ. Lệnh của sư trưởng phải dừng lại vậy là cả một đội hình của một tiểu đoàn phải nằm ngay trên quãng đường trống trải phơi lưng cho địch. Nhiều người lợi dụng các đoạn chiến hào, các vật che khuất ngụy trang kín đáo và cứ thế không nhúc nhích không động đậy trong suốt thời gian từ mờ sáng đến chập tối, kỷ luật thật nghiêm ngặt. Địch không phát hiện thấy gì, trời tối hẳn đơn vị lại tiếp tục hành quân.


Ngày 10-7: Toàn trung đoàn 876 đã có mặt đầy đủ tại km6 và khu vực phía trước. Nhiệm vụ của E876 và hướng của trung đoàn này là: Đánh chiếm toàn bộ các điểm cao trên cao điểm 772 gồm Đ1, Đ2, Đ3 và Đ4, tiêu diệt sinh lực địch , thu vũ khí, bắt tù binh, làm chủ và giữ vững tất cả các trận địa và mục tiêu đã chiếm. Ngăn chặn có hiệu quả địch phản kích từ hướng 1509 xuống và đồng thời một bộ phận đánh vào Xín Chải 2 phá hủy các trận địa pháo cối và kho tàng của địch sâu trong đất chúng 2km.

Lực lượng phối thuộc còn được bổ xung thêm một đại đội đặc công và một đại đội đặc nhiệm của Bộ. Dùng E153 vận tải cung cấp và đảm bảo cho E876.

Phương án tác chiến ban đầu:

- Pháo hỏa chuẩn bị 125 phút bắn phá hoại và sát thương vào Đ1, Đ2 và Đ4 chia làm 4 đợt mỗi đợt bắn liên tục 30 phút. Riêng Đ3 dùng đặc công đánh lướt tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch, tiếp đó cho đặc nhiệm lên tước vũ khí, gọi hàng số còn lại, bắt tù binh và sau cùng là bàn giao cho tiểu đoàn 3 chốt giữ đánh địch phản kích.

- Ở hướng Xín Chải 2 dùng một phân đội trinh sát, một trung đội đặc nhiệm và hai trung đội bộ binh của C10 Và C11 đánh địch ở hai trận địa pháo 105 và cối 100 của chúng và đánh vào khu nhà ngói ngăn chặn không cho địch ứng cứu đồng bọn ở Đ3.

-Sau pháo hỏa chuẩn bị, các phân đội công binh đặt mìn mở cửa nhanh ở các hướng được phân công. Sau khi mở cửa tất cả cho bộ binh xung phong, nhanh chóng tiêu diệt địch và làm chủ mục tiêu.

20 giờ ngày 10-7: Toàn trung đoàn hành quân từ km6 vào vị trí tạm dừng làm công sự, chuẩn bị chiến trường, xác định lại nhiệm vụ và quyết tâm.

Ngày 11-7: Tại khu vực km6 Cầu Treo - Suối cạn đến 9 giờ sáng sương tan dần bầu trời quang đãng không gian trở nên yên ắng tĩnh lặng. Chúng tôi và toàn trung đoàn đều hoạt động hết sức bí mật, ở đây ban ngày thấy rõ mọi hoạt động của con người ở ta và địch... Bởi vậy nên lệnh trên là phải tuyệt đối giữ bí mật, an toàn mọi sự di chuyển và hoạt động phải có ngụy trang và vật che khuất, nói chung là phải chờ trời tối.

20 giờ đến 24 giờ ngày 11-7: Đưa bộ đội vào tuyến xuất phát tấn công, đào công sự và ngụy trang .
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3


Suối Cạn
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cao điểm 772, xa xa là 1509

 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực

Chân con suối này em có kỷ niệm về lần đầu tiên đi đánh trận. Trước khi đi em đã định mang lương khô chứ không mang gạo sấy, các cán bộ C nói việc gì phải mang lương khô đi đánh xong lấy thịt hộp TQ mà ăn , nghe bùi tai em mang toàn gạo sấy đi. Em lại còn xin quản lý C mỳ chính mang đi mà quên không mang muối, khi dừng chân ở khe suối cả C em bỏ lại ba lô và triển khai ăn tối xong là đi lên trên đỉnh 772. Lúc đó em mới lấy gạo sấy ra cho nước suối vào và ăn mới thịt hộp nhưng lại không có muối nên không thể nuốt được. Ba lô để ở đó và hẹn khi đánh xong 772 bàn giao cho đơn vị khác sẽ xuống lấy Hu...hu sau đó thì tan tác hết cả, cho đến bây giờ em cũng chưa vào lại con suối này.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

fortress

Xe tải
Biển số
OF-109249
Ngày cấp bằng
16/8/11
Số km
386
Động cơ
395,110 Mã lực
Thật xúc động khi báo đã có bài viết về anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh, hy vọng rồi đây các anh hùng đã được phong trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc cũng sẽ được tôn vinh.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/01/anh-hung-liet-si-35-nam-nam-lai-bien-gioi-phia-bac/
Ngày trước thế hệ bọn em thuộc lòng bài hát này:
[video=youtube;6G7GZsetrQE]http://www.youtube.com/watch?v=6G7GZsetrQE[/video]
 

ynhi2208

Xe điện
Biển số
OF-80429
Ngày cấp bằng
16/12/10
Số km
2,118
Động cơ
435,741 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà,quê hương chỉ một
Thật xúc động khi báo đã có bài viết về anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh, hy vọng rồi đây các anh hùng đã được phong trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc cũng sẽ được tôn vinh.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/01/anh-hung-liet-si-35-nam-nam-lai-bien-gioi-phia-bac/
Đã được công nhận nhưng không thấy nhắc gì đến chiến công, vẫn chưa dám viết thì phải
 

nemdagiautay

Xe buýt
Biển số
OF-110351
Ngày cấp bằng
25/8/11
Số km
500
Động cơ
395,500 Mã lực
Nơi ở
Bụi rậm nhà anh Kim Đồng
Thật xúc động khi báo đã có bài viết về anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh, hy vọng rồi đây các anh hùng đã được phong trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc cũng sẽ được tôn vinh.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/01/anh-hung-liet-si-35-nam-nam-lai-bien-gioi-phia-bac/
sáng em đang đưa lên thì cụ...nhanh tay quá... kính cụ một ly ạ.
cụ chờ iem tí vì chưa mời đc...
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top