[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

BMW_6688

Xe container
Biển số
OF-81812
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
6,281
Động cơ
481,949 Mã lực
Nơi ở
Phố cô đầu-Khâm thiên
Chiến tranh biên giới 1979 cuối cùng cũng đã có ý kiến và sự ủng hộ của GSTS Đỗ thanh Bình ủng hộ đưa vào SGK rồi đây
Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979: Đã đủ độ chín để viết rõ trong SGK


(Dân trí) - GS.TS, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thanh Bình, khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định như vậy về việc đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa mới.

Nhận định về tầm quan trọng của cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 cần phải được đưa vào sách giáo khoa (SGK) mới, trao đổi với Dân trí, GS.TS Đỗ Thanh Bình (ảnh) cho biết: “Cuộc chiến bảo vệ biên giới nay đã được hơn 30 năm, đã đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử. Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK. Ta không dựng nên chuyện, đó là sự thật”.

Như GS đã nói, thời gian cuộc chiến này đã đủ độ chín để đưa vào SGK. Vậy với thời điểm hiện nay, đưa chiến tranh biên giới vào SGK thì có ý nghĩa thế nào?

Nếu tính đến 2015 ra SGK mới thì lúc đó sự kiện này cũng đã được gần 40 năm. Đây là việc làm cần thiết đúng lịch sử, khách quan. Ta không thể quên sự kiện này được. Người Trung Quốc họ viết nhiều cuốn sách dày công khai về chiến tranh Việt Nam. Vậy tại sao ta không đưa cụ thể sự kiện này vào SGK để mọi người hiểu rõ hơn cuộc chiến tranh đó, giống như trước đây ta đã đưa thời phong kiến phương bắc vào sách. Vậy nên việc đưa sự kiện vào sách giáo khoa là chuyện bình thường để giáo dục cho thế hệ trẻ nếu không họ sẽ quên mất chúng ta chỉ có đánh Pháp, đánh Mỹ mà vấn đề bảo vệ biên giới, bảo vệ tổ quốc nhất là thời điểm hiện nay vấn đề biển đảo đang nhạy cảm. Do vậy, cần phải đưa vào.

Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979đã có rất nhiều người hy sinh như liệt sĩ Lê Đình Chinh. Hàng năm, kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đều nói nhiều đến các thương binh liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ nhưng các thương binh, liệt sĩ chiến tranh biên giới không nhắc tới. Chúng tôi những người dạy lịch sử rất lăn tăn. Do vậy, SGK mới cần đưa sự kiện này vào.

Có ý kiến e ngại rằng nếu đưa cuộc chiến này vào SGK sẽ gây mất đoàn kết giữa hai nước láng giềng?

Chúng ta không sợ mất đoàn kết vì đây chỉ là một bộ phận người dân Trung Quốc gây chiến tranh chứ không phải tất cả nhân dân Trung Quốc làm giống như chiến tranh chống Mỹ trước đây chỉ một bộ phận gây ra chứ không phải cả nhân dân Mỹ. Chính nhân dân Mỹ cũng phản đối cuộc chiến tranh này.

Sách lịch sử hiện nay cũng đã nêu đến sự kiện cuộc chiến biên giới nhưng còn sơ sài, ngắn gọn. Theo GS nếu đưa sự kiện này vào sách thì sẽ đưa thế nào?

Sách giáo khoa viết cách đây gần 10 năm ta đưa vào mức độ như vậy là vừa nhưng nay cần thay đổi.

Đây là sự kiện lớn nên cần đưa vào một mục lớn trong SGK để kỹ càng hơn. Tôi thấy sách giáo khoa lịch sử chúng ta hiện nay viết khiêm tốn về vấn đề này như sách nâng cao viết 13 dòng, SGK đại trà chỉ đưa gần 10 dòng và chỉ nêu sự kiện chính nhưng chưa mô tả mức độ tàn phá của chiến tranh đó. Cuộc chiến tranh mà Trung Quốc huy động 32 sư đoàn sang đánh 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Cuộc chiến đã tàn phá đất nước ta như thế nào? Hậu quả thế nào? Tại sao họ lại đưa quân sang đánh nước ta? Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu thế nào? Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và trả lời tại sao để học sinh hiểu bản chất của vấn đề. Người viết phải làm thế nào để tường thuật khách quan sự kiện và hấp dẫn người học.

Tôi biết sau 2015 sẽ có SGK mới. Tôi đề nghị cũng khó bổ sung ngay được nhưng nếu đưa vào thì từng mức độ khác nhau ở mỗi bậc học. Lớp 9 thì nội dung cấp độ này, lớp 12 thì cấp độ cao hơn, đưa kỹ hơn, sâu sắc hơn

Vấn đề sách giáo khoa lịch sử người học cho rằng quá nặng và khô khan. Vậy đưa thêm vấn đề này vào nếu không khéo sẽ tiếp tục gây quá tải cho học sinh học, GS nghĩ thế nào ?

Đã là lịch sử phải có sự kiện, sự kiện phải có số liệu. Nếu viết lịch sử mà không có số liệu, không có sự kiện thì nó là chính trị. Lịch sử phải có ngày tháng, mô tả, tường thuật sự kiện. Để viết lịch sử hấp dẫn người học, đó là cái tài của người viết sách.

Xin trân trọng cảm ơn GS!



GS Đinh Xuân Lâm, Hội Lịch sử Việt Nam: “Tôi rất tán đồng đưacuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa vì đây là vấn đề quan trọng đứng về mặt lịch sử để khẳng định thực tế, để học sinh hiểu rõ lịch sử, tránh nghe những thông tin xuyên tạc. Tuy nhiên, lượng kiến thức đưa vào không cần nhiều, trình bày vừa phải, khách quan. Hội Sử học sẽ phối hợp với Bộ GD-DT để đổi mới về lịch sử trong sách giáo khoa”.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,326
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tên thớt hay
Nhưng toàn người nghe nói hoặc tìm tài liệu về chém chẳng có ai là lính thực ngoài Cụ Vị Xuyên , Chán
Vậy cụ làm được gì cho thớt ngoài đọc và thở ra những câu như thế này? Sao cụ không dùng cái trong đầu để nghĩ rằng nhiều người mất công sức tìm tòi, chắt lọc để chém cho những người như cụ đọc là rất công phu? Chán

P/s: Em không nói cho em nhá .
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Sao cụ ko bẩu cuốc bộ về hn luôn đê. Lưng làm cái ba lo con cóc. Tay cầm súng airsoft..ai nhìn cũng bẩu là lính thật là cái chắc.
Em lại mong sau này con em chỉ cần biết đến lịch sử chứ sẽ không phải làm lính chiến bao giờ cụ ạ !

Nói vui vậy thôi ! Các cụ không để ý ngoài cụ VX ở đây còn nhiều cụ là lính thời chiến lắm đấy !
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
GS Đinh Xuân Lâm, Hội Lịch sử Việt Nam: “Tôi rất tán đồng đưacuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa vì đây là vấn đề quan trọng đứng về mặt lịch sử để khẳng định thực tế, để học sinh hiểu rõ lịch sử, tránh nghe những thông tin xuyên tạc. Tuy nhiên, lượng kiến thức đưa vào không cần nhiều, trình bày vừa phải, khách quan. Hội Sử học sẽ phối hợp với Bộ GD-DT để đổi mới về lịch sử trong sách giáo khoa”.
Em cũng tán đồng đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa ....

Nhưng thớt này là thớt hồi ký, tự truyện, chém gió... mà các cụ cứ đưa hết chuyện chính sử vào thế này thì nếu làm bài tập làm văn, bị phê là LẠC ĐỀ là cái chắc!.

Các cụ thu hẹp lại cho em nhờ. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,326
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Chuyện TQ sẽ đánh thì em hiểu là ta đã lường trước được ngay từ sau 75. Nhưng trong vụ 17/2/79 có những diễn biến rất kỳ lạ:
- 1/1/79: LLVT tuyến 1 vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
- 10/2/79: TQ đánh 1 trận cấp tiểu đoàn vào khu vực bình độ 400 (LS).
- 15/2/79: LLVT tuyến 1 hạ cấp xuống trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường (trừ các xã biên giới). Rất nhiều đơn vị điều chỉnh lại đội hình, cán bộ chiến sĩ được cho về tuyến sau...
- 17/2/79: chiến tranh.

Đây là chuyện mà em đã nghĩ rất nhiều, nhưng chắc sẽ chẳng bao giờ giải đáp được.
 

Kia DVD 5.1

Xe tăng
Biển số
OF-12466
Ngày cấp bằng
5/1/08
Số km
1,640
Động cơ
538,420 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Bài hát này khi em giải ngũ rồi mới được nghe nhưng đến giờ mỗi lần nghe là lại nhớ đến ngày tháng đó và trào lên cảm giác căm thù bọn Khựa.
Trong xe em luôn có đĩa CD ghi mấy bài hát thời biên giới Tây nam - Phía bắc (đĩa chính hãng đàng hoàng nhá)

Bữa trước em đi qua khu Vũng Áng, đang ngồi ăn trưa ở quán ven đường thì một bầy Khựa nhào vào gọi đồ ăn rồi nhồm nhoàm vừa ăn vừa "lủng xủng, loảng xoảng" như cái chợ... Em đứng phắt dậy, kêu chủ quán thanh toán tiền bỏ đi. Mấy cậu lính đi cùng leo lên xe vẫn ngơ ngác kg hiểu tại sao tự nhiên em nổi nóng vậy.
Em văng tục rồi nói: "tao không bao giờ ngồi chung nhà với bọn Khựa đểu cáng đó. Đi. Lúc nào chúng mày đói thì dừng lại chén tiếp" . Sau đó, trên đường đi, em bô lô ba la về những ngày 79 quên cả đói. Mấy chú em mắt tròn mắt dẹt "té ra anh cũng đi lính à? 79 mình có choảng nhau với Tầu à?..." Thế có cay kg các cụ.
Hôm thừ 2 vừa rồi, họp cty đầu năm, câu mở đầu của em là "Xin lỗi cả nhà, đêm qua mình mất ngủ vì nó là ngày 17/2....."
Đọc cái tâm tình của cụ Gấu mới thấy hiểu và thông cảm với cụ hơn .. :-?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Chuyện TQ sẽ đánh thì em hiểu là ta đã lường trước được ngay từ sau 75. Nhưng trong vụ 17/2/79 có những diễn biến rất kỳ lạ:
- 1/1/79: LLVT tuyến 1 vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
- 10/2/79: TQ đánh 1 trận cấp tiểu đoàn vào khu vực bình độ 400 (LS).
- 15/2/79: LLVT tuyến 1 hạ cấp xuống trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường (trừ các xã biên giới). Rất nhiều đơn vị điều chỉnh lại đội hình, cán bộ chiến sĩ được cho về tuyến sau...
- 17/2/79: chiến tranh.

Đây là chuyện mà em đã nghĩ rất nhiều, nhưng chắc sẽ chẳng bao giờ giải đáp được.
Phải chăng, do thời đó có những người như thế này trong hàng ngũ lãnh đạo của mình?

Hoàng Văn Hoan (1905–1991) là một chính trị gia của Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương **** Cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Năm 1979, trong một chuyến đi sang Đông Đức chữa bệnh, ông đã bỏ trốn tại sân bay Karachi (Pakistan) ngày 11 tháng 6 năm 1979 rồi sang Trung Quốc. Tại Bắc Kinh, ông tố cáo chính quyền Việt Nam đã đối xử với người Việt gốc Hoa còn "tệ hơn cả cách Hitler đối xử với người Do Thái". Sau sự kiện bỏ trốn, ông bị Việt Nam kết án tử hình vắng mặt và trở thành biểu tượng của sự phản bội, đài báo Việt Nam so sánh ông với Lê Chiêu Thống. Đó là thời điểm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc căng thẳng và chiến tranh biên giới Việt-Trung vừa xảy ra hồi đầu năm.

Hoàng Văn Hoan mất tại Bắc Kinh năm 1991, Trung Quốc tổ chức lễ tang cấp nhà nước dành cho ông, thi hài được chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất của các quan chức cao cấp của Trung Quốc.

Nguồn: Wiki...
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,326
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Phải chăng, do thời đó có những người như thế này trong hàng ngũ lãnh đạo của mình?

Hoàng Văn Hoan (1905–1991) là một chính trị gia của Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương **** Cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Năm 1979, trong một chuyến đi sang Đông Đức chữa bệnh, ông đã bỏ trốn tại sân bay Karachi (Pakistan) ngày 11 tháng 6 năm 1979 rồi sang Trung Quốc. Tại Bắc Kinh, ông tố cáo chính quyền Việt Nam đã đối xử với người Việt gốc Hoa còn "tệ hơn cả cách Hitler đối xử với người Do Thái". Sau sự kiện bỏ trốn, ông bị Việt Nam kết án tử hình vắng mặt và trở thành biểu tượng của sự phản bội, đài báo Việt Nam so sánh ông với Lê Chiêu Thống. Đó là thời điểm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc căng thẳng và chiến tranh biên giới Việt-Trung vừa xảy ra hồi đầu năm.

Hoàng Văn Hoan mất tại Bắc Kinh năm 1991, Trung Quốc tổ chức lễ tang cấp nhà nước dành cho ông, thi hài được chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất của các quan chức cao cấp của Trung Quốc.

Nguồn: Wiki...
Khả năng như vậy rất cao. Nghĩ lại vẫn cay~X(Đấy còn chưa nhắc tới bọn Dáy và các" hướng dẫn viên du lịch" nữa, bọn nó đưa đường, cắt dây liên lạc hữu tuyến, đốt lửa chỉ thị nơi đóng quân cho pháo....
 
Chỉnh sửa cuối:

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,253
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Các hành động của Hoàng Văn Hoan, Bùi Tín... cho đến Lê Thị Công Nhân, theo thiển ý của em thì chỉ là do bất đồng chính kiến. Các nhân vật này rất khác so với "bọn Dáy" vì họ đều là người trí thức. Bản thân em không muốn bình luận về các nhân vật hoạt động chính trị bởi họ là người của công chúng và mọi việc họ làm với tổ quốc thì đã có lịch sử và nhân dân phán xét.

Fun nhất là công trạng của các nhân vật nổi tiếng dạng trên đều không mấy khi được nhân dân nhắc đến còn lịch sử quốc gia thì từ lâu đã gạch tên họ. Mong rằng các sử gia và nhân dân các nước Pháp, Trung Quốc, Hoa kỳ... còn nhớ đến những người đó.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,326
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em đồ những người có tuổi biết sự thật về sự kiện 17/2/1979 chết hết đi rồi, có khi trẻ con nó lại bảo ngày ấy Vietnam mới là kẻ khởi chiến, xâm lăng Trung quốc và Trung quốc chỉ Phản kích tự vệ, bảo vệ biên cương :(
Năm 1984 thì càng ít người biết đến, bọn em nói chuyện đánh nhau với TQ mà còn bị các lính đàn anh nói là "Mày trẻ thế kia năm 79 tuổi gì mà đánh nhau với TQ". Hi...hi các cụ ấy cứ nghĩ là 79 xong là thôi rồi còn đâu khói súng nữa.
Thì mục đích của các thớt như thế này là cố gắng truyền lại những gì thật nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ BGPB mà các cụ. Đúng là các cụ có dấu hiệu của tuổi già rồi=))
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Các hành động của Hoàng Văn Hoan, Bùi Tín... cho đến Lê Thị Công Nhân, theo thiển ý của em thì chỉ là do bất đồng chính kiến. Các nhân vật này rất khác so với "bọn Dáy" vì họ đều là người trí thức. Bản thân em không muốn bình luận về các nhân vật hoạt động chính trị bởi họ là người của công chúng và mọi việc họ làm với tổ quốc thì đã có lịch sử và nhân dân phán xét.
BT, LTCN và mấy vị gì gì nữa có vơ lại thành một nắm cũng kg bằng một HVH.

Hoàng Văn Hoan mất tại Bắc Kinh năm 1991, Trung Quốc tổ chức lễ tang cấp nhà nước dành cho ông, thi hài được chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất của các quan chức cao cấp của Trung Quốc.
Cuộc chiến biên giới giai dẳng thời 1984-1988 một phần cũng là do Khựa định kiếm mảnh đất cắm dùi cho HVH (thời đấy đã nghe loáng thoáng cái gọi là nhà nước lưu vong HVH rồi đấy).
Nhưng thôi, ngang đây là vừa, đi xa quá lại mất vui.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,326
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Đây, kẻo một số cụ lu loa lên là báo chí chính thống không dám nhắc đến


hững người lính Pò Hèn năm ấy...

LÊ ĐỨC DỤC - ĐỨC BÌNH | 19/02/2013 08:41 (GMT + 7)
TT - Chúng tôi đã đi qua rất nhiều đồn biên phòng trên tuyến đường biên phía Bắc. Nhưng có lẽ Pò Hèn là đồn biên phòng đầu tiên chúng tôi bắt gặp tấm hình quý giá chụp khá đông đủ anh em cán bộ chiến sĩ trước ngày hi sinh 17-2-1979.


Tấm hình chụp những chiến sĩ đồn Pò Hèn dịp cuối năm 1978, đón xuân 1979, chưa đầy hai tháng sau hầu hết những người lính trong ảnh đều hi sinh! - Ảnh tư liệu của đồn Pò Hèn

Đêm ngủ lại ở đồn biên phòng Pò Hèn, chúng tôi khôn nguôi ám ảnh bởi tấm hình đen trắng ấy. Tấm hình được chụp vào thời điểm 34 năm trước, khi ấy anh em vừa nao nức đón xuân nhưng cũng vừa căng thẳng chuẩn bị bước vào một cuộc chiến đã được báo trước.

Và cuộc chiến đã được báo trước không tránh khỏi, nhưng không ai nghĩ có thể diễn ra sớm đến thế! Bởi vậy, khi từ đồn Pò Hèn về thành phố Móng Cái, tìm gặp những cựu binh của trận chiến năm xưa, chúng tôi đã gặp anh Hoàng Như Lý, vốn là chuẩn úy trinh sát của đồn vào thời điểm ấy, để hỏi xem ai mất ai còn trong tấm ảnh. Anh Lý đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về sự “không ngờ” của trận chiến, vì chiều hôm trước khi diễn ra cuộc chiến trên toàn tuyến, anh em vẫn còn dượt mấy hiệp bóng chuyền chuẩn bị cho ngày thứ bảy thi đấu giao lưu với đội bóng Lâm trường Hải Ninh, cũng là chỗ “láng giềng” với đồn.

Đành rằng từ sau tết năm ấy, tình hình ở Pò Hèn có căng thẳng hơn. Từ bên kia biên giới, thỉnh thoảng nhiều loạt AK được bắn thẳng vào đội hình sản xuất của anh em công nhân lâm trường. Tuyến hàng rào kẽm gai, hệ thống mìn bố phòng nhiều lần bị địch đêm đêm lẻn sang cắt gỡ.

Ngày 16-2-1979, anh em quan sát thấy phía công xã Thán Sản bên kia biên giới có 40-50 chuyến xe chở lính đến đóng đối diện đồn Pò Hèn. Dù tinh thần chuẩn bị đối phó với một cuộc chiến tranh đã được anh em quán triệt, đêm đêm anh em vẫn phải trực chiến ngay hầm hào công sự, nhưng cuộc sống biên ải vẫn cứ diễn ra, theo nhịp độ vừa căng thẳng cảnh giác vừa bình thường như nó vốn có.

Trận đánh sáng hôm đó, ngày 17-2 nhằm vào ngày thứ bảy. Chiều thứ sáu, anh em từ các trạm biên phòng còn về đồn Pò Hèn giao lưu bóng chuyền. Anh Bùi Hữu Liễn từ trạm kiểm soát Bắc Phong Sinh về đánh bóng xong, định quay trở lại trạm thì anh em báo: Ngày mai thứ bảy, có trận giao hữu với anh em công nhân Lâm trường Hải Ninh, thôi thì ở lại, đằng nào mai cũng xuống lại đồn.

Vậy là anh Liễn ở lại, và sáng hôm sau không phải trận bóng giao lưu với anh em Lâm trường Hải Ninh như dự tính, thay vào đó tiếng súng khởi đầu cuộc chiến tranh biên giới đã nổ ra, Liễn đã cùng anh em trong đồn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Trên nhà bia tưởng niệm, tên của Bùi Hữu Liễn được đánh số thứ tự là 28. Năm đó anh Liễn mới 27 tuổi.

Hai cán bộ chỉ huy của Pò Hèn trong trận chiến ấy, ngoài anh hùng liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa còn có thượng úy Phạm Xuân Tảo. Ngồi trò chuyện với chúng tôi, khi nhắc đến Phạm Xuân Tảo, anh Lý không sao nén được xúc động: “Cả cuộc đời của anh Tảo là sự hi sinh, cho đến khi ngã xuống!”.

Vốn là chỉ huy của một đồn biên phòng ở biên giới Tây Ninh, chưa kịp hưởng hạnh phúc của ngày hòa bình sau năm 1975, cuộc chiến mới ở Tây Nam đã khiến anh Tảo không kịp có với người vợ đã cưới hơn 10 năm ở quê nhà Đông Hưng (Thái Bình) một đứa con. Hiểu hoàn cảnh của anh, cấp trên đã điều động anh ra công tác ở khu vực phía Bắc, gần gia đình hơn so với chặng đường Thái Bình - Tây Ninh xa ngút ngàn.

Về nhận công tác ở Ban chỉ huy công an vũ trang tỉnh Quảng Ninh (nay gọi là bộ đội biên phòng), anh Tảo nhận được điều động lên làm chính trị viên đồn Pò Hèn. Vừa về tới đồn Pò Hèn chiều 15-2, anh lập tức cùng với đồn phó quân sự Đỗ Sĩ Họa đi kiểm tra hệ thống công sự bố phòng. Không ai ngờ chỉ hai đêm sau khi anh Tảo về đơn vị mới, rạng sáng 17-2 quân Trung Quốc đã mở cuộc tiến công xâm lược trên toàn tuyến. Và cũng trong buổi sáng 17-2-1979 ấy, cả chính trị viên Phạm Xuân Tảo và đồn phó Đỗ Sĩ Họa đều hi sinh cùng các đồng đội của mình trong trận chiến khốc liệt tại Pò Hèn.



http://tuoitre.vn/Ban-doc/534383/nhung-nguoi-linh-po-hen-nam-ay.html
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,326
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/534150/po-hen-con-mai-khuc-ca.html

Pò Hèn còn mãi khúc ca

LÊ ĐỨC DỤC - ĐỨC BÌNH | 17/02/2013 11:10 (GMT + 7)
TT - Địa danh Pò Hèn được biết đến như một bản hùng ca của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. Những ca khúc viết về mảnh đất này dành nhiều ngợi ca về Hoàng Thị Hồng Chiêm.


Anh Hoàng Văn Lợi (trái), em trai liệt sĩ Hồng Chiêm, bên bức tượng của chị ở Trường THCS Bình - Ngọc - Ảnh: NGỌC QUANG


Căn nhà ấy nằm ngay trên đường từ Móng Cái ra Bình Ngọc. Cái rẻo đất ngay địa đầu biên giới nhô ra như một vành đai che chắn cho Móng Cái từ phía biển, phía bắc là địa bàn của phường Trà Cổ - nơi có mũi Sa Vĩ, nơi bắt đầu đặt nét bút để vẽ chữ S của bản đồ nước Việt, và phần còn lại phía nam là phường Bình Ngọc với mũi Ngọc cũng nổi tiếng không kém khi từ đây nối lên mũi Sa Vĩ làm thành bãi biển có chiều dài 17 cây số, được công nhận kỷ lục Guinness là bãi biển dài nhất nước!

Người con gái Bình Ngọc


Con đường từ Móng Cái ra Bình Ngọc đang được mở rộng còn ngổn ngang bùn đất, dễ nhận ra căn nhà có tấm biển kẻ sơn đỏ lên vách tường ghi “Nhà tình nghĩa - ngành thương mại Quảng Ninh và UBND huyện Hải Ninh tặng”. Đấy là món quà tình nghĩa của quê hương và đồng đội dành tặng gia đình Hoàng Thị Hồng Chiêm sau sự hi sinh của chị.

Địa danh Pò Hèn được biết đến như một bản hùng ca của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, nhưng Pò Hèn càng nổi tiếng hơn khi những ca khúc viết về mảnh đất này lại dành nhiều ngợi ca về Hoàng Thị Hồng Chiêm, cô gái mậu dịch viên của cửa hàng thương nghiệp Pò Hèn đã hi sinh khi chiến đấu vào sáng 17-2-1979.

Cả ba ca khúc viết về Hoàng Thị Hồng Chiêm đều của những nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng sáng tác và trình bày. Ngoài Bài ca trên đỉnh Pò Hèn của nhạc sĩ Thế Song qua giọng ca Lê Dung mà chúng tôi từng nhắc, còn có Bông hoa Hồng Chiêm của nhạc sĩ Dân Huyền với tiếng hát của ca sĩ Kiều Hưng và Người con gái trên đỉnh Pò Hèn của nhạc sĩ Trần Minh, ca sĩ Tuyết Nhung trình bày. Cả ba tác phẩm ấy đều đã được lưu lại trong Bài ca đi cùng năm tháng.

Trên đường từ Móng Cái ra Bình Ngọc, anh Hoàng Như Lý (cựu binh Pò Hèn tháng 2-1979) cứ nhắc mãi với chúng tôi hình ảnh chị Chiêm ngày xưa, ấn tượng nhất là đôi giày bata màu xanh gần như bất ly thân của chị. Trận chiến sáng 17-2 chống lại quân Trung Quốc năm ấy, nhiều cán bộ chiến sĩ của đồn Pò Hèn cũng bất ngờ trước khả năng sử dụng vũ khí của cô gái mậu dịch viên. Hóa ra trước khi chuyển ngành về cửa hàng thương nghiệp Pò Hèn, Hồng Chiêm từng có mấy năm đi bộ đội.

Trước khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra chừng một tuần, các khối lâm trường, thương nghiệp... đã được lệnh lùi về tuyến sau. Cửa hàng bách hóa thương nghiệp Pò Hèn cũng thế, chỉ còn một ít hàng được giữ ở kho. Anh em thay nhau lên trông coi, bảo vệ. Chiều 16-2, Chiêm được lệnh lên cửa hàng cũ dọn dẹp một số hàng ở kho, tiện dịp cũng qua thăm Lượng, người yêu của chị, đang là cán bộ đội vận động quần chúng của đồn biên phòng Pò Hèn. Dọn dẹp, niêm phong kho xong, từ cửa hàng thị trấn Hồng Chiêm lên đồn xem trận bóng chuyền của anh em. Lượng cũng là một tay đập chủ công của đội bóng đồn.

Sáng hôm sau khi trận đánh bất ngờ diễn ra, từ cửa hàng Hồng Chiêm chạy về phía đồn, sát cánh chiến đấu cùng anh em chiến sĩ.

Và những nhân vật trong khoảnh khắc đó đều có trên tấm bia tưởng niệm. Trên bia, ngoài liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa đầu tiên, tên của liệt sĩ Bùi Văn Lượng, người yêu chị Chiêm, có thứ tự là 5, liệt sĩ Nguyễn Văn Dụng xếp thứ 21, Nguyễn Văn Mừng xếp thứ 26 và Hoàng Thị Hồng Chiêm xếp thứ 59. Không chỉ có duy nhất chị Chiêm là nữ liệt sĩ hi sinh trong trận đánh bảo vệ biên giới ấy, trên bia chúng tôi còn thấy khá nhiều nữ liệt sĩ có tuổi đời chỉ mới 17-20 như liệt sĩ Nguyễn Thị Ruỗi sinh năm 1962, quê Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng hi sinh vào sáng 17-2-1979 ấy, hay liệt sĩ Vũ Thị Tới sinh 1961 (18 tuổi), rồi Đặng Thị Vượng, Đỗ Thị Mâu, Hoàng Thị Nết, Nguyễn Thị Lèn, Vũ Thị Mười, Cao Thị Lừng... Những cô gái tự vệ lâm trường Hải Ninh ấy, khi ngã xuống hình như chưa cô nào đã có người yêu như chị Chiêm...

Mai sau dù có bao giờ...

Tiếp chúng tôi trong căn nhà tình nghĩa của ngành thương mại xây tặng là anh Hoàng Văn Lợi, em trai của chị Chiêm. Trong gia đình, chị Chiêm là con thứ ba, cũng thật bất ngờ khi được biết người chị ruột của Hồng Chiêm, chị Hoàng Thị Liễm, là vợ của trung tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đoàn Sinh Hưởng, tướng Hưởng cũng là người quê ở phường Bình Ngọc (Móng Cái) này.

Trên bàn thờ, tấm hình chị Chiêm được truyền thần từ một tấm hình chụp chị mặc quân phục bộ đội và mũ tai bèo sang áo dài truyền thống. Anh Lợi bảo: Chị Chiêm ngoài đời thật còn xinh hơn trong tấm hình đang thờ, nhất là đôi mắt như có lửa. Năm 1972 chị Chiêm đi bộ đội, đóng quân ở Quảng Yên thì Lợi còn rất nhỏ. Biên giới thuở ấy cũng đang bình yên. Ký ức của Lợi là lần chị Chiêm về phép, tranh thủ chủ nhật nghỉ đưa mấy em sang Đông Hưng (thành phố giáp biên Móng Cái của Trung Quốc) đi chơi, mua cho mấy chiếc kẹo. Sau năm 1975, xuất ngũ thì chị Chiêm chuyển sang ngành thương nghiệp và lên bán hàng ở Pò Hèn. Chặng đường từ Pò Hèn về Bình Ngọc chỉ hơn 50 cây số nhưng thuở ấy đường sá khó khăn lắm, không thể thường xuyên về nhà được, mấy năm về sau tình hình căng thẳng chị Chiêm lại càng ít về hơn.

Buổi sáng 17-2-1979 chị Chiêm hi sinh nhưng phải mấy ngày sau gia đình mới nhận được tin báo. Mộ chị cũng được an táng ở khu vực Tràng Vinh, sau đó khu vực này xây cất một công trình gì đó nên được quy tập về địa bàn khác, nhưng người được giao nhiệm vụ báo tin cho gia đình lên cất bốc lại quên mất. Mộ chị Chiêm được quy tập về xã Hải Hòa nhưng gia đình không hề biết. Mãi sau này một người bà con trong thôn khi đi viếng mộ người thân ở nghĩa trang Hải Hòa, thấy tên tuổi chị Chiêm trên bia mới vội vã chạy về báo cho biết và sau đó anh chị em mới đưa hài cốt chị Chiêm quy tập về nghĩa trang gia đình.

Sau khi Hoàng Thị Hồng Chiêm hi sinh, năm 1984 tên chị được đặt cho ngôi trường cấp II xã Bình Ngọc là Trường trung học cơ sở Hoàng Thị Hồng Chiêm. Sân trường có bức tượng chị Chiêm bằng ximăng đặt trên bệ đá, tay trái cầm khẩu AK, tay phải cầm thủ pháo, mắt nhìn thẳng kiên nghị về phía trước. Bao thế hệ học trò Bình Ngọc đã được học dưới mái trường mang tên chị, thấm đẫm niềm tự hào về người nữ liệt sĩ của quê hương và ngày ngày hát vang lớp học những bài ca ca ngợi tấm gương liệt nữ.

Theo chân người em ruột của chị Chiêm ra thắp nhang cho chị, chúng tôi chợt thấy se lòng. Nén nhang thắp như chực tắt trước cơn gió bấc buốt giá cứ thổi bạt đi, và khi nhang bén chợt bốc cháy rừng rực trong buổi chiều cuối năm ở cuối trời đông bắc địa đầu đất nước...
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,326
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/534045/mot-ngay-xuan-bi-trang.html

Một ngày xuân bi tráng...

LÊ ĐỨC DỤC - ĐỨC BÌNH | 16/02/2013 06:48 (GMT + 7)
TT - Ở phòng khách của đồn biên phòng Pò Hèn (xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh) có một tấm ảnh đen trắng với dòng chú thích: “Tập thể cán bộ chiến sĩ đồn Pò Hèn, tháng 12-1978”.


Bà Nguyễn Thị Minh, nhân chứng tháng 2-1979 ở Pò Hèn, thắp hương ở đền thờ liệt sĩ - Ảnh: Ngọc Quang

Một tấm hình bình thường, được chụp vào dịp anh em đồn liên hoan cuối năm và đón năm mới 1979, nước ảnh đã ố màu thời gian. Nhưng nếu ai đã biết về huyền thoại Pò Hèn những năm tháng đó sẽ giật mình hiểu ra. Bởi chỉ chưa đầy hai tháng sau khi tấm ảnh được chụp, hầu hết anh em cán bộ chiến sĩ có mặt trong tấm hình ấy đều đã hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương Tổ quốc vào tháng 2-1979.

Bất khuất Pò Hèn

Ngày chúng tôi đang trên đường lên đồn biên phòng Pò Hèn cũng đang vào những ngày đầu tháng 2 lịch sử. Giai điệu của ca khúc Bài ca trên đỉnh Pò Hèn cứ vang vọng trong chúng tôi với âm hưởng núi rừng vừa rạo rực vừa bi tráng: Ai về núi Pò Hèn, theo đường nam Thán Pún thân quen/Nhớ mãi cái tên đã trở thành bất tử... Bài hát ấy viết về một nữ liệt sĩ hi sinh trong ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, nhưng đó cũng chính là hình ảnh có sức khái quát về cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương của quân dân trên mặt trận Đông Bắc ba mươi tư năm trước. (Cũng thật bất ngờ khi chúng tôi biết ca khúc nổi tiếng về Pò Hèn này được sáng tác bởi nhạc sĩ Thế Song - bởi ông cũng chính là tác giả của bài hát Nơi đảo xa đầy xúc động về niềm tin yêu dâng hiến vô bờ bến với Tổ quốc của các chiến sĩ đang bảo vệ những hòn đảo phên giậu giữa trùng dương).

Tuyến đường từ Bắc Phong Sinh sang Pò Hèn chạy dọc dòng Ka Long, con sông đang làm nhiệm vụ phân giới lịch sử, xuyên qua màn mưa xuân rây bụi nhuốm màu quan ải, hoa đào ngày giáp tết bắt đầu bung cánh, có chút gì gợi nhớ tháng 2 xưa.

Những người lính trong tấm ảnh đen trắng treo ở đồn Pò Hèn không còn ai sinh sống ở địa bàn Pò Hèn nữa. Ngoài hầu hết anh em có mặt trong tấm ảnh đã hi sinh, vài người may mắn còn sống sau cuộc chiến, có người về quê cũ cặm cụi với ruộng nương, có người đang vui vẻ với nghề xe ôm, cũng có người may mắn hơn trong chuyện kinh doanh, đời sống tạm ổn. Nhưng ký ức đời lính và tuổi trẻ vẫn thao thức trong họ.

Ký ức hào hùng

Trước khi bắt đầu hành trình gặp lại những người cựu binh xưa để hình dung tháng 2 ngày ấy, chúng tôi ghé thăm nhà bà Nguyễn Thị Minh nằm ngay trước cổng đồn biên phòng Pò Hèn. Căn nhà xây đã cũ với tường trắng và cửa sổ sơn xanh, góc sân là vài két vỏ bia nhãn hiệu Hà Nội và đàn vịt kiếm ăn thơ thẩn, trước hiên nhà treo chiếc lồng có con chim khướu hót vang. Khung cảnh ấy rất đỗi yên bình nhưng ký ức của người phụ nữ sắp vào tuổi 60 này lại không hề bình yên.

Năm 1978, khi mới 22 tuổi, từ Thủy Nguyên, Hải Phòng, cô thanh niên xung phong Minh theo bạn bè ra biên giới làm công nhân lâm nghiệp của Lâm trường Hải Ninh, nằm trên địa bàn xã Pò Hèn. Những ngày tháng ấy tình hình biên giới đã bắt đầu phức tạp, những công nhân lâm trường như Minh hay những công nhân thương nghiệp của khu vực này cũng là một lực lượng tự vệ dự bị khi nguy cấp. Biết là nguy cấp song không ai ngờ tất cả đã xảy ra quá nhanh. “Tờ mờ sáng 17-2-1979, vừa thức giấc thì tôi nhìn thấy mấy phát pháo hiệu vút lên, chưa kịp hiểu ra chuyện gì đã nghe tiếng súng đạn nổ ầm ầm váng trời...”.

Câu chuyện về cuộc chiến đấu ác liệt của buổi sáng 17-2 ba mươi tư năm trước chắc chắn không thể tóm tắt trong một bài báo nhỏ, nhưng có lên đến đây, ngồi rưng rưng đọc những dòng quân sử (dù chỉ của một đồn biên phòng trong hàng chục đồn dọc dài theo biên giới vào thời khắc lịch sử ấy) chúng tôi đủ hình dung tất cả, bởi cuộc chiến năm xưa không chỉ khốc liệt và bi tráng trong những hồi ức người lính.

Trên nền doanh trại cũ của đồn Pò Hèn thuở ấy, chính trên mảnh đất thấm máu hàng chục liệt sĩ của đồn, một đài tưởng niệm đã được dựng lên. Hai bên đài tưởng niệm là hai nhà bia với tấm bia lớn khắc tên tuổi 86 liệt sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất Pò Hèn này. 13 liệt sĩ khác cũng là cán bộ chiến sĩ của đồn Pò Hèn hi sinh sau đó, từ sau ngày 17-2-1979 cho đến năm 1991.

Liệt sĩ cuối cùng của đồn được khắc tên trên nhà bia là Nguyễn Văn Khánh, quê ở Lạng Sơn, sinh năm 1970 và hi sinh năm 1991. Còn dòng tên liệt sĩ được khắc đầu tiên mang số thứ tự 01 là Đỗ Sĩ Họa, trung úy, đồn phó. Một ngày trước khi diễn ra trận đánh vào rạng sáng 17-2-1979 ấy, đồn trưởng Vũ Ngọc Mai được lệnh về họp khẩn ở tiểu khu Móng Cái, khi địch tiến công đồn, Đỗ Sĩ Họa là đồn phó quân sự, nhận nhiệm vụ thay đồn trưởng trực tiếp chỉ huy đồng đội chiến đấu và anh đã anh dũng hi sinh.

Trên bức tường truyền thống của đồn Pò Hèn, Đỗ Sĩ Họa có một tấm hình đen trắng và cũng được chụp cùng thời điểm với bức ảnh chung anh em trong đồn, chưa đầy hai tháng trước khi anh hi sinh. Trong ảnh là một chàng sĩ quan trẻ đẹp trai với ánh nhìn cương nghị. Anh sinh năm 1947 ở thôn Trà Phương, xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, ngày hi sinh anh mới vừa 32 tuổi. Tháng 12-1979, Đồn biên phòng Pò Hèn được **** và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ nhất. Cũng vào thời điểm cuối năm 1979 ấy, liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa được phong tặng danh hiệu anh hùng.
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
TRÊN CHỐT ĐIỂM CAO 1.100, BIÊN GIỚI 01/1987 ( THANH THỦY - VỊ XUYÊN - HÀ TUYÊN )[/B]
NGỌC BÁI-BÁO QDND

NB – Cuối năm 1986, tôi (chủ nhiệm Văn hoá – phòng Tuyên huấn), cùng anh Phạm Ngọc Đoàn, phó phòng Tổ chức thuộc Cục chính trị Quân khu 2, trực ở Tiền phương (Hà Giang), đã xuống trực tiếp với chiến sĩ giữ chốt 1.100, khi vừa đẩy lùi một đợt tiến công của quân đội Trung Quốc từ cao điểm 1200 tràn sang. Tôi đã viết bài ký gửi báo Quân Đội Nhân Dân. Bài ký đã đề cập những gian nan về vật chất, những thiếu đói tinh thần của bộ đội ở chốt. Cảnh chiến sĩ thiếu thuốc lào, phải đi tìm bới góc hầm những bã thuốc họ đã xỉ ra từ lâu để hút lại. Cảnh lính chốt để tiết kiệm quần áo họ phải trần truồng cả ngày. Cảnh ốm đau bệnh tật hoành hành, như kiết lỵ, teo cơ đối với chiến sĩ…và bao bất trắc rình rập khác. Do khuôn khổ của tờ báo, nhiều đoạn trong bài ký Toà soạn đã lược đi. Bài này đã in báo QĐND số 9250 ngày 27 tháng 2 năm 1987. Bản thảo chép tay đã thất lạc, xin được chép lại nguyên văn bài đã in báo QĐND.

Năm giờ sáng, đoàn cán bộ đốc chiến rời khỏi sở chỉ huy mặt trận. Chiếc xe u - oát lao hun hút trong sương mù. Dọc đường không chỗ nào không có dấu vết đạn pháo. Việc quan tâm nhất của tôi là tìm hiểu xem đời sống của bộ đội ở điểm tựa, niềm vui nỗi buồn của họ ra sao. Ở nơi quanh năm chỉ mấy anh chiến sĩ với đất đỏ bụi bặm và nỗi lo toan chiến trận. Tôi được biết khá nhiều chuyện cảm động về chiến sĩ ta. Ở đây, nhiều chiến sĩ không có thời gian cắt tóc cạo râu, khiến họ già trước tuổi. Đã có lần một chị phóng viên báo địa phương lên điểm tựa, gặp một chiến sĩ gùi nước, anh ta yêu cầu chị chụp cho một kiểu ảnh để gửi về tặng người yêu. Bằng nhạy cảm phụ nữ, chị phóng viên giơ máy lên rồi, nhìn đồng đội của anh cũng khắc khổ như thế, chị bỗng oà khóc, không thể bấm nổi máy.

Tôi được biết cả chuyện anh em thề sống chết ra sao. Có chiến sĩ mới được bổ sung về điểm tựa, lính cũ giao kèo thẳng thừng: trụ được thì hãy ở, bằng không thì đi ngay đi, đến lúc chiến đấu mà chạy thì không được(!). Mọi yêu ghét ở đây đều rõ ràng, bộc trực, không úp mở quanh co. Anh Khoa, phó chính trị của trung đoàn làm việc với chúng tôi. Anh cho biết đơn vị đã bám trụ, đã đánh tốt, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chỉ trong vòng một năm đơn vị đã có thêm 156 đảng viên mới, đều là tuổi thanh niên và đều đã qua thử thách chiến đấu. Họ ở lại quân đội, tăng sức mạnh cho quân đội, mà ai hết nghĩa vụ quân sự trở về địa phương cũng sẽ thêm sức mạnh cho địa phương.

ảnh minh họa
Tôi và anh Đoàn rủ nhau leo lên điểm cao nghìn mốt, nơi cách chưa bao lâu, địch đã tổ chức nhiều đợt tiến công, nhưng chúng đã phải bỏ lại hàng chục xác lính và trang bị vũ khí. Tốp chiến sĩ đầu tiên chúng tôi gặp vừa ở trên chốt giáp địch xuống thay phiên tắm. Những cơ thể đang tuổi cường tráng, nhưng ở nơi gian nan thế này, không ai không gân guốc góc cạnh. Để ý, nhiều anh em ghẻ lở. Tắm và giặt giũ đều chờ ở lần nước mạch hiếm hoi chảy ra từ khe núi. Ruồi vàng. Rất nhiều ruồi vàng chỉ chờ người ngưng cử động là bâu lấy đốt. Hỏi anh em một tháng tắm mấy lần? Trả lời: Nếu nhanh một tháng, nếu chậm thì hơn (!) Không phải ở điểm tựa lính không ưa làm dáng đâu. Tắm xong cũng chải chuốt sáng sủa lắm!

Đến được tận các “tổ phục” cuối cùng của điểm tựa là một khó khăn của tuổi hơn bốn mươi chúng tôi. Tới hầm nào chiến sĩ cũng chèo kéo, săn đón. Bữa cơm của của anh em là cơm trắng mắm ruốc. Quần áo xuềnh xoàng, quạch màu đất. Mấy năm trời liền không ngớt đạn pháo, đất đá đã tơi vụn. Chỉ cần một viên đạn pháo là bụi trắng bay mù mịt. Ban đêm, mỗi chiến sĩ gác tới sáu giờ liền, ban ngày thì pháo cối, giấc ngủ cũng bị quấy đảo. Bọn địch có thể tấn công bất cứ lúc nào, khi đêm tối, cả khi giữa 12 trưa nữa.
Những chiến sĩ trên đỉnh cao nghìn mốt thật trẻ. Tôi cứ nhớ câu anh Khoa phó chính trị trung đoàn cứ lặp đi lặp lại: “chiến sĩ mình tốt lắm!”. Tôi cũng chả biết dùng lời lẽ nào để nói cho thật chuẩn xác cái khái niệm tốt ấy. Chỉ biết rằng, ở tuổi vừa rời ghế nhà trường, họ đã có mặt ngay ở nơi sống chết gang tấc, thiếu thốn mọi bề cũng đáng trân trọng lắm rồi. Lẽ nào tuổi trẻ quá hư hỏng như một vài người than thở. Nhưng cũng thật bất công bằng nếu đem so họ với những thanh niên lêu lổng, thờ ơ, vô công rồi nghề, la cà đàn đúm mà đôi khi mà ta gặp ở nơi này nơi kia.

Anh em kể về chiến dịch làm hầm hào (rất cơ cực). Không quần áo nào có thể chịu đựng nổi cạnh sắc của các tấm bê tông. Phải sáu người mới tha nổi một tấm bê tông trèo lên dốc cao nếu đi bộ bình thường mất cả buổi sáng. Vậy mà, mỗi hầm phải ngót hai trăm tấm bê tông như thế. Dựng được hàng chục hầm (ở một điểm tựa) cũng là kỳ công lắm. Nếu có được một sự vinh quang nào đấy, xin hãy dành cho công lao của những người chiến sĩ.
Những người trẻ tuổi rất ưa những điều mới mẻ. Họ bảo: “Chúng tôi không thích chủ nghĩa thành tích, chỉ mong đánh giá chúng tôi sao cho đúng. Chúng tôi không nói rằng: tự hào thay được sống ở nơi tuyến đầu, vinh quang thay, hạnh phúc thay(!) được ở nơi đất thép…vân vân, mà chúng tôi nói cần phải quý trọng danh dự. Con người mà mất danh dự thì thật đáng buồn, kẻ thù lấn chiếm đất đai là chạm vào danh dự của Tổ quốc. Danh dự của Tổ quốc là danh dự của mỗi người. Phải đánh thắng giặc. Đơn giản có vậy thôi!

Hỏi anh em có nghe đài đọc báo không? Nói rằng có, tuần lễ hai lần báo tới điểm tựa, nhưng nói thật, bài nào viết sáo cũ là không thích. Xem những đoạn không chính xác của vài bài báo cứ cảm thấy nhột nhột, vì như thế cũng có thể chạm vào danh dự, không mê được. Bữa trước có một nhà báo viết về đơn vị đã nói quá chênh với sự thực, xem mà xấu hổ, vì mình đâu có thế. Không nói đúng về mình, đâu có dám nhận (dù rằng nói toàn cái hay!).

Có tiếng chuông điện thoại. Ở đầu dây bên kia báo về những tin tức liên quan tới hoạt động ban đêm của địch. Một giờ đêm đã báo thức đơn vị. Nhưng nào có ai ngủ đâu! Cứ như thế đã bao đêm rồi. Sức chịu đựng của con người thật kỳ lạ.

Có tiếng pháo địch. Ngoài màn đêm thăm thẳm kia đang chứa đựng bao nhiêu ý đồ của quân bạo nghịch. Trong góc hầm lũ chuột cắn nhau chí choé, chạy nhảy vô tội, náo động suốt cả đêm.

Tôi cố nhớ những gương mặt chiến sĩ tôi đã gặp, cố hình dung giọng nói, tiếng cười, những điều họ đã nghĩ, đã bộc bạch. Bên cạnh tôi, anh Đoàn liên tục trở mình. Tự dưng, quay sang tôi, anh đã lặp lại đúng câu anh Khoa nói: “Chiến sĩ mình tốt lắm”!

Vị Xuyên, 1/1987.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,326
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trung úy, AH LLVT, Đồn phó đồn biên phòng Pò Hèn ,Đỗ Sĩ Họa đã có câu nói nổi tiếng đi vào lịch sử đáp lại quân xâm lược Trung quốc bao vây đồn, kêu loa chiêu hàng.

Người Việt nam chỉ biết đứng, không biết quì gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết!
 

khải23c0545

Xe tăng
Biển số
OF-61095
Ngày cấp bằng
7/4/10
Số km
1,226
Động cơ
452,803 Mã lực
Nơi ở
TP Hà giang
Vậy cụ làm được gì cho thớt ngoài đọc và thở ra những câu như thế này? Sao cụ không dùng cái trong đầu để nghĩ rằng nhiều người mất công sức tìm tòi, chắt lọc để chém cho những người như cụ đọc là rất công phu? Chán

P/s: Em không nói cho em nhá .
Nói thực với Cụ là ngày 17/2/1979 em chả biết quái gì cả vì khi đó mới có 9 tuổi, vừa ăn cơm chiều xong thì UBND thị xa và tổ khu phố đến bắt đi sơ tán vì Trung quốc đánh ( Chả nghe thấy tiếng súng nào cả ) Mẹ vội sang cơ quan xem cơ quan sơ tán đi đâu thì cùng đi, Bố em đang làm bên Chiêm hóa chưa về, Mẹ em chuẩn bị quần áo chăn màn cho vào cái bao tải, 1 cái cho bát đũa xong nồi gạo muối rồi bộc 2 cái miệng túi vào nhau rồi mang cái xe đạp của Bố em ( xe FaForits có bảng số ZA1921 treo dưới cắng) có cái cắng rồi vắt 2 cái bao bấy lên, rồi đi cho lơn ăn vì sợ hôm sau nó đói nó chạy mất rồi khóa cửa rắt 3 Anh em em đi, Mẹ em đụi thằng út sau lưng vì nó được có hơn tháng, cho đứa em gái em ngồi lên Bopbaga vì nó mới 6 tuổi, em thì đi bộ sau xe, ra đến cầu treo bệnh viện rồi sang sông sơ tán vào Xã Phú linh cách Hà giang 12Km, đến ngã 3 Cầu Phát thì vào nhà bác em đưa chìa khóa cho ông Anh con bác vì Anh ấy sinh năm 60 lớn rồi nên ở lại trông nhà nhờ Anh ấy sang cho lợn ăn hộ, rồi Mẹ em lấy cuộn băng vải ra buộc vào tay em còn đầu kia buộc vào cái chuông xem đạp rồi đi, lúc này đường cầu phát đã đông nghịt người , tiếc khóc lóc, tiếng gọi nhau inh ỏi đèn chả có tối om nhưng cứ theo đoàn người mà đi, Thục sự là bây giờ đi oto thì 1 tý thấy đến nơi rồi sao tối đấy đi lâu thế ko biết cứ khoảng 100m lại đòi nghỉ vì mỏi chân cuối cùng thì gần sáng hôm sau cũng đến nơi
Mẹ em xin ở nhờ 1 nhà người Hà tây lên khai hoang họ cho ở nhờ cái chái nhà được 2 ngày thì thấy Bố em vào, bố em đi chặt nứa , gỗ về làm 1 cái làn ngay cạnh Bệnh viện nơi cơ quan Mẹ em sơ tán, nhà nào cũng 1 lán như thế , nhà em 5 người 1 lán, được hoảng 1 tháng gì đó thì lại thấy chuyển về Hà giang, lúc về thì đỡ hơn vì Bố em mang oto vào đón, rồi em và đứa em gái được bố em gửi về nhà bác Minh tức Quán cơm Đầu bò ở Tuyên quang bây giờ, em học trường Hưng thành Tquang được 6 tháng thì lại chuyển về Hà giang ở đến năm nay
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,326
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nói thực với Cụ là ngày 17/2/1979 em chả biết quái gì cả vì khi đó mới có 9 tuổi, vừa ăn cơm chiều xong thì UBND thị xa và tổ khu phố đến bắt đi sơ tán vì Trung quốc đánh ( Chả nghe thấy tiếng súng nào cả ) Mẹ vội sang cơ quan xem cơ quan sơ tán đi đâu thì cùng đi, Bố em đang làm bên Chiêm hóa chưa về, Mẹ em chuẩn bị quần áo chăn màn cho vào cái bao tải, 1 cái cho bát đũa xong nồi gạo muối rồi bộc 2 cái miệng túi vào nhau rồi mang cái xe đạp của Bố em ( xe FaForits có bảng số ZA1921 treo dưới cắng) có cái cắng rồi vắt 2 cái bao bấy lên, rồi đi cho lơn ăn vì sợ hôm sau nó đói nó chạy mất rồi khóa cửa rắt 3 Anh em em đi, Mẹ em đụi thằng út sau lưng vì nó được có hơn tháng, cho đứa em gái em ngồi lên Bopbaga vì nó mới 6 tuổi, em thì đi bộ sau xe, ra đến cầu treo bệnh viện rồi sang sông sơ tán vào Xã Phú linh cách Hà giang 12Km, đến ngã 3 Cầu Phát thì vào nhà bác em đưa chìa khóa cho ông Anh con bác vì Anh ấy sinh năm 60 lớn rồi nên ở lại trông nhà nhờ Anh ấy sang cho lợn ăn hộ, rồi Mẹ em lấy cuộn băng vải ra buộc vào tay em còn đầu kia buộc vào cái chuông xem đạp rồi đi, lúc này đường cầu phát đã đông nghịt người , tiếc khóc lóc, tiếng gọi nhau inh ỏi đèn chả có tối om nhưng cứ theo đoàn người mà đi, Thục sự là bây giờ đi oto thì 1 tý thấy đến nơi rồi sao tối đấy đi lâu thế ko biết cứ khoảng 100m lại đòi nghỉ vì mỏi chân cuối cùng thì gần sáng hôm sau cũng đến nơi
Mẹ em xin ở nhờ 1 nhà người Hà tây lên khai hoang họ cho ở nhờ cái chái nhà được 2 ngày thì thấy Bố em vào, bố em đi chặt nứa , gỗ về làm 1 cái làn ngay cạnh Bệnh viện nơi cơ quan Mẹ em sơ tán, nhà nào cũng 1 lán như thế , nhà em 5 người 1 lán, được hoảng 1 tháng gì đó thì lại thấy chuyển về Hà giang, lúc về thì đỡ hơn vì Bố em mang oto vào đón, rồi em và đứa em gái được bố em gửi về nhà bác Minh tức Quán cơm Đầu bò ở Tuyên quang bây giờ, em học trường Hưng thành Tquang được 6 tháng thì lại chuyển về Hà giang ở đến năm nay
Đấy bản thân cụ cũng như vậy thì thử hỏi nếu không sưu tầm , hỏi chuyện, ghi chép, chăt lọc thì các sự kiện như vậy sẽ có bao nhiêu người biết tới? Và nếu biết thì ở mức độ nào?

Bản thân người lính trực tiếp tham chiến cũng chỉ biết ở phạm vị đơn vị mình chiến đấu. Như vậy, bằng các nguồn tư liệu, thông tin mà mọi người góp nhặt sẽ đưa tới một bức tranh diện rộng về cái ngày đâu thương mà anh dũng ấy của đất nước.

P/s: Hà Giang thì em cũng có rất, rất nhiều kỷ niệm gắn với vùng đất ấy. Đến lúc có dịp, em sẽ chia sẻ . Có những chuyện khi kể sẽ thấy bi hùng không kém thời chiến đâu:)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top