[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
cụ VX kể tiếp chuyện đêm khuya đê. Hôm nào em rủ vài thằng trẻ trâu như em đến diện kiến bác, nghe bác kể chuyện trực tiếp luôn, chứ cứ lên đây hóng, lâu lâu bác mới cho ra sản phẩm có 1 đoạn. đọc vèo cái hết. cứ gọi là ngóng như ngóng mẹ về chợ.
Hồi em còn bé hay sang nhà ông hàng xóm cựu lính K. Nghe kể chuyện mồm miệng cứ gọi là há hốc, mama gọi về ăn cơm mà ko chiuj về đới. 8->
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
cụ VX kể tiếp chuyện đêm khuya đê. Hôm nào em rủ vài thằng trẻ trâu như em đến diện kiến bác, nghe bác kể chuyện trực tiếp luôn, chứ cứ lên đây hóng, lâu lâu bác mới cho ra sản phẩm có 1 đoạn. đọc vèo cái hết. cứ gọi là ngóng như ngóng mẹ về chợ.
Hồi em còn bé hay sang nhà ông hàng xóm cựu lính K. Nghe kể chuyện mồm miệng cứ gọi là há hốc, mama gọi về ăn cơm mà ko chiuj về đới. 8->
Sáng thứ bảy này khoảng 8g mấy anh em mình đi viếng mẹ vợ thằng Hòa cũng là lính cùng đơn vị ở nhà tang lễ Thanh Nhàn, lúc xong thế nào cũng ra Võ Thị Sáu uống cafe nếu 747 ở gần đó ra tán chuyện cho vui.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Thì mục đích của các thớt như thế này là cố gắng truyền lại những gì thật nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ BGPB mà các cụ. Đúng là các cụ có dấu hiệu của tuổi già rồi=))
Ý em muốn nói là tới những cái chính thống kia. Không phải là những thớt 4R mà sự sống chết nằm trong tay Min-Mod đâu.
Cụ hiểu ý em chửa???
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
6,569
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Báo mới đưa tin ạ, hy vọng làm được
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/109823/cuoc-chien-bao-ve-bien-gioi-1979--da-du-do-chin-de-viet-ro-trong-sgk.html
Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979: Đã đủ độ chín để viết rõ trong SGK

GS.TS, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thanh Bình, khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định như vậy về việc đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa (SGK) mới.

GS.TS, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thanh Bình

Nhận định về tầm quan trọng của cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 cần phải được đưa vào SGK mới, GS.TS Đỗ Thanh Bình (ảnh) cho biết: “Cuộc chiến bảo vệ biên giới nay đã được hơn 30 năm, đã đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử. Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK. Ta không dựng nên chuyện, đó là sự thật”.

- Như GS đã nói, thời gian cuộc chiến này đã đủ độ chín để đưa vào SGK. Vậy với thời điểm hiện nay, đưa chiến tranh biên giới vào SGK thì có ý nghĩa thế nào?

Nếu tính đến 2015 ra SGK mới thì lúc đó sự kiện này cũng đã được gần 40 năm. Đây là việc làm cần thiết đúng lịch sử, khách quan. Ta không thể quên sự kiện này được. Người Trung Quốc họ viết nhiều cuốn sách dày công khai về chiến tranh Việt Nam. Vậy tại sao ta không đưa cụ thể sự kiện này vào SGK để mọi người hiểu rõ hơn cuộc chiến tranh đó, giống như trước đây ta đã đưa thời phong kiến phương bắc vào sách. Vậy nên việc đưa sự kiện vào sách giáo khoa là chuyện bình thường để giáo dục cho thế hệ trẻ nếu không họ sẽ quên mất chúng ta chỉ có đánh Pháp, đánh Mỹ mà vấn đề bảo vệ biên giới, bảo vệ tổ quốc nhất là thời điểm hiện nay vấn đề biển đảo đang nhạy cảm. Do vậy, cần phải đưa vào.

Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 đã có rất nhiều người hy sinh như liệt sĩ Lê Đình Chinh. Hàng năm, kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đều nói nhiều đến các thương binh liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ nhưng các thương binh, liệt sĩ chiến tranh biên giới không nhắc tới. Chúng tôi những người dạy lịch sử rất lăn tăn. Do vậy, SGK mới cần đưa sự kiện này vào.

- Có ý kiến e ngại rằng nếu đưa cuộc chiến này vào SGK sẽ gây mất đoàn kết giữa hai nước láng giềng?


Chúng ta không sợ mất đoàn kết vì đây chỉ là một bộ phận người dân Trung Quốc gây chiến tranh chứ không phải tất cả nhân dân Trung Quốc làm giống như chiến tranh chống Mỹ trước đây chỉ một bộ phận gây ra chứ không phải cả nhân dân Mỹ. Chính nhân dân Mỹ cũng phản đối cuộc chiến tranh này.

- Sách lịch sử hiện nay cũng đã nêu đến sự kiện cuộc chiến biên giới nhưng còn sơ sài, ngắn gọn. Theo GS nếu đưa sự kiện này vào sách thì sẽ đưa thế nào?

Sách giáo khoa viết cách đây gần 10 năm ta đưa vào mức độ như vậy là vừa nhưng nay cần thay đổi.

Đây là sự kiện lớn nên cần đưa vào một mục lớn trong SGK để kỹ càng hơn. Tôi thấy sách giáo khoa lịch sử chúng ta hiện nay viết khiêm tốn về vấn đề này như sách nâng cao viết 13 dòng, SGK đại trà chỉ đưa gần 10 dòng và chỉ nêu sự kiện chính nhưng chưa mô tả mức độ tàn phá của chiến tranh đó. Cuộc chiến tranh mà Trung Quốc huy động 32 sư đoàn sang đánh 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Cuộc chiến đã tàn phá đất nước ta như thế nào? Hậu quả thế nào? Tại sao họ lại đưa quân sang đánh nước ta? Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu thế nào? Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và trả lời tại sao để học sinh hiểu bản chất của vấn đề. Người viết phải làm thế nào để tường thuật khách quan sự kiện và hấp dẫn người học.

Tôi biết sau 2015 sẽ có SGK mới. Tôi đề nghị cũng khó bổ sung ngay được nhưng nếu đưa vào thì từng mức độ khác nhau ở mỗi bậc học. Lớp 9 thì nội dung cấp độ này, lớp 12 thì cấp độ cao hơn, đưa kỹ hơn, sâu sắc hơn

- Vấn đề sách giáo khoa lịch sử người học cho rằng quá nặng và khô khan. Vậy đưa thêm vấn đề này vào nếu không khéo sẽ tiếp tục gây quá tải cho học sinh học, GS nghĩ thế nào ?


Đã là lịch sử phải có sự kiện, sự kiện phải có số liệu. Nếu viết lịch sử mà không có số liệu, không có sự kiện thì nó là chính trị. Lịch sử phải có ngày tháng, mô tả, tường thuật sự kiện. Để viết lịch sử hấp dẫn người học, đó là cái tài của người viết sách.

- Xin trân trọng cảm ơn GS!

GS Đinh Xuân Lâm, Hội Lịch sử Việt Nam: “Tôi rất tán đồng đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa vì đây là vấn đề quan trọng đứng về mặt lịch sử để khẳng định thực tế, để học sinh hiểu rõ lịch sử, tránh nghe những thông tin xuyên tạc. Tuy nhiên, lượng kiến thức đưa vào không cần nhiều, trình bày vừa phải, khách quan. Hội Sử học sẽ phối hợp với Bộ GD-DT để đổi mới về lịch sử trong sách giáo khoa”.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Chiếc bát sắt này thì đến bọn em vẫn dùng . Nhìn đến nó lại nhớ lại thời tay cầm bát, tay cầm đũa chân bước đều xuống nhà ăn ( tân binh thôi ). Nhỡ chú nào nghịch mà đội trôn bát lên đôi đũa quay quay A trưởng đá cho tung mông !

Tuy nhiên với những người lính chiến thì nó lại có nhiều ý nghĩa khác, nó cũng là một vật dụng gợi nhớ thời gian khổ của họ, chủ nhân của những chiếc bát có thể còn hoặc có thể đã hy sinh . Không thể so sánh với những chiếc bát bình thường vứt hoen rỉ gầm chạn được !

Các cụ không biết khi bác Vị xuyên gặp người đồng đội từng ôm khẩu cối 60 bắn hỗ trợ đơn vị bác ấy tấn công cao điểm 772 ngày 12/7/1984 . Bác ấy đã nghẹn ngào rơi nước mắt khi nhớ đến những người đồng đội của mình đã ra đi, nằm lại trên biên cương thế nào không ! Có những lúc em ngồi uống rượu cùng với các bác , những người CCB chỉ mải ôn lại kỷ niệm ngày xưa khi gặp nhau ( Nếu không tự nhiên như ruồi, chút bản năng kiểu lính còn sót lại mà hồn nhiên đánh chén, cứ ngồi nghe các bác chắc em chết đói mất ) dường như quên tất cả các cụ ạ !
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Chiếc bát sắt này thì đến bọn em vẫn dùng . Nhìn đến nó lại nhớ lại thời tay cầm bát, tay cầm đũa chân bước đều xuống nhà ăn ( tân binh thôi ). Nhỡ chú nào nghịch mà đội trôn bát lên đôi đũa quay quay A trưởng đá cho tung mông !

Tuy nhiên với những người lính chiến thì nó lại có nhiều ý nghĩa khác, nó cũng là một vật dụng gợi nhớ thời gian khổ của họ, chủ nhân của những chiếc bát có thể còn hoặc có thể đã hy sinh . Không thể so sánh với những chiếc bát bình thường vứt hoen rỉ gầm chạn được !

Các cụ không biết khi bác Vị xuyên gặp người đồng đội từng ôm khẩu cối 60 bắn hỗ trợ đơn vị bác ấy tấn công cao điểm 772 ngày 12/7/1984 . Bác ấy đã nghẹn ngào rơi nước mắt khi nhớ đến những người đồng đội của mình đã ra đi, nằm lại trên biên cương thế nào không ! Có những lúc em ngồi uống rượu cùng với các bác , những người CCB chỉ mải ôn lại kỷ niệm ngày xưa khi gặp nhau ( Nếu không tự nhiên như ruồi, chút bản năng kiểu lính còn sót lại mà hồn nhiên đánh chén, cứ ngồi nghe các bác chắc em chết đói mất ) dường như quên tất cả các cụ ạ !
Khà khà, Xế độp ơi là Xế độp.... nói làm chi khi người khác không trải nghiệm qua, không có chung hệ qui chiếu:D
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Hic. Em ở khu cầu giấy mà sáng thứ 7 phải trông f1.ko bít có trốn đi nghe chuyện của bác vx đc ko. Em thì trừ cuối tuần ra, ngày nao cung ok ạ
 

Phong Vân

Xe buýt
Biển số
OF-21552
Ngày cấp bằng
23/9/08
Số km
605
Động cơ
498,362 Mã lực
Em kính chào các cụ!
Phải nói thật lúc đầu đọc bài này e thấy cũng bt, nhưng càng xem, càng thấy mình thật thiếu thông tin nghiêm trọng, e hàng ngày hay đọc BBC hôm 17/2 e đọc BBC thấy nói hôm nay kỷ niệm ngày cuộc chiến BGPB, nhưng ko thấy các báo chính thống nào của VN đăng về ngày này, chỉ có một số báo nhỏ đăng...
Đến bản thân e, sinh ra và lớn lên tại HN, trung tâm VH & Chính trị... mà còn ko biết đến cuộc chiến năm 84, chỉ biết đến cuộc chiến năm 79, Thậy sự việc giáo dục lịch sử của chúng ta có rất nhiều vấn đề, e thấy hổ thẹn thay cho những người làm GD và cả những lãnh đạo cao hơn nữa...

Bản thân e, e xin được gửi đến các Anh, những Người Chiến sỹ, những anh hùng liệt sỹ nói chung và các AHLS chống quân Trung Quốc nói riêng sự Kính trọng, Khâm phục và Tự hào vì sự hy sinh của các anh cho Tổ quốc, cho Dân tộc.
Các anh hãy luôn tự hào vì thế hệ trẻ chúng e luôn nhớ đến công ơn của các anh, cho e xin được gọi tất cả các anh là những người Anh hùng!
Quả thực là là lứa hậu sinh cuối 7x đầu 8x như bọn em còn thiếu thông tin về cuộc chiến năm 1984 nếu không muốn nói là chả biết gì thật, chả trách lứa về sau thì còn mù tịt nữa. Suốt ngày hô khẩu hiệu Đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ nhưng chẳng có tí thông tin nào thì bọn em biết ơn thế nào cho phải? Gia đình em cũng đóng góp vào danh sách các liệt sĩ hy sinh qua các cuộc chiến tranh vệ quốc nhưng việc biết ơn thực sự là do tình cảm máu mủ và tình đồng đội chứ việc biết ơn về sự hy sinh xương máu cho sự toàn vẹn lãnh thổ chưa được sắc nét cho lắm. Chính vì thế lớp hậu sinh chúng em rất muốn biết rõ để việc biết ơn được sâu sắc hơn.
Cụ Vị Xuyên là người trong cuộc, cụ giúp mọi người vụ này nhé. Em cám ơn cụ rất nhiều.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Khà khà, Xế độp ơi là Xế độp.... nói làm chi khi người khác không trải nghiệm qua, không có chung hệ qui chiếu:D
Nhân chuyện bát sắt, em đố cụ cái gọi là chiến thuật "đầy vơi đầy, nhanh nhanh chậm" là dế lào? =))
Lại nữa, đố cụ biết bát sắt "dân dụng" với bát "quân dụng" có điểm gì khác nhau? ;))

Sang tuần mời anh Thắng đi làm giám khảo luôn nhé! (b)
 

ltgbau

Xe tăng
Biển số
OF-14433
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
1,814
Động cơ
535,711 Mã lực
He, quả đầy vơi đầy, nhanh nhanh chậm thì em biết. Chiến thuật bát đầu đơm đầy ụ, ăn thật nhanh, tiếp theo làm bát vơi, cũng ăn khẩn trương (bát này mà tham ăn đầy thì xong cũng hết cơm luôn), tranh thủ bát thứ 3 thì lại đơm thật đầy, ăn thủng thẳng thôi vì nó là bát cuối cùng rồi mà :D Vậy theo chiến thuật này sẽ được 2 bát đầy, 1 bát vơi, tham thì chỉ được 2 bát đầy là cùng ạ :21:
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,853
Động cơ
3,307,561 Mã lực
Em vốn ít thời gian, hầu như chỉ vào OF lúc tối khua. Đêm qua em mất gần tiếng đồng hồ mới post xong chục cái ảnh từ báo nước ngoài, loại hầu như chưa thấy bao giờ, dịch cả lời tựa dẫn dắt rất hay mà em cho là khá có giá trị, không hề phạm luật gì! Thế mà mốc bem mất, lại giữ ảnh mấy cái bát gỉ, loại mà trong chạn nhà em vẫn còn vài cái, ai cũng biết. Tiếc công quá ^:)^.
Cũng là con mắt để nhìn.
Cụ chỉ nhìn thấy có cái bát sắt gỉ nhưng người khác còn nhìn thấy một thời hào hùng, bi tráng của những người chiến sĩ đấy.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
He, quả đầy vơi đầy, nhanh nhanh chậm thì em biết. Chiến thuật bát đầu đơm đầy ụ, ăn thật nhanh, tiếp theo làm bát vơi, cũng ăn khẩn trương (bát này mà tham ăn đầy thì xong cũng hết cơm luôn), tranh thủ bát thứ 3 thì lại đơm thật đầy, ăn thủng thẳng thôi vì nó là bát cuối cùng rồi mà :D Vậy theo chiến thuật này sẽ được 2 bát đầy, 1 bát vơi, tham thì chỉ được 2 bát đầy là cùng ạ :21:
Trời! Em tranh thủ xin tài trợ để ọp chui đầu xuân, vậy mà cụ lại phán thẳng ra thế này thì làm sao ae gặp nhau được! :(
Thôi! Coi như là cụ trúng thưởng rồi. Em đề nghị cụ Vị Xuyên tổ chức một hôm trao giải nhỉ. =))
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,853
Động cơ
3,307,561 Mã lực
Chiếc bát sắt này thì đến bọn em vẫn dùng . Nhìn đến nó lại nhớ lại thời tay cầm bát, tay cầm đũa chân bước đều xuống nhà ăn ( tân binh thôi ). Nhỡ chú nào nghịch mà đội trôn bát lên đôi đũa quay quay A trưởng đá cho tung mông !

Tuy nhiên với những người lính chiến thì nó lại có nhiều ý nghĩa khác, nó cũng là một vật dụng gợi nhớ thời gian khổ của họ, chủ nhân của những chiếc bát có thể còn hoặc có thể đã hy sinh . Không thể so sánh với những chiếc bát bình thường vứt hoen rỉ gầm chạn được !

Các cụ không biết khi bác Vị xuyên gặp người đồng đội từng ôm khẩu cối 60 bắn hỗ trợ đơn vị bác ấy tấn công cao điểm 772 ngày 12/7/1984 . Bác ấy đã nghẹn ngào rơi nước mắt khi nhớ đến những người đồng đội của mình đã ra đi, nằm lại trên biên cương thế nào không ! Có những lúc em ngồi uống rượu cùng với các bác , những người CCB chỉ mải ôn lại kỷ niệm ngày xưa khi gặp nhau ( Nếu không tự nhiên như ruồi, chút bản năng kiểu lính còn sót lại mà hồn nhiên đánh chén, cứ ngồi nghe các bác chắc em chết đói mất ) dường như quên tất cả các cụ ạ !
Thời em vào trường Quân chính cuối năm 1986 thì cái bát sắt B52 này được gọi là bát mất đoàn kết.
Đa số học viên ăn bát sứ, có vài ông đi ăn cơm nhà bếp mà ăn bát này thì không được lòng anh em trong mâm :))
Một lần bọn em thử chậu cơm mâm 6: đơm được 12 bát B52 hoặc 16 bát sứ Hải Dương
 

buonchuoi

Xe tăng
Biển số
OF-9454
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
1,056
Động cơ
545,506 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
hà lội
Nhân chuyện bát sắt, em đố cụ cái gọi là chiến thuật "đầy vơi đầy, nhanh nhanh chậm" là dế lào? =))
Lại nữa, đố cụ biết bát sắt "dân dụng" với bát "quân dụng" có điểm gì khác nhau? ;))

Sang tuần mời anh Thắng đi làm giám khảo luôn nhé! (b)
THưa cụ một người ăn kiểu này thì thế nào cũng ăn thêm cái muôi nhôm vào mặt lắm trước bọn em đánh nhau cũng vì chiến thuật này ,,,chứ ae cùng khu thì cứ thong thả mà ăn
 

Tan Hội

Xe hơi
Biển số
OF-28059
Ngày cấp bằng
31/1/09
Số km
125
Động cơ
485,173 Mã lực
Lại nữa, đố cụ biết bát sắt "dân dụng" với bát "quân dụng" có điểm gì khác nhau? ;))
Khác nhau là bát 'quân dụng' ở dưới đế bát có 1 lỗ tròn cỡ như lỗ chìa khoá...
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,152
Động cơ
454,561 Mã lực
Thời em vào trường Quân chính cuối năm 1986 thì cái bát sắt B52 này được gọi là bát mất đoàn kết.
Đa số học viên ăn bát sứ, có vài ông đi ăn cơm nhà bếp mà ăn bát này thì không được lòng anh em trong mâm :))
Một lần bọn em thử chậu cơm mâm 6: đơm được 12 bát B52 hoặc 16 bát sứ Hải Dương


Nếu cụ vào trường Quân chính quân khu thủ đô đóng ở Đường Lâm thì không khéo đi sĩ quan dự bị đợt cuối cùng với tớ tháng 9/1986. Tháng 9/1979 đang học đại học thì bọn tớ vào bộ đội theo lệnh tổng động viên để đưa lên biên giới đánh Tàu, nhưng đến tháng 11/1979 huấn luyện tân binh và làm lính thông tin xong, chắc thấy tình hình bọn Tàu không đánh ồ ạt sang ta nên lại cho bọn tơ giải ngũ về đi học tiếp. Hồi năm 1979 khi huấn luyện phải bắn 2 bài súng AK đạn thật, ném lựu đạn thật, hành quân leo núi toàn các đỉnh cao gần như núi Ba Vì, ăn bo bo và sắn suốt, học tính năng thiết bị thông tin và thuộc lòng gần một chục bản mật mã cho máy 2 oát. Ngày nào các cụ câps trên cũng dọa chuẩn bị sẵn sàng để bốc lên xe vọt thẳng biên giới.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Khác nhau là bát 'quân dụng' ở dưới đế bát có 1 lỗ tròn cỡ như lỗ chìa khoá...
Làm giề mờ to thía.
Cái lỗ í chỉ to cỡ cái đầu đũa thui. Để xỏ dây đeo.
Xưa em phải dùng loại bát B52 này mãi. Hàng Tầu có, mờ hàng Hải phòng cũng có nốt.
Ah. Em đố các cụ nha.
1 Cái bát B52 đong đầy gạo thời được bi nhiêu nhẩy ???
:)
 

GB1

Xe tăng
Biển số
OF-53528
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
1,294
Động cơ
462,190 Mã lực
Nơi ở
Ngày ở gần hồ con Rùa, tối về gần hồ con Ốc.
Hôm qua em đi cùng một cụ nữ U70 cựu cán bộ cấp trung ương, chuyện loanh quanh có đề cập đến đánh khựa 79, em có có hỏi "cô có biết năm 84 trên biên giới cũng đánh nhau căng thẳng lắm không?", cụ ấy bảo "thế àh, cô không biết". Cụ ấy còn kể thời đấy khựa treo giải lấy đầu của Chủ tịch Hội Phụ Nữ tỉnh Lạng Sơn (có nói tên nhưng em quên) rất cao vì cụ Chủ tịch HPN này rất tích cực thăm hỏi động viên lính mình đánh khựa.
 

lulalulong

Xe hơi
Biển số
OF-82558
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
177
Động cơ
414,906 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Làm giề mờ to thía.
Cái lỗ í chỉ to cỡ cái đầu đũa thui. Để xỏ dây đeo.
Xưa em phải dùng loại bát B52 này mãi. Hàng Tầu có, mờ hàng Hải phòng cũng có nốt.
Ah. Em đố các cụ nha.
1 Cái bát B52 đong đầy gạo thời được bi nhiêu nhẩy ???
:)
Cháu trả lời phát: Nếu đong đầy thì được 0,5kg (vì ngày xưa ở quê đi đong gạo quy định vậy).
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,152
Động cơ
454,561 Mã lực
Nhân chuyện bát sắt, em đố cụ cái gọi là chiến thuật "đầy vơi đầy, nhanh nhanh chậm" là dế lào? =))
Lại nữa, đố cụ biết bát sắt "dân dụng" với bát "quân dụng" có điểm gì khác nhau? ;))

Sang tuần mời anh Thắng đi làm giám khảo luôn nhé! (b)


Bát sắt quân dụng gọi là bát B52 đựng được nửa cân gạo và bên ngoài sơn màu xanh lá cây sẫm (Màu vỏ dưa hấu), bên trong sơn màu trắng. Bát sắt dân dụng có 2 loại (Có từ cách đây khoảng 40 năm): Loại to thì cũng to bằng bát sắt quân dụng, nhưng sơn màu trắng có hình đôi bông hoa mai hồng ở hai bên và mép trên sơn màu xanh lam, còn loại nhỏ thì to bằng bát ăn cơm bằng sứ chứa được khoảng 3,3 lạng gạo, nhưng bên ngoài sơn vằn vện loang lổ màu trắng và màu xanh lam, bên trong sơn trắng.
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top