[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,494 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nhân chuyện bát sắt, em đố cụ cái gọi là chiến thuật "đầy vơi đầy, nhanh nhanh chậm" là dế lào? =))
Lại nữa, đố cụ biết bát sắt "dân dụng" với bát "quân dụng" có điểm gì khác nhau? ;))

Sang tuần mời anh Thắng đi làm giám khảo luôn nhé! (b)
May cho cụ ná, tí chết với em:-"

He, quả đầy vơi đầy, nhanh nhanh chậm thì em biết. Chiến thuật bát đầu đơm đầy ụ, ăn thật nhanh, tiếp theo làm bát vơi, cũng ăn khẩn trương (bát này mà tham ăn đầy thì xong cũng hết cơm luôn), tranh thủ bát thứ 3 thì lại đơm thật đầy, ăn thủng thẳng thôi vì nó là bát cuối cùng rồi mà :D Vậy theo chiến thuật này sẽ được 2 bát đầy, 1 bát vơi, tham thì chỉ được 2 bát đầy là cùng ạ :21:
Tại cụ mà em hụt mất bữa nhậu, cụ đền đề:!!
 

likecar&trips

Xe tăng
Biển số
OF-131467
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
1,618
Động cơ
389,080 Mã lực
Nơi ở
Bên kia bờ sông Đuống
Hôm qua em đi cùng một cụ nữ U70 cựu cán bộ cấp trung ương, chuyện loanh quanh có đề cập đến đánh khựa 79, em có có hỏi "cô có biết năm 84 trên biên giới cũng đánh nhau căng thẳng lắm không?", cụ ấy bảo "thế àh, cô không biết". Cụ ấy còn kể thời đấy khựa treo giải lấy đầu của Chủ tịch Hội Phụ Nữ tỉnh Lạng Sơn (có nói tên nhưng em quên) rất cao vì cụ Chủ tịch HPN này rất tích cực thăm hỏi động viên lính mình đánh khựa.
Thiện tai, thiện tai...dù gì cũng là chức sắc Lờ Đờ mà lại quan liêu thể nhỉ?
Mãi đến năm 1992 em đi lính nghĩa vụ tại TĐ 141 sư 312 còn được nghe cán bộ trung đội kể chuyện vị xuyên 84 (em ko nhớ rõ lắm hình như là T84 thì phải) với mục đích răn lính trong lúc huấn luyện tân binh : thao trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,494 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thiện tai, thiện tai...dù gì cũng là chức sắc Lờ Đờ mà lại quan liêu thể nhỉ?
Mãi đến năm 1992 em đi lính nghĩa vụ tại TĐ 141 sư 312 còn được nghe cán bộ trung đội kể chuyện vị xuyên 84 (em ko nhớ rõ lắm hình như là T84 thì phải) với mục đích răn lính trong lúc huấn luyện tân binh : thao trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu.
MB84 cụ ạ.
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Hồi đó, Trung Cẩu treo giá 4.000 nhân dân tệ cho cái đầu của sĩ quan ta, còn đánh hơi thấy sắc áo của đặc công hoạt động chỗ nào là nó bắn pháo,cối, hỏa tiễn H12 trùm kín cao điểm suốt mấy giờ liền, không biết giá của cái đầu Chủ tịnh Hội Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn giá bao nhiêu nhẩy?


Hình như chú thích là: Pháo phản lực H12 của Trung quốc bị sư đoàn 316 thu được tháng 3 năm 1979 tại Lào cai.​
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Hình như chú thích là: Pháo phản lực H12 của Trung quốc bị sư đoàn 316 thu được tháng 3 năm 1979 tại Lào cai.[/CENTER]
Chú Thích ghi : Pháo phản lực H12 - Trung Quốc chế tạo. Sư đoàn 316 thu ở Lào Cai trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc Việt Nam, tháng 3-1979
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,494 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Có mấy cái hình về Dê cu dê ca




 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
không hiểu hồi ấy ng ta gọi cây SA-25 của tiệp kia là gì nhể
dưới thì rõ là type 56 òi
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,494 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Đây là đoạn trích hồi tưởng của CCB VT378 trên QSVN về khoảng lặng sau những cuộc chiến:


...Đầu năm 1980,đơn vị tôi cùng với 3 đơn vị khác nữa được trên giao nhiệm vụ:Quy tập các liệt sỹ hy sinh còn nằm rải rác khắp mặt trận.Để đề phòng quân Trung quốc tái đánh ta lần 2, nên công việc này được tiến hành khẩn trương.Đội hình mỗi tổ quy tập gồm:Tổ cảnh giới 3 người,công binh 3,quân y và tổ quy tập 8-10 người

Hiện trường quy tập là những nơi xảy ra các trận đánh năm 1979,khi tiếp cận tổ cảnh giới triển khai đề phòng địch phục kích.Công binh kiểm tra rà gỡ mìn,anh em liệt sĩ thời gian hy sinh mới được vài tháng đến một năm.Nên chưa "Sạch" ,nhất là những anh em hy sinh ở trận địa địch,chúng chôn ở bên ngoài chiên hào .Số này hầu như chưa phân hủy hết nên việc cất bốc rất là khó khăn,khi đào bới còn phải đề phòng địch gài chất nổ bẫy ta.Nhưng thực chất tổ chúng tôi cất bốc hơn 20 liệt sỹ ,nhưng không gặp trường hợp nào bị gài nổ

Khi đã đưa được thi thể LS lên khỏi hố chôn,anh em trong tổ cho thi hài (Gọi là thi hài,chứ chưa thể gọi là hài cốt được,vì chưa phân hủy hết) vào chiếc túi ni lon đặc biệt,rất dai dài hơn 2m và buộc túm đầu túi lại.sau cho lên võng cáng về nghĩa trang.

Ven trận địa địch,chúng thường dồn hết số anh em ta hy sinh trong trận đánh vào cả một hố.Công việc này,người lính đi làm trang bị rất đơn giản,chỉ có khẩu trang ,găng tay rồi lọ nước hoa hoặc chai cồn xoa vào người để át đi mùi tử khí.Quân thay liên tục,có người đang đào vì không chịu nổi áp lực nên bỏ chạy về đơn vị,dù biết rằng việc đang làm không chỉ là nhiệm vụ mà còn là tình nghĩa....Trong những ngày đó dù với là ai cũng là thử thách thực sự,khi về quần áo thay giặt ở một nơi xa,xà phòng được ưu tiên cấp nhiều ,tắm kì cọ dù rất kĩ.Nhưng mùi của tử sĩ vẫn như đâu đây,nếu anh nuôi bổ hộp thịt thì tất cả không ai nói ra.Nhưng đều hình dung như những gì chưa tiêu hết trên thân thể L/S

Trong quy tập chúng tôi chứng kiến rất nhiều trường hợp L/S hy sinh rất thương tâm như:Có L/S bị địch bắn vào đầu nát bét trong khi tay vẫn bị trói,có đồng đội ta bị thương trườn xuống suối uống nước rồi hy sinh.Thân nửa dưới nước nửa trên cạn,hoặc có trường hợp hy sinh trên mặt đất dốc,khi hoại tử phần đầu lăn xuống khe lũ cuốn đâu mất.Số liệt sỹ quy tập,hầu hết là không biết tên tuổi vì để giữ bí mật nên trong tác chiến chiến sỹ không mang giấy tờ gì.Mặc dù mỗi L/s khi cất bốc chúng tôi đều cố gắng xác định tên tuổi...

Sau gần 3 tháng,công việc quy tập phải dừng do bên kia quân TQ lại có hành động gây hấn bắn pháo sang ta.Tuy vậy gần chục thi hài quân TQ mà chúng tôi phát hiện và gom lại,chuyển ra giáp đường biên,cấp trên cho bắn truyền đơn sang báo để họ lấy về chôn cất thể hiện tinh thần nhân đạo của quân đội Việt nam chúng ta

Các anh em hy sinh,dù nay có về được nghĩa trang nhưng không tên,không tuổi .Thật là đau xót,khi người thân viếng nghĩa trang ,có khi đứng cạnh mộ con em mình mà không biết.Chưa kể những ai còn nằm đâu đó trên vùng rừng núi heo hắt...
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Báo Dân Trí cũng bắt đầu "thăm dò" nhưng vẫn còn rụt rè lắm .

“Có chàng trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo”

(Dân trí) - Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những trang giữ nước hào hùng. Cùng với việc Kỉ niệm 40 năm Hiệp định Pari và trận Điện Biên Phủ, 45 năm Mậu thân… Xin trân trọng giới thiệu bài thơ về một thời hào hùng bảo vệ biên cương Tổ quốc 2/1979.



Thị xã ra quân

Thị xã mình sáng nay ra quân
Tháng Ba đang mùa hoa gạo đỏ
Những phố, đường đêm qua như chẳng ngủ
Thức dậy sớm hơn mọi ngày

Những nhà có con đi sáng nay
Lục tục đỏ đèn từ mờ đất
Hàng xóm hỏi nhau thân mật
- Phố mình sáng nay mấy đứa ra đi?

Không giống ông bà mình tiễn nhau xưa kia
Chỉ lặng im, bịn rịn…
Không giống mẹ tiễn cha thuở nào đi trận
Bâng khuâng, thèn lẹn, dặn dò…

Thị xã mình sáng nay tiễn đưa
Cái háo hức nhân lên, niềm vui chia để lại
Con trai con gái
Nghe họ cười, không đoán nổi ai đi…

Ngã ba phố mình thênh thang mọi khi
Sáng nay ứ dòng xe cộ
Sáng nay đò sang bến chợ
Nhường cho khách lên đường

Mậu dịch bách hóa mở sớm hơn ngày thường
Đông con gái vào mua bút, sổ
Chị bưu điện luôn tay, lòng cởi mở
Trao tập phong bì và những con tem
Thị xã rộn lên
Chẳng ai biết tiếng loa nhắc gì trong hội trường nhà văn hóa
Cứ nghe rôm rả
Chuyện quân ta chống trả giặc thế nào

Đêm qua đài đưa tin biên giới rất lâu
Từ hôm tổng động viên bao nhiêu lá đơn gửi về Thị ủy…
Biên giới trở thành thiêng liêng trong suy nghĩ
Tiếng súng kéo khoảng trời gần hơn…

Chưa bao giờ máu gửi nhiều theo những lá đơn
Chưa buổi lên đường nào tình nguyện đông như vậy
Sông Đà tháng ba – mùa hoa gạo cháy
Đuốc non sông hừng hực lửa căm hờn

Tiễn những người con lên phía biên cương
Có tình thương trong gói cơm của mẹ
Có dáng tiễn đưa còng lưng của bà
Có cuốn sổ lưu niệm chật lời bè bạn
hẹn gặp cùng trên biên giới xa.

Và ra đi sáng nay tháng Ba
Có chàng trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo.

Nguyễn Thị Mai

BLOG Người yêu thơ!
Nhà thơ Nguyễn Thị Mai nguyên là cán bộ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Giảng viên chính Học viện phụ nữ Trung ương. Bài thơ được viết năm 1979 khi tác giả đang là giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình như lời chị tâm sự: “Cho các em học sinh của tôi ngày lên đường đánh quân xâm lược”.
Nhà thơ Bùi Hoàng Tám tuyển chọn và giới thiệu.


Nguồn: http://dantri.com.vn/blog/co-chang-trai-bong-doc-to-bai-binh-ngo-dai-cao-699435.htm
--------

Và thêm bài bình thơ về 1979 :D

Những áng thơ bi hùng chưa bao giờ nguội tắt

(Dân trí)- Bấy lâu, người ta cho rằng, thơ ca đã mất vị thế giữa đời sống báo chí ồn ào. Sáng nay, Dân trí đăng tải bài thơ “Thị xã ra quân” đã thu hút rất đông độc giả và lượng “comment” chia sẻ. Để nhận ra, những áng thơ bi hùng vẫn cháy sức sống riêng...

… “Tiễn những người con lên phía biên cương
Có tình thương trong gói cơm của mẹ
Có dáng tiễn đưa còng lưng của bà
Có cuốn sổ lưu niệm chật lời bè bạn
hẹn gặp cùng trên biên giới xa.
Và ra đi sáng nay tháng Ba
Có chàng trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo…”

Những câu thơ vừa hào hùng vừa giản dị. Vừa hừng hực, sục sôi vừa lắng đọng nỗi niềm. Vừa tràn đầy niềm tự tôn dân tộc vừa nghẹn ngào nỗi đau mất mát. Bài thơ “Thị xã ra quân” làm sống dậy hình ảnh đất nước bi tráng trước cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Bài thơ đăng trên báo điện tử Dân trí đã thu hút đông đảo bạn đọc và những lời comment chia sẻ. Rất đông độc giả đã bày tỏ sự xúc động, thiêng liêng, trước mỗi câu thơ.

Độc giả Trần Quang Long bày tỏ “Cảm ơn chị Mai! bài thơ thật là hay, mang đậm lòng yêu nước của những người con Việt Nam....tất cả chúng ta hãy chung sức, chung tay sẵn sàng hành động quên mình khi Tổ Quốc chúng ta cần!”. Cùng chung ý kiến như độc giả Trần Quang Long, những độc giả ký tên ngắn gọn như Hùng, Đông, đều đưa ý kiến, “Hay quá”, “Đọc thơ tôi lại nhớ tới một thời máu lửa, cảm ơn tác giả”, hay “Hay, rất hay, bài thơ cho tôi thấy nhớ một thời hào hùng của dân tộc, nhớ tới các anh tôi lên đường bảo vệ biên cương của tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Cảm ơn tác giả”.

Bên cạnh những độc giả chia sẻ về ký ức sống dậy với kỷ niệm về cha, anh và một thời máu lửa của dân tộc, đông đảo những độc giả khác bày tỏ sự xúc động, nghẹn ngào.

Độc giả Đào Thị Anh Thương viết “Tôi thấy nghẹn ngào khi đọc bài thơ này”. Độc giả Hoàng Giang chia sẻ “Bài thơ hay, cảm động, và hào sảng quá. Không kẻ thù nào có thể thôn tính được dân tộc Việt Nam”. Độc giả ký tên Nam bày tỏ “Tuyệt vời báo điện tử "Dantri", đề tài mà nhiều người còn cho la nhạy cảm thì đã được đăng ở đây. Nhiều báo mạng nên học tập”.

“Bài thơ thật giản dị, nhưng đầy sâu lắng, rất đời thường mà hừng hực hờn căm. Một bài thơ như kiếm sắc, một nhà thơ cũng biết xung phong” là ý kiến của độc giả ký tên Lucky.

“Chẳng biết diễn tả thế nào, chỉ thấy cảm xúc ngập tràn, rất tự hào về dân tộc ta, về chí khí của những người con đất Việt”- độc giả Monasterie viết.
Xúc động hơn cả có lẽ là những độc giả như Lê Văn Trung. Anh chia sẻ “Là một người lính trực tiếp tham gia năm 1979 trên biên giới Lai Châu và 1984 trên biên giới Hà Giang. Tôi thấy bài thơ này thật hay, nên được phổ biến rộng cho thế hệ trẻ được biết để không quên đi hàng ngàn Liệt sỹ đã vì đất nước này mà ngã xuống nơi biên giới . mong rằng đừng vì những con gà thải loại hay vì những những lợi ích kinh tế của cá nhân mà đang tâm bỏ đi những trang sử hào hùng nhưng bi thương của dân tộc”. Hay như độc giả Vh viết “Thật cảm động . Tôi đã trải qua cảm giác đó và bài thơ đầu tiên trong cuốn sổ tay của tôi cung là bài Bình ngô đại cáo. Khi chúng tôi lên đường có một chút gì đó vấn vương nhưng xa hơn đó là tổ quốc đó là sự tự hào khi đươc cầm súng bảo vệ quê hương. Đọc bài thơ tôi có cảm giác sống lại nhưng tháng năm hào hùng đó. Xin cảm ơn tác giả. Chúc chị năm mới manh khoẻ, công tác tốt”.

“Bài thơ này hay quá! nó phản ánh đúng không khí hào hùng và tinh thần yêu nước của cả dân tộc, nhất tề trên dưới một lòng trong những năm tháng đó(tương tự như thời của những Bình Ngô đại cáo, Hịch Tướng Sỹ, Bài thơ thần v.v.)”- độc giả Phương An Nam chia sẻ.

Bày tỏ sự xúc động, niềm tự hào dân tộc và những ký ức không quên, nhiều độc giả còn đưa ra ý kiến “Một bài thơ thật hay và xúc động. Tiếc là bài thơ ấy không được đăng đàn trên các kênh giáo dục chính thức của các trường phổ thông. Quê tôi 26/2 này cũng ra quân. Nếu như ai đó biết và đọc bài thơ này tại ngày hội tòng quân hôm ấy thì ý nghĩa biết bao”- độc giả Duy Cảnh viết.

Độc giả Phùng Xuân Luyến đưa ra những lời bình xúc động, chân thành “Là một bài thơ. Nhưng không hẳn chỉ là bài thơ, bên trong những vần thơ ẩn chứa một tinh thần, một bầu nhiệt huyết, sự hồn nhiên và vô tư cùng đó là lòng quyết tâm cháy hết mình của tuổi 18 đôi mươi, tình cảm gia đình, làng xóm, chính quyền và tình cảm đôi lứa. chỉ một câu trước thôi khi ta đọc ta thấy thật trẻ thật vui, nhưng chỉ ngay ở câu sau thôi chúng ta lại có một cảm xúc khác, cảm xúc của người con đất việt, cảm xúc của tình mẫu tử, nhưng hơn hết tất cả đều tự hào và vui sướng khi được đúng trong hàng ngũ Quân nhân. Hãy nói với quân xâm lược rằng: "Cả dân tộc Việt Nam luôn đồng lòng tiêu diệt giặc ngoại xâm để giữ chủ quyền dân tộc". đó là cái chất rất Việt Nam. Riêng tôi tự thấy mình sẽ càng phải hoàn thiện mình hơn sẽ càng phải ý thức hơn trong cuộc sống và nâng cao tinh thần sống vì cộng đồng, sống vì lý tưởng cao đẹp và sống tốt vì ta được sống trong thời bình”.
…..
Bản thân những người làm báo chúng tôi cũng thực sự xúc động trước bài thơ, và còn xúc động nhiều hơn khi ngồi đọc từng comment của độc giả. Chúng tôi hiểu ra rằng, những áng thơ bi hùng chưa bao giờ nguội tắt, niềm tự hào-tự tôn dân tộc vẫn hừng hực cháy từ thế hệ này sang thế hệ khác để dân tộc Việt ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng luôn sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.

Nhớ lại những câu thơ “Có buổi vui sao cả nước lên đường”, “Đường ra trận mùa nay đẹp lắm”, để thêm tin vững vàng, “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất”./.
H.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/van-hoa/nhung-ang-tho-bi-hung-chua-bao-gio-nguoi-tat-699651.htm
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cao nhất là tình yêu Tổ quốc

TN 24/02/2013 3:25

Thơ có thể viết “về tất cả và cho tất cả” như Paul Eluard đã nói. Nhưng thơ Việt bao giờ cũng đặt lên cao nhất tình yêu Tổ quốc và tình yêu đồng bào mình. Đó là hai đợt sóng của trách nhiệm, của sự tự nguyện dấn thân và khí khái trong thơ Việt.

Ngày 26.2.1285, dũng tướng Trần Bình Trọng bị giặc Nguyên bắt khi đang chiến đấu đã thét vào mặt quân xâm lược: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc!”.

Sau 694 năm, ngày 17.2.1979, thượng úy Đỗ Sĩ Họa (Đồn 209, Bộ đội biên phòng Quảng Ninh) đã dõng dạc trước “biển người” quân xâm lược Trung Quốc đang bao vây: “Người Việt Nam không biết quỳ gối đầu hàng, chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết!”.

Sau 703 năm, ngày 14.3.1988, thiếu úy Trần Văn Phương trong khi bảo vệ đảo đá Gạc Ma đã quấn lá cờ Tổ quốc vào thân mình và hô to trước khi hy sinh: “Không được lùi bước trước quân thù! Hãy để máu chúng ta thấm lá cờ Tổ quốc!” .

Người Việt Nam là vậy, dù là một vị tướng hay chỉ là một người lính, dù sống cách nhau trên dưới 700 năm, thì trước kẻ thù, câu trả lời đều rất giống nhau. Những câu nói mà người Việt không bao giờ quên!

Đó cũng là sự ghi nhớ và câu trả lời của thơ Việt trước mọi kẻ thù của đất nước. Đặng Dung từng viết: “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch/Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma (Thù nước chưa xong đầu đã bạc/Gươm mài bóng nguyệt xiết bao dài” (Thuật hoài).

Nguyễn Trãi từng viết: “Bui một tấc lòng ưu ái cũ/Ngày đêm cuồn cuộn nước triều Đông” (Thuật hứng, số 50).

Và Xuân Diệu: “Yêu với căm hai đợt sóng ào ào/Vỗ bên lòng dội mãi tới trăng sao”(Những đêm hành quân).

Không được phép quên

Với đất nước Việt Nam mà lịch sử là tiếp nối những cuộc chiến tranh chống xâm lược, thì nói “yêu”, biết yêu là chưa đủ, còn phải nói “căm” và biết căm nữa. Đó là hai đợt sóng dội lên trong thơ Việt suốt hàng nghìn năm nay. Và sẽ còn tiếp tục, một khi kẻ thù vẫn rình rập xâm hại chủ quyền Tổ quốc ta.

Ai mà không rơi nước mắt khi đọc câu thơ này của Chế Lan Viên: “Tổ quốc như bà mẹ nghèo thì thầm cùng tôi qua nước mắt”. Khi nhà thơ cảm nhận tới tận cùng đớn đau, tận cùng yêu thương Tổ quốc như người mẹ của mình, thì thơ không bao giờ quên lãng. Không được phép quên!

Thơ có thể viết “về tất cả và cho tất cả” như Paul Eluard đã nói. Nhưng thơ Việt bao giờ cũng đặt lên cao nhất tình yêu Tổ quốc và tình yêu đồng bào mình. Đó là hai đợt sóng của trách nhiệm, của sự tự nguyện dấn thân và khí khái trong thơ Việt.

“Ngày thơ” rằm tháng giêng hằng năm là để nhắc nhở chúng ta tinh thần tự nguyện dâng hiến những gì tốt đẹp nhất của chúng ta cho Tổ quốc mình. Những cuộc chiến tranh chống xâm lược đã qua, cuộc chiến gần nhất cũng đã cách hôm nay 34 năm. Hơn mọi dân tộc khác, dân tộc Việt Nam chịu bao đau thương khốn khổ vì chiến tranh, chỉ muốn được sống yên ổn trong hòa bình. Nhưng yên ổn không đồng nghĩa với lãng quên hay vô ơn. Trong Thế chiến thứ hai, nữ thi hào Nga Olga Berggoltz đã viết hai câu thơ về sau được khắc trên tất cả các đài tưởng niệm cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại: “Không một ai bị lãng quên/Không một cái gì bị quên lãng”.

Khi máu các liệt sĩ đã thấm xuống từ những ngọn núi biên cương mù sương Cao Bằng, Hà Giang tới tận cùng những đảo chìm đảo nổi Hoàng Sa, Trường Sa, ở bất cứ nơi nào trên thân mình Tổ quốc, thì ở đó, “Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra” (Nguyễn Việt Chiến). Tổ quốc được tái sinh liên tục như thế. Và trường tồn.

Không có sự hy sinh nào cho Tổ quốc mà bị lãng quên, dù vô tình hay cố ý.

Thơ Việt luôn đồng hành với lòng yêu nước và sự biết ơn. Đã biết ơn thì không bao giờ quên lãng. Đã yêu nước thì phải biết Tổ quốc mình đang ở “nơi đầu sóng”, và biết kẻ thù của Tổ quốc mình là ai. Những ghi nhớ bằng thơ về lòng dũng cảm và đức hy sinh của người Việt qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược từ hàng nghìn năm nay đã và sẽ là những tượng đài trong lòng người dân Việt. Thơ yêu nước sẽ được những người yêu nước ghi nhớ. Thơ nhớ ơn Tổ quốc mình, nhân dân mình sẽ được những người biết ơn ghi nhớ:

“Tôi cùng xương cùng thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao”
(Xuân Diệu - Những đêm hành quân).

Đó là một cam kết bằng máu của thơ Việt với nhân dân mình.

Thanh Thảo

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130223/cao-nhat-la-tinh-yeu-to-quoc.aspx
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,494 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
...Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
...

( Nguyễn Đình Thi)


[video=youtube;xhm6DVsFRGo]http://www.youtube.com/watch?v=xhm6DVsFRGo[/video]
 

dop_con_mec

Xe tải
Biển số
OF-179154
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
344
Động cơ
341,680 Mã lực
Tuổi
28
Tiếng Quê

Ầm ì biển nổi sóng cồn
Nghe như tử sĩ gọi hồn đâu đây..
Tiếng hờn xé gió, bạt mây
Đọng thành mưa hận rơi đầy khắp sân
Quê xa bất chợt hóa gần
Níu hồn dạo khúc cuồng âm quốc thù
Ngả nghiêng ta giấc chân như
Lạc thần đắm giữa mịt mù cõi đêm

Việt Đường
(12/01/2008)
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Nhân ngày Thơ Việt Nam 24/02

TÔI, CHIẾC LÁ KHÔ CUỐI CÙNG...
Nguyễn Quốc Hùng ( Hải Phòng )
Ccb trung đoàn 754 ( Mặt trận Vị Xuyên, Hà Tuyên )

(Khai bút đầu xuân Quý Tị)

Tôi đi tìm tôi hỏi ai có biết?
Chỉ thấy lắc đầu nhẹ như bị hỏi đùa
Hỏi mẹ tôi, mẹ ơi có nhớ
Bóng thời gian đâu đó ở cuối sân
Tôi kể cho các cháu, tôi là ai
Mẹ chúng bảo bác đọc tiểu thuyết
Tiểu thuyết là bịa
Thế ra tôi là bịa,
tôi không là tôi,
là hư ảo,
là đường biên giữa có và không.

Tôi quờ tay trong đêm tối tìm đường ranh giới
May sao nhặt được mẩu lá khô khét mùi thuốc pháo
Cả H6 chụm đầu vào “mồi thuốc” điểm tựa
Không dám nhìn nhau qua đốm lửa vừa nhen
Sợ chưa kịp phả khói đã bị pháo dập
Chiếc lá cuối cùng đấy, hay đêm nay là đêm cuối của mình.
Đường biên là giữa không và có
Tôi hỏi tôi, liệu có biết
Tôi là ai ?
Là chiến sĩ biên giới ngày xưa ấy,
hay chỉ là nhân vật hư cấu bây giờ?


Trên cao điểm biên giới Vị Xuyên - Hà Tuyên những năm 80, giai đoạn ác liệt nhất.​


Như ngày xưa ấy đào đường hầm tấn công lên bình độ ba trăm ( 300 )
Cả tiểu đội tồng ngồng dưới mưa rừng và đất lở
Giờ ngẫm lại hình như không thằng nào còn chim.
Nếu bây giờ tôi trần như nhộng đến công sở
Mọi người sẽ nhìn vào háng tôi xác định giới tính
Rồi báo hình, báo giấy, báo mạng ganh đua giật tít
Tôi là ai cả thế giới biết ngay.
Đường biên hữu hình và vô hình
Mấy con phe đồ lính chốt ngáp dài
Mới một hôm không được nghe tiếng pháo đã thấy buồn
Người vệ binh gầm thét, kéo khoá nòng
Mấy con phe bình thản nhìn họng súng
Toà án binh hữu hình ngay cạnh
Còn vô hình là đồng đội ngã xuống mạn đường biên.

Cuộc chiến lạ kỳ bị quên nhanh như thứ đồ chơi hỏng
Chỉ còn tôi đi tìm tôi trong đêm pháo hoa rực rỡ
Tiếng khai hoả ngỡ dàn cối dập xuống trận địa
Những tiếng nổ ám ảnh đến bây giờ
Giọt nước mắt cố nén vào trong
Không để con biết, con sẽ sợ sắc màu
Những giấc mơ chẳng dám nói cùng ai
Mơ một lần đứng giữa ngã ba Cửa Tử
Cắm nén hương xuống đá rồi gọi
Trạc ơi ! Cháu ở đâu !
Cậu trở về mà sao cháu không về
Mơ thấy Long “mìn ” mở quán nước đầu dốc
Mày giỏi gỡ mìn lại bị dính mìn
Không lội được bùn sâu đành ngồi hát đón khách
Ai bảo giọng hát mày hay
Lo thằng Phượng về địa phương làm khó
Chịu khổ quen rồi đi bộ đội thay em
Thằng Minh mới chết không biết mảnh pháo trong đùi có rơi ra
Mảnh pháo là hư hay là thực.
Mày mang cái thực xuống mồ
Tao đi tìm chiếc lá khô cho mình
Làm hương nhớ cuộc chiến chinh
Khói xanh đá trắng bóng hình của tôi..
 
Chỉnh sửa cuối:

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
Năm 79 em mới 6 tuổi nên chả biết gì nhiều.
Cảm ơn các cụ đã cho em mở mang hiểu biết về cuộc chiến này, nhất là cuộc chiến Vị Xuyên 84.
 

Bluebloa

Xe điện
Biển số
OF-1613
Ngày cấp bằng
31/8/06
Số km
3,370
Động cơ
606,156 Mã lực
Nơi ở
@$#$@#$ @#!@$#^@ (!*$@!$^(!@$!@$
Website
www.lol.com
Có cụ nào biết lời bài hát 'chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh' cho e xin với. Anh gúc chịu rồi ạ :((
 

moonlight

Xe tăng
Biển số
OF-1837
Ngày cấp bằng
7/10/06
Số km
1,325
Động cơ
569,825 Mã lực
Lính 79 sao ngày 17/02 đã là binh nhì rồi nhẩy? Chí ít cụ ấy phải là lính 78.
Năm 1979, sau 17/02 mới có đợt tuyển quân và khi lệnh Tổng động viên được công bố (05/03) thì thanh niên trẻ và cả trung niên mới bị gọi nhập ngũ ồ ạt.



Em quên rồi, vì trong em có câu " 3 chú đi thế nào cũng có chết, để lại cho Bọ chứ cầm đi làm giề" :)) :)) (Bọ = bố tiếng địa phương Quảng Bình.)
"Bọ đón con ra từ phà Quảng trị,
Nắm tay bọ hỏi mì chính con đâu
Có áo tô châu cho bọ 1 bộ,
Có giày cao cổ cho bọ 1 đôi,
Mà nói lôi thôi là bọ đòi tiền củi" :D
Thơ nghịch hồi đấy, các cụ ở trỏng đừng ném đá e nhé :)
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
"Bọ đón con ra từ phà Quảng trị,
Nắm tay bọ hỏi mì chính con đâu
Có áo tô châu cho bọ 1 bộ,
Có giày cao cổ cho bọ 1 đôi,
Mà nói lôi thôi là bọ đòi tiền củi" :D
Thơ nghịch hồi đấy, các cụ ở trỏng đừng ném đá e nhé :)
Chẳng phải thơ nghịch đâu. Bọn em bị dính mấy quả rồi. Nhưng buồn cười nhất là quả "bọ" tự ý đổi toàn bộ bát sứ Nhật kiểng của bọn em để ngoài giá chén bát bằng bát sắt của "bọ" giữ dùm các chú bộ đội thời chống Mỹ. :))

P/s trong bộ đội, việc kể chuyện tíu lâm về "bọ" cũng như chuyện rau má Thanh Hóa, Cầu tóm Thái Bình, Hải phòng bay.... Cười với nhau cho vui thôi chứ kg ai phân biệt vùng miền đâu mà sợ.
 

dop_con_mec

Xe tải
Biển số
OF-179154
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
344
Động cơ
341,680 Mã lực
Tuổi
28
Tự hào

Kháng chiến gian lao một chặng đường

Anh hùng liệt sỹ sáng bao gương

Bền gan, vững chí qua mưa nắng

Bất khuất, kiên cường vượt tuyết sương

Muôn thuở, danh thơm ngời đất nước

Ngàn đời tên tuổi rạng quê hương

Cháu con mãi mãi luôn ghi nhớ

Ơn lớp người xưa đã dẫn đường .

(Ngô Ngọc Khánh- Cao Bằng)
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top