[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Tháng 10-1984 trung đoàn 153 nhận lệnh lên chuẩn bị cho chiến dịch đánh chiếm 685, lúc này E trưởng là thiếu tá Toại, tham mưu trưởng là đại úy Cúc. Đợt lên đầu tiên là trạm phẫu của C24 quân y do chủ nhiệm quân y là anh Hội chỉ huy, C20 trinh sát do anh Ngọc C trưởng, C18 thông tin do anh Kình là C trưởng, C 17 công binh, và ban chỉ huy E lên lập sở chỉ huy tiền phương.
Khi bọn em lên ở trong hang Làng Lò thì hang vẫn vắng vẻ, chỉ có lính công binh của F và một tốp đặc công của E821. Bắt đầu đêm nào trinh sát cũng dẫn lính C17 đi đào giao thông hào, bọn em được biết là sau thất bại hôm 12-7 ta quyết định sẽ đánh theo chiến thuật mới. Đó là đào hệ thống giao thông hào chằng chịt qua thung lũng Thanh Thủy nơi được mệnh danh là rốn pháo, TQ bắn ngày đêm vào đây để chặn đường chuyển quân của ta vượt qua suối Thanh Thủy tiếp cận các điểm cao mà TQ đang chiếm giữ. Đường hào tiếp tục được phát triển lên các điểm cao 685 và bình độ 300-400, công binh ta được trinh sát bảo vệ cứ đêm đến là đào và ngày lại ngụy trang che lại để tránh TQ phát hiện, dọc đường tiếp cận quân ta phải vượt qua các vách núi nên vận tải đã chuyển lên các sọt tre để lính ta đổ đất vào và dựng thành giao thông hào để che chắn cho lính mình tránh mảnh pháo, có những đoạn dốc đá dựng đứng nên lính trinh sát phải buộc những sợi dây mây phía trên thả xuống để lính mình bám leo lên ( Sau này khi sư 31 lên thay cho bọn em đã thay dây mây bằng các thang dây của Mỹ dùng cho trực thăng ).

Công việc cứ thế được các chiến sỹ E153 thực hiện theo kế hoạch. Bọn em cũng nhàn nên hàng ngày vẫn lẻn ra khỏi hang hái rau về cải thiện và lấy củi chất sẵn vào trong hang chuẩn bị vì sợ khi chiến dịch nổ ra không ai ra được. Em để ý lần này ta chuẩn bị kỹ hơn cho trận đánh này, vũ khí sử dụng cũng có nhiều loại lính mình mang lên hợp với đánh rừng núi hơn trước như M79, đại liên đuôi cá của Mỹ M60 và có cả lính hóa học của bộ lên tăng cường với các khẩu M72 lạ hoắc lần đầu tiên em mới nhìn thấy. Trong hang lúc này đã đông vui lên hơn rất nhiều với đầy đủ lính các đơn vị của sư và quân khu về đây, cứ đến trưa lính ta đổ ra cửa hang ngồi phơi nắng và mỗi khi pháo TQ bắn vừ nghe nổ đầu nòng là lính ta lại thụt hết vào trong hang nhìn đạn TQ nổ phía thung lũng Thanh Thủy. Được khoảng gần một tháng thì tốc độ đào của ta chậm lại do đã rất gần nơi TQ đóng quân. Một hôm vào khoảng 1-2 giờ sáng pháo TQ đột nhiên bắn dồn dập và tin tức đưa về là C17 công binh đi đào hào đã bị TQ tập kích, gần sáng lính ta lục tục về hang và trinh sát E báo cáo là trung đội trưởng Lực người Thanh Hóa đã bị bắt. Lâu rồi em không nhớ bên ta có bị hy sinh ai không nhưng vẫn còn nhớ là thằng y tá C17 bị thương nằm kẹt lại hốc đá tưởng chết nhưng hôm sau bò về được, còn anh Lực thì bị mấy thằng TQ vật ngã và bắt luôn nên khi trinh sát quay lại thì chúng nó đã vác anh ấy chạy mất ( Sau này đến năm 1990 anh ấy được TQ trao trả và có lên đơn vị làm thủ tục xuất ngũ ). Sau đó em nghe nói là do ta chưa quyết định ngày nào mở chiến dịch nên cũng không sợ lộ, chỉ có là cách đánh và các hệ thống hào của ta đã bị TQ phát hiện nên chúng nó bắn khiếp lắm, phía ta cũng quyết định sử dụng pháo bắn kiềm chế và bắt đầu bắn phá hoại các điểm cao TQ chiếm giữ. Cứ ban ngày bắn phá hoại lên các điểm cao và ban đêm bắn cầm canh. Pháo quân khu có lữ 168, pháo sư đoàn có cối 160 và lựu pháo 105 hỗ trợ, cối 120 của E đặt ở 468 và DKZ của C14 đặt trên đỉnh hang Dơi. Lần này pháo binh ta bắn có phần nhỉnh hơn pháo TQ nên bọn em khoái lắm chứ không như hồi tháng 7 lính ta bị pháo TQ bắn cho tơi bời. Lệnh trên là các đội trinh sát luồn sâu cố gắng bắt được tù binh để khai thác xem ta đang đánh nhau với đơn vị nào của TQ và sư đoàn treo giải là 10 ngày phép.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Em nghĩ cũng không hẳn thế ! Có thể hồi đó các đơn vị ( trong đó có đơn vị của bác VX ) ra vào hang Làng Lò đều có thông báo trước với nhau, chắc bác không để ý thôi. Nếu thật sự các bác chủ quan đến thế thì chắc bây giờ hang Làng Lò lại thành địa danh nổi tiếng nữa ! :D .

Hồi trước bên QS em nhớ có bác nào kể bộ đội mình đi tuần gặp mấy bác trinh sát của mình ( trong đó có một đồng chí lãnh đạo cấp cao đang đi thị sát ) tưởng là thám báo chẳng ném cho mấy quả lựu đạn khiến mấy bác trinh sát chạy tóe khói đấy thôi ! Như vậy có những đơn vị khác vẫn bảo vệ vòng ngoài cho các bác đấy chứ nhỉ . Vả lại muốn đánh bộc phá hang thì chắc phải khênh cả bao tải thuốc nổ , mang mấy quả lựu đạn quăng vào ăn thua gì ! :D
Thông báo cái gì đâu, hồi đầu thì có phổ biến là đại ý như hỏi sông Hồng đáp sông Lô và có thay đổi mật khẩu từng đợt nhưng sau quân ra vào ùn ùn chẳng biết đâu mà lần bỏ cả mật khẩu luôn. Mình nằm gần cửa hang nên thấy thế mà cũng kinh kinh, lính 153 lên để đi đánh, lính 149 trên kia tạt về hang đợi đêm đến chuồn về HG mua thịt với rượu lên. Cộng thêm lính vận tải đêm nào cũng ra vào tấp nập, mình thấy ông nào cũng đeo một ba lô nặng mà chợt nghĩ nó mà là ba lô thuốc nổ thì chết cả hang luôn ấy chứ.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
À em nhớ ra rồi ! Bác có kể với em là một lần bác gác có người vào . Hỏi mật khẩu :

- Sông Hồng

Đáp : Sông Gâm !

- Không phải, sông Lô chứ . Vào đi !

:D :D :D !
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Chiến dịch đánh 685 mở ngày 23-11-1984, đây là lá thư cuối cùng của bạn em nhập ngũ tháng 3-1983 sau về D8 E149 viết hôm 17-11-1984 trước ngày mở chiến dịc có mấy hôm. Bạn em đã hy sinh hôm 14-1-1985 khi đánh bình độ 300.



Do thời gian lâu nên lá thư rất khó đọc, chắc chỉ đọc được dòng chữ của gia đình đã viết " Lá thư cuối cùng vĩnh biệt của con trai "
 
Chỉnh sửa cuối:

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Và đây là giấy báo tử của bạn e






Biên bản kiểm kê di vật:


 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,990
Động cơ
455,416 Mã lực
Có một vấn đề mà ai cũng có thể đặt câu hỏi, câu hỏi cực lớn, đó là tháng 2 năm 1979 khi 60 vạn quân Trung Quốc chuẩn bị tấn công ồ ạt vào Việt Nam lúc rạng sáng ngày 17/2, nhưng tại sao phía Việt Nam bị bất ngờ, quân dân 6 tỉnh biên giới không hề biết trước? Công tác tình báo kém thế sao hay tình báo có báo trước mà các cụ ở trên không quan tâm? Đành rằng đây là bí mật quân sự, nhưng một việc lớn như vậy không lẽ không đọc vị được. Liệu có một lỗ hổng nào không trong hệ thống? Có phải rút kinh nghiệm để không bị bất ngờ trong tương lai không?
 
Chỉnh sửa cuối:

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Có một vấn đề mà ai cũng có thể đặt câu hỏi, câu hỏi cực lớn, đó là tháng 2 năm 1979 khi 60 vạn quân Trung Quốc chuẩn bị tấn công ồ ạt vào Việt Nam lúc rạng sáng ngày 17/2, nhưng tại sao phía Việt Nam bị bất ngờ, quân dân 6 tỉnh biên giới không hề biết trước? Công tác tình báo kém thế sao hay tình báo có báo trước mà các cụ ở trên không quan tâm? Đành rằng đây là bí mật quân sự, nhưng một việc lớn như vậy không lẽ không đọc vị được. Liệu có một lỗ hổng nào đó trong hệ thống?
Câu hỏi của cụ nó giống như tình huống Đức tẩn Ngố trong WWII thôi mà. Lúc đó, Stalin có hàng chục nguồn tình báo khẳng định sẽ bị tấn công, nhưng lãnh đạo Ngố không tin. Năm 1979 cũng vậy, cũng biết nó tập trung quân sát biên, nhưng lãnh đạo VN cũng không tin Khựa sẽ đánh. Đây cũng là hệ quả tâm lý của những nước yếu khi phải đối mặt với nhưng nước mạnh hơn. Ngay khi Mỹ tập trung quân ở các nước xung quanh chuẩn bị đánh Iraq, Husen vẫn còn hy vọng mong manh là nó chỉ dọa thôi, còn có cơ hội thương lượng. Nếu biết chắc Mỹ quyết tâm giết mình, Hussen chủ động tấn công trước vào các khu vực tập trung quân cua Mỹ thì cũng khối trò vui.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Có một vấn đề mà ai cũng có thể đặt câu hỏi, câu hỏi cực lớn, đó là tháng 2 năm 1979 khi 60 vạn quân Trung Quốc chuẩn bị tấn công ồ ạt vào Việt Nam lúc rạng sáng ngày 17/2, nhưng tại sao phía Việt Nam bị bất ngờ, quân dân 6 tỉnh biên giới không hề biết trước? Công tác tình báo kém thế sao hay tình báo có báo trước mà các cụ ở trên không quan tâm? Đành rằng đây là bí mật quân sự, nhưng một việc lớn như vậy không lẽ không đọc vị được. Liệu có một lỗ hổng nào không trong hệ thống? Có phải rút kinh nghiệm để không bị bất ngờ trong tương lai không?
Em chắc là khó có câu trả lời xác đáng cho việc này. Như em đã nêu, sự kiện 17/2 có những điều rất lạ:

Trên các chuyến tàu liên vận cuối cùng năm 1978, các lưu học sinh từ Đông Âu về kể lại là xe tăng Trung quốc tập kết nhiều như lá tre. Cũng trong năm này, thì toàn tuyến đã tiến hành rào đường biên và chuẩn bị lực lượng.

Năm 1979 thì:


- 1/1/79: LLVT tuyến 1 vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
- 10/2/79: TQ đánh 1 trận cấp tiểu đoàn vào khu vực bình độ 400 (LS).
- 15/2/79: LLVT tuyến 1 hạ cấp xuống trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường (trừ các xã biên giới). Rất nhiều đơn vị điều chỉnh lại đội hình, cán bộ chiến sĩ được cho về tuyến sau...
- 17/2/79: chiến tranh.

Em thì thấy rằng về mặt chiến lược thì ta dự đoán TQ sẽ đánh nhưng về chiến thuật thì bị bất ngờ về ngày giờ. Thậm chí một số vị trí quan sát tại Lạng sơn, bộ đội còn đi uống rượu trong bản với dân khi TQ tiến quân qua mới biết.

Âu cũng là bài học để rút kinh nghiệm.
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,990
Động cơ
455,416 Mã lực
Cụ vit và cụ pain nói rất đúng. Sau 34 năm thì không thể moi lại chuyện cũ để xử lý làm gì nữa, cũng có thể đã xử lý ngầm rồi. Nhưng là ngừơi Việt Nam thì không ai muốn trong tương lai có việc mất cảnh giác như thế nữa.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Em nghĩ bây giờ cũng vậy thôi, VN không thể tấn công phủ đầu thằng Khựa được, nên cũng sẽ bị bất ngờ về thời điểm bị tấn công. Dám tấn công phủ đầu thì sẽ giải quyết một cuộc chiến rất hiệu quả, nhưng ( em lại nhớ câu: bà cho mày dám, dám đi con...)
Còn không thì biết trước vẫn bị bất ngờ như qui luật của chiến tranh: yếu luôn thua thiệt trước mạnh.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em nghĩ bây giờ cũng vậy thôi, VN không thể tấn công phủ đầu thằng Khựa được, nên cũng sẽ bị bất ngờ về thời điểm bị tấn công. Dám tấn công phủ đầu thì sẽ giải quyết một cuộc chiến rất hiệu quả, nhưng ( em lại nhớ câu: bà cho mày dám, dám đi con...)
Còn không thì biết trước vẫn bị bất ngờ như qui luật của chiến tranh: yếu luôn thua thiệt trước mạnh.
Khả năng bất ngờ vào thời điểm này là hầu như không có!!! Và cũng không bao giờ có khả năng ta sẽ ra đòn phủ đầu vì như vậy đồng nghĩa với ...tự sát. Thật sự là như vậy.
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Tháng 10-1984 trung đoàn 153 nhận lệnh lên chuẩn bị cho chiến dịch đánh chiếm 685, lúc này E trưởng là thiếu tá Toại, tham mưu trưởng là đại úy Cúc. Đợt lên đầu tiên là trạm phẫu của C24 quân y do chủ nhiệm quân y là anh Hội chỉ huy, C20 trinh sát do anh Ngọc C trưởng, C18 thông tin do anh Kình là C trưởng, C 17 công binh, và ban chỉ huy E lên lập sở chỉ huy tiền phương.
Khi bọn em lên ở trong hang Làng Lò thì hang vẫn vắng vẻ, chỉ có lính công binh của F và một tốp đặc công của E821. Bắt đầu đêm nào trinh sát cũng dẫn lính C17 đi đào giao thông hào, bọn em được biết là sau thất bại hôm 12-7 ta quyết định sẽ đánh theo chiến thuật mới. Đó là đào hệ thống giao thông hào chằng chịt qua thung lũng Thanh Thủy nơi được mệnh danh là rốn pháo, TQ bắn ngày đêm vào đây để chặn đường chuyển quân của ta vượt qua suối Thanh Thủy tiếp cận các điểm cao mà TQ đang chiếm giữ. Đường hào tiếp tục được phát triển lên các điểm cao 685 và bình độ 300-400, công binh ta được trinh sát bảo vệ cứ đêm đến là đào và ngày lại ngụy trang che lại để tránh TQ phát hiện, dọc đường tiếp cận quân ta phải vượt qua các vách núi nên vận tải đã chuyển lên các sọt tre để lính ta đổ đất vào và dựng thành giao thông hào để che chắn cho lính mình tránh mảnh pháo, có những đoạn dốc đá dựng đứng nên lính trinh sát phải buộc những sợi dây mây phía trên thả xuống để lính mình bám leo lên ( Sau này khi sư 31 lên thay cho bọn em đã thay dây mây bằng các thang dây của Mỹ dùng cho trực thăng ).

Công việc cứ thế được các chiến sỹ E153 thực hiện theo kế hoạch. Bọn em cũng nhàn nên hàng ngày vẫn lẻn ra khỏi hang hái rau về cải thiện và lấy củi chất sẵn vào trong hang chuẩn bị vì sợ khi chiến dịch nổ ra không ai ra được. Em để ý lần này ta chuẩn bị kỹ hơn cho trận đánh này, vũ khí sử dụng cũng có nhiều loại lính mình mang lên hợp với đánh rừng núi hơn trước như M79, đại liên đuôi cá của Mỹ M60 và có cả lính hóa học của bộ lên tăng cường với các khẩu M72 lạ hoắc lần đầu tiên em mới nhìn thấy. Trong hang lúc này đã đông vui lên hơn rất nhiều với đầy đủ lính các đơn vị của sư và quân khu về đây, cứ đến trưa lính ta đổ ra cửa hang ngồi phơi nắng và mỗi khi pháo TQ bắn vừ nghe nổ đầu nòng là lính ta lại thụt hết vào trong hang nhìn đạn TQ nổ phía thung lũng Thanh Thủy. Được khoảng gần một tháng thì tốc độ đào của ta chậm lại do đã rất gần nơi TQ đóng quân. Một hôm vào khoảng 1-2 giờ sáng pháo TQ đột nhiên bắn dồn dập và tin tức đưa về là C17 công binh đi đào hào đã bị TQ tập kích, gần sáng lính ta lục tục về hang và trinh sát E báo cáo là trung đội trưởng Lực người Thanh Hóa đã bị bắt. Lâu rồi em không nhớ bên ta có bị hy sinh ai không nhưng vẫn còn nhớ là thằng y tá C17 bị thương nằm kẹt lại hốc đá tưởng chết nhưng hôm sau bò về được, còn anh Lực thì bị mấy thằng TQ vật ngã và bắt luôn nên khi trinh sát quay lại thì chúng nó đã vác anh ấy chạy mất ( Sau này đến năm 1990 anh ấy được TQ trao trả và có lên đơn vị làm thủ tục xuất ngũ ). Sau đó em nghe nói là do ta chưa quyết định ngày nào mở chiến dịch nên cũng không sợ lộ, chỉ có là cách đánh và các hệ thống hào của ta đã bị TQ phát hiện nên chúng nó bắn khiếp lắm, phía ta cũng quyết định sử dụng pháo bắn kiềm chế và bắt đầu bắn phá hoại các điểm cao TQ chiếm giữ. Cứ ban ngày bắn phá hoại lên các điểm cao và ban đêm bắn cầm canh. Pháo quân khu có lữ 168, pháo sư đoàn có cối 160 và lựu pháo 105 hỗ trợ, cối 120 của E đặt ở 468 và DKZ của C14 đặt trên đỉnh hang Dơi. Lần này pháo binh ta bắn có phần nhỉnh hơn pháo TQ nên bọn em khoái lắm chứ không như hồi tháng 7 lính ta bị pháo TQ bắn cho tơi bời. Lệnh trên là các đội trinh sát luồn sâu cố gắng bắt được tù binh để khai thác xem ta đang đánh nhau với đơn vị nào của TQ và sư đoàn treo giải là 10 ngày phép.
Rình mãi mới thấy cụ VX vào kể chuyện. Em cũng rất nể trí nhớ của cụ. Cụ kể cứ gọi là vanh vách tên tuổi, quê quán, chức vụ các đồng chí của mình. Đúng là trong gian khổ, lửa đạn con người ta sống với nhau mới hết mình đc.
 

dop_con_mec

Xe tải
Biển số
OF-179154
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
465
Động cơ
341,680 Mã lực
Tuổi
28
Khả năng bất ngờ vào thời điểm này là hầu như không có!!! Và cũng không bao giờ có khả năng ta sẽ ra đòn phủ đầu vì như vậy đồng nghĩa với ...tự sát. Thật sự là như vậy.
Cụ nói đúng đấy , theo như em tìm hiểu thì Nhật - Nam Triều - Ấn - Mỹ ngại khi TQ đánh Việt chứ chính bản thân mình không đáng ngại vào thời điểm này , cai lo nhất là sự thông đồng để hiệp đồng tao ra 1 cuộc chiến tranh giả giữa TQ - VN khi đó lãnh đạo sẽ vẫn là lãnh đạo bây giờ và sẽ có công lớn đánh đuổi giặc ngoại xâm nhưng xương máu vẫn là của nhân dân , trong bất kỳ 1 cuộc chiến tranh nào thì dân vẫn là bên thua cuộc , nhưng nếu có chiến tranh thật sự xẩy ra thì phải theo sự lãnh đạo của ai và có bỏ xương máu ra cho đúng với cái ý nghĩa xả thân vì đất mẹ , câu hỏi vẫn chưa có được câu trả lời . Em nói thế là sự suy đoán như thầy bói xem voi , chém gió cho vui mồm thôi chứ không có ý gì khác
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Mai sau thì không rõ nhưng bây giờ chả ma nào đánh cả , khủng hoảng toàn cầu tiền không có chi phí cho 1 cuộc chiến không hề nhỏ . Mà có chiến tranh thì lái buôn Nga- Mỹ được nhờ , chúng nó chờ Tàu chơi nuke 1 cái thì có gây chiến hạt nhân . Để lâu tốn tiền bảo dưỡng .
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
... Lệnh trên là các đội trinh sát luồn sâu cố gắng bắt được tù binh để khai thác xem ta đang đánh nhau với đơn vị nào của TQ và sư đoàn treo giải là 10 ngày phép.
Hồi đó, trong khi mình tung các tiểu đội trinh sát luồn sâu hòng bắt được tù binh để khai thác thông tin thì bên Tàu biết vanh vách các phiên hiệu của các đơn vị ta lên thay chốt trên các cao điểm.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Giải mật cuộc tập trận quy mô chưa từng có năm 1979


> Uy lực chiến hạm tàng hình SIGMA Việt Nam nhắm tới
> Tiết lộ về khủng hoảng suýt gây đại chiến thế giới 3
> Giải mật cuộc chiến biên giới Xô - Trung năm 1969


TPO - Vào năm 1979, Liên Xô đã khẳng định kiên quyết với những thế lực đầy tham vọng: Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam.
Trong rất nhiều trường hợp khác nhau, các nước phải tiến hành nhưng hoạt động quân sự nhằm giải quyết những vấn đề xung đột chính trị mà các biện pháp ngoại giao thông thường không thể giải quyết vấn đề. Nhưng trong lịch sử đấu tranh, có rất nhiều những tình huống mà những xung đột căng thẳng giữa các nước trên thế giới có thể được giải quyết bằng phương pháp phô diễn sức mạnh quân sự và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạnh đó.
Hơn một lần Liên bang Xô Viết đã sử dụng khả năng biểu dương sức mạnh quân sự để ngăn chặn những thảm họa chiến tranh. Một trong những tình huống đó là năm 1979, Kremlin đã có những hành động quyết liệt biểu dương sức mạnh của các lực lượng vũ trang và khả năng sẵn sàng sử dụng sức mạn đó để giải quyết những mâu thuẫn chính trị. Và chính sự quyết liệt đó đã ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn ở khu vực Đông Nam Á. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết này.
Diễn tập bắn đạn thật – là những hoạt động huấn luyện chiến đấu của các lực lượng vũ trang các nước với mục đích làm tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu, khả năng điều hành tác chiến và liên kết phối hợp, đồng thời cũng kiểm tra thử nghiệm vũ khí trang bị phương tiện chiến tranh trên chiến trường. Nhưng trên thực tế diễn tập có bắn đạn thật là biểu dương sức mạnh quân sự nhằm mục đích răn đe, ngăn chặn hoặc thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang. Đồng thời, diễn tập cũng là phương thức nhằm đưa các đơn vị quân đội vào trạng thái sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh.
Một trong những yếu tố nhanh chóng làm tỉnh lại những nhà chính khách đã mê muội bởi tham vọng chính trị, với sự tự tin thái quá về khả năng của mình, đó là cho họ thấy được sức mạnh quân sự mà trong trường hợp họ vẫn không tự nhìn nhận lại tình huống, họ sẽ phải đối đầu trực diện. Thực hiện được điều đó thì phô diễn sức mạnh quân sự phải thật sự hiệu quả.
Kinh nghiệm phô diễn sức mạnh quân sự nhằm đạt được mục đích chính trị, thông thường nước Mỹ hay nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. Nhưng trong thực tế đấu tranh trên thế giới, Liên bang Xô viết vào năm 1979 đã triển khai sức mạnh quân sự của mình một cách quyết liệt và hiệu quả, khiến cho một cường quốc trên thế giới như Trung Quốc buộc phải chùn tay, còn cả thế giới nín thở với sự khủng khiếp chờ đợi ngày “D”.
Xung đột biên giới năm 1979
Sau khi quân tình nguyện Việt Nam cùng với các lực lượng yêu nước Campuchia tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại lực lượng quân sự Khơ me Đỏ và chính quyền Pol Pot. Sức ép mọi mặt lên nhà nước Việt Nam ngày càng tăng cả về ngoại giao, kinh tế, quân sự...
Trên tuyến biên giới phía bắc Việt Nam, lực lượng đối phương đã triển khai một tập đoàn quân: Thê đội một 15 sư đoàn bộ binh, thê đội 2 – 6 sư đoàn dã chiến. Dự bị chiến dịch có 3 sư đoàn. Tổng thể cụm quân lực triển khai các hoạt động tác chiến trên biên giới có thể tăng cường đến 29 sư đoàn. Rạng sáng ngày 17 tháng 2, đội quân khổng lồ này ồ ạt tấn công trên toàn tuyến...
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 (theo cách gọi của người Việt Nam) chính thức nổ ra...



Năm 1979. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ucraina và Belarussia cơ động di chuyển đến sân bay của Mông cổ. Ảnh: Cơ sở dữ liệu “VKO” Matxcova
Liên bang Xô Viết quyết định thực hiện sứ mệnh vô cùng khó khăn trong điều kiện tình huống phức tạp và nguy cơ bùng nổ chiến tranh trên diện rộng – thiết lập lại sự công bằng và hòa bình trên bán đảo Đông Dương bằng phương pháp biểu dương sức mạnh quân sự. Nhưng với những cái đầu nóng, thực hiện giải pháp nửa vời và không quyết liệt là không thể, mà còn thúc đẩy quốc gia mang tư tưởng nước lớn muốn 'dạy một bài học' cho nước khác tiến hành cuộc chiến tranh ác liệt hơn. Matxcơva đã quyết định hành động rất cứng rắn và quyết liệt ngay từ ban đầu.
Cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới
Các hoạt động biểu dương sức mạnh và ý chí được quyết định vào đầu tháng 3 năm 1979. Trong giai đoạn từ ngày 12 đến ngày 26 tháng 3 ( với mục đích tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc do những hành động gây chiến chống lại nước láng giềng) theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương **** cộng sản Liên xô, trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ Mông Cổ và trên biển Thái bình dương tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật.
Trong cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch sử quân sự có sử dụng lực lượng của 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân. Quân số tham gia diễn tập lên đến 200 nghìn quân nhân, 2600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm. Cuộc diễn tập bắt đầu từ thời điểm động viên lực lượng và đưa các đơn vị thường trực chiến đấu từ thường xuyên lên toàn bộ. Từ lực lượng dự bị động viên điều động 52 nghìn quân nhân dự bị động viên hạng 1, động viên từ các cở sở thuộc ngành Nông nghiệp hơn 5 nghìn xe ô tô các loại.
Những đợt diễn tập lớn nhất được thực hiện tại Mông Cổ, trong diễn tập có sự tham gia của 6 sư đoàn BBCG và Tăng thiết giáp, 3 trong số các đơn vị được điều động từ Siberia và Zabaikalia. Ngoài ra trên lãnh thổ Mông Cổ tham gia diễn tập có 2 lữ đoàn, 3 sư đoàn không quân chiến trường, các đơn vị và phân đội đặc chủng tăng cường.
Ngoài ra, cũng trong giai đoạn đó, đồng thời tiến hành các hoạt động diễn tập thực binh của các lực lượng trên vùng Viến đông và Đông Kazakhstan, có sự tham gia của các đơn vị binh chủng hợp thành và các đơn vị không quân, phối hợp với lực lượng Biên phòng.
Trong tiến trình diễn tập đã thực hiện nội dung liên kết phối hợp giữa các lực lượng. Các đơn vị và phân đội trong điều kiện khí hậu và môi trường khắc nghiệt đã tiến hành cơ động trên khoảng cách rộng lớn, từ Siberia đến Mông Cổ (hơn 2000 km).
Các đơn vị được tổ chức biên chế thành đơn vị chiến đấu ngay trên tầu hỏa, được vận chuyển bằng đường không. Cụ thể, sư đoàn ĐBĐK từ Tula được vận chuyển vào khu vực Chita trên quãng đường dài 5,5 nghìn km bằng máy bay vận tải quân sự một đợt bay trong thời gian 2 ngày. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ucraina và Belarusia được cơ động trực tiếp đường không đến các sân bay của Mông cổ.
Trên những khu vực biên giới với Trung Quốc, các đơn vị phòng thủ biên giới triển khai phác thảo các kế hoạch tổ chức phòng ngự, đánh chặn các đòn tấn công xâm phạm khu vực biên giới, kế hoạch phản kích các đòn tấn công và kế hoạch phản công.
Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc có gần 50 chiến hạm của hạm đội Thái Bình dương, trong đó có 6 tầu ngầm, tiến hành các hoạt động sẵn sàng chiến đấu và đồng loạt triển khai diễn tập các hoạt động tác chiến nhằm tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương. Riêng vùng biển Primorie tiến hành diễn tập đổ bộ đường biển.

Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc có gần 50 chiến hạm của hạm đội Thái Bình dương, trong đó có 6 tầu ngầm đang thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Một trong những mối quan tâm đặc biệt là kinh nghiệm triển khai các cụm quân công kích chủ lực của Lực lượng Không quân trên biên giới với Trung Quốc, do đặc thù có ưu thế vượt trội về không quân, như một phương tiện tác chiến tầm xa, “phi tiếp xúc”. Trong giai đoạn ngày nay sẽ là yếu tố quan trọng làm nguội đi những cái đầu nóng của người láng giềng đầy tham vọng mà không tự lượng sức mình.
Theo các kế hoạch diễn tập, đã tiến hành tổ chức biên chế các cụm chủ lực hàng không công kích của các trung đoàn không quân trên các quân khu gần biên giới Trung Quốc. Các tập đoàn máy bay chiến đấu chuyển sang vị trí đóng quân cố định trong khu vực miền Đông, không chỉ là từ các quân khu lân cận, mà cả từ Pricarpathian trên quãng đường bay dài tới 7000km trong vòng hai ngày.
Vấn đề không phải là vài chục chiếc máy bay chiến đấu, được rút ra từ các phân đội bay sẵn sàng chiến đấu thường xuyên, mà là các trung đoàn bay đầy đủ theo biên chế. Cùng với các máy bay chiến đấu, các máy bay vận tải vận chuyển luôn cả các đơn vị hậu cần kỹ thuật, các trang thiết bị, kỹ thuật dự trữ và cơ sở vật chất dự phòng theo biên chế.
Có những thời điểm trên không trung cùng lúc bay hàng chục trung đoàn không quân chiến trường. Ngay sau khi các đơn vị không quân hạ cánh, các đơn vị và phân đội không quân lập tức nhận nhiệm vụ và triển khai tham gia huấn luyện diễn tập. Trong quá trình tiến hành các hoạt động chuyển quân và diễn tập chiến đấu tiến công, các kíp lái đã cơ động hơn 5000h, sử dụng hơn 1000 quả bom và tên lửa.
Một khối lượng khổng lồ vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, cơ sở vật chất, vận chuyển từ Liên bang Xô viết, đã giải quyết toàn bộ vấn đề về trinh sát đường không của địch trên lãnh thổ Việt Nam. Một bộ phận không quân đảm bảo vận tải trên lãnh thổ Việt Nam. Thành quả và khối lượng không thể tưởng tượng được của hàng không vận tải quân sự đã thực hiện trên cầu hàng không được thiết lập giữa CCCP và Việt Nam.
Trong khuôn khổ chương trình diễn tập và vận chuyển khí tài chiến đấu trong không đầy một tháng đã tiến hành cơ động 20 nghìn quân nhân của lực lượng vũ trang Việt Nam, hơn 1000 đơn vị (unit) trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh.
Liên bang Xô viết đã thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, bằng sự giúp đỡ của tinh thần đồng chí, tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội nhân dân Việt nam bằng giải pháp cung cấp khí tài quân sự. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột vũ trang đến tháng 3 năm 1979 theo đường vận tải biển đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích.
Ngoài vũ khí trang bị, Liên bang Xô viết còn cung cấp các hệ thống trang thiết bị đặc chủng và các dây truyền sửa chữa xe máy công trình phục vụ bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị, phương tiện chiến tranh. Tất cả các trang thiết bị, phương tiện chiến tranh và hệ thống sửa chữa, bảo hành trang thiết bị đi cùng đó đều được chuyển đến trong vòng một tháng. Vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu và có thể đưa vào chiến đấu được ngay. Toàn bộ trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh được kiểm tra bởi các đoàn kiểm tra kỹ thuật nghiêm khắc nhất, để chuẩn bị đã điều động các chuyên gia, trong thực tế đã khai thác sử dụng triệt để các trang thiết bị đó và có kinh nghiệm sâu sắc về khai thác sử dụng.
Như vậy, các phương tiện chiến đấu, từ các phương tiện vận tải, không cần có sự chuẩn bị bổ sung, có thể đưa thẳng vào chiến trường. Đây thật sự là một kỳ tích của hệ thống hậu cần, kỹ thuật, vận tải của quân đội Xô viết cả về tốc độ cung cấp và vận tải trang bị, số lượng vũ khí trang bị, khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí trang bị khi cơ động trên hàng chục ngàn km đường biển.
Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận tổng lực của quân đội xô viết, người Trung Quốc căng thẳng theo dõi mọi diễn biến và có thể đánh giá được, thật sự họ đang ở trong một tình huống nghiêm trọng như thế nào? Đến mức họ không dám đưa lực lượng quân đội của họ từ vị trí đóng quân ra biên giới Xô – Trung.
Ngoài biên giới, các phương tiện thông tin đại chúng tập trung toàn bộ sự chú ý, theo dõi và đưa ra những phỏng đoán về cuộc diễn tập quân sự, lớn nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại, diễn ra trong khu vực châu Á. Các hoạt động diễn ra rất quyết liệt, theo đúng thực tế chiến trường chứ không hề có cảm giác “tình huống giả định, một bước tiến – hai bước lùi”. Và áp lực chiến tranh nặng nề đè lên thế lực hiếu chiến, buộc họ phải suy nghĩ tỉnh táo và kiềm chế tối đa..

Trữ lượng dầu, tiêu hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và giúp đỡ Việt nam, Bộ quốc phòng Liên bang Nga phải phục hồi lại dự trữ trong vòng hai năm.
Không đạt được những mục tiêu chính trị, tổn thất nặng nề về binh lực, ngày 5 tháng 3 năm 1979, Bộ máy lãnh đạo nước lớn ở châu Á quyết định rút quân khỏi lãnh thổ láng giềng. Quyết định đó bị thúc đẩy bởi hàng loạt các yếu tố chính trị và quân sự, bất ngờ và choáng váng trước sự kiên cường và sức mạnh của Việt Nam và một phần có thêm sự ủng hộ kiên quyết của Matxcơva đối với Hà Nội. Liên Xô yêu cầu ngay lập tức chấm dứt hành động xâm lược vô nhân đạo, khả năng sẵn sàng tiến hành các hoạt động quân sự mạnh nhất trên khu vực phía Đông; những mâu thuẫn và bất đồng chính kiến ngay trong nội bộ nhà cầm quyền nước lớn kia; sự phản ứng mạnh mẽ của thế giới tiến bộ và yêu chuộng hòa bình; sự xuất hiện rõ nét những điểm yếu trong công tác huấn luyện và tiến hành các chiến dịch, thực hành các trận đánh của lực lượng sĩ quan chỉ huy quân đội PLA; trong biên chế các loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại, phương tiện chiến tranh, khó khăn nghiêm trọng trong công tác vận tải cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật.
Các cuộc tấn công chấm dứt từ ngày 20 tháng 3 bắt đầu rút quân trên toàn bộ các hướng chủ yếu. Cuộc rút lui được che chắn bởi hỏa lực dữ dội của pháo binh và các cuộc tấn công nghi binh. Trong quá trình rút quân, PLA sử dụng triệt để hỏa lực ngăn chặn của pháo binh, súng cối, gài mìn trên các tuyến đường, phá hoại cầu cống, hủy diệt các khu nông trại, hợp tác xã, làng mạc và khu dân cư.
Cuối tháng 3, Trung Quốc công khai tuyên bố đã rút hoàn toàn quân đội nhưng cuộc đấu tranh giằng co giữa đôi bên còn kéo dài đến tận năm 1989 mới chấm dứt.
Các hành động chính trị quân sự quyết liệt của Liên xô, được thực hiện dưới hình thức chuẩn bị quân sự toàn diện cho cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc, đã đạt được những kết quả mong muốn về chính trị.
Cuộc diễn tập đã đạt được những mục tiêu quân sự cần thiết. Sức mạnh quân sự của Liên bang Xô Viết phô diễn trong cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn là một yếu tố đã góp phần chấm dứt những mưu toan nước lớn, những ý đồ trong vai trò “anh cả” và tham vọng điều khiển châu lục, buộc Trung Quốc nhìn lại ngay chính lực lượng quân sự của mình và những tham vọng của một "đại quốc".
Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự, đủ để bảo vệ đất nước và đường lối chính trị độc lập của mình trên trường thế giới.
Quân đội Liên bang Xô viết đã chứng minh được khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đáp ứng được những yêu cầu tác chiến hiện đại và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
(Còn tiếp)
Trịnh Thái Bằng
(Chuyên gia Đại học Kỹ thuật quân sự Kiev, hiện công tác tại Bộ GD&ĐT, dịch từ Nguồn: VKO - Bộ Quốc phòng LB Nga)
Đến kinh ông Ngố chém gió. Ngày 12 ông mới tập trận, trong khi ngày mùng 5 nó đã bắt đầu rút bố nó rồi mà ông lại bảo do nó sợ ông tập trận nên rút ^:)^ Cả tháng giời ông vận chuyển được có 20 ngàn quân mà bảo là kỳ tích thì có mà kỳ tích... rùa bò! Một con IL79 cứ cho chở được 100 quân/lượt, 1 chiếc bay CPC-VN ít nhất 5 lượt/ngày, vị chi 500 quân. Nếu có 5 chiếc thì 1 ngày chuyển được 2.500 quân, 20 ngàn quân sẽ xơi xong trong... hơn 1 tuần. Trong khi ông có đến cả hàng mấy chục chiếc! Chả hiểu kỳ tích gì luôn.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Hồi đó, trong khi mình tung các tiểu đội trinh sát luồn sâu hòng bắt được tù binh để khai thác thông tin thì bên Tàu biết vanh vách các phiên hiệu của các đơn vị ta lên thay chốt trên các cao điểm.
Nghe thiên hạ đồn Tàu nó cài được người vào tới Bộ tổng tham mưu nhà ta :(
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,246
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Đến kinh ông Ngố chém gió. Ngày 12 ông mới tập trận, trong khi ngày mùng 5 nó đã bắt đầu rút bố nó rồi mà ông lại bảo do nó sợ ông tập trận nên rút ^:)^ Cả tháng giời ông vận chuyển được có 20 ngàn quân mà bảo là kỳ tích thì có mà kỳ tích... rùa bò! Một con IL79 cứ cho chở được 100 quân/lượt, 1 chiếc bay CPC-VN ít nhất 5 lượt/ngày, vị chi 500 quân. Nếu có 5 chiếc thì 1 ngày chuyển được 2.500 quân, 20 ngàn quân sẽ xơi xong trong... hơn 1 tuần. Trong khi ông có đến cả hàng mấy chục chiếc! Chả hiểu kỳ tích gì luôn.
Nói đến việc "sợ" thì cũng có cái lý của nó. Thực chất Trung Quốc gây chiến với ta là vì trong giai đoạn đó (từ 1978) Liên Xô đã có các động thái thúc ép Trung Quốc thay đổi hiệp ước Trung-Xô 1950. Chính vì vậy khi tranh chấp biên giới Việt - Trung xảy ra thì cũng là lúc dọc dải biên thuỳ Trung - Mông cũng nóng bỏng. Nhiều nhà quân sự đã đánh giá tính "chiến thuật" của ngày khai chiến (tháng 2 năm 79) là do Bắc Kinh chọn thời điểm tuyết tan ở biên giới phía Bắc TQ (giáp Liên Xô). Đề cao chiến thuật đánh nhanh "dậy cho tập đoàn Lê Duẩn một bài học" nhưng cũng phòng trường hợp bị đánh vu hồi. Thực chất thì chiến cuộc tại miền Bắc nước ta cũng do các quân đoàn địa phương quân tham chiến.
Chi tiết quân Mông Cổ giao tranh với Trung Quốc thời điểm 1979, em đã đề câp đến trong bài "nhắc lại hiệp ước Việt Xô từ góc nhìn biển Đông". Chuyện này là em tình cờ nghe một cựu binh Mông Cổ kể lại (khi anh này làm luận án tại Viện Nguyên tử năng Dubna - liên bang Nga). Sau này tổng hợp với các bài viết của Bruce Elleman em càng khẳng định: Trung Quốc bị LX cô lập nên mới có các động thái "hung hăng" và "tàn độc" với các nước láng giềng. Việc này khác hẳn tính chất "bành chướng" của "vụ việc biển Đông" ngày hôm nay.

Nói lại cái sự "sợ".
Thời điểm cao trào mà Trung Quốc bị "ép cục" là cuối 1977. Tầm ảnh hưởng của Liên Xô tại châu Á vượt quá xa Trung Quốc (lạc hậu). Đề tài làm giầu Uran từ đất hiếm (cấp nhà nước) được LX và Ấn Độ triển khai tại Viện Xạ Hiếm và 481 (BQP) cho thấy nguy cơ hậu thẫn vũ trang tầm cao của "anh cả" đối với Việt Nam. Đồng thời việc Mông Cổ chuyển sang dùng ký tự Slavo (bảng chữ cái của Nga) thay thế cho Hán tự càng kiến Trung Quốc trở lên "tự kỷ".
Sợ bị thao túng nên TQ lấy Cam làm bàn đạp cho chiến lước "Tiền đồn viễn xứ" theo kiểu "bàn tay nối dài: Hawai của Mỹ hay Việt Nam của LX. Khi đã dựng được chính quyền Ponpot, TQ mới trở mặt "đe nẹt" Việt Nam. Sự kiện "phát súng Tây Ninh" hiện nay chưa thấy ai nhắc đến, nhưng rõ ràng người đồng chí Khơ Me đã châm ngòi cho cuộc chiến 10 năm của chúng ta. Tất nhiên là theo ý đồ của "anh Hai" phương Bắc.
Từ cái sợ bị cô lập khiến TQ xuất chinh. Đến cái sợ bị cô lập hoàn toàn đã khiến TQ lập tức rút quân.
Tại sao lại nói là cô lập hoàn toàn? Vấn đề là sau hiệp ước Việt-Xô về Cam Ranh, nếu TQ mở rộng chiến cuộc thì Liên Xô có cớ để triển khai Hạm đội tiền đồn tại Đông Nam Á. Mà đây là đường tiến thuận lợi nhất của TQ. Bởi lẽ Tây Tạng, Nội Mông đều bị ảnh hưởng của Mỹ và LX còn quan hệ với Ấn Độ thì chưa từng có bao giờ khăng khít. Chính vì thế, nói Tầu sợ là có cơ sở.

Cái này không khác gì việc TQ hết lòng ủng hộ Triều Tiên trong các chương trình hạt nhân và vũ trụ (thực chất là thử nghiệm tên lửa đẩy), nhưng đến giai đoạn then chốt (hiện nay) thì là làm ra vẻ "không liên quan". Bản chất của Tầu là muốn lôi kéo chư hầu, đến lúc "dầu xôi lửa bỏng" thì lại giữ thế "toạ sơn". Trò hề này từng được diễn khi chế độ Việt Nam Cộng Hoà thoi thóp dưới tay tổng thống Dương Văn Minh.
 
Chỉnh sửa cuối:

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
" Liên bang Xô viết đã thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, bằng sự giúp đỡ của tinh thần đồng chí, tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội nhân dân Việt nam bằng giải pháp cung cấp khí tài quân sự. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột vũ trang đến tháng 3 năm 1979 theo đường vận tải biển đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích "

800 khẩu này thì ăn thua gì các cụ nhỉ ? Theo biên chế thì mỗi A bộ binh có 2 khẩu này.
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
3,106
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Nghe thiên hạ đồn Tàu nó cài được người vào tới Bộ tổng tham mưu nhà ta :(
Sau vụ đấy, em được mấy cụ nói chuyện và hóng lại, đích xác luôn là có nội gián, tóm rồi, và em cũng biết khơ khớ mấy cái tên. Nhưng chỉ tiếc em ko được dự thời đó, chứ được, em lôi ra tùng xẻo ba họ nhà nó. Mà bây giờ hình như còn một ông nữa vẫn đang sống ngon hơn mức mình nghĩ
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top