[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
" Liên bang Xô viết đã thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, bằng sự giúp đỡ của tinh thần đồng chí, tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội nhân dân Việt nam bằng giải pháp cung cấp khí tài quân sự. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột vũ trang đến tháng 3 năm 1979 theo đường vận tải biển đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và súng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích "

800 khẩu này thì ăn thua gì các cụ nhỉ ? Theo biên chế thì mỗi A bộ binh có 2 khẩu này.
Em chỉ tiếc có đến 50 tổ hợp Grad mà không kịp phụt lấy một phát !
 

hyundai_TC

Xe điện
Biển số
OF-149350
Ngày cấp bằng
16/7/12
Số km
4,174
Động cơ
398,815 Mã lực
Sau vụ đấy, em được mấy cụ nói chuyện và hóng lại, đích xác luôn là có nội gián, tóm rồi, và em cũng biết khơ khớ mấy cái tên. Nhưng chỉ tiếc em ko được dự thời đó, chứ được, em lôi ra tùng xẻo ba họ nhà nó. Mà bây giờ hình như còn một ông nữa vẫn đang sống ngon hơn mức mình nghĩ
vậy thì giờ cụ xử nốt ông còn lại đi chưa muộn ạ!hehe
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Em chỉ tiếc có đến 50 tổ hợp Grad mà không kịp phụt lấy một phát !
Ngày ấy quân ta hậm hực lắm. Bao công sức tập trung binh lực để đánh trận quyết định thì nhận lệnh không truy đuổi để cho quân Tàu rút dần. Chúng nó rút đến đâu phá đến đó. Điều này chắc các cụ cũng đã biết. Chính vì vậy lính ta thời ấy có câu: Trên cho chúng nó thoát.
Đợt ấy mà đập với 1 phát chắc 200 năm sau Tàu nó không dám nghĩ tới chuyện quay lại phương Nam. Sẽ không có vụ thảm sát ngoài biển ngày 14-3-1988
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,484 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em chỉ tiếc có đến 50 tổ hợp Grad mà không kịp phụt lấy một phát !
Ngày ấy quân ta hậm hực lắm. Bao công sức tập trung binh lực để đánh trận quyết định thì nhận lệnh không truy đuổi để cho quân Tàu rút dần. Chúng nó rút đến đâu phá đến đó. Điều này chắc các cụ cũng đã biết. Chính vì vậy lính ta thời ấy có câu: Trên cho chúng nó thoát.
Đợt ấy mà đập với 1 phát chắc 200 năm sau Tàu nó không dám nghĩ tới chuyện quay lại phương Nam. Sẽ không có vụ thảm sát ngoài biển ngày 14-3-1988
Tiếc thật là tiếc nhưng lịch sử chả có chữ Nếu. ~X(

vậy thì giờ cụ xử nốt ông còn lại đi chưa muộn ạ!hehe
Mình, về ngay. Chốn 3 quân gươm giáo sáng lòe, sang đây làm gì?
 

hyundai_TC

Xe điện
Biển số
OF-149350
Ngày cấp bằng
16/7/12
Số km
4,174
Động cơ
398,815 Mã lực
Tiếc thật là tiếc nhưng lịch sử chả có chữ Nếu. ~X(



Mình, về ngay. Chốn 3 quân gươm giáo sáng lòe, sang đây làm gì?
hnay là ngày phụ nữ vùng lên, hok sợ gì nhé!
 

xdthienha

Xe điện
Biển số
OF-55451
Ngày cấp bằng
21/1/10
Số km
4,719
Động cơ
494,625 Mã lực
Nơi ở
Quê em có Đồ Sơn cơ
Các cụ cho em hỏi tí, thế tóm lại là cái thằng anh Nga ngố chỉ nói phét thôi ạ.Thế mà ca ngợi nó ghê lắm.
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Ngày ấy quân ta hậm hực lắm. Bao công sức tập trung binh lực để đánh trận quyết định thì nhận lệnh không truy đuổi để cho quân Tàu rút dần. Chúng nó rút đến đâu phá đến đó. Điều này chắc các cụ cũng đã biết. Chính vì vậy lính ta thời ấy có câu: Trên cho chúng nó thoát.
Đợt ấy mà đập với 1 phát chắc 200 năm sau Tàu nó không dám nghĩ tới chuyện quay lại phương Nam. Sẽ không có vụ thảm sát ngoài biển ngày 14-3-1988
Chính vì lúc đấy có cái chỉ thị đấy, em thấy mấy cụ gần nhà em còn tức lòi mắt khi nhận chỉ thị đấy, Lúc đấy mà ô này rắn, éo biết, coi như xong thì bọn khựa tối thiểu phải thêm 100.000 mạng để lại chứ 62.000 còn ít. Hãy nhìn gương các chỉ huy quân sự nhà mình ở lịch sử như cụ Lý thường Kiệt, hay Trần Quốc Tuấn, đến vua Quang trung còn cho phơi thây đầy mà đe, đằng này, ..nên em cho đấy là thiếu tính cương quyết... Sau này nhiều tướng lĩnh mình không phục người ra quyết định đấy. chính vì thế sau này, khi có nhiều biến cố trong nội bộ, chả cụ nào tướng lĩnh nói cả...Em hóng thế
 
Chỉnh sửa cuối:

quanlinh

Xe máy
Biển số
OF-183328
Ngày cấp bằng
4/3/13
Số km
50
Động cơ
335,400 Mã lực
chi tiết !
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Các cụ cho em hỏi tí, thế tóm lại là cái thằng anh Nga ngố chỉ nói phét thôi ạ.Thế mà ca ngợi nó ghê lắm.
Thế cụ có biết:
Cố vấn cấp cao của Nga có mặt ở Hanoi vào ngày thứ mấy của cuộc chiến???
Có bao nhiêu cố vấn Liên xô đã hy sinh ở Vietnam trong giai đoạn này???
Tại sao hải quân Trung quốc không dám động binh mặc dù hải quân Vietnam lúc đó rất yếu???
Em còn rất nhiều thứ để hỏi lắm đấy :D
 

moonlight

Xe tăng
Biển số
OF-1837
Ngày cấp bằng
7/10/06
Số km
1,325
Động cơ
569,825 Mã lực
Hôm nay là ngàyy giỗ âm lịch cuả 64 chiến sĩ ta hi sinh bảo vệ Trường sa đấy các cụ ơi!
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Thế cụ có biết:
Cố vấn cấp cao của Nga có mặt ở Hanoi vào ngày thứ mấy của cuộc chiến???
Có bao nhiêu cố vấn Liên xô đã hy sinh ở Vietnam trong giai đoạn này???
Tại sao hải quân Trung quốc không dám động binh mặc dù hải quân Vietnam lúc đó rất yếu???
Em còn rất nhiều thứ để hỏi lắm đấy :D
Các cụ cho em hỏi tí, thế tóm lại là cái thằng anh Nga ngố chỉ nói phét thôi ạ.Thế mà ca ngợi nó ghê lắm.
em xin trích dẫn một số thứ tài liệu cho các cụ nghía tý:

Có những ngày khác nhau trên lịch. Có ngày vui hân hoan, nhưng cũng có những ngày bi thảm. Ngày 17 tháng Hai năm 1979 là một ngày bi thảm đối với nhân dân Việt Nam.

Vào ngày này 32 năm trước, quân đội Trung Quốc đã vượt qua biên giới Việt Nam. Bắc Kinh muốn "trừng phạt Hà Nội” vì Việt Nam đã tham gia vào việc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia. Lực lượng Trung Quốc xâm lược bao gồm 7 quân đoàn, lên đến 600.000 người. Phía Việt Nam, đối phó với lực lượng này, lúc đó chỉ có một sư đoàn quân chủ lực, một sư đoàn quân địa phương, lính biên phòng và dân quân tự vệ, với số lượng vũ khí không nhiều, gồm có pháo, súng cối và vũ khí chống tăng.

Ngày 18 tháng Hai, chính phủ Xô viết đã đưa ra một tuyên bố, trong đó, ngoài những điều khác, có nêu rõ: "Liên bang Xô viết sẽ thực hiện các cam kết theo Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam". Hiệp ước này được ký kết tại Matxcova ba tháng trước đó.

Để biểu thị sự hỗ trợ cho Việt Nam và hướng sự chú ý của quân đội Trung Quốc theo phía nam, 29 sư đoàn bộ binh của quân đội Liên Xô gồm 250 nghìn người, với sự hỗ trợ không quân đã được điều đến khu vực gần Mãn Châu ở biên giới Xô-Trung.

Đồng thời, lãnh đạo Liên Xô đã gửi bổ sung thêm cho Việt Nam một nhóm cố vấn quân sự.

Một trong những nhà lãnh đạo của Hiệp hội các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, đại tá Gennady Ivanov nhớ lại:

“Sáng 19 tháng 2, vào ngày thứ ba của cuộc xâm lược, một nhóm các cố vấn quân sự của Liên Xô đã bay tới Hà Nội, gồm các vị tướng có kinh nghiệm nhất, đứng đầu là đại tướng Gennady Obaturov. Ngay sau khi đến nơi, họ lập tức gặp tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam”.

Các cố vấn quân sự Liên Xô không chỉ nắm tình hình thực tế qua cuộc tiếp xúc với bộ trưởng quốc phòng Văn Tiến Dũng và tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam Lê Trọng Tấn, mà còn ra mặt trận, lên tuyến đầu nơi quân đội Việt Nam bảo vệ Tổ Quốc. Tại đó, họ đã rơi (vào - FDDinh bổ xung) trận pháo kích mạnh của quân Trung Quốc, nhưng may mắn thay, không ai bị thương. Tuy nhiên, đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô vẫn không tránh được tổn thất.

Tại cuộc họp kéo dài 3 giờ đồng hồ ngày 25 tháng Hai với ông Lê Duẩn, đại tướng Obaturov đề xuất di chuyển lực lượng quân chủ lực được huấn luyện tốt hơn từ Campuchia về mặt trận phía Bắc. Đề xuất này, cũng như một loạt đề xuất khác do đại tướng Liên Xô đưa ra, đã được phía Việt Nam thông qua.

Theo lệnh của tướng Obaturov, các phi công lái máy bay vận tải quân sự Xô Viết đã chuyển cánh quân Việt Nam từ Campuchia về hướng mặt trận Lạng Sơn, khiến cho tình hình lập tức thay đổi nghiêng theo hướng thuận lợi cho Việt Nam. Đầu tháng Ba năm đó, sáu cố vấn Liên Xô đã hy sinh tại Đà Nẵng trong tai nạn máy bay, khi đang giúp Việt Nam.

Tướng Obaturov cũng đã gửi các lãnh đạo Liên Xô công văn yêu cầu khẩn cấp viện trợ cho Việt Nam vũ khí và trang thiết bị bằng đường hàng không.

“Các tổ chức quân sự Matxcova nhanh chóng và tích cực đáp ứng mọi yêu cầu của nhóm cố vấn Liên Xô tại Việt Nam - Đại tá Gennady Ivanov nói tiếp. - Trong thời gian ngắn nhất, quân đội nhân dân Việt Nam đã nhận được tất cả mọi thứ cần thiết để chống lại kẻ thù. Việt Nam đã được viện trợ tên lửa "Grad", trang bị kĩ thuật cho các đơn vị thông tin liên lạc, tình báo và các phương tiện hỗ trợ chiến đấu khác, bằng máy bay vận tải quân sự.”

Các biện pháp đó đã góp phần làm cho các cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc bị sa lầy. Một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu không cho đối phương tiến lên quá 30 km kể từ biên giới.

Những kẻ xâm lược đã mất hơn 62.000 sĩ quan và binh lính, 280 xe tăng và xe bọc thép, 118 khẩu pháo và súng cối cùng một số máy bay. Ngày 05 tháng Ba năm 1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh thổ chiếm đóng. Ngày 18.3, chiến sự đã hoàn toàn chấm dứt

Hải quân Liên Xô đã không bàng quan đứng bên ngoài những sự kiện dữ dội ấy. Đó là nội dung buổi phát thanh ngày mai của chúng tôi. Mời các bạn đón nghe Đài Tiếng nói nước Nga, phát thanh từ Matxcova.

Vào những ngày này 32 năm trước, quân đội Trung Quốc đã tấn công vào miền Bắc Việt Nam. Bắc Kinh muốn "trừng phạt Hà Nội” vì Việt Nam đã tham gia vào việc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia.

Trong chương trình lần trước, chúng tôi đã nói về vai trò của các cố vấn quân sự Liên Xô đã giúp cho quân đội nhân dân Việt Nam đối phó với lực lượng Trung Quốc gồm 600.000 người, về các đợt cung cấp vũ khí và kỹ thuật quân sự của Liên Xô. Hồi đó, không chỉ các tỉnh miền Bắc mà cả bờ biển phía Bắc của Việt Nam cũng bị đe dọa bởi Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc gồm gần 300 tàu chiến.

Sau đây là ý kiến của nhà Việt Nam học, sử gia Maxim Sunnerberg: “Khi quân đội Trung Quốc vượt qua biên giới Việt Nam, một tàu tuần dương và một tàu khu trục của Hạm Đội Thái Bình Dương đang hiện diện tại các điểm quan trọng của biển Đông để phô trương sự hỗ trợ của Liên Xô cho Việt Nam. Sau mấy ngày chiến sự giữa Việt Nam và Trung Quốc có thêm mấy tàu chiến của Liên Xô tiến tới khu vực. Sau ngày 20 tháng Hai, 13 tàu chiến, kể cả mấy tàu ngầm, đã chờ đợi đoàn tàu mới do tàu tuần dương “Đô đốc Senyavin” và tàu dương hạm tên lửa “Vladivostok” dẫn đầu tới khu vực. Đầu tháng 3, đoàn tàu xô-viết bao gồm 30 tàu chiến”.

Sau đây là đoạn trích từ nhật ký của thuyền trưởng tàu ngàm “B-88” Fedor Gnatusin:

“Đầu năm 1979, tàu chúng tôi đang bảo quản tại xưởng đóng tàu. Rồi vào tháng 2, có lệnh khẩn cấp ra biển. Các quả ngư lôi, lương thực và thiết bị kỹ thuật đã được rất nhanh xếp lên tàu. Đã có mấy tàu chiến khác cũng lên đường đi Việt Nam từ Vladivostok và Nakhodka”.

Còn đây là đoạn trích từ nhật ký của trung tá hải quân Vladimir Glukhov:

“Với tư cách chỉ huy bộ tham mưu của sư đoàn, tôi đã có nhiệm vụ đảm bảo đoàn tàu chiến Liên Xô chuyển đến Việt Nam, cụ thể đảm bảo các tàu chiến ghé vào các cảng Việt Nam. Cần phải kiểm tra độ sâu, hành trình di chuyển, hải lưu, kiểm tra bến tàu. Chúng tôi đã mất một ngày đêm để thực hiện công việc này, và sau 5 ngày nữa đã ghé vào cảng Đà Nẵng. Rồi chúng tôi hướng tới bán đảo Cam Ranh, nơi đang thành lập căn cứ hải quân Liên Xô. Mọi người đã làm việc khẩn trương để tiếp đón các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương”.

Các thủy thủ xô-viết đảm bảo hành trình an toàn cho các tàu vận tải từ Vladivostok, Nakhodka và Odessa chở hàng tiếp tế cho Việt Nam. Trong thời gian chiến sự, 6 tàu thủy Liên Xô đã tới cảng Hải Phòng vận chuyển kỹ thuật quân sự, kể cả tên lửa và thiết bị radar giành cho Việt Nam.

Đoàn tàu Liên Xô đã hiện diện ở vùng biển Đông đến tháng 4 năm 1979. Kết quả là, hạm đội Hải Nam của Trung Quốc không tham gia hoạt động quân sự chống Việt Nam.

Nhà Việt Nam học, sử gia Maxim Sunnerberg nói tiếp: “Trong khi đó, thủy thủ Liên Xô đã phải đối phó đoàn tàu Mỹ do tàu chở máy bay “Constellation” dẫn đầu đã hiện diện ở khu vực Đông Nam Á từ ngày 6 tháng 12 năm 1978. Ngày 25 tháng 2 năm 1979, các tàu chiến Mỹ đã chuyển đến bờ biển Việt Nam như người Mỹ giải thích “để kiểm soát tình hình”. Các tàu ngầm của Liên Xô đã chắn hành trình tiến tới vùng chiến sự không cho tàu chiến Hoa Kỳ đến gần bờ biển Việt Nam. Một số tàu ngầm vẫn ở lại dưới nước, số khác hiện lên trên mặt nước. Hóa ra, hệ thần kinh của các thủy thủ Liên Xô là vững vàng hơn – tàu chiến Mỹ không dám vượt qua tuyến ngăn chặn do các tàu ngầm Liên Xô xây dựng. Ngày 6 tháng 3, các tàu chiến Hoa Kỳ đã rời khỏi vùng biển Đông”.

36 thủy thủ của Hạm đội Thái Bình Dương đã được tặng huân huy chương của Chính phủ Liên Xô vì lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng trong thời gian Việt Nam đối phó với cuộc xâm lược của Trung Quốc.
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
Nên để có chiến thắng năm 1979, cũng nên cám ơn LX đã giúp mình rất nhiều. Còn nhiều cụ không biết cứ nói LX thế này, thế khác thì cũng nên xem lại....
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Hồi chưa mở chiến dịch bọn em hay về HG lắm, gọi là bọn nhưng chỉ có em và thằng Hòa lính 84 người Ý Yên Hà Nam Ninh vốn là lính hậu cần của phẫu toàn về HG mua ngan và rượu lên uống. Để về HG có hai đường, một là vượt qua đỉnh Cốc Nghè xuống Làng Pinh rồi đi nhờ xe ô tô về HG. Đường này đi vừa xa vừ phải leo nhưng lại an toàn vì đa số là chạy trong giao thông hào. Đường thứ hai là đi ra ngã ba Thanh Thủy và chạy thật nhanh qua ngã ba khi nào đến chỗ cái xe tăng cháy thì nằm nép vào xe mf nghỉ rồi đi tiếp, đường này bằng phẳng và ngắn nhưng lại rất nguy hiểm vì lính TQ ở 233 ngay đó, nó mà ngứa tay lia loạt đạn ra ngã ba là toi ngay. Bọn em vẫn chạy theo đường qua ngã ba Thanh Thủy và cũng may phúc là chưa lần nào bị bắn tuy rằng lính vận tải của mình chạy qua đó cũng hay bị, em lại nói về 2 cái tăng cháy ở ngã ba Thanh Thủy vốn là xe pháo tự hành của sư 313. Hồi đó ta định đưa mấy xe đó lên đỉnh 812 để dùng pháo của xe bắn các hỏa điểm của TQ, do hợp đồng không chặt chẽ nên khi xe đi đến ngã ba Làng Pinh có lính mình ra đón dẫn vào nhưng lại không thấy. Chính vì thế nên kíp lái không biết đường cứ tưởng chưa đến và xe cứ è è chạy lên gần ngã ba Thanh Thủy, khi đi qua trận địa cối 160 của D11 E150 ngay bên vệ đường cái mà tụi lính cối cũng không biết lại tưởng xe lên chiến đấu nên không ngăn lại. Chạy lên gần ngã ba thì TQ phát hiện ra và dùng DKZ ở 233 choảng cho tới tấp, xe không thể quay đầu được do đường hẹp nên 2 kíp lái chỉ lao được xe vào vệ đường và kíp lái bỏ xe lại tụt xuống sông Lô men theo bờ sông về đến trận địa cối 160 mới được lính cối đưa vào nghỉ ngơi và về làng Pinh. Sau này bọn em và tụi vận tải cứ lấy chỗ đấy làm điểm dừng chân và nghe ngóng, thấy yên tĩnh và khỏe hẳn là bắt đầu phi cật lực qua ngã ba đến khi vào giao thông hào thì mới tạm yên tâm, kinh nhất là lúc phơi lưng chạy trên mặt đường quốc lộ 2 đến ngã ba thì rẽ trái nhất là hôm sáng trăng nhìn rõ mồn một nhưng cũng may là lính TQ vốn dát toàn rúc dưới hầm chứ như lính mình thì nó quạt cho một loạt 12,7 ly là toi ngay.
Mỗi lần về HG bọn em có nhiệm vụ mua ngan, rượu và rau xanh lên để mấy anh em ăn cải thiện. Tiền thì cứ về bảo quản lý ứng phụ cấp hoặc lấy gạo trong kho đem đi bán. Phải nói là trên đó lính mình lẫn sỹ quan uống rượu ác lắm, em nhớ có lần chiến dịch kéo dài lâu không về HG các bố ấy thèm rượu phải lấy cồn y tế ra pha với nước lọc rồi thả mấy viên polyvitamin vào để uống cứ khen tấm tắc là giống rượu cam Hà Nội. Sau này năm 1987 sư đoàn em lên chốt lần nữa thì cụ Được sư trưởng cũng tâm lý cho mang cả bộ đồ nấu rượu vào hang để anh em nấu chứ không như hồi bọn em cứ nửa tháng lại chuồn về HG 1-2 hôm.
Ngày 23-11-1984 ta bắt đầu đánh 685, E153 có 3 D là D4, D5, D6 và khi đánh ta sử dụng có một D còn 1 D vận tải và 1 D làm lực lượng dự bị. Trước đó pháo ta đã bắn liên tục một tuần, đến hôm đánh cụ Điếm sư trưởng lệnh cho anh Ngọc dẫn một tốp trinh sát lên 685 với ý đồ thăm dò xem TQ có đóng quân trên mấy mỏm đá ở E5 không nếu không có thì chốt giữ và gọi bộ binh lên. Nếu gặp TQ thì rút xuống và lính D6 sẽ lên đánh. Tốp trinh sát đi 5 người và nhằm hướng E5, khi lên sát mỏm thì anh Ngọc đi đầu vừa trèo nhô đầu lên thì đụng ngay thằng lính gác TQ. Nó kêu ầm lên và chạy tụt vào còn trinh sát ta cũng tụt xuống và cứ thế nó ở trên tương lựu đạn xuống, anh Ngọc nép trong khe đá hai tay ôm đầu chân cũng co lên che hết phần bụng và ngực nên khi bị quả lựu đạn rơi trúng đầu anh ấy hất ra phía trước thì lựu đạn nổ. Toàn bộ hai cẳng tay và một bên đùi với bắp chân bị dính mảnh chi chít đến gần sáng tụi lính trinh sát mới cõng anh ấy về đến hang và đưa vào phẫu. Lúc này nhìn tay và chân anh ấy bị băm bổ nhưng may là chỉ ở phần mềm nên nó cứ nát bấy, cộng thêm do lựu đạn nổ gần nên bị ám thuốc súng cứ đen sì. Sau này anh Ngọc về viện tuyến dưới và là thương binh 2/4 sau gần 30 năm anh em mới tìm gặp được nhau và anh ấy vẫn nói " Cũng may là tau bị thương ngay trận đầu chứ nếu không thì ở lại sau này chắc gì đã sống mà về được ". Cũng như anh Hòa D trưởng D5 người Hòa Bình sau này nói cả D có 5 Hòa là cán bộ chỉ huy thì lần lượt 4 anh Hòa hy sinh. Chị Ngoan vợ anh ấy bên Lào Cai cứ thế 4 lần khóc chồng vì chỉ nghe được thông tin đưa về là Hòa cán bộ D5 hy sinh chứ cũng chẳng biết Hòa nào.
 

bridge

Xe điện
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
4,984
Động cơ
307,005 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xin kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các anh hùng liệt sĩ ...
Cả nước sẽ ko ngủ yên, Trường Sa sẽ mãi là máu thịt của VN !!
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Nói đến việc "sợ" thì cũng có cái lý của nó. Thực chất Trung Quốc gây chiến với ta là vì trong giai đoạn đó (từ 1978) Liên Xô đã có các động thái thúc ép Trung Quốc thay đổi hiệp ước Trung-Xô 1950. Chính vì vậy khi tranh chấp biên giới Việt - Trung xảy ra thì cũng là lúc dọc dải biên thuỳ Trung - Mông cũng nóng bỏng. Nhiều nhà quân sự đã đánh giá tính "chiến thuật" của ngày khai chiến (tháng 2 năm 79) là do Bắc Kinh chọn thời điểm tuyết tan ở biên giới phía Bắc TQ (giáp Liên Xô). Đề cao chiến thuật đánh nhanh "dậy cho tập đoàn Lê Duẩn một bài học" nhưng cũng phòng trường hợp bị đánh vu hồi. Thực chất thì chiến cuộc tại miền Bắc nước ta cũng do các quân đoàn địa phương quân tham chiến.
Chi tiết quân Mông Cổ giao tranh với Trung Quốc thời điểm 1979, em đã đề câp đến trong bài "nhắc lại hiệp ước Việt Xô từ góc nhìn biển Đông". Chuyện này là em tình cờ nghe một cựu binh Mông Cổ kể lại (khi anh này làm luận án tại Viện Nguyên tử năng Dubna - liên bang Nga). Sau này tổng hợp với các bài viết của Bruce Elleman em càng khẳng định: Trung Quốc bị LX cô lập nên mới có các động thái "hung hăng" và "tàn độc" với các nước láng giềng. Việc này khác hẳn tính chất "bành chướng" của "vụ việc biển Đông" ngày hôm nay.

Nói lại cái sự "sợ".
Thời điểm cao trào mà Trung Quốc bị "ép cục" là cuối 1977. Tầm ảnh hưởng của Liên Xô tại châu Á vượt quá xa Trung Quốc (lạc hậu). Đề tài làm giầu Uran từ đất hiếm (cấp nhà nước) được LX và Ấn Độ triển khai tại Viện Xạ Hiếm và 481 (BQP) cho thấy nguy cơ hậu thẫn vũ trang tầm cao của "anh cả" đối với Việt Nam. Đồng thời việc Mông Cổ chuyển sang dùng ký tự Slavo (bảng chữ cái của Nga) thay thế cho Hán tự càng kiến Trung Quốc trở lên "tự kỷ".
Sợ bị thao túng nên TQ lấy Cam làm bàn đạp cho chiến lước "Tiền đồn viễn xứ" theo kiểu "bàn tay nối dài: Hawai của Mỹ hay Việt Nam của LX. Khi đã dựng được chính quyền Ponpot, TQ mới trở mặt "đe nẹt" Việt Nam. Sự kiện "phát súng Tây Ninh" hiện nay chưa thấy ai nhắc đến, nhưng rõ ràng người đồng chí Khơ Me đã châm ngòi cho cuộc chiến 10 năm của chúng ta. Tất nhiên là theo ý đồ của "anh Hai" phương Bắc.
Từ cái sợ bị cô lập khiến TQ xuất chinh. Đến cái sợ bị cô lập hoàn toàn đã khiến TQ lập tức rút quân.
Tại sao lại nói là cô lập hoàn toàn? Vấn đề là sau hiệp ước Việt-Xô về Cam Ranh, nếu TQ mở rộng chiến cuộc thì Liên Xô có cớ để triển khai Hạm đội tiền đồn tại Đông Nam Á. Mà đây là đường tiến thuận lợi nhất của TQ. Bởi lẽ Tây Tạng, Nội Mông đều bị ảnh hưởng của Mỹ và LX còn quan hệ với Ấn Độ thì chưa từng có bao giờ khăng khít. Chính vì thế, nói Tầu sợ là có cơ sở.

Cái này không khác gì việc TQ hết lòng ủng hộ Triều Tiên trong các chương trình hạt nhân và vũ trụ (thực chất là thử nghiệm tên lửa đẩy), nhưng đến giai đoạn then chốt (hiện nay) thì là làm ra vẻ "không liên quan". Bản chất của Tầu là muốn lôi kéo chư hầu, đến lúc "dầu xôi lửa bỏng" thì lại giữ thế "toạ sơn". Trò hề này từng được diễn khi chế độ Việt Nam Cộng Hoà thoi thóp dưới tay tổng thống Dương Văn Minh.
Ý từ "sợ" của bác nó khác của em. Đánh xuống phía Nam thì tất nhiên phải đề phòng phía Bắc, nơi có đồng minh quan trọng nhất của đối phương, hoặc có thể nói là luôn sợ phía Bắc bị uy hiếp. Từ "sợ" của em đơn thuần chỉ là việc có phải Khựa nó có sợ cuộc tập trận nên rút hay không? Chắc là không, vì không logic về thời gian.

Chi tiết Mông cổ đe dọa TQ theo em là nực cười. Chắc chắn Mông cổ có bố bảo cũng chả dám động vào Khựa, cho dù có Ngố chống lưng phía sau. Chẳng qua cũng giống VN, Mông cổ bỏ Khựa theo Ngố nên nó căng thẳng va chạm, thế thôi. Mà cũng lạ, căng thẳng biên giới Trung - Mông chứ không căng thẳng Trung - Xô, kỳ thế :D.

Về lý do TQ đánh VN em nghĩ khó mà chính xác tuyệt đối được, có thể thấy là có nhiều lý do tổng hợp lại. Cái gọi là cô lập như bác nói là về chiến lược, các nước xây dựng 1 thế trận đan xen. LX đồng minh với VN, TQ đồng minh với Polpot, Mỹ bình thường quan hệ với TQ, đồng minh với các nước Đông Bắc Á khác và các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Phi và Thái, tức là các thế lực ảnh hưởng đan xen nhau, cố gắng hướng đến sự cân bằng. Sau đó thì VN đánh CPC, sự cân bằng bị phá vỡ, thì lập tức TQ đánh VN. Nhưng các lý do về "dạy dỗ" thì cũng vẫn có, tư tưởng nước lớn mà!

Nhưng mà nói gì thì nói, cuối cùng bị thiệt thòi nhất vẫn là ông VN và ông CPC. TQ chết vài chục ngàn lính thì chẳng bõ dính răng, còn LX thì có dip... chém gió :)).
 

xdthienha

Xe điện
Biển số
OF-55451
Ngày cấp bằng
21/1/10
Số km
4,719
Động cơ
494,625 Mã lực
Nơi ở
Quê em có Đồ Sơn cơ
Thế cụ có biết:
Cố vấn cấp cao của Nga có mặt ở Hanoi vào ngày thứ mấy của cuộc chiến???
Có bao nhiêu cố vấn Liên xô đã hy sinh ở Vietnam trong giai đoạn này???
Tại sao hải quân Trung quốc không dám động binh mặc dù hải quân Vietnam lúc đó rất yếu???
Em còn rất nhiều thứ để hỏi lắm đấy :D
Em là thế hệ 8x nên có biết đâu,tại thấy nhiều cụ nói Nga Ngố ko giúp dc gì nên em mới phải hỏi lại cho chắc ăn vì bọn em học lịch sử ko có cuộc chiến này
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Các cụ cho em hỏi tí, thế tóm lại là cái thằng anh Nga ngố chỉ nói phét thôi ạ.Thế mà ca ngợi nó ghê lắm.
Em là thế hệ 8x nên có biết đâu,tại thấy nhiều cụ nói Nga Ngố ko giúp dc gì nên em mới phải hỏi lại cho chắc ăn vì bọn em học lịch sử ko có cuộc chiến này
Không biết thì đọc, thì đi hỏi người biết. Có thế thôi.
Tiếc rằng sách giáo khoa lịch sử chỉ ghi vài dòng, hầu như chẳng mang lại thông tin gì về cuộc chiến này. Em đã đọc và nhận thấy với từng ấy chữ, từng ấy kién thức thì việc đưa ra câu hỏi lượng giá cho kiến thức lịch sử của giai đoạn này là không thể. Em cũng chẳng trách gì cụ mà trách những người làm sách và những người quản lý người làm sách.
 

30f4567

Xe tải
Biển số
OF-161464
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
213
Động cơ
350,474 Mã lực
hay thật nhưng tổng thể là nó thua mình đúng không ạ
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top