[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Từ ngày mò vào đây là em ko dứt ra đc. Các cụ cho em hỏi nếu muốn lên thăm quan những khu vực trận địa xưa có khó khăn gì ko ạ? Vì em thấy giáp biên nên chắc các chú biên phòng sẽ kiểm tra gắt gao...em muốn 1 ngày nào đó đc lên đó thắp hương cho các liệt sỹ...:((
Cũng không khó lắm.
Cụ cứ mang giấy tờ tùy thân vào đồn biên phòng mà trình bầy nguyện vọng thôi. Cần thiết thì "vui vẻ tí".
Cơ bản là ổn :)
Có thễ bên biên phòng còn cử người "áp giải" cụ ra tận cột mốc. Em thì em từng bị thế roài :P
 

Rắn Lớn

Xe điện
Biển số
OF-85163
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,978
Động cơ
446,850 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế
Gặp tác giả bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng"

Trong tuyển tập "Văn học dân tộc và miền núi" do Nhà Xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1998, bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" được giới thiệu cùng 87 bài thơ của các tác giả khác. Tuy nhiên, những dòng giới thiệu về tác giả rất ngắn ngủi: "Dương Soái, dân tộc Kinh; tên khai sinh: Dương Văn Soái; sinh năm 1950; quê quán: tỉnh Hà Nam"... Tôi lên biên giới phía Bắc tìm hiểu mới biết, tác giả của "Gửi em ở cuối sông Hồng" hiện đang là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái. Xin số điện thoại của ông và gọi xin gặp, ông lập tức bỏ cuộc liên hoan, ngồi đợi tôi và rưng rưng kể lại những cảm xúc đã viết thành bài thơ và được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc cho bài hát cùng tên, vẫn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.

Năm 1979, ông mới tròn 29 tuổi đời và đang công tác tại Đài Phát thanh - truyền hình Hoàng Liên Sơn (khi đó chưa tách 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái như bây giờ), sau khi đã phục vụ thời gian dài trong ngành địa chất và làm thơ, cộng tác với nhiều đầu báo, được khá nhiều giải thưởng về thơ ở cả tỉnh và Trung ương.

Hồi tưởng lại thời điểm tháng 2-1979, ông kể: Hồi đó đúng dịp sau Tết, ông mới đi công tác cả tháng trời tại các xã của mấy huyện vùng cao Văn Chấn. Mù Căng Chải, Nghĩa Lộ... Mới về đến cơ quan vài ngày và viết xong bài phản ánh về công tác chuẩn bị vào vụ lúa đông xuân thì sáng 17-2-1979, ông được tin có chiến sự nổ ra ở biên giới. Cấp trên yêu cầu: "Phải có ngay bài phản ánh về tình hình" khiến lãnh đạo Đài cuống quýt tìm và rút cục phải gọi "cậu phóng viên trẻ, khoẻ, đi miền núi xa xôi - gian khổ nhiều hơn đi đường nhựa" lên động viên, giao nhiệm vụ "lên ngay biên giới". Nhận lệnh, ông xách balô, đi nhờ xe Comamngca dã chiến ngược hướng Lào Cai. Buổi chiều 17-2 lên đường, tờ mờ sáng ngày 18-2-1979, ông đã có mặt tại huyện lỵ Cam Đường, Lào Cai (bấy giờ là Hoàng Liên Sơn).

Vừa chân ướt chân ráo, ông đã "dính đủ" trận pháo của đối phương và chứng kiến cảnh 1 chiến sĩ Cảnh sát bảo vệ Trạm thu phát sóng của Đài phát thanh bị thương nặng, máu loang đỏ cả nền đất, mấy giẻ xương sườn gãy vụn, lòi ra. Hết pháo, ông đi bộ lên phía súng nổ và ngược dòng người sơ tán lên cây số 4. Tìm đường ra cây số 4, ông cùng một số anh em bộ đội là những người duy nhất, thiểu số tìm ra tuyến trên và chứng kiến cảnh người dân gồng gánh tài sản, ngơ ngác - gào khóc tìm người thân con cái, trên mặt ai cũng biểu lộ sự ngỡ ngàng, không hiểu nổi những gì vừa mới và đang xảy ra ở mảnh đất họ đã "chôn nhau, cắt rốn"...

Đi đến khu vực Cty Dược thị xã Lào Cai, cách biên giới chừng 2 km, bộ đội ta ngăn lại, không cho ông đi tiếp dù có trình bày là phóng viên. Không thể quay lui, ông tìm đến Sở Chỉ huy Tiền phương (SCH) của mặt trận Hoàng Liên Sơn, lúc đó đang đóng tạm tại khu vực Cam Đường, thị xã Lào Cai để... xin vào vùng chiến sự. Dẫu là "người nhà" nhưng ông vẫn không được phép vào khu vực chiến sự, chỉ được ở lại SCH lấy thông tin, viết bài. Cũng tại đây, ông đều đặn chuyển các tin bài về cho Đài tỉnh kịp thời phát sóng. Loanh quanh ở SCH, cứ thấy bộ đội, dân quân từ mặt trận về tập trung, ông lại sán đến hỏi han, chi chép làm tư liệu viết bài.

"Kỷ niệm tôi không thể nào quên là gặp những chiến sĩ C117, Công an Vũ trang bảo vệ mục tiêu Thị uỷ rút về SCH thay quân!" - Nhà thơ Dương Soái nghẹn ngào: "Người ở tuyến dưới lên cứ tưởng đồng đội mình hy sinh hết cả rồi. Khi gặp nhau cứ ôm nhau khóc nức nở mặc cho máu từ các vết thương ứa ra, chảy ròng ròng!". Các chiến sĩ Công an Vũ trang nói với ông: "Anh là nhà báo, anh nói hộ với người thân của chúng em là chúng em vẫn sống và đang bảo vệ đất của mình!".

Những ngày ở SCH, nhà thơ Dương Soái đã chứng kiến cảnh các đơn vị bộ đội thay quân, đưa người bị thương về tuyến sau, đưa người còn khoẻ lên tuyến trước và các chiến sĩ tranh thủ gặp gỡ, nhắn nhủ ngay trước khi di chuyển. Cũng chính ông thành người được bộ đội gửi gắm, nhắn nhủ nhiều nhất. Ai cũng nhờ ông gửi thư, đánh điện về báo tin cho gia đình: Người nhờ chuyển phong thư đã viết sẵn; người lại "bắt" ông ngồi đợi để xin mảnh giấy, cây bút ghi vài chữ về cho gia đình; có người quá vội, chỉ đưa ông mảnh giấy ghi địa chỉ người thân và nhờ "Anh cứ viết báo tin là em vẫn còn sống, vẫn chiến đấu!"; người nói sơ qua nội dung thư và nhờ ông... viết báo tin. Rút cục, sau mấy ngày ở SCH, những lá thư bộ đội nhờ ông gửi hộ, được đựng đầy chặt chiếc túi 3 đồng mậu dịch bán lúc bấy giờ.

Hôm rời Lào Cai về Yên Bái, trong lúc ngồi đợi tàu tại sân ga Phố Lu, ông mang thư từ của bộ đội ra sắp xếp lại: Thư đã có tem, địa chỉ cụ thể; chưa có tem; chưa có phong bì; chưa có nội dung... Khi đã "phân loại" hàng trăm lá thư, ông ngỡ ngàng bởi hầu hết bộ đội ta đều quê ở các tỉnh nằm dọc theo bờ sông Hồng (Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam...) và đa số thư đều gửi cho vợ, cho người yêu ở những địa phương nằm dọc sông Hồng. Ngỡ ngàng và liên hệ đến tình hình chiến sự đầu thắng 2 -1979, cảm nhận cái giá rét - gió mùa Đông Bắc hiện tại, nhớ tới màu nước sông Hồng quanh năm đỏ rực phù sa và tháng 2 đúng mùa con nước... ông quặn lòng nhớ tới vợ con ở Duy Tiên, Hà Nam cũng chung tâm trạng như hàng vạn, hàng triệu người vợ - người mẹ - người yêu khác, đang mong ngóng, lo lắng tin của chồng, con, người yêu nơi xa xôi súng đạn... Xúc động, Dương Soái ngồi bệt xuống sân ga Phố Lu viết bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" chỉ trong đúng 2 tiếng đồng hồ. "Vừa viết, nước mắt tôi vừa chảy ra giàn giụa!" - Ông đỏ hoe mắt và ngước mắt nhìn cây đào núi nở hồng rực ngoài cửa sổ.

Nhà thơ Dương Soái kể: Về đến thị xã Yên Bái, ông bỏ ra nửa ngày để ra bưu điện cây số 5 gửi điện, viết thư hộ lính và mua tem, phong bì "hoàn thiện" những lá thư chưa đủ "quy chuẩn". Hôm đó, thùng thư bưu điện cây số 5 đầy chật thư bộ đội do ông gửi và cô nhân viên bưu điện đã phải xách vào 1 ít để đợi xe thư.

Bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" của Dương Soái mãi thời gian sau mới được đăng tải bởi ông lại tất tả ngược lên biên giới phía Bắc làm nhiệm vụ của phóng viên chiến trường. Ngay sau khi được gửi đi, bài thơ đã được in ở rất nhiều báo, tạp chí và các tuyển tập thơ văn khác và trở thành bài thơ... truyền thống với bộ đội ta lúc đó. Tuy nhiên, mãi đến năm 1980, bài thơ mới trở nên nổi tiếng sau khi được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc với cái tên "Gửi em ở cuối sông Hồng". Dương Soái cũng chỉ biết "đứa con tinh thần" của mình... thành danh khi nghe lời nhắn của 1 người bạn: "Bài thơ được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc, Đài Tiếng nói Việt Nam vừa phát! Hay lắm!". Vài năm sau, Dương Soái mới gặp nhạc sĩ Thuận Yến tại nhà Giám đốc nhà máy Thủy điện Thác Bà, Yên Bái nhân dịp nhạc sĩ lên công tác. Nhà thơ rất xúc động khi được biết: Vừa lên đến Yên Bái, nhạc sĩ Thuận Yến đã hỏi ngay địa chỉ của Dương Soái để tìm gặp cảm ơn và nói lời tri kỉ... Mặc dù, nhạc sĩ Thuận Yến đã không giữ nguyên một số câu chữ trong bài thơ của Dương Soái, nhưng vẫn giữ nguyên được hồn của bài thơ và thổi bùng vào trong đó sức sống mãnh liệt. Chẳng thế mà bài thơ - bài hát đó vẫn sống cho đến bây giờ.

Trong lời bình bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng", tác giả Ngô Vĩnh Bình đã viết: "Tứ của bài thơ không có gì mới, nhưng lời thơ lại rất mới, rất thời sự và thật Việt Nam. Bài thơ cũng nói về nỗi nhớ của người ở đầu sông với người ở cuối sông nhưng là nỗi nhớ của người lính đnag chiến đấu bảo vệ biên cương với người thương nơi quê nhà. Nỗi nhớ, niềm thương được biểu hiện bình dị, nhưng nỗi nhớ, niềm thương ấy cũng thật lãng mạn... Bài thơ đến với đông đảo bạn đọc không chỉ ở sự bình dị mà còn được chắp thêm cánh bởi giàu nhạc điệu và giàu chất dân ca".

(15-2-2009)

Gửi em ở cuối sông Hồng

(Dương Soái)

Anh ở Lào Cai

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Tháng Hai, mùa này con nước

Lắng phù sa in bóng đôi bờ



Biết em năm ngóng, tháng chờ

Cứ chiều chiều ra sông gánh nước

Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt

Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong



Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông

Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét

Biết màu màng đồng quê chưa cấy hết

Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?



Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...

Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy

Em ra sông chắc em sẽ thấy

Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.



Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình

Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc

Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt

Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông



Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng

Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã

Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả

Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong



Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm

Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc

Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục

Máu giặc loang ố cả một vùng



Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng

Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ

Là niềm thương anh gửi về em đó

Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh

Lào Cai, 1979




Nguồn: Cụ 3g nhà ta



Tks kụ!

Bài này em nghe ko biết bao nhiêu lần, hát cùng ko biết bao nhiêu người nhưng hôm nay mới đọc về hoàn cảnh ra đời của nó! Đúng là vô tâm thật!

Tks kụ 1 lần nữa!
 

Forcus

Xe tải
Biển số
OF-73873
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
372
Động cơ
427,320 Mã lực
Cám ơn các anh, chị đã hy sinh để phần còn lại của đất nước bình yên, bạn Nguyễn Hải Quân chỉ kém mình một tuổi, hồi đó nếu mình không đi học thì rất có thể mình cũng nằm cạnh bạn :((( Mong bạn siêu thoát và phù hộ cho Gia đình, Đất nước!!!
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Từ ngày mò vào đây là em ko dứt ra đc. Các cụ cho em hỏi nếu muốn lên thăm quan những khu vực trận địa xưa có khó khăn gì ko ạ? Vì em thấy giáp biên nên chắc các chú biên phòng sẽ kiểm tra gắt gao...em muốn 1 ngày nào đó đc lên đó thắp hương cho các liệt sỹ...:((
Nếu cụ thực tâm muốn lên thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ thì không có khó khăn gì. hiện nay ngoài các nghĩa trang liệt sĩ được quy tập ra thì tại gần các nơi chiến sự quân đội và chính quyền có xây dựng những đài tưởng niệm các liệt sĩ , cụ có thể đến đấy thắp hương.

Còn nếu cụ muốn tới hẳn trận địa thì em e là...hơi khó đấy . Bom mìn còn nhiều nguy hiểm lắm !
 

Kia DVD 5.1

Xe tăng
Biển số
OF-12466
Ngày cấp bằng
5/1/08
Số km
1,639
Động cơ
538,420 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Ngày nay, công tác tuyên truyền của cánh tuyên giáo vẫn thế.
Thanh niên sau khi được tuyên truyền, phát động, lòng tràn đầy nhiệt huyết. Tất thẩy xung vào đội “thanh niên tình nguyện”, những mong làm những việc chuyển đất, long trời.
Rồi cũng đến ngày chủ nhật để cống hiến. Vài chục nữ tú, nam thanh được huy động đi tổng vệ sinh.
Găng tay: không. Cuốc, xẻng: không. Chổi, hót rác: không. Rồi nữ tú óng ả, lướt thân mình đẫm mùi phấn son qua mũi các nam thanh, 2 bên ỏn ẻn hoặc mắt tít cười, tay vung vẩy cây que tình cờ tìm được, gẩy tít mù đám cỏ hoặc búi rác ni lông, chẳng buồn biết là nó về đâu.
Hiện đại nhất là độ chục sức xuân, xúm quanh cái thùng đựng thứ nước được gọi là vôi, vung vẩy cây chổi cùn, phết cái nước thánh ấy lên gốc cây già tội nghiệp. Một hành động mà giới truyền thông quốc tế mãi băn khoăn, mà chưa có lời giải đáp: tại sao ở VN, chúng mày lại cứ bôi trắng một vài đoạn gốc cây
Đọc đến đoạn này thì em thấy quá đúng.. tuyên truyền theo kiểu hô hào "làm như tôi nói chứ đừng làm như tôi làm" .. cái nhìn của tay baleo này thâm thuý và sâu sắc thật ... :-?
 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
3,375
Động cơ
439,428 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
Cái tay baoleo này viết hay thật. Nhưng đúng tâm trạng của người lính và những gì đang diễn ra ở tuyến sau những ngày ấy. Cảm ơn cụ Pain đã cóp bài này về OF.

Khi bọn em lên đường ra phía bắc cũng vậy. Đài 15w bọn em là tốp cuối cùng rời doanh trại sau khi cả E đã đi mấy ngày. Chỉ một chiếc zil 157 cắm cờ đỏ sao vàng, trên thùng xe có vài thằng lính nhưng dọc quốc lộ 1, bọn em nhận được rất nhiều ánh mắt, cánh tay vẫy chào của mọi người khi xe đi qua. Nhớ nhất là khi xe vượt qua 1 cái ngầm cạn, một cụ già đi xe đạp tránh xe luống cuống thế nào ngã ra ven đường. Thế nhưng, xe vừa qua thì cụ cố nhổm người dậy, dơ tay vẫy bọn em và ra hiệu "cứ đi đi"... Thật cảm động biết bao. Giờ nghĩ lại vẫn ứa nước mắt.
Lúc nhà em chạy về gần đến phà Phố lu, gặp một đơn vị bộ đội( em nghĩ khoảng một tiểu đoàn bộ binh) hành quân bộ ngược lên biên giới ,em hét lên khản cả giọng : các chú lên đánh chết hết mẹ bọn chó khựa đi. Đoàn quân vừa hành quân vừa vẫy tay chào đoàn người di tản, đó là hình ảnh đẹp nhất về người lính trong ký ức của em.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Lúc nhà em chạy về gần đến phà Phố lu, gặp một đơn vị bộ đội( em nghĩ khoảng một tiểu đoàn bộ binh) hành quân bộ ngược lên biên giới ,em hét lên khản cả giọng : các chú lên đánh chết hết mẹ bọn chó khựa đi. Đoàn quân vừa hành quân vừa vẫy tay chào đoàn người di tản, đó là hình ảnh đẹp nhất về người lính trong ký ức của em.
Chuyện của cụ làm em lại nhớ tới lời bài hát Những đôi mắt mang hình viên đạn của nhạc sĩ Trần Tiến:
"Đoàn quân lại đi. Đi về biên giới
Cũng từ biên giới về, những bầy trẻ nhỏ
....
"Đoàn quân lại đi. Đi về biên giới
Cũng từ biên giới về, những người mẹ già
...
Đánh tan quân xâm lược dã man"
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Chuyện của cụ làm em lại nhớ tới lời bài hát Những đôi mắt mang hình viên đạn của nhạc sĩ Trần Tiến:
"Đoàn quân lại đi. Đi về biên giới
Cũng từ biên giới về, những bầy trẻ nhỏ
....
"Đoàn quân lại đi. Đi về biên giới
Cũng từ biên giới về, những người mẹ già
...
Đánh tan quân xâm lược dã man"
Bài hát này khi em giải ngũ rồi mới được nghe nhưng đến giờ mỗi lần nghe là lại nhớ đến ngày tháng đó và trào lên cảm giác căm thù bọn Khựa.
Trong xe em luôn có đĩa CD ghi mấy bài hát thời biên giới Tây nam - Phía bắc (đĩa chính hãng đàng hoàng nhá)

Bữa trước em đi qua khu Vũng Áng, đang ngồi ăn trưa ở quán ven đường thì một bầy Khựa nhào vào gọi đồ ăn rồi nhồm nhoàm vừa ăn vừa "lủng xủng, loảng xoảng" như cái chợ... Em đứng phắt dậy, kêu chủ quán thanh toán tiền bỏ đi. Mấy cậu lính đi cùng leo lên xe vẫn ngơ ngác kg hiểu tại sao tự nhiên em nổi nóng vậy.
Em văng tục rồi nói: "tao không bao giờ ngồi chung nhà với bọn Khựa đểu cáng đó. Đi. Lúc nào chúng mày đói thì dừng lại chén tiếp" . Sau đó, trên đường đi, em bô lô ba la về những ngày 79 quên cả đói. Mấy chú em mắt tròn mắt dẹt "té ra anh cũng đi lính à? 79 mình có choảng nhau với Tầu à?..." Thế có cay kg các cụ.
Hôm thừ 2 vừa rồi, họp cty đầu năm, câu mở đầu của em là "Xin lỗi cả nhà, đêm qua mình mất ngủ vì nó là ngày 17/2....."
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Bác nắm nhiều thông tin vậy thật là hay! Bác có biết về đơn vị đặc công E 198 không? Tôi có ông anh là lính 198, mất tích hồi tháng 04 năm 1982. Thông tin gia đình biết được chỉ có vậy. nghe người báo tin của đơn vị anh tôi về noi chuyện thì lúc đó anh tôi đang huấn luyện lính mới thì nhận nhiệm vụ đột xuất. Ra đi 32 người thì cả 32 người đều mất tích, trong đó có 2 ông Trung tá....còn thấp nhất là chuẩn úy ( không có lính). anh tôi khi đó đeo lon trung úy!...
Giả như bác có thông tin về hoạt động của đơn vị e 198 khi thời gian đó thì biết đâu gia đình lại tìm được hài cốt cho anh tôi!
Cảm ơn rất nhiều!
Tháng 4 -1982 thì E 198 của QK1, hồi đấy đang nóng cái bình độ 400 mà E 198 có phối thuộc với sư 337 đánh từ hồi 81. Năm 1984 trung đoàn 198 mới tăng cường cho mặt trận Vị Xuyên một tiểu đoàn đặc công chuyên trách đánh bình độ 300-400. Anh của cụ mất tich năm 1982 thì chắc chắn bên Lạng Sơn có gì cụ tìm và liên hệ được với các CCB của bên QK1 thời kỳ đó mới có thông tin.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Lúc nhà em chạy về gần đến phà Phố lu, gặp một đơn vị bộ đội( em nghĩ khoảng một tiểu đoàn bộ binh) hành quân bộ ngược lên biên giới ,em hét lên khản cả giọng : các chú lên đánh chết hết mẹ bọn chó khựa đi. Đoàn quân vừa hành quân vừa vẫy tay chào đoàn người di tản, đó là hình ảnh đẹp nhất về người lính trong ký ức của em.
cụ chém
hồi ấy ai gọi là khựa
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Bài hát này khi em giải ngũ rồi mới được nghe nhưng đến giờ mỗi lần nghe là lại nhớ đến ngày tháng đó và trào lên cảm giác căm thù bọn Khựa.
Trong xe em luôn có đĩa CD ghi mấy bài hát thời biên giới Tây nam - Phía bắc (đĩa chính hãng đàng hoàng nhá)

Bữa trước em đi qua khu Vũng Áng, đang ngồi ăn trưa ở quán ven đường thì một bầy Khựa nhào vào gọi đồ ăn rồi nhồm nhoàm vừa ăn vừa "lủng xủng, loảng xoảng" như cái chợ... Em đứng phắt dậy, kêu chủ quán thanh toán tiền bỏ đi. Mấy cậu lính đi cùng leo lên xe vẫn ngơ ngác kg hiểu tại sao tự nhiên em nổi nóng vậy.
Em văng tục rồi nói: "tao không bao giờ ngồi chung nhà với bọn Khựa đểu cáng đó. Đi. Lúc nào chúng mày đói thì dừng lại chén tiếp" . Sau đó, trên đường đi, em bô lô ba la về những ngày 79 quên cả đói. Mấy chú em mắt tròn mắt dẹt "té ra anh cũng đi lính à? 79 mình có choảng nhau với Tầu à?..." Thế có cay kg các cụ.
Hôm thừ 2 vừa rồi, họp cty đầu năm, câu mở đầu của em là "Xin lỗi cả nhà, đêm qua mình mất ngủ vì nó là ngày 17/2....."
Em cũng hay lấy ngày 17/2 ra để nhắc đám lau nhau nói riêng và thiên hạ nói chung ở sở.
Sáng 17/2/2009, đang ngồi họp giao ban buổi sáng, thấy chán chường mọi thứ, vô công rồi nghề, em mới hỏi thiên hạ:
Tao đố chúng mày biết, cách đây đúng 30 năm có chuyện gì lớn xảy ra.
Cả 1 lũ từ to đầu sắp về hưu đến đứa mới nứt mắt vừa vào cơ quan ngớ hết cả ra. Mắt chữ O, mồm chữ I hết.
Chán. Em mới buông thõng: Ngày Tầu đánh chứ còn gì nữa.
Lúc ấy lũ già mới: Ờ.
Lũ trẻ thì em không thèm chấp.
17/2 năm ngoái, cũng buổi sáng, đang chạy máy laser, thấy thằng con lão chánh sở ngồi lờ vờ ngay đấy, em cũng hỏi nó: Mày có biết ngày này năm 79 có cái gì hay ho?
Nó cũng lại ngớ ra.
Nó: Có thật không anh???
Cái mả miệ nhà nó chớ. Còn Thật-Giả nào vào đây nữa.
Em: Thế bố mẹ mày, cô giáo mày không dạy mày đấy là ngày Tầu đánh ah???

Đấy việc giáo dục, tuyên truyền (Tuyên giáo) của nhà ta trong mấy mươi năm qua nó là thế đấy.
Em đồ những người có tuổi biết sự thật về sự kiện 17/2/1979 chết hết đi rồi, có khi trẻ con nó lại bảo ngày ấy Vietnam mới là kẻ khởi chiến, xâm lăng Trung quốc và Trung quốc chỉ Phản kích tự vệ, bảo vệ biên cương :(
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Em cũng hay lấy ngày 17/2 ra để nhắc đám lau nhau nói riêng và thiên hạ nói chung ở sở.
Sáng 17/2/2009, đang ngồi họp giao ban buổi sáng, thấy chán chường mọi thứ, vô công rồi nghề, em mới hỏi thiên hạ:
Tao đố chúng mày biết, cách đây đúng 30 năm có chuyện gì lớn xảy ra.
Cả 1 lũ từ to đầu sắp về hưu đến đứa mới nứt mắt vừa vào cơ quan ngớ hết cả ra. Mắt chữ O, mồm chữ I hết.
Chán. Em mới buông thõng: Ngày Tầu đánh chứ còn gì nữa.
Lúc ấy lũ già mới: Ờ.
Lũ trẻ thì em không thèm chấp.
17/2 năm ngoái, cũng buổi sáng, đang chạy máy laser, thấy thằng con lão chánh sở ngồi lờ vờ ngay đấy, em cũng hỏi nó: Mày có biết ngày này năm 79 có cái gì hay ho?
Nó cũng lại ngớ ra.
Nó: Có thật không anh???
Cái mả miệ nhà nó chớ. Còn Thật-Giả nào vào đây nữa.
Em: Thế bố mẹ mày, cô giáo mày không dạy mày đấy là ngày Tầu đánh ah???

Đấy việc giáo dục, tuyên truyền (Tuyên giáo) của nhà ta trong mấy mươi năm qua nó là thế đấy.
Em đồ những người có tuổi biết sự thật về sự kiện 17/2/1979 chết hết đi rồi, có khi trẻ con nó lại bảo ngày ấy Vietnam mới là kẻ khởi chiến, xâm lăng Trung quốc và Trung quốc chỉ Phản kích tự vệ, bảo vệ biên cương :(
Năm 1984 thì càng ít người biết đến, bọn em nói chuyện đánh nhau với TQ mà còn bị các lính đàn anh nói là "Mày trẻ thế kia năm 79 tuổi gì mà đánh nhau với TQ". Hi...hi các cụ ấy cứ nghĩ là 79 xong là thôi rồi còn đâu khói súng nữa.
 

BMW_6688

Xe container
Biển số
OF-81812
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
6,682
Động cơ
482,013 Mã lực
Nơi ở
Phố cô đầu-Khâm thiên
Em cũng hay lấy ngày 17/2 ra để nhắc đám lau nhau nói riêng và thiên hạ nói chung ở sở.
Sáng 17/2/2009, đang ngồi họp giao ban buổi sáng, thấy chán chường mọi thứ, vô công rồi nghề, em mới hỏi thiên hạ:
Tao đố chúng mày biết, cách đây đúng 30 năm có chuyện gì lớn xảy ra.
Cả 1 lũ từ to đầu sắp về hưu đến đứa mới nứt mắt vừa vào cơ quan ngớ hết cả ra. Mắt chữ O, mồm chữ I hết.
Chán. Em mới buông thõng: Ngày Tầu đánh chứ còn gì nữa.
Lúc ấy lũ già mới: Ờ.
Lũ trẻ thì em không thèm chấp.
17/2 năm ngoái, cũng buổi sáng, đang chạy máy laser, thấy thằng con lão chánh sở ngồi lờ vờ ngay đấy, em cũng hỏi nó: Mày có biết ngày này năm 79 có cái gì hay ho?
Nó cũng lại ngớ ra.
Nó: Có thật không anh???
Cái mả miệ nhà nó chớ. Còn Thật-Giả nào vào đây nữa.
Em: Thế bố mẹ mày, cô giáo mày không dạy mày đấy là ngày Tầu đánh ah???

Đấy việc giáo dục, tuyên truyền (Tuyên giáo) của nhà ta trong mấy mươi năm qua nó là thế đấy.
Em đồ những người có tuổi biết sự thật về sự kiện 17/2/1979 chết hết đi rồi, có khi trẻ con nó lại bảo ngày ấy Vietnam mới là kẻ khởi chiến, xâm lăng Trung quốc và Trung quốc chỉ Phản kích tự vệ, bảo vệ biên cương :(
Kụ phán chuẩn quá,có rất nhiều người khi hỏi ngày 17-2 hàng năm sau 30 năm trở đi(lấy mốc từ thập niên 1980 mà hỏi rõ năm tháng đàng hoàng)thì ối người chả biết và nhớ ngày gì,nhưng pố khỉ cái ngày Valentine14-2 ở đêk đâu ấy du nhập về nhà mình mới có mấy năm thui mà chưa đến ngày ấy hết báo này báo nọ đưa loan xị cả lên làm cho 1 số người cũng xoắn theo..chán thật...còn những ngày đáng để kỷ niệm thì chả thấy nói gì,có chăng thì 1 vìa tờ báo hay 1 số báo điện tử có đăng nhưng với mục nho nhỏ và chữ bé tý,hỏi thế thì tuyên truyền và giáo dục về sự hy sinh cũng như truyền thống giữ nước cái gì nữa...đúng là hết thuốc chữa
 
Chỉnh sửa cuối:

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Nếu cụ thực tâm muốn lên thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ thì không có khó khăn gì. hiện nay ngoài các nghĩa trang liệt sĩ được quy tập ra thì tại gần các nơi chiến sự quân đội và chính quyền có xây dựng những đài tưởng niệm các liệt sĩ , cụ có thể đến đấy thắp hương.

Còn nếu cụ muốn tới hẳn trận địa thì em e là...hơi khó đấy . Bom mìn còn nhiều nguy hiểm lắm !
Thì đc đến đâu hay đến đó cụ ạ. Em chưa lên đó bgio. Chắc năm nay sẽ lên hà giang 1 chuyến. Vừa đi vãn cảnh vừa để thăm viếng các liệt sỹ.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
158
Động cơ
383,166 Mã lực
Thì đc đến đâu hay đến đó cụ ạ. Em chưa lên đó bgio. Chắc năm nay sẽ lên hà giang 1 chuyến. Vừa đi vãn cảnh vừa để thăm viếng các liệt sỹ.
Hi....hi cụ cứ để đến ngày 11-7, nếu ở HN thì đi cùng hội CCB 356 ở HN.
 

khải23c0545

Xe tăng
Biển số
OF-61095
Ngày cấp bằng
7/4/10
Số km
1,184
Động cơ
452,803 Mã lực
Nơi ở
TP Hà giang
Tên thớt hay
Nhưng toàn người nghe nói hoặc tìm tài liệu về chém chẳng có ai là lính thực ngoài Cụ Vị Xuyên , Chán
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Hi....hi cụ cứ để đến ngày 11-7, nếu ở HN thì đi cùng hội CCB 356 ở HN.
Cụ nhớ bảo lãnh cho em nhá. Em nhỏ tuổi chỉ sợ ko đc bám càng thôi. Cụ cho em hỏi là thông thuong các cụ đi mấy ngày ạ. Em thì maximum đc nghỉ 6ngay thôi. Ko bít có đủ ko ạ?
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Ơ mà cái lão khởi sự là cúc cù cu từ thớt 1 cũng im luôn mjir. Em nhớ lão ấy quảng cáo rằng có độc quyền phát hành chuyện về đặc công nữa cơ mà. Hồi nhỏ đọc tự truyện của tướng đặc công Tư cụ thấy mê quá.
Cụ vx kể tiếp chuyện đi ạ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top