[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,879
Động cơ
752,102 Mã lực
e 198 Đặc công này hoạt động chủ yếu tại địa bàn QK2, trường hợp cụ nêu thì chắc chắn đã hy sinh trong nhiệm vụ luồn sâu, đặc biệt là lấy toàn sĩ quan thì chứng tỏ nhiệm vụ ấy rất quan trọng và độ mật cao. Em chỉ là dân ỡm ờ nên không giúp được gì hơn về mặt thông tin đặc biệt là của Đặc công, mong cụ đại xá:(
Em qua ông thông gia của nhạc phụ đại nhân là đặc công E429 có thể móc được với 1 ông từng luồn sâu sang đất Tàu 450 km đận tháng 2/79 để đánh phá cơ sở hậu cần của giặc bành trướng. Hy vọng qua cái ông đánh Tàu này có thể có được tin tức gì về anh của cụ songmon chăng???
 

Beliti

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-159924
Ngày cấp bằng
8/10/12
Số km
2,962
Động cơ
371,720 Mã lực
Cụ nằm mơ ah.
Đến hát người ta còn chẳng cho nữa là.
Người ta còn bận đi THỜ 2 con số BỐN và MƯỜI SÁU nha :(
Thấy bẩu chủ tịt hội ấy là thiếu tướng hay thừa tướng Mất hay Được gì ấy các Cụ nhẩy.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,599
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nhưng dẫu sao sự thật vẫn mãi mãi là sự thật , cho dù ẳng và chếnh quèn có kỷ niệm hay không thì em vẫn ủng hộ những lời kêu gọi kỷ niệm về ngày này của người dân , họ những người cố tình lồng cái gì đó vào các câu chuyện như này nhưng nếu sử sách ghi rõ ràng đầy đủ thì họ im ngay và những người quan tâm tới các vấn đề lịch sử thường lớn đủ để nhận biết được cái mà họ lồng vào , bên tuyên giáo sợ vì sử sách không ghi nên khi có chuyện như bài này thì là cái cớ để bên đối đầu lồng ghép vào các chi tiết theo ý người viết , phải chăng bên tuyên giáo sợ sự thật bị phơi bầy là Trung Quốc xâm lược Việt Nam ? nên mới không ghi lại đầy đủ trong các tư liệu chính thống
:D , động chạm đến ẳng thì em sai hoàn toàn , nhưng em thấy đa số rất sợ động chạm đến chuyện chiến tranh biên giới phía bắc với Tung Cẩu , Tung Cẩu xâm lược chả thấy báo nào nhắc đến , hôm 17/2/2013 em có vào box này đọc và tìm trên gu gồ thì chả thấy có bài viết bởi các báo như NHÂN DÂN - là tờ báo ngôn luận của ẳng CSVN

Em cũng có người nhà cụt 1 tay phải vì cuộc CTBG PB này vì thế em mới thấy những người ngã xuống vì đất nước mà không được nêu tên là sự sai sót của chếnh quyèn hiện tại
Em có quy kết gì đâu , thấy thế nào nói thế . Ngày 17/2/2013 đọc trên báo điện tử NHÂN DÂN - cơ quan ngôn luận , tiếng nói của ẳng CSVN mà không thấy có , báo quân đội nhân dân cũng không có , ẳng là tổ chức chính em hoạt động về chính em không có bài về cuộc CTBG PB thì cũng được nhưng đến báo quân đội cũng không có , quá thất vọng đến khi vào đây em lại tìm thấy cái em cần :D
Nhà cháu thấy cũng đúng 1 phần ạ...Có hẳn 1 Hội gọi là cái hội Cựu chiến binh mà những ngày 17-2 vừa rồi không ẳng lên được 1 tiếng. Cái gì cũng phải đứng trên nhiều hệ quy chiếu để nhìn nhận thấu đáo 1 vấn đề. Qua ngày 17-2 vừa rồi nhà cháu thấy tội tội cho các gia đình có liệt sỹ hy sinh trong trận chiến chống quân xâm lược bành trướng Bắc kinh năm 79 ợ..
Em xin ngả mũ, nghiêng mình trước các chiến công, hy sinh của các anh hùng.
Em cũng rất lấy làm căm giận khi những câu truyền như thế này mà không được lịch sử, thế hệ sau biết đến.
Hình như các vấn đề kỷ niệm ngày 17/2/1979 ngày càng ít được nhắc đến trên thông tin đại chúng. Buồn thật...
Các cụ lại ít đọc báo rồi:D Nêu đích danh, quân xâm lược Trung Quốc nhá:D


http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Chinh-tri-Xa-hoi/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/213517,Thang-2-con-co-mot-ngay.ttm

http://m.tuoitre.vn/news/tt?id=533922

http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Chinh-tri-Xa-hoi/Chinh-tri-Xa-hoi/213511,Bai-hoc-tu-cuoc-chien-bao-ve-bien-gioi-1979.ttm

http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Chinh-tri-Xa-hoi/Chinh-tri-Xa-hoi/213509,Khong-ai-quen-ngay-172.ttm
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,599
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em qua ông thông gia của nhạc phụ đại nhân là đặc công E429 có thể móc được với 1 ông từng luồn sâu sang đất Tàu 450 km đận tháng 2/79 để đánh phá cơ sở hậu cần của giặc bành trướng. Hy vọng qua cái ông đánh Tàu này có thể có được tin tức gì về anh của cụ songmon chăng???
Vâng, cụ nhón tay đi. Nhưng em nghĩ là khó vì 249 địa bàn khác 198, vả lại anh của cụ songmon hy sinh 4/82 mà cụ. THôi thì còn nước còn tát, chúc cụ thành công%%-
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,879
Động cơ
752,102 Mã lực
Vâng, cụ nhón tay đi. Nhưng em nghĩ là khó vì 249 địa bàn khác 198, vả lại anh của cụ songmon hy sinh 4/82 mà cụ. THôi thì còn nước còn tát, chúc cụ thành công%%-
Thật ra đây cũng chỉ là vụ chắp nối các tay đặc công lại với nhau hòng moi thông tin thôi.
Ông thông gia với nhạc phụ đại nhân nhà em thì lại là lính của E429 miền Đông thời chống Mỹ. Song cách ít bữa em đến chúc Tết, ông í chỉ mặt (trong ảnh) bảo cái ông kia là bạn ổng từng chui 450 cây vào đất Tàu dạo tháng 2/79. Hy vọng là từ ông nọ móc ra ông kia cuối cùng ta có thể có được chút thông tin về anh cụ songmon.
Ai chứ cái ông 429 kia thì ta cứ kiếm chỗ ngồi tốt, đồ uống tốt là em vời dược ổng tới :)
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,599
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thật ra đây cũng chỉ là vụ chắp nối các tay đặc công lại với nhau hòng moi thông tin thôi.
Ông thông gia với nhạc phụ đại nhân nhà em thì lại là lính của E429 miền Đông thời chống Mỹ. Song cách ít bữa em đến chúc Tết, ông í chỉ mặt (trong ảnh) bảo cái ông kia là bạn ổng từng chui 450 cây vào đất Tàu dạo tháng 2/79. Hy vọng là từ ông nọ móc ra ông kia cuối cùng ta có thể có được chút thông tin về anh cụ songmon.
Ai chứ cái ông 429 kia thì ta cứ kiếm chỗ ngồi tốt, đồ uống tốt là em vời dược ổng tới :)
Em ủng hộ cái đo đỏ. Mời cụ songmon lên tiếng ạ:P
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Thanks Pain vì đã tìm giúp.
Mỗi khi được xem lại chuyện về những người con đất Việt hy sinh nơi biên thùy Mùa xuân 1979,cảm giác bồi hồi nghẹn ngào lại trở về.
Mong sao CQ vinh danh họ một cách mạnh mẽ, hào hùng mỗi Xuân về như những chiến sỹ hy sinh trong KCCP,CM...Mình nghĩ bọn Tàu cũng không thể làm gì được VN vì những chuyện này được.
Mình cũng không muốn thấy vì chuyện lảng tránh lịch sử này để cho những người có ý đồ khác lợi dụng sự hy sinh của các AH, nhào nặn bóp méo xuyên tạc cho những mưu đồ các nhân.
Mùa Xuân năm sau là kỷ niệm chẵn 35 năm CTBGPB, chắc rằng mong muốn sẽ thành hiện thực.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em có quy kết gì đâu , thấy thế nào nói thế . Ngày 17/2/2013 đọc trên báo điện tử NHÂN DÂN - cơ quan ngôn luận , tiếng nói của ẳng CSVN mà không thấy có , báo quân đội nhân dân cũng không có , ẳng là tổ chức chính em hoạt động về chính em không có bài về cuộc CTBG PB thì cũng được nhưng đến báo quân đội cũng không có , quá thất vọng đến khi vào đây em lại tìm thấy cái em cần :D
Những người đã trải qua những ngày tháng chiến sự năm 1979 và sau này, dù là thường dân hay cán bộ nhà nước, dù là người lính ở tuyến trước hay tuyến sau sẽ đều không thể nào quên ngày 17/02/79 - Ngày bọn giặc Khựa mở đầu cuộc xâm lược nước ta một lần nữa (trong nghìn năm lịch sử nước nhà). Chỉ có điều, họ có nói ra hay không mà thôi.

Dù phải bươn trải mưu sinh đời thường thì những năm gần đây, cứ gần đến ngày 17/02 là em tự nhiên lại nhớ về ngày này. Tại sao vậy? Đơn giản là vì trong những năm gần đây, nhà cầm quyền bên Khựa càng trở nên hung hãn, liên tục gây hấn, lấn át nước mình một cách điên cuồng, bất chấp tất cả... Tự nó đã nhắc em nhớ đến những ngày tháng này năm xưa. Và có lẽ, trên OF này cũng có nhiều thành viên đã biết và vẫn nhớ về những ngày tháng đấy nên đã cùng nhau lập cái thớt về 1979 như một "tự truyện, hồi ký" cá nhân. Thớt đã tồn tại trên OF hết phần 1 và đã sang nửa phần 2. Phải nói để thớt tồn tại được lâu như vậy là một sự cố gắng hết sức của BDH OF, của Mod box TLKQ, của các cựu binh cùng những người quan tâm đến sự kiện năm xưa. Việc làm này hoàn toàn tự nguyện với mong muốn qua thớt này, nhiều người sẽ biết về những ngày tháng ấy, sẽ ghi lòng tạc dạ mối thù với thằng "hàng xóm" luôn mang dã tâm xâm lược, thôn tính nước mình (dù là thời phong kiến hay mang danh CS gì gì đi nữa...). Bởi vậy, mong các cụ hãy tiếp tục "mạch" này để thớt ngày càng phát triển chứ đừng lái thớt này sang hướng khác không hay.

Muốn đấu với thằng Khựa thì phải có "cái đầu lạnh". Chỉ vì cái đầu chưa kịp lạnh nên một số cụ đã quên đi cái đích cần chiến là bọn Khựa mà lại vô tình hay cố ý quay sang "tự diễn biến" với chính quyền nước mình. Mà việc chỉ trích, nói xấu chính quyền như vậy thì phỏng có ích gì? Nội bộ bất hòa, không cùng một ý thì ai được lợi? Nếu có một tên Khựa có tư tưởng chiến với VN mò vào OF thì em tin là tụi ấy sẽ mừng thầm khi đọc các comment của các cụ.

Đấu tranh bằng ngoại giao nhân dân và ngoại giao nhà nước (chính thống) là 2 mặt trận luôn song hành. Tuy nhiên, đấu tranh trên trường ngoại giao chính thống khó hơn ngoại giao nhân dân rất nhiều. Mấy năm trước, chỉ với việc in thêm vài dòng trên sách giáo khoa lịch sử, chỉ một cuộc viếng thăm đền thờ tử sỹ trong WW2 của lãnh đạo cao cấp mà các nước Nhật , Khựa và cả Hàn đã choảng nhau chí tử trên đấu trường ngoại giao. Những ngày gần đây, tàu hải giám của Khựa liên tục quần đảo quanh Senkakư nhưng Nhật có giám đánh đuổi tàu của Khựa ra khỏi lãnh thổ của mình đâu. Vẫn chỉ là "cực lực lên án" như Việt mình mà thôi. Ngoại giao nhà nước buộc phải làm vậy. Tuy nhiên, người Nhật luôn thể hiện cái bề trên, cái văn minh của mình khi dân Nhật không cần biểu tình chống Khựa và cũng chẳngchỉ trích về sự "yếu kém" của chính phủ nước mình!. Hay phải chăng dân Nhật hèn nhát, ích kỷ?.... Chắc không ai dám nói dân Nhật như vậy.

Quay về lại ngày 17/02/1979. Đây là ngày Khựa phát động cuộc chiến tranh biên giới chứ kg phải là ngày chiến thắng của VN. Lệ thường trên thế giới người ta kỷ niệm ngày Chiến thắng và các sự kiện đặc biệt diễn ra trong cuộc chiến; còn ngày bắt đầu chỉ được coi là mốc sự kiện và thường chỉ được nhắc tới và kỷ niệm vào các năm chẵn chứ không làm hàng năm. Từ Đông sang Tây đều như vậy. Nga kỷ niệm ngày chiến thắng Phát xít Đức vào ngày 9/5 - Victory Day (9 May). Pháp, Mỹ và các nước Tây Âu kỷ niệm vào ngày 8/5 - Victory in Europe Day. Mẽo có thêm ngày thắng Nhật 2/9 - Victory over Japan Day... Còn ngày bắt đầu WW2, đến nay các nhà sử học còn đang tranh cãi nên lấy mốc là năm 1936 hay 1939 kia kìa. Vậy, sao mình lại lấy cái mốc Khựa đánh mình để kỷ niệm hàng năm? Nếu thế thì phải tổ chức thêm ngày Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (Đà Nẵng 31/8/1858), Ngày lính Mỹ đặt chân lên đất Việt (Đà Nẵng, 8-3-1965) và còn rất nhiều ngày mà từ thời Nguyên Mông... Tống, Thanh... xâm lược nước ta.

Năm nay, một số thông tin về cuộc chiến 1979 đã được đăng tải trên báo chí, một số ý kiến của các chính khách đã được đăng tải ; cùng với việc anh X đi thăm liên tiếp các đơn vị không quân, hải quân, tên lửa đối hải... vào đúng dịp 17/02 em cho kg phải là việc làm vô tình của Chính phủ.

Nói về chính sự sẽ không có điểm dừng đối với một diễn đàn. Vậy nên, em mong các cụ đừng lan man ra ngoài đề nữa để thớt tiếp tục sống dài dài và em khỏi phải mang tiếng xóa post này hay bem nick nọ.

Rất mong nhận được sự đồng thuận từ các cụ tham gia thớt.


Kính!
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,599
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em hoàn toàn tán thành và ủng hộ ý kiến của cụ Gấu. Xin trích lại một câu của của Dương Danh Dy, nguyên tham tán sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Bắc Kinh, người chứng kiến đêm đầu tiên của chiến tranh tại Thủ đô kẻ thù.

"...Chúng ta không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên."
 
Chỉnh sửa cuối:

Beliti

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-159924
Ngày cấp bằng
8/10/12
Số km
2,962
Động cơ
371,720 Mã lực
Những người đã trải qua những ngày tháng chiến sự năm 1979 và sau này, dù là thường dân hay cán bộ nhà nước, dù là người lính ở tuyến trước hay tuyến sau sẽ đều không thể nào quên ngày 17/02/79 - Ngày bọn giặc Khựa mở đầu cuộc xâm lược nước ta một lần nữa (trong nghìn năm lịch sử nước nhà). Chỉ có điều, họ có nói ra hay không mà thôi.

Dù phải bươn trải mưu sinh đời thường thì những năm gần đây, cứ gần đến ngày 17/02 là em tự nhiên lại nhớ về ngày này. Tại sao vậy? Đơn giản là vì trong những năm gần đây, nhà cầm quyền bên Khựa càng trở nên hung hãn, liên tục gây hấn, lấn át nước mình một cách điên cuồng, bất chấp tất cả... Tự nó đã nhắc em nhớ đến những ngày tháng này năm xưa. Và có lẽ, trên OF này cũng có nhiều thành viên đã biết và vẫn nhớ về những ngày tháng đấy nên đã cùng nhau lập cái thớt về 1979 như một "tự truyện, hồi ký" cá nhân. Thớt đã tồn tại trên OF hết phần 1 và đã sang nửa phần 2. Phải nói để thớt tồn tại được lâu như vậy là một sự cố gắng hết sức của BDH OF, của Mod box TLKQ, của các cựu binh cùng những người quan tâm đến sự kiện năm xưa. Việc làm này hoàn toàn tự nguyện với mong muốn qua thớt này, nhiều người sẽ biết về những ngày tháng ấy, sẽ ghi lòng tạc dạ mối thù với thằng "hàng xóm" luôn mang dã tâm xâm lược, thôn tính nước mình (dù là thời phong kiến hay mang danh CS gì gì đi nữa...). Bởi vậy, mong các cụ hãy tiếp tục "mạch" này để thớt ngày càng phát triển chứ đừng lái thớt này sang hướng khác không hay.

Muốn đấu với thằng Khựa thì phải có "cái đầu lạnh". Chỉ vì cái đầu chưa kịp lạnh nên một số cụ đã quên đi cái đích cần chiến là bọn Khựa mà lại vô tình hay cố ý quay sang "tự diễn biến" với chính quyền nước mình. Mà việc chỉ trích, nói xấu chính quyền như vậy thì phỏng có ích gì? Nội bộ bất hòa, không cùng một ý thì ai được lợi? Nếu có một tên Khựa có tư tưởng chiến với VN mò vào OF thì em tin là tụi ấy sẽ mừng thầm khi đọc các comment của các cụ.

Đấu tranh bằng ngoại giao nhân dân và ngoại giao nhà nước (chính thống) là 2 mặt trận luôn song hành. Tuy nhiên, đấu tranh trên trường ngoại giao chính thống khó hơn ngoại giao nhân dân rất nhiều. Mấy năm trước, chỉ với việc in thêm vài dòng trên sách giáo khoa lịch sử, chỉ một cuộc viếng thăm đền thờ tử sỹ trong WW2 của lãnh đạo cao cấp mà các nước Nhật , Khựa và cả Hàn đã choảng nhau chí tử trên đấu trường ngoại giao. Những ngày gần đây, tàu hải giám của Khựa liên tục quần đảo quanh Senkakư nhưng Nhật có giám đánh đuổi tàu của Khựa ra khỏi lãnh thổ của mình đâu. Vẫn chỉ là "cực lực lên án" như Việt mình mà thôi. Ngoại giao nhà nước buộc phải làm vậy. Tuy nhiên, người Nhật luôn thể hiện cái bề trên, cái văn minh của mình khi dân Nhật không cần biểu tình chống Khựa và cũng chẳngchỉ trích về sự "yếu kém" của chính phủ nước mình!. Hay phải chăng dân Nhật hèn nhát, ích kỷ?.... Chắc không ai dám nói dân Nhật như vậy.

Quay về lại ngày 17/02/1979. Đây là ngày Khựa phát động cuộc chiến tranh biên giới chứ kg phải là ngày chiến thắng của VN. Lệ thường trên thế giới người ta kỷ niệm ngày Chiến thắng và các sự kiện đặc biệt diễn ra trong cuộc chiến; còn ngày bắt đầu chỉ được coi là mốc sự kiện và thường chỉ được nhắc tới và kỷ niệm vào các năm chẵn chứ không làm hàng năm. Từ Đông sang Tây đều như vậy. Nga kỷ niệm ngày chiến thắng Phát xít Đức vào ngày 9/5 - Victory Day (9 May). Pháp, Mỹ và các nước Tây Âu kỷ niệm vào ngày 8/5 - Victory in Europe Day. Mẽo có thêm ngày thắng Nhật 2/9 - Victory over Japan Day... Còn ngày bắt đầu WW2, đến nay các nhà sử học còn đang tranh cãi nên lấy mốc là năm 1936 hay 1939 kia kìa. Vậy, sao mình lại lấy cái mốc Khựa đánh mình để kỷ niệm hàng năm? Nếu thế thì phải tổ chức thêm ngày Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (Đà Nẵng 31/8/1858), Ngày lính Mỹ đặt chân lên đất Việt (Đà Nẵng, 8-3-1965) và còn rất nhiều ngày mà từ thời Nguyên Mông... Tống, Thanh... xâm lược nước ta.

Năm nay, một số thông tin về cuộc chiến 1979 đã được đăng tải trên báo chí, một số ý kiến của các chính khách đã được đăng tải ; cùng với việc anh X đi thăm liên tiếp các đơn vị không quân, hải quân, tên lửa đối hải... vào đúng dịp 17/02 em cho kg phải là việc làm vô tình của Chính phủ.

Nói về chính sự sẽ không có điểm dừng đối với một diễn đàn. Vậy nên, em mong các cụ đừng lan man ra ngoài đề nữa để thớt tiếp tục sống dài dài và em khỏi phải mang tiếng xóa post này hay bem nick nọ.

Rất mong nhận được sự đồng thuận từ các cụ tham gia thớt.


Kính!
Ủng hộ Cụ Gấu...Nhưng vẫn hơi buồn.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,599
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Gặp tác giả bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng"

Trong tuyển tập "Văn học dân tộc và miền núi" do Nhà Xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1998, bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" được giới thiệu cùng 87 bài thơ của các tác giả khác. Tuy nhiên, những dòng giới thiệu về tác giả rất ngắn ngủi: "Dương Soái, dân tộc Kinh; tên khai sinh: Dương Văn Soái; sinh năm 1950; quê quán: tỉnh Hà Nam"... Tôi lên biên giới phía Bắc tìm hiểu mới biết, tác giả của "Gửi em ở cuối sông Hồng" hiện đang là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái. Xin số điện thoại của ông và gọi xin gặp, ông lập tức bỏ cuộc liên hoan, ngồi đợi tôi và rưng rưng kể lại những cảm xúc đã viết thành bài thơ và được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc cho bài hát cùng tên, vẫn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.

Năm 1979, ông mới tròn 29 tuổi đời và đang công tác tại Đài Phát thanh - truyền hình Hoàng Liên Sơn (khi đó chưa tách 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái như bây giờ), sau khi đã phục vụ thời gian dài trong ngành địa chất và làm thơ, cộng tác với nhiều đầu báo, được khá nhiều giải thưởng về thơ ở cả tỉnh và Trung ương.

Hồi tưởng lại thời điểm tháng 2-1979, ông kể: Hồi đó đúng dịp sau Tết, ông mới đi công tác cả tháng trời tại các xã của mấy huyện vùng cao Văn Chấn. Mù Căng Chải, Nghĩa Lộ... Mới về đến cơ quan vài ngày và viết xong bài phản ánh về công tác chuẩn bị vào vụ lúa đông xuân thì sáng 17-2-1979, ông được tin có chiến sự nổ ra ở biên giới. Cấp trên yêu cầu: "Phải có ngay bài phản ánh về tình hình" khiến lãnh đạo Đài cuống quýt tìm và rút cục phải gọi "cậu phóng viên trẻ, khoẻ, đi miền núi xa xôi - gian khổ nhiều hơn đi đường nhựa" lên động viên, giao nhiệm vụ "lên ngay biên giới". Nhận lệnh, ông xách balô, đi nhờ xe Comamngca dã chiến ngược hướng Lào Cai. Buổi chiều 17-2 lên đường, tờ mờ sáng ngày 18-2-1979, ông đã có mặt tại huyện lỵ Cam Đường, Lào Cai (bấy giờ là Hoàng Liên Sơn).

Vừa chân ướt chân ráo, ông đã "dính đủ" trận pháo của đối phương và chứng kiến cảnh 1 chiến sĩ Cảnh sát bảo vệ Trạm thu phát sóng của Đài phát thanh bị thương nặng, máu loang đỏ cả nền đất, mấy giẻ xương sườn gãy vụn, lòi ra. Hết pháo, ông đi bộ lên phía súng nổ và ngược dòng người sơ tán lên cây số 4. Tìm đường ra cây số 4, ông cùng một số anh em bộ đội là những người duy nhất, thiểu số tìm ra tuyến trên và chứng kiến cảnh người dân gồng gánh tài sản, ngơ ngác - gào khóc tìm người thân con cái, trên mặt ai cũng biểu lộ sự ngỡ ngàng, không hiểu nổi những gì vừa mới và đang xảy ra ở mảnh đất họ đã "chôn nhau, cắt rốn"...

Đi đến khu vực Cty Dược thị xã Lào Cai, cách biên giới chừng 2 km, bộ đội ta ngăn lại, không cho ông đi tiếp dù có trình bày là phóng viên. Không thể quay lui, ông tìm đến Sở Chỉ huy Tiền phương (SCH) của mặt trận Hoàng Liên Sơn, lúc đó đang đóng tạm tại khu vực Cam Đường, thị xã Lào Cai để... xin vào vùng chiến sự. Dẫu là "người nhà" nhưng ông vẫn không được phép vào khu vực chiến sự, chỉ được ở lại SCH lấy thông tin, viết bài. Cũng tại đây, ông đều đặn chuyển các tin bài về cho Đài tỉnh kịp thời phát sóng. Loanh quanh ở SCH, cứ thấy bộ đội, dân quân từ mặt trận về tập trung, ông lại sán đến hỏi han, chi chép làm tư liệu viết bài.

"Kỷ niệm tôi không thể nào quên là gặp những chiến sĩ C117, Công an Vũ trang bảo vệ mục tiêu Thị uỷ rút về SCH thay quân!" - Nhà thơ Dương Soái nghẹn ngào: "Người ở tuyến dưới lên cứ tưởng đồng đội mình hy sinh hết cả rồi. Khi gặp nhau cứ ôm nhau khóc nức nở mặc cho máu từ các vết thương ứa ra, chảy ròng ròng!". Các chiến sĩ Công an Vũ trang nói với ông: "Anh là nhà báo, anh nói hộ với người thân của chúng em là chúng em vẫn sống và đang bảo vệ đất của mình!".

Những ngày ở SCH, nhà thơ Dương Soái đã chứng kiến cảnh các đơn vị bộ đội thay quân, đưa người bị thương về tuyến sau, đưa người còn khoẻ lên tuyến trước và các chiến sĩ tranh thủ gặp gỡ, nhắn nhủ ngay trước khi di chuyển. Cũng chính ông thành người được bộ đội gửi gắm, nhắn nhủ nhiều nhất. Ai cũng nhờ ông gửi thư, đánh điện về báo tin cho gia đình: Người nhờ chuyển phong thư đã viết sẵn; người lại "bắt" ông ngồi đợi để xin mảnh giấy, cây bút ghi vài chữ về cho gia đình; có người quá vội, chỉ đưa ông mảnh giấy ghi địa chỉ người thân và nhờ "Anh cứ viết báo tin là em vẫn còn sống, vẫn chiến đấu!"; người nói sơ qua nội dung thư và nhờ ông... viết báo tin. Rút cục, sau mấy ngày ở SCH, những lá thư bộ đội nhờ ông gửi hộ, được đựng đầy chặt chiếc túi 3 đồng mậu dịch bán lúc bấy giờ.

Hôm rời Lào Cai về Yên Bái, trong lúc ngồi đợi tàu tại sân ga Phố Lu, ông mang thư từ của bộ đội ra sắp xếp lại: Thư đã có tem, địa chỉ cụ thể; chưa có tem; chưa có phong bì; chưa có nội dung... Khi đã "phân loại" hàng trăm lá thư, ông ngỡ ngàng bởi hầu hết bộ đội ta đều quê ở các tỉnh nằm dọc theo bờ sông Hồng (Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam...) và đa số thư đều gửi cho vợ, cho người yêu ở những địa phương nằm dọc sông Hồng. Ngỡ ngàng và liên hệ đến tình hình chiến sự đầu thắng 2 -1979, cảm nhận cái giá rét - gió mùa Đông Bắc hiện tại, nhớ tới màu nước sông Hồng quanh năm đỏ rực phù sa và tháng 2 đúng mùa con nước... ông quặn lòng nhớ tới vợ con ở Duy Tiên, Hà Nam cũng chung tâm trạng như hàng vạn, hàng triệu người vợ - người mẹ - người yêu khác, đang mong ngóng, lo lắng tin của chồng, con, người yêu nơi xa xôi súng đạn... Xúc động, Dương Soái ngồi bệt xuống sân ga Phố Lu viết bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" chỉ trong đúng 2 tiếng đồng hồ. "Vừa viết, nước mắt tôi vừa chảy ra giàn giụa!" - Ông đỏ hoe mắt và ngước mắt nhìn cây đào núi nở hồng rực ngoài cửa sổ.

Nhà thơ Dương Soái kể: Về đến thị xã Yên Bái, ông bỏ ra nửa ngày để ra bưu điện cây số 5 gửi điện, viết thư hộ lính và mua tem, phong bì "hoàn thiện" những lá thư chưa đủ "quy chuẩn". Hôm đó, thùng thư bưu điện cây số 5 đầy chật thư bộ đội do ông gửi và cô nhân viên bưu điện đã phải xách vào 1 ít để đợi xe thư.

Bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" của Dương Soái mãi thời gian sau mới được đăng tải bởi ông lại tất tả ngược lên biên giới phía Bắc làm nhiệm vụ của phóng viên chiến trường. Ngay sau khi được gửi đi, bài thơ đã được in ở rất nhiều báo, tạp chí và các tuyển tập thơ văn khác và trở thành bài thơ... truyền thống với bộ đội ta lúc đó. Tuy nhiên, mãi đến năm 1980, bài thơ mới trở nên nổi tiếng sau khi được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc với cái tên "Gửi em ở cuối sông Hồng". Dương Soái cũng chỉ biết "đứa con tinh thần" của mình... thành danh khi nghe lời nhắn của 1 người bạn: "Bài thơ được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc, Đài Tiếng nói Việt Nam vừa phát! Hay lắm!". Vài năm sau, Dương Soái mới gặp nhạc sĩ Thuận Yến tại nhà Giám đốc nhà máy Thủy điện Thác Bà, Yên Bái nhân dịp nhạc sĩ lên công tác. Nhà thơ rất xúc động khi được biết: Vừa lên đến Yên Bái, nhạc sĩ Thuận Yến đã hỏi ngay địa chỉ của Dương Soái để tìm gặp cảm ơn và nói lời tri kỉ... Mặc dù, nhạc sĩ Thuận Yến đã không giữ nguyên một số câu chữ trong bài thơ của Dương Soái, nhưng vẫn giữ nguyên được hồn của bài thơ và thổi bùng vào trong đó sức sống mãnh liệt. Chẳng thế mà bài thơ - bài hát đó vẫn sống cho đến bây giờ.

Trong lời bình bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng", tác giả Ngô Vĩnh Bình đã viết: "Tứ của bài thơ không có gì mới, nhưng lời thơ lại rất mới, rất thời sự và thật Việt Nam. Bài thơ cũng nói về nỗi nhớ của người ở đầu sông với người ở cuối sông nhưng là nỗi nhớ của người lính đnag chiến đấu bảo vệ biên cương với người thương nơi quê nhà. Nỗi nhớ, niềm thương được biểu hiện bình dị, nhưng nỗi nhớ, niềm thương ấy cũng thật lãng mạn... Bài thơ đến với đông đảo bạn đọc không chỉ ở sự bình dị mà còn được chắp thêm cánh bởi giàu nhạc điệu và giàu chất dân ca".

(15-2-2009)

Gửi em ở cuối sông Hồng

(Dương Soái)

Anh ở Lào Cai

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Tháng Hai, mùa này con nước

Lắng phù sa in bóng đôi bờ



Biết em năm ngóng, tháng chờ

Cứ chiều chiều ra sông gánh nước

Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt

Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong



Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông

Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét

Biết màu màng đồng quê chưa cấy hết

Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?



Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...

Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy

Em ra sông chắc em sẽ thấy

Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.



Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình

Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc

Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt

Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông



Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng

Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã

Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả

Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong



Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm

Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc

Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục

Máu giặc loang ố cả một vùng



Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng

Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ

Là niềm thương anh gửi về em đó

Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh

Lào Cai, 1979




Nguồn: Cụ 3g nhà ta



 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,599
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hướng Hà Giang, ngày 17/2/79

Buổi sáng ngày 17/2/79,mùa đông ở vùng núi phía bắc sương mù dày đặc ,giá lạnh thấu xương.Nhưng hôm nay không yên ả như sự trầm tĩnh vốn có của vùng biên thùy vắng lặng.Mờ sáng quân Trung quốc nổ súng khắp dải biên giới do tiểu đoàn 3 đảm nhiệm,các loại súng nổ vang rền để thị uy các đơn vị quân ta.Mặc dù cả 2 bên đều chưa hề chạm súng,đạn pháo bắn về phía trước dọn đường.các loại súng tay bắn dàn rạt vào các điểm chốt do quân ta đóng giữ.Tuy nhiên ,hết ngày 17 quân Trung quốc cũng chỉ dừng lại ở dọc đường tuần tra của biên phòng Việt nam.Nhưng suất đêm hôm đó,pháo TQ bắn dồn dập vào tất cả các điểm mà chúng nghi là có quân Việt nam đồn trú.Đặc biệt ủy ban xã Lao chải,trạm biên phòng ,doanh trại hậu cứ các đơn vị và lán trại tiểu đoàn thanh niên xung phong bị bắn tan nát bằng hỏa tiễn.

Hôm sau,vào khoảng 8 giờ sáng sau loạt pháo hủy diệt,bộ binh TQ chia làm 3 mũi:2 mũi đánh 2 bên trực diện vào C9 và C11 ,mũi ở giữa đánh thẳng vào chốt C10 trên cao điểm 1558B.Như vậy ,hơn 8km đường biên do tiểu đoàn đảm nhiệm đã bị quân TQ đánh và cả 3 đại đội cùng lúc đều phải căng mình chống giữ.Ở phía sau đại đội 12 (Đại đội hỏa lực),được cả 3 đơn vị yêu cầu trợ lực.Trong khi đó loại hỏa lực lớn nhất mà tiểu đoàn có lúc này là khẩu cối 120 ly và một khẩu DK75 của C16 trực thuộc tăng cường...

Sau 3 giờ giao chiến,ở hướng C10 quân TQ tập trung cỡ một tiểu đoàn dàn thành 2 mũi đánh theo 2 khe núi dẫn lên cao điểm.Khi lên đến sườn núi,đội quân TQ này hùng dũng lao lên ,nhưng chúng không ngờ rằng vị trí này đúng tầm bắn của khẩu 12,7ly do khẩu đội trưởng Long chỉ huy.Từ trên chốt,nhiều người lính C10 nghe thấy tiếng kêu la trong tiếng nổ ầm ầm của súng,pháo.Đó là tiếng kêu của đội quân TQ,tiến đánh chốt C10 bị khẩu 12ly7 "Dọn cỏ".

Tuy nhiên ở hướng C11,chốt trên đồi thông lại bị bất lợi do khẩu DK82 tăng cường trúng đạn pháo nên hư hỏng,pháo thủ bị thương vong.Các loại hỏa lực khác đều không chi viện được do khuất tầm bắn,đến 3 giờ chiều điểm chốt này tiếng súng thưa dần.Do không thể chống cự nổi với số quân TQ đông đảo, nên anh em đơn vị này phải rút về tuyến sau

Hướng C9 chốt trên đồi không tên được chi viện đắc lực của DK75 và khẩu cối 120,nên quân TQ bị tiêu diệt ở điểm chốt này nhiều nhất.Tại đây,sau 2 giờ giao chiến quân TQ tăng cường thêm một tiểu đoàn nữa ,hòng đánh chiếm cao điểm này để cắt đứt con đường tiếp tế độc đạo của ta.Dù được tăng viện ,nhưng ở phía bắc của điểm cao này có một bãi mìn hỗn hợp khá rộng lớn khó vượt qua.Nên quân TQ bỏ mạng ở lòng chảo,đầu nguần của con suối Thanh thủy này rất nhiều

Chiều muộn,dù đã hết sức cố gắng nhưng trên cao điểm 1558.Đại đội 10 cũng chịu mất chốt ,do hỏa lực 12ly7 và các loại súng khác hết đạn.Sau này ,khi C10 thu gom được hết quân mới biết rằng C này bị thương vong nhiều nhất.Cả đại đội chỉ còn hơn 20 người (trong tổng số 90 người) trở về...

Đêm hôm đó,quân TQ chỉ bắn pháo cầm canh (Có lẽ,do đường vận chuyển khó khăn lại bắn nhiều giờ nên pháo quân TQ cũng hết đạn).Nhưng pháo sáng lại bắn liên tục,do sợ bị ta tập kích

Sau 34 năm,trận đánh đầu tiên ấy hẳn không bao giờ quên trong tâm trí những người lính tiểu đoàn 3 và các chiến sỹ tăng cường cho đơn vị.Và cũng vào ngày ấy,có biết bao người lính đã ngã xuống.Vì từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc Việt nam
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,599
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Bản đồ các hướng TQ xâm lược Việt nam 17/2/1979


 
Chỉnh sửa cuối:

GB1

Xe tăng
Biển số
OF-53528
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
1,380
Động cơ
462,190 Mã lực
Nơi ở
Ngày ở gần hồ con Rùa, tối về gần hồ con Ốc.
Em mất 3 ngày nay để đọc hết 2 thớt. Cảm ơn tất cả các câu chuyện, thông tin của các cụ - không thể sinh động hơn. Trước kia em cũng chỉ biết về chiến tranh chống Tàu thôi chứ không biết nó "bi thương - hoành tráng" thế. Theo em nếu lớp trẻ được biết các thông tin này thì chả lo nếu chiến tranh với Tàu xảy ra đâu.

Mà em cũng tự hỏi sao chúng ta thường gọi các liệt sỹ là liệt sỹ chống Pháp, liệt sỹ chống Mỹ, nhưng lại hầu như không thấy gọi "liệt sỹ chống Tàu" nhỉ?

Spam: Vào đây em mới biết (ngoài các cụ khác) 2 cụ em quen Frech và Pain có kiến thức sâu về quân sự/ chiến tranh như vậy. Bái phục!
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,599
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thống kê lực lượng 2 bên tham chiến



Lực lượng quân đội Trung Quốc

Lực lượng chính trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2 năm 1979 là 9 quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng. Cụ thể :

- Quân đoàn 11 gồm 3 sư đoàn bộ binh (31, 32, 33) và trung đoàn pháo binh, phòng không.

- Quân đoàn 13 gồm 3 sư đoàn bộ binh (37, 38, 39) và trung đoàn pháo binh, phòng không.

- Quân đoàn 14 gồm 3 sư đoàn bộ binh (40, 41, 42) và trung đoàn pháo binh, phòng không.

- Quân đoàn 41 gồm 3 sư đoàn bộ binh (121, 122, 123) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

- Quân đoàn 42 gồm 3 sư đoàn bộ binh (124, 125, 126) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

- Quân đoàn 43 gồm 3 sư đoàn bộ binh (127, 128, 129) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

- Quân đoàn 50 gồm 3 sư đoàn bộ binh (148, 149, 150) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

- Quân đoàn 54 gồm 3 sư đoàn bộ binh (160, 161, 162) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

- Quân đoàn 55 gồm 3 sư đoàn bộ binh (163, 164, 165) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

- Sư đoàn bộ binh 58 (quân đoàn 20).

- Sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.

- Sư đoàn pháo binh số 1.

- Sư đoàn pháo binh số 7.

- Sư đoàn phòng không 65.

- Sư đoàn phòng không 70.

- Trung đoàn xe tăng độc lập của quân khu Côn Minh.

Tổng cộng lực lượng được huy động cho chiến dịch là 28 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn và 39 trung đoàn pháo binh, 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 sư đoàn phòng không, ngoài ra còn có nhiều trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh địa phương, biên phòng, các đơn vị binh chủng (công binh, thông tin, vận tải…), lực lượng dân binh tham gia trực tiếp chiến đấu và hỗ trợ chiến đấu. Một số sư đoàn không quân và hải quân của hạm đội Nam Hải cũng được lệnh sẵn sàng phía sau.

Các lực lượng trên chủ yếu được lấy từ 2 quân khu Quảng Châu và Côn Minh, nhưng cũng có các đơn vị của các quân khu khác như Thành Đô, Thẩm Dương… tham gia tăng cường.

Lực lượng trên hướng Quảng Tây do tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) - tư lệnh quân khu Quảng Châu chỉ huy có 18 sư đoàn bộ binh, 6 trung đoàn xe tăng và các đơn vị binh chủng khác, đảm nhiệm tiến công các tỉnh biên giới Đông Bắc của Việt Nam. Cụ thể :

- Hướng Lạng Sơn có 7 sư đoàn bộ binh : 127, 128, 148, 161, 163, 164, 165.

- Hướng Cao Bằng có 10 sư đoàn bộ binh : 58, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 129, 150, 160, 162.

- Hướng Quảng Ninh có 1 sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.


Lực lượng trên hướng Vân Nam do tướng Dương Đắc Chí (Yang Dezhi) - tư lệnh quân khu Côn Minh chỉ huy có 10 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng và các đơn vị binh chủng khác, đảm nhiệm tiến công các tỉnh biên giới Tây Bắc của Việt Nam. Cụ thể :

- Hướng Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) có 8 sư đoàn bộ binh : 32, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 149.

- Hướng Lai Châu có 2 sư đoàn bộ binh : 31, 33.

- Hướng Hà Tuyên (Hà Giang) có trung đoàn biên phòng 12 cùng lực lượng dân binh.

Về biên chế, mỗi quân đoàn TQ có quân số lý thuyết khoảng 50.000 người, gồm 3 sư đoàn bộ binh (mỗi sư đoàn có quân số lý thuyết khoảng 13.000 người, gồm 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh), 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn cao xạ và 1 trung đoàn xe tăng. Riêng trong chiến dịch 1979 thì các quân đoàn 11, 13, 14 không có trung đoàn xe tăng. Trong quá trình chiến đấu một số đơn vị được tăng cường, ví dụ như quân đoàn 13, quân đoàn 55 được tăng cường thêm tới 5 trung đoàn pháo binh, nâng tổng số lên 9 trung đoàn pháo binh cho mỗi quân đoàn (so với 4 trong biên chế chuẩn).


Các tài liệu VN ước tính lực lượng được phía TQ huy động là 600.000 người, 550 xe tăng, 1.700-2.500 khẩu pháo.


Nguồn: QSVN.net
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,599
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam

Lực lượng tham chiến của Việt Nam là các đơn vị thuộc Quân khu 1 (tư lệnh thiếu tướng Đàm Quang Trung) và Quân khu 2 (tư lệnh thiếu tướng Vũ Lập), gồm các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới Lai Châu, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Hà Tuyên (Hà Giang), Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Cụ thể :

Trên mặt trận biên giới Đông Bắc – Quân khu 1 :

- Lạng Sơn :

Bộ đội chủ lực có sư đoàn bộ binh 3 (eBB2, eBB12, eBB141, ePB68) trên hướng Đồng Đăng và sư đoàn bộ binh 338 (eBB460, eBB461, eBB462, ePB208) trên hướng Đình Lập.

Lực lượng vũ trang địa phương có trung đoàn bộ binh 123 trên hướng Lộc Bình và trung đoàn bộ binh 199 trên hướng Thất Khê, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, cùng một số tiểu đoàn, đại đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ.

Lực lượng công an vũ trang có trung đoàn công an vũ trang cơ động 12, đại đội cơ động tỉnh và các đồn công an biên phòng dọc biên giới.

Trên hướng Lạng Sơn còn có các đơn vị binh chủng khác như tiểu đoàn 3 pháo M46 130mm (lữ đoàn pháo binh 675, BTL Pháo binh), trung đoàn pháo binh 166 (Quân khu 1), trung đoàn phòng không 272 (Quân khu 1), một bộ phận của trung đoàn xe tăng 407 (Quân khu 1) và các đơn vị công binh, thông tin, vận tải…

Trong chiến đấu, Lạng Sơn được tăng cường các lực lượng từ tuyến sau như : sư đoàn bộ binh 327 (eBB42, eBB54, eBB75, ePB120) phòng thủ ở Lộc Bình, sư đoàn bộ binh 337 (eBB4, eBB52, eBB92, ePB108) ở thị xã Lạng Sơn; trung đoàn bộ binh 196 ở Đình Lập cùng một số tiểu đoàn bộ binh; trung đoàn pháo binh 204 (pháo phản lực BM-21) và tiểu đoàn 2 pháo D74 122mm (lữ đoàn pháo binh 675, BTL Pháo binh) chi viện cho hướng thị xã Lạng Sơn và tiểu đoàn 10 pháo M30 122mm (ePB54/fBB320B/QĐ1) chi viện hướng Đình Lập; một bộ phận của tiểu đoàn phun lửa 902 (trung đoàn phòng hoá 86, BTL Hoá học), cùng một số đơn vị binh chủng khác.


- Cao Bằng :

Bộ đội chủ lực có sư đoàn bộ binh 346 (eBB246, eBB677, eBB851, ePB188) phòng thủ ở Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hoà An. Ngoài ra có tiểu đoàn đặc công 45 (BTL Đặc công) tham gia phòng ngự và cơ động tập kích địch.

Lực lượng vũ trang địa phương có trung đoàn bộ binh 567 ở Quảng Hoà và trung đoàn bộ binh 852 ở khu vực Tài Hồ Xìn, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, cùng các tiểu đoàn, đại đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ.

Lực lượng công an vũ trang có đại đội cơ động tỉnh và các đồn công an biên phòng dọc biên giới.

Trong chiến đấu Cao Bằng được tăng cường trung đoàn bộ binh 529 (fBB311), trung đoàn bộ binh 183, tiểu đoàn 1 pháo D74 122mm (lữ đoàn pháo binh 675), tiểu đoàn đặc công 20, một số tiểu đoàn bộ binh - trong đó có 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn bộ binh 111 (fBB325/QĐ2) vừa từ chiến trường CPC trở về, và các đơn vị binh chủng.


- Quảng Ninh :

Bảo vệ Quảng Ninh có sư đoàn bộ binh 325B (eBB8, eBB41, eBB288, ePB189) ở Bình Liêu, trung đoàn bộ binh 43, các đơn vị công an vũ trang biên phòng, các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương tỉnh, huyện và lực lượng dân quân tự vệ.


Trên mặt trận biên giới Tây Bắc – Quân khu 2 :

- Hoàng Liên Sơn :

Bộ đội chủ lực có sư đoàn bộ binh 345 (eBB118, eBB121, eBB124, ePB190) trên hướng Lào Cai, khi xảy ra chiến đấu có sư đoàn bộ binh 316 thiếu (eBB148, eBB174, ePB187) cơ động về phòng thủ ở Sa Pa.

Lực lượng vũ trang địa phương có 2 trung đoàn bộ binh 192 và 254, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, các tiểu đoàn, đại đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ.

Lực lượng công an vũ trang có trung đoàn công an vũ trang cơ động 16 ở Mường Khương, đại đội cơ động tỉnh và các đồn công an biên phòng dọc biên giới.

Các đơn vị binh chủng có bộ phận của lữ đoàn pháo binh 368 (BTL Pháo binh), trung đoàn pháo binh 168 (Quân khu 2), trung đoàn phòng không 256 (Quân khu 2), các đơn vị công binh, thông tin, vận tải….

Trong chiến đấu Hoàng Liên Sơn được tăng cường lữ đoàn pháo binh 368 (BTL Pháo binh) và một số đơn vị bộ binh, binh chủng.


- Lai Châu :

Hướng chiến đấu chủ yếu là Phong Thổ có một bộ phận của sư đoàn bộ binh 326 (eBB19, eBB46, eBB541, ePB200) và trung đoàn bộ binh 98 (fBB316), một bộ phận trung đoàn pháo binh 187 (fBB316), 2 trung đoàn bộ binh 193 và 741, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, các đơn vị công an vũ trang, các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ. Trong chiến đấu cũng được tăng cường thêm một số đơn vị bộ binh, binh chủng.


- Hà Tuyên :

Trên hướng này chỉ diễn ra các trận tập kích nhỏ của địch (chủ yếu vào các đồn biên phòng), các đơn vị đã tham gia đánh trả là bộ phận thuộc trung đoàn bộ binh 122 cùng các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương, các đơn vị công an vũ trang và lực lượng dân quân tự vệ.


Trong toàn bộ cuộc chiến, đã có 2 sư đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo binh nòng dài, 2 tiểu đoàn đặc công và 25 tiểu đoàn dự nhiệm do các tỉnh tổ chức được đưa lên mặt trận làm nhiệm vụ chiến đấu hoặc sẵn sàng chiến đấu.

Ở phía sau, lực lượng của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 (vừa từ chiến trường CPC về) đã được triển khai. Các đơn vị không quân cũng đã sẵn sàng nhưng về cơ bản các đơn vị này đều chưa tham chiến.

Nguồn: QSVN.net
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,599
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Về cơ bản, các đơn vị chủ lực của Bộ chưa tham chiến chỉ có một số nhỏ các đơn vị rục rịch. Cụ thể như sau:

Ngày 3/3/1979, eBB209/fBB312/QĐ1 được tăng cường 1 bộ phận ePB186/fBB312/QĐ1 và 1d pháo M46 130mm/QĐ1 lên bố trí phòng ngự ở Kép (Bắc Giang). Tối 4/3/1979, fBB320B/QĐ1 được tăng cường 1d pháo M46 130mm/QĐ1 vừa cơ động từ Thanh Hoá ra triển khai sẵn sàng chiến đấu ở khu vực Chi Lăng, Đồng Mỏ, Hữu Kiên (Lạng Sơn).

Quân đoàn 2 ngày 27/2/1979 được lệnh cơ động về bảo vệ miền Bắc. Từ 6/3-11/3/1979, các đơn vị của quân đoàn gồm fBB304 và 325, lữ PB 164, lữ PK 673, d trinh sát... về tới miền Bắc và triển khai sẵn sàng trên hướng Lạng Sơn.

Ngày 5/3/1979, f320B/QĐ1 và f304/QĐ2 nhận lệnh của BTTM làm nhiệm vụ thọc sâu trong chiến dịch phản công của Bộ ở Lạng Sơn. Chiến dịch không diễn ra do TQ rút quân, chỉ có 1d pháo M30 122mm (ePB54/fBB320B/QĐ1) đi tăng cường cho fBB338/QK1 chiến đấu ở khu vực Đình Lập, Lạng Sơn và 1d bộ binh (eBB111/fBB325/QĐ2) đi tăng cường chiến đấu ở Trà Lĩnh, Cao Bằng (có tài liệu viết là các đơn vị thuộc eBB24/fBB304/QĐ2).

Các hoạt động của KQ : ngày 18/2/1979, 3 trực thăng UH-1 của eKQ917/fKQ372 hạ cánh xuống sân bay Hoà Lạc và ngày 3/3/1979 có thêm 7 trực thăng UH-1, 3 máy bay trinh sát U-17. Ngày 22/2/1979, 10 tiêm kích F-5 của eKQ935/f372 và ngày 3/3/1979, 10 cường kích A-37 của eKQ937/fKQ372 hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Các phi đội tiêm kích MiG-21, F-5; cường kích MiG-17, A-37; trực thăng Mi-6, Mi-8, UH-1; trinh sát U-17... trên miền Bắc đều được đưa vào trực chiến. KQNDVN đã tiến hành nhiều chuyến bay tuần phòng, ngoài ra cũng sử dụng máy bay vận tải IL-14 của lữ đoàn KQ 919 (có MiG-21 yểm hộ) thả dù tiếp tế cho một số đơn vị đang bị bao vây ở khu vực Trùng Khánh, Cao Bằng.
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
Từ ngày mò vào đây là em ko dứt ra đc. Các cụ cho em hỏi nếu muốn lên thăm quan những khu vực trận địa xưa có khó khăn gì ko ạ? Vì em thấy giáp biên nên chắc các chú biên phòng sẽ kiểm tra gắt gao...em muốn 1 ngày nào đó đc lên đó thắp hương cho các liệt sỹ...:((
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,469
Động cơ
48,567 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
17/2 - Tư liệu : LỜI KÊU GỌI CỦA ĐẢNG 34 NĂM TRƯỚC VỀ CHIẾN TRANH CHỐNG TRUNG QUỐC

LỜI KÊU GỌI
Hỡi đồng bào và chiến sĩ cả nước!
Từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, bọn cầm quyền ********* Trung Quốc đã huy động nhiều quân đoàn với 50 vạn quân, nhiều xe tăng và máy bay, ồ ạt đánh sang nước ta trên toàn tuyến biên giới, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Lai Châu. Chúng đã bắn phá bừa bãi, cướp của, giết hại đồng bào ta, cả phụ nữ và trẻ em, gây nhiều tội ác rất dã man.
Quân và dân ta chiến đấu vô cùng anh dũng, chặn đánh các cánh quân xâm lược, tiêu diệt hàng vạn tên, bắn cháy hàng trăm xe tăng, phá hủy nhiều vũ khí của địch. Mặc dù bị tổn thất nặng nề, quân địch vẫn hung hăng mở rộng chiến tranh. Chiến sự đang tiếp diễn quyết liệt. Quân và dân ta quyết giữ từng tấc đất của Tổ quốc. Đồng bào và chiến sĩ ta trong cả nước sôi sục khí thế chiến đấu, quyết đánh thắng bọn bành trướng Trung Quốc.
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các **** Cộng sản và Công nhân, nhân dân tiến bộ trên thế giới đều căm phẫn, cực lực tố cáo tội ác của bọn xâm lược, nhiệt tình ủng hộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ lâu, bọn cầm quyền ********* Bắc Kinh cấu kết với đế quốc Mỹ, mưu toan thôn tính nước ta, thực hiện chính sách bành trướng đại dân tộc. Năm 1974, chúng ngang nhiên chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mấy năm gần đây, chúng đưa nhiều quân áp sát biên giới phía Bắc Việt Nam, hằng ngày khiêu khích, lấn chiếm đất đai, ráo riết chuẩn bị chiến tranh trên quy mô lớn. Chúng dùng bọn ********* phát xít diệt chủng Pôn Pốt – Iêng Xary gây chiến tranh lấn chiếm biên giới tây nam Tổ quốc ta hòng bao vây ta từ hai phía. Chúng ra sức kích động, lôi kéo người Hoa gây rối bên trong nước ta.
Sự thất bại nhục nhã của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc ở Căm-pu-chia làm cho chúng càng điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Sự thật đã rõ là bọn cầm quyền ********* Bắc Kinh đang thực hiện âm mưu độc ác thôn tính nước ta, từng bước thực hiện chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn ở bán đảo Đông Dương và khu Đông – Nam châu Á.
Hiện nay, bọn cầm quyền ********* Bắc Kinh là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của nhân dân ta.
Xâm lược Việt Nam, chúng vứt bỏ hoàn toàn mặt nạ cách mạng giả hiệu, nhục nhã câu kết với bè lũ đế quốc và các thế lực ********* nhất ngày nay. Chính sách hiếu chiến và xâm lược của chúng đã xâm phạm hết sức trắng trợn quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, phá hoại tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phản bội hoàn toàn sự nghiệp cách mạng, lợi ích và lương tri của nhân dân Trung Quốc. Chúng đã trở thành kẻ thù nguy hiểm của toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình ở châu Á và trên thế giới.
Lương tri loài người một lần nữa lại bị thách thức. Tinh thần cảnh giác của loài người một lần nữa được báo động. Bằng những thủ đoạn đê hèn, bọn xâm lược đang cố đánh lừa dư luận thế giới nhằm che đậy mưu mô đen tối và những tội ác xâm lược dã man của chúng, nhưng cả thế giới đang kịch liệt lên án chúng và nhiệt liệt tỏ tình đoàn kết, ủng hộ nhân dân Việt Nam anh hùng chống bọn ********* Trung Quốc xâm lược.
Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý!
Quân thù đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Hòa bình và ổn định ở Đông – Nam châu Á đang bị đe dọa.
Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ. Cuộc kháng chiến chống bọn ********* Trung Quốc xâm lược đã diễn ra!
Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc!
Quân và dân ta ở vùng biên giới từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Lai Châu đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu rất dũng cảm. Hãy thừa thắng xông lên, đoàn kết một lòng diệt giặc lập công, phối hợp ba thứ quân, tiến công mạnh, bao vây chặt, tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch! Hãy tích cực bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; giữ vững an ninh ở mọi địa bàn. Nhiệm vụ vẻ vang của quân và dân ta trên tuyến đầu Tổ quốc lúc này là quét sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, giữ vững biên cương của Tổ quốc.
Đồng bào và chiến sĩ cả nước hãy phát huy khí thế cách mạng, hăng hái thi đua lao động sản xuất với kỷ luật chặt chẽ và năng suất cao, chi viện nhiều nhất cho tiền tuyến, hăng hái luyện tập quân sự, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của địch trong mọi tình huống! Trước mỗi lần thử thách của lịch sử, cả dân tộc Việt Nam đều lớn mạnh lên, phát huy cao độ lòng dũng cảm, trí thông minh và tài năng sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu: tăng cường lực lượng vật chất và tinh thần để chiến thắng quân thù.
Mỗi bản làng, xí nghiệp, hợp tác xã, thị xã, quận, huyện là một pháo đài kiên cường chống giặc. Mỗi tỉnh, thành là một chiến trường, cả nước là một chiến trường. Bất cứ nơi nào trên đất nước ta là những Chi Lăng, Đống Đa: sông biển ta đều là những Bạch Đằng, Hàm Tử.
Kiều bào ở nước người hãy phát huy lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, phát triển tình hữu nghị với nhân dân các nước, góp phần vào cuộc kháng chiến thiêng liêng của dân tộc!
Chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của Bắc Kinh không những gây tai họa cho nhân dân Việt Nam, mà còn nguy hại cho hòa bình, độc lập tự do và tiến bộ xã hội của các nước Đông – Nam Á châu và cả thế giới. **** Cộng sản Việt Nam khẩn thiết kêu gọi các **** cộng sản và Công nhân trên thế giới, các phong trào cách mạng và các tổ chức dân chủ quốc tế, nhân dân và chính phủ các nước, hãy vì hòa bình và công lý, kiên quyết lên án bọn ********* Trung Quốc xâm lược, hành động kịp thời, chặn đứng chính sách phiêu lưu chiến tranh cực kỳ nguy hiểm và đầy tội ác của bọn cầm quyền ********* Bắc Kinh, không cho phép chúng lừa dối và chà đạp dư luận thế giới hòng che đậy tội ác xâm lược dã man của chúng đối với nhân dân Việt Nam!
Vì hòa bình và tình hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi những người cộng sản chân chính và nhân dân Trung Quốc kịch liệt phản đối, ngăn chặn kịp thời chính sách ********* và cuộc chiến tranh phi nghĩa của giới cầm quyền ********* Trung Quốc!
**** Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam chân thành cảm ơn anh em, bầu bạn khắp nơi đã ủng hộ kiên quyết, kịp thời và mạnh mẽ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam nhận thức rõ: kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn vì độc lập, tự do của Tổ quốc mình, cũng là chiến đấu vì sự nghiệp hòa bình của tất cả các dân tộc.
Đánh thắng bọn ********* Trung Quốc xâm lược lần này, là nghĩa vụ ân tộc vẻ vang, đồng thời là nghĩa vụ quốc tế cao cả của nhân dân Việt Nam.
Hỡi đồng bào và chiến sĩ cả nước!
Một lần nữa, cả dân tộc ta lại nhất tề đứng lên chống giặc ngoại xâm. Tổ tiên anh hùng của chúng ta đã từng đánh thắng quân xâm lược Tần, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Dưới sự lãnh đạo của **** Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã đánh thắng oanh liệt các đế quốc xâm lược Pháp, Mỹ. Ngày nay, chúng ta có sức mạnh vĩ đại hơn bao giờ hết, sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc và của ba dòng thác cách mạng của thời đại.
Bọn ********* Trung Quốc xâm lược càng mở rộng và kéo dài chiến tranh thì quân và dân cả nước ta càng đánh càng mạnh và nhất định sẽ giành được thắng lợi hoàn toàn.
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn luôn cổ vũ nhân dân ta: Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do!
Toàn ****, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, anh dũng tiến lên, quyết chiến và quyết thắng!
Bọn ********* Trung Quốc xâm lược nhất định thất bại!
Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi!
Hà Nội ngày 4 tháng 3 năm 1979
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ************* VIỆT NAM
Nguồn: Tạp chí Dân tộc học số 1 năm 1979.
 

dop_con_mec

Xe tải
Biển số
OF-179154
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
465
Động cơ
341,680 Mã lực
Tuổi
28
Cụ chã ơi ! , em không có ý định chuyển hướng chỉ trích sang chếnh quèn nhưng cái em quan tâm không được sự ủng hộ công khai hay ngầm từ chếnh quèn , qua quan điểm cụ nói em đã thông :D . Em cũng có quan điểm như cụ Hòa trong câu chuyện của em đưa lên đây

Hòa : Lịp mẹ bọn Tàu ! Mỹ bố mày không sợ , sợ léo gì chúng mày !
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top