Câu hỏi của cụ hay đấy. Mấy hôm trước, em định lập một thớt hỏi ý kiến các cụ: Khi khấn gia tiên, trời đất, các cụ viết sớ bằng tiếng gì..?
Trở lại câu hỏi của cụ thớt, em nghĩ thế này: thực ra, nói gì thì nói, TQ vẫn là một nền văn minh có ảnh hưởng nặng nề đối với VN, vì một số hệ tư tưởng, vì ngôn ngữ...Vậy nên với cả ngàn năm bắc thuộc, sự ảnh hưởng ấy là không thể tránh khỏi. Cũng chính vì ta chưa có được một hệ chữ viết và một nền tảng triết lý của riêng mình, nên chẳng tránh được sự vay mượn. Nhưng cũng chính vì cái ý thức độc lập mãnh liệt của xứ này, nên các cụ ta, dù ko có hệ chữ viết riêng, nhưng đã chuyển hóa cách đọc chữ tàu sang dạng hán - việt, nghĩa là chúng ta có thể đọc hai câu đối ấy theo kiểu hán - Việt mà chính anh cu tàu cũng chả hiểu gì. Nó cũng giúp cho mình giữ được ngôn ngữ chủ đạo cho đến khi có hệ thống chữ quốc ngữ bi giờ. Chứ nếu ko, chắc giờ thủng thủng xoảng xoảng cả mất rồi.
Với các đền đài miếu mạo, các công trình có tính lịch sử để lại thì thôi, chữ nho đó coi như một phần của kiến trúc ấy. Ta ko nên nặng nề việc nó viết là chữ gì.
Tuy nhiên, đối với các công trình mới xây dựng, hay hoành phi câu đối-nếu các gia đình muốn- thì nên để chữ quốc ngữ. Hình như dân ta cho rằng chỉ có chữ nho mới là chữ thánh hiền, để vậy nó mới...sang. Còn với em, nó đơn thuần là một thứ ngoại ngữ, ngang hàng với tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Campuchia...
Ngay khi khấn vái, em cũng nôm hoàn toàn, vì em đoán tổ tiên em vẫn hiểu tiếng Việt hơn. Với các lễ lạt kiểu như tết Hàn thực (gốc tàu), em dẹp. Nếu con có muốn ăn bánh trôi, em bẩu vợ làm cho ăn và nói rõ: cái này là thói tàu, con thèm thì ăn, chứ ko có ý nghĩa gì với xứ ta hết cả...