[CCCĐ] Câu chuyện các món ăn

Mo Hai SG

Xe tải
Biển số
OF-108609
Ngày cấp bằng
11/8/11
Số km
307
Động cơ
395,072 Mã lực
Nơi ở
Xì Gòn đẹp lắm Xì Gòn ơi
Bông thiên lý chắc hẳn không lạ đối với các cụ/mợ nhà OF mình nhưng để được bán phổ biến tại các chợ/siêu thị hay có mặt thường xuyên trong các bữa cơm của mỗi gia đình miền Bắc thì bông thiên lý vẫn chưa được phổ biến như ở miền Nam.
Thiên lý tại miền Bắc chủ yếu trồng làm cảnh vì mùi hương dịu dịu & 1 số ít người biết dùng bông thiên lý để chế biến món ăn. Nhưng miền Nam & đặc biệt là vùng Bến Tre thì thiên lý lại được trồng để bán như 1 loại rau & có giá rất cao.
Câu hát ngày xưa: “Tóc em dài em cài bông thiên lý / Cái miệng em cười anh để ý anh thương”, nay có thể đổi lại: “Tóc em dài em trồng bông thiên lý / Em bán có tiền anh để ý anh thương”. Bởi, bông thiên lý ngày nay không chỉ dùng làm duyên mà đã được người dân khai thác thành hàng hóa có giá trị cao…

Bông thiên lý


Thu hoạch thiên lý


Thiên lý xào tỏi


Thiên lý xào thịt bò


Thiên lý xào thịt bằm


Thiên lý xào cật heo


Thiên lý nấu canh cua


Thiên lý nấu cá bông lau


Gỏi thiên lý
 

Mo Hai SG

Xe tải
Biển số
OF-108609
Ngày cấp bằng
11/8/11
Số km
307
Động cơ
395,072 Mã lực
Nơi ở
Xì Gòn đẹp lắm Xì Gòn ơi
Đến Đà Lạt, nếu có điều kiện nấu nướng hay đặt cơm, bọn em hay nấu những món mọi người thích ăn mà đặc biệt là hai món không thể thiếu là: canh atisô & rau salad trộn dầu dấm. Nhớ hồi mới lên Đà Lạt thấy cái bông atisô bán ở chợ Đà Lạt mà không biết là để nấu canh, cứ nghĩ là người ta mua về bày trong nhà như cắm hoa tươi mới ghê chứ hehe... Sau rồi được chị chủ biệt thự Khánh An nấu cho cả nhóm ăn trưa, từ đó mới biết & thích ăn món canh atiso đấy!
Atisô là loại cây sử dụng được hầu như tất cả các bộ phận, đặc biệt bông atisô có thể chế biến nhiều món ăn vừa ngon miệng, vị mát, vừa là thuốc.
Cây atisô có nguồn gốc từ miền nam châu Âu, được người Pháp đưa vào VN từ thế kỷ 19. Loại cây này khi trồng ở nơi khí hậu lạnh mới ra bông. Hiện bông atisô tươi vẫn là loại rau cao cấp, giá chợ 40.000đ - 50.000đ/kg, (tùy vào loại bông non hay loại bông già). Bông atisô chế biến được nhiều món ăn khác nhau, từ hấp, nấu canh đến làm gỏi hay nấu súp.
Bông Atiso




Atiso nấu giò heo




Atiso nấu sườn non


Atiso hấp


Atiso xào tỏi


Súp atiso


Lẩu nấm & bông atiso


Gỏi atiso


Spagheti atiso
 

Mo Hai SG

Xe tải
Biển số
OF-108609
Ngày cấp bằng
11/8/11
Số km
307
Động cơ
395,072 Mã lực
Nơi ở
Xì Gòn đẹp lắm Xì Gòn ơi
Hoa chuối là cách gọi của người miền Bắc, người miền Nam thường gọi là bắp chuối. Nếu ở miền Bắc hoa chuối thường được xắt mỏng làm nộm hay cắt miếng nấu canh thì ở miền Nam hoa chuối hay được dùng để chế biến các món gỏi, nấu canh chua, hoặc dùng làm rau ăn kèm bún bò cũng rất ngon.
Thường buồng chuối trổ đủ nải rồi, người ta cắt bớt đi các bắp chuối. Bắp chuối có màu tím, ngon nhất là bắp chuối hột. Bắp chuối được chế biến thành nhiều món ăn như: trộn gỏi, nấu canh, ăn ghém và chiên làm đồ chay...
Bắp chuối (hoa chuối)


Canh chua bắp chuối


Canh tôm bắp chuối


Lẩu lươn bắp chuối


Bắp chuối chiên


Gỏi bắp chuối tôm thịt


Gỏi gà bắp chuối


Gỏi bắp chuối luộc
 

Mo Hai SG

Xe tải
Biển số
OF-108609
Ngày cấp bằng
11/8/11
Số km
307
Động cơ
395,072 Mã lực
Nơi ở
Xì Gòn đẹp lắm Xì Gòn ơi
THẾ GIỚI CÔN TRÙNG

Dế chiên giòn một món ăn khá quen thuộc với những người yêu thích các món ăn côn trùng, nhưng xưa này các món dế chiên giòn chủ yếu là dế ta và dế thái, ít ai được ăn dế cơm chiên dòn vì đây là loại dế đặc biệt sống dưới đất và rất khó nuôi.
Dế cơm là giống dế to gấp 3 lần dế ta và dế thái, chính vì to như thế nên người ta có thể nhét đậu phộng vào trong bụng dế cơm, làm cho dế cơm có hương vị đậm đà và ngon hơn các loại dế khác.
Mùa hè dế cơm đủ cánh, to bằng ngón tay cái, béo mum múp. Người ta thường dùng hai cách để bắt dế cơm: đào hang hoặc đi soi.
Cách đào hang tương đối dễ. Khi phát hiện nơi nào đất bị đùn lên, giữa đống đất đó có xây lỗ lấp miệng người ta gọi là đồng tiền, dùng cuốc gợt lớp đất đó lỗ hang hiện ra, đào chừng một gang tay là bắt được dế cơm.
Còn cách đi soi, người ta chờ tối xuống dùng đèn pin hay ắc quy rọi nơi nào có tiếng dế cơm gáy. Khi phát hiện ra dế cơm thì người ta nhanh chóng dùng cái dao phay chặn miệng hang, dế cơm bị bít đường chạy trốn.
Người ta bắt kiểu này đỡ mệt vì không phải ra sức đào hang, đặc biệt bắt được toàn dế cơm trống. Dế cơm đem về lặt cánh, ngắt *** nặn lấy hết ruột ra, rửa nước cho sạch bỏ vào rổ cho ráo nước.
SG không có nhiều nhà hàng quán nhậu bán các món ăn từ côn trùng nhưng về Tây Ninh hoặc xa hơn là sang Cambodia thì các món ăn từ côn trùng nhiều vô kể & dễ kiếm như mình mua ổ bánh mì hay cái bắp luộc vậy thôi.









Dế tẩm bột chiên giòn


Dế trộn giá
 

Mo Hai SG

Xe tải
Biển số
OF-108609
Ngày cấp bằng
11/8/11
Số km
307
Động cơ
395,072 Mã lực
Nơi ở
Xì Gòn đẹp lắm Xì Gòn ơi
Ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Bến Tre, có rất nhiều dừa. Cây dừa thường hay bị đuông ăn cho đến chết.
"Đuông" là loại côn trùng thích ăn củ hủ dừa. Bản thân đuông lại là một trong những món ăn quý nhất của dân sành ẩm thực. Hàng năm, cứ sau mùa giao phối, đuông thường chọn cây dừa sung sức để khoét ngọn vào sinh trứng. Trứng nở ra ấu trùng, sau đó mẹ con nhà đuông "mở chiến dịch khai chiến" với củ hủ dừa một cách thoả thích. Trung bình mỗi cây dừa có khoảng 100 con đuông ngày đêm "đánh chén" bộ óc dừa một cách say sưa ngon lành cho đến khi xuyên thủng ngọn dừa làm cây dừa kiệt sức rồi uá tàn dần đến chết. Chủ vườn phải hạ đốn để bắt đuông. Mỗi con đuông dừa cỡ ngón tay cái, ú mập, béo tròn.
Đuông là món ăn dân dã nhưng thời nay trở nên quý hiếm và rất đắt tiền, không phải lúc nào cũng có. Ngay cả những bậc lão nông lăn lộn với ruộng đồng, vườn tược trong đời cũng chỉ thưởng thức món này được vài ba lần.
Cũng giống như nhộng ong vàng, đuông ăn béo béo ngậy ngậy bùi bùi, chỉ cần rang lên & cho 1 ít lá chanh vào thì...ái chà chà, tuyệt cú mèo :D





Đuông nướng bơ


Đuông dừa nướng






Đuông dừa dầm nước mắm


 

Mo Hai SG

Xe tải
Biển số
OF-108609
Ngày cấp bằng
11/8/11
Số km
307
Động cơ
395,072 Mã lực
Nơi ở
Xì Gòn đẹp lắm Xì Gòn ơi
Miệt vườn Nam Bộ có rất nhiều loài ong sinh sống do nơi đây tập trung nhiều vùng ngập mặn, rừng tràm, đước… là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ong. Chính vì thế, các món ăn từ ong được người dân tận dụng nhiều. Đặc biệt, thú ăn nhộng ong trở lên khá phổ biến và thành đặc trưng cho ẩm thực nơi đây. Một lần đến với vùng miệt vườn này không chỉ thích thú bở sự trù phú, đa dạng trong hệ sinh thái mà còn đặc biệt ấn tượng bởi lối ăn của đồng bào, trong đó cách ăn ong cũng thật thú vị.
Nhộng ong có thể chế biến thành rất nhiều món hấp dẫn khác nhau từ xôi nhộng, cháo, xào chiên cho đến cách ăn “nguyên thủy” như nhộng gói lá mướp… song ngon và phổ biến nhất trong cách ăn của dân miệt vườn vẫn là nhộng ong trộn bưởi. Nếu đã một lần có dịp nếm thử nhộng ong trộn bưởi bạn sẽ có ấn tượng khó quên bởi vị bùi, thơm béo ngậy của nhộng hòa quyện cùng vị ngọt thanh của bưởi lẫn trong vị mặn của gia vị.
Nhộng ong còn nguyên tổ


Lấy ra khỏi tổ


Nhộng ong chiên lá chanh




Nhộng ong xào




Nhộng ong chiên giòn


Nhộng ong trộn bưởi


Cháo ong
 

mr.khoai

Xe buýt
Biển số
OF-84457
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
927
Động cơ
506,065 Mã lực
Nơi ở
với vợ và con
Em mới vô sg mà chưa biết ăn uống thía nào, may quá lại gặp thớt này của mợ:):) cảm ơn mợ nhiều :-*:D
 

iwate

Xe buýt
Biển số
OF-88835
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
631
Động cơ
412,930 Mã lực
Em thấy người Hoa làm món này vừa ăn vừa ngắm mới thật sự là đẳng cấp của nghệ thuật.
 

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
5,978
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Có món chay nào ngon không mợ. Em đang có ý định ăn chay đây.
 

dream1235

Xe buýt
Biển số
OF-32366
Ngày cấp bằng
26/3/09
Số km
679
Động cơ
485,098 Mã lực
Nơi ở
Thành Phố Điện Biên Phủ
Tối nay nhà em ăn món Rắn ..................... Ăn hết rùi, giờ còn mỗi bát cháo Rắn thôi .
Ăn tầm nỳ ............. Ngon lém ;))


 

Hummer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-330
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
797
Động cơ
588,526 Mã lực
Em thì lại không thích ăn bánh bao, nhất là bánh bao của người Hoa vì nhân ngấy quá, mà lại có mùi...khai khai (em thề đấy ạ) :D
SG nổi tiếng với bánh bao bà Cả Cần - 110 Hùng Vương, P9, Q5, ngoài ra thì buổi chiều tối đi trên con đường nào cũng gặp bánh bao ạ.
Bánh bao thì có bánh bao xá xíu với nhân được làm từ thịt xá xíu

.
Bánh bao trứng muối với nhân thịt + trứng muối (em cực ghét thể loại này ợ)
Trứng muối luôn có mùi khai do protein trong trứng bị phân hủy một phần trong quá trình muối tạo ra amoniac (NH3) cụ ạ
 

Mo Hai SG

Xe tải
Biển số
OF-108609
Ngày cấp bằng
11/8/11
Số km
307
Động cơ
395,072 Mã lực
Nơi ở
Xì Gòn đẹp lắm Xì Gòn ơi
Trứng muối luôn có mùi khai do protein trong trứng bị phân hủy một phần trong quá trình muối tạo ra amoniac (NH3) cụ ạ
Cảm ơn cụ, cũng 1 phần do kết hợp với bột nổi trong bánh nữa cụ ạ chứ như bánh trung thu cũng nhân trứng muối nhưng em lại không thấy có mùi khai bằng mùi khai của bánh bao. Hay là do khi bánh bao còn nóng nên mới thấy mùi đó nhỉ???
Nói gì thì nói chứ em vưỡn thích ăn bánh bao miền Bắc hơn mặc dù toàn miến với cả mộc nhĩ :D
 

Mo Hai SG

Xe tải
Biển số
OF-108609
Ngày cấp bằng
11/8/11
Số km
307
Động cơ
395,072 Mã lực
Nơi ở
Xì Gòn đẹp lắm Xì Gòn ơi
Tối nay nhà em ăn món Rắn ..................... Ăn hết rùi, giờ còn mỗi bát cháo Rắn thôi .
Ăn tầm nỳ ............. Ngon lém ;))
Nhìn tô cháo của cụ mà....chẹp....chẹp.....
Ngon hơn so với quy định cụ ợ :D
Để tí em kiếm hình pót rắn miền Nam nhé
 

Mo Hai SG

Xe tải
Biển số
OF-108609
Ngày cấp bằng
11/8/11
Số km
307
Động cơ
395,072 Mã lực
Nơi ở
Xì Gòn đẹp lắm Xì Gòn ơi
Có món chay nào ngon không mợ. Em đang có ý định ăn chay đây.
SG thì quán chay vô thiên lủng cụ ợ, để hết cái chủ đề côn trùng rồi nhà em chuyển sang món chay cho nó...chay tịnh cụ nhể :D
 

cuop

Xe buýt
Biển số
OF-34978
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
788
Động cơ
481,790 Mã lực
Ặc, chưa ăn sáng trót lượn vào đây phòi hết cả bọt mép. Ác quá.
 

Mo Hai SG

Xe tải
Biển số
OF-108609
Ngày cấp bằng
11/8/11
Số km
307
Động cơ
395,072 Mã lực
Nơi ở
Xì Gòn đẹp lắm Xì Gòn ơi
Ngày bé em thường được mẹ cho ăn món nhện nướng mỗi khi mẹ bắt được 1 con nhện nào đó với lời giải thích "ăn cho khỏi bị dấm đài" :D
Chả biết có công dụng tích cực gì không nhưng nghe cái mùi thơm thơm, bùi bùi từ nhện nướng làm em thích mê tơi, lớn lên không còn dịp được thưởng thức.
Sang Cambodia, thấy nhện được bán nhan nhản như là 1 thứ quà ăn chơi em mừng húm vì được ăn lại món ăn mà lâu quá rồi không được thưởng thức.
Dân du lịch thường được rỉ tai nhau: "ăn dế rồi thì nhất định phải ăn nhện vì nhện là thứ hóa giải được mọi bùa ngải". Vì nghe đồn là các loại côn trùng khác bị tẩm bùa & Cambodian là đất nước của bủa ngải mà.

Nhện còn sống & nhện đã được chiên






Hàng bán côn trùng


 

Mo Hai SG

Xe tải
Biển số
OF-108609
Ngày cấp bằng
11/8/11
Số km
307
Động cơ
395,072 Mã lực
Nơi ở
Xì Gòn đẹp lắm Xì Gòn ơi
Đến vùng Bảy Núi (An Giang), khách du lịch không khỏi tò mò nhìn những con bò cạp (người địa phương gọi là "bù kẹp") đen nhánh, to cỡ con dế cơm, bò lổn nhổn trong thau, giơ cái đuôi nhọn hoắt và hai cái càng to kềnh đầy đe dọa, được bày bán dọc theo đường.
Để có được những con vật "gớm ghiếc" này, người dân đi săn ở trên núi với một cây cuốc, một cây kẹp và một chiếc xô. Quen việc, lật tảng đá sang một bên, nhìn miệng hang là người ta thò kẹp vào, kẹp ra liền một con bò cạp.
Bò cạp bắt về cho vào thau vài ngày cho "sạch bụng", để nguyên con rửa sạch, cho vào chảo mỡ (hoặc dầu) đang sôi. Trong chốc lát, bò cạp chín, bốc mùi thơm đến xót ruột, gắp để trên dĩa đã sắp sẵn rau thơm, cà chua, dưa leo cùng vài cọng ngò. Gắp một con bò cạp, chấm chút muối tiêu chanh (hoặc nước tương), cắn một miếng, cùng với âm thanh nổ giòn trong miệng, nghe chất béo từ cơ thể "bọng" của con vật lan tỏa khắp mặt lưỡi. Theo nhiều người, bụng của bò cạp mới là phần ngon nhất. Vì, ngoài vị nhân nhẩn của cỏ cây thuốc còn đọng lại trong bao tử chúng, chúng còn có vị béo bùi đặc trưng mà côn trùng khác không có.
Bò cạp sống


Bò cạp nướng


Bò cạp chiên giòn




Bò cạp trộn gỏi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top