- Biển số
- OF-27200
- Ngày cấp bằng
- 10/1/09
- Số km
- 2,077
- Động cơ
- 499,828 Mã lực
chết cườiĐọc tên website em lại cứ nghĩ Viết sai chính tả của Cháo Lòng VIP
chết cườiĐọc tên website em lại cứ nghĩ Viết sai chính tả của Cháo Lòng VIP
Cụ vẫn ổn chứ.chết cười
Dạ e cũng định úp mặt vào tô phở để chớt ai dè vẫn sống nhăn ợCụ vẫn ổn chứ.
Cười là tốt rồi, dưng mà hem đc chớt nhóe
-Ướp trà như cụ là cầu kỳ rồi nhưng theo kinh nghiệm quê em thì trà để ướp phải là loại trà bồm. trà bồm xốp nên hút mùi và giữ mùi lâu. Trà ướp hương được đựng trong lọ tối màu như chai bia hà nội hoạc tốt nhất là ruột phích. khi pha trà ngon cho thêm một chút trà ướp hương vào.Em cũng nghiện trà lại thêm tí đua đòi theo các cụ ngày xưa cho ra vẻ nhã thằng người.
Ngoài trà TN uống mộc, khi hương Sen bảng lảng góc Tây Hồ là khoảng 6h em ra. Mua vài bông về tự ướp. Phần ướp tinh có nghĩa tách cánh hoa ra, chỉ lấy cơm sen ướp với trà ( ướp rồi sấy, ướp rồi sấy 3 lần) , phần ướp xổi ( tách hoa ra rồi đổ trà vào buộc kín). Làm vài kg uống quanh năm và biếu bề trên gia đình.
Cuối Hạ chớm Thu, Ngọc Hà ngát thơm hương Nhài. Lang thang sáng sớm vào vườn quen, hái vài lạng về ướp uống chơi.
Khà....
Sớm mùa Thu lành lạnh cuối tuần rảnh rỗi. Tráng ấm thật nóng, nhón chút trà Nhài hoặc nhẹ nhàng tách Sen lấy trà bỏ vào ấm.
Rót nước sôi..... chờ ngấm!
Khà..... Há chẳng bõ công hái hoa sớm lắm ru!
Cảm ơn cụ! Nhưng em chỉ hợp với trà chén vỉa hè thôi ạ.Không cần cầu kỳ thanh tao như các tao nhân mặc khách ngày xưa, nhưng bây giờ chúng ta vẫn có thể thưởng thức những chén trà ngon cụ ạ. Một loạt các trà nhân và trà sư đã kỳ công tinh tuyển tạo nên các sản phẩm trà tuyệt hảo. Nếu cụ ở Hà nội sẽ có nhiều địa chỉ cho cụ ghé thăm thưởng thức nhé!
Cụ thích uống chè tươi thì mua cây chè về trồng đi cụ em cũng có 1 cây hê hêCháu tuyền uống chè tươi, lá chè mua ở chợ gần nhà, mỗi ngày 1 ấm tích 1,5lit. Có hôm rót vào chai 0,5lit để lạnh làm trà đá.
Tuy nhiên cũng lăn tăn lá chè tươi mua ở chợ có bị phun thuốc ko!?. Người bán thì luôn bẩu chè vườn nhà.....!!
Cháu ứ có đất để trồng cụ ạ.. Cũng thích lắm, nhưng chịu..Cụ thích uống chè tươi thì mua cây chè về trồng đi cụ em cũng có 1 cây hê hê
Rất đúng cụ ạ. Hồi bé em ở nhà, bố em buổi sáng trước khi làm việc là phải pha ấm trà "xoáy", thỉnh thoảng em có nếm tý thì thấy đắng ngắt, nghĩ sao nó đắng thế mà các ông hay uống nhỉ? Sau lớn lên ngồi chỗ nọ chỗ kia em cũng hay uống, dần dần phát hiện ra nó có nhiều thứ rất đặc trưng. Em thì ko nghiện trà hay cầu kì gì cả nhưng thấy uống trà nó có cái gì đó rất.....tao nhãDùi hay ko lại do mình có muốn tìm hiểu hay ko thôi cụ. Gần nhà em có 1 chú xe ôm nhưng làm cái gì chú ấy cũng làm rất tinh tế, uống trà với chú ấy cũng rất vui.
Thực ra nói là cầu kỳ thì cũng không hẳn và Nhã cũng chỉ là từ cháu nói vui vui nhưng quả thật khi cất công ướp trà cũng có một số yếu tố cần và có mà qua trải nghiệm hơn chục mùa chơi trà ướp, cháu đã tự kiểm nghiệm và đúc kết để có được ấm trà đúng theo gu của mình và giống nhất so với ấm trà hương mà cháu được uống lần đầu.-Ướp trà như cụ là cầu kỳ rồi nhưng theo kinh nghiệm quê em thì trà để ướp phải là loại trà bồm. trà bồm xốp nên hút mùi và giữ mùi lâu. Trà ướp hương được đựng trong lọ tối màu như chai bia hà nội hoạc tốt nhất là ruột phích. khi pha trà ngon cho thêm một chút trà ướp hương vào.
-Một cách thưởng trà hương nữa nhưng cầu kỳ hơn:
+/ lấy một mảnh đá hoa cương trắng(giống đá ốp lát) đặt trên bếp cho nóng, đổ cơm sen, hoa sói, hoa ngâu, nhài.. tùy theo vị cụ thích uống lên trên miếng đá, úp chén lên( chén đất nung). Hương hoa sẽ bám vào chén.
+/ pha một ấm chè mộc ngon rót vào chén và thưởng thức. Một ấm trà sẽ có nhiều mùi hương khác nhau tùy theo mình úp chén lên loại hoa gì.
Chẹp, khi nào có dịp cho e xin chén trà cụ pha nhéThực ra nói là cầu kỳ thì cũng không hẳn và Nhã cũng chỉ là từ cháu nói vui vui nhưng quả thật khi cất công ướp trà cũng có một số yếu tố cần và có mà qua trải nghiệm hơn chục mùa chơi trà ướp, cháu đã tự kiểm nghiệm và đúc kết để có được ấm trà đúng theo gu của mình và giống nhất so với ấm trà hương mà cháu được uống lần đầu.
Ví dụ: cũng là Sen nhưng nếu là sen Hồ Tây thì mới được cái hương mềm mại, bền nhưng không bám, dịu lâu phai. Cũng là sen nhưng chỉ là sen Đông Anh, sen Hà Tây, Ninh Bình thì mùi hương hoàn toàn khác biệt. Thơm nhưng không thanh, bám chứ k bền...
Nhài cũng vậy ( tất nhiên là phải Nhài đơn). Nhài Ngọc Hà cho hương quyến rũ mà không đĩ thõa , nồng nàn mà không lả lơi. Cháu đã thử nhài Phú Thượng và Đông Anh thì thấy độ tinh của hương không đạt gu.
Còn khi bắt tay vào ướp, cái tâm trạng cũng cực kỳ quan trọng. Đã có mẻ, cháu đang có chuyện bực bội, y rằng uống như đấm vào miệng cho dù công thức và qui trình vẫn nguyên.
Việc thưởng trà như trong sách thì cháu không đủ trình độ cũng như điều kiện để làm. Tuy nhiên, một điều tiên quyết để thưởng trà là Tinh thần phải thực sự thư thái.
Trà dùng ướp thì cháu dùng trà Thái nguyên mộc chứ k dùng trà bồm vì gu của cháu đòi hỏi cả nước, hương và vị. Tuy nhiên, trà để cháu pha mộc sẽ là loại ngon hơn loại ướp một chút.
Em coi đó là vinh hạnh!Chẹp, khi nào có dịp cho e xin chén trà cụ pha nhé
Cảm ưn cụ nhưng e là Mợ nên ko khoái món gái gúGớm được thế thì còn gì bằng ạ, nhất cụ
E xin phép tổng hợp quy trình thưởng trà bằng hình ảnh cho nó sinh động và dễ đi vào lòng các cụ pain Hondacity123 katenguyen [USER=46249]dép tổ ong[/USER] .... ạ
Nguyễn Thị Hái
Kiểm tra trực quan trước khi pha:
Tô Đông Pha
Phan Đình Rót
Mời các cụ xơi trà
Kèm tý nhã nhạc cho nó sang người
Cám ơn cụ rất nhiều. Em đăng nhập chỉ để rót rượu mời cụViết riêng về trà cụ.
ẤM DÙNG ĐỂ PHA TRÀ
Với người chơi trà thì việc sở hữu những chiếc ấm tử sa cổ thật là một điều đáng tự hào. Đỉnh cao nhất của ấm tử sa chính là ở nghệ nhân làm ấm. Người làm ấm phải là nhà điêu khắc để chiếc ấm đạt kỹ thuật chuẩn mực hoàn hảo, phải là một họa sĩ để thổi hồn cho
những nét vẽ tuyệt đẹp, phải là một nhà thư pháp để nét chữ chạm khắc đầy bút lực và nghệ thuật, và phải là một nhạc sĩ
mà chuyển tải âm thanh của thiên nhiên, đất trời để mỗi chiếc ấm là một vỹ khúc truyền kỳ.
Ấm cổ Việt Nam thời kỳ thăng hoa của nghệ thuật gốm sứ Việt từ triều Lý, Trần, Lê phần lớn là ấm gốm nung nhẹ lửa nên theo thời gian, cốt thai ấm và lớp men ngoài đã yếu, không phù hợp để sử dụng.
Ấm Việt người chơi thường sưu tập ấm Chu Đậu, triều Lê Sơ (thế kỷ XV), ấm đồng triều Nguyễn (thế kỷ XVII), và ấm Lái Thiêu, Biên Hòa xưa thuộc thập niên 40 - 60.
Mỗi dòng ấm mang một hình dáng, chất liệu, kiểu thức khác biệt. Người Trung Hoa luôn tự hào về “Tứ Quốc bảo” của mình là lụa Tô Châu, ấm tử sa, tranh thủy mạc và Kinh kịch. Không phải ngẫu nhiên mà ấm tử sa được đưa vào quốc bảo.
Người chơi ấm tử sa đều biết câu nói “Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần” để nói về chất lượng và nghệ nhân (hoặc hiệu lò) tác tạo nên ấm. Ngày nay, việc sở hữu những chiếc ấm đó không hề dễ dàng. Ấm Mạnh Thần tuy xếp thứ ba song lại được nhiều người yêu thích vì ngoài hình dáng, nghệ nhân khi làm ấm thường khắc những tứ thơ thú vị dưới đáy ấm, cạnh triện đề Mạnh Thần như: Xuân đáo, Điểu năng ngôn, Thiên kim bất tác nhân, Tùng phong thủy nguyệt...
Ngoài ra những chiếc ấm quý còn phải kể đến như: bộ ấm tích và ấm trái bần thời Thanh thể hiện cùng một tích truyện Trúc Lâm Thất hiền (bảy người hiền trong vườn trúc), các dáng ấm thời Ung Chính - Nhà Thanh, là hiện vật trong con tàu đắm tại vùng biển Cà Mau, có nguồn gốc từ vùng làm gốm sứ nổi tiếng Cảnh Đức Trấn, Giang Tây, Trung Quốc.
Nghe cụ tả mà ham quáThực ra nói là cầu kỳ thì cũng không hẳn và Nhã cũng chỉ là từ cháu nói vui vui nhưng quả thật khi cất công ướp trà cũng có một số yếu tố cần và có mà qua trải nghiệm hơn chục mùa chơi trà ướp, cháu đã tự kiểm nghiệm và đúc kết để có được ấm trà đúng theo gu của mình và giống nhất so với ấm trà hương mà cháu được uống lần đầu.
Ví dụ: cũng là Sen nhưng nếu là sen Hồ Tây thì mới được cái hương mềm mại, bền nhưng không bám, dịu lâu phai. Cũng là sen nhưng chỉ là sen Đông Anh, sen Hà Tây, Ninh Bình thì mùi hương hoàn toàn khác biệt. Thơm nhưng không thanh, bám chứ k bền...
Nhài cũng vậy ( tất nhiên là phải Nhài đơn). Nhài Ngọc Hà cho hương quyến rũ mà không đĩ thõa , nồng nàn mà không lả lơi. Cháu đã thử nhài Phú Thượng và Đông Anh thì thấy độ tinh của hương không đạt gu.
Còn khi bắt tay vào ướp, cái tâm trạng cũng cực kỳ quan trọng. Đã có mẻ, cháu đang có chuyện bực bội, y rằng uống như đấm vào miệng cho dù công thức và qui trình vẫn nguyên.
Việc thưởng trà như trong sách thì cháu không đủ trình độ cũng như điều kiện để làm. Tuy nhiên, một điều tiên quyết để thưởng trà là Tinh thần phải thực sự thư thái.
Trà dùng ướp thì cháu dùng trà Thái nguyên mộc chứ k dùng trà bồm vì gu của cháu đòi hỏi cả nước, hương và vị. Tuy nhiên, trà để cháu pha mộc sẽ là loại ngon hơn loại ướp một chút.
cao nhân thì phải " Hạ thế" hay " Hạ phàm" chứ, cụ lại dùng " trồi lên " khác gì bảo các cao nhân như nấm mọc sau mưa em fun tí.Em thấy có 1 topic về rượu tây rất là hay, hôm nay rảnh rỗi quá, em mở topic về uống trà (trà Việt ấy) mong các cao nhân trồi lên chỉ bảo.
Sáng nào em cũng uống trà nhưng nguồn mua trà, cách uống trà khá là lung tung, em muốn các cụ chỉ bảo để tìm cách thưởng trà phù hợp ạ
Phần này em bổ sung chút: "rót 2/3 ấm nước, chờ 3-5 phút là cụ có thể thưởng trà" trước khi dùng nên châm thêm ít nước có nhiệt độ thấp chút, lắc hoặc ngáy đều, rót chén uống. Việc này sẽ giúp cho đầu lữa bớt bị nóng, như vậy sẽ cẩm nhận hết vị của tràE thì uống trà hàng ngày, cá nhân em mua thì gửi người quen ở đất chè TN, chọn loại chè thửa, tức là khu phun ít và hái đúng lứa, nôm na là khu để nhà uống và dành người quen. Uống thì dùng ấm chén loại kích thước nhỏ, lòng chén sáng màu để còn xem được màu nước khi pha, cụ sang Bát Tràng thì vô khối, nước pha trà dùng qua máy lọc thì đỡ cặn và mùi, trước khi cho trà thì tráng nước sôi ấm chén cho nóng, sau khi cho trà thì tráng trà hay còn gọi là đánh thức trà, sau đó rót 2/3 ấm nước, chờ 3-5 phút là cụ có thể thưởng trà, mở một bản nhạc yêu thích để đắm mình thôi. Với e nhiều khi niềm vui chỉ nhỏ như vậy thôi ạ. Có gì cụ bổ sung thêm cho e !