Theo em hiểu thì khi ở D có nhiều tỉ số truyền chứ không phải 1 ạ. Ngay trong cái hình gần nhất em chụp từ trang wiki, nó cũng nói lên điều này. Khi cần gia tốc nhanh thì bộ điều khiển chuyển số về số 1. Khi tốc độ đạt yêu cầu thì số 2 sẽ được sử dụng. Như vậy, chắc chắn là ở D sẽ có ít nhất hai tỉ số truyền va đương nhiên trong đó có một tỉ số truyền khác 1.
Ở L thì em chưa có thông tin nhưng theo lý lẽ của việc để chế độ L là cần lực chuyển động mạnh hơn hoặc lực cản chuyển động lớn hơn khi xuống dốc thì sẽ phải có ít nhất 2 tỉ số truyền có giá trị gần nhau và gần giá trị 1.
Về lock-Up clutch thì em thấy wiki và một số tài liệu ở các trang khác nói là ly hợp này sẽ nối cứng trục vào và ra (biến mô) khi xe chạy ở chế độ ổn định để tránh tổn thất công suất. Còn khi vòng tua máy lớn hơn 3000 thì em suy luận rằng ly hợp thủy lực này sẽ được nhả ra để đảm bảo bền cho các bánh răng, ly hợp ma sát và bền trục.
Em có 1 số ý kiến như sau :
1. Trong AT chế độ D đúng là tiến về phía trước và vào chế độ D thì số sẽ tự động chuyển tùy theo các tham số về tốc độ xe và vòng quay của động cơ ( chế độ ga). Từ trước đến nay em vẫn tưởng D là Drive, nay mới thấy bác Dang Vu nói nó là Direct chứ không phải Drive.
2. Ở chế dộ D thì hộp số có nhiều tỉ số truyên chứ không phải là 1 . Số tỉ số truyền tương ứng với cấp số của hộp số AT. Theo em biết hộp số AT kể cả loại cũ cũng có đến 4 cấp – tương ứng 4 tỉ số truyền. Các hộp số hiện đại ngày nay có 7-9 cấp tương ứng có 7-9 tỉ số truyền. Nếu mở hộp số AT này ( hoặc xem các ảnh bác Suzu37 đưa trong mấy post trước) sẽ thấy số lớp bánh rang tương ứng số tỉ số truyền này.
3. Về tỉ số truyền thì các bác đều rõ - ở đây định luật bảo toàn công năng ở đây luôn đc tuân thủ. :
- Tỉ số truyền thấp – tương ứng tốc độ vòng quay của trục bánh xe cao cho phép xe chạy với tốc độ cao nhưng lực kéo nhỏ. Khi đó lực cản của động cơ qua hộp số cũng nhỏ. Do đó khi chạy ở số cao sẽ tiết kiệm xăng hơn ở số thấp. Các bác tài MT hay dùng chiêu này để tiết kiệm xăng – thậm chi nhiều khi lạm dụng chạy số cao khi tốc độ chưa đạt ngưỡng cho chuyển số cao dẫn đến bị ép số..
- Tỉ số truyền cao – tương ứng với tốc độ vòng quay của trục bánh xe thấp và chỉ cho phép xe chạy với tốc độ thấp nhưng lực kéo sẽ lớn. Khi đó lực cản của động cơ qua hộp số cũng lớn. Hiệu ứng này ta thường dùng để phanh bằng động cơ – hay dùng khi đổ đèo, xuống dốc cao để bố phanh được giảm tải, đỡ nóng.
4. Đặc điểm của hộp số AT bình thường ( em nhấn mạnh “bình thường”) là số ở chế dộ D chuyển tuần tự từ thấp đến cao và ngược lại – chứ không chuyển tắt như MT có thể cách 1 số, hoặc vài số. Sau này AT xuất hiện hộp số tự động có bộ ly hợp kép có thể cho phép chuyển cách số ??? Tuy nhiên do thời gian chuyển số nhanh như bác Suzu37 nói chỉ mấy phần ngàn của giây nên ECU có thể chuyển nhanh nếu điều kiện cần và đủ để chuyển số cho phép.
5. Trong hộp số AT có chế độ M +- , trước kia là L, L1, L2 hoặc D1, D2. Thực chất đây không phải là chế độ chạy số tay như MT. Một số anh em cũng bị nhầm điều này. Theo em hiểu đây chỉ là những hạn chế để hộp số AT không được chuyển lên số cao hơn – tương ứng tốc độ cao hơn cho dù có đạp lút ga , vòng quay động cơ lên đến 4000-5000 rpm. Khi đó tốc độ sẽ không tăng them nhiều khi đến ngưỡng giới hạn nhưng lực kéo sẽ tăng nhiều – anh em hay dùng khi cần vượt dứt khoát cần gia tốc cao. Hoặc ở trường hợp ngược lại dùng lực cản lớn của số thấp ( không cho tự động chuyển lên số cao ) để phanh hãm. Khi tốc độ giảm dần thì AT vẫn về số thấp hơn chứ không giữ nguyên số ban đầu như chạy số MT và khi muốn chuyển lại số cao hơn phải gạt M+ thì mới chuyển đc lên số cao hơn 1 số.