[Funland] Các phương án mở rộng Tân Sơn Nhất

5599

Xe tăng
Biển số
OF-47216
Ngày cấp bằng
23/9/09
Số km
1,810
Động cơ
462,212 Mã lực
Nơi ở
Số 10 Thành Thái, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Bác ơi em không tính tiền đền bù sân golf ở đây. Việc này để cho những ai đã ký hợp đồng giải quyết.

Tuy nhiên em cũng không ủng hộ pa án này vì nó cũng chỉ là tính thế ngắn hạn, cũng mất tiền cũng tốn thời gian. Ngoài ra hệ lụy rất lớn về giao thông, môi sinh, môi trường, an toan bay...

Em muốn lấy tiền này bắt đầu làm LTIA . Như vậy sẽ tốt hơn về dài hạn và tốt hơn cho nhân dân tp. HCM
Rất vui được nghe Bác trao đổi.
Như hôm qua Bác nói nếu đầu tư nhà ga bên phía bắc và xây hạ tầng nối vào (chưa xây dựng đường số 3) thì hết khoảng 1 tỷ $, và công suất khai thác tăng thêm max 10tr. Con số về tiền thì coi như là đúng đi. Vậy em có thêm chút tò mò muốn hỏi cho vỡ lẽ ra:
1. Theo Bác thì thời gian bao lâu nữa sb TSN lại quá tải nếu sử dụng phương án mở rộng về phía bắc?
2. Con số 10tr HK mà Bác nói đấy thì cơ sở là gì? Em cũng có đọc thì như hiện tại TSN cũng đã phục vụ được 26tr HK so với công suất thiết kế là 20tr. Và có thể phục vụ được đến 30tr. Thế mà mình xây thêm bên phía bắc 1 nhà ga nữa thì chả nhẽ chỉ được 10tr HK sao? Cá nhân em thì nghĩ nếu đầu tư vậy thì công suất phải tăng lên 48-50tr.
Vậy nguyên nhân max 10tr là nhà ga không đủ phục vụ hay không đủ chỗ đỗ hay cất hạ cánh?
3. Về kinh phí đầu tư: Em thấy Bác và Cụ Lầm và một số cụ khác bảo đầu ******* Long Thành thì hiệu quả hơn. Tuy chưa thấy được con số cụ thể như em cứ mạnh dạn nêu vấn đề thế này để xem hiệu quả ở chỗ nào.
- Về phương án lâu dài em đồng ý dứt khoát phải có thêm 1 sân bay nữa. Nhưng thời điểm đó là lúc nào thì cũng chưa thấy ai phân tích?
- Nếu bỏ ra đầu tư LT với kinh phí 15-16tr $ tức là gấp 15 lần so với đầu tư nâng cấp TSN. Với tình trạng như Bác cũng đã cmt trên thì đang bị rỗng, làm thì phải đi vay. Vậy nếu Bác chủ nhà, với tình trạng kinh tế vậy thì Bác lựa chọn phương án nào? Cá nhân em chém gió theo suy nghĩ cá nhân thì em thấy rằng như nhu cầu đi lại tại TSN trong vòng 10-15 năm nữa thì nhu cầu cũng không vượt được 45tr-47tr. Và tầm nhìn xa hơn nữa 20-30 năm nữa cũng khó mà vượt được 65-70tr lượt hk. Thì khi mở rộng TSN với kinh phí khoảng 1 tỷ $ vẫn dùng được ít nhất 15-17 năm nữa. Sẽ hơn rất nhiều nếu Bác bỏ ra gấp 15 lần số của em thì cũng chỉ có số lượt ngang ngửa em. nên tính về hiệu quả là em đang hơn vì em khai thác tố đa công suất, còn pá của Bác thì hơn em sự rộng rãi, sự yên tĩnh, hơn về sự hoành tráng... chứ về tiền thì đâu hơn.
- Việc nhu cầu hk cũng không thể tăng đột biến, nên nếu có tiền và dự báo lượt hk và hàng hóa tăng thì 10 năm nữa đầu tư xây Long Thành cũng có gì sai? Lúc đó kinh tế nước ta khởi sắc thì xây đâu có muộn? Còn trường hợp kinh tế cứ tăm tối thì chắc chắn nhu cầu đi máy bay cũng hả tăng được, nên đầu tư sớm là lãng phí. Chúng ta chỉ cần có quy hoạch và chuẩn bị phương án đầu tư tốt nhất tại Long Thành thì việc xây dựng chắc cũng chả lâu... hoàn toàn đủ thời gian để phục vụ nhu cầu như các cụ dự báo ở trên.
 

anhkhoihn

Xe tăng
Biển số
OF-12222
Ngày cấp bằng
21/12/07
Số km
1,557
Động cơ
541,929 Mã lực
Thuê tư vấn nước ngoài có khi tư vấn nước ngoài lại thuê lại công ty thiết kế PKKQ gì đó.
Tư vấn nước ngoài cũng có quân xanh đấy.
Tư vấn nước ngoài là nước nào ? anh bạn Tung Của cũng là nước ngoài phải không cụ. Nhưng em tin sự việc đã đưa ra công luận như thế này rồi thì Bộ GTVT cũng không dám chơi trò ú tim nữa đâu. Cứ thuê mấy công ty nổi tiếng của Âu Mỹ , hy vọng là sẽ đưa ra được phương án tối ưu nhất. Chỉ cần xem Bộ GTVT thuê anh nào tư vấn là biết ngay được các anh ấy có làm trò hay không .......

P/s ; một số cụ còm ở thớt này hơi mất vệ sinh. Văn là người, ít nhất cũng thể hiện mình có văn hóa . Dù gì những nhà khoa học cũng lớn tuổi bậc cha chú mình, vậy mà mở mồm nói không biết suy nghĩ. Thật buồn khi diễn đàn có những thể loại này làm thành viên
 

chanthat123

Xe điện
Biển số
OF-13484
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
2,515
Động cơ
538,378 Mã lực
Em không biết. Mình có nên tranh luận ở đây xem cái sân golf Changi nó cần thiết như nào không?
Cụ tranh luận văn minh, dễ chịu nên em vào tiếp.
Thực ra chúng ta nhìn việc quy hoạch hiện tại đang theo góc nhìn truyền thông. Quy hoạch cái sân bay đó và Long Thành nó tầm quốc tế thật chứ ko phải mấy cái còm trên này.
Em có bác vợ làm điện lực Tân Bình bảo riêng cái sân bay nó ngốn điện bằng cả 1 thành phố nhỏ ở VN (SG chiếm 30% điện cả nước)
Nói thế để thấy chỉ 1 đầu việc của sân bay thôi nó cũng phải đầu tư, quy hoạch, thiết kế rất mất trí tuệ và công sức.
Em thấy như Hanoi giờ lành. Nội Bài ở đủ xa để không ảnh hưởng gì đến xung quanh, đất đai còn thừa mứa để mở thêm vài cái nhà ga nữa. Bọn Mỹ nhợn khi làm TSN cũng chỉ tính đánh quả cho nhanh để phục vụ chiến tranh chứ nó cũng chả ngu quy hoạch cho 100 năm sau.
Việc xây Long Thành hay mở rộng TSN em không biết nhưng em thích làm cái Long Thành cho mấy miếng đất nhà em lên tí :D
 

chanthat123

Xe điện
Biển số
OF-13484
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
2,515
Động cơ
538,378 Mã lực
Em vẫn bảo lưu quan điểm là TSN d' tắc. Tắc ở chỗ mấy cha nội ở trển oánh nhau.
Giờ làm sao vận hành cho tốt thôi, đường băng của mấy sân bay lớn quanh ta cũng chỉ có 2 nhưng xuống mb cái là có thể ở cả ngày trong sân bay tiêu xài bét nhé. Mình thì cái nhà ga bé bằng mắt muỗi. Hôm rồi em đi business mà thủ tục cũng đợi mất hơn chục phút chả sung sướng gì (em còn ko có hành lý ký gửi)
Với cả bà con cô bác, chia tay chia chân thì ở nhà mẹ đi mà chia, kéo nhau như đám khất thực bu lấy cái sân bay
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,041
Động cơ
323,265 Mã lực
Thuê tư vấn nước ngoài có khi tư vấn nước ngoài lại thuê lại công ty thiết kế PKKQ gì đó.
Tư vấn nước ngoài cũng có quân xanh đấy.
Anh 3X ngày trước cũng y như này.
Bọn giá áo túi cơm viện QH loay hoay tô màu nước lem nhem mãi ko xong cái quy hoạch HN tầm nhìn đầu mũi.
Anh đập bàn xuất 5 tr $ đưa cho bọn Hàn xẻng (Hanjin gì đó ko nhớ) bảo mày vẽ ngay cho anh kịp treo ngàn năm rồn lộn (2010).
He he, nó quăng ngay 2 tr $ cho bọn VQH giá áo túi cơm kia làm, còn nó ung dung ngồi cười, chỉnh sửa photoshop tí teo, vì bản chất số liệu các kiểu bọn nó biết gì đâu. Việc chính của nó là làm đồ họa cho bắt mắt, kiếm mấy tr đô ngon ơ.
Lịch sử sẽ lặp lại, thuê tư vấn Tây là vô nghĩa. Phải thuê lãnh đạo Tây mới có hy vọng.
 

quanggialai

Xe điện
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
2,152
Động cơ
460,882 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Rất vui được nghe Bác trao đổi.
Như hôm qua Bác nói nếu đầu tư nhà ga bên phía bắc và xây hạ tầng nối vào (chưa xây dựng đường số 3) thì hết khoảng 1 tỷ $, và công suất khai thác tăng thêm max 10tr. Con số về tiền thì coi như là đúng đi. Vậy em có thêm chút tò mò muốn hỏi cho vỡ lẽ ra:
1. Theo Bác thì thời gian bao lâu nữa sb TSN lại quá tải nếu sử dụng phương án mở rộng về phía bắc?
2. Con số 10tr HK mà Bác nói đấy thì cơ sở là gì? Em cũng có đọc thì như hiện tại TSN cũng đã phục vụ được 26tr HK so với công suất thiết kế là 20tr. Và có thể phục vụ được đến 30tr. Thế mà mình xây thêm bên phía bắc 1 nhà ga nữa thì chả nhẽ chỉ được 10tr HK sao? Cá nhân em thì nghĩ nếu đầu tư vậy thì công suất phải tăng lên 48-50tr.
Vậy nguyên nhân max 10tr là nhà ga không đủ phục vụ hay không đủ chỗ đỗ hay cất hạ cánh?
3. Về kinh phí đầu tư: Em thấy Bác và Cụ Lầm và một số cụ khác bảo đầu ******* Long Thành thì hiệu quả hơn. Tuy chưa thấy được con số cụ thể như em cứ mạnh dạn nêu vấn đề thế này để xem hiệu quả ở chỗ nào.
- Về phương án lâu dài em đồng ý dứt khoát phải có thêm 1 sân bay nữa. Nhưng thời điểm đó là lúc nào thì cũng chưa thấy ai phân tích?
- Nếu bỏ ra đầu tư LT với kinh phí 15-16tr $ tức là gấp 15 lần so với đầu tư nâng cấp TSN. Với tình trạng như Bác cũng đã cmt trên thì đang bị rỗng, làm thì phải đi vay. Vậy nếu Bác chủ nhà, với tình trạng kinh tế vậy thì Bác lựa chọn phương án nào? Cá nhân em chém gió theo suy nghĩ cá nhân thì em thấy rằng như nhu cầu đi lại tại TSN trong vòng 10-15 năm nữa thì nhu cầu cũng không vượt được 45tr-47tr. Và tầm nhìn xa hơn nữa 20-30 năm nữa cũng khó mà vượt được 65-70tr lượt hk. Thì khi mở rộng TSN với kinh phí khoảng 1 tỷ $ vẫn dùng được ít nhất 15-17 năm nữa. Sẽ hơn rất nhiều nếu Bác bỏ ra gấp 15 lần số của em thì cũng chỉ có số lượt ngang ngửa em. nên tính về hiệu quả là em đang hơn vì em khai thác tố đa công suất, còn pá của Bác thì hơn em sự rộng rãi, sự yên tĩnh, hơn về sự hoành tráng... chứ về tiền thì đâu hơn.
- Việc nhu cầu hk cũng không thể tăng đột biến, nên nếu có tiền và dự báo lượt hk và hàng hóa tăng thì 10 năm nữa đầu tư xây Long Thành cũng có gì sai? Lúc đó kinh tế nước ta khởi sắc thì xây đâu có muộn? Còn trường hợp kinh tế cứ tăm tối thì chắc chắn nhu cầu đi máy bay cũng hả tăng được, nên đầu tư sớm là lãng phí. Chúng ta chỉ cần có quy hoạch và chuẩn bị phương án đầu tư tốt nhất tại Long Thành thì việc xây dựng chắc cũng chả lâu... hoàn toàn đủ thời gian để phục vụ nhu cầu như các cụ dự báo ở trên.
vì không có tiền nâng cấp nên mới phải xây mới ạ.
Như phương án nâng cấp sân bay TSN thứ nhất đã tốn mất khoảng 8,8 - 9 tỷ đô lận.
Trong khi đó xây sân bay long thành thì chỉ dự toán tốn "chỉ có" 18 tỷ đô thôi.

Về công suất:
- Theo thông tin 3 phương án nâng cấp sân bay TSN thì cũng chỉ đạt được tối đa 80 tr khách/ năm
- Xây mới sân bay Long thành thì công suất 100 tr khách / năm
- 10 xân bay nhộn nhịp nhất thế giới thì chỉ có Hartsfield-Jackson Atlanta đứng đầu với 101,5 tr người / năm. Các anh tiếp theo thì lần lượt là 89,9 tr, 78 tr, 76,9 tr,.....
* Vâng vì ở nước mình chưa có sân bay nào lọt top cho nên: Không làm thì thôi, đã làm thì ta phải lọt vào chí ít là top 2. Căn bản là nước mình đã làm thì phải hoành tráng cho ngang bằng với thế giới. Thế nên phải xây mới ạ.

Theo Wiki lượng khách đến TSN đang tăng trưởng hàng năm đang tăng lên từ khách quốc tế cho đến khách quốc nội.
tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 8 - 10%. như vậy thì theo số liệu này khoảng 10 năm nữa thì lượng hành khách sẽ đạt trên 80tr người/năm. Ơ nhưng mà chả lẽ suốt ngày chỉ tăng mà không bao giờ ngừng lại hoặc đạt bão hòa ?

như trên quê em. Trước đây khoảng 5 năm thì đi Gialai - Sài Gòn lựa chọn hàng đầu là xe khách. bây giờ thì đến cả ông bà già, con nít, trẻ nhỏ cũng chuyển sang xu hướng đi máy bay rồi. Vì cuộc sống đã khấm khá lên, kinh tế dư giả thì họ lựa chọn phương tiện nhanh hơn thôi. Ơ nhưng mà tầm khoảng 5 năm nữa thì ai cũng đi máy bay rồi lúc đó chắc thị trường hàng không quốc nội cũng sắp đạt đỉnh bão hòa rồi.

về việc sân bay giữa lòng thành phố:
Trước đây TSN nằm ở ngoài thành phố, sau này quản lý không tốt nên dân tràn ra tới xung quanh sân bay rồi. Nên tốt nhất là xây sân bay mới ở khu vực ít dân cư như Long Thành. Cơ mà hình như đất xung quanh đó phân lô bán nền gần xong rồi, dạo này đất dưới đó sốt lắm.

=> vì những lẽ trên (thiếu tiền, công suất hành khách, dân cư xung quanh) tốt nhất là ta nên xây sân bay mới ạ
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Cụ tranh luận văn minh, dễ chịu nên em vào tiếp.
Thực ra chúng ta nhìn việc quy hoạch hiện tại đang theo góc nhìn truyền thông. Quy hoạch cái sân bay đó và Long Thành nó tầm quốc tế thật chứ ko phải mấy cái còm trên này.
Em có bác vợ làm điện lực Tân Bình bảo riêng cái sân bay nó ngốn điện bằng cả 1 thành phố nhỏ ở VN (SG chiếm 30% điện cả nước)
Nói thế để thấy chỉ 1 đầu việc của sân bay thôi nó cũng phải đầu tư, quy hoạch, thiết kế rất mất trí tuệ và công sức.
Em thấy như Hanoi giờ lành. Nội Bài ở đủ xa để không ảnh hưởng gì đến xung quanh, đất đai còn thừa mứa để mở thêm vài cái nhà ga nữa. Bọn Mỹ nhợn khi làm TSN cũng chỉ tính đánh quả cho nhanh để phục vụ chiến tranh chứ nó cũng chả ngu quy hoạch cho 100 năm sau.
Việc xây Long Thành hay mở rộng TSN em không biết nhưng em thích làm cái Long Thành cho mấy miếng đất nhà em lên tí :D
Nhà cháu hoàn toàn đồng ý với cụ về chuyện sân bay tiêu thụ cực kỳ nhiều điện.
Có một chi tiết cụ bị sai, tức là TSN là do người Pháp qui hoạch chứ không phải bọn Mẽo đâu ạ.
Cả Mẽo cả Pháp qui TSN không có gì sai cả. Ông giải phóng làm hỏng qui hoạch của họ đấy ạ.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
vì không có tiền nâng cấp nên mới phải xây mới ạ.
Như phương án nâng cấp sân bay TSN thứ nhất đã tốn mất khoảng 8,8 - 9 tỷ đô lận.
Trong khi đó xây sân bay long thành thì chỉ dự toán tốn "chỉ có" 18 tỷ đô thôi.

Về công suất:
- Theo thông tin 3 phương án nâng cấp sân bay TSN thì cũng chỉ đạt được tối đa 80 tr khách/ năm
- Xây mới sân bay Long thành thì công suất 100 tr khách / năm
- 10 xân bay nhộn nhịp nhất thế giới thì chỉ có Hartsfield-Jackson Atlanta đứng đầu với 101,5 tr người / năm. Các anh tiếp theo thì lần lượt là 89,9 tr, 78 tr, 76,9 tr,.....
* Vâng vì ở nước mình chưa có sân bay nào lọt top cho nên: Không làm thì thôi, đã làm thì ta phải lọt vào chí ít là top 2. Căn bản là nước mình đã làm thì phải hoành tráng cho ngang bằng với thế giới. Thế nên phải xây mới ạ.

Theo Wiki lượng khách đến TSN đang tăng trưởng hàng năm đang tăng lên từ khách quốc tế cho đến khách quốc nội.
tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 8 - 10%. như vậy thì theo số liệu này khoảng 10 năm nữa thì lượng hành khách sẽ đạt trên 80tr người/năm. Ơ nhưng mà chả lẽ suốt ngày chỉ tăng mà không bao giờ ngừng lại hoặc đạt bão hòa ?

như trên quê em. Trước đây khoảng 5 năm thì đi Gialai - Sài Gòn lựa chọn hàng đầu là xe khách. bây giờ thì đến cả ông bà già, con nít, trẻ nhỏ cũng chuyển sang xu hướng đi máy bay rồi. Vì cuộc sống đã khấm khá lên, kinh tế dư giả thì họ lựa chọn phương tiện nhanh hơn thôi. Ơ nhưng mà tầm khoảng 5 năm nữa thì ai cũng đi máy bay rồi lúc đó chắc thị trường hàng không quốc nội cũng sắp đạt đỉnh bão hòa rồi.

về việc sân bay giữa lòng thành phố:
Trước đây TSN nằm ở ngoài thành phố, sau này quản lý không tốt nên dân tràn ra tới xung quanh sân bay rồi. Nên tốt nhất là xây sân bay mới ở khu vực ít dân cư như Long Thành. Cơ mà hình như đất xung quanh đó phân lô bán nền gần xong rồi, dạo này đất dưới đó sốt lắm.

=> vì những lẽ trên (thiếu tiền, công suất hành khách, dân cư xung quanh) tốt nhất là ta nên xây sân bay mới ạ
Kinh phí giải phóng mặt bằng cho Long Thành từ 5 nghìn tỉ dự định ban đầu giờ đã là 23 nghìn tỉ rồi cụ ạ. Hơn 1 tỷ đô la, vừa đủ để làm thêm cái nhà ga và đường băng nữa cho Tân Sơn Nhất.
 

chanthat123

Xe điện
Biển số
OF-13484
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
2,515
Động cơ
538,378 Mã lực
Vấn đề là d' hiểu vụ này bùng lên trên báo chí vừa rồi là để làm Long Thành (cho ai đó ký dự án đút túi) hay là để mở rộng sân bay (để đập ai đó sau Him Lam)
 

quanggialai

Xe điện
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
2,152
Động cơ
460,882 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Kinh phí giải phóng mặt bằng cho Long Thành từ 5 nghìn tỉ dự định ban đầu giờ đã là 23 nghìn tỉ rồi cụ ạ. Hơn 1 tỷ đô la, vừa đủ để làm thêm cái nhà ga và đường băng nữa cho Tân Sơn Nhất.
Thôi cụ ạ. Mình chỉ nói đến con số dự toán thôi, chứ nói vấn đề đội vốn thì dài lắm. Còn tốn cả chục nghìn đến trăm nghìn nữa lận.
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,320
Động cơ
481,024 Mã lực
vì không có tiền nâng cấp nên mới phải xây mới ạ.
Như phương án nâng cấp sân bay TSN thứ nhất đã tốn mất khoảng 8,8 - 9 tỷ đô lận.
Trong khi đó xây sân bay long thành thì chỉ dự toán tốn "chỉ có" 18 tỷ đô thôi.

Về công suất:
- Theo thông tin 3 phương án nâng cấp sân bay TSN thì cũng chỉ đạt được tối đa 80 tr khách/ năm
- Xây mới sân bay Long thành thì công suất 100 tr khách / năm
- 10 xân bay nhộn nhịp nhất thế giới thì chỉ có Hartsfield-Jackson Atlanta đứng đầu với 101,5 tr người / năm. Các anh tiếp theo thì lần lượt là 89,9 tr, 78 tr, 76,9 tr,.....
* Vâng vì ở nước mình chưa có sân bay nào lọt top cho nên: Không làm thì thôi, đã làm thì ta phải lọt vào chí ít là top 2. Căn bản là nước mình đã làm thì phải hoành tráng cho ngang bằng với thế giới. Thế nên phải xây mới ạ.

Theo Wiki lượng khách đến TSN đang tăng trưởng hàng năm đang tăng lên từ khách quốc tế cho đến khách quốc nội.
tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 8 - 10%. như vậy thì theo số liệu này khoảng 10 năm nữa thì lượng hành khách sẽ đạt trên 80tr người/năm. Ơ nhưng mà chả lẽ suốt ngày chỉ tăng mà không bao giờ ngừng lại hoặc đạt bão hòa ?

như trên quê em. Trước đây khoảng 5 năm thì đi Gialai - Sài Gòn lựa chọn hàng đầu là xe khách. bây giờ thì đến cả ông bà già, con nít, trẻ nhỏ cũng chuyển sang xu hướng đi máy bay rồi. Vì cuộc sống đã khấm khá lên, kinh tế dư giả thì họ lựa chọn phương tiện nhanh hơn thôi. Ơ nhưng mà tầm khoảng 5 năm nữa thì ai cũng đi máy bay rồi lúc đó chắc thị trường hàng không quốc nội cũng sắp đạt đỉnh bão hòa rồi.

về việc sân bay giữa lòng thành phố:
Trước đây TSN nằm ở ngoài thành phố, sau này quản lý không tốt nên dân tràn ra tới xung quanh sân bay rồi. Nên tốt nhất là xây sân bay mới ở khu vực ít dân cư như Long Thành. Cơ mà hình như đất xung quanh đó phân lô bán nền gần xong rồi, dạo này đất dưới đó sốt lắm.

=> vì những lẽ trên (thiếu tiền, công suất hành khách, dân cư xung quanh) tốt nhất là ta nên xây sân bay mới ạ
Xây LT chỉ cần GPMB thôi mất 23K tỏi mà vẫn chưa biết tiền đâu ra và cũng phải mất 2-3 năm. Sau đó mới XD sân bay và các công trình A,B,C ... để bắt đầu vận hành, rồi đăng ký với thế giới, với các hãng HK ... Em dự mất khá lâu thời gian chứ ko đơn giản. Chưa kể xiền ở đâu và ai thi công.
Trong lúc đó thì TSN tắc đã quá nặng rồi.
 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,764
Động cơ
876,373 Mã lực
Em vẫn bảo lưu quan điểm là TSN d' tắc. Tắc ở chỗ mấy cha nội ở trển oánh nhau.
Giờ làm sao vận hành cho tốt thôi, đường băng của mấy sân bay lớn quanh ta cũng chỉ có 2 nhưng xuống mb cái là có thể ở cả ngày trong sân bay tiêu xài bét nhé. Mình thì cái nhà ga bé bằng mắt muỗi. Hôm rồi em đi business mà thủ tục cũng đợi mất hơn chục phút chả sung sướng gì (em còn ko có hành lý ký gửi)
Với cả bà con cô bác, chia tay chia chân thì ở nhà mẹ đi mà chia, kéo nhau như đám khất thực bu lấy cái sân bay
Cụ cứ làm web ckin, lên sân bay phi thẳng vào phòng chờ luôn đâu phải qua quầy đâu. Cài app lên điện thoại ckin mobile cũng tiện lắm. Lên xoè cái mobile cho mấy thím an ninh là xong
 

quanggialai

Xe điện
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
2,152
Động cơ
460,882 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Xây LT chỉ cần GPMB thôi mất 23K tỏi mà vẫn chưa biết tiền đâu ra và cũng phải mất 2-3 năm. Sau đó mới XD sân bay và các công trình A,B,C ... để bắt đầu vận hành, rồi đăng ký với thế giới, với các hãng HK ... Em dự mất khá lâu thời gian chứ ko đơn giản. Chưa kể xiền ở đâu và ai thi công.
Trong lúc đó thì TSN tắc đã quá nặng rồi.
nhân vụ tắc. Ai đó bảo tắc đường vào sân bay, Thế TP.HCM nó đầu tư cái Metro để làm cảnh.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,041
Động cơ
323,265 Mã lực
Vấn đề là d' hiểu vụ này bùng lên trên báo chí vừa rồi là để làm Long Thành (cho ai đó ký dự án đút túi) hay là để mở rộng sân bay (để đập ai đó sau Him Lam)
Kieu gi cung chet ha :D
The thi chon chet sml luon :))
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Em rất hiểu những nội dung bác nói.
Thực tế mọi người phải hiểu công suất tính toán là công suất khi hoạt động bình thường chứ không phải công suất hoạt động quá tải như mọi người đang thấy TSN đang hoạt động hiện nay. Công suất tính toán ban đầu của nhà ga quốc tế năm 2000 theo em nhớ chỉ 12 tr pass/năm và dự kiến sẽ phát triển đến 15 tr pass/năm. Nhà ga nội địa lúc đó chỉ 4-5 tr pass và đã nâng cấp liên tục đến nay trên cơ sở không tăng nhiều diện tích đến 10 tr pass/năm. Bác nào đã đi máy bay nhiều liên tục khoảng 15-20 năm nay thì thấy điều kiện phục vụ thay đổi như thế nào.
Bác thấy em đã dùng từ hơi mạnh trong các post trước đây " TSN đang hấp hối". Đây là sự hoạt động không bình thường và đã gần gấp đôi công suất tính toán ban đầu. Chúng ta đang nhìn thấy hệ lụy trực tiếp delay chuyến bay, tắc nghẽn giao thông bên ngoài. Còn anh em trong ngành thấy còn nhiều vấn đề hơn. Các hãng bay sẽ phải tính toán thêm chi phí chuyển sân khi bị nghẽn.
Do đó em nói nhà ga phía bắc nếu xây dựng cũng chỉ đảm bảo cho khoảng 10 -max 12 tr pass/năm là công suất tính toán. Còn nếu nhồi nhét như các bác xe khách nhồi khách khi chạy têt thì có thể lên đến 16-18 tr pass cho nhà ga. Nhưng đấy là điều kiên không bình thường và không theo tiêu chuẩn gì cả !

Bác chú ý cho em về thòi gian : để thực hiện pa nhà ga phía bắc sẽ cần ~ 3 năm. Với tốc độ tăng trường như hiện nay thì lúc xong da này thì cũng sẽ bắt đầu tình trạng bắt đầu quá tải tiếp.
Thời điểm đó thì vấn đề giao thông bên ngoài sẽ càng trầm trọng thêm - cho dù đã mở lên phía bắc. Các nút giao thông đường Trường Chinh và QUang Trung sẽ quá tải nặng so với hiện nay.
Khả năng thông qua của 2 đường HCC và không lưu TSN cũng đến giới hạn.
Như vậy các đầu tư cho TSN chỉ là giải pháp ngắn, tình thế và không có tương lai. Các bác đã làm về đầu tư thì luôn biết là thời gian hoạt động của dự án quan trọng như thế nào.

Với LTIA em đã nói nó trễ khoảng 20 năm đến thời điểm này và ta đang phải đối mặt với hậu quả và hệ lụy này. Việc đầu tư xây dựng LTIA không phải ngay lập tức cần số tiền khổng lồ 16 tỷ $.
LTIA trước đây em đã tính toán chỉ 1.5-3 tỷ $ là sau 3 năm có thể đưa vào sử dụng công suất đáp ứng 10-15 tr pass/ năm tương ứng với mở rộng TSN. Mặt khác nó tiếp tục là cơ sỏ phát triển cho việc tăng trưởng tiếp theo. Các hệ lụy như phải giải quyết ở TSN sẽ không có.
Tại sao em nói với số tiền trên có thể làm được - mọi người xem 1 ví dụ cảng hàng không Phú quốc mới làm xong chỉ với chi phí ban đầu chỉ với 200-300 tr $ ( dự kiến ban đầu 3500 tỷ VND, quyết toán đâu đó 6000 tỷ).

Cái quan trọng em cũng đã nói nhiều lần là phải quản lý được dòng tiền - không để thất thoát, lãng phí, tham nhũng và phải làm đúng ngay từ đầu. Tránh tình trạng có giấy trắng thì vẽ voi!

Với sân golf thì em nghĩ đơn giản là hiện thực hóa nó thành tiền để đầu tư LTIA - chắc cũng được 25-30% kinh phí cho giai đoạn đầu.

Rất vui được nghe Bác trao đổi.
Như hôm qua Bác nói nếu đầu tư nhà ga bên phía bắc và xây hạ tầng nối vào (chưa xây dựng đường số 3) thì hết khoảng 1 tỷ $, và công suất khai thác tăng thêm max 10tr. Con số về tiền thì coi như là đúng đi. Vậy em có thêm chút tò mò muốn hỏi cho vỡ lẽ ra:
1. Theo Bác thì thời gian bao lâu nữa sb TSN lại quá tải nếu sử dụng phương án mở rộng về phía bắc?
2. Con số 10tr HK mà Bác nói đấy thì cơ sở là gì? Em cũng có đọc thì như hiện tại TSN cũng đã phục vụ được 26tr HK so với công suất thiết kế là 20tr. Và có thể phục vụ được đến 30tr. Thế mà mình xây thêm bên phía bắc 1 nhà ga nữa thì chả nhẽ chỉ được 10tr HK sao? Cá nhân em thì nghĩ nếu đầu tư vậy thì công suất phải tăng lên 48-50tr.
Vậy nguyên nhân max 10tr là nhà ga không đủ phục vụ hay không đủ chỗ đỗ hay cất hạ cánh?
3. Về kinh phí đầu tư: Em thấy Bác và Cụ Lầm và một số cụ khác bảo đầu ******* Long Thành thì hiệu quả hơn. Tuy chưa thấy được con số cụ thể như em cứ mạnh dạn nêu vấn đề thế này để xem hiệu quả ở chỗ nào.
- Về phương án lâu dài em đồng ý dứt khoát phải có thêm 1 sân bay nữa. Nhưng thời điểm đó là lúc nào thì cũng chưa thấy ai phân tích?
- Nếu bỏ ra đầu tư LT với kinh phí 15-16tr $ tức là gấp 15 lần so với đầu tư nâng cấp TSN. Với tình trạng như Bác cũng đã cmt trên thì đang bị rỗng, làm thì phải đi vay. Vậy nếu Bác chủ nhà, với tình trạng kinh tế vậy thì Bác lựa chọn phương án nào? Cá nhân em chém gió theo suy nghĩ cá nhân thì em thấy rằng như nhu cầu đi lại tại TSN trong vòng 10-15 năm nữa thì nhu cầu cũng không vượt được 45tr-47tr. Và tầm nhìn xa hơn nữa 20-30 năm nữa cũng khó mà vượt được 65-70tr lượt hk. Thì khi mở rộng TSN với kinh phí khoảng 1 tỷ $ vẫn dùng được ít nhất 15-17 năm nữa. Sẽ hơn rất nhiều nếu Bác bỏ ra gấp 15 lần số của em thì cũng chỉ có số lượt ngang ngửa em. nên tính về hiệu quả là em đang hơn vì em khai thác tố đa công suất, còn pá của Bác thì hơn em sự rộng rãi, sự yên tĩnh, hơn về sự hoành tráng... chứ về tiền thì đâu hơn.
- Việc nhu cầu hk cũng không thể tăng đột biến, nên nếu có tiền và dự báo lượt hk và hàng hóa tăng thì 10 năm nữa đầu tư xây Long Thành cũng có gì sai? Lúc đó kinh tế nước ta khởi sắc thì xây đâu có muộn? Còn trường hợp kinh tế cứ tăm tối thì chắc chắn nhu cầu đi máy bay cũng hả tăng được, nên đầu tư sớm là lãng phí. Chúng ta chỉ cần có quy hoạch và chuẩn bị phương án đầu tư tốt nhất tại Long Thành thì việc xây dựng chắc cũng chả lâu... hoàn toàn đủ thời gian để phục vụ nhu cầu như các cụ dự báo ở trên.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Em rất hiểu những nội dung bác nói.
LTIA trước đây em đã tính toán chỉ 1.5-3 tỷ $ là sau 3 năm có thể đưa vào sử dụng công suất đáp ứng 10-15 tr pass/ năm tương ứng với mở rộng TSN. Mặt khác nó tiếp tục là cơ sỏ phát triển cho việc tăng trưởng tiếp theo. Các hệ lụy như phải giải quyết ở TSN sẽ không có.
Tại sao em nói với số tiền trên có thể làm được - mọi người xem 1 ví dụ cảng hàng không Phú quốc mới làm xong chỉ với chi phí ban đầu chỉ với 200-300 tr $ ( dự kiến ban đầu 3500 tỷ VND, quyết toán đâu đó 6000 tỷ).

Cái quan trọng em cũng đã nói nhiều lần là phải quản lý được dòng tiền - không để thất thoát, lãng phí, tham nhũng và phải làm đúng ngay từ đầu. Tránh tình trạng có giấy trắng thì vẽ voi!

Với sân golf thì em nghĩ đơn giản là hiện thực hóa nó thành tiền để đầu tư LTIA - chắc cũng được 25-30% kinh phí cho giai đoạn đầu.
Dự toán giai đoạn 1 của Long Thành được phê duyệt là 5 tỷ 6 trăm triệu đô la rồi cụ ạ.
 

mocmit

Xe buýt
Biển số
OF-29059
Ngày cấp bằng
13/2/09
Số km
632
Động cơ
478,022 Mã lực
Em xin trích lời Ts Lương Hoài Nam, một chuyên gia hàng không thật sự chứ không phải là các "chuyên gia hàng không" mà báo chí thường hay nêu về vấn đề này.
"Đối với câu hỏi: “Có xây được đường băng thứ 3 ở sân bay Tân Sơn Nhất không?”. Câu trả lời của tôi là: “Xây được, nếu di dời được dân”. Cái lo nhất của cơ quan quản lý là cân nhắc về tiền và hiệu quả đầu tư. Nhưng ngay lúc đầu, hãy tạm gạt vấn đề tiền sang một bên. Có những vấn đề có tiền, thậm chí nhiều tiền, chưa chắc đã giải quyết được.
Trong vấn đề này, trước tiên đánh giá đúng mức độ và tính khả thi di dời dân để giải phóng mặt bằng. Bởi bất kỳ phương án nào cho đường băng thứ 3 cũng đều phải di dời dân, vấn đề là ít hay nhiều, ở đâu, kể cả lấy hết đất sân golf và các khu đất quân sự khác ở phía Bắc sân bay và chỉ xây đường băng ngắn 2.500-2.600m cho các loại máy bay thân hẹp (A320, B737) cũng phải di dời dân.
Nên biết “đường băng 2.500-2.600m”, nhưng đường băng không như đường ô tô để có thể bị chặn 2 đầu. Tức đường băng phải có đoạn bảo hiểm và hàng đèn dẫn vào sân bay ở 2 đầu, do vậy khoảng cách “từ hàng rào đến hàng rào” khoảng 4.000m (khoảng cách “từ hàng rào đến hàng rào” của 2 đường băng hiện có là 5.100m và 4.300m). Trong khi đó, đoạn dài nhất đất quân sự ở phía Bắc sân bay (đất sân golf chỉ là một phần trong đó) chỉ 2.800m, nhưng chỗ đó quá gần đường băng 25R, không xây đường băng thứ 3 được.
Nếu xây cách đó 760m, phần đường băng trên đất quân sự khoảng 2.500m và 1.500m nằm trên đất dân cư. Còn nếu xây cách đó 1.035m thì 2.000m trên đất quân sự và 2.000m trên đất dân cư. Nếu xây cách đó 1.525m sẽ có 1.500m trên đất quân sự và 2.500m trên đất dân cư.
Còn nếu cách 1.800m sẽ chỉ còn 700m trên đất quân sự và 2.300m trên đất dân cư. Như vậy cần di dời toàn bộ nhà dân giữa 2 đường băng và ra phía ngoài đường băng thứ 3 tối thiểu 1.000m để xây đường lăn, sân đỗ, nhà ga, đường giao thông... Nói như thế để thấy rằng không thể có chuyện xây đường băng thứ 3 mà lại không cần phải di dời dân, chỉ dùng đất quân sự (trong đó có đất sân golf).

Trước đây, nhà tư vấn JICA (Nhật Bản) đã xem xét phương án xây đường băng thứ 3 dài 4.000m nằm cách đường băng hiện có 1.800m. Phương án này có thể đưa công suất sân bay lên 70-80 triệu khách/năm, nhưng số dân cần giải tỏa, di dời để giải phóng mặt bằng có thể lên tới 140.000 người.
Với các phương án xây đường băng thứ 3 ngắn hơn (2.500 - 3.000m) và gần đường băng hiện có hơn (tối thiểu cũng cách 1.035m) thì số dân phải di dời giảm được đáng kể, nhưng tôi ước đoán vẫn cỡ hàng chục ngàn người.

Rủi ro tai nạn hàng không
Cá nhân tôi cho rằng không nên theo đuổi mục tiêu xây đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất để đưa công suất sân bay lên 70-80 triệu khách/năm. Tân Sơn Nhất nằm trong số các sân bay được xây dựng trước thập niên 70 (thời điểm tự do hóa vận tải hàng không gây bùng nổ hàng không dân dụng ở Hoa Kỳ và lan ra thế giới). Hầu hết các sân bay trước thập niên 70 được xây trong thành phố hoặc gần thành phố.
Khi đó, các đô thị trên thế giới có quy mô diện tích và dân số còn nhỏ, phương tiện giao thông mặt đất kết nối với sân bay chưa phát triển. Ngành hàng không khi đó chủ yếu khai thác các máy bay nhỏ, động cơ yếu, độ ồn thấp, nhận thức và các quy định về tiếng ồn còn đơn giản, cho nên các sân bay trong thành phố hoặc gần thành phố còn chưa gây ra những hệ lụy phức tạp về môi trường, đồng thời cũng chưa gặp khó khăn về kết nối giao thông với thành phố.
Trong khi đó, các sân bay được xây mới từ thập niên 70 đến nay phổ biến nằm trong khoảng cách 30-50km từ trung tâm thành phố, cá biệt một số sân bay cách trung tâm thành phố tới 70km. Các sân bay đó được nối với thành phố bằng đường ô tô cao tốc, một số sân bay được kết nối cả bằng tàu nhanh (Express).
Nước ta cần phát triển sân bay theo xu thế chung như vậy, còn đối với sân bay Tân Sơn Nhất, quy mô 50 triệu khách/năm đã là quá lớn (hiện tại, cả thế giới cũng mới chỉ có 20 sân bay có lưu lượng hành khách từ 55 triệu khách/năm trở lên).
Thật khó tưởng tượng một sân bay 3 đường băng, công suất tới 70-80 triệu khách/năm nằm giữa lòng thành phố (cách trung tâm chỉ 7km), mọi phía dày đặc dân cư và được kết nối giao thông với thành phố chỉ bằng các đường phố thường, không hề có đường cao tốc. Điều này có thể gây ra những hậu quả khôn lường về ô nhiễm tiếng ồn, tắc đường là điều không ai muốn xảy ra. Do vậy khi nghiên cứu các chuyên gia bắt buộc vẫn phải tính đến, đó là rủi ro tai nạn hàng không.
Nên mở rộng hướng Nam
Việc mở rộng sân bay về hướng Nam như Bộ GTVT đề xuất là phương án có thể làm nhanh nhất, ít tốn kém nhất để sân bay Tân Sơn Nhất đạt công suất 50 triệu hành khách/năm.
Việc điều chỉnh quy hoạch để mở rộng, tăng công suất sân bay Tân Sơn Nhất đã rất cấp bách, cần làm càng sớm càng tốt. Tôi ủng hộ việc mở rộng sân bay về hướng Nam vì ở hướng mở rộng này có sẵn dự án nhà ga hàng không lưỡng dụng (T3) đã được Bộ Quốc phòng quy hoạch và giao đất từ trước, cũng như khu đất doanh trại Bộ Quốc phòng sẵn sàng bàn giao cho Bộ GTVT để xây nhà ga T4, cùng với sân đỗ quân sự đã có sẵn (rộng khoảng 20ha), chỉ cần sửa chữa, nâng cấp là khai thác dân dụng được.
Đây là phương án có thể làm nhanh nhất, ít tốn kém nhất để sân bay Tân Sơn Nhất đạt công suất 50 triệu hành khách/năm.
Ngoài ra, việc xây thêm các nhà ga T3, T4 ở cùng phía với các nhà ga T1, T2 hiện hữu cho phép kết nối hoạt động giữa các nhà ga với nhau dễ dàng, hiệu quả hơn nhiều so với khi các nhà ga bị ngăn cách với nhau bởi 2 đường băng. Đây là yếu tố khai thác hàng không vô cùng quan trọng."
 

mocmit

Xe buýt
Biển số
OF-29059
Ngày cấp bằng
13/2/09
Số km
632
Động cơ
478,022 Mã lực
Em luôn đánh giá cao các ý kiến của Ts Lương Hoài Nam về các vấn đề liên quan đến hàng không.
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Em xin trích lời Ts Lương Hoài Nam, một chuyên gia hàng không thật sự chứ không phải là các "chuyên gia hàng không" mà báo chí thường hay nêu về vấn đề này.
"Đối với câu hỏi: “Có xây được đường băng thứ 3 ở sân bay Tân Sơn Nhất không?”. Câu trả lời của tôi là: “Xây được, nếu di dời được dân”. Cái lo nhất của cơ quan quản lý là cân nhắc về tiền và hiệu quả đầu tư. Nhưng ngay lúc đầu, hãy tạm gạt vấn đề tiền sang một bên. Có những vấn đề có tiền, thậm chí nhiều tiền, chưa chắc đã giải quyết được.
Trong vấn đề này, trước tiên đánh giá đúng mức độ và tính khả thi di dời dân để giải phóng mặt bằng. Bởi bất kỳ phương án nào cho đường băng thứ 3 cũng đều phải di dời dân, vấn đề là ít hay nhiều, ở đâu, kể cả lấy hết đất sân golf và các khu đất quân sự khác ở phía Bắc sân bay và chỉ xây đường băng ngắn 2.500-2.600m cho các loại máy bay thân hẹp (A320, B737) cũng phải di dời dân.
Nên biết “đường băng 2.500-2.600m”, nhưng đường băng không như đường ô tô để có thể bị chặn 2 đầu. Tức đường băng phải có đoạn bảo hiểm và hàng đèn dẫn vào sân bay ở 2 đầu, do vậy khoảng cách “từ hàng rào đến hàng rào” khoảng 4.000m (khoảng cách “từ hàng rào đến hàng rào” của 2 đường băng hiện có là 5.100m và 4.300m). Trong khi đó, đoạn dài nhất đất quân sự ở phía Bắc sân bay (đất sân golf chỉ là một phần trong đó) chỉ 2.800m, nhưng chỗ đó quá gần đường băng 25R, không xây đường băng thứ 3 được.
Nếu xây cách đó 760m, phần đường băng trên đất quân sự khoảng 2.500m và 1.500m nằm trên đất dân cư. Còn nếu xây cách đó 1.035m thì 2.000m trên đất quân sự và 2.000m trên đất dân cư. Nếu xây cách đó 1.525m sẽ có 1.500m trên đất quân sự và 2.500m trên đất dân cư.
Còn nếu cách 1.800m sẽ chỉ còn 700m trên đất quân sự và 2.300m trên đất dân cư. Như vậy cần di dời toàn bộ nhà dân giữa 2 đường băng và ra phía ngoài đường băng thứ 3 tối thiểu 1.000m để xây đường lăn, sân đỗ, nhà ga, đường giao thông... Nói như thế để thấy rằng không thể có chuyện xây đường băng thứ 3 mà lại không cần phải di dời dân, chỉ dùng đất quân sự (trong đó có đất sân golf).

Trước đây, nhà tư vấn JICA (Nhật Bản) đã xem xét phương án xây đường băng thứ 3 dài 4.000m nằm cách đường băng hiện có 1.800m. Phương án này có thể đưa công suất sân bay lên 70-80 triệu khách/năm, nhưng số dân cần giải tỏa, di dời để giải phóng mặt bằng có thể lên tới 140.000 người.
Với các phương án xây đường băng thứ 3 ngắn hơn (2.500 - 3.000m) và gần đường băng hiện có hơn (tối thiểu cũng cách 1.035m) thì số dân phải di dời giảm được đáng kể, nhưng tôi ước đoán vẫn cỡ hàng chục ngàn người.

Rủi ro tai nạn hàng không
Cá nhân tôi cho rằng không nên theo đuổi mục tiêu xây đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất để đưa công suất sân bay lên 70-80 triệu khách/năm. Tân Sơn Nhất nằm trong số các sân bay được xây dựng trước thập niên 70 (thời điểm tự do hóa vận tải hàng không gây bùng nổ hàng không dân dụng ở Hoa Kỳ và lan ra thế giới). Hầu hết các sân bay trước thập niên 70 được xây trong thành phố hoặc gần thành phố.
Khi đó, các đô thị trên thế giới có quy mô diện tích và dân số còn nhỏ, phương tiện giao thông mặt đất kết nối với sân bay chưa phát triển. Ngành hàng không khi đó chủ yếu khai thác các máy bay nhỏ, động cơ yếu, độ ồn thấp, nhận thức và các quy định về tiếng ồn còn đơn giản, cho nên các sân bay trong thành phố hoặc gần thành phố còn chưa gây ra những hệ lụy phức tạp về môi trường, đồng thời cũng chưa gặp khó khăn về kết nối giao thông với thành phố.
Trong khi đó, các sân bay được xây mới từ thập niên 70 đến nay phổ biến nằm trong khoảng cách 30-50km từ trung tâm thành phố, cá biệt một số sân bay cách trung tâm thành phố tới 70km. Các sân bay đó được nối với thành phố bằng đường ô tô cao tốc, một số sân bay được kết nối cả bằng tàu nhanh (Express).
Nước ta cần phát triển sân bay theo xu thế chung như vậy, còn đối với sân bay Tân Sơn Nhất, quy mô 50 triệu khách/năm đã là quá lớn (hiện tại, cả thế giới cũng mới chỉ có 20 sân bay có lưu lượng hành khách từ 55 triệu khách/năm trở lên).
Thật khó tưởng tượng một sân bay 3 đường băng, công suất tới 70-80 triệu khách/năm nằm giữa lòng thành phố (cách trung tâm chỉ 7km), mọi phía dày đặc dân cư và được kết nối giao thông với thành phố chỉ bằng các đường phố thường, không hề có đường cao tốc. Điều này có thể gây ra những hậu quả khôn lường về ô nhiễm tiếng ồn, tắc đường là điều không ai muốn xảy ra. Do vậy khi nghiên cứu các chuyên gia bắt buộc vẫn phải tính đến, đó là rủi ro tai nạn hàng không.
Nên mở rộng hướng Nam
Việc mở rộng sân bay về hướng Nam như Bộ GTVT đề xuất là phương án có thể làm nhanh nhất, ít tốn kém nhất để sân bay Tân Sơn Nhất đạt công suất 50 triệu hành khách/năm.
Việc điều chỉnh quy hoạch để mở rộng, tăng công suất sân bay Tân Sơn Nhất đã rất cấp bách, cần làm càng sớm càng tốt. Tôi ủng hộ việc mở rộng sân bay về hướng Nam vì ở hướng mở rộng này có sẵn dự án nhà ga hàng không lưỡng dụng (T3) đã được Bộ Quốc phòng quy hoạch và giao đất từ trước, cũng như khu đất doanh trại Bộ Quốc phòng sẵn sàng bàn giao cho Bộ GTVT để xây nhà ga T4, cùng với sân đỗ quân sự đã có sẵn (rộng khoảng 20ha), chỉ cần sửa chữa, nâng cấp là khai thác dân dụng được.
Đây là phương án có thể làm nhanh nhất, ít tốn kém nhất để sân bay Tân Sơn Nhất đạt công suất 50 triệu hành khách/năm.
Ngoài ra, việc xây thêm các nhà ga T3, T4 ở cùng phía với các nhà ga T1, T2 hiện hữu cho phép kết nối hoạt động giữa các nhà ga với nhau dễ dàng, hiệu quả hơn nhiều so với khi các nhà ga bị ngăn cách với nhau bởi 2 đường băng. Đây là yếu tố khai thác hàng không vô cùng quan trọng."
Nhà anh Nam ở bên cạnh Tân Sơn Nhất nên anh sợ tiếng ồn và thích cho Tân Sơn Nhất biến mất cũng dễ hiểu.
Anh chém gió về hàng không, về kinh doanh hàng không rất ổn, có thể nói kiến thức về hàng không của anh rất rộng, sâu và ý kiến của anh (nếu không bị tác động bởi lợi ích) là rất đáng chú ý.
Có kiến thức là một chuyện. Áp dụng là chuyện khác. Các hãng hàng không mà anh điều hành đến nay đều thất bát, từ Jestar cho đến Mekong.
Nếu xây sân bay mới thì đương nhiên là phải đi ra ngoài thành phố từ 30 km trở lên.
Chỉ bàn đến phương án khả thi, trong điều kiện tài chính của nhà nước hiện nay, thì mở rộng về phía Bắc và xây thêm đường băng là tối ưu.
Chỉ thêm có gần 1 tỷ đô la mà có một sân bay công suất 70 đến 80 triệu hành khách.
Thay vì bỏ ra gần 6 tỷ đô la cho một sân bay chắc chắn sẽ đội vốn lên không biết bao nhiêu và khả năng chậm tiến độ là cao. Đó là chưa kể phương án giao thông đi Long Thành cũng chưa có.
Đi từ trung tâm thành phố ra đến cao tốc đi Long Thành cũng tắc như từ trung tâm ra Tân Sơn Nhất.
Đường sắt cao tốc 40km thì thôi không phải mơ vì chắc 100 năm nữa mới có.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,946
Động cơ
635,713 Mã lực
Trước đây, nhà tư vấn JICA (Nhật Bản) đã xem xét phương án xây đường băng thứ 3 dài 4.000m nằm cách đường băng hiện có 1.800m. Phương án này có thể đưa công suất sân bay lên 70-80 triệu khách/năm, nhưng số dân cần giải tỏa, di dời để giải phóng mặt bằng có thể lên tới[ 140.000 người[.

Em luôn đánh giá cao các ý kiến của Ts Lương Hoài Nam về các vấn đề liên quan đến hàng không.
Lại là 140k, con số này có chính xác không cụ, khi mà dân số và diện tích quận Tân Bình ntn:







Tức là chỉ để thêm một mẩu bé tẹo mà lượng người cần giải toả xấp xỉ 30% dân số quận?
Nếu con số này sai thì lập luận của ông Nam rõ ràng là sai.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top