[Funland] Các phương án mở rộng Tân Sơn Nhất

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,930
Động cơ
59,306 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Chuyển ra Biên Hòa đi cụ. Tiết kiệm được ối tiền so với Long thành đấy.
Vấn đề là vẫn "phải chuyển", phải không cụ?
Thế giới, nhiều siêu đô thị như Bangkok, Moscow đều đã phải chuyển sân bay ra khỏi thành phố trước áp lực đô thị hóa. Vậy sao TP.HCM lại không???
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Vấn đề là vẫn "phải chuyển", phải không cụ?
Thế giới, nhiều siêu đô thị như Bangkok, Moscow đều đã phải chuyển sân bay ra khỏi thành phố trước áp lực đô thị hóa. Vậy sao TP.HCM lại không???
Vâng. Có tiền là chuyển thôi.
Xây dựng mà không để đội vốn, chậm tiến độ thì xây thôi.
Vấn đề là không có tiền. Khô máu.
Khả thi nhất là mở rộng cái TSN cụ ạ.
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,930
Động cơ
59,306 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Vâng. Có tiền là chuyển thôi.
Xây dựng mà không để đội vốn, chậm tiến độ thì xây thôi.
Vấn đề là không có tiền. Khô máu.
Khả thi nhất là mở rộng cái TSN cụ ạ.
Thế nếu mở rộng thì có cần chuyển nữa không vậy cụ? (Trong tương lai xa cỡ 20-30 năm).
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Có cái thớt của cụ Lầm về Biên Hòa này rồi thì phải. Cụ chịu khó tìm lại.
Ở trên nhà cháu cũng đã trả lời rồi.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Em thấy có bài này, các cụ chém tiếp đi :D
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/bao-cao-thieu-chinh-xac-de-giu-san-golf-tan-son-nhat-1157833.tpo

Báo cáo thiếu chính xác để giữ sân golf Tân Sơn Nhất?
TP - Nhiều ý kiến cho rằng, các số liệu báo cáo, thậm chí các trích dẫn tài liệu quốc tế được sử dụng không chính xác, thiếu nghiêm túc trong vấn đề hệ trọng như Tân Sơn Nhất. Điều đó tạo nghi ngờ việc cố tình không mở rộng Tân Sơn Nhất, giữ đất làm sân golf.

“Trích dẫn sai ý của ICAO”

Một trong những nội dung gây tranh cãi nhất xung quanh Sân bay Tân Sơn Nhất những ngày qua là công suất của đường cất hạ cánh tại sân bay này tới đâu, có cần xây thêm đường cất hạ cánh mới hay không?

TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM HASCON, đã kỳ công đọc bản gốc các khuyến cáo của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) để tìm lời giải. Theo TS Phúc, Bộ GTVT đưa ra số liệu: Khoảng cách giữa hai đường băng của Tân Sơn Nhất chỉ có 365m, không đạt tiêu chuẩn của ICAO. Từ đó, khi nói về việc nâng cấp Tân Sơn Nhất, Bộ này cho rằng phải làm thêm một đường băng mới cách đường băng cũ khoảng 1.400m cho phù hợp với tiêu chuẩn của ICAO, tương ứng phải giải phóng một vùng đất rộng tới 1.500ha và buộc phải di dời 140.000 hộ gia đình với khoảng 500.000 ngàn dân, chi phí di dời tới 9,1 tỷ USD.

Theo ông Phúc, ICAO không hề đưa ra “tiêu chuẩn” cho khoảng cách giữa hai đường băng, mà chỉ đưa ra khuyến nghị. Tại phụ lục 14 về cảng hàng không, trong chương 3, là phần khuyến nghị cho khoảng cách giữa hai đường băng song song. Khuyến nghị này rất chi tiết, liên quan đến mức độ lớn nhỏ của sân bay, chiều dài chiều rộng và đặc tính của đường băng, các chế độ cất hạ cánh độc lập hỗn hợp...

Áp dụng khuyến nghị này vào trường hợp cụ thể của Tân Sơn Nhất, có hai đường băng song song cấp 4D, dài 3.200m và 3.800m, hoạt động không độc lập, cất hạ cánh hỗn hợp (cả hai đường băng cho phép cất và hạ cánh), sẽ thấy rằng khoảng cách tối thiểu giữa hai đường băng phù hợp với khuyến nghị là 300m. Trong khi khoảng cách ở Tân Sơn Nhất là 365 m.

Đối với trường hợp hai đường băng song song hoạt động đồng thời và độc lập, và chỉ cất hoặc hạ cánh, ICAO khuyến nghị khoảng cách lớn hơn, từ 760m đến 1.400m. “Vì chỉ là khuyến nghị, chứ không phải “tiêu chuẩn” có tính bắt buộc, nên trên thế giới có nhiều sân bay quốc tế, công suất hàng chục triệu hành khách năm, nhưng khoảng cách giữa 2 đường băng song song còn nhỏ hơn 300m” – TS Phúc nói.

Ông Phúc nêu ví dụ, sân bay quốc tế San Francisco, California, có các chuyến bay đến khắp châu Mỹ và một cửa ngõ chính đến châu Âu, châu Á và châu Đại Dương. Năm 2007, sân bay này phục vụ 36 triệu hành khách, xếp hạng thứ 23 trong các sân bay bận rộn nhất thế giới. Thế nhưng hai đường băng song song của sân bay này chỉ cách nhau có 228m. Sân bay Mexico kết nối với hơn 100 điểm trên thế giới, phục vụ 32 triệu lượt khách mỗi năm. Hai đường băng song song của sân bay này chỉ cách nhau có 310m.

Theo tính toán của ông Phúc, nếu lấy phần đất của sân golf để làm thêm nhà ga, sân đỗ cộng với các biện pháp điều hành bay hiện đại, công suất của Tân Sơn Nhất có thể lên đến 80 triệu khách/năm. “Chúng tôi thấy rằng đang có việc gian dối, thiếu tinh thần khoa học trong khi đưa ra các nội dung quan trọng như Tân Sơn Nhất. Điều đó khiến chúng tôi không thể không đặt nghi ngờ việc bóp méo sự thật để bảo vệ sân golf hay vì mục tiêu đẩy nhanh xây dựng Long Thành”- ông Phúc nói.

Thằng TS này không có chuyên môn, mà nó chém dũng cảm nhỉ.

Báo nào đăng bài thằng này cũng giỏi.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Đơn giá là em lấy được từ Bộ Giao thông bang Florida, số liệu năm 2016.
Chek Lap Kok thì tiền lấp biển chiếm một khoản lớn.
Các đơn giá bác lấy là chính xác. Em không có nghi ngờ gì cả. Tuy nhiên các điều kiện kèm theo phải kiểm tra có phù hợp không ( tải trọng, tần suất hoạt động, qui mô và cấp công trình tương ứng...). Nó chỉ đúng khi cùng 1 điều kiện thôi.

Ok, bác kiểm tra cảng hàng không quốc tế Kuala Lumpur trên cao nguyên Malaysia vậy giá chỉ 3.5-4 tỷ $ tỷ $ và cũng đưa vào sử dụng năm 1998 ! Ở đây không có đào núi lấp biển gì cả.
Nói thật em cũng chỉ mong LT làm được như cảng hàng không quốc tế Kuala Lumpur cho dù giá gấp đôi lên đến 7 - 8 tỷ $ chứ không phải như mấy thợ vẽ lên đến 16-18 tỷ $ như hiện nay !
Giai đoạn 1 với 1 đường HCC, hệ thống taxy ways + nhà ga + phụ trợ điều hành, dẫn đường - đảm bảo cho công suất 10- 15 tr pass/năm cho giai đoạn đầu thì cũng chỉ mất đến 1.5-2.3 tỷ$, thời gian xây dựng khoảng 2-3 năm. Tiếp theo 5-7 năm sẽ mở rộng với qui mô 2-4 đường HCC đảm bảo cho công suất 60-80 tr pass/năm hoặc hơn trên cơ sở qui hoạch ngay từ ban đầu.
Chắc cũng bằng giá các phương án mở rộng TSN ofers đang chém trong thớt này.

Cái quan trọng em cũng đã nói nhiều lần là phải quản lý được dòng tiền - không để thất thoát, lãng phí, tham nhũng và phải làm đúng ngay từ đầu.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Thằng TS này không có chuyên môn, mà nó chém dũng cảm nhỉ.

Báo nào đăng bài thằng này cũng giỏi.
Bác ơi, anh Phúc này cũng lớn tuổi rồi - chắc cũng 70- nên tôn trọng anh ấy 1 chút.
Vấn đề thứ hai là anh ấy tuy có học vị TS nhưng ngành điện tử và đã nghỉ hưu lâu cũng như anh Tống thôi. Mỗi khi cần định hướng dư luận lại mời các anh này ra khuấy đảo thông tin gây nhiễu ghê gớm lắm.
Các đây 3-5 năm cũng om xòm về vụ này trước khi đưa vấn đề cần xây dựng DA LTIA.
Giờ đây lịch sử lại lặp lại và nguy hiểm hơn đẩy cả bọn ADCC vào!
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Các đơn giá bác lấy là chính xác. Em không có nghi ngờ gì cả. Tuy nhiên các điều kiện kèm theo phải kiểm tra có phù hợp không ( tải trọng, tần suất hoạt động, qui mô và cấp công trình tương ứng...). Nó chỉ đúng khi cùng 1 điều kiện thôi.

Ok, bác kiểm tra cảng hàng không quốc tế Kuala Lumpur trên cao nguyên Malaysia vậy giá chỉ 3.5-4 tỷ $ tỷ $ và cũng đưa vào sử dụng năm 1998 ! Ở đây không có đào núi lấp biển gì cả.
Nói thật em cũng chỉ mong LT làm được như cảng hàng không quốc tế Kuala Lumpur cho dù giá gấp đôi lên đến 7 - 8 tỷ $ chứ không phải như mấy thợ vẽ lên đến 16-18 tỷ $ như hiện nay !
Giai đoạn 1 với 1 đường HCC, hệ thống taxy ways + nhà ga + phụ trợ điều hành, dẫn đường - đảm bảo cho công suất 10- 15 tr pass/năm cho giai đoạn đầu thì cũng chỉ mất đến 1.5-2.3 tỷ$, thời gian xây dựng khoảng 2-3 năm. Tiếp theo 5-7 năm sẽ mở rộng với qui mô 2-4 đường HCC đảm bảo cho công suất 60-80 tr pass/năm hoặc hơn trên cơ sở qui hoạch ngay từ ban đầu.
Chắc cũng bằng giá các phương án mở rộng TSN ofers đang chém trong thớt này.

Cái quan trọng em cũng đã nói nhiều lần là phải quản lý được dòng tiền - không để thất thoát, lãng phí, tham nhũng và phải làm đúng ngay từ đầu.
Đúng là mỗi quốc gia có đặc điểm riêng nên thi công đơn giá sẽ khác.
Vấn đề là không hiểu sao cứ về đến Việt Nam là tất, lẽ, dĩ, ngẫu là nó phải đắt lên?
Giai đoạn 1 Long thành dự toán là 5 tỷ 6 đô Mỹ đó cụ.
Riêng giải phóng mặt bằng đã hết 23 nghìn tỷ, hơn 1 tỷ đô la.
Mang về Biên Hòa giải phóng mặt bằng, làm sân bay quốc tế ở đấy đỡ tốn kém.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Đây là sân đậu máy bay cũ ( từ thời Mỹ để lại - chắc xây dựng năm 1969-1970) của A41.
Năm 2010 A41 có dùng nguồn tiền của SCSC đền bù ( do lấy đất liên doanh làm ga hàng hóa quốc tế) xây dựng thêm 2ha sân đậu máy bay mới kéo dài ra sát đường Phan Thúc Duyện.

 
Chỉnh sửa cuối:

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Bỏ được cái sân golf, thêm vào ít tiền là ta đã có một sân bay công suất 50 triệu khách.
Trong khi ở Long thành, để có một sb công suất như thế phải đổ vào hơn chục tỉ đô la.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Em thấy Bác là người có chuyên môn.
Vậy theo Bác nếu người ta sẽ xây nhà Ga bên phía bắc, rồi nối vào hạ tầng đang có của TSN ( vẫn để quy hoạch chờ xây dựng dựng đường số 3). Có thể tách ra 1 bên đi quốc tế, một bên đi nội địa. Như vậy thì có hết nhiều tiền không? Theo Bác ước tính thì khoảng bao nhiêu?
Phương án của bác là thêm 1 nhà ga ( terminal) kèm theo hệ thống sân đỗ máy bay, đường lăn nối với đừơng HCC 07L-25R, hệ thống phụ trợ phía bắc ( khu vực sân golf) , không làm thêm đường HCC thứ 3 - thì cũng giống ý tưởng qui hoạch cũ của Mỹ để lại từ 50 năm trước.
Phương án này sẽ giảm tải cho nhà ga phía nam hiện nay. Tuy nhiên cũng sẽ chỉ tăng thêm công suất ~ 10 tr pass cộng thêm so với hiện nay. Chi phí xây dựng ~ 1tỷ $ - trong đó nhà ga ~ 500 triệu $, hệ thống đường lăn, sân đậu 200, hệ thống phụ trợ, điều hành , xăng dầu, tháp ATC 200, sân đậu ô tô bên ngoài + đường ra vào nhà ga ~ 100 tr $. Thời gian thi công cũng phải mất 2-3 năm nếu làm đồng bộ. Còn không thì sẽ lâu hơn.
Em nghĩ đây cũng là phương án tốt - không phải đền bù giải tỏa nhiều , trừ phần đường ra vào nhà ga, tiếp nối với đường Trường Chinh và QUang Trung.
Tuy nhiên 2 nút thắt giao thông ở đường Trường Chinh và QUang Trung thì thành phố phải giải quyết và với nguồn kinh phí khác và cũng không dễ ràng gì.

Thực chất đây cũng chỉ là pa ngắn hạn vì khả năng thông qua của 2 đường HCC hiện nay của TSN cũng điều hành không lưu, không vực trên TSN cũng đã đến giới hạn. TSN đã nằm lọt thỏm trong không gian của tp HCM sẽ rất nguy hiểm khi xảy ra sự cố, tai nạn hàng không. Chưa kể tới ảnh hưởng đến môi sinh môi trường.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Đúng là mỗi quốc gia có đặc điểm riêng nên thi công đơn giá sẽ khác.
Vấn đề là không hiểu sao cứ về đến Việt Nam là tất, lẽ, dĩ, ngẫu là nó phải đắt lên?
Giai đoạn 1 Long thành dự toán là 5 tỷ 6 đô Mỹ đó cụ.
Riêng giải phóng mặt bằng đã hết 23 nghìn tỷ, hơn 1 tỷ đô la.
Mang về Biên Hòa giải phóng mặt bằng, làm sân bay quốc tế ở đấy đỡ tốn kém.
Biên hòa không được đâu bác ơi. Đã bàn nát nước 3-5 năm trước rồi.

Tình hình cũng sẽ giống TSN thôi vì nó trước đây chỉ là căn cứ quân sự chứ không được qui hoạch là khai thác Hàng không dân dụng.
Thêm nữa hạ tầng đường HCC, đường lăn, sân đậu máy bay cũng đã xây dựng hơn 50 năm. Từ khi giải phóng năm 1975 đến nay cũng không duy tu bảo dưỡng gì cũng đã hư hỏng. Cấp tải trọng cho máy bay quân sự trước kia cũng rất nhẹ so với máy bay dân sự hiện nay. Có thể nói phải làm lại hết.

Nhạy cảm hơn đây vẫn thực chất là căn cứ quân sự lớn kèm theo kho tàng. Nếu chuyển đi thì tiền đền bù cho quân sự xây dựng căn cứ mới cũng nhiều lắm. Thêm nữa ở đây dioxin còn nhiều hơn Đà nẵng. Bác nào đó ofer nói có thể mất 2 tỷ $ để xử lý cơ mà !
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Hạ tầng, nhân sự của Biên Hòa chuyển ra Hà Nội, cho vào Gia Lâm. Đuổi bà nó thằng sân golf Long Biên đi.
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
3,245
Động cơ
407,891 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Bác ơi, anh Phúc này cũng lớn tuổi rồi - chắc cũng 70- nên tôn trọng anh ấy 1 chút.
Vấn đề thứ hai là anh ấy tuy có học vị TS nhưng ngành điện tử và đã nghỉ hưu lâu cũng như anh Tống thôi. Mỗi khi cần định hướng dư luận lại mời các anh này ra khuấy đảo thông tin gây nhiễu ghê gớm lắm.
Các đây 3-5 năm cũng om xòm về vụ này trước khi đưa vấn đề cần xây dựng DA LTIA.
Giờ đây lịch sử lại lặp lại và nguy hiểm hơn đẩy cả bọn ADCC vào!
Nói tóm lại là quân cờ hả cụ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top