[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đây là đoạn nói về máy SRO - 2 của MIG 21:
Cuộc đấu trí nghi binh và ngụy trang trong môi trường điện tử thôi. Mĩ dùng QRC-248 để nhìn và nghe SRO-2 của Mig-21. Nếu Mig-21 tắt SRO-2 khi bay thấp thì QRC-248 bó tay ngay. Như vậy ta có thể dụng chiến thuật cho 1 số Mig-21 mở SRO-2 bay vòng vòng nghi binh các hướng, Mig-21 khác tắt SRO-2 bay ngụy trang tầm thấp để tập kích vào chỗ giặc không đề phòng.
Tên đúng của nó là SRZO-2 IFF tên kia là xk, hệ thống SRO-2/SRZO-2 được lắp trên MiG-21MF Fishbed-J
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa chống hạm cỡ nhỏ: Lựa chọn mới bảo vệ Trường Sa



Tên lửa chống hạm cỡ nhỏ sẽ giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ, chống lại các cuộc đổ bộ, đánh chiếm của đối phương ở Trường Sa.

Khoảng trống hỏa lực chống tàu, xuồng cỡ nhỏ
Do phương án bố trí các tổ hợp tên lửa chống hạm tầm xa trên các đảo ở Trường Sa có nhiều hạn chế nên nhiệm vụ chống hạm được các tàu chiến luân phiên trực ở đây đảm nhiệm. Các tên lửa Kh-35E tầm bắn 130km trên các tàu Gepard 3.9, Molniya có thể tạo ra một vành đai an toàn rộng lớn trên biển.
Tuy nhiên, trong việc chống đổ bộ, đánh chiếm đảo mà đối tượng là các tàu đệm khí, xuồng đổ bộ cỡ nhỏ thì các tên lửa này khó phát huy tác dụng. Chúng tạo ra một khoảng trống hỏa lực chống hạm, bởi các lý do sau đây:
Các tên lửa tầm xa Kh-35E có tầm bắn nhỏ nhất là 5km. Trong khi đó, khoảng cách từ đảo tới các tàu đổ bộ đối phương quá gần, tình trạng đóng quân xen kẽ trên quần đảo Trường Sa khiến khó có thể khai hỏa từ xa khi đối phương chưa thực sự lộ rõ ý định đánh chiếm đảo.
Thứ hai, các tên lửa như Kh-35E là những vũ khí hạng nặng được ưu tiên dùng để tiêu diệt các tàu chiến cỡ lớn. Vì thế, đối với các tàu, xuồng đổ bộ có diện tích phản xạ thấp, tốc độ cao, Kh-35E sẽ có xác suất tiêu diệt thấp.
Thứ ba, các tàu chiến cũng như tên lửa trên một tàu có số lượng nhất định, ngược lại các tàu, xuồng đổ bộ thường có số lượng lớn khi đối phương tiến hành đánh chiếm đảo, do vậy không thể đảm bảo tiêu diệt hết được các mục tiêu.
Ngoài ra, vũ khí trên tàu còn có các loại pháo hạm nhưng chúng là vũ khí không được dẫn đường được đặt trên một hệ thống không ổn định là các chiến hạm. Khi bị ảnh hưởng bởi sự rung lắc của tàu thì dù có hệ thống ổn định làm giảm ảnh hưởng, việc bắn trúng các mục tiêu nhỏ, cơ động nhanh như tàu, xuồng đổ bộ là rất khó khăn.


Tàu đổ bộ cỡ nhỏ

Vậy cách nào để Việt Nam lấp đầy khoảng trống hỏa lực chống hạm này?

Hỏa lực chống hạm tầm gần cỡ nhỏ kiểu Việt Nam
Đối với thế giới, các loại hỏa lực chống tăng thường chỉ hoạt động đúng với tên gọi của nó. Tuy nhiên ở Việt Nam, các loại vũ khí chống tăng còn trở thành loại hỏa lực chống xuồng đổ bộ hay các tàu thuyền cỡ nhỏ hết sức hiệu quả nhờ tính linh hoạt và cơ động. So với pháo hạm được đặt cố định trên đảo với tầm bắn khi chiến đấu chỉ trên dưới 1.000m thì các loại vũ khí này có xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn nhiều.
Trước hết là súng chống tăng B-41 (RPG-7). Không chỉ chống tăng, B-41 đã được bộ đội Việt Nam dùng để phá lô cốt, bắn rơi trực thăng và bây giờ là tiêu diệt, làm tê liệt các tàu xuồng cỡ nhỏ của đối phương.
Mặc dù cự ly bắn ngắn, độ chính xác không cao như các loại vũ khí có điều khiển khác nhưng B-41 lại cực kỳ đơn giản, linh hoạt, uy lực lớn và rẻ tiền nên dễ dàng trang bị, huấn luyện.
Tiếp đó là SPG-9, với khối lượng tổng thể là 49,7 kg, chiều dài 2,11m, góc bắn có thể âm 3 độ, tầm bắn hiệu quả của đạn xuyên giáp 1.300m và của đạn nổ phá mảnh 4.500m, thời gian chuyển trạng thái 35 giây, tốc độ bắn thực tế 5-6 phát/phút. Loại vũ khí này rất phù hợp với các đảo trên quần đảo Trường Sa.
Đặc biệt là súng chống tăng hiện đại nhất hiện nay RPG-29. Súng được thiết kế đơn giản với ống phóng đường kính 105mm. Ống phóng ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu có chiều dài 1,85m, trọng lượng (có đạn) khoảng 18,8kg.
Với kích cỡ, trọng lượng đó, RPG-29 có thể mang vác, cũng như bắn từ trên vai người lính. Tầm bắn hiệu quả bằng kính ngắm là 450m, tốc độ bắn 4 quả/phút, khả năng xuyên giáp 650mm ở góc chạm 60 độ. Đạn nhiệt áp TBG-29V khi nổ tạo ra sóng xung kích với cường độ rất lớn, gây ra sức nóng tiêu diệt sinh lực đối phương trong bán kính 10m.
Không chỉ dùng các loại súng phóng rocket chống tăng không điều khiển như RPG-7, SPG-9, RPG-29 mà Hải quân Việt Nam còn dùng các loại tên lửa chống tăng có điều khiển với tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn.
Các tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển 9K11 Malyutka (NATO định danh là AT-3, bộ đội ta hay gọi là B-72), 9K111 Fagot (NATO định danh là AT-4) luôn uy lực và có độ chính xác gần như tuyệt đối.
Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K111 Fagot có trọng lượng chỉ 22,5kg, tầm bắn hiệu quả từ 70-2.500m. Lệnh điều khiển tên lửa từ cần lái được truyền đến quả đạn qua dây dẫn. Xạ thủ sẽ theo dõi vị trí tên lửa qua một đèn hồng ngoại ở phía sau đuôi tên lửa. Điều khiển hữu tuyến giúp tránh được mọi thủ đoạn gây nhiễu của đối phương. Hệ dẫn đường này được đánh giá là có độ chính xác lên đến 90%.
Nhưng đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của tên lửa chống tăng vác vai hạng nhẹ MATADOR có xuất xứ từ Israel. MATADOR có kích thước nhỏ, nhẹ nhất với trọng lượng chưa nạp đạn là 8.9kg và khi nạp đạn là 14.2kg, có thể tác chiến trong không gian chật hẹp. Tầm bắn hiệu quả khoảng 500m, sơ tốc đầu nòng 250m/s.


Các loại hỏa lực chống tăng mang vác của Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Súng B-41 (RPG-7) 2. Súng chống tăng SPG-9 3. Tên lửa chống tăng có điều khiển 9K111 Fagot 4. Tên lửa chống tăng có điều khiển MATADOR

Đạn tên lửa MATADOR được thiết kế với hệ thống ổn định cao nên gần như không bị tác động bởi sức gió do đó có độ chính xác rất cao. Khả năng không bị tác động bởi sức gió là một yêu cầu rất quan trọng khi sử dụng ở các khu vực biển đảo vốn thường xuyên có gió thổi mạnh.
Ngoài ra, Hải quân Việt Nam còn dùng các loại vũ khí khác như súng phóng lựu ASG-17, súng máy phòng không 12,7mm… để ngăn chặn các tàu, xuồng đổ bộ cỡ nhỏ, tiêu diệt sinh lực của đối phương.
Tuy nhiên, dù thế nào, các loại vũ khí chống tăng cũng không phải là những vũ khí chuyên dụng để tiêu diệt các loại tàu, xuồng đổ bộ, do quỹ đạo, hệ thống điều khiển, các loại đầu đạn chưa hoàn toàn phù hợp dẫn đến hiệu quả không hoàn toàn cao mà chỉ ở mức đáp ứng được. Vậy có loại vũ khí chống tàu, xuồng đổ bộ nào phù hợp với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa?

Tên lửa chống hạm cỡ nhỏ tầm gần
Bên cạnh việc tăng tầm xa, khả năng sát thương đối với các tàu cỡ lớn, việc chế tạo các tên lửa chống hạm trong giai đoạn hiện nay có một xu hướng mới: Đó là phát triển các hệ thống tên lửa chống hạm cỡ nhỏ tầm gần.
Đây là một xu hướng tương tự như sự ra đời của các tên lửa phòng không mang vác tầm gần sau khi đã có các loại tên lửa phòng không tầm trung, tầm xa.
Không thể nói là các loại vũ khí tầm gần có mức độ hiện đại thua kém so với các vũ khí tầm xa mà nhiều trường hợp lại ngược lại, ví dụ các hệ thống như hệ thống pháo tên lửa phòng không tự hành Pantsir-S1 của Nga được đánh giá hết sức hiện đại
Với tên lửa chống hạm cỡ nhỏ tầm gần, đa phần các nước cải tiến từ các tổ hợp tên lửa chống tăng hoặc phòng không mang vác với các đặc trưng về dẫn đường, quỹ đạo mới. Vì dựa trên cơ sở là các tên lửa mang vác nên các hệ thống này có kích thước nhỏ gọn. độ cơ động cao, giá thành hạ, vận hành đơn giản, rất phù hợp với điều kiện của các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong số các loại tên lửa chống hạm tầm gần cỡ nhỏ, nổi tiếng nhất là hệ thống RBS-17 của Thụy Điển. Tổ hợp này được bắt đầu nghiên cứu từ tháng 10/1984 theo đơn đặt hàng trị giá 7,7 triệu USD của Thụy Điển với hãng Rockwell (Mỹ) nhằm phát triển một hệ thống tên lửa đất đối hạm tầm ngắn chuyên dùng để chống tàu đổ bộ và tàu chiến nhỏ.
RBS-17 được phát triển dựa trên tên lửa chống tăng AGM-114B Hellfire, được trang bị một bệ phóng mang vác chuyên dụng độc đáo, lắp một tên lửa tự dẫn laser bán chủ động Hellfire cải tiến với đầu đạn phá mảnh của Bofors. Tên lửa và bệ phóng có thể mang vác trong các túi chuyên dụng bằng kíp chiến đấu 2 người.
Tuy gọn nhẹ, song RBS-17 có tầm bắn hiệu quả đến 10 km và uy lực chiến đấu khá mạnh có khả năng đánh chìm tàu đổ bộ đệm khí, xuồng đổ bộ hay tàu quét lôi, 2-3 quả có thể đánh chìm tàu đổ bộ có lượng giãn nước 2.000 tấn. RBS-17 được chuyển giao cho Thụy Điển năm 1989-1991, sau đó năm 1997-1998 các hệ thống này cũng được cung cấp cho Na Uy.


Các tổ hợp tên lửa chống hạm cỡ nhỏ tầm gần

1. RBS-17 2. Startreck 3. Mk60 4. Centurion

Tiếp theo là tổ hợp Starstreak được hãng Thales (TADL) nghiên cứu, sản xuất và phát triển. Đạn tên lửa Starstreak đặt trong ống bảo quản kín, tên lửa có chiều dài 1,39m, đường kính thân 13cm và trọng lượng phóng 16,8kg, trọng lượng đầu đạn 0,9 kg. Tầm bắn tên lửa từ 300-7.000m. Nguyên gốc là tổ hợp phòng không tầm thấp nhưng phiên bản Seastreak dành cho lực lượng hải quân có nhiều cải tiến có thể dùng để tiêu diệt các tàu thuyền cỡ nhỏ ở cự ly gần.
Một sản phẩm mới của hãng Raytheon hợp tác với Hải quân Mỹ là hệ thống Mk60 sử dụng tên lửa Griffin có chiều dài 1,09m, nặng 15kg, đầu đạn nặng 6 kg, có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 5,6 km. Hệ thống tên lửa Mk60 với tên lửa AGM-176 Griffin được sử dụng để bảo vệ chiến hạm khỏi các mục tiêu nhỏ như các tàu thuyền hay bất cứ phương tiện mặt nước nào của đối phương.
Mới nhất là sản phẩm hợp tác giữa hai tập đoàn công nghiệp quốc phòng hàng đầu là Raytheon (Mỹ) và Chemring Group (Anh) sử dụng tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin bắn từ bệ phóng CENTURION làm nhiệm vụ diệt tàu mặt nước. Sản phầm đã được thủ nghiệm thành công vào tháng 12/2013 tại bãi thử Estate, Anh. Đây là giải pháp của 2 công ty này đưa ra để đối phó với tàu tấn công nhanh ven biển của đối phương với tiêu chí giá thành thấp.
FGM-148 Javelin nặng 11,8kg, dài 1,1m, đường kính thân 127mm, lắp đầu nổ nặng 8,4kg đủ sức khiến tàu mặt nước cỡ nhỏ hư hại đáng kể, mất sức chiến đấu. Tên lửa đạt tầm bắn hiệu quả từ 75m tới 2.500m, tầm bắn tối đa gần 5.000m.
Hà Dũng - theo Trí Thức Trẻ | 08/01/2014 07:31
http://soha.vn/quan-su/ten-lua-chong-ham-co-nho-lua-chon-moi-bao-ve-truong-sa-20140106130254603.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hết tiền
Hải quân Mỹ phát triển tên lửa nhỏ nhất thế giới, nặng chưa tới 3kg

Quote:
Lực lượng không quân của hải quân Mỹ hiện đang chế tạo một loại tên lửa siêu nhỏ, trọng lượng chỉ vỏn vẹn vài kg, chuyên dùng cho các loại máy bay không người lái.


Hiện nay, quân đội Mỹ ngày càng dựa dẫm vào các phương tiện bay không người lái để thực hiện các cuộc tấn công. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cần phải có một loại vũ khí nhỏ gọn hơn để trang bị cho các hệ thống máy bay không người lái này.

Hải quân Mỹ đã phát triển một loại tên lửa dẫn đường Spike. Nó có trọng lượng 5 Pound (khoảng 2,26 kg). Tên lửa mini này nhẹ hơn tên lửa Hellfires nặng 100 Pound (khoảng 45kg) nhưng vẫn đảm bảo tấn công chính xác mục tiêu. Toàn bộ chi phí sản xuất một quả tên lửa vào khoảng 50.000 USD.

Các kỹ sư của trung tâm vũ khí tác chiến không quân hải quân mô tả, các tên lửa trông giống như “một thứ đồ chơi của trẻ em”, có đường kính 2,5 inch (6,35cm). Ông Scott O'Neil, giám đốc trung tâm vũ khí tác chiến không quân của hải quân (NAWCWD) kiêm giám đốc điều hành dự án chế tạo Spike cho rằng, đây là loại "tên lửa nhỏ nhất thế giới".

(Ảnh minh họa)

Ông cho biết, hầu hết các vũ khí của không quân thuộc hải quân Mỹ hiện nay có kích thước tương đối lớn. Hải quân Mỹ đang cố gắng để thu nhỏ kích thước của các linh kiện điện tử. Dự án chế tạo tên lửa Spike là một hạng mục nội bộ, hoàn toàn do Bộ chỉ huy không quân thuộc hải quân Mỹ (NAVAIR) chịu trách nhiệm nghiên cứu đầu tư và phát triển.

Một trong những vấn đề khó khăn để chế tạo loại vũ khí này là chi phí sản xuất quá cao. Greg Wheelock, một lãnh đạo khác của dự án cho biết, để giải quyết vấn đề này, họ đã tìm kiếm một giải pháp thay thế, đó là ứng dụng các công nghệ kỹ thuật dân dụng, điều này có thể giúp các kỹ sư chế tạo thành công hệ thống vũ khí tên lửa này.

Áp dụng công thức cơ bản tính động năng, cũng thấy rõ với khối lượng nặng chưa tới 3kg, thì không thể có sức công phá lớn, lượng thuốc nổ đem theo cũng cực ít, phạm vi cũng sẽ cực ngắn vì mang được quá ít nhiên liệu, có lẽ phù hợp để đánh loại thuyền thúng, bè nổi vì mang được số lượng lớn
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Uh thì nó dùng để oánh mục tiêu mềm mềm
Tỷ như cái xe bán tải hay cái cano cao toowc chả hạn. Cũng tiết kiệm phết.
 

binh an 99

Xe máy
Biển số
OF-192798
Ngày cấp bằng
6/5/13
Số km
99
Động cơ
329,610 Mã lực
Nhiều bài hay quá! E đánh dấu đọc dần ah!
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Uh thì nó dùng để oánh mục tiêu mềm mềm
Tỷ như cái xe bán tải hay cái cano cao toowc chả hạn. Cũng tiết kiệm phết.
Không hiểu quả tên lửa 3kg thì đánh được tàu gì cụ nhể, chắc mấy con tàu đệm khí ạ ?
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Không hiểu quả tên lửa 3kg thì đánh được tàu gì cụ nhể, chắc mấy con tàu đệm khí ạ ?
Cụ cứ làm con tính trừ ngược dần đi.
Total 3 kí lô.
Trừ động cơ, trừ thuốc phóng, trừ phần điều khiển-dẫn đường, trừ vỏ liệu được mấy lạng thuốc???
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cụ cứ làm con tính trừ ngược dần đi.
Total 3 kí lô.
Trừ động cơ, trừ thuốc phóng, trừ phần điều khiển-dẫn đường, trừ vỏ liệu được mấy lạng thuốc???
Tương lai VN sẽ gắn Igla lên thuyền thúng đẻ tránh radar, có lẽ nhà mèo biết trước nên phát triển loại tên lửa này =))=))
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
chơi kiểu đè ngửa con muỗi ra rồi nhét thuốc diệt muỗi vào mồm
chắc các anh hoa kì nghĩ thế
nhưng cái nho nhỏ dư lài sao không dùng pháo 30mm auto cho nhanh =))
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
chơi kiểu đè ngửa con muỗi ra rồi nhét thuốc diệt muỗi vào mồm
chắc các anh hoa kì nghĩ thế
nhưng cái nho nhỏ dư lài sao không dùng pháo 30mm auto cho nhanh =))
Làm như vậy người ta sẽ nghĩ nhà mèo không hiện đại cụ ạ, mất sỹ diện của nhà mèo. Cứ phải tên lửa nó mới thể hiện được sự giàu có và tính hại điện mờ :))
 

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
5,986
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Vào các thớt chuyên môn công nhận rất nhiều kiến thức bổ ích, iem oánh dấu đọc dần rồi mới chém, hehe
Em vào toàn thấy rét nên chả học hỏi đc gì nên toàn vào rồi lại ra thôi cụ ạ
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
chơi kiểu đè ngửa con muỗi ra rồi nhét thuốc diệt muỗi vào mồm
chắc các anh hoa kì nghĩ thế
nhưng cái nho nhỏ dư lài sao không dùng pháo 30mm auto cho nhanh =))
Pháo thì ko lắp lên được UAV
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
em mới ngồi ngẫm tý 1 con hellfire 50kg vác đc cái đầu đạn nổ là 9kg
vậy 1 em này vác đc khoảng 6 lạng thuốc
nếu là Semtex thì cũng ra trò đấy chứ
nếu lắp UAV nhỏ thì đáng sợ đấy
súng thì sẽ nặng và giật khó ổn định và khó ngắm
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
em mới ngồi ngẫm tý 1 con hellfire 50kg vác đc cái đầu đạn nổ là 9kg
vậy 1 em này vác đc khoảng 6 lạng thuốc
nếu là Semtex thì cũng ra trò đấy chứ
nếu lắp UAV nhỏ thì đáng sợ đấy
súng thì sẽ nặng và giật khó ổn định và khó ngắm
Em thì lại nghĩ khác.
1 mẽo chưa chắc đã lắp quả tên lửa đó lên UAV vì quả tên lửa này mang nhiều thiết bị CN cao, nếu bị bắt cóc như vụ I ran làm thì toi.
2 UAV dể bị bắn hạ nên tốt nhất nên bắn ten lửa từ xa rồi té, mà quả này có 3kg thì em sợ chưa vào đến tầm để phóng tên lửa thì UAV đã bị ăn đạn phòng không rồi.
 

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,715
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
Hệ thống phòng thủ chống ngư lôi thông minh 3:00 PM, 25/09/2011,

VietnamDefence - Công ty Terma (Đan Mạch) hợp tác với hãng đóng tàu DCNS (Pháp) đã phát triển hệ thống phòng chống ngư lôi hoàn toàn tự động mới để bảo vệ tàu gầm và tàu nổi.

Hệ thống chống ngư lôi tự động mới sẽ nâng cao căn bản khả năng sống còn
của tàu ngầm kể cả khi tàu ngầm bị phát hiện​


Hệ thống mới đã được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm quốc tế Defense & Security Equipment International và là một giải pháp độc đáo bảo vệ tàu bè chống mối đe dọa của ngư lôi.

Gần 150 năm sau khi được phát minh, ngư lôi đã trở thành một loại vũ khí hoàn thiện. Ngày nay, lính tàu ngầm không cần phải dựa vào những tính toán rắc rối và tính ngẫu nghiên khi bắn tàu địch: các ngư lôi hiện đại có thể tự điều khiển qua dây dẫn sợi quang theo tiếng ồn của chân vịt tàu thủy.

Tránh đòn tấn công của ngư lôi đã trở nên cực kỳ khó bởi lẽ các ngư lôi có khả năng lặn xuống sâu tới 1.000 m, sâu hơn gần gấp đôi các tàu ngầm nguyên tử.

Các tàu mặt nước có thể cố gắng tránh thoát ngư lôi bằng tốc độ hay sử dụng vũ khí chống ngư lôi chuyên dụng như các hệ thống phản lực chống ngầm Smerch của Nga. Tuy nhiên, trong việc phòng vệ chống cuộc tấn công của ngư lôi, các tàu ngầm chỉ có thể trông cậy vào các ngư lôi mồi bẫy đặc biệt hay khả năng giữ bí mật.

Theo thông tin từ Terma, hệ thống mới sẽ cho phép bảo vệ tàu ngầm chống các loại ngư lôi bằng cách bắn các mục tiêu giả, cũng như cung cấp các chỉ dẫn cơ động tránh ngư lôi.


Hệ thống phóng SKWS của Terma (terma.com)​


Hệ thống chống ngư lôi tự động mới sử dụng hệ thống phóng SKWS với 12 ống phóng mục tiêu giả (mồi bẫy chống ngư lôi) CANTO-V cỡ 130 mm.

SKWS do Terma chế tạo, còn CANTO-V do DCNS phát triển.

Ngoài ra, hệ thống còn sử dụng phần mềm chuyên dụng, giúp tự động hóa quá trình phát hiện và bắn mục tiêu giả để đánh lạc hướng ngư lôi nhờ tính toán được quỹ đạo tối ưu bắn mục tiêu giả.

Mồi bẫy CANTO-V làm át hoặc tạo giả tiếng ồn chân vịt tàu ngầm và bằng cách đó đánh lạc hướng đầu tự dẫn âm thanh của ngư lôi.
Thời gian phản ứng của hệ thống chỉ là vài giây, nên cho phép nhanh chóng tạo màn âm thanh, thậm chỉ kể cả khi phát hiện ngư lôi ở cách tàu không xa. Ngư lôi của đối phương để mất mục tiêu trong số hàng trăm vết âm thanh giả, nên tạo cơ hội cho tàu ngầm thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Hiện chưa rõ các chi tiết kỹ thuật khác của hệ thống, cũng như những loại ngư lôi mà hệ thống mới có khả năng đối phó hiệu quả.

Hệ thống phòng vệ mới có sử dụng nhiều công nghệ, trong đó có SKWS, sẽ được sử dụng trên các tàu khu trục tiên tiến lớp Hobart của Australia và các tàu chiến khu vực ven bờ LCS của Mỹ.

Hiện nay, đã có 2 hợp đồng trang bị hệ thống phòng chống ngư lôi mới cho tất cả các tàu ngầm của Hải quân Pháp và các tàu ngầm SSK Tupi của Brazil.

  • Nguồn: Lenta, 19.9.11, RND, 21.9.11.

http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/vukhicongnghemoi/ptien-phongve/He-thong-phong-thu-chong-ngu-loi-thong-minh/20119/50898.vnd


-:-? ngon thì hy vọng Sigma nhà mình được trang bị hệ thống thông minh nì 8->
Nguồn vidéo:http://www.youtube.com/watch?v=49HuxLVT9QM
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
737
Động cơ
305,360 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top