[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Pháp thành cường quốc số 1 châu Âu về tên lửa hành trình

Thứ hai 15/07/2013 14:43
ANTĐ - Ngày 1-7-2013, Hải quân Pháp đã phóng thử thành công tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến tấn công mặt đất, đưa họ trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên tự sản xuất loại tên lửa này.

Tên lửa hành trình này mang tên MdCN (Missile de Croisière Naval) do tập đoàn sản xuất tên lửa MBDA phát triển, theo một hợp đồng ký với Tổng cục Trang bị (DGA) của Quân đội Pháp từ năm 2006.
Vụ phóng thử này đã được tiến hành tại trung tâm phóng thử tên lửa Biscarrosse của DGA từ một hệ thống phóng thẳng đứng trên đất liền, được thiết kế tương tự như trên một khinh hạm đang hoạt động trên biển.
Dự kiến, sau khi được biên chế hoạt động, khoảng từ năm 2014-2015, tên lửa sẽ được trang bị cho các khinh hạm đa nhiệm FREMM và các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Barracuda của Hải quân Pháp.
Khinh hạm FREMM, phát triển chung với Italia, được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến đối hạm, chống ngầm, phòng không và tấn công các mục tiêu trên đất liền, đã bắt đầu được biên chế cho Hải quân Pháp. Trong khi, tàu ngầm Barracuda đang được phát triển. Dự kiến, toàn bộ 6 chiếc có kế hoạch đóng sẽ được biên chế cho Hải quân Pháp vào giai đoạn 2017-2027.


Tên lửa hành trình MDCN phóng từ tàu mặt nước


Đây là chương trình phát triển vũ khí đầy tham vọng nhằm nâng cao khả năng tấn công mặt đất cho tàu khu trục nhỏ đa năng lớp FREMM và tàu ngầm tấn công hạt nhân Barracuda.​
Tên lửa hành trình MDCN được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên đất liền nằm sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Dựa trên tên lửa hành trình phóng từ máy bay SCALP, tên lửa hành trình phiên bản hải quân này có thể triển khai được trên nhiều loại tàu chiến khác nhau.
Biến thể hải quân được thiết kế để phóng từ ống phóng thẳng đứng Sylver A70 trên tàu khu trục đa năng lớp FREMM hoặc phóng qua ống phóng ngư lôi trên tàu ngầm.
Tên lửa SCALP (hay còn gọi là Storm Shadow), đã được biên chế hoạt động từ hơn một thập kỷ, có tầm bắn 250 dặm (khoảng 400km) với tốc độ hành trình tối đa là mach 0,8 (tương đương 960 km/giờ). Tuy nhiên, sau khi được nâng cấp và cải tiến thành phiên bản hải quân, tên lửa MDCN có tầm bắn lên tới 1.000km khi phóng từ tàu ngầm và 1.400km khi phóng từ khinh hạm.
Tên lửa có chiều dài 5,5 mét, hoặc 6,5 mét với động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, đường kính 0,5 mét, trọng lượng 1.400 kg, mang theo đầu đạn nặng 300kg. Tên lửa được đẩy ra khỏi ống phóng bằng động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, khi động cơ nhiên liệu rắn cháy hết tên lửa sẽ kích hoạt động cơ phản lực để hành trình đến mục tiêu.

Tên lửa hành trình MDCN phóng từ tàu ngầm


Thiết kế khí động học của tên lửa hành trình MDCN rất giống với tên lửa Tomahawk của Mỹ và có lẽ đây cũng là thiết kế tối ưu dành cho tên lửa hành trình. Khi động cơ phản lực được kích hoạt, 2 cánh ổn định sẽ xòe ra để hành trình đến mục tiêu.
Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính ở pha đầu, pha giữa tên lửa cập nhật thông số về mục tiêu thông qua một liên kết dữ liệu, giai đoạn này tên lửa sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS để xác định mục tiêu, pha cuối tên lửa sử dụng cảm biến hồng ngoại để khóa và tấn công mục tiêu.
Hải quân Pháp đã đặt mua tổng số 250 tên lửa hành trình phiên bản hải quân MDCN. Trong đó, 200 tên lửa sẽ được trang bị trên các khinh hạm FREMM, mỗi chiếc được trang bị 16 tên lửa. Và 50 chiếc còn lại sẽ được triển khai trên các tàu ngầm lớp Barracuda, mỗi chiếc tàu được trang bị 12 tên lửa.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
LRASM: “sát thủ diệt hạm” tương lai của Hải quân Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - LRASM là một chương trình đầy tham vọng trong việc thu hẹp khoảng cách về tên lửa hành trình chống tàu của Mỹ so với Nga.



Những năm gần đây, Nga vẫn liên tục cho ra đời những tên lửa chống tàu với tầm bắn xa, tốc độ siêu thanh và gần như không thể đánh chặn. Đặc biệt, thời gian gần đây Trung Quốc cũng liên tục giới thiệu những tên lửa chống tàu có tầm bắn không hề kém cạnh những “sát thủ diệt hạm” của Nga.


Trong khi đó loại tên lửa chống tàu duy nhất của Mỹ là RGM-84 Harpoon hoàn toàn lép vế so với các thiết kế của Nga. Bên cạnh đó, Mỹ vẫn đánh giá thấp khả năng của các tên lửa chống tàu Trung Quốc nên không coi trọng việc phát triển loại vũ khí chủ lực chống tàu mặt nước này.


Tuy nhiên, những thành công gần đây của Trung Quốc đã khiến Mỹ phải giật mình và nhận thấy rằng mối đe dọa từ tàu chiến của Trung Quốc là rất lớn và họ cần tên lửa chống tàu mới để vô hiệu hóa mối đe dọa này. LRASM chính là chương trình để cụ thể hóa cho vấn đề này.


LRASM là viết tắt của cụm từ (Long range anti-ship missile dịch ra là tên lửa chống tàu tầm xa) được hợp tác phát triển giữa Tập đoàn Lockheed Martin và Cơ quan nghiên cứu phát triển các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) cho Hải quân Mỹ vào năm 2008. Mục đích thiết kế là phải phát triển cho tên lửa hệ thống dẫn đường tinh vi đủ khả năng xuyên thủng lá chắn phòng không của đối phương.

Hình mô phỏng tên lửa hành trình chống tàu LRASM phóng từ hệ thống Mk41 trên tàu chiến.​
Chương trình LRASM được phát triển dựa trên đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm liên quân mở rộng AGM-158B JASSM-ER. Hình dáng khí động học của 2 tên lửa này khá giống nhau. Thân tên lửa có dạng hình elip để tăng khả năng tàng hình, đuôi tên lửa có 1 cánh đuôi đứng, 2 cánh ổn định hình chữ V sẽ được bung ra để tăng khả năng ổn định khi hành trình.


LRASM được phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 tiêu chuẩn trên các tàu chiến của Mỹ. Tên lửa được đưa ra khỏi ống phóng bằng động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, sau đó động cơ phản lực sẽ được kích hoạt để hành trình đến mục tiêu.


Điểm nổi bật của tên lửa LRASM là hệ thống dẫn hướng rất độc đáo. Không giống như các tên lửa chống tàu hiện tại, LRASM có thể nhắm mục tiêu một cách độc lập mà không cần sự hỗ trợ trước của các thông tin tình báo hay các phương tiện hỗ trợ khác.


LRASM được trang bị bộ cảm biến đa tần số cùng một liên kết dữ liệu kỹ thuật số mới cho phép dẫn hướng không phụ thuộc vào GPS. LRASM được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính ở pha đầu, hệ thống datalink cho phép tên lửa cập nhật mục tiêu từ tàu phóng hoặc từ phương tiện trinh sát khác.


Pha cuối tên lửa nhắm mục tiêu bằng cảm biến quang - điện theo công nghệ so sánh hình ảnh tương phản. Công nghệ này cho phép tên lửa truy theo những tàu chiến đang di chuyển ở tốc độ cao với độ chính xác rất cao. Tên lửa hành trình đến mục tiêu ở độ cao trung bình khi gần đến khu vực mục tiêu tên lửa hạ thấp độ cao xuống gần mặt nước biển để tránh các biện pháp đánh chặn và tấn công mục tiêu.


Tên lửa LRASM được trang bị đầu đạn nặng 453kg đủ sức nhấn chìm bất kỳ chiến hạm mặt nước nào. Với tầm bắn 370km, LRASM có thể sánh vai cùng với các tên lửa hiện đại của Nga.
LRASM sẽ là "sát thủ diệt hạm" đối phó tàu chiến Nga, Trung trong tương lai.​
Tuy nhiên Mỹ vẫn theo đuổi các thiết kế tên lửa chống tàu tốc độ cận âm nên tốc độ không phải là thế mạnh của LRASM. Thực tế, ban đầu các nhà thiết kế dự tính phát triển biến thể chống tàu siêu thanh LRASM-B. Tuy nhiên, biến thề này bị hủy bỏ vào tháng 1/2012.


Nhưng bù lại LRASM có hệ thống dẫn hướng rất tinh vi không phụ thuộc vào GPS cùng với khả năng tàng hình biến nó thành sát thủ chống tàu vô cùng lợi hại. Ngoài khả năng chống tàu, nó cũng được sử dụng cho mục đích tấn công các mục tiêu ven biển.


LRASM dự định sẽ trở thành tên lửa chống tàu chủ lực của các tàu chiến Mỹ và nó cũng có khả năng trang bị cho các máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer. Bên cạnh đó Lockheed Martin cũng đưa ra khái niệm về một biến thể phóng từ tàu ngầm.


Ngày 3/6/2013 LRASM đã đạt được cột mốc đáng quan trọng, tên lửa đã được thử nghiệm thành công từ ống phóng mô phỏng hệ thống Mk41. Bốn lần thử nghiệm tương tự cũng đã được thực hiện thành công trong tháng 6/2013. Ngày 11/7/2013 vừa qua LRASM đã thử nghiệm thành công từ máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer.


Dự kiến 2 lần thử nghiệm từ ống phóng trên tàu chiến đã được lên kế hoạch để thực hiện trong năm 2014, công tác thử nghiệm đầy đủ dự kiến hoàn thành trong năm 2014. Công tác sản xuất LRASM dự kiến sẽ được tiến hành từ năm 2015.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
B-1B có sức mạnh mới đe dọa phần lớn chiến hạm TG

Những hình ảnh mới nhất từ quân đội Mỹ cho thấy nước này đã "ghép" được 2 loại vũ khí hàng đầu là LRASM vào với B-1B...


Như đã biết, LRASM là một chương trình đầy tham vọng trong việc thu hẹp khoảng cách về tên lửa hành trình chống tàu của Mỹ so với Nga. Và đây là loại vũ khí được coi là sát thủ diệt hạm đối phó tàu chiến Nga, Trung.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 750x500.

Mới đây nhất, trong khi Nga-Trung đang nỗ lực tập trận trên biển thì bất ngờ truyền thông Mỹ đã đưa tin quân đội nước này đã có thể cấy ghép cho siêu máy bay B-1B có thể mang được LRASM. “Đây quả là một thông tin tốt đối với người Mỹ, nhưng lại trở thành mối nguy đối với các quốc gia như Nga, TQ“, tờ japanmil của Nhật nhận định.


Giờ đây pháo đài bay B-1B lại càng trở nên nguy hiểm hơn khi có LRASM đó là nhận xét được đăng trên trang CNJ của TQ. LRASM là viết tắt của cụm từ (Long range anti-ship missile dịch ra là tên lửa chống tàu tầm xa) được hợp tác phát triển giữa Tập đoàn Lockheed Martin và Cơ quan nghiên cứu phát triển các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) cho Hải quân Mỹ vào năm 2008. Mục đích thiết kế là phải phát triển cho tên lửa hệ thống dẫn đường tinh vi đủ khả năng xuyên thủng lá chắn phòng không của đối phương. Nhưng giờ đây loại tên lửa này đã có thể được phóng đi từ máy bay ném bom.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 900x500.

Điểm nổi bật của tên lửa LRASM là hệ thống dẫn hướng rất độc đáo. Không giống như các tên lửa chống tàu hiện tại, LRASM có thể nhắm mục tiêu một cách độc lập mà không cần sự hỗ trợ trước của các thông tin tình báo hay các phương tiện hỗ trợ khác.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 950x500.


LRASM được trang bị bộ cảm biến đa tần số cùng một liên kết dữ liệu kỹ thuật số mới cho phép dẫn hướng không phụ thuộc vào GPS. LRASM được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính ở pha đầu, hệ thống datalink cho phép tên lửa cập nhật mục tiêu từ tàu phóng hoặc từ phương tiện trinh sát khác.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 900x500.

Tên lửa LRASM được trang bị đầu đạn nặng 453kg đủ sức nhấn chìm bất kỳ chiến hạm mặt nước nào. Với tầm bắn 370km, LRASM có thể sánh vai cùng với các tên lửa hiện đại của Nga và vượt tầm hẳn so với tên lửa của TQ.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 750x500.

Sau khi được trang bị đầy đủ trên các tàu khu trục thì điểm “lăn tăn“ nhất là không thể mang được LRASM trên những chuyến hành trình dài đòi hỏi tốc độ triển khai nhanh, nhưng tới thời điểm hiện tại việc chính thức trang bị được LRASM trên B-1B được xem là thành công lớn của Mỹ sau sự kiện UAV X-47B có thể cất hạ cánh được trên tàu sân bay.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 950x500.

Sau khi được trang bị B-1B đã có chuyển bay thử thành công với loại “kiếm mới“ của mình.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 750x500.


Giờ đây LRASM không chỉ còn là tên lửa chống tàu chủ lực của các tàu chiến Mỹ mà nó còn trở thành mối nguy đến từ đường không đối với tàu chiến của đối phương, tờ Ausdefence nhận định.


Sau sự kiện này, Washington cho biến sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu để đưa ra khái niệm về một biến thể khác của LRASM phóng từ tàu ngầm để hoàn thiện sức mạnh tên lửa chống tàu tầm xa của nước này.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1000x500.


Hình ảnh B-1B hạ cánh an toàn tại căn cứ sau chuyển bay thử nhiệm có mang theo tên lửa hiện đại LRASM với biến thể được trang bị chính thức cho máy bay.

http://baodatviet.vn/hinh-anh/201307/b-1b-co-suc-manh-moi-de-doa-phan-lon-chien-ham-tg-2350735/?p=1
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ đánh giá: Tên lửa chống hạm 3M-54 Nga đáng sợ nhất

Thứ sáu 19/07/2013 17:00
ANTĐ - Vừa qua, trang mạng Strategypage đã phân tích một số loại tên lửa chống hạm hàng đầu trên thế giới và đánh giá, hiện nay Mỹ vẫn sợ nhất là tên lửa chống hạm 3M-54 của Nga.





Hiện nay, Trung Quốc có một kho vũ khí chống hạm khổng lồ với 2 loại tên lửa C-801 và C-802. C-801 được người Trung Quốc đánh giá là ngang hàng với tên lửa chống hạm Exocet của Pháp. Đồng thời, tuy không có cách gì chứng minh được, nhưng cũng có nguồn tin cho rằng đúng là C-801 được nghiên cứu phát triển trên cơ sở của Exocet.
Một số quan chức quân sự Mỹ nhận thấy, trong một khoảng thời gian rất ngắn, một số quốc gia có khả năng tiềm tàng trở thành địch thủ của Mỹ (Trung Quốc, Triều Tiên, Iran…) đã sản xuất một số lượng cực lớn, các tên lửa hành trình chống hạm tốc độ dưới âm của Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ cũng đang yêu cầu một nhà thầu tên lửa chế tạo 1 loại tên lửa mô phỏng các loại tên lửa chống hạm tốc độ dưới âm của Trung Quốc để làm bia bắn tập.

Tên lửa hành trình chống hạm Kaliber-N 3M-54E

Strategypage cho biết, tên lửa chống hạm C-802A được chế tạo trên cơ sở của C-801, có tầm bắn xa nhất là 120km, tốc độ 250m/s. Về kích thước và tính năng của 2 loại tên lửa chống hạm Trung Quốc đều tương đồng với tên lửa chống hạm Exocet, nhưng giá của loại tên lửa Pháp đắt gấp đôi (khoảng 1 triệu USD).

Exocet là tên lửa chống hạm có trọng lượng 670kg, ra đời cách đây đã 30 năm, độ tin cậy của nó đã được khảo nghiệm qua thực tiễn chiến tranh, còn C-802 của Trung Quốc chưa từng được thử lửa nên độ tin cậy không xác định được. Hiện người Trung Quốc vẫn đang nỗ lực cải tiến, nâng cấp loại tên lửa chống hạm này.
Nhằm đúng vào thưc tiễn trên, hiện hải quân Mỹ đã đặt hàng 1 nhà thầu tên lửa chế tạo 1 loại tên lửa bia, mô phỏng theo cơ chế tên lửa hành trình chống hạm tốc độ dưới âm của Trung Quốc, có thể sử dụng nhiều lần. Loại tên lửa này có tốc độ tối đa 900km/h, tầm phóng 700km, tầm bay thấp so với mực nước biển chỉ khoảng 1m.

Tên lửa hành trình chống hạm cận âm C-802 của Trung Quốc

Theo các phương tiện truyền thông Mỹ, hiện ngày càng nhiều quốc gia đã mua sắm hoặc tự chế tạo các loại tên lửa hành trình chống hạm tốc độ cao. Thế nhưng, điều đặc biệt làm Mỹ lo lắng là các loại tàu ngầm và tàu mặt nước sử dụng tên lửa hành trình chống hạm thế hệ 3M-54 của Nga.
Tên lửa chống hạm 3M-54 đã được trang bị trên các tàu ngầm và tàu nổi của Nga. Ngoài ra, nó còn được trang bị trên các tàu ngầm Kilo bán cho 1 số nước khác như Trung Quốc, Algieria, Việt Nam… và các một số khinh hạm Talwal đời đầu xuất khẩu sang Ấn Độ. 3M-54E và 3M-54E1 với đầu đạn nặng 250kg và 40kg có khả năng phá tan các tuần dương hạm hàng vạn tấn và đánh chìm hàng không mẫu hạm nên được mệnh danh là các “sát thủ tàu sân bay”.
Theo Strategypage, hiện nay có rất nhiều loại tên lửa chống hạm được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, nhưng không rõ là trong số đó có bao nhiêu loại thực sự có khả năng đánh đắm hoặc làm mất khả năng hoạt động của nó? Hải quân Mỹ rất lo lắng hiện nay mình không có các hệ thống phòng thủ hiệu quả chống lại các loại tên lửa chống hạm này.

Tên lửa bia tốc độ siêu âm GQM-163A “Coyote”



Vì vậy, khoảng 10 năm về trước, họ đã nỗ lực phát triển một loại đạn bia, mô phỏng tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm và đã đưa vào phục vụ cách đây 3 năm. Loại tên lửa mô phỏng này được đặt tên là GQM-163A “Coyote” có chiều dài 9,4m, trọng lượng 800kg, được trang bị tên lửa đẩy nhiên liệu rắn và động phản lực ramjet. Vì vậy nó có tầm bắn 110km với vận tốc cao nhất lên tới 2600km/h.
Loại tên lửa giả này được thiết kế để mô phỏng các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm nổi tiếng của Nga. Theo tính toán, hải quân Mỹ đã chế tạo ít nhất 39 quả tên lửa chống hạm giả này với giá 515.000 USD/quả. GQM-163A là loại tên lửa đầu tiên của Mỹ sử dụng động cơ phản lực ramjet. Công nghệ này hiện được Mỹ áp dụng trên nhiều loại tên lửa khác.
Hải quân Mỹ hy vọng, sự ra đời của GQM-163A “Coyote” với công nghệ động cơ ramjet vừa giúp họ nâng cao tốc độ của các loại tên lửa hiện đang sử dụng, đồng thời cũng chính là các phương tiện mô phỏng chân thực để giúp hải quân Mỹ huấn luyện khả năng đối phó với tên lửa hành trình chống hạm siêu tốc của Nga và các loại tên lửa hành trình chống hạm khác trên thế giới.
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
5,346
Động cơ
369,006 Mã lực
Vẫn chưa thấy nói gì về dự án sản xuất Uran và lắp ráp Yakhot các cụ nhể.8->
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Iran lại có thêm tên lửa đạn đạo mới

(Kienthuc.net.vn) - Lục quân Iran lại vừa nhận bàn giao hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật thế hệ mới Naziat-10.



Tạp chí Army Recognition dẫn lời Chuẩn tướng Ahmad-Reza Pourdastan, Lục quân Iran đã nhận bàn giao hệ thống tên lửa đạn đạo Naziat-10 và hệ thống pháo phản lực phóng loạt Fajr-5 do công nghiệp quốc phòng nước này tự nghiên cứu phát triển.
“Iran đã bước vào sản xuất tên lửa đạn đạo thế hệ mới Naziat”, Chuẩn tướng Ahmad-Reza Pourdastan cho biết.
Trong 2 loại vũ khí mới này, Naziat-10 là tên lửa đạn đạo tầm ngắn có khả năng đánh trúng mục tiêu ở cự ly xa tới 130km và có thể bắn từ bệ phóng di động.
Còn Fajr-5 là hệ thống pháo phản lực phóng loạt do Iran tự phát triển từ những năm 1990. Hệ thống thiết kế với 4 ống phóng cỡ 333mm cho phép bắn đi những quả đạn nặng tới 1,5 tấn, đi xa 75km.
Pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng lớn Fajr-5.


Theo nguồn tin quốc tế, tháng 11/2012, lực lượng Hamas (Palestin) đã dùng Fajr-5 oanh tạc Tel Aviv và Jerusalem. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ trong số đó rơi trúng khu vực dân cư, số còn lại bị hệ thống Iron Dome đánh chặn hoặc rơi vào khu vực không người ở.
Điều này cho thấy rằng hệ thống pháo phản lực Fajr-5 có vẻ không có độ chính xác cao. Hoặc cũng có thể hệ thống Fajr-5 không hẳn là do Iran chế tạo mà do Hamas tự sản xuất theo công nghệ chuyển giao nên độ chính xác không tốt. Về phía chính quyền Iran thì khẳng định là họ không chuyển giao Fajr-5 cho Hamas.
Chuẩn tướng Ahmad-Reza Pourdastan tuyên bố, 2 loại vũ khí mới này sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của quân đội và sẽ được sử dụng trong các cuột tập trận tương lai gần.
Trước đó, theo kênh truyền hình nhà nước IRIB TV, Iran đã bắn thử nghiệm thành công Naziat-10 và Fajr-5 trong tháng 3. Không rõ đây là lần thử thứ bao nhiêu của hệ thống Naziat-10 bởi nếu là lần đầu thì việc đưa vào biên chế trong tháng 7 là “quá sớm, không đáng tin cậy”.
Trong nhiều năm trở lại đây, Iran thường xuyên công bố nhiều hệ thống tên lửa, máy bay mới, nhưng không có bất kỳ sự đánh giá độc lập, đáng tin cậy nào.
Thậm chí, trong năm nay Iran đã công bố mẫu thiết kế tiêm kích tàng hình thế hệ 5 với kiểu dáng kỳ quái “chưa từng thấy”. Tuy nhiên, theo quan sát thì mẫu máy bay này có nhiều điểm bất hợp lý và nó giống với mô hình trưng bày hơn là máy bay thực thụ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Báo TQ đánh giá ’lá chắn biển’ Bastion-P Việt Nam

(ĐVO) - Thời báo Hoàn Cầu lại vừa đăng tải một số hình ảnh thể hiện sự quan tâm tới hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại Bastion-P của Việt Nam.

Gần đây, báo chí Trung Quốc thường xuyên có bài viết thể hiện sự quan tâm tới sự phát triển của Hải quân, Phòng không – Không quân Việt Nam. Mới đây nhất, Thời báo Hoàn Cầu đã đăng tải những bức ảnh về hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại K-300P Bastion-P của Hải quân Nhân dân Việt nam.
Tờ Sina (Trung Quốc) trước đó còn có bài viết đánh giá tính năng kỹ chiến thuật của K-300P Bastion-P. Tờ báo này viết, K-300P Bastion-P là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển đầy uy lực của Nga. Hệ thống này có thể hoàn thành công tác chuẩn bị chiến đấu trong thời gian 5 phút. Hiện nay hệ thống tên lửa này ngoài việc sử dụng riêng cho Quân đội Nga, còn được xuất khẩu sang Việt Nam. Năm 2006, Việt Nam xác định mua loạt hệ thống tên lửa đối hạm bờ biển Bastion-P đầu tiên.
K-300P Bastion-P hiện là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất thế giới. Bastion-P chủ yếu sử dụng để tấn công mục tiêu trên biển với khoảng cách tấn công hiệu quả là 300km, có thể dùng để phòng vệ tuyến bờ biển dài hơn 600km. (Ảnh minh họa nước ngoài)
Hệ thống K-300P Bastion-P gồm nhiều thành phần như: 4 bệ phóng di động K-340P (mỗi bệ trang bị 2 ống phóng); 1-2 xe chỉ huy tác chiến K-380R; một xe đảm bảo hậu cần chiến đấu... Hệ thống phụ trợ bao gồm xe đảm bảo kỹ thuật, trang thiết bị huấn luyện. Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, số lượng thiết bị của các loại xe trên còn có thể được điều chỉnh.
Chiều dài ống phóng của hệ thống này là 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3,9 tấn. Trong ảnh là bệ phóng K-300P Bastion-P trong trạng thái chiến đấu. (Ảnh minh họa nước ngoài)
Bastion-P trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont có thể đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Tên lửa lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 200-250kg, tầm bắn phụ thuộc vào chế độ bay (bay quỹ đạo cao – thấp hỗn hợp cho phép đạt tầm bắn 300km; bay quỹ đạo thấp – thấp đạt tầm bắn 120km). (Ảnh minh họa nước ngoài)
Về hệ thống dẫn đường, sau khi rời bệ phóng tên lửa P-800 sẽ bay theo chế dộ dẫn đường quán tính được lập trình sẵn. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, đầu tự dẫn radar chủ động (trên tên lửa) sẽ kích hoạt tìm kiếm, phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 75km. Đặc biệt, ở giai đoạn này tên lửa hạ độ cao bay bám mặt biển cách 5-15m.
Theo đánh giá của chuyên gia thế giới, P-800 có khả năng tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực



Khám phá kho ngư lôi 'khủng' của Nga (I)

Ngư lôi là vũ khí đa nhiệm quan trọng của lực lượng hải quân, ngư lôi là vũ khí chủ đạo để diệt các mục tiêu dưới nước, trên mặt nước và các căn cứ quân sự ven biển của đối phương.

Trong chiến tranh hiện đại, ngư lôi còn là phương tiện phóng của các loại vũ khí khác như tên lửa hành trình, tên lửa phòng không...
Ngư lôi 53-65/53-65А
Ngư lôi chống tàu 53 – 65 được thiết kế tại Chi nhánh Lomonoxov Viện nghiên cứu khoa học NII - 400, (sau đổi tên thành Mortreplotech trên cơ sở của nâng cấp ngư lôi 53-61 theo đề án NIP B-1-51).
Hệ thống điều khiển ngư lôi được chế tạo vào năm 1958. Các thử nghiệm của ngư lôi SST bắt đều trên hồ Issyk-Kul vào năm 1961. Thử nghiệm chiến đấu cấp quốc gia với SST kết thúc vào năm 1965 đồng thời cũng vào năm đó, ngư lôi được biên chế vào lực lượng vũ trang Xô viết với mã hiệu 53 - 65.
Vào năm 1969 Chi nhánh Lomonoxov của Viện nghiên cứu khoa học – 400 nâng cấp, cải tiến ngư lôi với mã hiệu 53-65 M đồng thời cũng năm đó cải tiến thành ngư lôi 53-65K với động cơ đốt oxy nhiệt hóa. Ngư lôi 53-65K phương án nâng cấp, cải tiến được thực hiện tại nhà máy trung tâm mang tên S.M. Kirov (thành phố Alma-Ata) không có những yêu cầu kỹ thuật mới. Nhà sản xuất đã sử dụng những bộ phận và thiết bị sẵn có để sản xuất hàng loạt ngư lôi 53-65K.
Trên cấu tạo của ngư lôi 53-65. Chi nhánh Lomonoxov của Viện nghiên cứu khoa học NII-400 vào năm 1967 bắt đầu thiết kế ngư lôi SST-2/53-65 MA cho các tàu ngầm dự án 705 với hệ thống phóng ngư lôi tự động. Trên ngư lôi được lắp động cơ đã cải tiến, hệ thống tự dẫn và điều khiển mới, động cơ được nâng cấp. đầu dẫn của ngư lôi được lắp đặt hệ thống điện tử để đưa thông số bắn vào hệ thống tự dẫn của ngư lôi. Đồng thời, theo kinh nghiệm của cơ quan thiết kế nhà máy Kirov, đưa vào bên trong khoang của ngư lôi túi bơm phồng thay cho khoang kín.
Thử nghiệm ngư lôi SST – 2/53-65MA/53 – 65A bắt đầu từ năm 1968 và tiếp tục đến năm 1969 trên hồ Issyk-Kul. Các thử nghiệm ngư lôi 53 – 65M/SST – 2 kết thúc vào tháng 12 năm 1969. Ngư lôi 53-65A dành cho tầu ngầm lớp dự án 705 được biên chế vào trong Hải quân xô viết 1973, sản xuất hàng loạt tại nhà máy mang tên S.M. Kirov ( thành phố Alma –Ata). Các thông số về ngư lôi 53-65 được bảo mật.

Ngư lôi 53-65MA.
Ngư lôi 53-65К
Ngư lôi chống tàu 53 – 65 K là ngư lôi kiểu 53-65 với động cơ ô xy hóa nhiệt sử dụng các bộ phận có sẵn và các giải pháp kỹ thuật của các ngư lôi 53-56, 53-57, 53-58, 53-56ВА và 53-61 được phát triển theo sáng kiến của phòng thiết kế kỹ thuật nhà máy chế tạo xe máy S.M. Kirov (thành phố Alma – Ata) theo chỉ lệnh của giám đốc nhà máy, không có các tiêu chí kỹ thuật, nghiên cứu tiền khả thi và thử nghiệm.
Ngư lôi mẫu được thử nghiệm trên hồ Issyk-Kul và trên Biển Đen. Bằng sáng chế cho ngư lôi số №33583 được cấp ngày 22.4.1966. Năm 1967 tiến hành thử nghiệm với thiết bị tự dẫn quang học, nhưng thiết bị tự dẫn quang học hoạt động không tốt.
Ngư lôi được biên chế vào lực lượng vào năm 1969. 100 quả ngư lôi đầu tiên được sản xuất tại nhà máy và được cấp cho các đơn vị hải quân vào năm 1970. Trong giai đoạn năm 1970 – 1971, khi sử dụng tại Vladimiavostoc đã xảy ra 1 vụ nổ gây tổn thất về con người do lỗi kỹ thuật thiết kế. Lỗi kỹ thuật được khắc phục vào năm 1972 và ngư lôi tiếp tục được sản xuất. Ngư lôi có đặc điểm đơn giản về cấu tạo, giá thành thấp, các thông số kỹ chiến thuật phù hợp với tác chiến thông thường do đó ngư lôi được biên chế rộng rãi cho lực lượng Hải quân Xô viết.

Ngư lôi 53-65К lắp cho tầu ngầm lớp Kilo .
Ngư lôi SET -65
Ngư lôi chống tàu tự dẫn động cơ điện. Thiết kế theo chỉ lệnh của Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết số №111-463 về việc chế tạo ngư lôi chống tàu ngầm ngày 13.10.1960. Ngư lôi được thiết kế tại Trung tâm phát triển khoa học công nghệ " Gidropribor” nhằm mục đích trang bị cho tầu ngầm nguyên tử hoạt động ở độ sâu lớn.
Ngư lôi được biên chế vào lực lượng hải quân xô viết vào năm 1965. Nâng cấp và cải tiến SET-65III được biên chế vào lực lượng năm 1972. Với tên gọi Enot-2 nguồn gốc xuất xứ từ ngư lôi của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.



Ngư lôi UETT/TE-2
Đây là ngư lôi được chế tạo dành cho xuất khẩu, model ngư lôi này là ngư lôi đa nhiệm, tự dẫn điều khiển bằng radar và sonar, sử dụng động cơ điện. Ngư lôi được chế tạo bởi Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ " Gidropribor” trên cơ sở ngư lôi thử nghiệm UETT đa nhiệm điều khiển bằng radar siêu âm động cơ điện được chế tạo vào năm 1987.
Mẫu ngư lôi được chế tạo dành cho xuất khẩu là USET-80KM với hệ thống điều khiển bằng sonar. vào những năm 1990 – 2002 Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ Hydropribor theo hợp đồng với Trung Quốc đã thiết kế ngư lôi UETT- sản phẩm đã được thiết kế, ngư lội hoạt động hoàn hảo, các chi tiết kỹ thuật và hồ sơ thiết kế sản phẩm được giao cho Trung Quốc.
Theo thông tin của năm 2009, trên cơ sở ngư lôi UETT đã chế tạo ngư lôi dành cho tàu ngầm đa nhiệm dự án 677 Lada với tên gọi là TE-2 vào năm 1990. Ngư lôi TE-2 được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu tàu ngầm, chiến hạm nổi và các căn cứ quân sự hải quân ven biển. Sản xuất hàng loạt ngư lôi được giao cho nhà máy "Dvigatrel” thành phố (St. Petersburg). Thử nghiệm ngư lôi TE-2-02 được tiến hành vào năm 2007. Ngư lôi được đưa vào sản xuất dành cho xuất khẩu từ năm 2009 và có một tên gọi ngoài văn bản (Đồ chơi).
Ngư lôi SAET-50
Ngư lôi chống tàu tự dẫn thủy âm động cơ điện SAET50 là ngư lôi đa nhiệm được chế tạo dựa theo mẫu ngư lôi T-5 của Phát xít Đức (1943). Nghiên cứu thiết kế được bắt đầu từ năm 1945 của Trung tâm nghiên cứu khoa học NII-400 (Hiện nay – Trung tâm nghiên cứu khoa học Hydropribor) dưới sự chỉ đạo của N.N.Samarina với sự tham gia của các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu NIMTI ( Trung tâm nghiên cứu khoa học Thủy lôi và Ngư lôi) và Phòng nghiên cứu thiết kế của nhà máy Dvigatrel.
Mẫu ngư lôi được sử dụng để mang đầu tự dẫn thủy âm là ngư lôi động cơ điện ET-80 ( sản xuất năm 1942) trên ngư lôi lắp thiết bị tự dẫn thủy âm chế tạo theo mẫu của ngư lôi Đức (SSH) mã hiệu là SAET. Năm 1946 trên biển Caspian trong khu vực Makhachkala đã tiến hành phóng thử 2 loại ngư lôi để so sánh thông số kỹ thuật copy SAET của nhà máy Dvigatrel và Ngư lôi T-5 của Đức. Tiến hành phóng thử nghiệm 117 ngư lôi, 41 trong số đó theo mục tiêu tầu cơ động. Thử nghiệm cho thấy ngư lôi của nhà máy hoàn toàn không kém về thông số kỹ chiến thuật khai thác sử dụng so với T-5 của Đức.
Khi ngư lôi được đưa vào sản xuất, nhà máy đã triển khai lắp đặt các động cơ điện ET-6 trên các ngư lôi mới SAET và ngư lôi mới mang tên SAET-2. Kỹ sư – chỉ huy trưởng thiết kế là A.V. Kossov và A.G. Beliakov.
Thử nghiệm của nhà máy SAET-2 được triển khai từ tháng 3 đến tháng 8.1949. Trong quá trình thử nghiệm đã phóng 218 ngư lôi, trong đó có 107 ngư lôi vào mục tiêu là tầu. Thử nghiệm kiểm tra cấp quốc gia từ tháng 12.1949 đến tháng 4.1950. Trong quá trình thử nghiệm cấp quốc đã bắn thử 76 ngư lôi, 47 ngư lôi trong số đó vào mục tiêu tàu chiến, 2 quả đạn mang đầu nổ tiêu chuẩn.
Để kiểm tra độ chính xác của ngư lôi khi tấn công mục tiêu, người ta đã tiến hành phóng 30 ngư lôi trong điều kiện đánh đêm, ngư lôi được trang bị đèn tín hiệu để xác định khả năng đánh trúng mục tiêu. Trong tất cả các lần bắn thử nghiệm, ngư lôi đều tấn công đúng đáy tàu, khu vực chân vịt. Quá trình thử nghiệm đã SAET-2 đã bắn tổng số 430 ngư lôi, trong đó 195 quả theo mục tiêu tàu chiến cơ động.

Ngư lôi SAEТ-50 do Trung Quốc sản xuất theo giấy phép của Liên Xô.
Ngư lôi 53-61/53-61М
Ngư lôi chống tàu tầm xa, không dấu bọt nước, tự dẫn 53-61M là ngư lôi tấn công các tàu nổi tầm xa. Đây là ngư lôi tự dẫn đầu tiên của Liên bang Xô viết tự thiết kế. Mẫu thiết kế đầu tiên của ngư lôi do Chi nhánh Lomonoxov thuộc Trung tâm nghiêu cứu thử nghiệm khoa học NII-400 (NII-Mortreplotechnika) phụ trách. Chi nhánh Lomonoxov đã phát triển ngư lôi 53-57 với nội dung chủ yếu là tăng cường các thông số kỹ thuật, sử dụng những thành quả nghiên cứu được của Cơ quan thử nghiệm các thiết kế kỹ thuật OKR "Alligator” về động cơ đồng thời cũng sử dụng những kết quả nghiên cứu được trên ngư lôi TAN-53 của NII-400 về hệ thống điều khiển ngư lôi.
Thử nghiệm ngư lôi DBST bắt đầu được tiến hành trên Biển Đen, khu vực làng Ordzhonikidze thuộc Feodosi vào cuối tháng 10 sang đầu tháng 11.1957. Biên chế vào lực lượng Hải quân Xô viết vào năm 1962. Sản xuất dây chuyển tại nhà máy chế tạo máy mang tên S.M.Kirov ( thành phố Alma-Ata). Nhờ thành tích chế tạo thành công ngư lôi, 2 nhà thiết kế là V.S.Osipov và A.A. Kostrov được nhận giải thưởng Lenin.
Sau quá trình thử nghiệm, ngư lôi được sản xuất trên dây chuyền của nhà máy Alma-Atin Ngư lôi được sử dụng để thí nghiệm trên hồ Issyk-Kul. Tiếp sau thành công của cuộc thử nghiệm, theo quyết định của Liên bang xô viết, ngư lôi được lắp đặt đầu đạn hạt nhân chiến thuật và ngư lôi được thử nghiệm với đầu đạn hạt nhân tại khu vực trường bắn trên Newland. Ngày 27.10.1961, đã tiến hành thử nghiệm thành công hai lần phóng ngư lôi 53-61 với đầu đạn hạt nhân.

Mẫu ngư lôi 53 - 61 trong phòng huấn luyện chiến đấu.


Lạnh gáy với kho ngư lôi 'khủng' của Nga (II)

Ngư lôi là vũ khí đa nhiệm quan trọng của lực lượng hải quân, ngư lôi là vũ khí chủ đạo để diệt các mục tiêu dưới nước, trên mặt nước và các căn cứ quân sự ven biển của đối phương.

Ngư lôi 53-58
Đây là ngư lôi phóng theo đường ngắm thẳng mang đầu đạn hạt nhân. Phát triển ngư ngôi bắn thẳng với đầu đạn hạt nhân T-5 được NII-400 (SNII – Gidropribor) bắt đầu vào năm 1953.
Lần thử nghiệm thứ 1 được triển khai trên bãi thử Semipalatinsk và ngày 19.10.1955. Thử nghiệm không thành công, khối nổ mồi không kích nổ đầu đạn hạt nhân (đây cũng là trường hợp duy nhất của lịch sử thử đầu đạn hạt nhân Xô viết).
Khi tiến hành thử nghiệm ngư lôi trên hồ Ladozh khi bắn 15 quả đạn thì có 4 quả ngư lôi không đi hết được đoạn đường đến mục tiêu và nổ sớm, do công tắc thủy tĩnh hoạt động sớm. Lỗi kỹ thuật do khoảng nhiệt độ hoạt động của đầu đạn là – 0 đến 25oC, do ngư lôi không được sấy ấm nên không hoạt động theo chương trình, khiếm khuyết nhanh chóng được loại bỏ. Theo chỉ lệnh của Bộ quốc phòng Liên bang, ngày 13.4.1955 trên bãi thử Newland tiến hành thử nghiệm ngư lôi T-5 mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Ở độ sâu 12 m vụ nổ đã đánh chìm tàu ngầm quét mìn mục tiêu mẫu 253 .

Ngư lôi 53-58.
Ngư lôi SAET 60/60M
Ngư lôi chống tàu tự dẫn thủy âm động cơ điện có tầm hoạt động xa được phát triển bởi Cơ quan thiết kế của nhà máy "Dvigatrel” đồng phối hợp với Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm khoa học công nghệ NII-400 ( ngày nay là SNII Gidropribor) Chỉ huy trưởng thiết kế P.V.Matveev. Ngư lôi bắt đầu được nghiên cứu thiết kế từ năm 1957 được đưa vào biên chế vào tháng 2.1960. Ngư lôi nâng cấp SAET-60M được đưa vào biên chế vào năm 1969. Sản xuất theo dây chuyền tại nhà máy Dagdisel thành phố Kaspiisk, nước cộng hòa Daghestan.

Ngư lôi SAET 60/60M.
Ngư lôi USET-80/80K
Ngư lôi đa dụng tự dẫn động cơ điện USET-80 là ngư lôi được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm HII " Gidropribor” kết quả của việc nghiên cứu thiết kế trong một cuộc cạnh tranh phát triển ngư lôi UST được lực lượng hải quân nêu lên vào năm 1964 và kết thúc vào năm 1975. Sau một thời gian dài nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm, ngư lôi UST-A Tamga dưới mã hiệu USET-80 được đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân Xô viết vào năm 1980.
Sau khi nhận vào biên chế, trong quá trình khai thác sử dụng, Hải quân đã vấp phải nhiều lần bắn trượt khi thực hành tác chiến tại Hạm đội Biển Bắc. Thực tế do điều kiện thử nghiệm ở khu vực Biển đen, nước sâu, các đầu tự dẫn Vodopad (Thác nước) cho phép bán kính vòng tìm kiếm mục tiêu là đối với những tàu ngầm không thay đổi quỹ đạo, không luồn lách. Nhưng khi thực hành trên Biển Bắc, đặc biệt là khu vực có vùng nước nông, kết quả phát bắn không được tin cậy.
Vào năm 1988, trên ngư lôi USET-80 lắp đặt các đầu dẫn mới Keramida, ngư lôi được đưa vào biên chế cho lực lượng hải quân vào năm 1989 dưới mã hiệu là USET-80, ngư lôi được sản xuất trên dây chuyền tại nhà máy Dagdisen (thành phố Kasnii, nước cộng hòa Daghestan.

Ngư lôi УСЭТ-80.
Ngư lôi UST
Ngư lôi tự dẫn UST là ngư lôi tự dẫn theo dự án 1964. Theo cuộc đua sản xuất ngư lôi kiểu UST tự dẫn đa nhiệm. Các nhà chế tạo đã nghiên cứu 2 mẫu động cơ, đông cơ nhiệt và động cơ điện.
Ở độ sâu đến 600m, ngư lôi nhiệt năng hoạt động tốt hơn ngư lôi sử dụng động cơ điện năng, nhưng cũng có những thông tin cho rằng, không lâu nữa người Mỹ sẽ có những tàu ngầm có thể lặn đến độ sâu 1.000m, do đó các ngư lôi sử dụng động cơ điện đã thắng thế. Nguồn điện sử dụng cho động cơ là các bình ắc quy kiểu lắp đặt trên ngư lôi Mk-44 của Mỹ, sử dụng phản ứng giữa nước biển và các chất hóa học để sinh điện (BXIT).
Ngư lôi UST được phát triển tại cơ quan nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ SNII Gidropribor kết thúc vào năm 1975, với thành quả là ngư lôi USET-80.
Ngư lôi TEST 71/71M
Ngư lôi chống ngầm điều khiển bằng sonar, radar động cơ điện, đầu tự dẫn mẫu thiết kế Test 71M được phát triển bởi SNII-173 (SNIIAG) và SNII Gidropribor theo dự án chế tạo ngư lôi Delphin-2.
Nhiệm vụ của HIP bao gồm lắp đặt hệ thống điều khiển radar-sonar cho ngư lôi tự dẫn SET – 65. Thử nghiệm hệ thống điều khiển ngư lôi Delphin -2 được triển khai trên biển Ban Tích và hồ Ladozd. Ngư lôi và hệ thống điều khiển Delphin – 2 được đưa vào biên chế với mã hiệu TEST 71 và KTU-71 vào năm 1971. Sau này ngư lôi được cải tiến thành ngư lôi TEST – 71M. Mẫu nâng cấp TEST – 71ME-HK đa dụng và có thể sử dụng cho tất cả các loại tàu mang ngư lôi.


Ngư lôi Shkval VA 'Cơn gió giật'
Shkval VA-111 (tiếng Nga: шквал – nghĩa là Cơn gió giật) là một trong những loại ngư lôi-tên lửa ứng dụng công nghệ siêu khoang và động cơ phản lực để đạt được tốc độ “kinh hoàng” là 200 hải lý, tương đương với 370km/h. Cho đến nay, Shkval vẫn chưa có đối thủ nhờ công nghệ siêu khoang rất đặc biệt là nhiên liệu cháy sử dụng trong môi trường nước.
Ngư lôi siêu khoang được bắt đầu nghiên cứu phát triển vào những năm 1960. Ngày 29/11/1977 quyết định của Hội Đồng Bộ trưởng Liên Xô đưa tổ hợp chống ngầm "Gió giật/Shkval" với Ngư lôi M-5 vào trang bị cho Hải Quân Liên Xô, tổ hợp nhận được mã hiệu VA-111.

Siêu ngư lôi 'Cơn gió giật'.
Phần đầu của tên lửa – ngư lôi được đặt một thiết bị đặc biệt, máy tạo khoang bọt khí. Đó là một miếng kim loại dầy có hình elip được mài sắc cạnh. Thiết bị tạo bọt có góc nghiêng với trục của ngư lôi, trên mặt cắt ngang có hình tròn, để tạo góc nâng cho tên lửa - ngư lôi. Phía đuôi lực nâng được tạo ra bởi cánh đuôi.
Khi đạt tốc độ đến 80m/s ở sát cạnh của tấm tạo bọt, khí đạt cường độ cao đến mức tạo thành bọt khí khổng lồ bao trùm toàn bộ ngư lôi, do đó lực cản thủy năng giảm xuống rõ rệt. Nhưng trên thực tế, một thiết bị tạo bọt không đủ, do đó trên đầu của tên lửa – ngư lôi có những lỗ-ống dẫn khí tạo bọt, bọt khí được tạo ra bởi một máy nguồn tăng khí ga. Điều đó cho phép tăng khối bọt khí và và quả bong bóng bao trùm toàn bộ thân của tên lửa – ngư lôi. Từ mũi đến động cơ phản lực đuôi tên lửa.
Người Mỹ gọi Shkval là 'sát thủ' tầu sân bay và tuần dương. Và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của tên lửa – ngư lôi Shkval VA-111. Nó có thể diệt 1 tàu sân bay hoặc một cụm tàu sân bay nếu như được lắp đầu đạn hạt nhân. Thoát khỏi hoặc tự vệ chống lại Shkval là hoàn toàn không thể, trong vòng 100s tên lửa-ngư lôi bay đến mục tiêu.
Không có một tàu tuần dương hoặc một tàu ngầm nào có khả năng quay vòng hoặc né tránh, giảm tốc độ hay khởi động ngư lôi đánh chặn, trong trường hợp có độ lệch thì sai số của ngư lôi là 15 đến 20 m, nhưng với đương lượng thuốc nổ mạnh 210 kg có trong đầu đạn, đặc biệt khi bị tấn công bằng 2 đầu đạn đồng thời, số phận chiến hạm coi như đã an bài.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Barak 8 sẽ “khắc chế” sát thủ diệt hạm Yakhont?

(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Israel kỳ vọng tên lửa đối không tầm trung Barak 8 có thể đối phó hiệu quả với tên lửa hành trình siêu thanh P-800 Yakhont của Syria.



Theo tờ Israel Hayom, sau nhiều năm trì hoãn Hải quân Israel đang bắt đầu lắp đặt hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Barak 8 lên tàu chiến. Dự kiến, hệ thống này sẽ chính thức đưa vào hoạt động trong vài tháng tới.
Đây được xem là một trong những giải pháp của Israel nhằm đối phó với “sát thủ diệt hạm” siêu thanh P-800 Yakhont có trong biên chế của Hải quân Syria. Loại tên lửa được đánh giá là một trong những vũ khí chống tàu mặt nước “đáng sợ” nhất thế giới với tốc độ hành trình siêu thanh, tầm bắn cực xa, quỹ đạo bay hỗn hợp.
P-800 Yakhont là loại đạn tên lửa diệt hạm trang bị cho hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P của Syria.

Barak 8 do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Israel (IAI) hợp tác phát triển, kinh phí dự án 350 triệu USD chia đều cho 2 bên.
Tên lửa được phát triển dựa trên nền tảng loại tầm ngắn Barak 1 và dự kiến trang bị đầu tự dẫn mạnh hơn, tầm bắn xa hơn với khả năng tác chiến tương đương tên lửa tầm trung RIM-162 ESSM và SM-2 của Mỹ.
IAI miêu tả Barak 8 là “hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tầm xa, tiến tiến” với đặc điểm chính gồm: tầm bắn xa; trang bị đầu tự dẫn radar chủ động; phóng thẳng đứng; tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng lúc.
Barak 8 được thiết kế để đối phó với nhiều mối nguy hiểm trên không giống như: tên lửa hành trình chống tàu, máy bay có người lái và không người lái.
Đạn tên lửa tầm trung Barak 8.

Đạn tên lửa Barak 8 dài 4,5m, đường kính thân 0,54m và sải cánh 0,94m và trọng lượng 275kg với đầu nổ 60kg.
Đạn được trang bị 2 tầng động cơ đẩy không khói, cho phép đạt tầm bắn tối đa 70km, độ cao diệt mục tiêu 16km, tốc độ hành trình Mach 2, giúp đánh chặn mục tiêu cơ động cao. Đạn tên lửa có thể tăng tầm đánh chặn mục tiêu nếu lắp thêm động cơ đẩy tăng cường.
Về phương thức dẫn đường, sau khi phóng tên lửa liên tục cập nhật thông tin dữ liệu mục tiêu từ tàu phóng qua kênh liên kết để hiệu chỉnh đường bay, ở pha cuối tên lửa sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động để tự “tìm – diệt” mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.
Khi kết hợp với hệ thống radar bám bắt và điều khiển hỏa lực đa năng (giống như hệ thống radar mạng pha MF-STAR trên tàu khu trục lớp Kolkata Project 15 Ấn Độ), Barak 8 có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc trước một cuộc tấn công dồn dập. Thậm chí, hệ thống radar này có thể bao quát khu vực 360 độ và cho phép đánh chặn tên lửa địch ở cự ly cách 500m tính từ tàu.
Với Barak 8, Israel có thể tạm yên tâm bảo vệ tàu chiến lớn nhất hải quân nước này, Sa'ar 5.

Barak 8 thiết kế để phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) cấu kết 8 ống có tổng trọng lượng 1,7 tấn. Nhà thiết kế hệ thống “quảng cáo” rằng, Barak 8 có thể để dàng tích hợp mang phóng trên tàu chiến cỡ nhỏ.
Cũng theo tờ Israel Hayom, Barak 8 sẽ được tích hợp lên tàu chiến lớn nhất Hải quân Israel – hộ vệ tàng hình lớp Sa’ar 5 có lượng giãn nước toàn tải 1.227 tấn, dài 85,64m.
Hiện nay, Sa’ar 5 được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm ngắn Barak 1 tuy có thể đánh chặn tên lửa nhưng chỉ hữu hiệu ở tầm gần (10-12km). Trong tác chiến chống tàu, nó mang được 8 tên lửa hành trình Harpoon và ngư lôi hạng nhẹ 324mm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa "Quả chùy"-biểu tượng quyền lực của nước Nga

(ĐVO) - Trong bộ ba hạt nhân (hải-lục-không quân), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) cùng với tàu ngầm chiến lược luôn là vũ khí có khả năng triển khai bí mật và khó bị ngăn chặn nhất. Chỉ với một tàu ngầm hạt nhân chiến lược và toàn bộ SLBM mang theo khi phóng lên đủ để phá hủy hoàn toàn một quốc gia. Chính vì lý do đó, tất các cường quốc trong Câu lạc bộ hạt nhân đều đã và đang phát triển vũ khí có tầm chiến lược này.



Nga cũng không là ngoại lệ. Cùng với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-12M Topol, RS-24 Yars, máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, Tu-160 mang tên lửa hành trình hạt nhân, SLBM Bulava được coi là một thành phần quan trọng trong khả năng răn đe hạt nhân của Nga. Bản thân tên gọi Bulava – Quả chùy cùng với đại bàng hai đầu được coi là biểu tượng quyền lực của nước Nga.

Thiết kế là vũ khí chủ lực của tàu ngầm nguyên tử thế hệ 4 – Đồ án 955/955M Borey, trước khi được lên kế hoạch tiếp nhận chính thức vào biên chế hải quân Nga dự kiến trong năm 2013, quá trình phát triển Bulava với nhiều đặc tính có một không hai trên thế giới cũng gặp không ít thăng trầm.

“Sinh ra trong khó khăn”

Là sản phẩm của Viện Nhiệt hóa Moscow và tổng công trình sư Yury Solomonov, nơi phát triển ICBM Topol-M và Yars, Bulava được thiết kế từ cuối thập kỷ 1990 để thay thế SLBM sử dụng nhiên liệu rắn R-39 Rif trang bị trên tàu ngầm nguyên tử lớp Typhoon.

Ra đời vào thời điểm Liên Xô tan rã, nước Nga cũng đang trong giai đoạn khó khăn về tài chính, cũng như công nghệ (Sau khi Liên Xô tan rã, Nga không tự chế tạo được nhiều công nghệ do nơi phát triển và chế tạo chúng nằm trên lãnh thổ các nước SNG) nên quá trình phát triển Bulava gặp không ít trở ngại.
Tàu ngầm lớp Borey - phương tiện vận chuyển chiến lược của SLBM Bulava. Tính tới năm 2013, Nga đã tổ chức phóng thử 19 lần tên lửa Bulva thì có 7 lần thất bại với nguyên nhân chủ yếu là thiếu sót kỹ thuật và chất lượng của linh kiện lắp ráp tên lửa. Cần nhấn mạn rằng, mỗi SLBM được cấu thành từ hàng vạn chi tiết, nếu không có quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, vũ khí công nghệ cao này chắc chắn sẽ gặp vấn đề.

Sau các vụ thử thất bại liên tiếp, cuối năm 2009, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định tạm hoãn chương trình phát triển Bulava để rà soát lại thiết kế và quy trình chế tạo đạn tên lửa này. Nhờ việc ra soát này, chỉ sau 2 vụ phóng thử thất bại trong năm 2009, các vụ thử Bulava sau đó đã thành công mỹ mãn.

Điểm khác biệt trong quá trình phát triển SLBM Bulava là nó được thực hiện song song với việc phát triển phương tiện chuyên chở nó là tàu ngầm lớp Borey. Do vẫn trong quá trình phát triển, Hải quân Nga đã phải hoán cải tàu ngầm lớp Typhoon Dmitri Donskoy để làm bệ phóng thử Bulava.

Tới tận năm 2011, Bulava mới được phóng trên tàu ngầm lớp Borey đầu tiên Yury Dolgoruky. Dự kiến, cả Bulava và tàu ngầm Yury Dolgoruky sẽ được tiếp nhận vào biên chế Hải quân Nga ngay trong năm 2013.
Trong chương trình mua sắm vũ khí quốc gia tới năm 2020, Nga dự kiến sẽ đóng mới 8 tàu ngầm lớp Borey (3 chiếc Đồ án 955 với 16 ống phóng Bulava và 5 chiếc thuộc Đồ án 955M với 20 ống phóng).

Những điểm đặc biệt của SLBM “Quả chùy”

Vì cùng là sản phẩm của Viện Nhiệt học Moscow, trước khi ra mắt, nhiều chuyên gia nhận định Bulava sẽ là phiên bản hải quân của Topol-M, nhưng thực tế, Bulava chỉ ứng dụng một số công nghệ áp dụng trên Topol-M với thiết kế độc đáo 3 tầng phóng: 2 tầng đầu sử dụng nhiên liệu rắn, còn tầng 3 là nhiên liệu lỏng.

Thiết kế kết hợp này cho phép Bulava tận dụng được khả năng tăng tốc nhanh, bộc lộ nhiệt thấp của tầng phóng nhiên liệu rắn và khả năng tuy biến lực đẩy của tầng nhiên liệu lỏng cho phép đầu đạn tên lửa có quỹ đạo bay phức tạp, khó bị đánh chặn. Hệ thống dẫn đường của Bulava tương tự như Topol-M sử dụng hỗn hợp quán tính, đạo hàng hình sao và hiệu chỉnh vệ tinh.

SLBM Bulava có chiều dài thân đạt 12,1m (có mang đầu đạn), đường kính thân 2m và trọng lượng đủ tải đạt 36,8 tấn với tầm bắn tối đa tới 8.300km. Tuy nhiên, trong các vụ phóng thử, Bulava có thể đạt tầm bắn tới 9.000km.
Quỹ đạo bay của SLBM Bulava. Tiếp nữa, do thiết kế bệ phóng dạng nằm nghiêng, việc phóng tên lửa Bulava có thể được thực hiện ngay khi tàu ngầm đang di chuyển ở độ sâu 50m. Điều này giúp tàu ngầm có thể chủ động được vị trí phóng và cơ động ngay sau khi phóng

Như đa số các dòng SBLM khác, Bulava được thiết kế mang đa đầu đạn dạng MIRV có thể tự cơ động quỹ đạo ở pha cuối với số lượng mang theo từ 3 đến 8 đầu đạn. Sức công phá của mỗi đầu đạn này dao động 100-150 Kilotone và sai số đường tròn đồng tâm (CEP) ở tầm bắn tối đa khoảng 200-250m.
Điểm khác biệt của MIRV trang bị trên SLBM Bulava so với SLBM của Mỹ là việc bản thân các MIRV Nga thiết kế là các tên lửa hành trình có khả năng tự thay đổi độ cao và quỹ đạo làm lá chắn tên lửa của đối phương mất dấu, còn MIRV của Mỹ là được định trước quỹ đạo tấn công tiêu dù có thể bị bắn chặn một vài đầu đạn con.

Ngoài ra, SLBM Bulava còn được thiết kế mang một đầu đạn đơn nhất có sức công phá 500 Kilotone (tương tự như thiết kế của Topol-M) để tấn công các mục tiêu kiên cố như bongkee hay hầm ngầm đặt sâu dưới lòng đất.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Kh-55: tên lửa đối đất đáng sợ nhất thế giới

(Kienthuc.net.vn) - Kh-55 là tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ trên không có tầm bắn lên đến 3.000km và mang theo đầu đạn hạt nhân.



Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Không quân Liên Xô có phần lép vế so với Không quân Mỹ. Quân đội Liên Xô cần một vũ khí phóng từ trên không để có thể khắc chế sức mạnh quân sự của Mỹ. Phòng thiết kế Raduga được chính phủ Liên Xô giao trọng trách phát triển tên lửa hành trình mới vào năm 1971 có thể răn đe Mỹ và các đồng minh.
Nhóm thiết kế đã lựa chọn giải pháp thiết kế tên lửa có tốc độ cận âm vừa đảm bảo được tính hiệu quả vừa có chi phí thấp hơn so với phát triển tên lửa siêu âm, giảm những rủi ro trong quá trình phát triển. Tên lửa mới được chỉ định Kh-55 hay X-55 theo phiên âm tiếng Nga (NATO định danh là AS-15 Kent) được bắn thử nghiệm lần đầu năm 1976.
Tên lửa hành trình không đối đất chiến lược Kh-55 đời đầu.

Kh-55 có thiết kế khí động học tương tự như tên lửa hành trình nổi tiếng Tomahawk của Mỹ với thân hình trụ, 2 cánh ổn định sẽ bật ra sau khi phóng.
Tên lửa có chiều dài 6,04m, đường kính thân 0,514m, sải cánh 3m, trọng lượng phóng 1,21 tấn, trang bị đầu đạn thông thường nặng 400kg hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật 250 kiloton.
Tên lửa Kh-55 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt R95-300 ở phía dưới bụng phía sau đuôi tên lửa. Động cơ này được xem là một thành phần quan trọng của các công nghệ trên tên lửa Kh-55.
Đây là một loại động cơ phản lực cánh quạt nhỏ gọn, hiệu quả và rất tiết kiệm nhiên liệu trong khi cho lực đẩy tương đối lớn. Động cơ này có chiều dài chỉ 850mm, đường kính 330mm, trên thế giới chưa có loại động cơ nào tương tự.
Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính, cập nhật thông số về mục tiêu thông qua liên kết dữ liệu. Ở pha cuối, tên lửa có thể sử dụng radar chủ động để tìm kiếm mục tiêu và tấn công hoặc sử dụng cảm biến hình ảnh theo công nghệ so sánh hình ảnh tương phản về khu vực mục tiêu được lưu trong bộ nhớ của tên lửa.
Công nghệ dẫn hướng này cho phép tên lửa tấn công mục tiêu với độ chính xác khá cao, bán kính lệch mục tiêu CEP của Kh-55 khoảng 15m, tầm bắn của Kh-55 khoảng 2.500km.
Kh-55 được chấp nhận vào trang bị từ năm 1984 nó được phóng từ các loại máy bay ném bom chiến lược của Nga như: Tu-95MS, Tu-22, Tu-160 và sau này là cả cường kích Su-34.
Biến thể Kh-55SM với 2 thùng nhiên liệu hình tứ giác.

Ngay khi Kh-55 được chấp nhận vào trang bị, nhóm thiết kế của Raduga đã phát triển biến thể nâng cấp Kh-55MS. Biến thể mới được bổ sung thêm 2 thùng nhiên liệu hình tứ giác ở 2 bên hông tên lửa, động cơ cải tiến với hiệu suất tốt hơn. Điểm nổi bật của Kh-55MS là được trang bị công nghệ dẫn hướng rất tinh vi hơn.
Tên lửa được trang bị một máy tính kỹ thuật số sử dụng bộ lọc dữ liệu Kalman với một bản đồ kỹ thuật số, radar đo độ cao các bộ phận cấu thành này cho phép tên lửa sử dụng công nghệ dẫn hướng kiểu TERCOM (men theo địa hình). Ở pha cuối, tên lửa sử dụng công nghệ dẫn hướng so sánh hình ảnh tương phản kỹ thuật số DSMAC cùng với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GLONASS.
Công nghệ dẫn hướng này cho phép tên lửa có độ chính xác rất cao, CEP của Kh-55MS dưới 5m, khả năng này tương đương với BGM-109 Tomahawk của Mỹ trong khi tầm bắn đạt 3.000km vượt xa hơn nhiều so với Tomahawk và trở thành loại tên lửa phóng trên không có tầm bắn xa nhất thế giới.
Ngoài các biến thể Kh-55/Kh-55MS dùng cho Quân đội Nga, có 2 biến thể được phát triển cho xuất khẩu bao gồm Kh-65SE có tầm bắn 600km theo điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân tầm trung INF được ký kết giữa Mỹ-Liên Xô vào năm 1987. Một biến thể xuất khẩu khác là Kh-SD được giới thiệu vào năm 1995, có tầm bắn khoảng 300km.
Tu-160 phóng tên lửa hành trình chiến lược Kh-55.

Những năm 1990, Raduga tiếp tục phát triển một biến thể hiện đại hơn của Kh-55MS được chỉ định là Kh-101/102, trong đó Kh-101 được trang bị đầu đạn thông thường nặng 400kg còn Kh-102 được trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Kh-101/102 được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao, thân tên lửa hình oval thay vì hình trụ như nguyên bản. Tên lửa có kích thước lớn hơn, dài hơn trang bị công nghệ dẫn hướng tinh vi hơn, dự kiến tên lửa có tầm bắn khoảng 5.000km sẽ đi vào phục vụ trong biên chế Không quân Nga vào cuối năm 2013.
Khi Kh-101/102 đi vào biên chế nó có thể soán ngôi Tomahawk và trở thành loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất tối tân nhất thế giới ở mọi chỉ số.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga - Ấn: 1.000 tên lửa BrahMos sẽ “dành cho bạn bè”

Thứ tư 31/07/2013 12:21
ANTĐ - Ngày 30-7, ông Sivathanu Pillai, chủ tịch liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace, cho biết, có 14 quốc gia bày tỏ quan tâm việc mua các phiên bản tên lửa BrahMos, do Nga và Ấn Độ liên danh sản xuất.





Loại tên lửa này đã thu hút được sự quan tâm của thế giới, chủ yếu là do chúng có thể được sử dụng cho nhiều bệ phóng khác nhau, với tầm bắn lên đến 290km và có giá thấp.
“Có rất nhiều cơ hội xuất khẩu, với khoảng 14 nước đã bày tỏ quan tâm đến tên lửa. Tuy nhiên, còn có những vấn đề cần phải bàn như lợi ích an ninh của đất nước và phiên bản nào có thể được xuất khẩu”, ông Sivathanu Pillai cho biết, bên lề Hội nghị liên danh công nghiệp BrahMos diễn ra tại thành phố Hyderabad.
Nga, nước nắm giữ 49,5% cổ phần tại liên danh, đã bày tỏ sẵn sàng cho phép xuất khẩu loại tên lửa này tới một số nước, trong khi Ấn Độ vẫn chưa có bất kỳ quyết định nào.
Ông Pillai còn cho biết, liên danh đã nhận được các đơn hàng đặt mua các phiên bản khác nhau của tên lửa BrahMos từ Hải quân, Không quân và Lục quân Ấn Độ, với trị giá lên đến 250 tỷ rupi (4,2 tỷ USD).

BrahMos có thể được trang bị trên các máy bay dòng Su (Ảnh: Su-30MKI của Ấn Độ)


Hiện tại, liên danh này đã bắt đầu bàn giao tên lửa cho Lục quân và Hải quân Ấn Độ, trong khi đó, phiên bản cải tiến trang bị trên máy bay chiến đấu Su-30MKI, hiện đang được phát và sẽ bàn giao cho Không quân vào năm 2015.
“Do kích thước và trọng lượng của tên lửa, nên chúng tôi sẽ chỉ trang bị cho mỗi chiếc máy bay chiến đấu 1 quả tên lửa. Đến cuối năm nay, chúng tôi sẽ phóng thử từ máy bay loại tên lửa mô phỏng (không có nhiên liệu đẩy) và đến giữa năm tới chúng tôi sẽ phóng thử thực sự loại tên lửa này. Chúng tôi sẽ sẵn sàng trang bị cho Không quân Ấn Độ vào năm 2015”, ông Pillai cho biết.
Phát biểu tại hội nghị, cựu Tổng thống Ấn Độ A.P.J. Abdul Kalam cũng cho biết rằng, nhiều nước đang bày tỏ quan tâm đến tên lửa và cho rằng, Ấn Độ và Nga cần phải tận dụng cơ hội này để xuất khẩu sang một số nước có lựa chọn và thân thiện.

Tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos


Ông còn lạc quan cho rằng, tổng giá trị các đơn hàng đặt mua tên lửa BrahMos sẽ tăng từ 7 tỷ USD lên 10 tỷ USD vào năm 2015.
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay hay các hệ thống tên lửa bờ đối hạm.
Tên lửa có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 290km, đạt vận tốc 2,5-2,8 Mach, tức là nhanh hơn 3,5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ.
Ấn Độ và Nga có kế hoạch sẽ chế tạo 2.000 tên lửa siêu thanh BrahMos, trong vòng 10 năm tới và 50% trong số đó, sẽ được dùng để xuất khẩu cho các nước đồng minh và bạn bè.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Myanmar sở hữu “sát thủ diệt hạm” tương đương Yakhont

(Kienthuc.net.vn) - Theo nguồn tin quân sự Trung Quốc, có thể Hải quân Myanmar đã mua một lô tên lửa hành trình chống tàu tầm xa C-602 do nước này sản xuất.



Tạp chí quốc phòng Khán Hòa dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quân sự Trung quốc, tên lửa hành trình chống tàu C-602 có tầm phóng 280 km đã được xuất khẩu và có khả năng quốc gia nhập khẩu là Myanmar.
Nếu thực sự Myanmar mua loại tên lửa này thì điều này sẽ đưa Hải quân Myanmar lên vị trí hàng đầu khu vực trong tác chiến chống tàu mặt nước. Với tầm phóng lên tới 280km, C-602 gần ngang ngửa tầm bắn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont (tầm phóng 300km) có mặt trong biên chế Hải quân Việt Nam và Indonesia.
Tên lửa hành trình chống tàu tầm xa C-602.

Cũng theo Khán Hòa, trên thực tế sức mạnh công nghiệp quân sự của Myanmar tương đối mạnh trong khu vực Đông Nam Á. Với tốc độ mở cửa nhanh, một số bí mật quân sự của Myanmar cũng đã được hé mở.
Từ những bức ảnh vệ tinh có thể thấy, phần lớn các tàu mặt nước của Hải quân Myanmar đều là tàu do nhà máy trong nước tự đóng. Hai tàu hộ vệ lớn nhất nước này F11 và F12 được biên chế phục vụ vào các năm 2009 và 2012 đều được trang bị sân đỗ cho trực thăng, phân tích từ kích thước của ảnh vệ tinh có thể thấy được lượng giãn nước của các tàu này gần 3.000 tấn. Loại tàu hộ vệ tên lửa này được trang bị nhiều hệ thống do Trung Quốc sản xuất như radar.
Gây tranh cãi nhất là tên lửa chống tàu trên 2 hộ vệ hạm F11/12. Theo một số hình ảnh, ở giữa thân tàu xuất hiện một bệ 4 ống phóng nhưng không rõ loại đạn chứa bên trong. Theo báo Nga đây là loại tên lửa chống tàu cận âm Kh-35 do Nga chế tạo, có tầm phóng 130 km.
Nhưng các chuyên gia của Tạp chí Khán Hòa cho rằng, đây là tên lửa hành trình chống tàu C-602 của Trung Quốc. Tại sao lại có đánh giá này?
Đầu tiên tàu mặt nước loại lớn có lượng giãn nước gần 3.000 tấn, nếu trang bị tên lửa Kh-35 thì phải là dàn 8 ống. Bên cạnh đó, độ dài của tên lửa C-602 là 6,1 m, còn độ dài của Kh-35 là 3,85 m nhưng trên tàu chỉ trang bị 4 ống phóng là đủ cơ sở để thấy rằng đây là tên lửa chống tàu loại lớn. Như tàu khu trục tên lửa loại 7.000 tấn Type 052C lớp Lan Châu cũng chỉ trang bị 8 quả tên lửa C-602.
Tàu hộ vệ thế hệ mới F12 của Hải quân Myanmar.

Tiếp nữa là bất kỳ loại tàu chiến nào cũng cần phải trang bị tên lửa và radar điều khiển hỏa lực đồng bộ. Trong khi theo các hình ảnh tàu chiến Myanmar thì không phát hiện được radar điều khiển hỏa lực phù hợp với Kh35 trên tàu này, những bức ảnh trên mạng cho thấy hầu như hệ thống radar có “màu sắc” Trung Quốc.
Nhà máy đóng tàu Hải quân Myanmar dường như còn đang đóng một loại tàu cao tốc tên lửa tảng hình hiện đại, tương đối giống với tàu cao tốc tên lửa tảng hình loại 500 tấn mà năm ngoái Trung Quốc bàn giao cho Pakistan.
Hiện nay chỉ có 1 tàu mang số hiệu 491 nó cũng có nhiều màu sắc của Trung Quốc. Việc lựa chọn tên lửa có thể là C-802 (tầm phóng 120km), cũng có thể là C-802A (tầm phóng 180km).
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn Độ sắp nhận tên lửa đạn đạo siêu chính xác Prahaar

(Kienthuc.net.vn) - Cuối năm nay hoặc đầu năm tới Quân đội Ấn Độ sẽ chính thức tiếp nhận tên lửa đạn đạo Prahaar siêu hạng có độ chính xác cực cao.



Theo Jane’s Defence, Bộ Quốc phòng Ấn Độ phối hợp cùng với Cơ quan Nghiên cứu Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) sẽ tiến hành kiểm tra cấp nhà nước đối với tên lửa đất đối đất chiến thuật tầm xa Prahaar do DRDO chế tạo.
Ngày 19/7/2013, vừa qua một hệ thống tên lửa Prahaar đã được đưa đến cơ sở kiểm tra tích hợp số III tại trường bắn Chandipur, bang Orissa.
Tại đây, hệ thống Prahaar sẽ được kiểm tra các tính năng và đánh giá một cách đầy đủ nhất xem hệ thống đã đạt yêu cầu để đưa vào sản xuất loạt hay chưa. Sau khi hoàn thành các công tác kiểm tra, tên lửa Prahaar sẽ được chuyển giao cho Quân đội Ấn Độ vào cuối năm 2013 hoặc đầu năm 2014.
Bệ phóng di động hệ thống Prahaar với 6 đạn tên lửa.

Prahaar là tên gọi hệ thống tên lửa đất đối đất chiến thuật tầm xa được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất như: Kho tàng, bến bãi, căn cứ quân sự các phương tiện chiến đấu trên mặt đất với độ chính xác rất cao.
Hệ thống được thiết kế với khả năng đảm đương cả hai vai trò là tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch và tên lửa chiến lược. Tên lửa được bố trí trên xe phóng cơ động với 6 tên lửa được bố trí trong các container kiêm ống bảo quản hình hộp.
Khi vào trạng thái chiến đấu, ống phóng được đưa lên vị trí thẳng đứng bằng 2 hệ thống thủy lực. Thời gian chuẩn bị chiến đấu của hệ thống chỉ mất khoảng 2-3 phút. Mỗi tên lửa trên hệ thống có thể nhắm các mục tiêu khác nhau.
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa nhiên liệu rắn được thiết kế tương tự như tên lửa đánh chặn tiên tiến AAD, hình dáng khí động học của 2 loại tên lửa này khá giống nhau. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính ở pha đầu và radar chủ động ở pha cuối. Tên lửa có độ chính xác rất cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ khoảng 10m.
Tên lửa có chiều dài 7,3m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 1,28 tấn, được trang bị đầu đạn nặng 200kg. Prahaar có tầm bắn 150km, nó được xem là một sự bổ sung và hoàn thiện cho năng lực tác chiến đối đất cấp chiến thuật - chiến dịch và chiến lược của Ấn Độ.
Prahaar được thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào ngày 27/11/2011 tại trường bắn Chandipur. Tên lửa đánh trúng mục tiêu trên vịnh Belgan ở cự ly 150km với độ chính xác dưới 10m. Tên lửa chỉ mất 250 giây để đạt phạm vi xa nhất của nó.
Bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến thuật Prahaar.

Ông Avinash Chander, Trưởng ban tên lửa và các hệ thống chiến lược của DRDO cho biết: “Prahaar sẽ lấp đầy khoảng trống giữa loại pháo phản lực bắn loạt Pinaka-I tầm bắn 45km và Pinaka-II tầm bắn 60km và tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prithvi tầm bắn 250km”.
Trước đó, ông Chander đã từng trao đổi với tờ Times of India rằng, sự có mặt của Prahaar sẽ cho phép tên lửa đạn đạo Prithvi rút khỏi vai trò tên lửa chiến thuật và cho phép mở rộng tầm bắn của nó.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ rút dần các tên lửa Prithvi để thay thế bằng Prahaaar trong vai trò tên lửa chiến thuật, Prahaar có khả năng tốt hơn, độ chính xác cao hơn”.
Mặc dù các hệ thống tên lửa chiến thuật - chiến dịch nói riêng và các hệ thống tên lửa khác nói chung của Ấn Độ thường phát triển muộn hơn so với người láng giềng Trung Quốc. Tuy vậy, các tên lửa của Ấn Độ thường có độ chính xác rất cao.
Độ chính xác cao của tên lửa là một lợi thế rất lớn trong việc tấn công các mục tiêu, vừa tạo được hiệu quả tiêu diệt mục tiêu tạo thế áp đảo về tâm lý ngay loạt đạn đầu tiên vừa tiết kiệm được chi phí. Mặt khác những hệ thống vũ khí nói chung của Ấn Độ đều do họ tự đầu tư nghiên cứu phát triển chứ không sao chép của nước ngoài để đốt cháy giai đoạn.
Sự thành công của Prahaar sẽ giúp Ấn Độ nâng cao đáng kể khả năng tác chiến đất đối đất của họ. Khả năng cơ động cao, thời gian triển khai chiến đấu nhanh, tên lửa có độ chính xác rất cao Prahaar là một thách thức lớn đối với bất kỳ mục tiêu nào.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa đạn đạo RT-23–Vũ khí có một không hai của Nga

(ĐVO) - Trong chiến trạnh Lạnh, cuộc chạy đua giữa hai siêu cường Nga, Mỹ đã cho ra mắt nhiều tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) độc đáo, có tính hủy diệt cao. Trong khi Mỹ tập trung vào phát triển các tổ hợp ICBM giếng phóng đặt trong các boongke kiên cố chịu được các đợt tấn công phủ đầu, thì Nga lại thiên về phát triển các dòng ICBM cơ động có tính dã chiến cao. Một trong những thứ vũ khí như vậy đã làm cho Mỹ đau đầu vì không thể xác định được nó nằm ở đâu và khi nào sẽ khai hỏa dù có mạng lưới vệ tinh trinh sát hoạt động hằng ngày, hằng giờ trên bầu trời Liên bang Xô Viết, là ICBM đặt trên tàu hỏa RT-23 Molodets (tên mã NATO là SS-24 Scalpel).



Sản phẩm ICBM của Viện thiết kế Yuzhnoye này không có sản phẩm tương tự trên thế giới và Mỹ đã phải thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược lần 2 (START II) để yêu cầu Nga loại bỏ và hạn chế phát triển dòng vũ khí có chức năng tương tự.

Cơ động là yếu tố mang tính sống còn

Lợi thế của các ICBM bệ phóng là không thể phủ nhận. Do được triển khai trực tiếp trên mặt đất, ICBM phiên bản giếng phóng thường không bị nhiều hạn chế về trọng lượng, kích thước và có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân hơn các phiên bản ICBM khác. Tuy nhiên, điểm yếu chí tử của ICBM dạng này là các trận địa nằm cố định, khi bị đối phương phát hiện thì nó sẽ là mục tiêu bị tấn công phủ đầu trước tiên. Dù có được gia cố vững chắc đến đâu nhưng xác suất bị tiêu diệt hay vô hiệu hóa vẫn rất cao (chỉ có xác suất sống trước một vài loạt phóng của đối phương).
ICBM RT-23 UTTKh đặt trên tàu hỏa. Từ trước tới nay, nhiều người thường biết tới các dòng ICBM cơ động của Nga đặt trên các xe đặc chủng có khả năng cơ động cao, nhưng thực tế, do là xe siêu trường, siêu trọng, các đơn vị này cũng vẫn phụ thuộc vào các trận địa cơ động có sẵn (ưu thế hơn phiên bản ICBM giếng phóng) và vẫn có khả năng bị vô hiệu hóa.

Trước thách thức trên, từ đầu những năm 1980, Nga đã bắt tay vào phát triển dòng ICBM với yêu cầu phải có tính cơ động cao và phù hợp để triển khai trong bất kỳ hoàn cảnh nào với bối cảnh là chiến tranh hạt nhân tổng lực.
Với những yêu cầu trên, Viện Thiết kế Yuzhnoye đã nhận được yêu cầu phát triển dòng ICBM có 3 tầng phóng sử dụng nhiên liệu rắn có kích thước phù hợp để đặt trên các toa chở chuyên dụng giống toa chở hàng đông lạnh của ngành đường sắt Nga.
Đây là một yêu cầu khó. Bản thân hệ thống phóng của ICBM rất phức tạp và chịu tải lớn. Ngoài ra, khoang phóng phải đảm bảo kín không để rò rỉ đồng vị phóng xạ (đối phương có thể phát hiện được từ vệ tinh) trong điều kiện hoạt động thông thường. Đây chính là tiền đề để ICBM RT-23 Molodets xuất hiện.

Sau khi xuất hiện và được triển khai từ năm 1987, ICBM RT-23 Molodets đã mang lại kết quả thành công ngoài mong đợi. Các “đoàn tàu ICBM” với hình dáng y hệt các đoàn tàu chở hàng hoạt động không nghỉ trong hệ thống đường sắt quy mô lớn của Nga. Các biện pháp theo dõi của Mỹ và Phương Tây đã bó tay với loại vũ khí này của Nga.
Các chuyên gia phân tích ảnh vệ tinh của Mỹ không thể tìm ra dấu vết các đoàn tàu hạt nhân của Nga bằng quang ảnh lẫn ảnh quang phổ (tìm dấu vết đồng vị phóng xạ) và nhiều phương pháp khác. Thậm chí, Mỹ đã tính tới kế hoạch triển khai các container hàng trá hình, trong lắp đặt các thiết bị giám sát tinh vi trà trộn vào hệ thống đường sắt Nga để theo dõi “đoàn tàu ICBM”, nhưng cũng bó tay.

Tổng cộng Liên Xô và sau này là Nga đã triển khai 56 đoàn tàu chở tên lửa RT-23UTTh và chúng chỉ bị “tiêu diệt” theo START II vào đầu năm 2000.

>> Ảnh: Tên lửa RT-23 của Nga khiến Mỹ và phương Tây bó tay



“Không chỉ chạy nhanh, mà còn mang nắm đấm thép”

Về nguyên lý hoạt động, ICBM RT-23 Molodets phiên bản hoạt động trên tàu hỏa cũng có nhiều sức mạnh tương tự như các dòng ICBM thông thường của quân đội Nga. ICBM phiên bản RT-23 UTTKh/SS-24V dài 23,3m (đã bao gồm đầu đạn), đường kính thân đạt 2,4m và có thể mang theo 5 đầu đạt hạt nhân có khả năng tự cơ động quỹ đạo MIRV với sức công phá 550 Kilotone/đầu đạn.

Để đảm bảo khả năng cung cấp lực đẩy cho tên lửa ở mọi địa hình phóng, RT-23 UTTKh có tầng phóng đầu tiên trang bị động cơ thay đổi véc-tơ lực đẩy giúp tối ưu gia tốc và giảm bộc lộ hồng ngoại khi phóng.
Ngoài ra, hệ thống giá đỡ đặc chủng ở khoang phóng (toa tàu) cho phép triển khai tên lửa ở trạng thái sẵn sàng phóng trong 15 phút. RT-23 UTTKh sử dụng phương thức phóng nguội, tên lửa được đẩy khỏi ống phóng rồi mới kích hoạt động cơ đẩy tự thân.

ICBM RT-23 UTTKh sử dụng phương thức dẫn đường quán tính có hiệu chỉnh pha giữa nhờ hệ thống đạo hàng hình sao giúp sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) ở tầm bắn tối đa (10.500km) chỉ là 500m (đối với vũ khí hạt nhân con số này hầu như không đáng kể vì mục đích của ICBM là đưa được đầu đạn sang lãnh thổ đối phương).
Tại sao đầu đạn hạt nhân lại được kích nổ khi ở độ cao thấp?

Đối với các vụ nổ hạt nhân có thể phân chia làm 3 trường hợp: Nổ trên độ cao lớn (trên 800m), nổ ở độ cao thấp (từ 800m tới 150m) và nổ trên mặt đất tại mục tiêu.

Khi nổ trên độ cao lớn hơn 800m vùng ảnh hưởng của vụ lớn, nhưng bán kính sát thương trực tiếp lại nhỏ do năng lượng nhiệt, sóng xung kích của vụ nổ bị phân tán trong môi trường. Còn đối với vụ nổ hạt nhân sát mặt đất, năng lượng của vụ nổ bị chính mặt đất hấp thụ nên bán kính sát thương cũng không lớn và chỉ được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu có chọn lọc.

Trong các thử nghiệm thực tế, sát thương lớn nhất do vụ nổ hạt nhân gây ra khi nó được kích nổ ở độ cao thấp. Khi vụ nổ xảy ra, sóng nhiệt di chuyển với tốc độ ánh sáng ngay lập tức lướt qua, đốt nóng vật trên đường đi và tạo ra hiệu ứng “nổ bỏng ngô” (toàn bộ các vật thể bị đốt cháy và bị bốc lên cao).
Tiếp đó, sóng xung kích của vụ nổ đi sau cuốn những vật thể nóng bỏng này theo và tạo ra cảnh tượng phá hủy khủng khiếp của các vụ nổ hạt nhân. Điển hình cho ví dụ này là hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki đều được kích nổ ở độ cao thấp trên dưới 100m
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc tự tin “khắc chế” siêu TSB Gerald R Ford

(Kienthuc.net.vn) - Quân đội Trung Quốc có khả năng đối phó tốt với siêu tàu sân bay USS Gerald R Ford của Hải quân Mỹ.



Đây là tuyên bố của chuyên gia phân tích quân sự tới từ Bắc Kinh Du Wenlong trong buổi phỏng vấn với tờ Nhân dân Nhật báo.
Siêu tàu sân bay lớp Gerald R Ford được chế tạo để thay thế tàu sân bay lớp Nimitz đang hoạt động. Theo nguồn tin từ Lầu Năm Góc, tàu sân bay USS Gerald R Ford lớn hơn so với tàu sân bay lớp Nimitz, lượng giãn nước lên tới 112.000 tấn.
Ngoài ra, nó có khả năng đáp ứng yêu cầu hoạt động của máy bay chiến đấu không người lái (như X-47B) tốt hơn, có thể thực hiện số lượng phi vụ không kích trong một ngày nhiều hơn tàu Nimizt chống lại các đối thủ tiềm tàng.
Trung Quốc tự tin có thể "vô hiệu hóa" siêu tàu sân bay USS Gerald R Ford (CVN-78).

Chuẩn Đô đốc Yin Zhou (Hải quân Trung Quốc) nói rằng, rất có khả năng tàu sân bay USS Gerald R Ford sẽ được triển khai đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo ông Yin, mặc dù vẫn chưa thể xác nhận liệu các tàu này có trang bị X-47B, nhưng chắc chắn nó sẽ được trang bị máy bay không người lái.
Ông Du Wenlong nói rằng, Quân đội Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp khác nhau để chống lại siêu tàu sân bay Gerald R Ford trong một cuộc xung đột tiềm năng.
“Đó là siêu tàu sân bay với khả năng không chiến mạnh mẽ và khả năng tàng hình, nhưng nó vẫn chỉ là tàu sân bay. Vì lý do này, USS Gerald R Ford vẫn có thể bị phát hiện khi trong tầm hoạt động của Quân đội Trung Quốc”, ông Du nói.
Du cho rằng cách tốt nhất để Quân đội Trung Quốc để giành chiến thắng một cuộc xung đột chống lại siêu tàu sân bay là bằng một cuộc tấn công điện tử.
Cũng theo ông Du, Hải quân Mỹ vẫn phải đối mặt với một số vấn đề kỹ thuật trước khi đưa máy bay chiến đấu không người lái đi vào hoạt động chiến đấu thực sự trên tàu sân bay.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cuộc săn mồi của tên lửa diệt hạm

(ĐVO) - Tên lửa diệt hạm thế hệ mới, độ chính xác cao xuất hiện vào những năm 60-70 của thế kỷ trước là sát thủ của các tàu hải quân.

Tổ hợp tên lửa phòng không cỡ nhỏ " Hạt dẻ " chống sát thủ diệt hạm Tên lửa diệt hạm thế hệ mới, độ chính xác cao xuất hiện vào những năm 60 -70 của thế kỷ trước, được phóng từ máy bay, tàu ngầm, tàu nổi và tổ hợp tên lửa ven biển, bay trên bề mặt sóng biển theo nguyên lý "bầy sói", là sát thủ của các tàu hải quân.
Các tên lửa diệt hạm lớp Harpoon, Exocet và Tomahawk là loại lớn nhất. Việc phát hiện chúng là rất khó khăn do bề mặt phản xạ tín hiệu nhỏ (nhỏ hơn so với máy bay), tốc độ cao (lên đến 600 m/s), bay siêu thấp (dưới 5m), khi đó rất ít tạp âm mặt biển.
Tên lửa diệt hạm lớp Harpoon Điều này đòi hỏi cần phát triển loại chiến hạm mới có trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tự vệ tầm gần, được sử dụng để tiêu diệt tên lửa diệt hạm với xác suất cao, bảo vệ các loại chiến hạm nhỏ khỏi những sát thủ trên.
Bài toán này đã được giải quyết bởi đội ngũ thiết kế dưới sự chỉ huy của thiết kế trưởng A.G.Shipunov, đã hợp tác với các tổ chức quốc phòng thiết kế thành công tổ hợp tên lửa phòng không cỡ nhỏ “Hạt dẻ".
Tổ hợp bao gồm các module điều khiển và chiến đấu Sự xuất hiện của tổ hợp pháo phòng không AK 630, OSA-M (phiên bản xuất khẩu là núi lửa "Phalanx", Sea Wolf) đã không giải quyết được vấn đề bảo vệ tàu chống lại tên lửa diệt hạm, vì nó không thể phát hiện, theo dõi hành trình tên lửa, tốc độ bắn xác suất trúng thấp, không đủ đạn và mất nhiều thời gian để nạp.
Trước đó đội ngũ phòng thiết kế dầy dạn kinh nghiệm đã phát triển tổ hợp tên lửa đại bác Tunguska cho bộ binh (được sản xuất hàng loạt từ năm 1982), cho phép tiêu diệt máy bay ở độ cao dưới 15m và trực thăng chiến đấu.
Tổ tợp tên lửa mới phát triển có độ chính xác cao gấp 3-4 lần và thời gian khởi động giảm 2 lần so với tổ hợp trước đó, cho phép tự động hóa quá trình tác chiến đảm bảo tiêu diệt sát thủ diệt tàu.
Để làm được điều đó đòi hỏi phải cải tiến trang bị vũ khí, nghiên cứu chế tạo thiết bị radar, thiết bị truyền dẫn quang tự động theo dõi mục tiêu, dẫn đường tên lửa và hệ thống phức hợp điều khiển hỏa lực.
Tổ hợp được thiết kế dạng module bao gồm một nhóm 1- 2 module điều khiển và 1- 6 module chiến đấu dựa trên hệ thống điều khiển phức hợp tạo ra hỏa lực mạnh, có khả năng tự động tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết với phạm vi đến 8km, độ cao lên đến 4km với xác suất tiêu diệt gần như tuyệt đối, điều mà tổ hợp tên lửa đơn lẻ và pháo binh không thể làm được.
Chiến hạm sẽ được bảo vệ đa hướng bằng cách tăng số lượng các module chiến đấu được điều khiển từ 1 module điều khiển duy nhất.
Do đó, việc sử dụng tổ hợp với 6 module chiến đấu trên tàu nổi cho phép trong 30s phát hiện cuộc tập kích của 18 tên lửa diệt tàu, tăng khả năng sống sót của tàu lên 5 lần.
Tổ hợp "Hạt dẻ" cho phép lực lượng Hải quân thực hiện nhiệm vụ tác chiến ở mức độ mới cao hơn, có vị trí đứng đầu thế giới trong lớp vũ khí loại này.
Tổ hợp tên lửa “Hạt dẻ” được khởi động nghiên cứu năm 1980, hoàn thành vào năm 1986. Từ năm 1987 tổ hợp được đưa lên các tàu Hải quân Nga, chính thức trang bị vào năm 1988.
AntonRTI (Tổng hợp)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Việt Nam mua thêm tên lửa diệt hạm Uran-E của Nga

(Soha.vn) - Một lô tên lửa diệt hạm mới 3M-24E sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam vào năm 2015 trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 59,4 triệu USD.

Hãng tin Interfax-AVN trích nguồn tin từ Tập đoàn Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga cho biết, trong năm 2012, Việt Nam đã đặt mua của Nga thêm một lô tên lửa chống hạm 3M-24E (Kh-35 Uran-E) với tổng trị giá 59,4 triệu USD.
Nguồn tin không tiết lộ số lượng đạn tên lửa 3M-24E trong một lô hàng mới là bao nhiêu quả. Tuy nhiên, nguồn tin cho biết kế hoạch giao hàng cho Việt Nam sẽ được KTRV hoàn thành vào năm 2015.

Tên lửa Kh-35 Uran-E
Ngoài ra, nguồn tin cũng thông báo về một số hợp đồng đã được hoàn thành cho đối tác Việt Nam trong năm 2011 - 2012, bao gồm: Thực hiện cung cấp các linh kiện và thiết bị của tên lửa 3M-24E cho Việt Nam theo hợp đồng Việt Nam-18 và cung cấp phụ tùng thay thế cho thiết bị F-ASA ZI-RC-01-1 theo hợp đồng Việt Nam-19.
Trong năm 2012, KTRV cũng đã ký kết hợp đồng cung cấp tên lửa 3M-24E để trang bị cho các tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam với tổng trị giá lên đến 136 triệu USD.
Tháng 4/2010, KTRV đã hoàn thành hợp đồng về việc cung cấp các thiết bị để hiện đại hóa tên lửa Kh-29T, Kh-29L và phiên bản Kh-29TE với giá trị hợp đồng 15 triệu USD.

Cụm phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam.
Tên lửa 3M-24E hay còn gọi là Kh-35 Uran-E (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) là loại tên lửa chống tàu tốc độ cận âm, đa năng có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động).
Kh-35 dài 3,75 m, sải cánh 0,93 m, đường kính 0,42 m, trọng lượng phóng 630 kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh vây ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi.
Với trọng lượng đầu đạn nặng 145 kg (biến thể xuất khẩu Uran-E), Kh-35 được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn.
Hải quân nhân dân Việt Nam đang sử dụng biến thể Kh-35 Uran-E có tầm bắn 130km để trang bị cho các tàu tên lửa Gepard 3.9, tàu tên lửa cao tốc Molnyia và tàu tên lửa BPS-500
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chuyên gia Trung Quốc: Đạn thường cũng đủ đánh chìm tàu sân bay Nhật

(Soha.vn) - Hác Quân Thạch khẳng định tàu sân bay Trung Quốc chỉ cần bắn tên lửa thông thường hoặc thậm chí đạn thường cũng có thể đánh chìm Izumo.

Sự kiện hạ thủy tàu sân bay trực thăng (Nhật gọi là tàu khu trục chở trực thăng) lớp 22DDH mang số hiệu DDH-183 Izumo của Nhật Bản đến giờ này vẫn chưa dừng chấn động tại Trung Quốc.
Mới đây, có vẻ như để đáp lại nỗi lo lắng của nhiều người, chuyên gia quân sự Hác Quân Thạch đã đưa ra bài bình luận đánh giá thấp con tàu này, tự tin rằng tàu sân bay Trung Quốc dùng tên lửa thường cũng có thể thừa sức đánh đắm Izumo.
Hác Quân Thạch cho rằng, Izumo chỉ là tàu sân bay chở trực thăng. Nếu nó chuyên chở trực thăng SH-60 thì sẽ có khả năng chống tàu ngầm rất mạnh, thậm chí có khả năng chống tàu ngầm hơn cả những siêu mẫu hạm của Mỹ. Tuy nhiên, xét cho cùng, con tàu vẫn đơn thuần chỉ là một tàu chuyên chở trực thăng không hơn không kém.

Hác Quân Thạch cho rằng Izumo không có khả năng chở theo tiêm kích F-35B​

Hác Quân Thạch còn tự tin nhận xét, tàu Izumo khi được thiết kế không hề có đủ thời gian suy xét đến máy bay F35B, và theo ông này thì tàu Izumo không có khả năng chuyên chở F35B. Hác Quân Thạch phân tích, F35B là máy bay “không có sức chiến đấu” nếu để trên con tàu nhỏ như Izumo. Chỉ khi nào quân đội Nhật Bản tiến hành cải tiến tàu Izumo để phù hợp hơn với F35B, lúc đó mới xem xét đến khả năng tấn công của nó.
Khi được hỏi về sự khác biệt giữa 2 loại tàu sân bay Trung - Nhật, Hác Quân Thạch cho rằng Izumokhông đủ tư cách xếp ngang hàng với Liêu Ninh, vì nó chỉ là một tàu khu trục chở trực thăng. Còn tàu Liêu Ninh và sắp tới là một tàu sân bay khác do Trung Quốc tự chế tạo là những tàu sân bay thực thụ. Hác Quân Thạch gạt bỏ khả năng dùng F35 của Izumo, nên khẳng định tàu sân bay Trung Quốc chỉ cần bắn tên lửa thông thường hoặc thậm chí là đạn thường cũng có thể đánh chìm Izumo, ngược lại thì Izumo gần như không thể chạm tới tàu Liêu Ninh. Nếu Nhật Bản muốn hạ được Liêu Ninh, cách duy nhất là nhờ cậy vào tàu sân bay lớp Washington của Mỹ.
Đây là một trong những luồng ý kiến trái chiều của học giả và chuyên gia quân sự của Trung Quốc về tàu khu trực chở trực thăng mới hạ thủy của Nhật. Cũng có một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng không nên đánh giá thấp sức mạnh của tàu Izumo. Trước đó, chuyên gia học viện quốc phòng Trung Quốc Lý Đại Quang từng chỉ trích những ý kiến coi thường con tàu này, và thừa nhận tàu Liêu Ninh chỉ là một con tàu dùng để tập luyện, không có khả năng chiến đấu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top