[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Radar Việt Nam giải bài toán khó: “Đường chân trời” ở Biển Đông

(Soha.vn) - Radar biển có tầm quan sát ngắn hơn nhiều so với tầm bắn của tên lửa do bị giới hạn bởi đường chân trời, vậy Việt Nam giải quyết bài toán đường chân trời như thế nào?

Một radar hải quân truyền thống nếu được đặt ở độ cao 10 m sẽ có tầm phát hiện là 13 km, nếu tăng độ cao lên 20 m thì tầm phát hiện là 40 km. Chính vì vậy mà các đài radar đều được đặt lên giá cao, đồng thời chọn vị trí trên các đỉnh núi. Điều này cho phép tăng tầm phát hiện mục tiêu. Tuy nhiên, với Biển Đông, khoảng cách cần quan sát lên đến hàng nghìn km, do đó, không thể dựa hoàn toàn vào vị trí địa lý được. Cần phải trang bị loại radar có khả năng phát hiện mục tiêu ngoài đường chân trời.
Radar hiện đại của Hải quân Việt Nam
Nhằm khắc phục điểm yếu “chết người” của các hệ thống radar cảnh giới giám sát bờ biển, các nhà khoa học trên thế giới đã phát triển một công nghệ radar mới với khả năng truyền sóng radar đi theo chiều cong của Trái đất.
Loại radar này cho phép phát hiện được các mục tiêu di chuyển trên mặt biển vượt radar ngoài giới hạn đường chân trời. Coast Watcher 100 mà Việt Nam có trong trang bị là một trong những hệ thống radar làm được điều đó
Hệ thống radar Coast Watcher 100 (CW-100) được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát bờ biển, phát hiện sớm từ xa các tàu thuyền lạ xâm nhập vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế. Hệ thống do Tập đoàn Thales (Pháp) sản xuất và được đánh giá là một trong hệ thống radar giám sát biển hiện đại hàng đầu thế giới.
Để vượt “giới hạn đường chân trời”, Coast Watcher 100 sử dụng sóng truyền bề mặt dựa vào sóng đất với bước sóng khoảng 10m. Công nghệ này cho phép sóng radar truyền đi theo đường cong của Trái đất, đồng nghĩa với giới hạn đường chân trời trong trường hợp này bị loại bỏ.
Hệ thống anten của Coast Watcher 100 thiết kế hoàn toàn từ sợi carbon nên có độ bền rất cao. Nó có thể cung cấp khả năng giám sát bờ biển 24 giờ/ngày, liên tục trong 365 ngày mà không cần bảo trì.

Radar Coast Watcher 100 hoạt động ở băng tần X, tần số 300MHz, phạm vi phát hiện mục tiêu; tới 170km ở góc phương vị 90 độ.

Cụ thể, nó có thể phát hiện các mục tiêu như: tàu thuyền nhỏ tàng hình có diện tích phản hồi sóng radar (RCS) 1m2 ở cự ly 45km; phát hiện máy bay tuần tra hàng hải có diện tích phản hồi radar 25m2 bay ở độ cao 170m, cự ly 90km; tàu cá có RCS 50m2 chiều cao 3m trên mực nước biển từ cự ly 145km; tàu chiến có RCS 10.000m2, chiều cao 10m trên mực nước biển từ cự ly 170km.
Hiện nay, rất nhiều nước đã làm chủ được công nghệ radar ngoài đường chân trời.
Có thể thấy với radar này, tên lửa P-35 mà Việt Nam được trang bị trong tổ hợp Redut với tầm bắn 550 km hay Yakhont có tầm bắn 300 km chưa thể phát huy được hiệu quả của mình, điều này đòi hỏi phải có thêm giải pháp mới. Vậy Việt Nam đã giải quyết bài toán này như thế nào?
Hải quân Việt Nam đã giải bài toán đường chân trời
Thực ra bài toán đường chân trời đã được Việt Nam giải quyết từ cách đây khá lâu, các đài radar ngoài đường chân trời chỉ là những yếu tố nâng cao khả năng.
Trước hết, mạng lưới radar hải quân hiện nay của Việt Nam được bố trí ở ở các đỉnh núi sát bờ biển, có những đỉnh núi độ cao đạt từ hàng trăm tới hàng nghìn mét. Với độ cao này, có thể nói các radar Việt Nam có thể kiểm soát được hầu hết diện tích Biển Đông và vượt xa tầm bắn 550 km của tổ hợp Redut.
Thứ hai là bố trí các đài radar tại các đảo trên biển, từ các đảo này sẽ thu nhận tín hiệu và truyền thông tin về các trung tâm chỉ huy. Không chỉ các đảo gần bờ mà ngay quần đảo Trường Sa cũng đã được trang bị các đài radar hải quân.

Một đài radar hải quân trên núi


Đài radar hải quân trong sương núi

Thứ ba là bố trí các tàu thuyền có khả năng theo dõi tàu đối phương, từ đó chuyển thông tin về trung tâm. Trong một biên đội tàu tác chiến luôn có những tàu này.
Thứ tư là dùng máy bay tuần tra, trinh sát. Hiện nay, Việt Nam đã tăng cường lực lượng máy bay này với các loại máy bay M-28, thủy phi cơ DHC-6, CASA-212, trực thăng Ka-28.
Tuy nhiên, các đài radar dù hiện đại đến đâu cũng không thể dùng dẫn bắn hoàn toàn cho tên lửa chống hạm mà chỉ dùng để chỉ thị vùng có mục tiêu. Vì thế, radar trên tên lửa phải đảm nhận vai trò dẫn tên lửa tìm đến mục tiêu. Thế nhưng, công suất của các tên lửa tương đối nhỏ so với các đài radar mặt đất. Rõ ràng đây là một bài toán khó giải quyết.
Kỹ thuật không thể thì chiến thuật có thể
Một số tên lửa giai đoạn đầu sẽ bay cao để xác định sơ bộ mục tiêu, sau đó sẽ tắt radar. Yakhont là loại tên lửa sử dụng nguyên lý này.
Tại sao các tên lửa chống hạm không bay cao để giải quyết vấn đề “đường chân trời” của radar mà lại bay cực thấp, càng thấp càng tốt? Đó là để tránh bị phát hiện bởi radar và hệ thống đánh chặn của đối phương. Ngược lại, radar trên tên lửa cũng không được bật quá sớm, mà chỉ trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu (tầm dưới 30 km) mới được bật để tránh bị đối phương phát hiện.
Cần lưu ý đặc điểm của tàu chiến đối phương là mục tiêu di động nên trong quá trình bay của tên lửa, có thể mục tiêu đã ra khỏi vùng dự đoán ban đầu.
Ví dụ tên lửa Kh-35E tầm bắn 130 km, tốc độ hành trình là Mach 0.85 thì mất khoảng 7 phút để đạt tầm 130 km. Nếu tàu địch có vận tốc tầm 30 km/h thì sẽ cách vị trí ban đầu 3,5 km. Rõ ràng hai vị trí ban đầu và mới cách nhau rất xa. Chưa kể các tên lửa chống hạm có tầm bắn tới 550 km như P-35.
Để giải quyết bài toán này, khi radar tự dẫn trên tên lửa được bật, nó sẽ tiến hành sục sạo lại và lựa chọn mục tiêu của mình. Tuy nhiên, góc quét của radar khá nhỏ nên để tăng vùng quan sát, tên lửa sẽ tiến hành “đánh võng” trên quỹ đạo. Với góc quét giả dụ là 15 độ, nếu tiến hành đánh võng thêm 15 độ sang hai bên thì phạm vi quan sát của radar sẽ là 45 độ.

Góc quét radar trên tên lửa chống hạm được mở rộng do việc "đánh võng" trong khi sục sạo

Để tiến hành lựa chọn mục tiêu, bộ phận tính toán trên khoang sẽ xử lý dữ liệu từ radar. Về nguyên tắc sẽ chọn mục tiêu quan trọng hơn, đặc điểm các loại mục tiêu khác nhau đã được nạp vào máy tính trên khoang tên lửa làm dữ liệu để so sánh.
Với các tên lửa hiện đại như Yakhont, chiến thuật của tên lửa là hết sức linh hoạt. Khi tiến hành bắn loạt, một quả sẽ bay cao, chỉ thị mục tiêu cho hai quả bay thấp. Các tên lửa sẽ được phân công các mục tiêu khác nhau để tránh trùng lặp. Đối với mục tiêu cỡ lớn, sẽ sử dụng nhiều tên lửa vào một mục tiêu để tăng xác suất tiêu diệt. Chiến thuật của Yakhont được mệnh danh là “chiến thuật bầy sói”, một đỉnh cao của tên lửa chống hạm.
Ngay cả tên lửa thế hệ cũ như P-35 cũng có khả năng này. Tên lửa P-35 có độ cao hành trình từ 100-400 m, hoặc có thể bay cao từ 4.000-7.000 m trong trường hợp dùng radar của tên lửa để dẫn đường cho các tên lửa khác. Ở pha cuối, tên lửa hạ thấp độ cao xuống dưới 100 m trước khi lao đến mục tiêu.

Tên lửa P-35 của tổ hợp Redut có tầm bắn tới 550 km

Như vậy, có thể thấy rằng với cách bố trí các phương tiện đã có cộng với các phương tiện mới được trang bị như radar ngoài đường chân trời, máy bay trinh sát và đặc biệt là chiến thuật linh hoạt của tên lửa thì bài toán đường chân trời của Hải quân Việt Nam hoàn toàn đã được giải quyết. Hệ thống radar và tên lửa Việt Nam có thể bao quát được khắp mặt biển Đông.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực


Đây đek phải rada hải quân, đây là con Furuno dùng cho tàu cá, được nhà ta cải tiến mang lên núi :)).
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Cháu hỏi tiếp rada hải quân khác gì rada furuno
Theo em, radar tàu cá nó khác đồ quân sự ít nhất ở các điểm sau:
Tầm phát hiện mục tiêu
Công suất phát xạ
Khả năng hoạt động trong môi trường có đối kháng điện tử
Còn những gì nữa thời em đếch bít. Em nhường các cụ :D
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Rá rẻ 1 cái qs cóa thể mua đc dăm đến vài chục cái vtầu cá. Tại sao lại dùng vì đơn giản dễ xài và rẻ tiền. Nhiệm vụ cảnh giới cho cả tầu bay blẫn toma là đc. Thay cho ng mù ngồi đỉnh núi như 72 là ok. Ta thủ là chủ yếu nên chỉ cần đỉnh caocó cảnh giới dày là toàn hệ thốn có thêm thời gian và xác định vị trí tốt hơn. Công suất thấp khg hẳn là nhược mà có khi là ưu vì sẽ khó bị đánh do công suất nhỏ khó bị nhận biết . Cách dùng rada cũng du kích
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
J-15 Trung Quốc thử nghiệm “sát thủ diệt hạm” YJ-83

(Kienthuc.net.vn) - Sau các bài tập cất hạ cánh trên hạm, tiêm kích J-15 Trung Quốc bắt đầu cái bài thử nghiệm mang tên lửa đối hải YJ-83.



Các trang mạng Trung Quốc mới đây đã đăng tải một số hình ảnh cho thấy, Hải quân Trung Quốc đã bắt thử nghiệm tiêm kích hạm J-15 mang vũ khí đối không, đối hải huấn luyện trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Loại tên lửa hành trình đối hải mà J-15 mang được xác định là loại YJ-83 (Ưng kích 83) – tên lửa hành trình không đối hải tốc độ siêu thanh (Mach 2) do Tập đoàn Công nghiệp Phương Bắc (NORINCO) phát triển với khả năng đạt tầm phóng tới 350km, khả năng bay hành trình cách mặt nước 5-50m, sử dụng hệ dẫn đường hồng ngoại và đầu tự dẫn radar chủ động.
Theo các bức ảnh được công bố, thì tiêm kích hạm J-15 có khả năng mang được 2 đạn YJ-83 nặng 1,2 tấn/quả.
Trong ảnh là chiếc J-15 mang đạn YJ-83 (màu bạc) ở giá treo trên cánh.

Ngoài YJ-83, theo một số nguồn tin thì J-15 còn mang được tên lửa hành trình chống tàu mặt nước C-602 có trọng lượng tương tự YJ-83, tầm phóng tăng lên 400km. Tuy nhiên, mẫu C-602 mới chỉ xuất hiện trên tàu chiến và bệ phóng mặt đất, dường như Trung Quốc chưa phát triển mẫu phóng trên không.
Cùng với YJ-83, còn xuất hiện bức ảnh cho thấy J-15 mang các loại bom có điều khiển và tên lửa không đối không tầm ngắn sơn màu đỏ (có thể là đạn giả dùng để huấn luyện).
Tiêm kích hạm J-15 được thiết kế với 8 giá treo trên cánh và thân, mang tổng cộng 6 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất/đối hải, bom.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ phóng thành công siêu tên lửa LRASM từ bệ phóng thẳng đứng

(Soha.vn) - Tên lửa diệt hạm tầm xa LRASM đã được thử nghiệm thành công tại trung tâm thử nghiệm tên lửa White Sands.

Mới đây, tập đoàn Lockheed Martin đã phóng thành công tên lửa tầm xa chống tàu (LRASM) nhờ máy gia tốc thử nghiệm BTV (Boosted Test Vehicle) từ hệ thống phóng thẳng đứng MK41 tại trung tâm thử nghiệm tên lửa White Sands, bang New Mehico.
Các cuộc thử nghiệm tên lửa là một phần trong chương trình nghiên cứu tên lửa tấn công của tập đoàn Lockheed Martin.
Trong cuộc thử nghiệm lần này, các bệ phóng MK41 đã phóng thành công tên lửa chống tàu tầm xa LRASM BTV được trang bị động cơ tên lửa Mk-114, giống như các tên lửa chống tàu ngầm RUM-139, hiện đang được xây dựng bởi Lockheed Martin.

LRASM được thử nghiệm phóng thành công từ ống phóng thẳng đứng MK-41.

BTV là một thiết bị gia tốc dùng để khởi động tên lửa, tạo cho tên lửa một vận tốc ban đầu. Thiết bị này được trang bị một động cơ phản lực MK-114 của tên lửa chống ngầm phóng thẳng đứng VL/ASROC (Vertical Launch Anti-Submarine Rocket), đốt cháy nhiên liệu và đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng.

LRASM

Tên lửa LRASM BTV của Lockheed Martin đã chứng tỏ được khả năng phóng ưu việt khi có thể phóng thẳng đứng qua nắp đậy mà không gây thiệt hại gì cho tên lửa.
Tên lửa diệt hạm tầm xa LRASM được phát triển với các biến thể khác nhau sử dụng cho máy bay và tàu chiến dựa trên tên lửa hành trình tầm xa tấn công mặt nước phóng từ trên không JASSM-ER (Joint Air-to-Surface Standoff Missile Extended Range).
LRASM có thể được phóng từ trên không hoặc được phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng (VLS - Vertical Launch System) Mk41 tiêu chuẩn trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ.


"Chuyến bay thử nghiệm thành công này làm giảm rủi ro khi tích hợp các tên lửa LRASM trên hệ thống khởi động thẳng đứng", Scott Callaway, quản lý chương trình thử nghiệm tên lửa LRASM của Lockheed Martin cho biết. "Thử nghiệm này cũng xác nhận khả năng động cơ tên lửa Mk-114 để khởi động LRASM và khả năng thoát khỏi ống đựng tên lửa mà không làm hỏng lớp sơn phủ tên lửa hoặc thay đổi cấu trúc hợp chất của lớp sơn đó."
Động cơ tên lửa Mk-114 hiện đang được triển khai cho các tên lửa chống ngầm phóng thẳng đứng (VL/ASROC). Vì vậy, cuộc thử nghiệm lần này đã chứng minh thiết kế mạnh mẽ của động cơ tên lửa Mk-114 có thể được sử dụng cho những tải trọng nặng với những thay đổi phần mềm tối thiểu để có thể tự động điều khiển hành trình bay.
Các tên lửa chống tàu LRASM có thể tự động điều chỉnh hành trình bay trên biển bất kể ngày hay đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. LRASM sử dụng một bộ cảm biến đa phương thức, hệ thống định vị toàn cầu để phát hiện và tiêu diệt mục tiêu cụ thể trong một nhóm tàu.

LRASM còn được trang bị thiết bị dẫn đường vệ tinh GPS để tiêu diệt các mục tiêu cụ thể trong nhóm chiến hạm của đối phương.

Trước đó, vào ngày 09 tháng 9 năm 2013, tên lửa LRASM đã được phóng thử nghiệm lần đầu tiên với sự hỗ trợ của DARPA từ một máy bay ném bom chiến lược B-1B của Không quân Hoa Kỳ. LRASM được trang bị hệ thống dẫn hướng tinh vi có thể nhắm mục tiêu một cách độc lập mà không cần sự hỗ trợ trước của các thông tin tình báo hay các phương tiện hỗ trợ khác và có khả năng xuyên thủng lá chắn phòng không của đối phương.
Ngoài ra, để phòng ngừa khả năng bị gây nhiễu, LRASM còn được trang bị thiết bị dẫn đường vệ tinh GPS để tiêu diệt các mục tiêu cụ thể trong nhóm chiến hạm của đối phương.
LRASM có khả năng mang theo đầu đạn nặng 450 kg và tầm bắn đạt 980 km tùy thuộc vào biến thể.
Trong khi đó, các tên lửa chống tàu LRASM cũng đang được phát triển độc lập bởi DARPA và Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Chà cụ vietminh9x chăm gửi tin tức mới quá , em không đọc kịp . Nếu quả đúng như lều báo thì đây là mối nguy cho hạm đội Nga , mong ak630 hoặc kashtan phát hiện kịp thời .
 

tienphong75

Xe tải
Biển số
OF-131391
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
380
Động cơ
376,505 Mã lực
Nhìn con LRASM này như cái máy bay ý các cụ nhể?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Những điều hoang đường về tên lửa hành trình

Các chuyên gia đã chỉ ra một số điều hoang đường về thứ vũ khí được Mỹ lựa chọn cho chiến dịch ở Syria.

Vào thời điểm cuộc tranh luận về việc có nên đánh Syria hay không ở mức cao trào, người ta nói rất nhiều đến tên lửa hành trình, coi nó là thứ vũ khí có thể giáng những đòn hiệu quả nhất xuống chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Suốt nhiều tuần liền, báo chí không ngớt đưa tin về vị trí và các hoạt động triển khai của những chiếc tàu khu trục và tàu ngầm Mỹ ở Địa Trung Hải. Đây là những chiếc tàu chiến được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk. Dù ủng hộ hay không ủng hộ một chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria, các chuyên gia đều quay trở lại hướng sự chú ý vào tên lửa hành trình. Và người ta đã chỉ ra một số điều hoang đường về thứ vũ khí được Mỹ lựa chọn cho chiến dịch ở Syria.

Tên lửa hành trình
1. Tên lửa hành trình lần đầu tiên trở thành vũ khí tấn công là trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh Persia năm 1991.
Trên thực tế, Mỹ lần đầu tiên sáng tạo ra tên lửa hành trình nhưng chưa triển khai là vào Chiến tranh Thế giới thứ I. Khi đó, tên lửa này được thiết kế để tấn công vào các mục tiêu trên mặt đất. Chương trình này đã bị đóng cửa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh nhưng các nước khác vẫn tiếp tục theo đuổi công việc tương tự, đáng chú ý nhất là Đức. Tên lửa V-1 mà Đức dội xuống thủ đô London của Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ II thực sự là những tên lửa hành trình với tầm bắn hơn 200km và có thể mang theo chất nổ nặng xấp xỉ 1 tấn – gần gấp hai lần khối lượng chất nổ mà một tên lửa Tomahawk của Mỹ chứa được hiện nay.
Đức đã bắn khoảng 10.000 tên lửa V-1 vào Anh, trong số này chỉ có 3.500 được phóng đi thành công mà không bị rơi hoặc không bị bắn hạ. Cuộc tấn công bằng tên lửa V-1 của Đức đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 người nhưng không gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chiến.
Sau chiến tranh, Mỹ tiếp tục theo đuổi chương trình phát triển tên lửa hành trình tầm xa tấn công mặt đất. Vào cuối những năm 1950 và đầu 1960, Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân trên tên lửa Regulus. Trong khi đó, việc phát triển tên lửa hành trình cho chiến tranh trên biển – hạm đối hạm, đất đối hải – được thúc đẩy nhanh chóng.
Tomahawk có từ lâu hơn mọi người nghĩ. Nó được thai nghén từ những năm 1970 và được tuyên bố đi vào hoạt động từ đầu những năm 1980. Tên lửa Tomahawk bắt đầu là một hệ thống vũ khí hạt nhân và dần đảm nhiệm vai trò tấn công mặt đất như hiện nay. Có nhiều loại tên lửa hành trình như đất đối đất, đất đối không, đất đối hải.... Theo quan điểm của Mỹ, tên lửa Tomahawk là thứ vũ khí thích hợp nhất trong trường hợp của Syria.
2. Tên lửa hành trình chính xác 100%
Sự thực là không phải như vậy. Những vũ khí thông minh thỉnh thoảng cũng trở nên “ngu ngốc” bởi những lỗi về kỹ thuật, bởi sự phá nhiễu hay bị kẻ thù lừa. Ví dụ như Anh từng lừa tên lửa của Đức bằng cách cung cấp những thông tin giả về việc họ sẽ tấn công ở đâu trong chiến dịch năm 1944-1945. Tỉ lệ thành công của tên lửa hành trình hiện giờ cao hơn rất nhiều so với tên lửa V-1 của Đức trước đây nhưng chắc chắn là thấp hơn 99%.
Một tên lửa hành trình sử dụng một hay nhiều hơn các hệ thống dẫn đường. Khi tìm được mục tiêu, nó sẽ cho phát nổ một đầu đạn nặng gần 500kg hay một khối lượng lớn những quả bom chùm để tiêu diệt mục tiêu.
Tuy nhiên, vũ khí chính xác đòi hỏi phải được cung cấp những thông tin tình báo chính xác và kịp thời. Năm 1998, Mỹ đã bắn hàng chục tên lửa hành trình vào các trại huấn luyện của Al-Qaeda ở Afghanistan nhưng Osama bin Laden không có mặt ở đó và theo một số nguồn tin, chỉ có vài kẻ khủng bố bị tiêu diệt trong vụ tấn công tốn kém này. Những tên lửa thì chính xác nhưng chúng chỉ hữu ích khi mục tiêu được cung cấp chính xác.
3. Tên lửa hành trình được phóng từ biển có thể làm bất kỳ điều gì mà máy bay có thể làm nhưng không gây nguy hiểm cho phi công.
Tomahawks rất đắt – khoảng 1 đến 2 triệu/1 quả. Những quả bom điều khiển chính xác được thả xuống từ máy bay rẻ hơn rất nhiều - giá ở mức hàng chục nghìn USD. Mỹ có thể có hàng ngàn tên lửa Tomahawks trong kho vũ khí nhưng nước này có thể có hàng trăm nghìn quả bom trọng trường. Một quả bom trọng trường có thể mang theo một khối lượng chất nổ gấp hai lần tên lửa hành trình. Vì tính chất thả một quả bom ở khoảng cách gần hơn việc phóng một tên lửa nên một quả bom có thể xâm nhập qua nhiều tầng lớp bê tông vững chắc. Vì thế, để phá hủy một boongker ngầm dưới lòng đất, người ta thường dùng đến những quả bom trọng trường được thả từ máy bay thay vì tên lửa hành trình.
Hơn nữa, dùng máy bay người ta có thể dễ dàng thay đổi quyết định vào phút cuối hơn bằng việc ra lệnh cho máy bay quay đầu và chào đón phi công trở về. Với tên lửa, chúng ta không làm được điều này. Tên lửa Tomahawk đã được bắn đi thì không có cách nào quay trở lại căn cứ.
Vài nét về tên lửa Tomahawk của Mỹ
Tên lửa Tomahawk do tập đoàn tên lửa Raytheon có trụ sở ở Tucson, Mỹ, phát triển và chế tạo. Chi phi của nó ước tính từ 607.000 USD đến 1,4 triệu USD hoặc hơn nữa. Tên lửa Tomahawk được đưa vào biên chế quân đội Mỹ lần đầu tiên năm 1984 và chiến dịch đầu tiên mà nó tham gia là cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh Persian năm 1991. Tính đến nay, có khoảng 2.000 tên lửa Tomahawks đã được sử dụng trong các cuộc chiến tranh.
Tên lửa Tomahawk dài hơn 6 mét, có đường kính hơn 50cm, và nặng gần 1.500kg. Tên lửa Tomahawk đầu tiên được thiết kế để mang theo các đầu đạn hạt nhân. Chúng có tầm bắn đạt mức gần 2.500km – đủ xa để có thể tấn công vào thủ đô Moscow từ một chiếc tàu ngầm ở Biển Bắc. Tuy nhiên, tên lửa Tomahawk mang theo đầu đạn hạt nhân hiện tại đang được cho “về nghỉ hưu”. Ngày nay, tên lửa Tomahawk hoặc có thể mang theo 454kg đầu đạn thông thường hoặc có thể mang theo 166 quả bom chùm. Tầm bắn tiêu chuẩn của loại tên lửa này là hơn 1.600km.
Với số lượng 454kg bom, một tên lửa Tomahawk đủ mạnh để có thể phá hủy hoàn toàn một ngôi nhà hoặc cho nổ tung một miệng núi lửa rộng 6m. Những quả bom chùm lại có thể tạo “ảnh hưởng lan rộng giống như pháo hoa”, gây thương vong nhiều cho các chiến binh. Hải quân Mỹ được cho là đang sở hữu trong tay tới 3.500 tên lửa Tomahawk.


http://soha.vn/quan-su/nhung-dieu-hoang-duong-ve-ten-lua-hanh-trinh-20130920165953838.htm
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Hiện tại Nga cũng vẫn chưa có loại vũ khí nào tương tự thế này phải không nhể?
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Bác giới thiệu đi cho thớt nó xôm.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Các dòng tên lửa hành trình của Nga chủ yếu để chống tàu nổi và 1 số loại đánh đất trên máy bay . Còn loại giống tomahawk thì chỉ có Pháp mới đây vừa làm .
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình



Hộ ông mannschaft phát


Raduga Kh-55





Kh-55 (tiếng Nga: Х-55; NATO:AS-15 'Kent'; RKV-500;) là một loại tên lửa hành trình phóng trên không của Liên Xô/Nga, loại tên lửa có tính năng tương đương của Mỹ là AGM-86 ALCM. Được thiết kế bởi MKB Raduga, nó có tầm bắn lên đến 3.000 km (1.620 nmi) và có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Nó được dành cho các máy bay ném bom. Nó có một số biến thể trang bị đầu đạn thường chủ yếu cho tác chiến chiến thuật, như Kh-65SEKh-SD, nhưng chỉ có Kh-101Kh-555 xuất hiện và đưa vào trang bị. Đối lập với thông tin thông thường, Kh-55 không phải là cơ sở cho RK-55 Granat (SS-N-21 'Sampson' phóng từ tàu ngầm và SSC-X-4 'Slingshot' phóng từ mặt đất).
Một đơn vị sản xuất Kh-55 đã được Nga cung cấp cho Trung Quốc, đặt tại Thượng Hải vào năm 1995 và được sử dụng nhằm sản xuất một vũ khí tương tự cho Trung Quốc. Những đơn vị sản xuất Kh-55 còn lại ở Ukraina sau Chiến tranh Lạnh có thông tin nói rằng chúng xuất hiện tại Trung Quốc và Iran vào năm 2001, khiến cho mối quan tâm đến công nghệ tên lửa tăng cao.
Vào cuối thập niên 1960, nghiên cứu "Ekho" của viện GosNIIAS kết luận rằng nó sẽ được triển khai hiệu quả hơn rất nhiều, các tên lửa hành trình cận âm có giá đắt hơn nhiều so với các tên lửa hành trình siêu âm.[5] Công việc bắt đầu tại cục Raduga với mẫu tên lửa hành trình phóng trên không mới vào năm 1971, với chuyến bay thử đầu tiên vào năm 1976.[6] Sự xuất hiện loại AGM-86 ALCM của Không quân Mỹ trong cùng năm đó đã khiến chương trình được thúc đẩy nhanh hơn, với việc Không quân Xô viết đưa ra một yêu cầu chính thức về một loại tên lửa hành trình phóng trên không vào tháng 12-1976.[5] Kh-55SM tầm xa được phát triển một vài năm trước khi đi vào hoạt động. Vào cuối thập niên 1980 công việc lại tiếp tục bắt đầu với một loại tên lửa thay thế trang bị đầu đạn thông thường (Kh-101) hay đầu đạn hạt nhân (Kh-102)[3] và khả năng tàng hình tốt. Nó được thiết kế bởi kỹ sư Igor Seleznyev thuộc Raduga.[2] Tầm quan trọng của tên lửa tiên tiến này được ví như "force multipliers", nó giúp Nga tăng cường sức mạnh cho các phi đội máy bay ném bom lúc đó đang xuống cấp từ đầu thập niên 1990.[4] Sự thất bại của loại tên lửa Kh-90 (AS-19 'Koala') động cơ ramjet đầy tham vọng khoảng năm 1992 đã dẫn đến một quyết định nhằm khôi phục lại tầm quan trọng trong việc cải tiến Kh-55, đặc biệt để đạt được độ chính xác cần thiết <20 m khi tấn công vào các mục tiêu là cơ sở hạ tầng với đầu đạn thông thường - trái ngược với đầu đạn hạt nhân. Cuộc phóng thử đầu tiên của Kh-101 vào năm 1998, và bắt đầu thử nghiệm đánh giá trong năm 2000.[3]
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và các hiệp ước cấm triển khai vũ khí hạt nhân đã hạn chế việc triển khai các tên lửa hạt nhân tầm xa, Nga đã thực hiện các nỗ lực để phát triển các phiên bản của Kh-55 với các đầu đạn thông thường. Đầu tiên là Kh-65SE (phát triên từ Kh-55) có tầm bắn 600 km được giới thiệu năm 1992, sau đó là phiên bản chiến thuật Kh-SD tầm bắn 300 km của Kh-101 cho xuất khẩu, và cuối cùng là Kh-555.[1] Năm 2001, Không quân Nga đã lựa chọn Kh-101 và Kh-555 để phát triển.[1]
Một tài liệu tiếng Nga năm 1995 đã đưa ra giả thuyết về việc một đơn vị sản xuất hoàn chỉnh đã được chuyển đến Thượng Hải, nhằm phát triển một tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân. Ban đầu người ta nghĩ rằng loại tên lửa này dựa trên mẫu Raduga Kh-15 (AS-16 'Kickback') tầm bắn 300 km, nhưng nó là Kh-55 đã được chuyển giao cho Trung Quốc.[
Tên lửa được trang bị một động cơ turbofan R95-300, với các cánh bật ra khi bay ở vận tốc hành trình. Nó có thể được phóng từ cả trên độ cao lớn và độ cao thấp, và bay ở tốc độ dưới âm ở độ cao thấp (dưới độ cao 110 m/300 ft). Sau khi phóng, tên lửa triển khai động cơ, đuôi và cánh ghấp. Nó được dẫn hướng qua một hệ thống dẫn đường kết hợp với hệ thống dẫn đường tham chiếu địa hình sử dụng radar và hình ảnh lưu trữ trong bộ nhớ của tên lửa để tìm đến mục tiêu. Điều này cho phép tên lửa tự dẫn hướng đến mục tiêu với độ chính xác cao, với một khả năng lệch mục tiêu (CEP) là 15 mét
Điều này cho phép các missile chính nó để hướng dẫn cho các mục tiêu ở mức cao độ chính xác, với một báo cáo CEP là 15 mét.
Kh-55 gốc có một động cơ vứt được, Kh-65SE có một động cơ turbojet cố định gắn ngoài, trong khi Kh-SD có động cơ bên trong thân của tên lửa.
Kh-55 phiên bản gốc đi vào hoạt động năm 1984.[6] Kh-55SM năm 1987.[6] Kh-55SE trang bị đầu đạn thường phóng thử nghiệm vào 13 tháng 1-2000, và sử dụng lần đầu trong các bài tập trong cuộc tập trận Black Sea diễn ra vào 17-22 tháng 4 năm 2000.[8] Kh-555 được trang bị vào năm 2004, hình ảnh đầu tiên của Kh-101 xuất hiện năm 2007.[9]
Kh-55 có thể được trang bị cho Tupolev Tu-95MS ('Bear-H')[6] và Tu-142M ('Bear-F'),[6] và Kh-55SM trang bị cho Tupolev Tu-160 ('Blackjack').[6] Biến thể Tu-95MS16 (Tu-95MSM) có thể mang được 16 quả tên lửa Kh-55, 10 quả dưới mấu treo dưới cánh và 6 quả treo ở thiết bị phóng quay MKU-6-5.[9]
Kh-55 cũng đã được thử nghiệm trên Tu-22M ('Backfire').[6] Phiên bản chiến thuật Kh-SD cũng có thể trang bị trên Tu-95MS (14 quả) và Tu-22M (8 quả);[1] Kh-101 dự kiến sẽ trang bị cho Tu-160 (12 quả), Tu-95MS16 (8 quả), Tu-22M3/5 (4 quả) và Su-32 (2 quả).[3]
Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ukraina có 1.612 quả Kh-55, một phần vũ khí cho 19 chiếc Tu-160 thuộc Trung đoàn ném bom hạng nặng số 184 tại Priluki và 25 chiếc Tu-95MS thuộc Trung đoàn ném bom hạng nặng số 182 tại Uzin-Shepelovka.[10] Có thông báo rằng Ukraina đã yêu cầu 3 tỉ USD để các máy bay và tên lửa quay lại Nga.[10] Vào tháng 10-1999, một thỏa hiệp đã đạt được, trong đó Nga phải trả 285 triệu USD cho 11 máy bay và 575 quả tên lửa,[10] trong khi phần còn lại sẽ bị tiêu hủy theo chương trình giải trừ quân bị do Mỹ tài trợ.[11] Tuy nhiên, vào tháng 3-2005, trưởng công tố Ukraina là Svyatoslav Piskun nói rằng vào năm 2001, 12 tên lửa Kh-55 đã xuất khẩu cho Iran và 6 quả cho Trung Quốc.[11]


Biến thể


  • Kh-55 (NATO 'Kent-A', RKV-500A, Izdeliye 120) - mẫu đầu với tầm bắn 2.500 km.
  • Kh-55-OK - tên phát triển của Kh-55SM
  • Kh-55SM (NATO 'Kent-B', RKV-500B, Izdeliye 121) - với hệ dẫn đường TERCOM (Terrain Contour Matching) và thùng nhiên liệu phụ để tăng tầm bắn lên 3000 km.
  • Kh-101/102 (Izdeliye 111) - phiên bản tàng hình phát triển thay thế cho Kh-55SM vào cuối thập niên 1980, Kh-101 có một đầu đạn thông thường và Kh-102 có đầu đạn hạt nhân.[3] Một phiên bản động cơ propfan với tầm bắn 5000 km đã bị hủy bỏ vào năm 2000.[3] Accuracy is reportedly 6–9 m.[4]
  • Kh-65SE - phiên bản chiến thuật xuất hiện năm 1992 với đầu đạn thông thường 410 kg và tầm bắn giới hạn 600 km[6] theo hiệp ước INF.
  • Kh-SD (средней дальности Srednei Dalnosti - 'Medium Range - Tầm trung') - phiên bản đầu đạn thường tầm bắn 300 km xuất hiện năm 1995, có thể cho xuất khẩu. Dùng chung thành phần với Kh-101, tầm bắn tăng lên 600 km khi bắn từ độ cao lớn, nhưng Kh-SD bị hoãn lại vào năm 2001.[1] Một đầu dò radar chủ động khác cũng được đề xuất cho nhiệm vụ chống hạm.
  • Kh-555 (NATO 'Kent-C', Kh-55SE, Kh-55Sh)[6] - phiên bản trang bị đầu đạn thường với hệ dẫn đường cải tiến và đầu đạn được phát triển từ bài học khi NATO không kích Nam Tư năm 1999. Hoạt động từ năm 2000.[8]
Có tin cho rằng RK-55 (SSC-X-4 'Slingshot' và SS-N-21 'Sampson') có thể được phóng từ mặt đất và tàu ngầm được xuất phát từ Kh-55, nhưng giờ đây người ta biết rằng Kh-55 khác so với hai phiên bản kia ở chô động cơ vứt được ở phía dưới tên lửa trong khi bay.[6]
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nhiệm vụ chiến lược của "Hung thần diệt hạm" LRASM Mỹ

(Vũ khí) - Hải quân Mỹ đã tiến hành thử thành công tên lửa hành trình diệt hạm tầm xa LRASM (Long-Range Anti-Ship Missile) mới. Đây là sản phẩm của hãng chế tạo Lockheed Martin phù hợp để tích hợp cùng hệ thống ống phóng thẳng đứng đa nhiệm MK41 mới trang bị trên chiến hạm Hải quân Mỹ. Trong quá trình thử nghiệm LRASM đã chứng minh được độ tin cậy, khả năng tàng hình và chế độ dẫn đường đa dạng đảm bảo hiệu năng cao trong chiến đấu.
Bản thân tên gọi LRASM cũng xác định mục tiêu phát triển của Hải quân và Không quân Mỹ hướng tới dòng tên lửa tự hành diệt hạm có độ chính xác cao và khả năng khai hỏa ngoài ô phòng không trên hạm của đối phương. Trong tương lai, LRASM sẽ thay thế dòng đạn tên lửa diệt hạm cận âm Harpoon cũ (do Boeing phát triển).
Tên lửa hành trình diệt hạm tầm xa LRASM (Long-Range Anti-Ship Missile). “Ngủ quên” vì không có đối thủ

Sự cần thiết của LRASM đối với Hải quân, Không quân Mỹ được đặt ra khi lực lượng này loại bỏ phiên bản đối hạm của tên lửa hành trình Tomahawk (có tầm bắn quy chuẩn đạt tới 600km) và tập trung vào sử dụng tên lửa diệt hạm cận âm Harpoon. Dù Harpoon có nhiều lợi thế của dòng tên lửa cận âm, bay bám mặt biển, khó bị phát hiện, nhưng tầm bắn lại quá hạn chế chỉ có thể dừng ở mức 280km.

Trong suốt thời gian dài, Hải quân Mỹ không chú ý tới việc phát triển đạn tên lửa diệt hạm tầm xa do hệ quả của hậu Chiến tranh Lạnh. Sau khi Liên bang Xô Viết tan vỡ, Hải quân Mỹ không phải đối đầu với lực lượng hải quân nào có đủ sức mạnh “đấu tay đôi”.
Thậm chí, giới chức Hải quân Mỹ còn tự tin rằng, chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet trên tàu sân bay mang tên lửa Harpoon có thể tiêu diệt bất kỳ chiến hạm nào của đối phương. Trong các trường hợp hãn hữu, chiến hạm đối phương có thể tiếp cận thì bản thân đạn tên lửa Harpoon mang trên các chiến hạm Mỹ cũng đủ vô hiệu hóa chúng.
Với lập luận này, Harpoon có quá nhiều ưu điểm và chỉ có nhược điểm duy nhất là “quá cũ” để có thể tích hợp vào được hệ thống ống phóng Mk-41 hiện đại.

Từ đầu những năm 2000, Hải quân Mỹ đã tính tới việc tích hợp toàn bộ vũ khí trên hạm trong một hệ thống phóng thẳng đứng thống nhất (giúp giảm chi phí và sự cồng kềnh của việc duy trì cùng lúc nhiều hệ thống vũ khí trên chiến hạm). Tuy nhiên, do “hạn chế” của tên lửa Harpoon, Hải quân Mỹ vẫn phải duy trì hệ thống bệ phóng nghiêng Mk-141 cũ.

Điểm “trừ” của hệ thống Mk-141 là nó quá cồng kềnh, tốn nhiều diện tích trên hạm. Được thiết kế theo phương nằm nghiêng và đặt đối xứng nhau, khi phóng đạn, chiến hạm phải xoay ngang làm tăng độ bộc lộ trước đối phương và mỗi lần chỉ phóng được 50% cơ số đạn Harpoon mang theo (thường là 8 đạn đặt ở 2 bệ đối xứng nhau).

Định hướng cũ áp dụng công nghệ mới

Trong quá khứ, ngay từ đầu những năm 1990, Hải quân Mỹ đã tính tới việc phát triển phiên bản phóng thẳng đứng của tên lửa Harpoon, nhưng kế hoạch đã bị Quốc hội bác bỏ. Lý do được đưa ra ở thời điểm đó là Hải quân Mỹ không có đối thủ xứng tầm.
Tuy nhiên, thực tế này đã thay đổi kể từ đầu những năm 2000, sự lớn mạnh của hải quân nhiều quốc gia, trong đó có khu vực châu Á, đã buộc Mỹ phải xem xét lại học thuyết hải quân của mình. Chiến thuật sử dụng máy bay F/A-18E/F mang tên lửa Harpoon không còn là phương án tác chiến ưu thế hoàn toàn trước đối thủ.
LRASM sẽ thay thế dòng đạn tên lửa diệt hạm cận âm Harpoon cũ (do Boeing phát triển). Ngoài ra, hải chiến hiện đại đề cao việc giảm bộc lộ và khai thác tính năng hiện đại của các hệ thống dẫn đường đạn đạo mới. Hải quân Mỹ cũng tính tới khả năng “tận dụng” tên lửa Harpoon và Tomahawk hiện có thông qua chương trình phát triển phiên bản phóng thẳng đứng.

Tuy nhiên, công nghệ trên hai dòng đạn tên lửa trên đã cũ và Hải quân Mỹ cần dòng tên lửa diệt hạm mới, tân tiến hơn. Đây chính là lý do năm 2009, Cơ quan quản lý Các dự án vũ khí tương lai Mỹ (DAPRA) yêu cầu Lockheed Martin phát triển dòng tên lửa diệt hạm thế hệ mới dựa theo hai công thức:

- LRASM-A áp dụng sâu công nghệ tàng hình, tốc độ bay cận âm, nhưng có tầm bắn lớn.

- LRASM-B là dòng tên lửa siêu thanh có tính năng tương tự như chương trình hợp tác Nga-Ấn Độ BrahMos.
Hình ảnh lắp siêu tên lửa trên máy bay B-1 Tới năm 2012, Hải quân Mỹ quyết định tập trung phát triển LRASM-A do Mỹ từ trước tới nay chưa có nhiều kinh nghiệm phát triển tên lửa hành trình diệt hạm siêu thanh. Nếu bắt tay vào phát triển LRASM-B sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và tài chính.

Ngoài ra, Mỹ sẽ phải bám đuổi theo Nga (quốc gia có truyền thống phát triển tên lửa diệt hạm siêu thanh từ Chiến tranh Lạnh. Ngoài ra, để áp dụng sâu công nghệ tàng hình, đạn tên lửa mới phù hợp hơn khi hoạt động ở tốc độ cận âm.

Từ các thông tin được công khai, LRASM-A chính là một biến thể của tên lửa phóng ngoài ô phòng không AGM-158B JASSM-ER với nhiều bổ sung về hệ thống dẫn đường và cảm biến. Để đảm bảo khả năng xuyên thủng lá chắn phòng thủ trên hạm của đối phương, LRASM-A phải có quỹ đạo bay phức tạp và mang đầu đạn nổ phá mảnh hạng nặng.

Tuy nhiên, những tiêu chí trên cũng yêu cầu LRASM-A phải được trang bị động cơ phản lực mạnh và hiệu suất cao hơn.

Điểm quan trọng nhất của LRASM-A là khả năng tích hợp hoàn toàn với hệ thống ống phóng Mk-41; trang bị trên chiến đấu cơ F/A-18E/F và F-35. Ngoài ra, trong tương lai, LRASM-A còn được trang bị trên máy bay ném bom B-1B Lancer khi chúng được chuyển đổi sang thực hiện nhiệm vụ cấp chiến thuật.

Tuy mới đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện, nhưng sau khi xuất hiện LRASM-A có thể mang lại cho Hải quân Mỹ những lợi thể nhất định không chỉ về công nghệ, mà còn là phương pháp tấn công đối phương dựa trên nguyên tắc tận dụng tối đa khả năng tàng hình và tấn công ngoài tầm đánh trả của đối phương.
B-1B có sức mạnh mới đe dọa phần lớn chiến hạm TG Được McDonnell Douglas, nay là Boeing Defense, Space & Security, phát triển từ những năm 1970, đạn tên lửa hành trình diệt hạm Harpoon được thiết kế để tiêu diệt các chiến hạm có lượng choán nước tới 4.000 tấn.

Harpoon có tầm bắn tiêu chuẩn đạt 120km (ở các phiên bản mới nhất tầm bắn được nâng lên 260km) và mang đầu đạn nặng 275kg.
Điểm mạnh của dòng tên lửa diệt hạm này là khả năng tích hợp chung cho lực lượng hải-lục-không quân và đạt chuẩn chung của NATO. Ngoài biên chế trong Quân đội Mỹ, tên lửa Harpoon hiện có trong biên chế quân đội nhiều quốc gia trên thế giới.


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nhiem-vu-chien-luoc-cua-hung-than-diet-ham-lrasm-my-2355462/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hiện tại Nga cũng vẫn chưa có loại vũ khí nào tương tự thế này phải không nhể?
Kh-55/101, Cluk/Klub, Iskander-E cả 3 đều siêu âm tầm bắn giao động từ 500-3000km, trong khi Mỹ chỉ có mỗi 1 loại TLAM cận âm tầm bắn xa nhất TLAM Block IV cũng chỉ 1600km
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Tên lửa hành trình đánh đất phóng trên hạm giống tomahawk thì đúng là Nga chưa có thật .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top