[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Đài Loan “hiến kế” cho Trung Quốc đối phó tàu chiến Nhật

(Kienthuc.net.vn) - Chuyên gia quân sự Đài Loan cho rằng Trung Quốc có thể dùng tàu ngầm cỡ nhỏ để chống lại tàu chiến lớn nhất Nhật Bản, JDS Izumo.



Nhà phân tích quân sự Tsai Yi của Đài Loan cho rằng Hải quân Trung Quốc có thể triển khai tàu ngầm cỡ nhỏ nhằm thực hiện chiến tranh phi đối xứng chống lại tàu khu trục chở trực thăng JDS Izumo của Nhật Bản.
Bình luận của ông Tsai Yi xuất hiện trên một bài viết đăng trên tờ Yazhou Zhoukan có trụ sở tại Hong Kong.
Mặc dù JDS Izumo được Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) xếp loại chính thức là tàu khu trục, nhưng ông Tsai cho rằng Izumo với lượng giãn nước lên tới 27.500 tấn là quá to lớn so với một tàu khu trục. Với khả năng mang theo 12 máy bay tàng hình F-35 Lighting II, Izumo có thể được coi là một tàu sân bay hạng nhẹ. Cũng theo ông Tsai, khả năng chiến đấu của 12 chiếc F-35 tương đương với 48 máy bay chiến đấu thế hệ 4.
Đài Loan khuyên Trung Quốc dùng tàu ngầm đối phó với tàu khu trục chở trực thăng JDS Izumo.

Theo ông Tsai, vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể được dùng như biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc Mỹ can thiệp vào các xung đột trong khu vực giữa Trung Quốc và Nhật. Với sự không can thiệp từ Mỹ, Trung Quốc có thể chiến thắng cuộc chiến nhỏ chống lại Nhật mà không phải tham dự vào một cuộc chiến toàn diện trên toàn cầu.
Ông Tsai cũng cho rằng, tàu ngầm mini được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập có thể là vũ khí tốt nhất để chống lại tàu sân bay của Nhật. Các tàu ngầm nhỏ khó bị phát hiện có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh thám ở vùng biển Hoa Đông với sự hỗ trợ của các tàu ngầm không người lái. Để chống lại những thiết bị nghe dưới nước của Mỹ và Nhật, bom thông minh có thể được sử dụng.
“Nếu xung đột nổ ra ở khu vực tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc có thể huy động máy bay chiến đấu, tên lửa, pháo phản lực, tàu tuần duyên và các tàu ngầm cỡ nhỏ để chống lại hạm đội của JMSDF bằng các chiến thuật du kích”, ông Tsai phân tích.
Trước đó, lực lượng phòng vệ Nhật Bản vừa tiến hành hạ thủy chiếc tàu chiến lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 mang tên JDS Izumo (DDH-183) thuộc lớp cùng tên (Izumo) vào ngày 7/8. Chiếc thứ 2 tương tự cũng thuộc lớp Izumo dự kiến sẽ triển khai đóng vào tháng 1/2014 và hạ thủy vào tháng 3/2017.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Đài Loan “khoe” tổ hợp tên lửa mới

(ĐVO) - Đài Loan đã giới thiệu mẫu tên lửa siêu thanh cơ động HF-3 mới nhất của mình nhằm nâng cao sức mạnh quân sự. Trước đó, tờ Defense News đã đưa tin về bệ phóng mặt đất của loại tên lửa này.


HF-3 vũ khí mới chống lại tàu chiến

Theo báo cáo của Viện khoa học và công nghệ Trung Sơn Đài Loan, nơi đã phát triển hầu hết các loại vũ khí cho Đài Loan, tổ hợp tên lửa HF-3 cũng sử dụng bệ phóng di động giống như đã được sử dụng trên tàu hải quân.
Tên lửa HF-3 được trang bị cho các tàu hải quân Đài Loan từ tàu tên lửa cỡ nhỏ cho đến tàu khu trục trong nhiều năm, nhưng việc sử dụng tổ hợp này trên lục địa thì vẫn chưa được xác định.
Để vận chuyển tổ hợp HF-3 phải dùng đầu xe kéo của công ty DAF (van Doorne Aanhanger Fabriek) Hà Lan nhưng toa moóc được thiết kế và sản xuất trực tiếp tại Đài Loan. Tổ hợp tên lửa siêu thanh HF-3 có tốc độ tối đa 2.300 km/h với phạm vi tác chiến 130km.
HF-3 là tên lửa diệt tàu, bán kính tác chiến của nó đủ để tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên eo biển giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục.
Trong năm 2011, các chuyên gia quân sự Đài Loan cho rằng cả 3 tổ hợp tên lửa của họ có thể bắn chìm tàu ​​sân bay Liêu Ninh mới của Trung Quốc nếu các tên lửa không bị chặn bởi thiết bị phát hiện tên lửa. Năm 2008 Đài Loan khẳng định chỉ cần một phát bắn tên lửa là đủ tiêu diệt tàu Trung Quốc .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Tiềm năng của ngư lôi biến tốc siêu hạng mới MU-90

Thứ bảy 17/08/2013 20:33
ANTĐ - Ngày 16-8, Hải quân Australia đã phóng thử thành công ngư lôi hạng nhẹ MU-90, từ khinh hạm lớp Anzac HMAS Stuart, tại Khu vực diễn tập ở phía đông Australia.





Tư lệnh Hải quân Australia, Phó Đô đốc Ray Griggs, cho biết, ngư lôi đã tiêu diệt thành công một mục tiêu được chuẩn bị sẵn. Đây là cột mốc quan trọng cuối cùng, trước khi loại ngư lôi này được chấp nhận để biên chế hoạt động cho hải quân.
Eurotop MU-90 là loại ngư lôi hạng nhẹ có xuất xứ từ châu Âu, được thiết kế để trang bị cho cả tàu chiến lẫn máy bay tấn công các tàu ngầm của đối phương. Ngư lôi MU-90 sử dụng các ống phóng loại 324mm. Nó có chiều dài 3m, đường kính thân 324mm, trọng lượng 304kg, độ sâu tác chiến từ 25-1000m.
MU-90 được trang bị trên tàu hộ vệ 3 thân “hải vương” Triton của Anh

Loại ngư lôi này có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với ngư lôi hạng nặng Mark 48, nặng 1,5 tấn, đang được trang bị trên tàu ngầm lớp Collins của nước này.
Tính năng ưu việt nhất của nó là khả năng biến đổi tốc độ liên tục từ 29-50 hải lý/h, tầm bắn phục thuộc vào tốc độ. Với tốc độ 50 hải lý/h, tầm bắn là 12km, với vận tốc 29 hải lý/h, tầm bắn đạt tới 25km.
Cận cảnh phóng ngư lôi MU-90


Dự án ngư lôi MU-90, có giá trị 639 triệu USD này, đã gặp phải một số vấn đề về kỹ thuật lớn, phải kéo dài quá trình phát triển thêm nhiều năm và từng được đưa vào danh sách “các dự án quan tâm” của chính phủ.
Năm 1997, Hải quân Australia đã quyết định cần mua một loại ngư lôi mới, để thay thế các ngư lôi Mark 46, được sản xuất từ thập kỷ 1970. Năm 1999, bộ quốc phòng nước này đã chọn ngư lôi MU-90, với niềm tin sai lầm rằng đây là một kế hoạch mua sắm rủi ro thấp.
Cận cảnh cụm ống phóng ngư lôi Mu-90, cỡ nòng 324mm


Người đứng đầu Cơ quan Trang bị Quốc phòng (DMO) Warren King, cho biết trong một tuyên bố rằng: “Việc đưa vào trang bị loại vũ khí quốc phòng quan trọng này là nỗ lực chung của DMO, Hải quân và ngành công nghiệp quốc phòng.”
Hiện nay, ngoài các tàu mặt nước của Australia ra, loại ngư lôi siêu khủng này còn được trang bị trên một số chiến hạm hàng đầu châu Âu như: Tàu hộ vệ tên lửa đa năng lớp FREMM của Pháp, tàu hộ vệ 3 thân “Hải vương” Triton của hải quân Anh…
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
4K51 Rubezh: “sát thủ” diệt tàu đổ bộ của Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Dù dùng đạn tên lửa thế hệ cũ nhưng tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh vẫn rất hữu hiệu khi tác chiến chống tàu đổ bộ phòng thủ kém.



Hiện nay, trong “lá chắn” phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam ngoài các tổ hợp tên lửa bờ 4K44 Redut có tầm bắn siêu xa, K-300P Bastion-P hiện đại nhất, còn có tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ tầm ngắn mang tên 4K51 Rubezh cũng do nước bạn Liên Xô viện trợ từ những năm 1980.
Tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh được phát triển vào đầu những năm 1970 nhằm bổ sung cho tổ hợp 4K44 Redut. Những năm 1960, lực lượng phòng thủ bờ biển Hải quân Liên Xô biên chế chủ yếu tổ hợp 4K44 Redut có tầm bắn siêu xa, đầu đạn cỡ lớn nhưng mỗi xe bệ phóng chỉ có một đạn và phải có nhiều phương tiện mang khí tài chiến đấu đi cùng. Lúc này, hải quân cần một tổ hợp tên lửa cơ động cao hơn, nhưng tầm bắn ngắn hơn bổ sung vào lưới phòng thủ bờ.
Bộ đội hải quân nạp đạn tên lửa vào bệ phóng KT-161 trên xe phóng 3P51.

Năm 1970, Cục thiết kế Raduga được giao nghiên cứu phát triển tổ hợp tên lửa thế hệ mới. Trong quá trình phát triển, các nhà thiết kế quyết định lựa chọn tên lửa hành trình chống tàu tầm ngắn P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2) trang bị cho tổ hợp, định danh là 4K51 Rubezh. Từ năm 1978, tổ hợp 4K51 Rubezh chính thức được chấp thuận đưa vào phục vụ trong Hải quân Liên Xô.
Có thể nói, so với 4K44 Redut, tổ hợp 4K51 Rubezh gọn nhẹ hơn rất nhiều với việc tích hợp cả đài điều khiển hỏa lực, radar và ống phóng trên cùng một khung gầm xe bánh lốp cơ động cao.
“Mổ xẻ” thành phần tên lửa 4K51 Rubezh
Biên chế một khẩu đội tên lửa 4K51 Rubezh gồm có 4 xe phóng đạn 3P51, 4 xe nạp đạn và 16 quả đạn tên lửa hành trình chống tàu P-15M – cải tiến từ đạn P-15U.
Xe phóng đạn 3P51 thiết kế đặt trên khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp hạng nặng MAZ-543M. Trên xe phóng lắp đặt cabin điều khiển hỏa lực, đài radar trinh sát – dẫn bắn Harpoon, cụm 2 ống phóng tên lửa KT-161 cùng một số thành phần phụ khác.
Trong đó, đài radar trinh sát – dẫn bắn Harpoon được dùng để phát hiện mọi mục tiêu trên mặt biển (tầm trinh sát 40-100km) và làm nhiệm vụ cung cấp lệnh dẫn đường cho tên lửa. Anten của radar khi hành quân thu lại trong các ống thủy lực gấp gọn phía trước cabin điều khiển, khi chiến đấu nhờ hệ thống thủy lực được nâng cao lên 7,3m.
Cụm ống phóng tên lửa KT-161 trong trạng thái hành quân thì cửa ống phóng quay về phía sau, khi chiến đấu thì quay một góc về hướng bắn 110 độ và đưa vào góc nâng phóng đạn 20 độ.
Xe phóng đạn 3P51 trong trạng thái chiến đấu với ống phóng quay về hướng bắn, anten dựng lên cao.

Tổ hợp Rubezh trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu tầm ngắn tốc độ dưới âm P-15M được cải tiến dựa trên đạn P-15U. Đạn P-15M có chiều dài khoảng 6,56m, sải cánh 2,5m, đường kính thân (lớn nhất) 0,78m, trọng lượng phóng 2,5 tấn, lắp đầu đạn nổ phá uy lực mạnh 513kg (có một số nguồn thì cho là 454kg). Trên thân tên lửa, có 3 cánh đuôi tam giác gắn liền thân và 2 cánh lớn ở giữa thân được gấp gọn trong trạng thái hành quân.
Về động cơ đạn, P-15M lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn đặt ở phía dưới thân gần đuôi tên lửa và động cơ hành trình nhiên liệu lỏng cho phép đạt tốc độ hành trình 1.100km/h (Mach 0,9), tầm bắn từ 8-80km (nghĩa là vô hiệu với mục tiêu dưới 8km), trần bay của tên lửa 25-50-250m được nạp vào máy tính trên tên lửa trước khi phóng.
Đạn P-15M trang bị hệ thống định vị quán tính trong giai đoạn bay hành trình ở pha đầu, pha giữa, ở pha cuối có thể dùng 2 phương án dẫn đường gồm: tự dẫn bằng radar chủ động kích hoạt khi cách mục tiêu 10-20km; dùng đầu tự dẫn hồng ngoại Snegir-M.
Rất hữu hiệu khi chống tàu đổ bộ
Anten radar trinh sát - dẫn bắn Harpoon trong trạng thái chiến đấu.

Khi có lệnh chiến đấu, khẩu đội tên lửa sẽ nhanh chóng cơ động ra trận địa phòng thủ bờ biển. Tại trận địa, xe phóng sẽ nâng anten radar lên độ cao cần thiết, quay ống phóng về hướng phóng và đưa ống phóng về tư thế phóng đạn. Trong cabin điều khiển, sĩ quan theo dõi màn hình radar tìm kiếm, phát hiện, xác định tọa độ và nạp thông tin mục tiêu vào bộ nhớ đạn tên lửa. Sau đó, chỉ chờ lệnh của chỉ huy kíp chiến đấu là phóng đạn.
Bên trong cabin điều khiển đặt trên xe phóng đạn 3P51.

Sau khi ấn nút phóng, tên lửa rời ống phóng bằng động cơ khởi tốc, ra khỏi ống phóng thì động cơ hành trình cũng khởi động đồng thời cánh chính tên lửa mở ra. Sau khi cháy hết nhiên liệu, động cơ khởi tốc sẽ tự động tách khỏi tên lửa và rơi xuống biển. Tên lửa bay với động cơ nhiên liệu lỏng và hạ xuống độ cao hành trình theo lập trình sẵn.
Ở pha cuối tiếp cận mục tiêu, đầu tự dẫn radar chủ động hoặc đầu tự dẫn hồng ngoại (cài đặt sẵn khi chưa phóng) tự khóa mục tiêu và điều khiển tên lửa tấn công bằng đầu đạn nửa tấn thuốc nổ.
Đạn tên lửa P-15M rời bệ phóng với động cơ khởi tốc và động cơ hành trình cùng đốt.

Có thể nói, tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh có tính cơ động cao khi cả radar và bệ phóng tên lửa đều nằm cùng một xe, đạn tên lửa có sức công phá cực mạnh, xe phóng có thể phóng loạt 2 tên lửa vào mục tiêu hoặc là nhiều xe phối hợp phóng loạt nhiều đạn.
Tuy nhiên, tổ hợp không phải là không có nhược điểm, không những thế đó còn là nhược điểm lớn. Tổ hợp dùng loại tên lửa chống tàu đã lỗi thời, kích thước quá lớn, tốc độ không cao, dễ bị gây nhiễu điện tử. Động cơ tên lửa dùng nhiên liệu lỏng nên khả năng duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu không cao (nhiên liệu lỏng không thể để lâu trong đạn mà phải chứa bên ngoài, khi chiến đấu thì nạp vào).
Nhưng dẫu sao, với đầu đạn cực mạnh như vậy, đạn P-15M nói riêng và tổ hợp 4K51 Rubezh vẫn rất hữu hiệu khi tác chiến chống tàu vận tải, tàu đổ bộ cỡ lớn, nhỏ thường có hệ thống phòng thủ không mạnh, nó sẽ dễ đột phá hơn nhất là khi dùng phương án phóng loạt tên lửa.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
10 ưu điểm tuyệt vời của tên lửa Nirbhay - “Tomahawk” Ấn Độ

Thứ sáu 15/03/2013 23:29
ANTĐ - Với năng lực xuyên phá mạnh, độ chính xác cao, tầm bắn xa, triển khai linh hoạt trên nhiều bệ phóng, Nirbhay sẽ trở thành một loại tên lửa tấn công mạnh nhất trong tương lai.

Ngày 12/03 vừa qua, tạp chí “Uy lực tên lửa” có bài viết nhan đề: “10 điều cần biết về tên lửa hành trình Nirbhay” của Ấn Độ. Bài viết này đã trích dẫn quan điểm của Đài truyền hình Ấn Độ (NDTV) cho rằng, tuy thử nghiệm phóng lần đầu thất bại nhưng loại tên lửa hành trình thế hệ mới nhất của lục quân Ấn Độ là Nirbhay có 10 ưu điểm lớn so với các loại tên lửa khác, trong tương lai nhất định sẽ thành công và có một tương lai tươi sáng.
Về ngoại hình và chức năng, Nirbhay hoàn toàn tương đồng với loại tên lửa Tomahawk, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,5cm, chiều dài tên lửa 6m, sử dụng động cơ phản lực với tốc độ khoảng 0,7Mach, tầm bắn tối đa 1000km (cũng có tài liệu cho là 1500km).
Đài truyền hình NDTV cho biết, trong lần phóng thử đầu tiên, loại tên lửa hành trình Nirbhay của lục quân Ấn Độ đã thất bại, sau khi rời bệ phóng không lâu, tên lửa đã bay chệch quỹ đạo đã định.
Tuy vậy, các chuyên gia tên lửa Ấn Độ cho biết, các cường quốc tên lửa trên thế giới đa số là không thành công trong lần phóng thử đầu tiên. Ví dụ như tên lửa đạn đạo Agni của Ấn Độ cũng thất bại trong lần đầu phóng thử nhưng hiện đã phát triển thành một thế hệ tên lửa đạn đạo nổi tiếng.
Vì vậy, thất bại đầu tiên của Nirbhay không phải là một điều đáng quan ngại lắm, nhất định trong tương lai, tên lửa Nirbhay sẽ thu được những thành công rực rỡ vì nó có 10 ưu điểm sau đây:
1. Nirbhay là loại tên lửa hành trình tốc độ cận âm, áp dụng mô hình sau khi bay lên theo chế độ phóng tên lửa, nó khởi động chế độ bay kiểu máy bay, khác hẳn so với các loại tên lửa đạn đạo như Agni vì được thiết kế cánh thân tên lửa và cánh đuôi.
2. Sau khi tên lửa phóng đi, tầng động cơ đẩy tách ra, rơi xuống, các cánh của tên lửa bắt đầu hoạt động.
3. Lúc đó, một động cơ Turbin khí bắt đầu hoạt động, hoàn toàn áp dụng chế độ máy bay.
4. Nirbhay có tính năng cơ động cao, có thể men theo các rặng cây, làm giảm khả năng phát hiện của radar.
5. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa có thể ngoặt, xoay tròn, đổi hướng tấn công mục tiêu từ mọi góc độ.
6. Quan trọng nhất là tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, tấn công mục tiêu phạm vi khoảng 1500km, giúp lục quân Ấn Độ có khả năng tấn công thọc sâu vào lãnh thổ của đối phương.
7. Loại tên lửa này có thể được lắp đặt trên nhiều phương tiện phóng với nhiều tầm bắn khác nhau, có khả năng bắn đồng loạt, thậm chí phóng ngay cả trong khi đang cơ động.
8. Tên lửa được tích hợp hệ thống kiểm soát kiểu bắn – quên, có khả năng chống nhiễu rất mạnh, sau khi bắn tên lửa không cần điều khiển nữa mà có khả năng tự động bay đến mục tiêu.
9. Tên lửa Nirbhay chính là đối trọng của tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và tên lửa Babur của Pakistan. Trong thời kỳ chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ đã từng rất thành công với tên lửa hành trình Tomahawk.
10. Hiện Ấn Độ trang bị rất nhiều loại tên lửa chiến thuật nhưng mới chỉ có Nirbhay là loại tên lửa hành trình đầu tiên. Tất cả các nhà khoa học của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), kể cả các nữ khoa học gia cũng đang tập trung để nhanh chóng giải quyết những khiếm khuyết còn tồn tại của Nirbhay nên chắc chắn những thiếu sót về kỹ thuật sẽ được khắc phục nhanh chóng.
Các chuyên gia quân sự cho biết, loại tên lửa này có thể tích nhỏ, trọng lượng nhẹ, khả năng tàng hình cao, tính năng cơ động tốt nên không dễ để phát hiện và đánh chặn. Với năng lực xuyên phá mạnh, độ chính xác cao, tầm bắn xa, triển khai linh hoạt trên nhiều bệ phóng, nó sẽ trở thành một loại tên lửa tấn công mạnh nhất trong tương lai.

Với khả năng tấn công đối đất và tấn công tàu chiến cỡ lớn trên biển tầm xa, khi lắp đặt đầu đạn hạt nhân thì loại tên lửa này sẽ trở thành một thành viên trong bộ 3 tấn công hạt nhân “tam vị nhất thể”của Ấn Độ. Nếu Ấn Độ triển khai loại tên lửa này trên biên giới, nó sẽ bao trùm toàn bộ dải biên cương với Pakistan và khu vực biên giới Trung Quốc, từ Thành Đô – Lan Châu đến Côn Minh.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
TQ biên chế thêm 2 lữ đoàn 'sát thủ tàu sân bay'

(ĐVO) - Báo chí Mỹ tiết lộ, Trung Quốc vừa biên chế thêm 2 lữ đoàn tên lửa “sát thủ tàu sân bay” Đông Phong 21D (DF-21D). Điều này đồng nghĩa với việc tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D của quân đội Trung Quốc có khả năng đã được triển khai bố trí tác chiến.



Trang Strategy Page của Mỹ tiết lộ, lực lượng Pháo binh số 2 (tên lửa chiến lược của Trung Quốc) có khả năng vừa mới được tăng thêm 2 lữ đoàn tên lửa đạn đạo, trong đó số lượng lữ đoàn tên lửa Đông Phong 21 (DF-21) đã được nâng lên thành 10 lữ đoàn. Nguồn tin này cho biết, 2 lữ đoàn tên lửa mới này được trang bị tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, được coi là tên lửa "sát thủ tàu sân bay", điều này đồng nghĩa với việc tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-2D của quân đội Trung Quốc có khả năng đã được triển khai bố trí tác chiến.

Trong khi đó, theo tờ Global Security, Mỹ cho rằng tên lửa DF-21D của Trung Quốc về cơ bản đều được vận hành tốt nhưng cái khó của loại tên lửa này không thể định vị được mục tiêu trong thời gian ngắn, do đó không thể triển khai chiến đấu.
Hiện nay, quân đội Trung Quốc có khả năng đang tiến hành bí mật thử nghiệm tên lửa DF-21D. Trung Quốc đưa vào biên chế lữ đoàn thên lửa DF-21D có nghĩa là "sát thủ tàu sân bay" đã hình thành lên khả năng tác chiến.
Số lượng lữ đoàn tên lửa DF-21 đã được nâng lên thành 10 lữ đoàn Nguồn tin này cũng cho rằng, khả năng sử dụng hệ thống thám trắc của quân đội Trung Quốc như vệ tinh, máy bay trinh sát, tàu ngầm là "ngoài sức tưởng tượng". Thông qua việc kết hợp giữa các trang thiết bị, quân đội Trung Quốc đã có thể định vị gần đúng tàu sân bay của đối phương trước khi phóng tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay.

Theo Strategy Page, trong thực tế một số thiết bị định vị của quân đội Trung Quốc đã được đưa vào sử dụng, tuy nhiên những thiết bị này không gây sự chú ý của Mỹ. Nếu như Trung Quốc phóng nhiều vệ tinh viễn thám thì sẽ hình thành lên "biên đội trinh sát vũ trụ" ở độ cao 600 km ở khu vực Thái Bình Dương.
Tờ Strategy Page đưa ra phán đoán, hàng loạt vệ tinh viễn thám sẽ hình thành lên hệ thống giám sát trên biển của lực lượng hải quân Trung Quốc và cũng có thể hình thành lên thiết bị định vị để Trung Quốc sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công tàu sân bay của đối phương.
Tên lửa DF-21 được coi là sát thủ tàu sân bay Theo Global Security, cùng với sự hình thành khả năng chiến đấu của tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc và trước thông tin Trung Quốc đang tiến hành đóng thêm tàu sân bay thì Mỹ cần phải có hệ thống vũ khí chống hạm đời mới. Tờ báo này tiết lộ, hiện nay Mỹ đã đưa ra một vũ khí mới "sát thủ tàu sân bay", trong đó bao gồm hệ thống vũ khí như:

Đầu tiên là Mỹ liên tưởng tới việc dùng máy bay không người lái kết hợp với máy bay tuần tra P-8A để thu thập vết tích của các tàu chiến loại lớn, sau đó dùng tên lửa để tấn công. Máy bay không người lái và máy bay tuần tra P-8A đều được trang bị hệ thống liên kết dữ liệu hai chiều, từ đó nó có thể trao đổi thông tin với nhau để tấn công chính xác các tàu sân bay.
Các vũ khí chống tàu sân bay này có thể hình thành trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu trong thời gian gần đây của hải quân Mỹ.

Mỹ thực sự mong muốn "sát thủ tàu sân bay" là một tên lửa chống hạm siêu việt, nó không chỉ được phóng trên các máy bay mà nó còn được phóng đi từ các tàu chiến. Báo chí của Hàn Quốc tiết lộ, Cục nghiên cứu kế hoạch cấp cao của Lầu Năm Góc đã trao hợp đồng trị giá 218 triệu USD cho công ty Lockheed Martin để phát triển loại tên lửa chống hạm tầm ngắn (LRASM).
Dự án mà công ty Lockheed Martin đảm nhận là khai thác tính năng của 2 loại tên lửa chống hạm, trong đó LRASM-A là tên lửa tàng hình, có khả năng sẽ được trang bị cho chiến đấu cơ F-35 loại mới nhất của quân đội Mỹ, LRASM-B là tên lửa được trang bị trên tàu cao tốc, có khả năng sẽ trang bị cho tàu chiến Mỹ.

Tạp chí Alternathistory của Nga tiết lộ, LRASM nhanh nhất cũng phải trong năm nay mới được trang bị cho quân đội Mỹ. Cũng giống như tên lửa DF-21D của Trung Quốc, LRASM cũng phụ thuộc nhiều vào hệ thống định vị.
Công ty Lockheed Martin cùng hợp tác với công ty BAE của Anh để nghiên cứu kỹ thuật định vị thụ động cho tên lửa LRASM, khi cần thiết nó có thể sử dụng các trang thiết cảm biến để xác định vị trí tàu sân bay. Một khi hệ thống GPS và máy bay trinh sát cung cấp tín hiệu bất ngờ bị gián đoạn thì LRASM vẫn có thể bay và tấn công mục tiêu.

Theo Global Security, Lockheed Martin cho rằng, dự án LRASM tuy trong năm nay mới bắt đầu thực hiện nhưng Mỹ sẽ không mất nhiều thời gian như tên lửa DF-21D của Trung Quốc. Dự án này có 2 hướng phát triển, đó là tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Mỹ tin tưởng rằng, tên lửa chống tàu sân bay do công ty Lockheed Martin nghiên cứu sẽ có tầm phóng tương đối xa, nó có thể xuyên qua hệ thống phòng thủ của tàu chiến đối phương và thực hiện tấn công chính xác. Ngoài ra, tên lửa do công ty này sẽ có giá thành tương đối thấp.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Mỹ mất 2 tàu sân bay thì hải quân Trung Quốc cũng xóa sổ

Thứ năm 22/08/2013 20:09
ANTĐ - Ngày 21/08, tuần báo “Người đưa tin công nghiệp quốc phòng” của Nga đã có bài viết phân tích cụ thể, yếu tố cấu thành các nhóm chiến đấu của hải quân Trung Quốc và tiến hành đánh giá sức chiến đấu của các nhóm tàu chiến này.

Bài viết cho biết, các tàu khu trục mạnh nhất và tiên tiến nhất của hải quân Trung Quốc hiện nay là 2 chiếc lớp 051C, 6 chiếc lớp 052C do Trung Quốc tự sản xuất và 4 tàu khu trục Type 956, lớp “Hiện đại” (Sovremenny) nhập khẩu từ Nga. Chúng đều được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm khá mạnh. Ngoài ra, 14 tàu Type 054A đều thuộc lớp tàu hộ vệ tiên tiến nhất của Trung Quốc.
Như vậy, tổng cộng hải quân Trung Quốc có trên 20 chiến hạm có khả năng tác chiến viễn dương và có hệ thống phòng không khá mạnh, có khả năng đánh trả các cuộc tập kích bằng tên lửa hoặc tập kích đường không.
Với lực lượng như trên, hải quân Trung Quốc có khả năng tổ chức 6 nhóm tàu chiến đấu hoặc 1 biên đội tàu sân bay, tăng cường 2-3 nhóm tàu tác chiến. Dưới sự phối hợp yểm trợ của tàu ngầm hạt nhân, tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay và không quân của hải quân, lực lượng này có khả năng tiêu diệt 1 biên đội tàu sân bay Mỹ, nhưng cái giá phải trả sẽ mất khoảng 30%, thậm chí là 40% binh lực.
Để tiêu diệt biên đội tàu sân bay CVN-68 USS Nimitz của Mỹ, Trung Quốc sẽ mất khoảng 40% số lượng tàu tác chiến viễn dương

Hiện nay, trong tác chiến toàn cầu, hải quân Trung Quốc không phải là đối thủ và thực sự không có khả năng đối đầu với hải quân Mỹ. Ngay cả khi so với hải quân Nga, hải quân Trung Quốc cũng vẫn thua kém với khoảng cách không phải là nhỏ. Nga hiện có 1 tàu sân bay có khả năng thực chiến, các tuần dương hạm và tàu ngầm hạt nhân còn hơn Trung Quốc mấy bậc.
Trong tác chiến gần bờ, lực lượng tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 của Trung Quốc có khả năng tác chiến khá mạnh. Chúng đều được trang bị các tên lửa chống hạm YJ-83 (Ưng kích-83) và hệ thống phòng thủ tầm gần FL-3000N. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 10 tàu chiến loại này, ngoài ra họ còn có khoảng 40 tàu tên lửa cao tốc lớp 022.


Tàu hộ vệ hạng nhẹ số hiệu 582 “Bạng Phụ” Type 056 của Trung Quốc



Tuy vậy, tính chất nhiệm vụ của lực lượng này hoàn toàn khác biệt so với lực lực lượng tàu tác chiến ven bờ (tiếng Anh: Littoral combat ship, viết tắt là LCS). Lực lượng tàu LSC của Mỹ thuộc 2 lớp là Freedom và Independence là tàu tác chiến ven bờ nhưng là tác chiến tấn công ven bờ… nước khác chứ không phải là phòng thủ ven bờ biển nước mình, nó có lượng giãn nước gấp hơn 3 lần chiến hạm 056 của Trung Quốc (hơn 1.000 tấn).
Lực lượng tàu tác chiến ven bờ Trung Quốc có thể được tổ chức thành 3 nhóm sục sạo - tìm kiếm - tấn công tàu ngầm đối phương áp sát ven bờ, hoặc 10 nhóm tàu tên lửa đối phó với các tàu mặt nước của đối phương. Tuy vậy, các tàu này chỉ đảm nhận được nhiệm vụ phòng thủ ven bờ chứ không thể tác chiến viễn dương được. Vì vậy, tuy số lượng nhiều nhưng vô hại đối với biên đội tàu sân bay của đối thủ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Việt Nam chọn “sát thủ diệt hạm” nào cho Sigma 9814?

(Kienthuc.net.vn) - Liệu Việt Nam sẽ đi theo truyền thống chọn lựa tên lửa chống tàu Kh-35 Uran hay sẽ thử trang bị tên lửa do các nước phương Tây chế tạo?



Bên cạnh các thông tin khá rõ ràng về pháo hải quân, tên lửa phòng không sẽ được trang bị cho tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 sẽ được Tập đoàn Damen đóng cho Hải quân Việt Nam, tuyệt nhiên truyền thông Hà Lan không nhắc tới loại tên lửa chống tàu nào sẽ dùng cho tàu.
Vậy, liệu tàu chiến Sigma 9814 của Việt Nam có thể dùng loại tên lửa chống tàu nào?
Tích hợp tên lửa Nga lên tàu chiến “Tây”?
Loại tên lửa chống tàu mặt nước có thể trang bị cho Sigma 9814 đầu tiên được nghĩ tới chắc chắn là Kh-35 Uran E – tên lửa mà nhiều tàu chiến Việt Nam đang có trong trang bị. Bởi chúng ta đã có kinh nghiệm nhiều năm sử dụng loại tên lửa này.
Kh-35 (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) là loại tên lửa chống tàu tốc độ cận âm, đa năng có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động).
Kh-35 dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg (với động cơ tăng cường), tầm bắn 130km. Trên thân quả đạn có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi. Với trọng lượng đầu đạn nặng 145kg, Kh-35 được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn.
Tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran.

Khi chiến đấu, dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa từ tàu phóng hoặc từ các nguồn bên ngoài. Kh-35 rời ống phóng bằng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, quá trình bay đến mục tiêu tên lửa sử dụng động cơ phản lực cánh quạt đẩy.
Trong hành trình bay, Kh-35 được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20km) ở pha cuối.
Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, quả đạn hạ độ cao xuống còn 5m so với mặt nước biển khiến cho hệ thống đối phó trên chiến hạm địch rất khó đánh chặn.
Rõ ràng với việc chúng ta đã nhiều năm sử dụng, đã có kinh nghiệm thì Kh-35 là lựa chọn số một cho việc trang bị trên tàu Sigma. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là Kh-35 là sản phẩm của Nga trong khi Sigma là thiết kế của Hà Lan. Việc tích hợp một hệ thống tên lửa khác nhà thiết kế, chế tạo là điều không dễ dàng, bởi ngoài tên lửa người ta còn phải tính đến hệ thống điều khiển hỏa lực của tàu. Đó là chưa kể tính tương thích với các hệ thống quản lý chiến đấu trên Sigma. Theo truyền thông Hà Lan thì hầu hết hệ thống điện tử, cảm biến sẽ do Tập đoàn Thales của nước này cung cấp.
Dù vậy, ở đây “không đơn giản” không có nghĩa là “không thể làm được”. Một số loại vũ khí hiện nay trên thế giới hiện nay cũng đã có sự kết hợp như vậy. Ví dụ, tàu chiến KRI Oswald Siahaan của Hải quân Indonesia mua lại của Hà Lan đã được cải tiến để tích hợp tên lửa chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont của Nga.
Tất nhiên bên cạnh yếu tố kỹ thuật, sẽ còn nhiều vấn đề liên quan tới việc hợp tác giữa các nhà sản xuất với nhau trong việc tích hợp tên lửa lên tàu chiến. Rõ ràng là việc đưa vũ khí Nga lên tàu chiến Hà Lan đặt ra rất nhiều vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau, có thể giải quyết nhưng có thể mất thời gian cũng như chi phí.
Vị trí đặt bệ phóng tên lửa chống tàu trên tàu hộ vệ lớp Sigma.

Tên lửa “Tây”: giải pháp khả thi nhất?
Một giải pháp khả thi hơn dành cho Sigma 9814 của Việt Nam là trang bị tên lửa vốn đang được các tàu hộ vệ lớp Sigma của Indonesia và Morocc sử dụng rộng rãi.
Hiện nay, các biến thể thuộc lớp Sigma xuất khẩu cho Hải quân Indonesia và Morocc đều trang bị tên lửa hành trình chống tàu MM40 Block II Exocet do Tập đoàn MBDA Pháp chế tạo.
MM40 Exocet là tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ cận âm được giới thiệu lần đầu năm 1980. Tên lửa được cải tiến từ thiết kế MM38 với việc tăng tầm bắn, hệ thống điều khiển hiện đại hơn được dùng để tấn công tiêu diệt các tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung (như tàu hộ vệ, tàu hộ tống, tàu khu trục). MM40 cũng có khả năng đánh chìm được tàu sân bay nếu dùng nhiều loạt đạn tấn công cùng lúc.
Tên lửa có chiều dài 5,79m, đường kính thân 0,35m, sải cánh 1,13m, trọng lượng phóng 875kg. Nó được lắp một động cơ rocket nhiên liệu rắn cho hành trình bay cho phép đạt tầm bắn từ 4-70km, tốc độ hành trình cận âm (Mach 0,9). Hiện các tàu chiến Sigma Indonesia và Morocc dùng biến thể MM40 Block 2 có tầm bắn tăng lên 75km, nhưng đầu đạn nhẹ hơn, chỉ còn 155kg (so với 165kg mẫu nguyên bản).
MM40 Exocet được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động có tầm trinh sát 24km (cách mục tiêu như vậy thì radar tự kích hoạt dò tìm, khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp của tàu phóng), bên cạnh radar trong hành trình bay tên lửa có sự hỗ trợ từ hệ định vị quán tính và định vị toàn cầu.
Trong hành trình bay, độ cao tên lửa cách mặt nước khoảng 100m. Phụ thuộc vào điều kiện sóng biển mà pha cuối tên lửa bay cách mặt biển chỉ 2-15m.
Tên lửa hành trình chống tàu MM40 Exocet.

Nói chung, Exocet là loại tên lửa hành trình chống tàu chất lượng khá tốt, đặc biệt nhất là nó "dạn dày kinh nghiệm" hơn nhiều so với tên lửa Nga, Mỹ. Trong cuộc chiến Falkland 1982, Exocet được Không quân Argentina sử dụng để tấn công đánh chìm, đánh bị thương nhiều tàu chiến, tàu vận tải của Hải quân Anh.
Tuy nhiên, điểm yếu của nó so với các loại tên lửa Nga, Mỹ chính là ở tầm bắn quá ngắn, chỉ 70km. Điều này đã được khắc phục khi MBDA đang phát triển biến thể MM 40 Block 3, áp dụng giải pháp công nghệ động cơ tuốc bin phản lực giúp tăng tầm bắn lên tới 180km, nhưng trọng lượng giảm xuống chỉ còn khoảng 750kg, đầu đạn 155kg.
Quay trở lại vấn đề tàu hộ vệ Sigma 9814 của Việt Nam liệu có thể dùng Exocet hay không? Vì bấy lâu nay Việt Nam vốn không phải là bạn hàng thường xuyên vũ khí phương Tây do một số rào cản về chính trị.
Trong quá khứ, theo một số nguồn tin từ những năm 1990, Việt Nam đã có cuộc đàm phán với chính phủ Pháp và Dasault Aviation để mua 2 phi đội gồm 24 chiếc Mirage 2000. Rất tiếc do nhiều vấn đề khác nhau mà rốt cuộc, phía Pháp đã từ chối bán máy bay cho Việt Nam.
Nhưng đó là câu chuyện của những năm 1990, bây giờ mọi chuyện đã khác. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có bước phát triển lớn trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng với nước Pháp. Các doanh nghiệp và chính phủ Pháp đã sẵn sàng cung cấp cho chúng ta cả các hệ thống radar giám sát hàng đầu thế giới.
Pháp đã bán cho Việt Nam đài radar giám sát biển tiên tiến CW-100.

Gần đây, báo Quân đội Nhân dân đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống radar giám sát biển CW-100 do Tập đoàn Thales Pháp chế tạo, đang phục vụ trong lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây được xem là một trong những loại radar giám sát biển hàng đầu thế giới, có khả năng xóa bỏ “giới hạn đường chân trời”.
Việc nước Pháp sẵn sàng bán cho Việt Nam cả những hệ thống radar hiện đại cho thấy triển vọng lớn việc xuất khẩu tên lửa chống tàu Exocet MM40 nếu Việt Nam muốn mua cho tàu hộ vệ Sigma.
Có thể tích hợp dễ dàng lên Sigma 9814, tính năng chiến đấu của MM40 Block 3 nhỉnh hơn cả Kh-35 Uran, rõ ràng đây là lựa chọn khả thi nhất cho tàu chiến Sigma Việt Nam. Trong việc sử dụng thì tuy chúng ta không có kinh nghiệm, nhưng ở đây Việt Nam sẽ phải huấn luyện để thủy thủ sử dụng cả tàu chiến “Tây”, không riêng lẻ chỉ là những quả đạn tên lửa. Vì vậy, đây không phải là vấn đề lớn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Tomahawk: “quân tiên phong” tấn công Syria

(Kienthuc.net.vn) - Nhiều khả năng, giống với những cuộc chiến Iraq, Libya, tên lửa hành trình Tomahawk sẽ đóng vai trò “tiên phong” trong cuộc chiến chống Syria.



Theo những cáo buộc của Washington, chính quyền của Tổng thống al-Assad chính là thủ phạm của vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8 ở ngoại vi thủ đô Damascus làm hơn 1.300 người thiệt mạng. Như vậy là với Mỹ, Syria đã vượt qua “giới hạn đỏ” của sự “khoan dung” và khả năng rất cao là Mỹ cùng các nước đồng minh sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để can dự trực tiếp vào Syria.
Khi đó một kịch bản tấn công tương tự như những gì Mỹ đã từng làm với Iraq và gần đây là với Lybia hoàn toàn có thể được dùng với Syria. Không phải là một cuộc tấn công hủy diệt nhưng đủ để làm tê liệt hoàn toàn hệ thống phòng thủ và trả đũa cũng như các mục tiêu trọng yếu có giá trị của đối phương.
Tên lửa hành trình đối đất siêu chính xác Tomahawk.

Nếu để nói về những loại vũ khí mà người Mỹ sẽ dùng cho cuộc tấn công này, đa số sẽ nghĩ ngay đến tên lửa hành trình Tomahawk. Thật vậy, kể từ sau Chiến tranh vùng Vịnh, Tomahawk bắt đầu đóng vai trò như “tiếng pháo hiệu” cho những cuộc chiến mà Mỹ phát động.
Đã xa rồi những cuộc chiến kiểu kinh điển thời thế giới còn phân làm 2 cực. Giờ đây, với Tomahawk cùng những vũ khí tấn công, áp chế tầm xa hiệu quả khác có trong tay, Mỹ đã bắt đối thủ phải tuân theo luật chơi của mình.

Tất nhiên, những quốc gia bị Tomahawk biến thành nạn nhân đều có sức mạnh hạn chế nếu so sánh với năng lực khổng lồ từ cỗ máy chiến tranh Mỹ - NATO. Syria cũng thuộc diện đối tượng “ưa thích” này.
Để hiểu được tại sao Tomahawk lại trở thành một vũ khí tiên phong hiệu quả trong các chiến dịch quân sự của Lầu Năm Góc thì cần phải biết những nét cơ bản về sức mạnh của loại tên lửa hành trình này.
BGM-109 Tomahawk là loại tên lửa hành trình cận âm chính xác, sử dụng động cơ phản lực cánh quạt nhiên liệu rắn, dùng để tấn công các mục tiêu cố định mặt đất, có thể phóng từ các cơ sở mặt đất, tàu chiến, tàu ngầm hoặc từ máy bay.
Tên lửa được thiết kế theo mẫu máy bay cánh đơn với thân tên lửa là ống trụ tròn, hai cánh chính có thể gấp lại và được lắp ở trọng tâm tên lửa và bốn cánh ổn định đuôi hình chữ thập.
Tomahawk là loại đạn tự hành tầm dài, có khả năng sống sót cao, rất khó phát hiện bằng ra đa, hay hồng ngoại. Thân tên lửa được chế tạo từ hợp kim nhôm, một số các bộ phận và bề mặt khí động học của tên lửa được chế tạo từ nhựa tổng hợp graphite-epoxy và trong suốt đối với các sóng radio.
Mặt cắt bên trong tên lửa hành trình Tomahawk.

Các thiết bị chính bên trong bao gồm: hệ thống dẫn đường (Integrated Mid-Course Guidance), module tấn công hay thường gọi là đầu đạn (có nhiều loại theo từng biến thể), hệ thống lái, khoang nhiên liệu và động cơ phản lực.
Cùng với thời gian và những nhu cầu nhiệm vụ mới, Tomahawk trải qua nhiều lần sửa đổi, hiện nay có 4 biến thể đang hoạt động: Block II TLAM-A (BGM-109A) dùng đầu đạn hạt nhân; Block III TLAM-C(BGM-109AC) dùng đầu đạn thông thường; Block III TLAM-D(BGM-109D) với đầu đạn bom chùm và biến thể mới nhất Block IV TLAM-E ( RGM/UGM-109 ) hay còn được gọi là Tactical Tomahawk (Tomahawk Chiến thuật).
Biến thể Block IV được thiết kế lại hoàn toàn với một động cơ phản lực F107-WR-402 cho phép nó có thể thay đổi tốc độ linh hoạt, lượn quanh mục tiêu trong vòng nhiều giờ và thay đổi hướng sau khi đã được phóng. Cùng với đó là hệ thống ngắm bắn hiện đại có khả năng tấn công sâu và tấn công các mục tiêu nổi bật đang di chuyển.
Với đầu đạn mạnh và đa dạng, Tomahawk có thể dễ dàng thổi bay nhiều loại mục tiêu từ công sự kiên cố đến các cơ sở hạ tầng thiết bị trên diện rộng.
Thông số kỹ thuật:
Nhà thầu: Công ty Raytheon Missile System ở Tucson, bang Arizona
Giá: 600.000 USD, riêng biến thể Tactical Tomahawk là 1,45 triệu USD.
Dài: khoảng 6,2m
Đường kính: khoảng 0,53 m
Sải cánh: khoảng 2,66 m
Trọng lượng: khoảng 1360 kg
Tốc độ: cận âm (tốc độ gần đạt tốc độ âm thanh)
Tầm bắn:
- Block II TLAM-A: 2.500 km
- Block III TLAM-C: 1.666 km
- Block III TLAM-D: gần 1.300 km
- Block IV TLAM-E: 1.666 km
Đầu đạn:
- Block II TLAM-A: đầu đạn hạt nhân W80
- Block III TLAM-C và Block IV TLAM-E: đầu đạn đơn khoảng 450 kg
- Block III TLAM-D: mang đầu đạn chùm


Một điểm đáng chú ý ở những tên lửa Tomahawk là công nghệ dẫn đường chỉ thị và tấn công mục tiêu được trang bị trên chúng thuộc loại đỉnh cao của thế giới.
Độ chính xác đến mức “điên rồ” của nó so với các tên lửa hành trình khác được thể hiện qua việc “người điều khiển chỉ cần ở cách mục tiêu hàng nghìn km (thậm chí xa hơn) và nhấn nút, quả lên lửa được phóng đi và chờ, nó sẽ lọt qua cửa sổ và phá hủy mục tiêu”.
Hệ thống dẫn đường và chỉ thị mục tiêu của Tomahawk bao gồm rất nhiều bộ phận cấu thành rất phức tạp, chúng phối hợp chặt chẽ và thông minh với nhau để cho hiệu quả tối đa.
Tomahawk có thể phóng từ các hệ thống phóng thẳng đứng đặt trên tàu chiến đấu mặt nước và tàu ngầm. Trong ảnh là tàu khu trục USS Barry phóng Tomahawk không kích Libya 2011.

Sau khi bắt đầu bay, các cánh của tên lửa mở ra để tạo lực nâng, ống hút gió mở ra và động cơ tuốc bin cánh quạt được dùng cho bay hành trình. Trên mặt nước, tên lửa Tomahawk sử dụng hệ dẫn đường quán tính INS hay định vị vệ tinh GPS để bay theo hành trình định sẵn.
Khi tới đất liền hệ thống dẫn đường của tên lửa được hỗ trợ bởi hệ thống định dạng mặt đất theo mặt cắt thẳng đứng của công ty McDonnell Douglas (TERCOM) bao gồm máy tính điện tử, thiết bị radar đo độ cao.
Trong máy tính điện tử trên ổ cứng lưu trữ các mảnh bản đồ kỹ thuật số địa bàn, nơi tên lửa sẽ bay qua. Độ rộng của tia radar khoảng từ 13-15 độ ( tần số 4 – 8 GHz). Nguyên tắc làm việc của hệ thống được dựa trên cơ sở so sánh địa hình của khu vực, nơi đang có mặt tên lửa hành trình tham chiếu với các mảnh bản đồ mẫu mẫu tiêu chuẩn trên quỹ đạo tên lửa bay.
Xác định địa hình chuẩn được thực hiện bằng các thông số của chùm tia quét radio và thiết bị đo độ cao áp suất khí quyển. Thiết bị đầu tiên đo khoảng cách từ tên lửa đến mặt đất (độ cao thực), thiết bị thứ hai đo độ cao bay với mặt biển. Thông tin địa hình được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính, phần mềm sẽ so sánh với những thông số thực tế thu được từ địa hình thực. Máy tính sẽ đưa ra các thông số để điều chỉnh hệ thống dẫn đường quán tính. Toàn bộ quỹ đạo đường bay của tên lửa trên đất liền được chia ra làm 64 ô điều chỉnh với chiều dài đến 8km và chiều rộng từ 2 đến 48km.
Tomahawk trang bị công nghệ dẫn đường hỗn hợp phức tạp nhưng tính chính xác cực cao dù phóng từ cách xa hàng nghìn km.

Giai đoạn dẫn đường cuối cùng được thực hiện bởi hệ thống điều chỉnh định dạng khu vực theo hình ảnh số (DSMAC). Hệ thống sử dụng ảnh kỹ thuật số trên nền tảng quang ảnh và ảnh hồng ngoại, những bức ảnh kỹ thuật số này được chụp liên tiếp trên quỹ đạo đường bay của tên lửa.
Hệ thống DSMAC bắt đầu làm việc ở giai đoạn cuối của quỹ đạo tên lửa, sau hệ thống TERCOM. Camera sẽ tiến hành rà quét khu vực mục tiêu, các hình ảnh thu được được đưa vào máy tính điện tử, phần mềm máy tính sẽ so sánh với các chuẩn khu vực mục tiêu, được lưu trữ trong ổ cứng. Các sai lệnh sẽ được chuyển thành lệnh sang hệ thống điều khiển hiệu chỉnh lại quỹ đạo bay của tên lửa với độ chính xác tuyên bố từ 5-10m. Ở Giai đoạn cuối nó cũng có thể sử dụng hệ thống GPS, cấp thông tin chính xác về vị trí của tên lửa trên quỹ đạo bay.
"Chiến thuật Tomahawk" lợi dụng một tính năng lảng vảng trong đường bay của tên lửa và cho phép chỉ huy để chuyển hướng các tên lửa vào một mục tiêu thay thế, nếu cần thiết. Nó có thể được tái lập trình trên máy bay để tấn công các mục tiêu khác với tọa độ GPS được lưu trữ trong bộ nhớ của nó hoặc để bất kỳ tọa độ GPS khác. Ngoài ra, các tên lửa có thể gửi dữ liệu về tình trạng của nó trở lại chỉ huy.
Với tất cả tiến bộ công nghệ, Tomahawk đạt độ chính xác cực cao. Trong cuộc tấn công tháng 9/1995 vào Bosnia, tỉ lệ bắn trúng mục tiêu của nó đều đạt trên 90%. Tỉ lệ thành công trung bình trong cuộc chiến Vùng Vịnh cũng lên tới 85%.
Không những thế, với các biến thể tiên tiến nhất, Tomahawk còn làm được nhiều điều hơn, nhà phát triển vũ khí Raytheon cho biết: "Tomahawk Block IV có thể lượn quanh mục tiêu trong nhiều giờ, thay đổi hướng ngay lập tức theo lệnh và chụp hình ảnh các mục tiêu để gửi về cho người điểu khiển ở nửa vòng trái đất”.
Tomahawk có sức công phá cực mạnh.

Sở hữu khả năng tác chiến tuyệt vời, Tomahawk cũng đã đóng vai trò rất lớn trong cuộc tấn công Iraq năm 2003. Các lực lượng liên minh đã bắn tới hơn 700 tên lửa Tomahawk trong năm đầu tiên tấn công vào Iraq.
Năm 2011, Mỹ dẫn đầu cuộc can thiệp quân sự vào Libya. Chiến dịch mang tên "Bình minh Odyssey" do Mỹ, Anh, Pháp phát động đã bắn 110 tên lửa hành trình Tomahawk vào khoảng 20 căn cứ phòng không của Libya. Trong chiến dịch này, Mỹ đã sử dụng cả tên lửa hành trình Tomahawk hệ cũ và Tactical Tomahawk.
“Nó cho phép chúng tôi thâm nhập vào những nơi có mối đe dọa cao mà không cần phải mạo hiểm tới các máy bay có người lái”, Phó Đô đốc William Gortney nói với báo chí năm 2011.
Hiện nay Mỹ có một số lượng cực lớn tên lửa Tomahawk và phương tiện phóng ở khu vực biển Địa Trung Hải, đó là lực lượng hùng hậu các tàu chiến, tàu ngầm của Hạm đội 5 và 6 của Hải quân Mỹ. Với tình trạng vô cùng căng thẳng hiện nay, cuộc chiến chống Syria có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Nhiều khả năng, một lần nữa Tomahawk sẽ lại đóng vai trò tiếng pháo hiệu mở màn cuộc tấn công vào Syria.

Source: http://aeroplan2010.mirtesen.ru/blog/43793112458/BGM-109-"Tomagavk"
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-3?

(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc được cho là đang phát triển cả tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-3 để trang bị cho tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4.



Bất luận giới quân sự phương Tây đánh giá thế nào về tiềm lực của lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quânTrung Quốc thì lực lượng này đã phát triển qua nhiều thập kỷ, và trở thành một đối thủ nặng ký không thể coi thường.
Gần đây, phát biểu tại một hội nghị tại Mông Cổ, nguyên Tổng giám đốc của Tổng công ty đóng tàu Trung Quốc Đàm Tác Quân cho biết, tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 của Trung Quốc đã nghiên cứu thành công hoàn thành. Thông tin này thu hút sự chú ý của các bên liên quan.
Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long bình luận, mục tiêu cụ thể của tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 sẽ được đánh dấu bằng hai chữ “cao” và “thấp”.
“Cao” nhằm chỉ tính năng cao, hiệu suất cao, không chỉ khả năng tấn công của tàu ngầm tấn công hiện đại cao hơn hẳn so với tàu ngầm thông thường mà khả năng tác chiến chống hạm, chống ngầm, chống đổ bộ cũng phải cao hơn hẳn so với tàu ngầm thông thường. Còn "thấp" là dùng để chỉ tạp âm ít, ít tiếng ồn, đây cũng là thước đo khả năng tồn tại của tàu ngầm hiện đại và cũng là thước đo về khả năng tàng hình và tấn công”, ông Đỗ Văn Long nói.
Về việc khi nào tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4 có thể đưa vào sử dụng, ông Long cho rằng, nghiên cứu thành công và hoàn thiện là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, quá trình từ nghiên cứu tới sản xuất và đưa vào trang bị là quá trình dài, đòi hỏi thời gian khá lâu, có thể tính tới vài năm.
“Có 2 yếu tố sẽ ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thành của tàu ngầm là công nghệ và chiến lược. Nếu áp lực bên ngoài, chẳng hạn như là có sự đe dọa hạt nhân thì tốc độ hoàn thành sẽ được đẩy nhanh hơn”, ông Long nói thêm.
Trong khi tên lửa DF-41 còn "chưa đâu vào đâu", Trung Quốc đã lại mơ tới biến thể hải quân JL-3. Ảnh minh họa

Ngoài ra, bàn về loại tên lửa đạn đạo sẽ trang bị cho tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4, có những đồn đoán cho rằng Trung Quốc sẽ dùng tên lửa JL-3 thay cho loại JL-2 đang trang bị trên tàu ngầm thế hệ 2 Type 094.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-3 sẽ được phát triển trên cơ sở cải tiến của loại tên lửa Đông Phong 41 (DF-41) được sử dụng phóng trên mặt đất. Loại tên lửa này có tầm phóng tối đa 10.000 km, điều này có nghĩa là một khi bố trí loại tên lửa này ở khu vực biển gần bờ của Trung Quốc thì có thể tấn công bao trùm toàn châu Âu và một phần lãnh thổ của Mỹ.
Hiện nay, Trung Quốc đã hoàn thành việc phát triển 2 thế hệ tàu ngầm hạt nhân gồm: Type 091, Type 092 thuộc thế hệ 1; Type 093, Type 094 thuộc thế hệ 2. Về phần tàu ngầm hạt nhân thế hệ 3, có thể là loại cải tiến từ Type 093/094 dự kiến sẽ trang bị trong 5 năm tới.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định, tới năm 2025, Hải quân Trung Quốc sẽ biên chế từ 3-4 cụm tàu sân bay. Theo biên chế, mỗi cụm tàu sân bay sẽ bố trí từ 2-3 tàu ngầm hạt nhân tấn công, như vậy Trung Quốc cần phải có từ 8-12 tàu ngầm hạt nhân tấn công. Dự kiến, đến lúc đó, tàu ngầm hạt nhân đời mới (bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4) sẽ trở thành “con át chủ bài” của lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Ấn Độ sắp thử tên lửa đạn đạo mạnh nhất

(Kienthuc.net.vn) - Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết là đang lên kế hoạch thử nghiệm bắn tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V vào tháng 9/2013.



Lần thử nghiệm đầu tiên của tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V được Ấn Độ thực hiện vào tháng 4/2012. Lần thử thành công này đã đưa Ấn Độ vào nhóm những nước sở hữu tên lửa hành trình xuyên lục địa bao gồm 5 nước Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh.
Tiến sĩ V G Sekeran, Giám đốc chương trình Agni và Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Phát triển hệ thống Tên lửa chiến lược tại DRDO cho biết ngày thử chính xác vẫn chưa được xác định nhưng vụ thử sẽ diễn ra vào tháng 9/2013.
“Vụ thử này nhằm mục đích thử độ ổn định trong hiệu suất của các hệ thống phụ”, Ông Sekeran cho hay.
Ông Sekaran cho biết thêm, DRDO sẽ bắt đầu sản xuất và giao hàng tên lửa Agni-V vào năm 2015. Các cuộc thử chất lượng cũng sẽ được tiến hành vào thời gian này.
Ấn Độ sẽ thực hiện cuộc phóng thứ 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V trong tháng 9.

Agni-V là mẫu tên lửa hành trình xuyên lục địa đầu tiên được Ấn Độ tự phát triển. Agni-V có khối lượng 50 tấn, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng hơn 1 tấn và có tầm bắn lên tới 5.000km. Với tầm bắn này, tên lửa của Ấn Độ có thể vươn tới toàn châu Á cũng như các lục địa khác.
Các quan chức DRDO cũng cho biết, trường bắn ở đảo Wheeler ở bờ biển Odisha cũng đang được chuẩn bị cho lần phóng vào tháng 9/2013.
Ấn Độ được cho là đang nỗ lực phát triển đầu đạn kiểu MIRV (một đầu đạn mẹ chứa nhiều đạn hạt nhân con) cho phép tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
'Mổ xẻ' tên lửa đối hạm của Trung Quốc
> Huyền thoại 'siêu tiêm kích' đánh chặn Mig-31
> Khởi đóng chiến hạm Gepard-3.9 mới cho Việt Nam


TPO - Trung Quốc hiện đang chế tạo và cung cấp các hệ tên lửa có khả năng sử dụng trong tác chiến từ phòng thủ bờ biển, môi trường biển nông/duyên hải và tác chiến tầm xa ngoài đường chân trời.
Triển lãm hàng không Trung Quốc tháng 11/ 2006 tổ chức ở Chu Hải (Zhuhai), đánh dấu một bước ngoặt trong lộ trình phát triển tên lửa đối hạm Trung Quốc. Lần đầu tiên, Tập đoàn công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) đã trưng bày bốn tên lửa khác nhau tất cả đều đã được khẳng định là qua thử nghiệm, đang trong giai đoạn chế tạo và sẵn sàng xuất khẩu. Thông lệ tiêu chuẩn của Trung Quốc là chỉ chào hàng một vũ khí khi đã có một hệ thống kế tiếp sẵn sàng đáp ứng nhu cầu trong nước.

Tại Chu Hải, CASIC đã giới thiệu một cách chi tiết một khái niệm hệ thống phòng thủ bờ biển tích hợp có khả năng giao chiến với các mục tiêu ở tầm từ 8 km đến 280 km - chưa từng thấy một hệ thống nào như vậy từ trước tới nay.
Có bốn thiết kế tên lửa cơ bản trong khái niệm phòng thủ này, ít nhất hai trong số bốn mẫu thiết kế tên lửa đó đã được xuất khẩu và tất cả các mẫu tên lửa đều sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bất kỳ khách hàng nào đặt mua.
Trung Quốc đang ngày càng tập trung những nguồn lực vào thiết kế và chế tạo hàng loạt hệ thống vũ khí tiên tiến khác nhau. Về lĩnh vực phát triển tên lửa chiến thuật, thì chỉ có tên lửa đối hạm được đánh giá là phát triển có chiều sâu và tốc độ nhanh nhất.
Vì vậy, cơ sở công nghiệp và nghiên cứu của Trung Quốc hiện nay có nhiều trung tâm đầu tư hiện đại chuyên thiết kế tên lửa đối hạm, và những ngày mà khả năng tiến công trên biển của Trung Quốc dựa vào những thiết kế tên lửa đối hạm cổ điển của Liên Xô thập niên 60 đã đi vào dĩ vãng.
Hiện nay, Trung Quốc đã có đủ năng lực chế tạo tất cả các phân hệ then chốt cần thiết của một tổ hợp tên lửa hiện đại, bao gồm từ động cơ phản lực cỡ nhỏ, các loại đầu tìm, hệ thống đạo hàng, đến các đường truyền dữ liệu tầm xa. Kết quả là một họ họ vũ khí đa dạng chưa từng có được thiết kế để phóng từ trên bộ (mặt đất), trên không (máy bay), trên biển (tàu chiến), ít nhất về lý thuyết, có đủ khả năng tiêu diệt bất kỳ kiểu loại mục tiêu trên biển nào.
Trung Quốc hiện đang chế tạo và cung cấp các hệ tên lửa có khả năng sử dụng trong tác chiến từ phòng thủ bờ biển, môi trường biển nông/duyên hải và tác chiến tầm xa ngoài đường chân trời (ngoài khơi xa). Thành công này đạt được là nhờ một quá trình tiến hoá với sự tiến bộ theo từng giai đoạn.
Đồng thời Trung Quốc đã cho thấy rằng họ có thể đi vào những khái niệm vũ khí hoàn toàn mới đáp ứng yêu cầu tác chiến cơ bản của lục quân, hải quân và không quân Trung Quốc.
Khả năng sử dụng tên lửa đường đạn chống các mục tiêu trên biển là một minh chứng điển hình cho đánh giá này và ý đồ thúc đẩy tiến trình thể hiện khá rõ qua việc Trung Quốc đã dành nhiểu thời gian phân tích phương thức tốt nhất để có thể vô hiệu hoá lực lượng hải quân Mỹ trong vùng biển Thái Bình Dương - đặc biệt là các cụm tàu sân bay tấn công.
Hơn nữa, quân đội Trung Quốc không hề giảm tốc độ mua sắm các hệ thống vũ khí của nước ngoài nhằm lấp những khoảng trống về khả năng quốc phòng, ngược lại họ còn đẩy mạnh việc khuếch trương giới thiệu các hệ thống tên lửa phát triển trong nước ra thị trường xuất khẩu quốc tế.
Tóm lại, Trung Quốc đã cho thấy rằng họ có khả năng gia tăng các chu trình phát triển các sản phẩm truyền thống, đặc biệt khi phối hợp hoặc liên doanh với các đối tác nước ngoài, và việc thiết lập các chương trình hợp tác phát triển tên lửa cho các khách hàng nước ngoài sẽ là bước khởi đầu mới đối với Trung Quốc.
1, Tổ hợp tên lửa đối hạm C-701
Trưng bày công khai lần đầu tiên vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, tên lửa C-701 (ký hiệu của Trung Quốc là YJ-7) là một tên lửa khối lượng nhẹ, kết cấu vững chắc, sử dụng trên các tàu tấn công nhỏ hoặc triển khai trên các bệ phóng cơ động trên mặt đất. Các quan chức Trung Quốc đã giới thiệu về một phiên bản phóng từ trên không sử dụng trên các máy bay lên thẳng, nhưng chưa thấy có bằng chứng cho thấy sự hiện diện của phiên bản tên lửa này.
Tên lửa C-701 nặng 100 kg, tầm bắn tối đa 15 km, đầu chiến đấu bán xuyên giáp nổ phá nặng 30 kg. Hai phiên bản đã được phát triển: C-701T với đầu tìm quang điện tử hoặc truyền hình (EO/TV) và C-701R với đầu tìm rađa chủ động.
C-701 chưa thấy xuất hiện trong trang bị của quân đội Trung Quốc nhưng đã được bán cho I-ran, để trang bị cho số lượng lớn tốc hạm tấn công và lắp trên các bệ phóng đặt trên xe vận tải.

C-701R (Kosar) trong diễn tập của quân đội Iran.
Như là một dấu hiệu về sự thay đổi chiến lược của Trung Quốc, phiên bản tên lửa tiên tiến C-701R đã được xác nhận là có trong trang bị của quân đội I-ran xuất hiện trong cuộc diễn tập mang tên Zarbet - eZolfaghar tháng 10/2006. Các phiên bản của tên lửa C-701 trong trang bị của quân đội I-ran là một phần của họ tên lửa Kosar.
2, Tên lửa đối hạm C-704:
Những tin đồn về hệ tên lửa này chỉ mới chấm dứt, sau khi CASIC lần đầu tiên trưng bày công khai tên lửa với tên gọi C-704 vào tháng 11/2006. Hiện nay, với tư cách là một bộ phận của họ sản phẩm này được quảng cáo, tên lửa C-704 còn là một phiên bản khác của các vũ khí được chế tạo theo đơn đặt hàng riêng cho I-ran và có nhiều tên gọi khác nhau. Năm 2004, Tập đoàn công nghiệp hàng không Hongdu Trung Quốc đã trưng bày hai thiết kế tên lửa được ký hiệu là TL-6 và TL-10. Những tên lửa này giống với hai tên lửa của I-ran là Nasr (TL-6) và Korsa (TL-10) - cả hai tên lửa đều được công bố là những sản phẩm chế tạo trong nước của Tổ hợp công nghiệp hàng không vũ trụ I-ran (IAIO).
Tuy nhiên, dư luận cũng nhanh chóng nhận ra rằng hai chương trình tên lửa bí mật đã được CATIC (Công ty xuất nhập không công nghệ hàng không quốc gia Trung Quốc) công khai cách đây hai năm (TL - 8 và TL - 9) chính là tên lửa TL-10 và TL- 6 dưới một tên gọi mới.
Vào năm 2006, tên lửa TL-6 và TL-10 một lần nữa lại không thấy xuất hiện (biến mất). Thực tế, tên lửa TL-10 đã được trưng bày tại Triển lãm hàng không Trung Quốc 2006, mà không được nhận biết, nó được treo dưới cánh của một máy bay tấn công hạng nhẹ hoặc máy bay huấn luyện hiện đại L-15 Hongdu.
Còn tên lửa TL-6 không thấy có một dấu hiệu nào, ngoại trừ việc CASIC trưng bày một tên lửa giống một cách cơ bản nhưng lại mang một ký hiệu khác, đó là C-704. Các quan chức CASIC phủ nhận một cách quyết liệt rằng C-704 không hệ có liên quan đến bất kỳ chương trình tên lửa nào trước đây của Trung Quốc, đồng thời khước từ đưa ra bất kỳ những chi tiết nào về tên lửa hay lịch sử phát triển của chúng.
Tuy nhiên, số liệu kỹ thuật do CPMIEC (Công ty xuất nhập khẩu máy chính xác Trung Quốc - một tổ chức của chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm về xuất khẩu tên lửa ra nước ngoài) cung cấp, lại cho thấy tên lửa C-704 và TL-6 là gần như giống nhau hoàn toàn. Một vài tham số tính năng của tên lửa C-704 "thực" được cải thiện khi so với thiết kế tên lửa TL-6 vào năm 2004, còn những khía cạnh khác thì hai tên lửa hoàn toàn giống nhau (không thể phân biệt được).
Vì nhiều lý do đã bị chìm lấp trong mớ bùng nhùng của thói quan liêu trong ngành công nghiệp của Trung Quốc, chương trình C-704/TL-6 giờ đây được đặt dưới sự chỉ đạo của CASIC, và công ty này đã phát triển đến giai đoạn đưa vào chế tạo và đưa ra thị trường xuất khẩu.
Thông tin do CPMIEC công bố cho thấy rằng C-704 thực chất đang được chế tạo quy mô (số lượng lớn) và khi tên lửa TL-6 được bàn thảo với các nhà thiết kế Hongdu năm 2004, họ đã khẳng định rằng đó là một chương trình xuất khẩu cho I-ran. Từ đó đến nay, hãng Janes đã có thêm bằng chứng khẳng định rằng sự hợp tác của Trung Quốc và I-ran đã tiến thêm một bước.
3, Tên lửa đối hạm C-801 và C-802:
Loạt tên lửa C- 801 và C-802 - sản phẩm của một quá trình tiến triển lâu dài và bền bỉ - là hệ tên lửa đối hạm của Trung Quốc có ý nghĩa nhất trong kho vũ khí trang bị hiện có và đang chế tạo cho tới nay.
Phiên bản đầu tiên C-801 (YJ-8) được đưa vào trang bị cuối những năm 1980 của thế kỷ 20 và đã được xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới kể cả cho Thái Lan.
Tên lửa C-801 được mô tả như là “Exocet Trung Quốc” vì nó bắt chước thiết kế tên lửa MM38/MM39 Exocet của Pháp.
Phiên bản phóng từ trên không C-801 K (YJ - 8K) được trang bị cho máy bay cường kích JH -7 của không quân hải quân Trung Quốc, còn phiên bản phóng từ tàu ngầm (C-801 Q/YJ - 8Q) đã được đưa vào trang bị của hải quân Trung Quốc trên các tàu ngầm Type - 039 lớp Song, và có thể đã xuất khẩu cho I-ran.
Mẫu tên lửa tiếp sau C - 802 (YJ-82) là một cải tiến đáng kể của thiết kế cơ bản. Tên lửa C-802, dài hơn và nặng hơn, sử dụng động cơ đẩy tuabin phản lực để tầm bắn xa hơn và tầm hiệu quả đạt trên 120 km. Tính năng này đạt được có thể là nhờ lắp thêm động cơ tua bin siêu nhỏ TRI-60-2 Microturbo do Pháp chế tạo, (sau này, động cơ TRI-60-2 đã được chế tạo tại Trung Quốc).

C-802 bắn từ bệ phóng mặt đất.
Năm 2005, tên lửa C-802 đã được cải tiến theo tiêu chuẩn C-802A với tầm bắn tăng lên tới 180 km và được lắp một đường truyền dữ liệu để cập nhật số liệu chỉ điểm mục tiêu cho tên lửa trên đường bay. Tên lửa C-802A hiện nay đóng vai trò tên lửa đối hạm phòng tuyến bên trong tầm xa của Trung Quốc với khối đầu đạn bán xuyên giáp nổ phá nặng 165 kg.
Ngoài ra, đã có thông tin cho rằng một hệ thống dẫn đường qua vệ tinh đã được phát triển cho tên lửa C- 802A, đem lại khả năng tấn công mục tiêu mặt đất cho hệ tên lửa này.
Năm 2006, CASIC đã trưng bày một phiên bản tên lửa C-802 phóng từ trên không lần đầu tiên với tên gọi C-802KD, mặc dù sự tồn tại của một phiên bản tên lửa phóng từ trên không đã được nhắc đến một đôi lần và người ta cho rằng nó đã được xuất khẩu cho I-ran và được lắp trên các máy bay Su-24 của không quân.
Sự xuất hiện của phiên bản C-802KD đã được một số nhà phân tích coi đó là bằng chứng khẳng định về một phiên bản mới có điều khiển chính xác của tên lửa C-802 hiện đã tồn tại và được sử dụng để chống các mục tiêu mặt đất và trên biển.
Trung Quốc có thể đang phát triển một phiên bản tên lửa bay với vận tốc siêu âm thế hệ kế tiếp của họ tên lửa này, được mang ký hiệu C-803 (YJ -83), mặc dù có những bằng chứng ban đầu và thông báo liên tục về hệ vũ khí này, nhưng chắc chắn hệ tên lửa này chưa có trong trang bị và không được khẳng định.
4, Tên lửa đối hạm C - 602:
Tên lửa C - 602 được xem là một đột phá về tên lửa đối hạm của Trung Quốc bởi vì đây là một sự khởi đầu quan trọng về độ chính xác và tầm bắn. Thực chất đây là một tên lửa hành trình, được thiết kế lại để dùng cho vai trò tấn công mục tiêu trên biển. Thiết kế cơ bản của tên lửa rõ ràng là một bước tiến và tính năng của C- 602 hiện nay có thể mới đạt ở mức thấp trong những khả năng theo lý thuyết của cấu hình này tên lửa. Kể từ năm 2005 tên lửa C- 602 đã được tiếp thị trên thị trường xuất khẩu.
Về hình dáng, tên lửa xuất khẩu C- 602 khá giống với tên lửa cổ điển C- 601 (họ tên lửa YJ -6/YJ-61), một thiết kế của Trung Quốc vào thập kỷ 60 dựa trên mẫu tên lửa SS-N-2 Styx của Liên Xô. Tuy nhiên, C- 602 lắp động cơ tuabin phản lực lại là một thiết kế hoàn toàn mới, rất hiện đại với tầm bắn tới 280 km.

Tên lửa C-602.
Được phát triển tại Trung Quốc với tên gọi YJ -62, tên lửa hiện nay đang được đưa vào trang bị cho các tàu khu trục lớp Lan Châu Type 052C của hải quân Trung Quốc, được hạ thuỷ đầu tiên vào năm 2004. Khi triển khai trên biển, hệ thống tên lửa sử dụng các bệ phóng 4 tên lửa được bố trí thành từng cặp. Khi triển khai trên bờ một đơn vị chiến đấu gồm 4 xe bệ phóng, mỗi xe ba tên lửa, cùng với các xe chỉ huy và bảo đảm khác.
Động cơ đẩy thuốc phóng rắn sẽ phóng tên lửa C-602 từ ống phóng hình trụ, trước khi động cơ tua bin phản lực (với một cửa hút khí bố trí dưới thân tên lửa) khởi động để duy trì đường bay. Tên lửa được thiết kế để bay hành trình ở độ cao 30 m trước khi hạ thấp xuống độ cao tấn công nằm trong khoảng từ 7 m đến 10 m. Vận tốc bay thay đổi trong khoảng 0,6 và 0,8 Mach.
Tên lửa có thể tác chiến trong điều kiện biển động cấp 6 để chống các mục tiêu di chuyển với vận tốc 30 hải lý /giờ, tiết diện phản xạ rađa hiệu dụng 3000 m2. Đầu tìm rađa xung đơn, linh hoạt tần số của C- 602 có tầm hiệu quả 40 km và góc quan sát (+ -) 40 độ.
Để dẫn đường giai đoạn giữa, tên lửa được lắp một hệ thống đạo hàng quán tính hướng xuống dưới và một máy thu GPS kết hợp. Đầu chiến đấu nửa xuyên giáp nổ phá nặng 300 kg sử dụng ngòi tiếp xúc giữ chậm cơ điện tử.
Phần lớn những gì Trung Quốc đạt được trong phát triển những khả năng của tên lửa đối hạm đều ngang tầm với những phát triển của Mỹ, Tây Âu và các quốc gia khác. Nhưng một thành tố trong chiến lược diệt tàu chiến của Trung Quốc nổi bật lên đó là việc ứng dụng công nghệ một cách hoàn hảo, và đó là một mối đe doạ không lường trước được.
Theo cách nói của người Trung Quốc, đây là vũ khí tấn công - vũ khí vạn năng (viên đạn bạc) - mà hiểu theo nghĩa đen nó sẽ rơi từ trên trời rơi xuống.
Theo một báo cáo của Cơ quan tình báo hải quân Mỹ năm 2004 cho thấy Trung Quốc đang phát triển khả năng sử dụng các tên lửa đường đạn chiến thuật DF -21 để chống các mục tiêu trên biển. Tên lửa DF-21 mang một đầu đạn nặng khoàng 500/1000 kg, tầm bắn 1500 km đến 2000 km hoặc xa hơn.

DF-21 của TQ.
Được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, song tên lửa DF -21 cũng có thể lắp đầu đạn thông thường. Nếu đây là sự thực, thì hệ tên lửa này sẽ là một vũ khí diệt tàu sân bay mà không một vũ khí nào có thể sánh được.
Đầu năm 2002 các kỹ sư Trung Quốc công bố tên lửa DF-21 sử dụng một đầu tìm radar giai đoạn cuối cho phép tác chiến chính xác với các mục tiêu tương đối nhỏ, nhưng kể từ đó, Trung Quốc đi vào phát triển các đầu đạn cỡ khả năng vận động sử dụng cho tên lửa đường đạn chiến thuật có khả năng thích ứng với cả nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đột nhập hoặc có thể sử dụng để đánh tàu chiến.
Sự khác biệt về vận tốc tương đối giữa các đầu đạn đang bay đến và mục tiêu sẽ khiến cho mọi sự vận động nhằm tẩu thoát của tàu trở thành vô nghĩa.
Để làm cho hệ tên lửa này tác chiến hiệu quả, Trung Quốc không chỉ cần một tên lửa hiện đại mà còn cần một hệ thống phát hiện và chỉ thị mục tiêu tầm xa tinh vi tương xứng. Vì vậy, quân đội Trung Quốc đang có những nỗ lực quan trọng nhằm triển khai các vệ tinh trinh sát radar và giám sát quang điện tử vào cuối thập kỷ này.
Mạng lưới chỉ điểm mục tiêu đặt trên vũ trụ của Trung Quốc dựa trên họ vệ tinh Kondor, được chế tạo tại Nga bởi NPO Mash. Loạt vệ tinh radar và quang điện tử đầu tiên này được Trung Quốc đặt tên là KJ-1, dự kiến sẽ được phóng lên quỹ đạo vào năm 2007, số lượng theo kế hoạch là mỗi loại bốn quả sẽ đưa vào hoạt động trong những năm tiếp theo.
Radar đặt trên vũ trụ của hãng NPO Mash (Nga), theo công bố có khả năng cung cấp ảnh độ phân giải 1 m, quá đủ để tìm và định vị một cụm tàu sân bay chiến đấu, nhưng Trung Quốc còn đưa ra những khái niệm tác chiến tinh vi hơn như: các vệ tinh mang radar bay thành từng cặp trong đội hình đảm bảo cung cấp dữ liệu chỉ thị mục tiêu cực kỳ chính xác.
Vệ tinh sẽ là một phần của hệ thống giám sát và điều khiển lớn hơn gồm các loại máy bay và tàu mặt nước, được thiết kế với mục đích duy nhất đem lại thời cơ chiến đấu cho các tên lửa của Trung Quốc.
Nguồn tin của hãng Jane’s cho rằng nhiều lần thử kiểm chứng DF-21 trong vai trò đối hạm đã được tiến hành. Ngoài ra, một đầu đạn chứa đạn con mới đã được phát triển cho tên lửa DF- 21, sử dụng chuyên cho vai trò đối hạm.
Để thực hiện vai trò này, đầu đạn tiêu chuẩn được thay bằng một chùm các thanh xuyên hình tên không phát nổ, được thiết kế để tung ra một trận mưa đạn bắn vào tàu với vận tốc cao. Các thanh xuyên hình tên không tiêu diệt kíp thuỷ thủ không được bảo vệ, và điều quan trọng hơn là phá huỷ radar, thiết bị thông tin và các mạng xenxơ khác của tàu. Nếu hệ vũ khí này có đủ độ chính xác, thì chỉ với số lượng tên lửa khiêm tốn (tương đối ít) Trung Quốc cũng có thể loại khỏi vòng chiến những tàu chủ lực của đối phương chỉ bằng một chiến thuật “diệt mềm” không cần đánh đắm chúng nhưng làm cho chúng trở thành vô dụng.
Cũng có một đánh giá không được công bố của Trung Quốc rằng việc ngăn chặn lực lượng đối phương (đặc biệt là lực lượng Mỹ) mà không đánh chìm hoặc tiêu diệt nhiều sinh lực sẽ là thay đổi cục diện chính trị của cuộc xung đột, và có thể làm chậm hoặc đánh đòn phủ đầu tất cả các đổi thủ.
Mặc dù những thành đạt của Trung Quốc trong phát triển tên lửa trong nước là không thể phủ nhận, song Nga vẫn là đối tác cung cấp trang bị quân sự quan trọng nhất cho Trung Quốc, ngược lại Trung Quốc được quyền lựa chọn những vũ khí và công nghệ quân sự tốt nhất mà Nga chào hàng.
Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực tên lửa đối hạm, một lĩnh vực mà những mua sắm từ phía Nga đã được sử dụng để lấp vào những khoảng trống về khả năng trong kho vũ khí trang bị của quân đội Trung Quốc. Ba loại tên lửa đứng đầu danh mục mua sắm của Trung Quốc là: tên lửa 3M80 Moskit của Raduga (SS-N-22 "Sunburn"), Kh-59 MK (AS-18 "Kazoo") và Kh-31 Zvezd Strela (AS-17 "Krypton").
Tên lửa 3M80 là một tổ hợp vũ khí lớn phóng từ tàu dùng động cơ đẩỷ phản lực dòng khí thẳng (ramjet) vận tốc cao, có tầm bắn 250 km. Tên lửa có khối lượng phóng gần 4 tấn, với một đầu đạn nổ phá/ nổ mảnh nặng 300 kg. Kích thước tương đối nhỏ của đầu đạn tên lửa Moskit được thiết kế với ý đồ khai thác hiệu ứng động năng được tạo bởi vận tốc đâm vào mục tiêu đạt trên 2 Mach.
Vận tốc bay giai đoạn cuối rất cao của các tên lửa như Moskit (Nga hiện tại đã có những vũ khí lớn, vận tốc bay rất cao khác trong trang bị) có nghĩa là nếu bị các vũ khí tầm gần trên tàu bắn chặn thành công, thì tàu mục tiêu vẫn có thể có nguy cơ bị các mảnh đầu đạn tên lửa bay với vận tốc siêu âm đánh trúng.
Hiện nay, hải quân Trung Quốc có bốn tàu khu trục lớp Soveremenny Project 956 được trang bị tổ hợp tên lửa 3M80 Moskit và hai tàu mới đóng (số hiệu 138 và 139) có thể đã được chuyển giao trang bị một phiên bản cải tiến, tầm xa mới của hệ Moskit (tầm bắn tới 250 km); Trung Quốc có ý định mua thêm hai tàu lớp Sovremenny nữa.
Gần giống như tên lửa 3M80 nhưng nhỏ hơn, tên lửa Kh - 31 theo công bố có tính năng vận tốc bay tương tự (trên 2 Mach), cấu hình nhỏ gọn để phóng từ trên không (máy bay). Giống như Moskit, Kh - 31 là tên lửa bay là là mặt biển, dùng động cơ phản lực dòng khí thẳng, phương Tây không có hệ vũ khí nào tương tự.
Trung Quốc đã đặt mua cả hai mẫu tên lửa: Kh-31A lắp đầu tìm radar chủ động; Kh-31P lắp đầu tự dẫn radar thụ động.
Tên lửa Kh-31 P là một tên lửa chống radar vận tốc bay lớn được thiết kế để tiến công các hệ thống radar của phương Tây, kể cả hệ radar hải quân SPY-1 của Mỹ. Do đây là hệ vũ khí thụ động, tự dẫn theo nguồn phát radar của tàu mục tiêu, nên Kh-31 không bị các hệ thống trinh sát điện tử phát hiện.
Những phiên bản đầu tiên của Kh-31được đặt hàng với các đầu tìm tách riêng bao quát các dải tần của nguồn phát đặc biệt, nhưng trong các phiên bản nâng cấp của tên lửa Kh-31PM/PMK mới nhất, đầu tìm nhiều băng tần đã được tích hợp, tầm hiệu quả mở rộng tới khoảng 200 km.
Trung Quốc đã tiếp nhận tên lửa Kh-31 để trang bị cho các máy bay tiêm cường kích hạng nặng Su-30MK2, được phân công đảm nhận vai trò tiến công mục tiêu trên biển đặc thù trong lực lượng không quân hải quân Trung Quốc. Tên lửa Kh-31 có thể còn được trang bị cho máy bay JH-7 Xian.
Trong trang bị của không quân Trung Quốc, Kh-31 được biết đến với tên gọi YJ-91 và hiện nay Trung Quốc đã chế tạo trong nước mẫu tên lửa này. Các chiến thuật tiến công hạm tàu của Nga áp dụng cho tên lửa Kh-31 đòi hỏi nhiều tên lửa cùng đánh (một tập hợp các tên lửa đầu tìm chủ động và thụ động), tất cả tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau và thời gian tiếp cận mục tiêu gần như đồng thời để phá vỡ các hệ thống phòng thủ.
Hai loại tên lửa 3M80 Moskit và Kh-31 đều không có gì độc đáo đối với Trung Quốc, chỉ có tên lửa đối hạm thứ 3 của Nga: Kh-59MK là đáng chú ý hơn cả. Đây là một phiên bản tầm xa, dẫn bằng radar của mẫu tên lửa cơ bản Kh-59 (AS-13 "Kingbolt") được phát triển dành riêng cho máy bay Su -30 MK2 của Trung Quốc. Trong năm 2005, đại diện của công ty chế tạo tên lửa cho biết sẽ đưa vào sản xuất hệ tên lửa này vào năm 2006 và truyền hình Trung Quốc cũng đã phát đi những hình ảnh về các đợt bắn thử tên lửa Kh-59MK từ máy bay Su-30 MK.

Tên lửa đối hạm X-59MK.
Điều đáng chú ý của phiên bản tên lửa Kh-59MK là hiện nay tầm bắn của tên lửa đã đạt được từ 250 km đến 300 km nhờ một động cơ tua bin phản lực mới và một đầu tìm rađa được kết nối dữ liệu.
Trung Quốc và Iran
Trung Quốc và Iran đã có sự hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ tên lửa. Cả hai quốc gia đã chuyển thẳng từ quan hệ bên mua - bên bán sang mối quan hệ chuyển giao công nghệ, và cùng phối hợp phát triển vũ khí.
Iran bắt đầu các mối quan hệ với Trung Quốc trong những năm giữa thập kỷ 80 khi nước này bắt đầu mua các hệ thống tên lửa đối hạm lạc hậu, nhưng vẫn hiệu quả như tên lửa đối hạm CSS-C-2 ‘Silkworm’ (HY-1) và CSS-C-3 ‘Seersucker’ (HY-2).
Năm 1990, Trung Quốc và Iran theo thông báo đã ký một hiệp định hợp tác trong lĩnh vực công nghệ quân sự trong 10 năm. Ý nghĩa nhất trong hiệp định này là việc Iran mua các tên lửa đối hạm C-801 và C-802 do Trung Quốc chế tạo.
Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Iran (IAIO) sau đó bắt đầu chế tạo tên lửa C-802 trong một dự án mang tên Project Noor.
Hiện nay, Iran không chỉ đơn thuần lắp ráp các tên lửa C-802 từ các cấu kiện do Trung Quốc chế tạo mà còn đang chế tạo tất cả các cấu kiện cần thiết trong nước, kể cả động cơ turbin phản lực nhỏ quan trọng của tên lửa. Hệ thống đẩy này - chính bản thân Trung Quốc sao chép từ thiết kế động cơ Tri - 60 -2 Microturbo của Nga - giờ đây được Tổ hợp công nghiệp chế tạo động cơ turbin (TEM) đặt tại Tehran chế tạo tại Iran, với một tên gọi mới Toloo 4 (Sunrise 4).
Iran đã vận dụng kinh nghiệm rút ra được thông qua chương trình hợp tác này để phát triển động cơ tiên tiến tốc độ cao có thể dùng làm động cơ cho tên lửa siêu âm. Sự tồn tại của chương trình này, giờ đây đang trong giai đoạn thiết kế chi tiết, đã được công khai vào tháng 1/2005 và đã được tổ hợp công nghiệp TEM khẳng định lại một lần nữa vào cuối năm 2006. Có thể là Iran có kế hoạch phát triển một tên lửa mới vận tốc bay cao có liên quan đến dự án tên lửa C-803 của Trung Quốc.
Iran cũng đã đưa vào trang bị tên lửa đối hạm tầm xa Ra’ad. Mẫu tên lửa này dường như là sự cải tiến của tên lửa CSS-C -3 Seersucker, mà Iran đã đặt mua hàng trăm quả.
Tên lửa Ra’ad đã được lắp một động cơ đẩy turbin phản lực và có thể được tích hợp một khối dẫn đường cải tiến gồm một đầu tìm radar chủ động để dẫn giai đoạn cuối.

CSS-C-3 (HY-2) của Iran.
Báo chí Iran đưa tin tên lửa có tầm bắn 150 km - một sự cải thiện chút ít so với tên lửa HY-2 dùng động cơ đẩy rocket - nhưng thiết kế cơ bản của tên lửa Ra’ad rõ ràng tối ưu hơn ở tầm xa hơn. Tên lửa có thể được phóng từ tàu hoặc phóng từ bờ, có thể có cả phiên bản phóng từ trên không được chế tạo, tương tự như Trung Quốc đã làm với tên lửa YJ-6 ( một tên lửa đối hạm phóng từ trên không dựa trên tên lửa HY-2).
Một hướng phát triển khác trong mối quan hệ hợp tác chế tạo tên lửa giữa Iran và Trung Quốc, hai nước đang nghiên cứu một họ tên lửa hải quân chiến thuật mới, có thể đã được chính phủ Iran ký hợp đồng, sau khi hoàn thành thiết kế và phát triển tại Trung Quốc.
Tên lửa đầu tiên trong họ tên lửa này là C-701, được chào hàng bởi công ty CASIC Trung Quốc, nhưng cũng được IAIO trưng bày tại Iran, và công bố đây là một chương trình phát triển hoàn toàn trong nước. Tên lửa C-701T được dẫn đường bằng đầu tìm quang điện tử đã được chuyển giao cho Iran với tên gọi mới Kosar 1, còn C-701R dẫn đường bằng đầu tìm rađa được biết đến với tên gọi Kosar 3.
Một điều khá phức tạp là, thiết kế tên lửa TL-10 mới của Trung Quốc cũng được gán tên gọi là Kasar ở Iran (mà không có bất kỳ kí hiệu phía sau). Thông tin do Tập đoàn công nghiệp hàng không Iran (IAIO) tiết lộ cho ta những bằng chứng và những chỉ tiêu kỹ thuật cho ba loại tên lửa Kosar nói trên, tất cả đều rất giống với những tên lửa cùng loại của Trung Quốc.
Trong số hai tên lửa mới cung cấp cho Iran xuất hiện trong khoảng thời gian từ năm 2004 và 2006 là TL-6/C-704 và TL-10 - thiết kế TL-10 của Hongdu hiện đại hơn. Quá trình nghiên cứu phát triển bắt đầu vào giữa thập kỷ 90 và tài liệu công khai của Hongdu (năm 2004) cho thấy tên lửa TL-10 đã được phóng thử từ một tàu hải quân không công bố số hiệu.
Cũng năm đó, đại diện của công ty Hongdu tiết lộ rằng việc chuyển giao phiên bản tên lửa TL-10A đầu tìm quang điện tử (EO) cho một khách hàng nước ngoài đã được tiến hành.
Năm 2004, Hongdu còn lưu ý rằng phiên bản tên lửa lắp đầu tìm radar của cả TL-10 và TL-6 (C-704) cũng sẽ được chuyển giao sau hai năm, và năm 2006 tên lửa C-704 đã xuất hiện. Tên lửa C-704 của Trung Quốc rất giống với tên lửa Nasr của Iran và là một phần trong chương trình phát triển song song (với tên lửa TL-10/Kosar) dường như đã kết thúc thành công. Tên lửa C-704/Nasr hiện nay đang đưa vào sản xuất cùng với tên lửa TL-10/Kosar.
Tên lửa C-701/Kosar 1 và 3, C-704/Nasr và TL-10/Kosar cho thấy Trung Quốc đã thiết lập vị thế của mình như thế nào để trở thành một nhà cung cấp tên lửa đối hạm cho những nước có nhu cầu để tránh lệ thuộc vào vũ khí của phương Tây. Những tên lửa này cũng chứng minh khả năng làm chủ công nghệ tên lửa một cách hiệu quả của Trung Quốc nhằm đáp ứng với mối đe doạ trên biển mà Trung Quốc dự kiến sẽ phải đối phó.
TPO tổng hợp
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Hợp tác với Trung Quốc làm tên lửa “nhái”, Indonesia được lợi gì?

(Soha.vn) - Indonesia và Trung Quốc đã tiến gần hơn việc chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa chống hạm C-705, vậy Jakarta được gì từ thương vụ này?

Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga cho biết, Indonesia và Trung Quốc đang tiếp tục các cuộc đàm phán về việc chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa chống hạm C-705 cho Indonesia để trang bị trên tàu tuần tra tên lửa KCR-40 do nước này tự đóng.
Trước đó đã có thông tin cho rằng, thỏa thuận chuyển giao công nghệ giữa hai nước đã được ký kết nhưng thực tế theo Jane Defence Weekly, hai bên vẫn đang tiếp tục đàm phán về các vấn đề liên quan đến việc chuyển giao công nghệ.

Tên lửa chống hạm C-705 sẽ được trang bị cho tàu tuần tra KCR-40 do Indonesia tự đóng.
Ủy ban chính sách công nghiệp Indonesia (KKIP) và Cục quản lý nhà nước về khoa học công nghệ của Trung Quốc (SASTIND) đã tiến hành đàm phán các điều khoản liên quan đến hợp đồng. Đại diện của KKIP Silm Karim cho biết, cuộc đàm phán nói chung là thành công nhưng còn một số vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ chưa đạt được thỏa thuận.
Sự chậm trễ này là do Trung Quốc vẫn chưa thiết lập được các tiêu chuẩn về cái gọi là “quyền sở hữu trí tuệ” đối với các công nghệ để sản xuất tên lửa chống hạm C-705. Giá trị thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa chống hạm cho Indonesia không được tiết lộ nhưng nước này sẽ được tham gia khoảng 35% vào các công đoạn sản xuất tên lửa chống hạm C-705.
Trong tương lai, tỷ lệ tham gia của Indonesia vào các công đoạn sản xuất sẽ tăng khoảng 5% trong mỗi 5 năm. Vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay là Indonesia sẽ được gì từ thương vụ chuyển giao công nghệ này.
Lục lại lịch sử phát triển của tên lửa chống hạm C-705 tại Trung Quốc cho thấy đây là một loại tên lửa sao chép không hơn không kém. C-705 là một biến thể phát triển mở rộng của C-704 do Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc sản xuất.
Tên lửa C-704 là một sản phẩm sao chép từ tên lửa chống hạm Exocet của Pháp. Hình dáng bên ngoài, cách bố trí các cánh ổn định và vây lái, cơ chế dẫn đường hoàn toàn giống với tên lửa của Pháp. Với C-705, để tránh khỏi mang tiếng đem công nghệ sao chép đi bán, các nhà thiết kế Trung Quốc đã làm khác đi phần cánh ổn định ở giữa thân cho khác Exocet một chút.

Với thương vụ hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa C-705 từ Trung Quốc, Indonesia chỉ nhận được những công nghệ hạng 2 mà thôi.​

Cánh ổn định giữa thân của C-705 là loại cánh ngang với 2 cánh sẽ được bung ra sau khi tên lửa rời ống phóng chứ không sử dụng loại 4 cánh ổn định như ở C-704 vì nó quá giống Exocet. Tuy nhiên, việc thiết kế lại cánh ổn định ngang của C-705 lại khiến nó trở thành bản sao khác của tên lửa chống hạm 3M54 Club của Nga.
C-705 thực ra là một bản thu nhỏ của tên lửa chống hạm C-602 được cho là sao chép lại từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk của Mỹ. Tên lửa C-705 sử dụng động cơ tăng cường nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng, sau đó động cơ phản lực sẽ được kích hoạt để hành trình đến mục tiêu.
Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa dẫn hướng quán tính và radar bán chủ động giai đoạn cuối, tên lửa cũng có thể sử dụng đầu dò kênh TV hoặc hồng ngoại để khóa mục tiêu. Tên lửa cũng có thể được dẫn hướng bằng GPS nhưng khả năng này không thực sự chắc chắn.
Do là bản thu nhỏ từ C-602 nên tầm bắn tối đa của tên lửa C-705 chỉ 75km, một khoảng cách khá khiêm tốn so với các tên lửa chống hạm khác trong khu vực. Tên lửa chỉ được trang bị đầu đạn nặng 110kg nên chỉ có thể tấn công các mục tiêu tàu chiến có lượng giãn nước dưới 1.500 tấn.
Nhìn vào quá trình phát triển của C-705 thì những gì mà Indonesia có được trong thương vụ hợp tác này chỉ là những công nghệ hạng 2 mà thôi. Rõ ràng luôn có một khoảng cách nhất định giữa những công nghệ sao chép và công nghệ nguyên bản, bởi có những bí mật công nghệ mà chỉ có nhà phát triển mới biết được.
Những công nghệ nhận được từ Trung Quốc qua vụ chuyển giao công nghệ này khi đem so với những tên lửa chống hạm do phương Tây và Nga sản xuất đang có mặt trong biên chế các nước ĐNA thì rõ ràng C-705 bị đánh giá dưới cơ cả về công nghệ lẫn tầm bắn.
Nhiều nhà phân tích nhận định rằng, vụ hợp tác này nhuốm màu “chính trị” nhiều hơn là một thỏa thuận chuyển giao công nghệ quân sự có lợi cho Indonesia. Tuy vậy, đây cũng có thể xem là một lối đi mở trong việc tăng cường năng lực cho công nghiệp quốc phòng Indonesia.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Biển Đông: Việt Nam có Yakhont, TQ loay hoay với “giấc mơ” YJ-83

(Soha.vn) - Tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh luôn luôn là ước mơ của Trung Quốc. Khi Việt Nam sở hữu Yakhont, Trung Quốc hy vọng YJ-83 có thể giúp họ thỏa mãn ước mơ này.

YJ-83: Kẻ mở đường cho giấc mộng siêu thanh
Từ những năm 1970, tên lửa P-270 Moskit của Nga với vận tốc siêu thanh Mach 3 ra đời đã khiến Trung Quốc nóng lòng chế tạo được loại tương tự. Sau rất nhiều công sức nghiên cứu, tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh đầu tiên của Trung Quốc đã ra đời với tên gọi là YJ-83.
YJ-83 (tên gọi khác là C-803) được cho là phiên bản nâng cấp từ YJ-82. Tên lửa này được phát triển vào năm 1994. Tầm bắn được giới thiệu từ 150-200km, riêng biến thể phóng trên không có tầm bắn lên đến trên 255km.

Tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 của Trung Quốc


Máy bay JF-17 được trang bị 2 tên lửa hành trình chống hạm YJ-83

Đạn tên lửa C-803 dài 6-7m, trọng lượng phóng 850-1.200kg, đường kính thân 0,63m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 165kg.
Tên lửa C-803 lắp động cơ phóng nhiên liệu rắn và một động cơ tuốc bin phản lực nhiên liệu lỏng, độ cao quỹ đạo 10-50m ở giai đoạn bay tiếp cận mục tiêu và khi cách mục tiêu 20km thì hạ xuống 5m. Với độ cao này YJ-83 được cho là có thể vượt qua hệ thống phòng thủ trên các tàu chiến.​
Vận tốc của tên lửa trên các giai đoạn là khác nhau:
Phần lớn quãng thời gian tiếp cận mục tiêu tên lửa bay với vận tốc cận âm, trong giai đoạn tiếp cận trung gian (cách 30 km) tên lửa đạt Mach 1.3, giai đoạn cuối tiếp cận mục tiêu (cách 20 km) đạt vận tốc Mach 1.7, giai đoạn tấn công (cách 8 km) đạt Mach 2.
Tên lửa này hiện được trang bị cho các tàu thuộc lớp Hồ Bắc 022, lớp Giang Khải II 054A, lớp Lữ Châu 051C, Lữ Hộ 052… Các tàu này đều có trong biên chế của Hạm đội Nam Hải và đã nhiều lần tiến hành tập trận ở biển Đông.
Không thể xứng với Yakhont
So với Yakhont mà Việt Nam đang sở hữu, YJ-83 thua kém ở rất nhiều điểm. Trước hết, Yakhont có vận tốc siêu thanh trong hầu hết quỹ đạo, với vận tốc lớn nhất lên đến Mach 2.6. Tầm bắn của Yakhont (300km) cũng hoàn toàn vượt trội YJ-83 (200 km). Ngoài ra, Yakhont có khả năng bắn từ trong sâu đất liền lên đến 250 km, điều này yêu cầu phải có hệ thống dẫn đường hết sức hiện đại.
Không chỉ có vậy, Yakhont sử dụng công nghệ tàng hình đối với radar hiện đại (công nghệ Stealth) do vậy tăng khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương. Đây là một công nghệ mới mà Trung Quốc chưa có được.
Điểm vượt trội tiếp theo đó là Yakhont sử dụng chiến thuật hết sức linh hoạt. Do tầm bắn ngoài tầm nhìn radar nên Yakhont sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Một nhóm mục tiêu sẽ sử dụng 3 quả tên lửa đi theo 3 quỹ đạo khác nhau nhằm tránh hỏa lực của đối phương. Một quả phóng lên cao cung cấp vị trí mục tiêu cho 2 quả bay thấp hơn.
Sau khi tiêu diệt mục tiêu chủ yếu, các tên lửa còn lại hướng đến các tàu khác và loại trừ khả năng 2 tên lửa tấn công cùng một mục tiêu. Đây rõ ràng là một công nghệ vượt quá khả năng của Trung Quốc.

Sở hữu tổ hợp Bastion với tên lửa chống hạm siêu thanh Yakhont vẫn là một ước mơ của Trung Quốc

Với giới chuyên gia quân sự Trung Quốc, Yakhont Việt Nam sở hữu thực sự là một thách thức lớn cho chiến lược bành trướng ở biển Đông. Trung Quốc đã tìm cách nhập khẩu Yakhont nhưng Nga không đồng ý do lo sợ bị đánh cắp công nghệ cũng như vấp phải sự phản đối của Ấn Độ. Chỉ như vậy cũng đủ thấy sự lo sợ lẫn thèm muốn của Trung Quốc với Yakhont như thế nào, ngay cả khi đã có YJ-83.
Đó là chưa kể chất lượng của YJ-83 liệu có thực sự được như công bố hay không, bởi Trung Quốc thường có thói quen “thổi phồng quá mức” đối với các loại vũ khí do mình tự sản xuất. Chỉ cần nhìn qua quá trình đưa vào trang bị cũng thấy được rằng YJ-83 đang tồn tại nhiều vấn đề.
Tên lửa YJ-83 bắt đầu được thử nghiệm từ tháng 11/1995-11/1996, 5 lần phóng thử đã được tiến hành, song có tới 3 lần thất bại, tên lửa lao xuống đất ngay sau khi rời bệ phóng, nguyên nhân được xác định là do hệ thống động cơ do Trung Quốc sản xuất không ổn định.
Trước rào cản này, các nhà thiết kế Trung Quốc đề nghị nhập khẩu hệ thống động cơ của Nga để thay thế. Ý tưởng này bị các quan chức Trung Quốc từ chối. Sau nhiều nỗ lực, hệ thống động cơ nội địa cho tên lửa cũng được hoàn thành, tuy nhiên, tình trạng của dự án tiếp tục bị treo do phát sinh nhiều vấn đề khác.
Đến năm 1997, kinh phí dành cho dự án giảm đi một cách rõ rệt, chỉ có 2 lần phóng thử nghiệm trong giai đoạn này. Tuy nhiên, cả 2 lần thử nghiệm đều thất bại. Lý do được xác định là do bộ phận truyền tín hiệu của máy đo độ cao hoạt động không chính xác, vấn đề được giải quyết bằng việc thiết kế lại bộ truyền tín hiệu mới.
Tuy nhiên, vấn đề này được giải quyết lại phát sinh vấn đề khác, cơ chế điều khiển bánh lái gặp trục trặc trong quá trình kiểm tra chất lượng, 2 người quản lý dự án bị cách chức, toàn bộ nhân viên dự án được gửi đi đào tạo lại.
Sau hàng loạt thất bại này, nhà sản xuất Tổng công ty Công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc phát động chương trình quản lý chất lượng mới với các khẩu hiệu “Không sai lầm trong công việc, không khuyết tật trong sản phẩm, không rủi ro trong thử nghiệm”.
Trong tháng 8/1998, một lần phóng thử nghiệm đã được thực hiện sau khi áp dụng chính sách quản lý chất lượng mới, kết quả thành công. Ngay sau đó, ba thử nghiệm khác đã được tiến hành, hai thành công hoàn toàn và một thành công một phần, tên lửa được chấp nhận sử dụng vào năm 2000.

Tàu tên lửa Type 022 lớp Hồ Bắc phóng tên lửa YJ-83

Rõ ràng YJ-83 vẫn có nhiều hạn chế và thua xa Yakhont của Nga hay BrahMos của Ấn Độ, vì vậy mà Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu chế tạo (nếu được) hoặc đánh cắp công nghệ để cho ra lò loại tên lửa mới nhằm tiếp tục “giấc mơ siêu thanh” của mình.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Syria hy vọng "vũ khí bí mật" đánh chìm tàu chiến Mỹ

(Soha.vn) - Tàu chiến của Mỹ sẽ hoạt động bên ngoài phạm vi tác chiến của các hệ thống phòng thủ bờ biển của Syria, đặc biệt là hệ thống tên lửa chống hạm tối tân P-800 Yakhont.

Ủy ban chính sách đối ngoại Thượng viện Mỹ đã ủng hộ kế hoạch tấn công quân sự vào Syria của Tổng thống Obama. Như vậy, việc tấn công quân sự vào Syria sau cáo buộc nước này sử dụng vũ khí hóa học chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hạm đội 5 và 6 Hải quân Mỹ đã bố trí quân ngoài khơi Địa Trung Hải và chỉ còn chờ lệnh khai hỏa. Theo như kế hoạch dự kiến ban đầu thì Mỹ sẽ chỉ sử dụng hạn chế các biện pháp quân sự đối với Syria bằng không quân và hải quân. Nhiều khả năng Mỹ sẽ tấn công Syria bằng tên lửa hành trình tấn công Tomahawk phóng từ các tàu chiến ngoài khơi Địa Trung Hải.

Su-24 là máy bay thế hệ 3 đầu tiên của Liên Xô được trang bị hệ thống dẫn hướng và tấn công kỹ thuật số.
Tàu chiến của Mỹ sẽ hoạt động bên ngoài phạm vi tác chiến của các hệ thống phòng thủ bờ biển của Syria, đặc biệt là hệ thống tên lửa chống hạm tối tân P-800 Yakhont với tầm bắn 300km, tốc độ nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh.
Nếu muốn tấn công đáp trả hạm đội tàu chiến Mỹ, Syria phải sử dụng đến không quân. Trong biên chế Không quân Syria có một loại vũ khí có thể tạo nên những bất ngờ, thậm chí là thiệt hại lớn cho hạm đội tàu chiến Mỹ, đó là cường kích Su-24.
Su-24 Fencer (Kiếm sĩ) là một cường kích ném bom tiền tuyến được thiết kế bởi tập đoàn Sukhoi cho Không quân Liên Xô vào năm 1983. Máy bay được thiết kế để đột nhập mạng lưới phòng không đối phương nhằm tiêu diệt các mục tiêu mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết và bất kể ngày đêm.
Máy bay được thiết kế theo kiểu cánh cụp cánh xòe để phù hợp với nhiệm vụ bổ nhào cắt bom ở độ cao thấp. Su-24 được trang bị hệ thống điện tử hiện đại cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Hệ thống nhắm mục tiêu PNS-24 kết hợp với thiết bị dẫn đường vô tuyến có thể thực hiện các chức năng sau: Cảnh báo địa hình, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu, nhắm mục tiêu cho tên lửa, phát hiện hoạt động radar của đối phương.
Ngoài ra hệ thống này còn được sử dụng để kiểm soát quá trình hạ cánh. Biến thể Su-24M được trang bị hệ thống nhắm mục tiêu PNS-24M, hệ thống mới được tích hợp thêm hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu laser cùng với hệ thống dẫn hướng quang truyền hình cho vũ khí dẫn đường bằng kênh TV.

Su-24 có thể mang theo tới 8 tấn vũ khí chuyên dùng cho tấn công mặt đất. Những vũ khí này hoàn toàn có thể gây thiệt hại nặng cho tàu chiến Mỹ.
Su-24 có thể mang theo 8 tấn vũ khí với các loại vũ khí chuyên dùng cho tấn công mặt đất như: Tên lửa dẫn hướng vô tuyến Kh-23 tầm bắn 5km, tên lửa Kh-25 dẫn đường bằng laser tầm bắn 20km, tên lửa dẫn hướng laser/TV Kh-29 tầm bắn 10km, tên lửa chống bức xạ Kh-31P tầm bắn 110km, tên lửa Kh-59 dẫn hướng bằng TV tầm bắn 90km, bom thông minh KAB-500/1500 cùng các loại bom thông thường và rocket không điều khiển.
Su-24 sẽ tiêu diệt tàu chiến Mỹ?
Một trong những thế mạnh của Su-24 là khả năng hành trình tốc độ siêu âm ở độ cao thấp, nhờ vào thiết kế cánh cụp cánh xòe độc đáo. Su-24 có thể đạt tốc độ tối đa tới 1.280km ở độ cao mực nước biển. Đây chính là điểm mạnh mà Không quân Syria có thể khai thác trong việc đột kích nhóm tác chiến tàu sân bay Hải quân Mỹ.
Syria có thể sử dụng Su-24 bay ở độ cao dưới tầm radar trên các tàu chiến Mỹ để bí mật tiếp cận đội hình chiến đấu. Khi đã lọt vào đội hình chiến đấu của tàu chiến Mỹ, những chiếc Su-24 sẽ bay vọt lên cao sau đó bổ nhào tấn công. Su-24 có thể tấn công theo kiểu hỗn hợp, một chiếc phóng tên lửa chống bức xạ Kh-31P để hút các trạm radar trên tàu chiến Mỹ, những chiếc còn lại sẽ phóng các loại tên lửa như Kh-25, Kh-29 và Kh-59. Những tên lửa này có cơ chế dẫn đường khác nhau nên rất khó vô hiệu hóa bằng các biện pháp tác chiến điện tử.

Tận dụng lợi thế bay tốc độ siêu âm ở độ cao thấp, những chiếc Su-24 của Syria có thể bí mật tiếp cận đội hình chiến đấu của Hải quân Mỹ và tung đòn tấn công khiến lực lượng này không kịp trở tay.
Đây là chiến thuật mà Không quân Nga hay sử dụng, phóng đồng thời nhiều loại tên lửa có cơ chế dẫn đường khác nhau khiến đối phương gặp khó khăn trong việc tác chiến điện tử. Mỗi chiếc Su-24 có thể mang theo 4 quả tên lửa Kh-25, hoặc 3 tên lửa Kh-29, hoặc 2 tên lửa Kh-31P và 2 tên lửa Kh-59.
Với lối đánh này thì cho dù hệ thống đánh chặn của Mỹ khó lòng mà tiêu diệt hết được các tên lửa, chỉ cần một quả lọt qua lưới lửa phòng thủ trên chiến hạm của Mỹ cũng đủ gây tổn thất lớn cho các tàu chiến Mỹ.
Ngoài ra, Không quân Syria có thể sử dụng chiến thuật nghi binh khi cho một vài chiếc Su-24 bay ở độ cao lớn để thu hút sự chú ý của các radar và hệ thống phòng không trên tàu chiến Mỹ. Nhóm còn lại bay ở độ cao thấp hơn, bí mật tiếp cận tàu chiến Mỹ và bất ngờ tung ra đòn tấn công.
Những chiến thuật đột kích này hoàn toàn có thể gây ra bất ngờ và tổn thất lớn cho hạm đội tàu chiến Mỹ. Trong một cuộc tập trận vào năm 2000, Không quân Nga đã sử dụng Su-24 (biến thể trinh sát Su-24MR) bay ở độ cao rất thấp rồi bất ngờ tiếp cận nhóm tác chiến tàu sân USS-Kitty Hawk của Hạm đội 7 ngoài khơi biển Nhật Bản trong một kịch bản tấn công giả định. Cuộc viếng thăm khiến tàu sân bay này được một phen thất kinh.
Như vậy có thể thấy rằng chiến thuật sử dụng Su-24 bay ở độ cao rất thấp rồi bất ngờ tiếp cận nhóm tàu chiến Mỹ hoàn toàn có thể tạo được bất ngờ lớn và gây tổn thất cho chiến hạm Mỹ. Tuy nhiên, để áp dụng chiến thuật này cùng đòi hỏi rất nhiều yếu tố và những rủi ro không nhỏ.
Để sử dụng chiến thuật này thì khả năng cảnh báo sớm và phát hiện từ xa vị trí hoạt động của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ là cực kỳ quan trọng. Nhiệm vụ đột kích chỉ có thể thành công khi xác định được chính xác vị trí hoạt động của đối phương.
Về thực lực thì Syria không đủ khả năng để xác định nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ từ xa nhưng họ có thể nhờ Nga trợ giúp vấn đề này. Tàu do thám SSV-201 Priazovye của Nga đang hoạt động ngoài khơi Địa Trung Hải hoàn toàn có thể cung cấp thông tin về vị trí nhóm tàu chiến Mỹ và hỗ trợ dẫn đường khi cần thiết.
Một bất lợi khác cho Syria là Mỹ có hệ thống cảnh báo sớm và ngăn chặn từ xa rất hùng hậu. Vòng ngoài là các tiêm kích F/A-18 thường xuyên hoạt động để bảo vệ cho nhóm tác chiến bên dưới, trên các chiến hạm Mỹ sở hữu những hệ thống phòng không tối tân có thể tiêu diệt Su-24 trước khi nó kịp tấn công.
Lợi thế chắc chắn nghiêng về phía Mỹ nhưng điều đó không có nghĩa là Syria không có cơ hội. Vấn đề ở chổ là họ có dám làm điều đó hay không. Trong chiến tranh Việt Nam, ngay như MiG-17 cổ lỗ còn dám đột kích tấn công tàu khu trục Mỹ nói gì đến Su-24 hiện đại hơn rất nhiều lần.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Trident II: Cây đinh ba thần biển cả của hải quân Mỹ

(Vũ khí) - Trong bộ 3 hạt nhân của Mỹ, lực lượng tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân chiến lược đóng vai trò như lực lượng tấn công phủ đầu trong cuộc chiến hạt nhân toàn diện. Chính vì sự quan trọng này, quân đội Mỹ đã rất quan tâm và đầu tư phát triển các dòng SLBM. Tính tới thập kỷ 1990, Mỹ đã cho ra mắt tới 6 thế hệ SLBM với “sản phẩm” mới nhất là SLBM D5 Trident II kế thừa công nghệ từ dòng SLBM trước đó với một số cách tân.

Điểm nhấn của Trident II là khả năng mang đa đầu đạn và CEP thấp để đảm bảo tấn công phủ đầu chính xác các mục tiêu thông thường, cũng như kiên cố (được thiết kế để chống lại các vụ nổ hạt nhân). Dòng SLBM này cũng được biết đến với độ tin cậy cao (kể từ năm 1989, đã có 143 vụ phóng thử Trident II được ghi nhận là thành công). Với nhiều ưu điểm, Trident II không chỉ nằm trong biên chế lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Mỹ, mà còn cả trong lực lượng tên lửa chiến lược Anh.

Phiên bản phóng to của SLBM C4 với nhiều cải tiến
Xuất phát từ yêu cầu răn đe hạt nhân hải quân với Liên Xô, ngay từ năm 1956, Mỹ đã bắt tay vào phát triển vũ khí tiến công chiến lược hải quân (FBM) với sự ra mắt của các dòng SLBM Polaris (A1), Polaris (A2), Polaris (A3), Poseidon (C3) và Trident I (C4).
Từ yêu cầu đáp ứng chiến lược với SLBM Sineva, hải quân Mỹ từ đầu những năm 1990 đã bắt đầu tái trang bị bằng SLBM thế hệ 6 D5 Trident II hay UGM-133 với nhiều yêu cầu kỹ-chiến thuật tiên tiến.

Trong thực tế, SLBM Trident II là phiên bản nâng cấp mang tính cách mạng của Trident I với việc nâng tầm bắn lên tới 7.360km, nhưng lại có sức mạnh vượt trội (tương đương với SLBM Poseidon).
Ngoài ra, những cải tiến mạnh về kết cấu động cơ phóng, trong đó có việc trang bị hệ thống thay đổi véc-tơ lực đẩy cho phép cải thiện đáng kể hiệu suất động cơ và cải thiện CEP khi tận dụng khả năng hồi đáp với hệ thống dẫn đường quán tính trang bị trên tên lửa.

Điểm khác biệt nữa là Trident II áp dụng sâu công nghệ vật liệu composite (graphite/epoxy) trong chế tạo tuy làm đội giá thành, nhưng lại giúp giảm trọng lượng tên lửa. Ngoài ra, việc tăng kích thước tên lửa của D5 cũng giúp dòng SLBM này có thể mang theo các dòng đầu đạn tự dẫn thế hệ mới (MRV) MK5 có khả năng sống sót cao hơn trước lá chắn tên lửa của đối phương.

Cơ chế dẫn hướng tên lửa và giải phóng MRV khác biệt giúp SLBM D5 khắc phục được nhiều thiếu sót trên tên lửa C4 thế hệ trước.
Tên lửa SLBM Trident II. Sức mạnh của “vũ khí trong tay thần Poseidon”

Chính thức được phát triển từ năm 1983 và bắt đầu phóng thử nghiệm từ tháng 1/1987, SLBM D5 đã vượt qua 15 vụ phóng thử (tới tháng 9/1988) với 12 lần phóng được ghi nhận là thành công. Sau khi được thiết kế để sửa đổi các thiếu sót, D5 chính thức được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân USS Tenessee (SSBN 734) lớp Ohio từ năm 1990.

Tương tự như SLBM C4, D5 cũng có kết cấu 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn với hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp đạo hàng hình sao có hiệu chỉnh FBM (đã có thông tin về việc D5 còn có thể được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS, nhưng không được kiểm chứng). Sai số CEP công khai của D5 được xác định là 90-120m rất phù hợp để tấn công phủ đầu “phẫu thuật” vào các mục tiêu kiên cố.

Tầm bắn của D5 cũng được cải thiệt nhờ kết cấu ống phụt động cơ mới đem lại hiệu năng hoạt động tăng 50% so với SLBM C4. Theo các nguồn tin đáng tin cậy, tầm bắn của D5 vào khoảng 4.600 hải lý, tương đương hơn 7.000km.
Đây cũng là con số hợp lý đối với các SLBM do thực tế hoạt động của tàu ngầm cơ động hơn nhiều so với bệ phóng cố định hay di động. Tàu ngầm chiến lược hoàn toàn có thể chọn vị trí phóng hợp lý nhất trên các đại dương nên không cần các dòng SLBM có tầm bắn quá lớn làm hạn chế về kích thước và trọng lượng tên lửa triển khai trên tàu.

Những cải tiến về vật liệu và thiết kế cho SLBM D5 nhẹ hơn, cấu trúc bền vững hơn để có thể mang nhiều đầu đạn hơn. Ở thiết kế cơ bản, D5 có thể mang được tới 12 đầu đạn W88 có sức công phá 475 Kiloton hoặc W76 (100 Kilotone), nhưng do yêu cầu của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START-1) với Nga, số lượng đầu đạn của D5 được giới hạn là 8, còn theo START mới, số lượng này tiếp tục cắt xuống còn 4-5 đầu đạn.
Ở điều kiện tác chiến, D5 dài 13,41m, đường kính thân là 1,85m và trọng lượng khoảng 58,5 tấn. Tuy nhiên, hạn chế của D5 so với đối thủ cùng lớp SLBM Bulava là việc vẫn sử dụng ống phóng dạng thẳng đứng nên khi phóng, tàu ngầm vận chuyển phải đứng im ở độ sâu phù hợp (thường là 50m).
Khi phóng hệ thống đẩy thủy lực trong ống phóng giúp đẩy tên lửa lên mặt nước rồi mới kích hoạt động cơ chính. Nguyên tắc hoạt động của D5 cũng tương tự như các dòng ICBM, SBLM nhiên liệu rắn, nhưng có cải tiến ở việc điều chỉnh được mức độ cháy của thỏi nhiên liệu giúp tên lửa hiệu chỉnh hướng tốt hơn.
Giếng phóng trên SLBM D5 trên tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio. Hiện tại, D5 đang được trang bị trên 14 tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio của hải quân Mỹ và 4 tàu ngầm lớp Vanguard của hải quân Anh. Do chưa có kế hoạch thay thế, Mỹ và Anh đang hợp tác kéo dài niên hạn sử dụng D5 tới năm 2042 với chương trình D5LE.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
'Vạn kiếm' của Đài Loan mạnh nhưng bất lực?


Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Vạn Kiếm của Đài Loan có các thông số để vô hiệu hóa HQ-9 của Trung Quốc nhưng lại thiếu các phương tiện và hệ thống hỗ trợ.


>Tên lửa Trung Quốc có thể đánh chìm chiến hạm Mỹ? / 4 loại vũ khí Trung Quốc làm Mỹ, Nhật "sợ hãi" / Tên lửa Đài Loan 'núp' trong xe chuyển phát nhanh
Khi nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự bằng các hợp đồng mua vũ khí từ bên ngoài, cụ thể là từ Mỹ không đem lại kết quả mong muốn. Washington vẫn phớt lờ lời đề nghị của Đài Loan do áp lực chính trị từ phía Bắc Kinh.
Cán cân quân sự trên eo biển Đài Loan ngày càng diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho Đài Bắc. Để không bị lép vế trước Trung Quốc, Đài Loan đã đầu tư khá nhiều tiền bạc để phát triển các chương trình vũ khí trong nước. Đây có thể xem là "cứu cánh" cuối cùng cho Đài Bắc nếu không muốn bị Bắc Kinh nuốt trọn.
Với Đài Loan chương trình phát triển tên lửa Vạn Kiếm được xem là cứu cánh cho năng lực phòng thủ của họ trước sức mạnh quân sự Trung Quốc.
Một trong những chương trình phát triển vũ khí đầy tham vọng đó chính là chương trình phát triển tên lửa hành trình tấn công mặt đất Wan Chien (Vạn Kiếm). Vạn Kiếm là một tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ trên không được phát triển bởi Viện khoa học công nghệ Trung Sơn (Chungshan), Đài Loan.
Chương trình được xúc tiến vào năm 2005, dự kiến công tác sản xuất sẽ bắt đầu từ năm 2014, trang bị đại trà cho các tiêm kích Đài Loan từ năm 2018.
"240km đối chọi với 200km"
Tên lửa Vạn Kiếm có hình dáng bên ngoài tương tự đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW của Mỹ. Mặc dù, Đài Loan tuyên bố Vạn Kiếm là sự phát triển độc lập của họ mà không có sự tham gia của bên thứ 3 nhưng không mấy khó khăn để nhận ra bóng dáng của Mỹ trong chương trình này.
Vạn Kiếm có hình dáng bên ngoài rất giống với đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW của Mỹ.
Trợ giúp cho Đài Loan phát triển tên lửa cũng là cách gián tiếp để tăng cường sức mạnh cho Đài Bắc mà không vướng phải sự phản đối chính trị từ Bắc Kinh. Vạn Kiếm có chiều dài 3,5 mét, thân hình hộp chữ nhật có kích thước 630x320mm, trọng lượng 650kg.
Tên lửa sử dụng động cơ tuabin phản lực có tốc độ cận âm với cửa hút không khí ở bên dưới, sau khi phóng 2 cánh ổn định dài 1,5 mét sẽ được bật ra. Vạn Kiếm được trang bị đầu đạn nặng 350kg chất nổ mạnh hoặc 100 đầu đạn con dùng để công phá các sân bay.
Vạn Kiếm được dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS ngoài ra tên lửa cũng có thể trang bị radar hoặc đầu dò hồng ngoại cho việc khóa mục tiêu giai đoạn cuối. Tên lửa có tầm bắn tối đa 240km, như vậy tầm bắn của Vạn Kiếm nhỉnh hơn đôi chút so với hệ thống tên lửa phòng không HQ-9B của Trung Quốc có tầm bắn 200km.
Vạn Kiếm có chiếm được ưu thế trước HQ-9 của Trung Quốc hay không thực sự là một ẩn số lớn.
Về mặt lý thuyết,Vạn Kiếm có phần nắm ưu thế hơn so với HQ-9B, các phi công Đài Loan có thể phóng Vạn Kiếm từ bên ngoài tầm với của HQ-9B. Vạn Kiếm có thể tấn công các khu vực sân bay, bến cảng, các căn cứ phòng không được bố trí dọc theo bờ biển Trung Quốc.
Tuy nhiên, ưu thế về tầm bắn không hoàn toàn mang lại lợi thế cho Vạn Kiếm. Tên lửa này được thiết kế dành cho tiêm kích AIDC F-CK-1 Ching-kuo, đây là tiêm kích do Đài Loan phát triển với sự giúp đỡ của Mỹ. So với các đối thủ bên kia chiến tuyến là Su-30MKK/MK2, J-11B/BS, J-10A/B thì CK-1 có phần đuối sức.
Mặt khác radar trang bị trên CK-1 chỉ có thể phát hiện mục tiêu ở phạm vi 150km điều này buộc các tiêm kích Đài Loan phải tiến vào gần hơn để có thể khóa mục tiêu cho Vạn Kiếm. Như vậy, CK-1 đã lọt vào tầm bắn của HQ-9B.
Về mặt lý thuyết, tiêm kích CK-1 có thể phóng tên lửa Vạn Kiếm từ phạm vi 240km cách mục tiêu nhưng nó cần được hỗ trợ về chỉ thị mục tiêu từ nguồn bên ngoài như máy bay trinh sát, UAV hay vệ tinh. Mặc dù chương trình tên lửa hành trình tấn công mặt đất Vạn Kiếm vẫn đang trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm.
Song Vạn Kiếm đã cho Đài Loan có thêm công cụ để duy trì sức mạnh phòng thủ trước áp lực quân sự của Bắc Kinh. Vạn Kiếm và HQ-9 ai sẽ thắng ai là một câu hỏi rất khó giải đáp, nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác.
quốc việt
Theo Infonet
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Không hiểu bọn Đài toàn làm đồ để triển lãm , có khi nào nó đi đêm với Đại lục để lừa mợ Mèo ? .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Mỹ thử nghiệm sát thủ diệt tàu chiến Nga, Trung

(Kienthuc.net.vn) - Mỹ gần đây đã thử nghiệm thành công tên lửa chống tàu tầm xa thế hệ mới LRASM được thiết kế với “bộ óc” tinh vi.



Mỹ gần đây đã thử nghiệm thành công tên lửa chống tàu tầm xa thế hệ mới LRASM được thiết kế với “bộ óc” tinh vi.
Tập đoàn Lockheed Martin và Cơ quan Nghiên cứu các dự án Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) thông báo, họ đã bắn thử nghiệm mẫu tên lửa chống tàu tầm xa mới LRASM (Long Range Anti-ship missile) vào ngày 27/8.
Chương trình LRASM được Mỹ khởi động từ năm 2008 nhằm đối phó với mối đe dọa lớn từ tàu chiến Nga và Trung Quốc. Lâu nay, Hải quân Mỹ vẫn tin dùng tên lửa chống tàu cận âm RGM-84 Harpoon.
Tên lửa chống tàu RGM-84 Harpoon khó đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Trong khi đó, các nhà thiết kế Nga liên tục cho ra đời những tên lửa chống tàu với tầm bắn xa, tốc độ siêu thanh và gần như không thể đánh chặn. Ngoài ra, gần đây Trung Quốc cũng liên tục giới thiệu những tên lửa chống tàu có tầm bắn không hề kém cạnh những “sát thủ diệt hạm” của Nga.
So với các loại tên lửa của Nga, Trung, Harpoon lép vế hoàn toàn về tầm bắn, tốc độ hành trình, sức công phá. Điều đó đã làm người Mỹ “giật mình nhìn lại” và nhận thấy rằng mối đe dọa từ tàu chiến Nga và đặc biệt là Trung Quốc rất lớn. Vì vậy, hơn bao giờ hết Hải quân Mỹ cần một loại tên lửa chống tàu mới mạnh mẽ hơn Harpoon, và LRASM chính là bước đi cụ thể hóa cho nỗ lực tìm ra vũ khí diệt hạm mới.
Không giống như các loại tên lửa hành trình khác, LRASM được thiết kế để có thể tấn công mục tiêu mà không cần đến sự hỗ trợ của các hệ thống dẫn đường bên ngoài, tên lửa sử dụng bộ cảm biến riêng.
“Đây là lần đầu chúng tôi phát triển một bộ cảm biến như vậy - lần đầu tiên người ta có thể làm như vậy và tích hợp nó vào trong một hệ thống độc lập của tên lửa cho phép nó có khả năng tự động phát hiện, theo dõi và tấn công các mối đe dọa. Và nó mới chỉ hoàn thiện cách đây một tuần rưỡi”, Artie Mabbett, người phụ trách chương trình LRASM của DARPA cho biết.
Oanh tạc cơ chiến lược B-1B phóng thử nghiệm LRASM.

Các mẫu tên lửa thử nghiệm được phóng từ máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Không quân Mỹ. Trước đó, DARPA đã tiến hành những cuộc thử nghiệm trong ống phóng mô phỏng vài tháng.
Sau khi các bài phóng thử nghiệm trong ống phóng mô phỏng được hoàn thành, bộ cảm biến lại được tích hợp lên tên lửa không đối đất AGM-158B JASSM-ER cho bài kiểm tra ngày 27/8, vì theo Mabbett, LRASM được phát triển dựa trên nền tảng của AGM-158B tích hợp với một bộ cảm biến hoàn toàn mới.
“Về cơ bản có thể hiểu chúng tôi phát triển một mẫu tên lửa hành trình và gắn thêm bộ não vào cho nó. Chúng tôi đã cung cấp cho nó khả năng độc lập phát hiện, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu mà không cần phải nhờ mà không phụ thuộc nhiều các hệ thống dẫn đường và cung cấp thông tin bên ngoài”, ông Mabbet nói thêm.
DARPA và Văn phòng nghiên cứu của Hải quân Mỹ (ONR)đã lên kế hoạch cho 2 lần thử nghiệm bổ sung của LRASM trên tàu chiến của Hải quân Mỹ trong vài tháng tiếp theo.
Ảnh đồ họa tên lửa hành trình LRASM tấn công tàu khu trục Udaloy của Hải quân Nga.

Theo Mabbett thì mục tiêu của các cuộc thử nghiệm này sẽ là thử thách và hoàn thiện bộ cảm biến của tên lửa khi nó hoạt động trong môi trường khắc nghiệt hơn. Các bài thử nghiệm này sẽ chú trọng vào thử nghiệm ở các tầm bắn khác nhau, độ cao hành trình và đường bay của tên lửa khi tiếp cận mục tiêu.
Những sự chú ý sẽ được tập trung vào biến thể trên hạm này. Chúng sẽ được phóng từ những ống phóng thẳng đứng Mk41 trên chiến hạm Mỹ như khu trục lớp Arleigh Burke hay tuần dương hạm tên lửa lớp Ticonderoga.
“Chúng tôi sẽ thực hiện 2 vụ phóng đầu tiên vào mùa hè năm sau để chứng minh tính năng này”, Mabbett khẳng định.
Vị quan chức này cũng bật mí rằng, Hải quân Mỹ đang mong muốn có một biến thể phóng từ tàu ngầm. Trong khi đó các chương trình hiện tại của DARPA/ONR không đặt ra nhiệm vụ mang đến một khả năng cho tên lửa có thể phóng từ dưới mặt nước, nhưng theo Mabbett, nếu LRASM thành công được trên tàu chiến thì nó hoàn toàn có thể thành công với tàu ngầm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Su-24 Syria được trang bị tên lửa có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ

(Soha.vn) - Su-24 được trang bị các vũ khí có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ. Đây có phải là con bài chủ của Syria hay không?

Su-24 là niềm hy vọng của Syria
Syria vừa phái các máy bay Su-24 xuất kích hướng về phía đảo Síp, nơi có căn cứ quân sự Akrotiri của Anh. Với động thái này có lẽ Syria đã tính đến phương án dùng các máy bay ném bom chiến thuật Su-24 để đánh chìm hạm đội tàu sân bay của Mỹ. Phải chăng đợt xuất kích vừa rồi mang tính thử nghiệm cả về phương án cũng như đánh giá khả năng phòng không của lực lượng quân sự Mỹ và đồng minh trên Địa Trung Hải?
Theo thống kê hiện nay, Syria có 12 chiếc Su-24, không nhiều so với số tàu chiến Mỹ và liên quân nhưng tạm đủ để Syria có đôi chút hy vọng. Vậy vũ khí nào sẽ giúp Su-24 có cơ hội đánh chìm tàu sân bay của Mỹ?
Su-24 là loại máy bay ném bom chiến thuật nhỏ gọn và hoạt động khá hiệu quả. Vận tốc cực đại là Mach 1.1, (1.340 km/h trên biển; 1.550 km/h trên độ cao thường). Tầm bay: 2.500 km (tuần tiễu), 560 km (tấn công), trần bay: 11.000 m.
Su-24 có khả năng được tiếp dầu từ trên không trong trường hợp không muốn hạ cánh xuống căn cứ.
Ưu điểm nổi bật của Su-24 là có thể bay với tốc độ siêu âm với tải nặng ở độ cao thấp so với mặt biển.​
Các loại vũ khí tấn công chủ yếu của Su-2 gồm có: Tên lửa: Kh-23, Kh-25L; Kh-28; Kh – 29LT; Kh-31; Kh-58; Kh-59 và Vympel R-60. Bom: KAB-500KR; KAB-1500L.

Các vũ khí được trang bị trên Su-24

Mỗi chiếc máy bay ném bom chiến thuật Su-24 có thể mang cùng lúc 6 tên lửa tấn công. Tổng trọng lượng vũ khí tối đa mỗi lần xuất kích có thể đạt từ 7,5 đến 8 tấn. Ngoài bom và tên lửa, Su-24 cũng được trang bị 3 súng máy Gsh-6-23 cỡ nòng 23 mm với tốc độ bắn tối đa đạt 9.000 phát/phút do Cục thiết kế Tula nghiên cứu và chế tạo.
Át chủ bài Kh-29 và Kh-59
Trong số các tên lửa được trang bị trên Su-24, hai loại tên lửa Kh-29 và Kh-59 được kỳ vọng là hai sát thủ át chủ bài có thể giúp Syria đánh chìm được các tàu khu trục cỡ lớn và tàu sân bay của Mỹ. Mỗi Su-24 có thể mang 3 tên lửa Kh-29 và 2 tên lửa Kh-59.
Kh-29 là tên lửa không đối đất của Nga với tầm bắn 10–30 km. Nó có đầu đạn cỡ lớn 320 kg, có hệ thống dẫn đường laser hoặc TV. Kh-29 sử dụng để tấn công các mục tiêu chiến trường và cơ sở hạ tầng lớn như toàn nhà công nghệ, kho tàng và cầu nhưng nó cũng có thể được sử dụng tấn công tàu có trọng tải lên đến 10.000 tấn, các nhà chứa máy bay kiến cố và đường băng bê tông. Khối lượng tên lửa nặng 690 kg, tầm hoạt động 30 km. Có thêt thấy rằng tầm hoạt động của Kh-29 khá ngắn nhưng nếu có chiến thuật bay hợp lý thì các Su-24 Syria có thể tiếp cận và tấn công các tàu khu trục tên lửa và tàu sân bay của Mỹ.
Kh-59 được kỳ vọng sẽ thành công hơn nhiều so với Kh-29 bởi mức độ hiện đại và tầm xa vượt trội của nó. Kh-59 là tên lửa hành trình dẫn đường bằng TV của Nga , với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn hai tầng. Các biến thể khác bao gồm Kh-59M là một biến thể sử dụng động cơ phản lực tuabin và biến thể chống hạm Kh-59MK. Kh-59M có tầm bắn 200 km, Kh-59MK có tầm bắn 285 km. Khối lượng tên lửa nặng 930 kg, đầu chiến đấu nặng 320 kg có khả năng đánh chìm tàu có lượng giãn nước tới 10.000 tấn.
Với tầm xa và uy lực lớn, Kh-59 được Syria coi là át chủ bài trong phương án đối phó với hạm đội tàu chiến của Mỹ.

Kh-59 được xem như át chủ bài của Syria tấn công hạm đội tàu Mỹ


Các biến thể khác nhau của Kh-59

Bom dẫn đường, đơn giản mà hiệu quả
Đừng coi thường các loại bom dẫn đường trên Su-24. Bom là một loại vũ khí được phát triển từ rất sớm, mặc dù phải chịu sự cạnh tranh bởi tính chính xác hiệu quả của tên lửa nhưng bom vẫn không hề mất đi vai trò của nó. Với các cải tiến nhỏ về khả năng điều khiển, tính đơn giản trong cấu tạo và uy lực công phá lớn, các loại bom dẫn đường vẫn được các nước coi là vũ khí chính trong các cuộc tập kích đường không.
Với các loại bom có điều khiển, Su-24 có khả năng gây ra những tổn thất nhất định với hạm đội tàu chiến Mỹ. Đặc biệt là có thể phá hủy đường băng, máy bay, phương tiện trên tàu sân bay hay hệ thống ống phóng, điều khiển trên các tàu khu trục tên lửa. Chỉ cần như vậy cũng có thể làm tê liệt, gián đoạn khả năng chiến đấu của các tàu này. Su-24 của Syria được cho là có thể mang các loại bom có điều khiển KAB-500Kr và KAB-1500Kr.
Bom có điều khiển KAB-500Kr dùng để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ vững chắc mặt đất và mặt nước cố định như hầm bê tông cốt thép, đường băng, cầu đường sắt và cầu đường nhựa, cơ sở công nghiệp quốc phòng, tàu và tàu vận tải.
Bom có điều khiển KAB-1500Kr dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước cố định như hầm bê tông cốt thép, cơ sở công nghiệp quốc phòng, kho tàng và cầu cảng.
KAB-500Kr và KAB-1500Kr được trang bị đầu tự dẫn truyền hình và nhiều loại phần chiến đấu. Đầu tự dẫn truyền hình với thuật toán tương quan xử lý thông tin về mục tiêu có khả năng “nhớ” vị trí mục tiêu và điều khỉnh đường bay của bom để đánh trúng mục tiêu, tức là áp dụng nguyên lý “thả-quên”.
Các đầu tự dẫn này cho phép tiêu diệt các mục tiêu có độ tương phản yếu và được ngụy trang khi có vật chuẩn trên địa hình và các tọa độ mục tiêu so với các vật chuẩn này.

Các loại bom dẫn đường đơn giản mà uy lực lớn

Tính năng chiến thuật: KAB-500Kr / KAB-1500Kr:
Trọng lượng (toàn bộ/phần chiến đấu/thuốc nổ), kg: (520/380/100) / (1525/1170/440)
Độ cao thả, km: (0,5-5) / (1-8)
Tốc độ máy bay mang khi thả bom, km/h: 550-1100
Sai số trung bình, m: 4-7.
Vũ khí nhỏ gây tổn thất lớn
Bên cạnh các vũ khí có uy lực mạnh thì trên Su-24 cũng được trang bị các loại tên lửa có uy lực nhỏ hơn nhưng nếu các tàu khu trục tên lửa, tàu sân bay của Mỹ bị các tên lửa này bắn trúng, khả năng tê liệt và gián đoạn chiến đấu rất dễ xảy ra.
Trước hết đó là tên lửa chống hạm và chống radar Kh-31. Mỗi Su-24 có thể được trang bị 2 tên lửa Kh-31. Kh-31 có ba phiên bản khác nhau bao gồm chống radar Kh-31P, không đối không Kh-31PD và diệt hạm Kh-31A. Các phiên bản có tầm bắn như sau: Kh-31A (160 km); Kh-31PD (250 km); Kh-31P (110km). Tên lửa Kh-31P có khả năng bắn chìm tàu chiến lượng giãn nước 4500 tấn. Trọng lượng trước lúc phóng : KH-31P : 599-600kg; KH-31PD : 700kg; KH-31A : 600-610kg. Trọng lượng đầu đạn : KH-31P : 87-90kg; KH-31PD : 110kg; KH-31A : 90-95,5kg.
Tiếp theo đó là tên lửa chống radar Kh-58 với số lượng mang trên Su-24 là 2 quả. Phiên bản Kh-58 được phát triển để tấn công mục tiêu trên đất liền, Kh-58A tấn công mục tiêu trên biển. Khối lượng tên lửa là 670 kg, đầu chiến đấu nặng 150 kg, tầm bắn 70 km, lên đến 120 km khi phóng từ trên độ cao lớn.

Tên lửa Kh-58 được trang bị trên Su-24

Một loại cũ hơn đó là tên lửa chống radar Kh-28 với cơ số mang theo là 2 quả. Kh-28 được sản xuất từ năm 1971, khối lượng tên lửa 720 kg, đầu chiến đấu nặng 160 kg, tầm hoạt động 120 km.
Ngoài ra Su-24 còn được trang bị 4 tên lửa không đối đất hạng nhẹ, có tầm bắn gần như Kh-23 hoặc Kh-25 có thể gây ra những tổn thất nhất định cho các tàu chiến Mỹ.
Tên lửa Kh-23: là tên lửa không đối đất chiến thuật có tầm bắn 10 km. Được sử dụng tấn công các mục tiêu và các nhóm tác chiến nhỏ trên biển. Khối lượng tên lửa là 286 kg, đầu nổ 111 kg.
Tên lửa Kh-25L: là tên lửa không đối đất, đối hải hạng nhẹ của Nga , tầm bay đạt 10 km, dẫn đường bằng laser bán chủ động, biến thể chống radar (Kh-25MP) có tầm bay đạt 40 km. Khối lượng tên lửa 299 kg, khối lượng đầu chiến đấu 86 kg.
Vũ khí không chiến là tên lửa không đối không hạng nhẹ Vympel R-60, dùng cho không chiến với các máy bay đối phương. Trọng lượng tên lửa 43.5 kg; vận tốc Mach 2.7, tầm bắn 8 km, trần bay 20.000 m.
Với ưu điểm của Su-24 có thể bay với tốc độ siêu âm ở độ cao nhỏ trên mặt biển cùng các vũ khí được trang bị chuyên đánh tàu có lẽ Syria đang hy vọng các phi đội Su-24 sẽ tiêu diệt được các chiến hạm Mỹ đang bao vây Syria.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top