[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc tăng tầm DF-21D “chặn” Mỹ ở Biển Đông


(Kienthuc.net.vn) - Theo các chuyên gia Mỹ, Trung Quốc có thể tăng tầm bắn tên lửa chống tàu DF-21D đối phó Hải quân Mỹ ở Biển Đông.




Nhà phân tích quân sự Mỹ của tờ The Diplomat Harry Kazianis nhận định, Quân đội Trung Quốc sẽ sớm mở rộng tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của mình nhằm ngăn chặn Mỹ can thiệp hoạt động của hải quân nước này ở Biển Đông.


Trích dẫn báo cáo Bộ Quốc phòng Mỹ về sự phát triển quân sự Trung Quốc, ông Harry Kazianis cho biết, hệ thống vũ khí mới phát triển cho Hải quân Trung Quốc bao gồm: tên lửa hành trình chống tàu và đối đất; tàu ngầm hạt nhân; tàu chiến đấu mặt nước hiện đại và tàu sân bay, tất cả phải có đủ phạm vi bao quát khu vực Biển Đông, Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D thiết kế để đối phó nhóm tàu sân bay chiến đấu Hải quân Mỹ. Ảnh minh họa​
Kazianis cho biết thêm, hiện tại có thể Bắc Kinh nỗ lực mở rộng tầm bắn tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D lên hơn 1.500km.

Còn Giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Andrew Erickson nhận định, biến thể tương lai của tên lửa đạn đạo chống tàu sẽ được nâng cao đáng kể sau khi Hải quân Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trinh thám để hỗ trợ dẫn đường tên lửa hướng tới mục tiêu.

“Hiện nay thách thức ban đầu của việc triển khai tên lửa đạn đạo chống tàu đưa vào hoạt động đã được khắc phục, Trung Quốc có quyền lựa chọn phát triển các biến thể khác nhau, có khả năng bổ sung điểm này, điểm kia”, ông Erickson nói.


Bắc Kinh có thể lên kế hoạch ảnh hưởng mạnh hơn ngoài tầm Đài Loan với tên lửa đạn đạo chống tàu tiên tiến trong kho vũ khí. Tuy nhiên, lực lượng Hải quân Trung Quốc và lực lượng không quân vẫn không đủ mạnh để thách thức vị trí thống trị của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.


“Nếu Trung Quốc có thể cải tiến tên lửa đạn đạo chống tàu vươn tới hạm đội hải quân của Ấn Độ, Indonesia và thậm chí là Australia thì môi trường an ninh khu vực sẽ thay đổi đáng kể. Ngoài ra, nó cũng có thể gây nguy hiểm cho các cam kết an ninh giữa Washington và Đài Bắc”, ông Harry Kazianis nói.

Nga phát triển “ngư lôi thông minh”


Nga có kế hoạch chế tạo "ngư lôi thông minh”, đây là một trong những mục tiêu đầu tiên của Hội đồng Khoa học thiết kế ngư lôi ở Nga.




Theo Đài tiếng nói nước Nga, việc chế tạo ngư lôi với các yếu tố trí tuệ nhân tạo, không chỉ có thể nhận biết sự vật ở dưới nước, mà còn thay đổi chương trình tìm kiếm và tạo một chương trình mới - đó là những nhiệm vụ cần được giải quyết khi thiết kế "ngư lôi thông minh".


“Hướng ưu tiên mới là chế tạo ngư lôi mới tăng tầm bắn và phạm vi phát hiện các đối tượng dưới nước. Một nhiệm vụ nữa là cung cấp cho ngư lôi "trí thông minh" cho phép tìm mục tiêu đạn đạo và hướng dẫn phòng chống các mục tiêu giả”, Phó chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov nói.

Nga nhắm tới phát triển ngư lôi trang bị trí tuệ nhân tạo.​
Từ lâu các chuyên gia quân sự thế giới đã quan tâm đến vấn đề chế tạo ngư lôi robot trang bị trí tuệ nhân tạo. Hiện tại, ngư lôi không thể làm công việc tìm kiếm, đó chỉ là một loại đạn được nhắm đến mục tiêu dự định mà thôi.


“Vì vậy, "ngư lôi thông minh" được thiết kế để giải quyết vấn đề tìm mục tiêu thật trên nền nhiễu. Việc tìm kiếm mục tiêu được thực hiện bằng các phương tiện khác. Nếu ngư lôi được phóng từ tàu ngầm thì sẽ sử dụng trạm sóng siêu âm của tàu ngầm. Hiện nay chưa có loại ngư lôi được thả vào một khu vực nhất định, bơi trong một thời gian dài, dùng siêu sóng để tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu. Có một giai đoạn đã xem xét khả năng chế tạo siêu ngư lôi với máy phát điện hạt nhân, thực tế là một tàu ngầm hạt nhân, nhưng không có phi hành đoàn đi cùng”, ông Konstantin Sivkov nói.


Siêu ngư lôi như vậy có thể vượt qua hàng chục ngàn dặm biển và giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng dự án đã bị hủy bỏ do khó khăn về kỹ thuật, chuyên gia Konstantin Sivkov cho biết.


Việc thành lập Hội đồng tư vấn khoa học thiết kế ngư lôi thể hiện sự sẵn sàng của Nga. Hiện nay, ở Nga có nhiều trường phái phát triển vũ khí dưới nước theo cách riêng của mình. Ủy ban quân sự - công nghiệp Nga có nguyện vọng tập trung các trường phái đó về một mối để chế tạo vũ khí dưới nước. Đây sẽ là vũ khí thế hệ thứ 6 và thứ 7.
 

hanhtg56

Xe máy
Biển số
OF-190455
Ngày cấp bằng
19/4/13
Số km
55
Động cơ
330,920 Mã lực
Ngư lôi bé bé thế mà công phá ác ghê
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hiểm họa từ cuộc chạy đua tên lửa hành trình ở châu Á

(Soha.vn) - Tên lửa hành trình với tính năng khó phát hiện, tốc độ cao và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đang được phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Động thái này có thể làm tăng nguy cơ bùng phát những cuộc xung đột thảm khốc trong khu vực.

Tên lửa hành trình có thể “châm ngòi” chiến tranh hạt nhân
Các hiệp ước và thoả thuận kiểm soát vũ khí có xu hướng tập trung chủ yếu vào việc hạn chế tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, một loại vũ khí khác là tên lửa hành trình cũng đang được nhiều quốc gia nghiên cứu và phát triển. Động thái này khiến cho việc kiểm soát vũ khí trở nên khó khăn hơn.
Những tên lửa hành trình có độ chính xác cao được thiết kế để mang cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân, khiến một quốc gia có vũ khí hạt nhân đối mặt với một cuộc tấn công từ tên lửa hành trình, nhưng họ không thể biết được tên lửa phóng về phía mình có mang theo đầu đạn hạt nhân hay không. Tình huống như vậy rất dễ dẫn đến đòn đáp trả bằng hạt nhân. Nguy cơ tương tự cũng đến từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Tên lửa hành trình AGM-129A của Mỹ.
Bộ Chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ tháng trước báo cáo rằng cả Trung Quốc và Triều Tiên đều đang phát triển tên lửa hành trình có thể mang đầu đạn hạt nhân. Mỹ và Nga là hai quốc gia đứng đầu thế giới về tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, được phóng từ máy bay ném bom chiến lược hay tàu ngầm. Tuy nhiên, Ấn Độ và Pakistan cũng đang phát triển các tên lửa tương tự. Những tên lửa này có nhiều loại khác nhau với tầm bắn khác nhau. Chúng đã được đưa vào hoạt động hoặc đang được thử nghiệm.
Các tên lửa hành trình, được trang bị động cơ phản lực, có thể di chuyển ở tầm thấp với tốc độ cực nhanh trên đất liền hay biển. Những tính năng này khiến tên lửa hành trình rất khó bị phát hiện. Chúng cũng có kích cỡ tương đối nhỏ so với tên lửa đạn đạo tầm xa.
Các quốc gia sở hữu tên lửa hành trình hạt nhân
Hiện tại có khoảng 1.140 tên lửa hành trình hạt nhân AGM-86 trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Ngoài ra, quân đội nước này cũng đang sử hữu 460 tên lửa hành trình AGM-129A có khả năng năng mang đầu đạn hạt nhân. Không quân Mỹ cho biết tên lửa AGM-129A được thiết kế với những tính năng đặc biệt, giúp nó không bị radar của đối phương phát hiện.
Tầm bắn của loại tên lửa hành trình AGM-129A của Mỹ khoảng 3.220 km. Tuy nhiên, tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Raduga Kh-101 của Nga, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay, có tầm bắn lên tới 9.650 km – tương đương với tầm bắn của một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tên lửa hành trình mới của Trung Quốc và Triều Tiên đã xuất hiện trên một tài liệu công khai được đưa ra bởi Trung tướng James Kowalski, Chỉ huy trưởng lực lượng tấn công toàn cầu Không quân Mỹ. Tài liệu này cho thấy mức độ hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của 8 trong số 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Chỉ có duy nhất Israel không xuất hiện trong tài liệu này.

Tên lửa hành trình CJ-20 được trang bị cho máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc.
Tên lửa hành trình của Trung Quốc là CJ-20, được trang bị cho máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6. Ông Hans Kristensen, một chuyên gia về vũ khí hạt nhân của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, cho biết đây là lần đầu tiên một tài liệu chính thức của Mỹ đề cập đến tên lửa hành trình được phóng từ máy bay với khả năng hạt nhân của Trung Quốc.
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, một máy bay ném bom H-6 sử dụng tên lửa hành trình CJ-20 trong một chiến dịch tấn công mặt đất, có thể tiêu diệt các mục tiêu ở khắp châu Á, phía đông nước Nga cũng như căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam ở Tây Thái Bình Dương. Khoảng 2/3 lãnh thổ Nga thuộc Châu Á.
Tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên được tài liệu của Mỹ có tên là KN-09. Đây là loại tên lửa phòng thủ bờ biển với tầm bắn chỉ khoảng từ 100 đến 120km.
Trong khi đó, Ấn Độ đang phát triển tên lửa hành trình siêu âm Brahmos – một dự án liên doanh giữa Ấn Độ với Nga. Tên lửa Brahmos là một vũ khí then chốt mới giúp tạo ra lợi thế chiến lược cho Ấn Độ so với nước láng giềng Pakistan. Brahmos được biết đến là tên lửa hành trình siêu âm duy nhất đang hoạt động. Nó thể bay với tốc độ gấp từ 2 đến 3 lần âm thanh hay tương đương với 1km/giây.

Tên lửa hành trình Brahmos của Ấn Độ có tốc độ gấp 2 đến 3 lần âm thanh.
Tên lửa hành trình Brahmos của Ấn Độ có thể được phóng đi từ đất liền, trên biển hoặc trên không với tầm bắn khoảng 300km. Brahmos có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường. Tốc độ cao của tên lửa hành trình Brahmos đồng nghĩa với việc nó có thể tiến hành các cuộc tấn công một cách nhanh chóng vào những căn cứ bên trong lãnh thổ Pakistan.
Bởi vì Ấn Độ lớn mạnh hơn rất nhiều, nên Pakistan cũng đã phải phát triển những tên lửa đạn đạo tầm ngắn có đầu đạn hạt nhân để ngăn chặn nguy cơ bị tấn công từ Ấn Độ. Mặc dù vẫn chưa được kiểm chứng, nhưng Pakistan tuyên bố họ đã thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân để đưa lên các tên lửa hành trình của họ.
Cuộc chạy đua phát triển tên lửa hành trình và đạn đạo của các quốc gia tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một hiểm họa tiềm tàng đối với khu vực này, bởi nếu những loại vũ khí này được sử dụng, chúng có thể gây ra một hậu quả tham khốc tương tự như một cuộc chiến tranh hạn nhân.
 

tenlua

Xe hơi
Biển số
OF-64133
Ngày cấp bằng
15/5/10
Số km
135
Động cơ
438,810 Mã lực
Nhìn cái động cơ của quả KH-35 thấy nó không quá phức tạp, cái này có lẽ VN sẽ tự sx được .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Iran cải tiến “sát thủ” diệt tàu chiến Mỹ


(Kienthuc.net.vn) - Iran tuyên bố cải tiến thành công tăng độ chính xác tên lửa đạn đạo chống tàu Persian Gulf.




Tư lệnh lực lượng Phòng không thuộc Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) Amir Ali Hajzadeh tuyên bố, các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu Hàng không Không gian IRGC đã tăng khả năng chính xác cho tên lửa đạn đạo siêu thanh Persian Gulf tới 8.5m (có thể là con số chỉ bán kính lệch mục tiêu).


“Trong lần thử nghiệm thứ 2 của tên lửa Persian Gulf, nó đã đánh trúng mục tiêu là con tàu đang di chuyển với bán kính lệch mục tiêu khoảng 30m, chúng tôi cảm thấy đã có được một sự thành công lớn”, tướng Hajzadeh nói.


“Khi chúng tôi giải thích các thành tích đã đạt được với lãnh đạo tối cao, Ngài đã bày tỏ niềm vui về độ chính xác ngày càng tăng của tên lửa, nhưng cũng yêu cầu chúng tôi tăng thêm độ chính xác của nó phải ít hơn 10-15m”, ông nói thêm.


Cũng theo tướng Hajzadeh, chưa đầy 6 tháng sau đó, các chuyên gia Iran đã cải tiến khả năng tấn công chính xác của loại tên lửa này xuống 8,5m.

Tên lửa đạn đạo chống tàu Persian Gulf.​
Tên lửa đạn đạo chống tàu siêu thanh Persian Gulf là một trong những loại tên lửa quan trọng nhất và tiên tiến nhất của Hải quân IRGC. Tên lửa có thể rmang đầu đạn nặng 650kg, dùng động cơ nhiên liệu rắn đạt tầm bắn 300km.


Đặc điểm đặc biệt của tên lửa gồm việc nó có thể đạt tốc độ siêu âm và quỹ đạo bay đặc biệt. Trong khi các loại tên lửa chống tàu khác thường đạt tốc độ cận âm và bay hành trình thì Persian Gulf di chuyển theo phương đứng sau khi phóng, đạt tốc độ siêu âm, phát hiện các mục tiêu thông qua chương trình thông minh, khóa và tấn công mục tiêu.


Theo giới chức Iran, tên lửa đã đánh trúng thành công một mục tiêu di động bằng 1/10 kích cỡ tàu sân bay trong lần đầu thử nghiệm của nó. Rõ ràng, loại tên lửa này ra đời nhằm đối phó với nhóm tàu sân bay chiến đấu Hải quân Mỹ.


Tháng 4/2012, tướng Hajizadeh lưu ý rằng việc sản xuất loại tên lửa chống tàu này đã bắt đầu. “Giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm tên lửa Persian Gulf đã kết thúc cuối năm ngoái và đang sản xuất loạt bởi Bộ Quốc phòng”, ông nói.


Trong tháng 7/2012, truyền thông Iran đưa tin tên lửa Persian Gulf đã trình diễn khả năng năng tấn công chính xác 100% sau khi đánh trúng và phá hủy mục tiêu đặc biệt trong giai đoạn cuối cùng tập trận Pyambar-e Azam 7.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đạn pháo siêu hạng Excalibur-1B có khả năng chống hạm, chống đổ bộ

Thứ hai 24/06/2013 11:45
ANTĐ - Mạng thông tin Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc ngày 22-6 cho biết, công ty Raytheon của Mỹ đã triển khai một hạng mục đầu tư nội bộ, để chế tạo đạn pháo Excalibur-1B dẫn đường phức hợp.

Công ty Raytheon sẽ lắp đặt thêm một nhóm thiết bị dẫn đường và điều khiển giai đoạn cuối bằng laser bán chủ động (GNU) cho loại đạn pháo dẫn đường bằng GPS “Excalibur-1B” 155mm. Đạn pháo sau khi lắp đặt đầu dẫn Laser bán chủ động sẽ có khả năng tấn công các loại mục tiêu di động và thay đổi mục tiêu tấn công sau khi đạn pháo đã bắn ra.
Đạn Excalibur-1B sẽ được trang bị 4 cánh điều hướng bằng titanium mới có thể gấp lại được để thay thế có các cánh điều hướng cũ do BAE systems Bofor phát triển. Đạn pháo sau khi lắp đặt đầu dẫn laser bán chủ động sẽ có khả năng liên tục “điều chỉnh thước ngắm” trên đường bay để tăng thêm độ chính xác và tấn công mục tiêu di động.


Excalibur-1B được trang bị 4 cánh điều hướng bằng titanium có thể gấp lại được


Hiện nay, loại đạn pháo điều khiển bằng GPS “Excalibur-1B” có độ chính xác rất cao. Các thử nghiệm gần đây được tiến hành trong môi trường khắc nghiệt đã chứng minh khả năng ưu việt của nó, đạn “Excalibur-1B” có thể tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào trong phạm vi 50km với sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) chỉ khoảng 4m, đạt hiệu suất tới 93%.
Phiên bản Excalibur mới đang được Raytheon tích cực chuẩn bị để lắp đặt nâng cấp các phiên bản “Excalibur 1B” dẫn đường bằng GPS kiểu cũ trên toàn thế giới, biến chúng thành mô hình đạn pháo độc nhất vô nhị có khả năng dẫn đường bằng cả GPS + Laser bán chủ động.
Với cơ chế dẫn đường và điều khiển như trên, đạn pháo “Excalibur 1B” có tính năng chẳng khác gì một loại tên lửa. Trong tương lai, quân đội Mỹ tại các chiến trường có thể sử dụng dòng đạn pháo điều khiển phức hợp này để thay thế cho các dòng vũ khí chính xác không đối đất có chi phí cao.

Đạn pháo “Excalibur-1B” có độ chính xác và uy lực rất lớn



Ngoài ra, mô hình đạn pháo dẫn đường bằng GPS + Laser bán chủ động còn được sử dụng trên các loại pháo hạm 155mm và 127mm, biến các loại pháo hạm thông thường thành các vũ khí tấn công các mục tiêu tĩnh hoặc cơ động trên mặt đất và trên biển. Đặc biệt, khả năng chống chiến thuật “bầy đàn” của nhóm tàu tác chiến cỡ nhỏ của nó cũng là điểm đáng lưu ý.
Excalibur thể hiện được những đặc tính ưu việt trong tác chiến chống lại nhóm tàu chiến cỡ nhỏ trên biển hoặc đánh phá các tốp tàu xung phong, các phương tiện xe chiến đấu bộ binh, lựu pháo, tăng - thiết giáp lội nước đang trong giai đoạn hành tiến trên biển hoặc đang đổ bộ lên bãi trong chiến thuật tác chiến chống đổ bộ.
Với các ưu điểm nổi bật như: Phóng được trên các phương tiện phóng mặt biển hoặc trên bờ, tốc độ cao, cỡ nòng lớn, uy lực sát thương mạnh, giá thành rẻ là những ưu điểm rất lớn của loại đạn pháo này, trong tương lai Excalibur sẽ trở thành loại đạn pháo được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cặp song sát H-6K và Trường Kiếm đang đe dọa Mỹ

(ĐVO) - Tờ Nhân dân Bắc Kinh số ra tháng 6 năm 2013 trích nguồn từ tạp chí quân sự Jane của Anh cho biết: Trung Quốc vừa nhận được 15 chiếc H-6K trang bị tên lửa khủng có thể tấn công tới lãnh thổ của Mỹ.



Theo đó, đây là phương tiện truyền thông chính thức đầu tiên khẳng định H-6K có trong biên chế Không quân Trung Quốc. H-6K được cải tiến từ máy bay ném bom H-6 có phạm vi tác chiến có thể đạt được chuỗi đảo thứ hai. Loại máy bay ném bom mới này của Không quân Trung Quốc có lực đẩy động cơ lớn hơn, trọng lượng cất cánh và tải trọng cũng được cải thiện đáng kể so với phiên bản chưa cải tiến.

Theo các tài liệu quân sự thì bán kính chiến đấu của H-6K của khoảng 3.500 km, với mang tên lửa hành trình chiến lược có tầm bắn từ 1.500k – 2000km, mục tiêu chiến lược của nó đạt được 4000 km đến 5000 km. Thực hiện cuộc tấn công sâu, ở vùng biển xung quanh Trung Quốc, có thể tới đảo Okinawa, tấn công sâu vào Guam, và thậm chí có thể đe dọa đến đảo Hawaii của Hoa Kỳ.
Máy bay ném bom H-6K và tên lửa Trường Kiếm sẽ là cặp song sát đe dọa an nình của Mỹ Một số nhà phân tích đã cho rằng, để kiềm chế tham vọng can thiệp quân sự của Mỹ ở eo biển Đài Loan, Không quân Trung Quốc cần phải được các loại máy bay có thể kiểm soát được các chuỗi đầu tiên, đảo ở Đài Loan, khu vực phía Tây Nam quần đảo Nhật Bản, và các chuỗi đảo thứ hai trên đảo Guam. Điều này đòi hỏi một loại máy bay ném bóm tấn công phải có bán kính chiến đấu ít nhất là 3000 km và một khả năng mạnh mẽ để tấn công bằng nhiều loại vũ khí. Thời điểm hiện tại trong lực lượng Không quân Trung Quốc chỉ có các máy bay ném bom H-6K kết hợp với tên lửa hành trình kiếm 10 mới thực hiện được điều này.

Tờ tin tức Quốc phòng của Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng lực lượng máy bay ném bom H-6K Trung Quốc và tên lửa hành trình kiếm -10 sẽ là một trở ngại đáng kể cho hệ thống phóng thủ tên lửa của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, trong số này có tên lửa hành trình Trường Kiếm 20 trang bị cho máy bay ném bom H-6K.

Báo cáo chỉ ra rằng, 6 dự án hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của Trung Quốc gồm tên lửa đạn đạo vượt đại châu Đông Phong 31A, tên lửa đạn đạo vượt đại châu Đông Phong 41, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn, tên lửa đạn đạo JL-2, đầu đạn mới và tên lửa hành trình Trường Kiếm 20.
Tên lửa Trường Kiếm -10 có thể mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có tầm bắn lên đến khoảng 2000km Trong số các dự án này của Trung Quốc thì tên lửa hành trình Trường Kiếm 20 dự án có triển vọng nhất. Trường Kiếm 20 có tầm phóng hơn 2.500 km, là phiên bản của tên lửa phóng từ mặt đất Trường Kiếm 10 (Đông Hải 10). Báo cáo của không quân Mỹ năm 2009 chỉ ra rằng, Trường Kiếm 10 là tên lửa có thể mang đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, điều này có nghĩa là tên lửa hành trình Trường Kiếm 20 có thể mang được đầu đạn hạt nhân.

Trong tương lai, tên lửa hành trình Trường Kiếm 20 mang đầu đạn hạt nhân sẽ được trang bị cho máy bay ném bom H-6K. Theo các báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, tên lửa Trường Kiếm 20 được trang bị cho máy bay ném bom H-6K có nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất và nếu như Trường Kiếm 20 vượt qua được hệ thống phòng không của đối phương thì nó có thể tấn công tới toàn bộ khu vực châu Á, một phần lãnh thổ của Nga (từ Ural về phía đông) và tiến đến lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Iran trang bị tên lửa, "hô biến" hàng loạt tàu dân sự thành tàu chiến

Chủ nhật 30/06/2013 08:06
ANTĐ - Ngày 29-6, Phó tư lệnh Hải quân Iran Abbas Zamini đã tuyên bố nước này đã trang bị các hệ thống phóng tên lửa cho số lượng lớn tàu dân sự để tiến hành các hoạt động quân sự.

Đồng thời, Phó tư lệnh Hải quân Iran Abbas Zamini còn lên tiếng bác bỏ ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với ngành công nghiệp quốc phòng Iran.
"Chúng tôi đã thực hiện những công việc to lớn, trong việc vũ trang cho các lực lượng của chúng tôi, điều đó chỉ ra rằng chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt này", Chuẩn Đô đốc Abbas Zamini cho biết.
"Nhiều tàu trước đây đã được sử dụng để vận chuyển hành khách, nhưng hiện nay đã được trang bị vũ khí và chuyển giao cho các đơn vị Hải quân như là những tàu phóng tên lửa, có nghĩa rằng hiện nay chúng được sử dụng cho mục đích hoàn toàn khác", ông cho biết thêm.

Một tàu dân sự Iran được biến thành tàu cao tốc tên lửa


Phó tư lệnh Zamini còn nhấn mạnh rằng, tất cả những thay đổi này được thực hiện theo chiến lược mới được cân nhắc cho Hải quân Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Cuối năm 2012, Iran tăng cường sức mạnh hải quân tại vùng biển Vịnh Persian, sau khi một chiếc tàu hộ vệ tên lửa và hai tàu ngầm hạng nhẹ mới gia nhập hạm đội hải quân.
Tàu hộ vệ tên lửa Sina-7 đã được hạ thủy trong một buổi lễ ở thành phố cảng miền Nam Bandar Abbas, nhân dịp ngày thành lập Hải quân Iran.
Trong buổi lễ có sự tham dự của Tư lệnh Hải quân Iran, Chuẩn Đô đốc Habibollah Sayyari, 2 tàu ngầm hạng nhẹ lớp Qadir cũng đã được biên chế cho Hải quân Iran.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Việc trang bị vũ khí cho tàu dân sự là 1 tội ác.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực


Tu-22M3 carring Kh-22 AS-4 (Kitchen) 'anti-aircraft carrier' missiles.
* note the presence of a tail gun.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chi tiết về tên lửa Nhật đối phó tàu Liêu Ninh

Tờ "Nguyệt san quân sự" Nhật Bản cho biết, hiện nay, trang bị thực hiện chống hạm của Lực lượng Phòng vệ Trên không là máy bay chiến đấu F-2 và máy bay chiến đấu F-4EJ, chúng trang bị tên lửa không đối hạm ASM-2 (tức là tên lửa không đối hạm Type 93).



Nhật Bản muốn phát triển tên lửa ASM-3

Trong tương lai, Nhật Bản tập trung vào nghiên cứu chế tạo tên lửa không đối hạm mới ASM-3. Bài báo còn cho biết, do Hải quân Trung Quốc ra sức phát triển tàu sân bay, Nhật Bản phát triển tên lửa chống hạm mới "rõ ràng càng cần thiết".

Tờ tuần san "Luận cứ và sự thực" Nga chỉ ra, Nhật Bản lấy "ứng phó tàu sân bay Trung Quốc" làm lý do để phát triển tên lửa kiểu mới trang bị cho máy bay, hầu như khó gây thuyết phục.

Nhìn vào số liệu liên quan đến tên lửa ASM-3 được Nhật Bản công khai, trọng lượng của nó khoảng 900 kg, mặc dù dựa vào trình độ công nghệ và vật liệu tương đối cao của Nhật Bản, trọng lượng đầu đạn tên lửa này cũng rất khó vượt 200 km, cho dù tốc độ tấn công của nó có thể đạt được 3 Mach, uy lực của nó e rằng không đủ để đối phó tàu chiến có lớn 10.000 tấn trở lên, chứ đừng nói đến tấn công tàu sân bay.
Máy bay chiến đấu F-2A của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản Dùng tên lửa mới tấn công radar tàu sân bay Trung Quốc

Như vậy, Nhật Bản nghiên cứu chế tạo tên lửa ASM-3 có mục đích thực sự là gì? Tạp chí "Lực lượng vũ trang" Nga cho rằng, một mục đích nghiên cứu chế tạo ASM-3 của Nhật Bản đích xác là đối phó với tàu sân bay Trung Quốc, nhưng "là áp dụng phương thức khác".

Bài báo chỉ ra, tàu phòng không của Trung Quốc là một phương tiện mang theo radar cơ động, sở hữu tên lửa hạm đối không có tầm phóng tương đối xa. Tên lửa chống bức xạ muốn phát động tấn công nó cần có tầm phóng tương đối xa, tốc độ tương đối nhanh và tính năng cơ động tương đối mạnh, điều này cần trang bị động cơ phản lực tĩnh cho tên lửa.

Trên thực tế, một xu thế phát triển của tên lửa chống bức xạ hiện đại chính là sử dụng động cơ phản lực tĩnh thay thế cho động cơ tên lửa thể rắn, trong khi đó động cơ của tên lửa ASM-3 Nhật Bản chính là động cơ phản lực tĩnh. Tên lửa ASM-3 này cũng đã trang bị hệ thống dẫn đường chủ động/bị động.

Để đối phó với tên lửa chống bức xạ dáp dụng dẫn đường bị động, các nước đều đang phát triển đạn mồi nhử chống bức xạ, để đánh lừa tên lửa chống bức xạ của kẻ thù, còn tên lửa ASM-3 của Nhật Bản trang bị hệ thống dẫn đường kép chủ động/bị động sẽ không bị lừa.

Bài báo cho rằng, Nhật Bản nói tên lửa ASM-3 mới phát triển là một loại tên lửa chống hạm, không bằng nói đó là một loại tên lửa chống bức xạ trang bị cho máy bay.

Tàu sân bay Liêu Ninh đã trang bị hệ thống radar khổng lồ, hơn nữa tàu sân bay nội địa tương lai của Trung Quốc cũng sẽ trang bị hệ thống này, tên lửa chống bức xạ ASM-3 Nhật Bản rất có thể lấy radar tàu sân bay Trung Quốc làm mục tiêu tấn công.
Tàu sân bay Trung Quốc bị bắn trúng (báo Nhật Bản tưởng tượng) Nhật Bản mơ ước sở hữu tên lửa siêu thanh

Tờ "Asahi Air" Nhật Bản cho rằng, ASM-3 là tên lửa chiến thuật đầu tiên trang bị động cơ phản lực tĩnh của Nhật Bản, loại động cơ này là sự lựa chọn tốt nhất của tên lửa chống hạm tầm trung và xa, thể tích nhỏ và có tốc độ siêu âm.

Tờ "Lực lượng vũ trang" thì chỉ ra, đối với Nhật Bản, thông qua nghiên cứu chế tạo ASM-3 nắm được công nghệ động cơ phản lực tĩnh chỉ là bước đi đầu tiên trong kế hoạch của họ. Sau khi hoàn thành toàn bộ việc nghiên cứu chế tạo động cơ phản lực tĩnh, đặt nền tảng cho nghiên cứu chế tạo động cơ phản lực tĩnh siêu âm (scamjet) tiên tiến hơn.
Máy bay chiến đấu tấn công đối đất đối hải F-3E Nhật Bản. Dựa vào động cơ phản lực tĩnh hiện có rất khó làm cho tốc độ của tên lửa vượt 4 Mach. Mà động cơ phản lực tĩnh siêu âm có thể làm cho luồng khí vào buồng đốt với tốc độ cao, đồng thời có thể kiểm soát nhiệt độ, làm cho tốc độ tên lửa tăng tới 5 Mach trở lên, từ đó tiến hành bay tốc độ siêu thanh.

Tổng hợp các tin tức từ truyền thông Nhật Bản, Nga cho thấy, nguyên phụ trách đội ngũ thử nghiệm phát triển bay của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản tiết lộ, Cơ quan nghiên cứu công nghệ của Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Công nghiệp nặng Mitsubishi đang nghiên cứu chế tạo tên lửa ASM-3.

Có tờ báo phân tích cho rằng, Nhật Bản tính sử dụng loại tên lửa này ứng phó radar tàu sân bay Trung Quốc, đồng thời đặt nền tảng cho phát triển tên lửa siêu thanh trong tương lai.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
‘Mũi lao’ Mỹ có chặn được ‘cá mập’ Trung Quốc ở biển Đông? (Kỳ 7)

(Soha.vn) - Tên lửa Harpoon do Mỹ sản xuất được giới quân sự đánh giá là một trong những vũ khí sẽ khiến cho các tàu khu trục phía Trung Quốc phải điêu đứng tại biển Đông.

‘Sát thủ’ đến từ nước Mỹ
Trong tiếng Anh, Harpoon nghĩa là “mũi lao” (để đánh cá). Nhằm phục vụ cho mưu đồ bánh trướng trên biển Đông, Trung Quốc đã đầu tư rất lớn cho lực lượng tàu chiến. Hạm đội tàu khu trục của nước này có thể ví như “những con cá mập khổng lồ” trên biển Đông, hung hăng như muốn ‘nuốt chửng’ các quốc gia cản đường của họ. Thế nhưng, Bắc Kinh muốn đạt được mục đích đâu dễ dàng như vậy. Cùng với tên lửa Klub-S và Exocet, tên lửa Harpoon trang bị trên tàu ngầm lớp Scorpène của Hải quân Malaysia và lớp Type 209/1300 của Hải quân Indonesia được giới quân sự đánh giá là một trong những vũ khí sẽ khiến cho các tàu khu trục phía Trung Quốc phải điêu đứng tại biển Đông.

Phiên bản tên lửa Harpoon UGM-84 được Mỹ bán cho một số đồng minh ở Đông Nam Á​

Harpoon là sản phẩm do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng McDonell (Mỹ) nghiên cứu và phát triển từ những năm 70 của thế kỷ XX nhằm trang bị một loại tên lửa dẫn đường chính xác có thể tiêu diệt nhanh gọn các tàu khu trục cỡ trung và cỡ lớn.
Ngoài ra, Harpoon còn là giải pháp thay thế cho các biến thể Tomahawk đối hạm, bởi Tomahawk chỉ bay với tốc độ cận âm và với công nghệ cũ nên khó qua mặt được các hệ thống radar. Harpoon được trang bị công nghệ Sea-skiming bay sát bề mặt, đặc biệt là mặt biển nhằm đánh lừa và qua mặt các hệ thống radar đánh chặn và phòng thủ tầm gần.

Hợp đồng tác chiến với các biến thể khác nhau của Harpoon
Tên lửa dẫn đường thông minh Harpoon có đến 4 phiên bản gồm:
- Không đối đất (AGM-84): được trang bị cho các máy bay tiêm kích và máy bay tấn công mặt đất. Tuy nhiên, biến thể này không được trang bị động cơ phản lực Tubor Boost (TB) để nâng công suất hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
- Hạm đối hạm (RGM-84): được trang bị cho các tàu khu trục và các tàu tên lửa tấn công để tiêu diệt các tàu nổi của đối phương. Biến thể RGM-84 được trang bị động cơ phản lực công nghệ TB để có thể tăng tốc đột ngộ, tấn công và vô hiệu hóa các hệ thống đánh chặn và phòng thủ tầm gần CIWS hiện nay.
- Đối hạm phóng từ tàu ngầm (UGM-84): được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân và phi hạt nhân. Các phiên bản UGM-84 gồm L, E và K nhằm xuất khẩu cho các đồng minh chiến lược theo các khu vực Châu Âu, Trung Á và Châu Á - Thái Bình Dương.

Sắp tới, Hải quân Indonesia sẽ sở hữu biến thể mạnh nhất của Harpoon là UGM-84 CATM SLAM với khả năng hoạt động linh hoạt​

Hiện nay, trong số các nước Đông Nam Á trang bị tên lửa Harpoon, chỉ 2 quốc gia sử dụng biến thể phóng từ tàu ngầm UGM-84. Trong đó, Malaysia trang bị Harpoon cho các tàu ngầm lớp Scorpène và Indonesia trang bị cho lớp tàu Type 209/1300. Sắp tới đây tàu lớp Type 209/1400/1500 Chang Bogo của Hải quân Indonesia cũng sẽ được trang bị tên lửa Harpoon.
- Cuối cùng là phiên bản đối hạm phòng thủ bờ biển cho các lực lượng phòng thủ bờ biển.
Trọng lượng nhẹ nhưng sức tấn công ‘khủng’
Mục tiêu chính của Harpoon UGM-84 là tiêu diệt các hạm đội tàu nổi của đối phương với đầu đạn nổ thông thường nặng 400kg hoặc đầu đạn hạt nhân 300 kiloton.
Các biến thể Harpoon UGM-84 được trang bị những công nghệ mới nhất của phía Mỹ cho các đồng minh nhằm kiểm soát các khu vực biển một cách triệt để nhất.
Biến thể UGM-84 được phát triển dưới dạng hoạt động theo các module, tương tự như các phiên bản tên lửa đối hạm của phía Nga. UGM-84 có thể tấn công các mục tiêu một cách độc lập và chính xác nhất mà không cần tín hiệu dẫn đường của các tàu mẹ. UGM-84 được trang bị công nghệ dẫn thường thông minh qua hệ thống định vị toàn cấu GPS và hệ thống IFF (Indentify Friend or Foe) phân biệt bạn-thù để tấn công mục tiêu một cách chính xác nhất và giảm thiểu nguy cơ tấn công nhầm vào đồng minh trên chiến trường.

Thử nghiệm tên lửa Harpoon UGM-84 vào năm 1982
Thân của Harpoon được cấu thành chủ yếu từ hợp kim thép và vật liệu composite nhằm hạ thấp nhất trọng lượng của tên lửa và có thể tăng tốc một cách nhanh nhất, các tên lửa UGM-84 trong giai đoạn cuối tăng tốc từ vận tốc cận âm Mach 0.8 đến Mach 2.7 chỉ trong thời gian cực kỳ ngắn, chỉ 2.1 giây, nhờ công nghệ sản xuất động cơ phản lực mới nhất do phía Northrop phát triển mang tên Turbo Boost Engine. Thiết kế khí động học giúp UGM-84 giảm thiểu được tối đa lực cản của không khí và đạt được tốc độ lớn hơn trong quá trình bay đến mục tiêu.
Harpoon là loại tên lửa đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ khí động học và công nghệ vật liệu hợp kim thép composite. Nó được xem là một trong những loại tên lửa có trọng lượng nhẹ nhất từng được chế tạo. Song trọng lượng nhẹ không có nghĩa là các đối thủ có thể đánh giá thấp nó, trong các cuộc xung đột, Harpoon đã thể hiện được khả năng hoạt động tối ưu của mình.
Tỷ lệ trượt mục tiêu cực thấp
Trên thân của Harpoon còn có 2 cánh bằng nhằm cân bằng lực nâng trong quá trình bay và ổn định phương và hướng của tên lửa. Bên ngoài với những thiết kế đặc biệt ứng dụng những công nghệ mới nhất, thì bên trong Harpoon là cả một hệ thống tinh vi hiện đại.

Liêu Ninh sẽ chỉ còn là đống sắt vụ nếu đối mặt với UGM-84 (Trong ảnh: USS Guam bị đưa ra làm mục tiêu thử nghiệm cho Harpoon UGM-84)​

Harpoon có 3 cơ cấu dẫn đường chính là thông qua tàu mẹ, thông qua hệ thống định vị vệ tinh với các tọa độ được cung cấp từ trước và hệ thống tự dẫn thông qua cơ chế dẫn đường quán tính. Khi được phóng đi, tỷ lệ bắn trượt mục tiêu của UGM-84 là cực thấp nhờ những công nghệ dẫn đường chủ động và bị động:
+ Công nghệ dẫn đường vệ tinh thông minh kết hợp cơ cấu dẫn đường quán tính, nạp sẵn các cơ cấu phóng gồm các thông tin về đối phương, từ tốc độ đến vị trí dựa trên tọa độ. UGM-84 sẽ được phóng đi từ tàu ngầm. Khi vừa thoát ra khỏi các hầm phóng cơ cấu thẳng đứng, nó di chuyển với vận tốc 200km/h và tạo một lực bật lên khỏi mặt biển tương tự các loại tên lửa hành trình xuyên lục địa (ICBM).
UGM-84 sẽ được dẫn đường thông qua các tín hiệu từ hệ thống GPS cung cấp. Trong trường hợp tàu đối phương thay đổi vận tốc quá nhanh và thay đổi tọa độ ban đầu, cơ cấu dẫn đường thông minh sẽ được kích hoạt nhằm tìm kiếm chủ động mục tiêu, đồng thời kết hợp với hệ thống IFF nhằm tấn công bất kỳ mục tiêu nào gần tọa độ nạp mà nó nhận được mà không cần phải hủy đi lệnh phóng.

Bài tập tấn công mục tiêu bằng UGM-84 tại cuộc tập trận hải quân quốc tế RIMPAC 2000
+ Công nghệ dẫn đường qua hệ thống radar chủ động: UGM-84 sau khi khởi động buồng đốt động cơ sẽ được hệ thống radar song song phi đối xứng loại sóng Doppler dẫn trực tiếp đến mục tiêu mà radar xác định được. Sau đó, trong giai đoạn cuối, tên lửa tăng tốc lên Mach 2.7, thay đổi độ cao và tấn công vào thân mục tiêu rất chính xác. Độ lệch tiêu chuẩn của Harpoon tương tự Klub-S, từ 3-4m.


‘Cá bay’ Exocet: 'Khắc tinh’ của tàu sân bay Trung Quốc ở biển Đông

(Soha.vn) - Cùng với Klub-S 3M-54E1 của Việt Nam và Harpoon UGM-84, “cá bay” Exocet SM39 của Malaysia được các nhà phân tích đánh giá là “tam hùng”, tạo nên thế chân kiềng có thể ngăn chặn hiệu quả các hoạt động gây hấn trên Biển Đông.


Tên lửa Exocet SM39 phóng đi từ tàu ngầm lớp Scorpene của Malaysia trong một cuộc tập trận.
“Cá bay” Exocet
Exocet là một loại tên lửa đối hạm sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn do Pháp nghiên cứu và phát triển. Exocet cũng là một trong những loại tên lửa có nhiều biến thể nhằm đáp ứng cho các phương tiện phóng khác nhau nhưng đều chung mục đích là diệt tàu nổi.

Exocet SM40 phiên bản mới nhất phóng từ tàu ngầm của Hải quân Malaysia.
Exocet có vẻ bề ngoài khá giống tên lửa Harpoon do những tương đồng về kỹ thuật thiết kế khí động học nhằm giảm tối đa lực cản của không khí. Tuy nhiên, Exocet không có cánh định hướng lớn, thay vào đó là những cánh định hướng không gian nhỏ nằm ở xung quanh thân để ổn định đường bay cho tên lửa.

Exocet một khi được phóng đi sẽ trở thành thảm họa với bất cứ kẻ địch nào. (Trong ảnh: Exocet đang tách động cơ TurboBoost và tiếp cận mục tiêu).
Được phát triển từ năm 1967 bởi Tập đoàn hàng không Nord và Tập đoàn công nghiệp Aerospatiale (Pháp), Exocet là một dự án khá tham vọng khi áp dụng hàng loạt các công nghệ mới nhất nhằm tạo ra một loại vũ khí mạnh hơn và hiệu quả hơn trên mặt trận hải quân.
Cái tên Exocet được mệnh danh là “Cá bay” bởi cao độ trong hành trình của thế hệ tên lửa Exocet đầu tiên cực kì thấp, chỉ 4m so với mặt nước biển.
Cho đến nay, dự án Exocet đã được giao lại cho Tập đoàn tên lửa quân sự & dân sự MBDA nghiên cứu và phát triển các phiên bản tiếp theo. Exocet hiện có đến 4 phiên bản và mới nhất là Block 2/3 MM40 được Hải quân Malaysia đặt mua từ năm 2011.
‘Khắc tinh’ của Liêu Ninh
Exocet có khả năng tiêu diệt một chiếc khu trục hạm cỡ trung và nhỏ chỉ trong vài giây. Tuy nhiên, với các đối thủ lớn hơn thì có lẽ sẽ cần đến 2 hoặc 3 quả Exocet. Theo ước tính, với trọng tải 55.000 tấn như của hàng không mẫu hạm “hổ giấy” Liêu Ninh của Trung Quốc thì chỉ cần đến 3 quả Exocet và 1 quả 3M-54E1 là có thể đánh đắm được con tàu này.

Với 3 quả Exocet SM39, Liêu Ninh sẽ lại trở thành một đống sắt vụn.
Exocet hiện nay rất được ưa chuộng nhờ hiệu quả cao hơn.Với độ sai lệch chỉ là 2-3m và khả năng tiêu diệt mục tiêu thành công lên đến 92%, Exocet đã trở thành loại tên lửa có hiệu suất tốt nhất từng được chế tạo và sử dụng.
Với cơ cấu dẫn đường song song tiên tiến hiện đại, trong giai đoạn bay đầu và giữa, Exocet sử dụng cơ cấu dẫn đường quán tính để bay đến tọa độ đã được định sẵn. Trong giai đoạn cuối, khi chuẩn bị tiếp cận muc tiêu ở khoảng cách 20km, Exocet bắt đầu tự động chuyển sang chế độ điều khiển trực tiếp bằng radar hoặc dẫn đường chủ động thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS:
+Hệ thống dẫn đường chủ động bằng radar sẽ cung cấp tiếp cho tên lửa các thông tin về mục tiêu bao gồm khoảng cách, độ cao của mực nước biển, độ lệch tiêu chuẩn và quan trọng nhất là độ cao của sóng để nó có thể tự động điều chỉnh cao độ bay mà không bị sóng biển cuốn đi mất. Hiện nay, thế hệ Exocet thứ 4 mới nhất còn vượt trội hơn cả Klub-S khi chỉ bay với cao độ so với bề mặt là 2m.
+Hệ thống dẫn đường chủ động thông qua GPS, trong trường hợp tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, hệ thống dẫn đường GPS sẽ được kích hoạt nhằm dẫn các tên lửa tấn công các mục tiêu chính xác nhất mà không bị trùng lặp. Hệ thống này sẽ tự động liên kết với hệ thống định vị GPS rồi đánh số lần lượt cho các tên lửa và sắp xếp chúng theo một quỹ đạo để tấn công các mục tiêu đã định sẵn, đồng thời phối hợp với hệ thống phân biệt bạn-thù IFF (Identify Friend or Foe) để không bị nhầm lẫn giữa địch và ta.

Block 2/3 MM40 phóng đi từ kinh hạm KD Hang Tuah
Cả 3 loại tên lửa Harpoon, Klub-S và Exocet đều được trang bị công nghệ Sea-skiming nhằm qua mặt các hệ thống radar đánh chặn và hệ thống phòng thủ tầm gần (CIWS). Exocet lợi dụng radar quét phương ngang pha chủ động trên các hệ thống CIWS và đánh chặn khi các radar này phát đi những luồng xung điện từ để thám sát bề mặt nhằm đánh hơi sự có mặt của các tên lửa đối hạm.
Với công nghệ Sea-skiming, chúng như lướt đi trên mặt biển để nhằm qua mặt được các luồng xung điện, bởi pha quét ngang nếu phát đi các xung điện quá sát bề mặt nước biển sẽ gây ra nhiễu động xung điện từ SRA và hiện tượng thay đổi quỹ đạo chuyển động của xung điện từ gây nhiên những tín hiệu nhiễu trên màn hình radar. Exocet thế hệ thứ 4 chỉ bay sát bề mặt có 2m, nghĩa là khi nó tiếp cận mục tiêu thì các radar mới phát hiện được ra nó nhưng lúc này đã quá muộn để đánh chặn.
Khi đó, Exocet sẽ lập tức kích hoạt chế độ áp sát tấn công và thay đổi quỹ đạo bay đã định sẵn. Lợi thế của nó là khiến cho các radar không kịp xác định được phương hướng để đánh chặn. Trong lúc các radar đang định vị được phương bay thì Merkava tăng tốc lên đến Mach 3 và thay đổi độ cao một cách bất ngờ trước khi va chạm với mục tiêu. Thời gian từ lúc radar phát hiện ra Exocet đến khi bị nó tấn công chỉ ngắn ngủi trong 13 giây. Đây là một khoảng thời gian quá ngắn để bất kỳ hệ thống radar đánh chặn nào có thể hạ được nó trước khi bị nó tấn công.

Các biến thể ống phóng cho các tàu khu trục và khinh hạm của Malaysia.
Để hỗ trợ phóng tên lửa Exocet, tàu chiến của Hải quân Malaysia còn được trang bị thêm công nghệ động cơ TurboBooster nhằm duy trì được tốc độ cao của Exocet trong giai đoạn bay cuối. Nhờ vậy, Exocet có thể bay xa đến 230km và tự động tìm kiếm mục tiêu thông qua đầu dẫn thông minh và liên tục gửi những phản hồi về hệ thống điều khiển nhằm xác định được mục tiêu trong trường hợp mục tiêu ẩn trốn nó.
Với những phiên bản tên lửa tối tân hiện đại như thế này, Hải quân Malaysia thừa sức chống chọi với bất kỳ kẻ thù nào. Trong trường hợp hợp đồng tác chiến giữa các phương tiện nổi và tàu ngầm, khả năng sống sót của bất kỳ kẻ xâm nhập nào vào vùng biển Malaysia là rất thấp, kể cả có to lớn như “hổ giấy” Liêu Ninh đi chăng nữa.

Tên lửa ‘siêu dị’ bất khả chiến bại trên biển Đông

(Soha.vn) - Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thì cho tới thời điểm này, chưa có một loại tên lửa đánh chặn nào hạ gục được loại tên lửa ‘siêu dị’ 3M-54E1. Quỹ đạo bay không xác định với sức hủy diệt kinh hoàng của nó có thể khiến tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc điêu đứng khi phải đối chọi với “hố đen” Kilo của Việt Nam.


3M-54E1 (Klub-S), một trong những nhân tố giúp Việt Nam xoay cục diện 'ván cờ biển Đông'.

Sát thủ diệt tàu sân bay
Kilo 636MV phiên bản xuất khẩu cho Việt Nam được trang bị những công nghệ tối tân và siêu hiện đại nhất do Cục thiết kế Rubin chế tạo. Tuy nhiên, điểm độc đáo của Kilo là ở hệ thống vũ khí. Kilo 636MV của Việt Nam được trang bị tới 3 biến thể tên lửa Klub-S phóng từ tàu ngầm và còn có khả năng được trang bị loại ngư lôi-tên lửa siêu khoang có vận tốc nhanh nhất và nguy hiểm nhất trên thế giới Shkval 2E phiên bản xuất khẩu.
Dòng tên lửa Klub trứ danh của Nga bao gồm 2 phiên bản chính là:
- Klub-N phóng từ các tàu nổi, hiện Việt Nam vẫn chưa có loại này. Trong thời gian tới hy vọng Klub-N sẽ hiện diện ở Việt Nam để ngăn ngừa mối nguy hại từ “gã khổng lồ” xấu tính.

Biến thể 3M-14E

- Klub-S là biển thể được chế tạo đặc biệt để phóng từ tàu ngầm. Klub-S với các biến thể chống ngầm được phóng bằng ống phóng 533mm sử dụng chung với các ngư lôi trên tàu. Đặc biệt phía Hải quân Việt Nam còn đặt hàng thêm loại tên lửa hạm đối đất 3M-14E có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trên bờ hoặc các bãi nổi trong khu vực Việt Nam kiểm soát, tầm hoạt động cực kì rộng lên đến 275km và biến thể này được phóng từ các ống phóng thẳng đứng (4 ống phóng trên các tàu Kilo của Việt Nam). 3M-14E được xem là cuộc cách mạng khi Việt Nam và Nga đi đầu trong việc sử dụng loại tên lửa tầm trung cực kì chính xác này trong công cuộc bảo vệ chủ quyền ở biển Đông.
Tên gọi chung của các biến thể dù là sử dụng trên tàu nổi (Klub-N) hay biến thể sử dụng trên tàu ngầm (Klub-S) là 3M-54 “Klub” (được NATO định danh là SS-N-27 “Sizzler”). Sizzler có nghĩa là kẻ tấn công nhanh lẹ với đường di chuyển thay đổi liên tục và không có một quỹ đạo xác định.
Cái tên Sizzler là do Klub có một quỹ đạo bay thay đổi liên tục và không theo bất kỳ chu kỳ nào, bên cạnh đó là công nghệ Sea-skiming với khả năng qua mặt được radar của các hệ thống phòng thủ. Sắp tới đây, Việt Nam sẽ được trang bị đến 3 biến thể của Klub-S bao gồm:
+ 3M-54E1 (hoặc 3M-54E): đây là biến thể được sử dụng ống phóng 533mm hoặc sử dụng ống phóng thẳng đứng để khai hỏa tên lửa. 3M-54E1 là nỗi kinh hoàng với bất kỳ tàu khu trục cỡ lớn hay cỡ trung nào, thế nhưng, đối thủ đích thực của nó chính là các hàng không mẫu hạm. Nó được thiết kế nhằm đánh chìm bất kỳ tàu khu trục trên 20.000 tấn hoặc hàng không mẫu hạm tải trọng lên đến 80.000 tấn của Hoa Kỳ. Thế nên, nếu sử dụng 3M-54E1 trong một cuộc xung đột mà phía Hải quân Trung Quốc phát động thì có lẽ Liêu Ninh sẽ chẳng khác nào một con mồi để Kilo Việt Nam triệt hạ một cách dễ dàng.
+3M-14E: biến thể đối đất được phóng bằng các ống phóng thẳng đứng trên Kilo. Nó có khả năng mang đầu đạn thường nặng 400kg hoặc đầu đạn hạt nhân 300 kiloton, nhưng Việt Nam không phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân mà chỉ sử dụng vũ khí cho mục đích phòng vệ. Với tốc độ bay rất nhanh lên đến Mach 4 ở giai đoạn bay cuối, 3M-14E được hy vọng sẽ là nhân tố chủ chốt trong việc răn đe Hải quân Trung Quốc tại biển Đông.
Các phiên bản 3M-14E được phát triển công nghệ dẫn đường mới nhất, kết hợp giữa ARGS-54E và GLONASS để tấn công bất kỳ mục tiêu trên đất liền hay đảo một cách vô cùng chính xác, với độ lệch tiêu chuẩn là 5–7 m.
3M-14E sẽ là nhân tố chính giúp cho Kilo 636MV áp đảo đối phương trong mọi môi trường tác chiến trên biển.

Sơ đồ hợp đông tác chiến tấn công bờ biển bằng 3M-14E của Kilo.


Khi kết hợp với Hải quân đánh bộ, 3M-14E sẽ chẳng khác nào các loạt pháo yểm trợ trước khi tấn công trên bộ, tuy nhiên, trên biển thì Kilo của Việt Nam có lợi hơn rất nhiều nhờ khả năng qua mặt bất kỳ hệ thống săn ngầm nào.
+ Cuối cùng là biến thể ngư lôi 91RE1, tầm hoạt động của nó lên đến 50km. Đây là một phiên bản ngư lôi-tên lửa kết hợp khá giống với hệ thống tên lửa ASROC/ SUBROC của Hoa Kỳ. Khi được phóng đi, nó sẽ bay với vận tốc siêu âm, đạt cực đại là Mach 2.5.
Cả 3 biến thể tên lửa trên đều sử dụng đầu dẫn thông mình ARGS-54E, đây là một hệ thống tích hợp bao gồm hệ thống tự dẫn thông minh, hệ thống tìm kiếm mục tiêu chủ động và hệ thống định hướng và cao độ bay.
Hệ thống ARGS-54E có thể tự xác định mục tiêu trong phạm vi 65km, ngoài ra nó còn có hệ thống phân biệt bạn-thù (Identify Friend or Foe) nhằm tránh tấn công nhầm tàu của các đồng minh. Tất cả các phiên bản đều được trang bị công nghệ định vị hướng bay và cao độ KTRV-Detal RVE-B mới nhất của Nga.

3M-54E1 được phóng đi trong bài thử nghiệm Kilo trên biển Barents.

Ngoài ra, 2 phiên bản đối đất và đối hạm của Klub-S còn được trang bị cả công nghệ dẫn đường kết hợp giữa hệ thống GLONASS và hệ thống dẫn đường quán tính cơ chế chủ động ở mọi vĩ độ, với độ lệch chuẩn của phương bay khi chuyển vị từ 2 bán cầu là không đáng kể.
'Dị nhân' của các loại tên lửa tấn công

Khả năng hủy diệt khủng khiếp của 3M-54E1 trong một bài thử nghiệm của Hải quân Nga...


3M-54E1 còn được xem như là sát thủ của bất kỳ tàu nổi nào trên thế giới. Thoạt đầu, trông 3M-54E1 có vẻ vô hại, bởi lúc mới được phóng đi từ Kilo, nó chỉ bay với vận tốc khiêm tốn cận âm Mach 0.8. Nhưng ở giai đoạn cuối khi tiếp cận mục tiêu, nó sẽ đột ngột tăng tốc lên đến Mach 2.9, cùng với đó là quỹ đạo bay zic zắc vô cùng khó xác định, sau đó đột ngột tăng cao độ bay lên đến 1.000m rồi tung đòn đánh cuối cùng vào đối thủ với sức công phá kinh hoàng của đầu đạn 400kg và vận tốc siêu âm. 3M-54E1 có thể khiến cho Liêu Ninh điêu đứng khi phải đối chọi với “hố đen” của Việt Nam.

...và 2 quả 3M-54E1 đã khiến một chiếc tàu khu trục cỡ lớn nổ tung.


3M-54E1 còn được xem như là sát thủ của bất kỳ tàu nổi nào trên thế giới. Thoạt đầu, trông 3M-54E1 có vẻ vô hại, bởi lúc mới được phóng đi từ Kilo, nó chỉ bay với vận tốc khiêm tốn cận âm Mach 0.8. Nhưng ở giai đoạn cuối khi tiếp cận mục tiêu, nó sẽ đột ngột tăng tốc lên đến Mach 2.9, cùng với đó là quỹ đạo bay zic zắc vô cùng khó xác định, sau đó đột ngột tăng cao độ bay lên đến 1.000m rồi tung đòn đánh cuối cùng vào đối thủ với sức công phá kinh hoàng của đầu đạn 400kg và vận tốc siêu âm. 3M-54E1 có thể khiến cho Liêu Ninh điêu đứng khi phải đối chọi với “hố đen” của Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thì cho tới thời điểm này, chưa có một loại tên lửa đánh chặn nào hạ gục được loại tên lửa “siêu dị” này của cục thiết kế Novator. Xác suất tiêu diệt được 3M-54E1 là vô cùng nhỏ: Kashtan CIWS chỉ có 21%, GoalKeeper RAM chỉ 15% còn Phalanx SEARAM CIWS chỉ có 19% mà thôi. Trong khi 3 hệ thống phỏng thủ tầm gần chỉ có khả năng đánh chặn vô cùng thấp như vậy thì chắc chắn cơ hội cho các hệ thống CIWS được dán mác “made in China” sẽ còn thấp hơn nữa. thậm chí là không hề có bất kỳ cơ hội nào.
Ngoài ra, các loại tên lửa trên các khu trục hạm của Trung Quốc hầu hết là đánh chặn máy bay tầm xa chứ không phải là tên lửa đối hạm tầm thấp nên tỷ lệ đánh chặn được 3M-54E1 là vô cùng nhỏ. Chỉ có một hệ thống đáng tin cậy nhất hiện nay có thể đánh chặn được 3M-54E1 là Aegis của Hoa Kỳ, tuy nhiên, đây là hệ thống đánh chặn ICBM nên nếu muốn chặn được Sizzler, Mỹ cần thêm vài năm nghiên cứu. Còn trong tình huống nếu phải đối đầu với Hải quân Trung Quốc, có thể khẳng định, 3M-54E1 sẽ trở thành công cụ hữu dụng cho Kilo 636MV của Hải quân Việt Nam trong việc bảo toàn trọn vẹn lãnh thổ của mình.
Hơn nữa, không phải vô cớ mà tàu Liêu Ninh Trung Quốc được gọi là “đống đổ nát và chắp vá”. Một số chuyên gia nhận định nó không thể tác chiến ở biển Đông. Vì thế, nếu Liêu Ninh tiến được vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì nó cũng sẽ chuốc lấy sự thảm bại mà thôi. Trọng tải của Liêu Ninh vào tầm hơn một chiếc khu trục cỡ lớn một chút và có lẽ chỉ cần “ăn” 2 quả 3M-54E1 thì nó sẽ chỉ là đống sắt vụn. Với trình độ của người Trung Quốc thì còn rất lâu họ mới đạt được tới trình độ của Nga hay Hoa Kỳ về hàng không mẫu hạm.
Không chỉ Liêu Ninh mà các loại tàu khu trục khác cũng phải lo sợ trước loại vũ khí được xem như là “dị nhân” của các dòng tên lửa đối hạm này.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ảnh 'nạn nhân' của tên lửa Exocet




DATVIET - Trong các cuộc xung đột quân sự trên thế giới trong những năm 1980, một trong những loại vũ khí được nhắc đến nhiều nhất là tên lửa đối hạm Exocet. Loại tên lửa đã lập nhiều công trạng trong cuộc chiến ở quần đảo Falklands giữa Anh và Argentina.

Exocet là tên lửa hành trình đối hạm do Pháp phát triển, loại tên lửa này được thiết kế để tấn công các loại tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung nhưng khi cần thiết hoàn toàn có thể sử dụng để oanh kích những chiến hạm lớn kể cả tàu sân bay.

Tên lửa Exocet phát triển thành nhiều biến thể phóng từ tàu chiến (MM - 38, MM - 40), phóng từ tàu ngầm (SM - 39) và phóng từ trên không (AM - 39). Hầu hết, các biến thể đều giống nhau trong phương thức dẫn đường (quán tính và radar chủ động), hình dáng tương tự nhau với bốn cánh ở giữa thân và bốn cánh định hướng ở đuôi, mang đầu đạn thuốc nổ phá mảnh nặng 165 kg. Tầm bắn các biến thể khác nhau.

Tên lửa hành trình đối hạm phóng từ trên không AM - 39 Exocet.

Ra đời từ những năm 1970, nhưng phải đến năm 1982 tên lửa Exocet mới được biết đến nhiều hơn trên thế giới khi đánh hư hỏng nhiều khu trục hạm hạng nặng của hải quân Anh trong cuộc chiến Falklands.

Sau đây là chùm ảnh những chiến hạm xấu số của hải quân Anh trong cuộc chiến Falklands:

Ngày 4/5/1982, máy bay chiến đấu của không quân Argentina Super Etendard bắn một quả tên lửa Exocet AM - 39 đánh trúng khu trục hạm hạng nặng HMS Sheffield (Hải quân Anh).


Tên lửa Exocet đánh trúng tàu nhưng đầu đạn không phát nổ. Tuy nhiên, lượng nhiên liệu động cơ tên lửa đã gây ra một số vụ cháy không thể kiểm soát được trên HMS Sheffied, thủy thủ đoàn buộc rời bỏ tàu. Sáu ngày sau vụ tấn công, con tàu mới chìm hẳn.


Ngày 12/6/1982, tên lửa đối hạm MM - 38 Exocet của quân đội Argentina được phóng đi từ đất liền đánh trúng khu trục hạm HMS Glamorgan (hải quân Anh) gây thiệt hại nặng nề cho con tàu, 13 thủy thủ thiệt mạng. HMS Glamorgan mất gần một năm sửa chữa những hư hỏng do đầu đạn 165 kg gây ra.


Ngày 25/5/1982, không quân Argentina bắn hai quả tên lửa AM - 39 Exocet vào tàu thương mại Atlantic Conveyor của Anh làm thiệt mạng 12 thủy thủ và gây hư hỏng nặng cho con tàu. Năm ngày sau vụ không kích, tàu Atlantic Conveyor chìm hẳn.


"Nỗi khiếp sợ" của chiến hạm Anh, máy bay tấn công Super Etendard do Pháp thiết kế và sản xuất chuyên thực hiện các nhiệm vụ chống hạm.


Sau cuộc chiến Falklands 1982, tên lửa Exocet tái xuất lần nữa và "nạn nhân" lần này là khu trục hạm Mỹ. Ngày 17/5/1987, cường kích cơ Mirage F1 của không quân Iraq bắn hai tên lửa AM - 39 trúng khu trục hạm USS Stark của hải quân Mỹ.

Thực tế, lúc đó tất cả hệ thống phòng không của USS Stark đang trong trạng thái "nghỉ ngơi" nên không phản ứng kịp và hậu quả là một phần thân tàu bị biến dạng, 37 thủy thủ thiệt mạng, 21 người khác bị thương.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Việc trang bị vũ khí cho tàu dân sự là 1 tội ác.
Iran chẳng dại đem tên lửa lắp lên tàu dân sự đang chở dân để làm con tin. Chơi thế có khác gì tạo cớ cho Mẽo nhảy vào.
Chắc cũng chỉ như mấy anh râu dài lắp 14ly5 trên Toyota Hilux thôi. :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Israel phá hủy "sát thủ diệt hạm" Yakhont của Syria?


(Kienthuc.net.vn) - Quân nổi dậy Syria cho biết đã có một cuộc tấn công từ lực lượng nước ngoài phá hủy kho tên lửa Yakhont vừa được Nga chuyển cho quân chính phủ.




Ông Qassem Saadeddine, người phát ngôn Quân đội Giải phóng Syria (FSA) tuyên bố, đã có một cuộc tấn công vào căn cứ Hải quân Syria tại Safira gần cảng Latakia lúc bình minh ngày 5/7/2013. Mạng lưới tình báo của lực lượng nổi dậy đã xác định những tên lửa Yakhont được Nga cung cấp cho Syria đang chứa ở đây.


"Các lực lượng nước ngoài đã phá hủy lô tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh tiên tiến P-800 Yakhont của Nga ở Syria vào tuần trước.Tuy nhiên, cuộc tấn công không phải do FSA thực hiện. Cuộc tấn công được thực hiện bằng tên lửa tầm xa được bắn đi từ tàu chiến ở Địa Trung Hải", ông Saadeddine nói.


Quân nổi dậy mô tả đã có những cụm khói lớn sau khi tên lửa đánh trúng, điều này khiến họ liên tưởng tới những sức mạnh quân sự như Israel.


Israel chưa thừa nhận cũng như từ chối trách nhiệm về vụ việc nay. Chính phủ Syria cũng chưa đưa ra bình luận gì về vụ việc ngoại trừ việc cơ quan truyền thông nhà nước đưa thông tin về một loạt các vụ nổ trong khu vực này.

Ấn vào đây hoặc ảnh để xem bản đầy đủ.
Theo nguồn tin tình báo trong khu vực, Israel đã tấn công Syria ít nhất 3 lần trong năm nay nhằm ngăn chặn việc chuyển giao các vũ khí hiện đại từ quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad tới các chiến binh Hezbollah ở Lebanon.


Theo các quan chức Israel, những vũ khí được chuyển giao bao gồm tên lửa tầm xa P-800 Yakhont có thể giúp Hezbollah tấn công Hải quân Israel cũng như các mỏ dầu trên biển của nước này.


Israel và Mỹ đã lên tiếng khiển trách việc Moscow gửi tên lửa tới Syria vào tháng 5/2013. Theo phía Israel, những tên lửa này có thể được gửi tới cho Hezbollah, tuy nhiên tổ chức này cho rằng họ không cần đến loại tên lửa P-800.


Khi được hỏi về vụ nổ ở Latakia, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon trả lời các nhà báo: "Nếu có một cuộc tấn công, một vụ nổ ở đâu đó hay bất kỳ sự kiện nào ở Trung Đông, chúng tôi thường bị buộc trách nhiệm nhiều nhất".


Một cựu quan chức Israel giấu tên cho biết, khu vực ở Latakia từng được dùng để cất giữ tên lửa Yakhont.

Năm 2007, chính phủ Syria đã ký thỏa thuận với Nga mua 2 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P. Hệ thống này dùng đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont do NPO Mashinostroyeniya (Nga) sản xuất, đạt tầm bắn xa từ 120-300km (tùy độ cao hành trình), tốc độ vượt âm thanh Mach 2,5. Đây được xem là một trong những tên lửa chống tàu nguy hiểm nhất thế giới.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa 'khủng' CJ-10 Trung Quốc trên biển Đông và cách hóa giải của Việt Nam

(Soha.vn) - Phải còn rất lâu nữa trình độ công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc mới đuổi kịp Nga, Mỹ nhưng với phương châm giá rẻ, số lượng nhiều để bù chất lượng, các vũ khí “made in China” trên biển Đông thực sự là một ẩn số cần hóa giải.

Với CJ-10, Trung Quốc hù dọa cả Mỹ
Tên lửa hành trình Chang Jian-10 (CJ-10) lần đầu công khai trong cuộc duyệt binh mừng Quốc khánh Trung Quốc năm 2009. Loại tên lửa đã thu hút nhiều sự chú ý của giới chuyên gia quốc tế. Nhưng kể từ đó tới nay, CJ-10 đã "mất tích" hoàn toàn.
Không chỉ thế, CJ-10 xuất hiện năm 2009 không được tiết lộ diện mạo thực sự. Vì khi đó, loại tên lửa này được "bọc" trong ống phóng đặt trên xe tự hành bánh lốp.

Xe chở tên lửa CJ-10 của Trung Quốc trong cuộc duyệt binh năm 2009

Thời gian gần đây, Trung Quốc lại công khai rộng rãi tính năng kỹ thuật của CJ-10, cũng như biến thể nâng cấp CJ-10A. Theo tuyên bố của giới truyền thông Trung Quốc đây là một quân bài chiến lược không chỉ ở biển Đông, biển Hoa Đông mà còn góp phần khẳng định sức mạnh của Trung Quốc trên cả Thái Bình Dương.
Trung Quốc tuyên bố rằng với CJ-10A, các tàu sân bay cỡ lớn, thậm chí các căn cứ Mỹ ở Guam, Hawai đều dễ dàng bị tiêu diệt.
Trong sách trắng quốc phòng năm 2012 của Trung Quốc mới công bố, lần đầu tiên nước này công bố khá chi tiết về lực lượng pháo binh số 2 (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc). Trong đó, lần đầu tiên tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10 được công bố.
Lữ đoàn tên lửa CJ-10 đầu tiên đặt ở Liễu Châu, phía Nam khu tự trị Quảng Tây, trong khi đó, lữ đoàn thứ 2 được xác nhận triển khai ở trung tâm phía Nam của tỉnh Hồ Nam. Theo các nguồn tin chưa được xác nhận thì lữ đoàn tên lửa CJ-10 thứ ba có vẻ như đã được triển khai ở khu vực Jianshui, phía Tây Nam tỉnh Vân Nam.

Bức ảnh được cho là cảnh bắn thử tên lửa CJ-10

Trong năm 2009, một báo cáo của Lầu Năm Góc nói rằng, Lực lượng pháo binh số 2 của Trung Quốc được trang bị khoảng 150 - 350 tên lửa CJ-10.
CJ-10 còn được gọi là Long Sword, hay Trường Kiếm là một loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất cũng như tấn công hạm tàu. CJ-10 được thiết kế tương tự như BGM-109 Tomahawk của Mỹ.
Sự phát triển của CJ-10 được cho là dựa trên nguyên mẫu và tài liệu kỹ thuật của tên lửa hành trình Kh-55 của Liên Xô trước đây do Ukraine nắm giữ. Các phương tiện truyền thông Nga cho rằng, Ukraine có thể có một vai trò lớn trong dự án phát triển tên lửa CJ-10 của Trung Quốc.
Ngoài công nghệ tên lửa hành trình Kh-55 của Liên Xô/Nga, Trung Quốc cũng đã thu được một số tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ từ Pakistan và Afghanistan, sau khi các tên lửa này bắn lỗi trong một đợt tấn công vào Al Qaeda năm 1998. Những kinh nghiệm từ các tên lửa này đã được Trung Quốc ứng dụng vào chương trình phát triển tên lửa CJ-10 của họ.
Tên lửa được thiết kế với 3 ống phóng đặt trên khung gầm xe tải WS-2400 8x8 bánh. Theo các thông số kỹ thuật được công bố, CJ-10 có tầm bắn khoảng 1.500 - 2.000km. Đặc biệt, tên lửa có khả năng đạt tốc độ vượt âm thanh, Mach 2,5. CJ-10 mang theo một đầu đạn nặng 500 kg và thậm chí cả đầu đạn hạt nhân, độ chính xác tiêu diệt mục tiêu nhỏ hơn 10 m. Một quả đạn tên lửa CJ-10 có khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ 7.000 - 10.000 tấn.
CJ-10 dựa vào các cảm biến tiên tiến để tìm, nhận dạng, xác định vị trí của mục tiêu.​

Tên lửa CJ-10 lắp trên máy bay ném bom H-6


Bức ảnh được cho là ống phóng tên lửa CJ-10 gắn trên khu trục hạm Type 052C

Biến thể tên lửa hành trình CJ-10A được phóng từ trên không, có tầm bắn xa từ 2.000 - 2.200 km, CJ-10A chỉ có tầm phóng 300 km. Các tên lửa thường được lắp ở các giá treo bên ngoài cánh của máy bay ném bom H-6K với cơ số 6 tên lửa.​
Ngoài ra, gần đây còn có hình ảnh xuất hiện biển thể CJ-10 phóng từ tàu ngầm hạt nhân Type 95 và khu trục tối tân Type 052D.
Nghi ngờ của các chuyên gia
Sau khi phát hiện sách trắng quốc phòng Trung Quốc đề cập tới tên lửa hành trình tầm xa CJ-10, Viện Nghiên cứu Project 2049 (tổ chức của Mỹ nghiên cứu về an ninh châu Á - Thái Bình Dương) đã có sự “quan tâm đặc biệt” tới vũ khí mới này.
Theo như các công bố thì CJ-10 thực sự là một mối nguy hiểm, nhưng cũng như nhiều loại vũ khí “made in China” được truyền thông Trung Quốc tung hô thì CJ-10 cũng có những hạn chế nhất định.
Trên truyền thông Trung Quốc, chuyên gia quân sự Yanyan Wang đã ca ngợi loại tên lửa này còn hơn cả Tomahawk của Mỹ.
Vị chuyên gia này cho rằng, CJ-10 đang được triển khai cho nhiệm vụ phòng thủ bờ biển và có đủ khả năng để đánh chìm tàu tuần dương hạm tên lửa của Mỹ ngay loạt đạn đầu tiên. Để minh chứng cho lập luận của mình, chuyên gia Wang đã đưa ra một số so sánh giữa CJ-10 và Tomahawk.
Theo đó, tên lửa Tomahawk có tốc độ hành trình cận âm nên rất dễ bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng không mặt đất. Trong chiến tranh Kosovo năm 1999, liên quân Anh - Mỹ đã phóng đi khoảng 1.000 tên lửa vào Nam Tư, trong đó, 328 tên lửa bị đánh chặn (khoảng 30%, theo thông tin từ trang mạng của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ thì số lượng tên lửa Tomahawk được sử dụng trong chiến tranh Kosovo chỉ có 218 tên lửa được phóng đi).
Trong khi đó, tên lửa CJ-10 có tốc độ siêu âm nên rất khó đánh chặn. Tuy nhiên, thông tin này có vẻ không hợp lý. Thông thường, các tên lửa hành trình tấn công mặt đất sử dụng động cơ tua bin phản lực nên rất khó đạt được tốc độ siêu âm. Ngoài ra nếu tốc độ siêu âm bay trong tầng khí quyển rất khó để bất kỳ loại tên lửa nào đạt tầm xa hàng ngàn km vì vấn đề lực cản không khí và nhiên liệu.
Hơn nữa, độ cao hành trình của tên lửa tương đối thấp nên nếu bay với tốc độ siêu âm, tên lửa sẽ không kịp thay đổi quỹ đạo bay khi gặp chướng ngại vật, nhất là các dãy núi cao.

Với tốc độ cận âm, Tomahawk mới có thể thay đổi quỹ đạo phù hợp với địa hình cũng như có tầm bắn lên đến hàng nghìn km

Chưa hết, vị chuyên gia này còn lập luận rằng, CJ-10 được trang bị hệ thống dẫn đường rất tinh vi, kết hợp giữa dẫn hướng quán tinh và định vị GPS nên có khả năng nhắm các mục tiêu đang di chuyển, trong khi đó, Tomahawk chỉ có thể tấn công các mục tiêu cố định.
Thông tin này tiếp tục không chính xác. BGM-109 Tomahawk là loại tên lửa hành trình có hệ thống dẫn đường phức tạp nhất thế giới hiện nay, kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, men theo địa TERCOM, tương quan cảnh trí kỹ thuật số DSMAC và GPS.
Trong khi đó, CJ-10 được trang bị hệ thống dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS thì việc bám theo các mục tiêu đang di chuyển như tàu chiến là một dấu hỏi lớn trừ khi nó được trang bị radar chủ động ở giai đoạn cuối.
Bên cạnh đó, bán kính lệch mục tiêu (CEP) của CJ-10 được quảng cáo là từ 10-50 m nhưng trên thực tế con số này có thể lớn hơn rất nhiều. Trong khi đó, bán kính lệch mục tiêu của Tomahawk chỉ từ 3-10 mét tùy vào điều kiện địa lý của mục tiêu.
Với bán kính lệch mục tiêu như vậy thì khả năng bám theo một tàu tuần dương tên lửa của Mỹ thực sự là một ẩn số. Mặt khác, Tomahawk đã có lịch sử hơn 22 năm tham chiến trong khi CJ-10 chỉ mới được phóng thử nghiệm. Sự ca tụng CJ-10 vượt trội Tomahawk cần phải xem lại.
Ẩn số ở biển Đông và cách giải của Việt Nam
CJ-10 được phát triển để làm lá bài đối phó với Mỹ. Do vậy trước hết, đối tượng và mục tiêu là hạm đội tàu sân bay cũng như các căn cứ Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên với động thái trang bị máy bay ném bom chiến lược H-6K có thể mang tên lửa CJ-10A, cũng như tuyên bố H-6K sẵn sàng tham chiến ở biển Đông của truyền thông Trung Quốc và hoạt động tập trận bắn đạn thật của H-6K ở biển Đông mà giới quân sự công bố, không loại trừ CJ-10A can dự vào biển Đông. Do đó, ta cần tìm cách hóa giải được ẩn số này.

Máy bay ném bom chiến lược H-6 và tên lửa CJ-10A của Trung Quốc


Máy bay ném bom chiến lược H-6K vừa được Trung Quốc đưa vào biên chế


Hình ảnh Trung Quốc công bố về việc 12 máy bay ném bom H-6 diễn tập ở biển Đông

Trước hết, cần tăng cường hoạt động dự báo, trinh sát phát hiện sớm để kịp thời triển khai các phương án đối phó. Khi dự báo được tình hình cũng như phát hiện sớm tình huống, có thể sử dụng lực lượng tiêm cường kích đánh chặn trên đường cơ động của các máy bay mang CJ-10A.
Các máy bay mang CJ-10 đều là các mang bay thiên về tầm bay xa và tải nặng nên sẽ gặp nhiều khó khăn trước sự linh hoạt của các máy bay Su-27, Su-30MK2, Su-30MK2V… mang tên lửa không đối không hiện đại R-27, R-73, R-77…
Chúng ta thấy hạn chế lớn của CJ-10A là khi bay tốc độ cao 2.500 km/h, CJ-10A chỉ có tầm phóng 300 km, do vậy, các máy bay này hoặc không thể bay quá nhanh hoặc cần thiết phải tiếp cận gần mục tiêu. Đây là điểm yếu mà chúng ta có thể khai thác.​

Su-30MK2 có trong biên chế Không quân Việt Nam với các tên lửa không đối không hiện đại R-27, R-73, R-77

Thứ hai là cần tăng cường hệ thống phòng thủ, nhất là hệ thống phòng không trên biển Đông. Có một hệ thống phòng không mạnh thì các tàu chiến cũng như căn cứ trên biển Đông có thể được bảo vệ. Hệ thống phòng không này không chỉ tiêu diệt được máy bay mà cần đánh chặn được các tên lửa hành trình.
Ngoài hệ thống phòng không thì việc bố trí các căn cứ, các tàu chiến cũng cần theo nguyên tắc hỏa lực tập trung hỏa khí phân tán. Khi đó, việc sử dụng tên lửa hành trình sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn, thậm chí là còn thấp hơn vũ khí cổ điển là bom thông thường. Vì các loại tên lửa thường dùng để tiêu diệt mục tiêu quan trọng, tập trung chứ không phát huy khi đánh phá trên diện rộng.

Hệ thống Palma trên tàu Gepard 3.9 Việt Nam bao gồm 2 pháo bắn siêu nhanh AO-18KD 6 nòng x30mm mỗi khẩu, loại pháo này có tốc độ bắn lên đến 6000-10.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 m, tạo nên một màn đạn dày đặc đủ sức tiêu diệt bất kỳ loại tên lửa hành trình nào. Ngoài ra, hệ thống còn được tích hợp 8 tên lửa siêu thanh dẫn bằng laser Sosna-R có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m




Hệ thống phòng không tầm trung SHTIL-1 theo các thông tin sẽ được trang bị cho tàu Gepard 3.9 mới của Việt Nam có tầm bắn 50 km, độ cao 15 km, số đạn 32, có thể chống tên lửa hành trình

Thực tế chiến tranh Việt Nam đã chứng minh rằng, vũ khí chỉ một yếu tố, quan trọng hơn là cách sử dụng vũ khí như thế nào. Bài học này, nước Mỹ hiện đại và hùng mạnh hơn nhiều so với Trung Quốc đã trải qua.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Biển Đông: Việt Nam có vũ khí khắc chế 'siêu diệt hạm' YJ-62 Trung Quốc

(Soha.vn) - Các tàu chiến Việt Nam đều được trang bị vũ khí uy lực của Nga, đủ sức đương đầu với ẩn số YJ-62 của Trung Quốc trên biển Đông.

Phải còn rất lâu nữa trình độ công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc mới đuổi kịp Nga, Mỹ nhưng với phương châm giá rẻ, số lượng nhiều để bù chất lượng các vũ khí “made in China” trên biển Đông thực sự là một ẩn số cần hóa giải.

YJ-62 và những thông số khủng theo công bố
Tên lửa YJ -62, phiên bản xuất khẩu là C-602, được xem là một đột phá về tên lửa đối hạm của Trung Quốc bởi đây là một sự khởi đầu quan trọng về độ chính xác và tầm bắn. Loại tên lửa này được giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2006. Thực chất đây là một tên lửa hành trình, được thiết kế lại để dùng cho vai trò tấn công mục tiêu trên biển. Thiết kế cơ bản của tên lửa rõ ràng là một bước tiến của Trung Quốc. Kể từ năm 2005 tên lửa C- 602 đã được tiếp thị trên thị trường xuất khẩu.

Biến thể xuất khẩu C-602 của tên lửa YJ-62

Tên lửa có thể tích hợp trên tàu chiến, máy bay hoặc các bệ phóng mặt đất. Tên lửa YJ-62 hiện nay đang được đưa vào trang bị cho các tàu khu trục lớp Lan Châu Type 052C của hải quân Trung Quốc, được hạ thuỷ đầu tiên vào năm 2004. Khi triển khai trên biển, hệ thống tên lửa sử dụng các bệ phóng 4 tên lửa được bố trí thành từng cặp.
Khi triển khai trên bờ một đơn vị chiến đấu gồm 4 xe bệ phóng, mỗi xe ba tên lửa, cùng với các xe chỉ huy và bảo đảm khác.

Tên lửa YJ-62 được phóng từ bệ phóng trên xe



Tên lửa YJ-62 được trang bị cho máy bay


Tên lửa YJ-62 được phóng từ tàu chiến

Tên lửa hành trình chống tàu cận âm YJ-62 nặng 1,24 tấn, dài 6,1m, đường kính thân 0,54m. YJ-62 được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 300kg, đầu đạn được trang bị ngòi nổ với 2 cơ chế là tiếp xúc nổ chậm sau khi xuyên qua vỏ tàu hoặc nòi nổ điều khiển từ xa.
Động cơ phóng nhiên liệu rắn trọng lượng khoảng 200kg sẽ phóng tên lửa YJ-62 từ ống phóng hình trụ, sau đó, động cơ hành trình dạng tua bin phản lực (với một cửa hút khí bố trí dưới thân tên lửa) khởi động để duy trì đường bay. Tốc độ tối đa đạt Mach 0,9; tầm bắn tối đa của tên lửa được giới thiệu là 400km, biến thể xuất khẩu tầm bắn 280km (các con số này chưa được kiểm chứng).
Tên lửa được trang bị radar chủ động với khả năng thay đổi tần số liên tục để giảm khả năng bị phát hiện và kháng nhiễu cao.
Radar có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ tàu khu trục ở cự ly 40km, khoá mục tiêu ở cự ly 30km, quét mục tiêu trong phạm vi ±40 độ.
Với radar này, YJ-62 được cho là có khả năng từ bỏ mục tiêu ban đầu để chuyển sang mục tiêu khác có giá trị hơn tương tự như khả năng của tên lửa Harpoon. Tuy nhiên, khả năng này không thực sự rõ ràng bởi tên lửa thiếu hệ thống liên kết dữ liệu hai chiều.
Tên lửa được thiết kế để bay hành trình ở độ cao 30 m trước khi hạ thấp xuống độ cao tấn công nằm trong khoảng từ 7 m đến 10 m, điều này sẽ gây khó khăn đáng kể cho hệ thống vũ khí đánh chặn của đối phương.

Quỹ đạo của tên lửa YJ-62

Tên lửa có thể tác chiến trong điều kiện biển động cấp 6 để chống các mục tiêu di chuyển với vận tốc 30 hải lý /giờ, tiết diện phản xạ rađa hiệu dụng 3.000 m2.
Tên lửa có cơ chế dẫn đường kết hợp giữa dẫn hướng quán tính giai đoạn đầu, ở giai đoạn giữa, tên lửa được dẫn hướng thông qua hệ thống định vị GPS cho biến thể xuất khẩu và GLONASS cho biến thể nội địa. Ở pha cuối, tên lửa sử dụng radar chủ động để khoá và tấn công mục tiêu.
Ngoài chức năng chống tàu, YJ-62 được “quảng cáo” có khả năng tiến công các mục tiêu trên đất liền với tầm bắn tương tự, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 30m. Ở chế độ này, tốc độ tên lửa giảm xuống còn Mach 0,6, tên lửa có khả năng hoạt động trong môi trường biển động cấp 6.
Tự nghiên cứu hay lại là một sản phẩm copy?
Mặc dù Trung Quốc luôn tự hào đây là một sản phẩm tự nghiên cứu và sản xuất nhưng các chuyên gia quân sự vẫn nghi ngờ đây lại là một sản phẩm copy.
Tên lửa hành trình chống hạm CASIC YJ-62/C-602 được đánh giá có sức mạnh tương đương với các tên lửa chống tàu RGM-109 Tomahawk/MRASM của Hải quân Mỹ.
Ngay sau khi tên lửa YJ-62 xuất hiện, đồn đoán về nghi án sao chép công nghệ bắt đầu lan rộng. Về ngoại hình, YJ-62 rất giống biến thể tấn công tàu mặt nước phóng từ tàu ngầm của tên lửa hành trình RGM-109 Tomahawk/MRASM.
Theo quan điểm thiết kế được phía Trung Quốc giới thiệu, YJ-62 được phát triển với mục đích tấn công các tàu vận tải và tấn công mặt đất. Điều này củng cố nghi nghờ việc Trung Quốc sao chép công nghệ từ tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, dù nước này chưa bao giờ lên tiếng thừa nhận.
Khả năng rất lớn là YJ-62 được copy từ những tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ từ Pakistan và Afghanistan, sau khi các tên lửa này bắn lỗi trong một đợt tấn công vào Al Qaeda năm 1998. Những kinh nghiệm từ các tên lửa này đã được Trung Quốc ứng dụng vào chương trình phát triển tên lửa YJ-62 của họ.
Không chỉ giống về hình thức bên ngoài, cách dẫn đường, tiến công mục tiêu của YJ-62 cũng tương tự như RGM-109 Tomahawk/MRASM, tất nhiên là ở trình độ thấp hơn nhiều.

Tên lửa YJ-62 được gọi là Tomahawk của Trung Quốc

Xét về khả năng, YJ-62 không phải là tên lửa chống hạm quá xuất sắc, song mục đích thiết kế của nó là tấn công các tàu vận tải và điều này làm cho tên lửa trở nên nguy hiểm bởi các phương tiện này không có khả năng tự phòng vệ.
Trên thực tế, vai trò của tên lửa YJ-62 cũng không thực sự rõ ràng. Đã có nhiều tranh cãi cho rằng YJ-62 là một tên lửa hành trình tấn công mặt đất chứ không phải là một tên lửa chống hạm. Tuy nhiên ngay cả khả năng tấn công mặt đất của YJ-62 chỉ là thứ yếu. Nhiều ý kiến cho rằng YJ-62 chỉ là nền tảng để phát triển một tên lửa hành trình tấn công mặt đất thực thụ.
YJ-62 đã được triển khai hoạt động trên tàu khu trục phòng không Type-052C thay thế cho YJ-82, với vai trò của YJ-62 là một tên lửa thiên về khả năng tấn công mặt đất.
Thua xa Yakhont của Việt Nam, nhưng là một ẩn số ở biển Đông
Rõ ràng so với tên lửa Yakhont của Việt Nam đang sở hữu thì YJ-62 không có cửa để so sánh. Yakhont với tốc độ cao, lên tới 750 m/s (2,6M, hơn 2.700 km/h), khả năng bay sát mặt biển (cách mặt biển 5-15 m) và công nghệ tàng hình (công nghệ Stealth) nên hầu như không một hệ thống phòng thủ hạm tàu nào có thể ngăn chặn được Yakhont. Phần chiến đấu 200 kg có thể tiêu diệt hầu hết các loại tàu chiến chỉ với một quả đạn.
Tên lửa Yakhont là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay, tầm bắn đến 300 km mà Trung Quốc luôn ước mơ được sở hữu nhưng bị Nga từ chối.

Tàu Lan Châu 170 thuộc Type 052C lớp Lữ Dương II tham gia tập trận ở biển Đông


Ống phóng tên lửa YJ-62 trên tàu Lan Châu 170

Các chuyên gia quân sự vẫn còn tranh luận về mục đích của YJ-82 là vũ khí đối đất, đối hạm hay chỉ là tiến công tàu vận tải cũng như các tính năng thật sự của nó liệu có "khủng" như công bố hay không. Tuy nhiên, việc Trung Quốc trang bị YJ-62 cho khu trục hạm phòng không Type 052C lớp Lữ Dương II là một động thái cần hết sức cảnh giác. Một tàu khu trục hạm kiểu này của Hạm đội Nam Hải là Lan Châu 170 đã từng tham gia tập trận trên biển Đông. Do đó, khả năng can dự vào các tình huống trên biển Đông là hết sức rõ ràng.
Trước vấn đề này thì vấn đề phòng chống tên lửa diệt hạm của đối phương là hết sức quan trọng. Nhưng tất nhiên không phải chờ đến khi Trung Quốc có YJ-62, Việt Nam mới đặt ra vấn đề này. Có hai phương án để đối phó với YJ-62:
Thứ nhất là tấn công các phương tiện mang. Các tàu chiến chủ lực của Việt Nam hiện nay gồm các tàu lớp Gepard 3.9, tàu lớp Molniya được trang bị tên lửa diệt hạm hiện đại Kh-35E có tầm bắn 130 km nếu bố trí và cơ động linh hoạt, sáng tạo, bất ngờ thì đều có thể thực hiện được việc này.

Tàu chiến lớp Molniya được trang bị 16 tên lửa đối hạm Kh-35E

Thứ hai là tăng cường khả năng phòng thủ chống tên lửa diệt hạm. Hiện nay, các tàu chiến Việt Nam đều có khả năng này.
Tàu Gepard 3.9 (tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ) cũng như các tàu Molniya đều là các tàu thiết kế đặc biệt để giảm bộc lộ điện từ và trang bị máy đẩy tuốc bin khí công suất lớn nên có khả năng cơ động rất linh hoạt.
Hệ thống phòng thủ tên lửa diệt hạm trên tàu Gepard bao gồm:
Hệ thống phòng không Palma trên tàu Gepard 3.9 Việt Nam bao gồm 2 pháo bắn siêu nhanh AO-18KD 6 nòng x30mm mỗi khẩu, loại pháo này có tốc độ bắn lên đến 6000-10.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 m, tạo nên một màn đạn dày đặc đủ sức tiêu diệt bất kỳ loại tên lửa hành trình nào. Ngoài ra, hệ thống còn được tích hợp 8 tên lửa siêu thanh dẫn bằng laser Sosna-R có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m.
Để phát hiện tên lửa đối phương, tàu được trang bị radar mảng pha 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không và trên biển Pozitiv-ME1 tầm trinh sát tối đa 150km trong điều kiện biển động cấp 3; có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1000m từ khoảng cách 110km; có thể phát hiện mục tiêu là tên lửa đối hạm có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay ở độ cao 15m từ khoảng cách 15km. Có thể bám cùng lúc 3-5 mục tiêu.
Bên cạnh đó là phương tiện tác chiến điện tử
bao gồm: hệ thống MP-407E ECM và hệ thống mồi bẫy PK-10 (4x10 ống phóng) làm vô hiệu hóa hệ thống tự dẫn và đánh lừa quỹ đạo tên lửa đối phương.​

Hệ thống phòng không Palma trên tàu Gepard 3.9 Việt Nam

Tàu Molniya cũng được trang bị:
Pháo tự động 76,2mm (AK-176M) được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên mặt nước (kể cả thủy lôi thả nổi trên mặt biển) và mục tiêu trên đất liền. Pháo có tầm bắn 15km, độ cao 11km, đạn dự trữ 152 viên với tốc độ bắn 120-130 phát/phút.
Hai pháo 6 nòng tự động 30mm (AK-630M) có tầm bắn 4-5km, đạn dự trữ 2000 viên và nhịp bắn 4000-5000 phát/phút.
Các khối phóng đạn nhiễu PK-10, khí tài gây nhiễu ngụy trang và nghi binh điện tử MP-407-E để vô hiệu hệ thống tự dẫn chủ động và kiểm soát hành trình của tên lửa chống hạm đối phương.
Tổ hợp khí tài trinh sát điện tử MP-405 cho phép phát hiện, nhận dạng tên lửa hành trình chống hạm

Hệ thống mồi bẫy PK-10

Như vậy các tàu chiến Việt Nam đều đã được trang bị vũ khí "xịn" của Nga đủ sức đương đầu với ẩn số YJ-62 của Trung Quốc trên biển Đông.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Lại trò nâng bi của thương lái , tiền đâu mà sắm . Ngồi xem mấy cục sắt của Tàu tên lửa đại Nga có chặn nổi không .
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Iran chẳng dại đem tên lửa lắp lên tàu dân sự đang chở dân để làm con tin. Chơi thế có khác gì tạo cớ cho Mẽo nhảy vào.
Chắc cũng chỉ như mấy anh râu dài lắp 14ly5 trên Toyota Hilux thôi. :))
Nhà mình mới quyết định trang bị vũ khí quân dụng cho kiểm ngư, em cũng thấy lo!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn Độ đòi Nga mua “sát thủ diệt hạm” BrahMos


(Kienthuc.net.vn) - Ấn Độ đã lên tiếng yêu cầu Nga phải mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos mới tiếp tục mua thêm tàu chiến do Nga đóng.




Theo trang tin Russian Military Industry News, Nga hy vọng có thể tiếp tục đóng cho Hải quân Ấn Độ 3-4 tàu hộ vệ tên lửa Project 11356 sau khi được nâng cấp thiết kế. Tuy nhiên , phía Ấn Độ đề xuất, Quân đội Nga cần phải mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos thì nước này mới tiếp tục mua tàu hệ vệ do Nga đóng.


Như các chuyên gia Hải quân Nga giải thích, hiện nay bất kỳ một hợp đồng xuất khẩu trang thiết bị quân sự nào đều phải kèm theo văn kiện trao đổi. Vì vậy, Ấn Độ đề xuất Nga mua tên lửa BrahMos trở thành văn kiện trao đổi. Điều đáng lưu lý là tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Ấn Độ và Nga cùng nghiên cứu chế tạo có thể được sử dụng để tấn công mục trên dưới nước, cũng có thể trở thành tên lửa hành trình tấn công mục tiêu trên mặt đất.

"Có qua có lại", Nga muốn bán thêm tàu chiến thì phải mua tên lửa Ấn Độ.​
Cho đến nay, Ấn Độ đã đặt mua 2 lô 6 tàu hộ vệ Project 11356 của Nga. Trong đó lô đầu tiên 3 tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu Klub-N do Nga chế tạo, còn 3 tàu sau được trang bị tên lửa BrahMos do Nga và Ấn Độ cùng nghiên cứu chế tạo.


Tại Triển lãm trang thiết bị hải quân quốc tế St Petersburg (IMDS 2013), Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosoboronexport Anatoli Isaikin cho biết, Nga đã chuẩn bị tốt việc tiếp tục đóng 3-4 tàu hộ vệ Project 11356 sau khi được nâng cấp cho Ấn Độ.


“Nếu Ấn Độ có hứng thú, Nga sẽ triển khai hiệu quả công tác tái đóng 3-4 tàu hộ vệ loại nâng cấp cho đối tác Ấn Độ”, ông Anatoli Isaikin nói.


Ông Anatoli Isaikin cho rằng, tàu hộ tống Project 11356 đã rất thành công trong thời gian 10 năm phục vụ Hải quân Ấn Độ. Nó đã tăng cường đáng kể sức mạnh tác chiến của Hải quân Ấn Độ, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đồng thời, Nga cũng đang tiếp tục phương án thiết kế nâng cấp tàu hộ vệ kiểu này.


Hải quân Nga cũng đã quyết định đóng 6 tàu hộ vệ Project 11356 nâng cấp cho Hạm đội biển Đen của Nga vào trước năm 2016. Các tàu này sẽ trang bị hệ thống tên lửa chống tàu Klub-NK. Lô 4 tàu hộ vệ đầu tiên đã được triển khai đóng trong thời gian 2010-2012, chiếc đầu tiên mang tên Đô đốc Grigorovich sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga vào năm 2014.


“Nga hiện đang đóng 6 tàu hộ vệ kiểu 11356 loại nâng cấp cho Hạm đội biển Đen Nga rất giống với tàu hệ vệ phục vụ trong hải quân Ấn Độ do Nga chế tạo. Hệ thống tên lửa BrahMos cũng rất lý tưởng đối với 6 tàu hộ vệ này của Nga, có thể trong quá trình đóng những tàu quân sự này sẽ tiến hành lắp đặt," ông Sivathanu Pillai, Giám đốc liên doanh Nga - Ấn Brahmos Aerospace nói.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top