[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cám ơn bác, như vậy là VN ko có rồi :|[/
Ngày nay, Không quân Nhân dân Việt Nam cũng sở hữu một số loại tên lửa chống radar. Trong đó, Kh-31P là loại hiện đại nhất mà chúng ta có hiện nay, trang bị trên tiêm kích đa năng Su-30MK2.

Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom, năm 2009 Việt Nam đã ký với Nga mua một số lượng nhỏ tên lửa chống radar Kh-31P cho Su-30MK2. Đây cụ
Sao mình chưa thấy ảnh của nó bao giờ nhĩ ?
 

fiat500

Xe hơi
Biển số
OF-26596
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
126
Động cơ
488,600 Mã lực
nhìn đã thấy mê rồi, vũ khí ngày nay quá hiện đại.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Chắc các cụ nhà mình ít đem khoe , tuy vậy em vẫn khoái dòng club hơn . Xa hơn , tốc độ khi bay sát mặt biển cũng rất nhanh . A e mít gặp club thì đúng như cừu gặp hổ rồi , khà khà .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Brazil lộ diện tên lửa hành trình tầm xa, tấn công chính xác

Thứ năm 02/05/2013 18:08
ANTĐ - Công ty Avibras của Brazil chuẩn bị thử nghiệm tên lửa hành trình tầm xa thế hệ mới phóng từ mặt đất, có tầm bắn 300km.

Đại diện của công ty này cho biết, đây là loại tên lửa hành trình tầm xa sử dụng động cơ phản lực. Loại tên lửa mang tên AV-TM 300 này là một trong những vũ khí tấn công chính xác tầm xa thuộc chương trình phát triển giành cho lục quân Brazil.
Tên lửa hành trình AV-TM 300 có bộ chiến đấu nặng 150kg, tầm bắn 300km, sử dụng động cơ phản lực thể tích nhỏ TJ1000. Đây là loại động cơ do công ty Avibras và công ty Polaris liên hợp chế tạo. Loại động cơ này có trọng lượng 70kg, đường kính 350mm, lực đẩy đạt 453,59 kg.

Dàn phóng rocket nhiều nòng có thể được chọn để thử nghiệm tên lửa AV-TM 300

Đại diện công ty Avibras cho biết, AV-TM 300 được phát triển dựa trên những công nghệ tiên tiến nhất của ngành chế tạo tên lửa, là một trong những tên lửa tấn công mặt đất chính xác nhất thế giới. Tuy phương án thiết kế động cơ phản lực thể tích nhỏ có giá thành hơi cao nhưng công nghệ tiên tiến này sẽ được ứng dụng trong rất nhiều loại vũ khí khác.
Tên lửa hành trình AV-TM 300 sử dụng phương thức dẫn đường phức hợp GPS/INS, những cải tiến tiếp theo có thể mang lại cho nó đường truyền số liệu 2 chiều, khả năng kiểm soát đầu tự dẫn và hành trình của tên lửa, giúp nó có khả năng điều chỉnh hành trình trên đường bay, nâng cao độc chính xác và khả năng cơ động, chống đánh chặn.

Mô hình triển lãm của tên lửa hành trình AV-TM 300

AV-TM 300 là loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất, được công ty Avibras nghiên cứu, phát triển phù hợp trên các dàn phóng rocket nhiều nòng loại tiêu chuẩn hoặc phóng đơn lẻ. Hiện nay, thiết kế kỹ thuật cơ bản của AV-TM 300 đã được thông qua, hiện chỉ còn chỉnh sửa một số chi tiết nhỏ trong thiết kế tổng thể.
Công ty Avibras dự kiến trong vòng 2 - 3 tháng nữa sẽ tiến hành thử nghiệm. Đợt phóng thử này sẽ được tiến hành bởi các dàn phóng cơ động trên xe, sử dụng một động cơ rocket nhiên liệu rắn làm động cơ trợ phóng còn động cơ phản lực TJ1000 là động cơ hành trình chính của nó.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa Trung Quốc có thể đánh chìm chiến hạm Mỹ?

Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố, tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc có khả năng đánh chìm tàu tuần dương của Mỹ ngay sau loạt bắn đầu tiên.

Trong sách trắng quốc phòng năm 2012 của Trung Quốc mới công bố, lần đầu tiên nước này công bố khá chi tiết về lực lượng nhị pháo (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc). Trong đó, lần đầu tiên tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10 được công bố.
CJ-10 còn được gọi là Long Sword, hay Trường Kiếm là một loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất GLCM theo kiểu như BGM-109 Tomahawh của Mỹ.
Sự phát triển của CJ-10 được cho là dựa trên nguyên mẫu và tài liệu kỹ thuật của tên lửa hành trình Kh-55 của Liên Xô trước đây do Ukraine nắm giữ.

Liệu CJ-10 có khả năng để đánh chìm tuần dương hạm tên lửa của Mỹ sau loạt bắn đầu tiên không?
Tên lửa được thiết kế với 3 ống phóng đặt trên khung gầm xe tải WS-2400 8x8 bánh. CJ-10 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009, sự phát triển của CJ-10 còn được biết đến với tên gọi DH-10 (thực ra thì DH-10 là một biến thể phóng từ tàu chiến của CJ-10).
Theo các thông số kỹ thuật được công bố CJ-10 có tầm bắn từ 2.000-2.400 km, có nguồn nói 3.000 km. Sau khi thông tin về CJ-10 được công bố trong sách trắng quốc phòng Trung Quốc 2012, chuyên gia quân sự Yanyan Wang đã ca ngợi loại tên lửa này còn hơn cả Tomahawk của Mỹ.
Vị chuyên gia này cho rằng, CJ-10 đang được triển khai cho nhiệm vụ phòng thủ bờ biển và có đủ khả năng để đánh chìm tàu tuần dương hạm tên lửa của Mỹ ngay loạt đạn đầu tiên. Để minh chứng cho lập luận của mình, chuyên gia Wang đã đưa ra một số so sánh giữa CJ-10 và Tomahawk.
Theo đó, tên lửa Tomahawk có tốc độ hành trình cận âm nên rất dễ bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng không mặt đất. Trong chiến tranh Kosovo năm 1999, liên quân Anh - Mỹ đã phóng đi khoảng 1.000 tên lửa vào Nam Tư trong đó 328 tên lửa bị đánh chặn (khoảng 30%, theo thông tin từ trang mạng của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ thì số lượng tên lửa Tomahawk được sử dụng trong chiến tranh Kosovo chỉ có 218 tên lửa được phóng đi).

Với những công nghệ được trang bị việc đánh giá CJ-10 trên cơ so với Tomahawk của chuyên gia quân sự Wang là một sự so sánh quá khập khiễng.
Trong khi đó, tên lửa CJ-10 có tốc độ siêu âm nên rất khó đánh chặn. Tuy nhiên, thông tin này có vẽ không hợp lý. Thông thường, các tên lửa hành trình tấn công mặt đất sử dụng động cơ tua bin phản lực nên rất khó đạt được tốc độ siêu âm.
Ngoài ra, độ cao hành trình của tên lửa tương đối thấp nên nếu bay với tốc độ siêu tên lửa gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi đường đi khi gặp chướng ngại vật là các dãy núi cao.
Chưa hết, vị chuyên gia này còn lập luận rằng, CJ-10 được trang bị hệ thống dẫn đường rất tinh vi kết hợp giữa dẫn hướng quán tinh và định vị GPS nên có khả năng nhắm các mục tiêu đang di chuyển trong khi đó Tomahawk chỉ có thể tấn công các mục tiêu cố định.
Thông tin này tiếp tục không chính xác. BGM-109 là loại tên lửa hành trình có hệ thống dẫn đường phức tạp nhất thế giới hiện nay kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, men theo địa TERCOM, tương quan cảnh trí kỹ thuật số DSMAC và GPS.
Trong khi đó, CJ-10 được trang bị hệ thống dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS thì việc bám theo các mục tiêu đang di chuyển như tàu chiến là một dấu hỏi lớn trừ khi nó được trang bị radar chủ động ở giai đoạn cuối.
Bên cạnh đó, bán kính lệch mục tiêu (CEP) của CJ-10 được quảng cáo là từ 20-50 mét trong khi thực tế con số này có thể lớn hơn rất nhiều. Trong khi đó, bán kính lệch mục tiêu của Tomahawk chỉ từ 3-10 mét tùy vào điều kiện địa lý của mục tiêu.
Với bán kính lệch mục tiêu như vậy thì khả năng bám theo một tàu tuần dương tên lửa của Mỹ thực sự là một ẩn số. Mặt khác, Tomahawk đã có lịch sử hơn 22 năm tham chiến trong khi CJ-10 chỉ mới được phóng thử nghiệm. Sự ca tụng vũ khí Trung Quốc của vị chuyên gia quân sự nói trên có thể coi như một biểu hiện của “tự hào dân tộc” nhưng nếu cho rằng CJ-10 vượt trội Tomahawk thì cần phải xem lại.


http://soha.vn/quan-su/ten-lua-trung-quoc-co-the-danh-chim-chien-ham-my-20130506173544869.htm
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Từ block 4 đang có trên các khu trục Type 45 và A Burke của Nato thì tomahawk cũng bắn được mục tiêu di chuyển , đầu dò mới , định vị và dẫn đường tốt hơn phiên bản năm 1991 ( block 1 ) nhiều , mỗi tội tốc độ của nó dễ làm mồi cho Tor .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Từ block 4 đang có trên các khu trục Type 45 và A Burke của Nato thì tomahawk cũng bắn được mục tiêu di chuyển , đầu dò mới , định vị và dẫn đường tốt hơn phiên bản năm 1991 ( block 1 ) nhiều , mỗi tội tốc độ của nó dễ làm mồi cho Tor .
Mục tiêu di chuyển bao nhiêu km/h bác ? tàu chiến hộ tống, khu trục thì chậm rồi TLAM lại cận âm nên dễ control. Còn đầu dò mới là đầu gì bác ? nó chỉ thêm chức năng TERCOM và datalink UAV nữa thôi, vẫn INS/GPS TLAM Block IV max range 2500km thì phải !
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Các tên lửa Block 4 cũng đang được nâng cấp để có thể bắn trúng các mục tiêu di chuyển. Điều này chủ yếu dành để biến Tomahawk thành một tên lửa chống tàu, mặc dù nó cũng có thể đánh trúng các mục tiêu chuyển động trên mặt đất. Đây cụ !
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Các tên lửa Block 4 cũng đang được nâng cấp để có thể bắn trúng các mục tiêu di chuyển. Điều này chủ yếu dành để biến Tomahawk thành một tên lửa chống tàu, mặc dù nó cũng có thể đánh trúng các mục tiêu chuyển động trên mặt đất. Đây cụ !
Từ đời TLAM Block II đã có bản TASM anti ship rồi bác. Còn BLock IV ko có chỗ nào nói đánh được mục tiêu di chuyển cả, mà mục tiêu thuộc dạng nào xe tank xe bọc thép hay giàn xe SAM, tên lửa hành trình ? TLAM để đánh mục tiêu cố định hoặc công sự to là chủ yếu chứ dùng 1 quả đánh 1 chiếc T55 là quá phí phạm. Giá của bạn tầm ngắn-trung thôi đã hơn 1 triệu usd 1 quả rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân Iran nhận tên lửa hành trình siêu hạng

Thứ hai 13/05/2013 08:46
ANTĐ - Ngày 12-5, giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ thuộc Bộ Quốc phòng Iran cho biết, hải quân nước này sẽ tiếp nhận các tên lửa hành trình mới có tầm bắn hơn 300 km.

“Các tên lửa mới này sẽ có “độ chính xác cao” và “những khả năng siêu hiện đại” khác, Chuẩn tướng Mehdi Farahi cho biết.
“Độ chính xác và tầm bắn của loại tên lửa mới này đã được tăng cường hơn, so với những tên lửa có tầm bắn 300km mà Hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã được biên chế”, ông Parahi nói.
Hồi cuối tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Ahmad Vahidi, đã cho biết bộ quốc phòng nước này có kế hoạch, công bố các tên lửa đạn đạo và hành trình mới, cùng với cùng với những thành tựu quân sự mới khác trong vòng 5 tháng tới.
Iran đã từng phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo đất đối hạm tầm trung ở Vịnh Persian, cùng với 3 tên lửa hạm đối hạm nội địa mới khác.




Hải quân Iran phóng thử tên lửa hành trình Tondar

Hồi giữa tháng 3, quân đội nước này đã phóng thử thành công các tên lửa Naze'at 10 và Fajr 5 trong một cuộc diễn tập quân sự. Fajr-5 là rốc-két tầm xa có tầm bắn tối đa là 75km, trong khi Naze'at 10 là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trong bán kính từ 100-300km.
Các quan chức và chỉ huy quân đội Iran đã nhiều lần nhấn mạnh rằng tất cả các vụ thử và huấn luyện của các lực lượng vũ trang Iran chỉ nhằm mục đích tự vệ.
Tháng 7 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi đã thông báo, đạt được tiến bộ trong việc phát triển và sản xuất một phiên bản nội địa của hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 của Nga.
Theo các quan chức quân sự Iran, hệ thống tên lửa này, được gọi là Bavar (Niềm tin) 373, có sức mạnh và hiện đại hơn tên lửa S-300 của Nga.


http://thearkenstone.blogspot.com/2011/05/tondar-69-tactical-ballistic-missile.html
http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Hai-quan-Iran-nhan-ten-lua-hanh-trinh-sieu-hang/498560.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ choáng váng trước “sát thủ tàu sân bay” đầu đạn 650kg của Iran
Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, Iran không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc.



Từ ngày 3-5/5 vừa qua, Israel đã liên tiếp tiến hành các cuộc không kích vào Syria để ngăn chặn các đoàn xe chở vũ khí cho lực lượng Hezbollah trên đất Lebanon. Thế nhưng, điều mà người Israel nhằm vào chính là kho tên lửa đạn đạo đất đối đất Conqueror-110 do Iran chế tạo.
Loại tên lửa đất đối đất tầm ngắn này được chế tạo trên cơ sở tên lửa Đông Phong-11 của Trung Quốc. Nó thuộc dạng tên lửa nhiên liệu rắn, có điều khiển, bắt đầu thử nghiệm năm 2002, hiện nay đã được Iran phát triển đến thế hệ thứ 4.


Tàu sân bay luôn là đối tượng tấn công của các loại tên lửa chống hạm khủng

Theo thông tin trên website của Tạp chí “Học giả ngoại giao” (The Diplomat) của Nhật Bản ngày 11/5, loại tên lửa đạn đạo chống hạm có uy lực cực lớn của Iran được đặt tên là Khalije Fars “Persian Gulf” cũng được chế tạo trên cơ sở của Conqueror-110. Theo các phương tiện truyền thông của Iran, loại tên lửa siêu âm đầu đạn 650kg này có khả năng đối phó với mọi phương tiện đánh chặn, có khả năng tấn công chính xác tuyệt vời.
Phiên bản cải tiến của loại tên lửa chống hạm này bắt đầu thử nghiệm đầu năm 2011, sau đó một thời gian ngắm Iran tuyên bố loại tên lửa này đã được sản xuất hàng loạt. Trong 1 vài lần phóng thử sau đó, quan chức quân sự Iran cho biết, khi tấn công các mục tiêu giả chiến hạm trên vịnh Ba Tư (Vịnh Persian), loại tên lửa này đã đạt hiệu suất chính xác tới 100%.
Trong 1 bản báo cáo của Viện nghiên cứu quốc phòng Anh năm 2011, từ rất lâu, Iran đã để tâm nghiên cứu các loại tên lửa chống hạm ưu việt. Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, họ không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1130x778.


Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Khalije Fars “Persian Gulf” của Iran

Tháng trước, Thứ trưởng Quốc phòng Iran Majid Bokaei tuyên bố: “Iran thiết kế và chế tạo loại tên lửa chống hạm khủng khiếp này trên cơ sở tên lửa đạn đạo đất đối đất. Sau khi phóng thử lần đầu tiên loại tên lửa này, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến các tàu chiến của hạm đội Mỹ rút lui khỏi Vịnh Persian”.
Ông cho biết thêm rằng tên lửa vừa được phóng thử là một phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo đất đối đất mà nước này đang sở hữu và được cho là một tên lửa “đạn đạo” chứ không phải là tên lửa “hành trình”.
Tuy có một số chuyên gia quân sự hoài nghi về khả năng tấn công các mục tiêu cơ động của loại tên lửa này nhưng rõ ràng tên lửa chống tàu sân bay Persian đã có rất nhiều cải tiến vượt bậc so với thế hệ tên lửa chống hạm ban đầu. Ví dụ như tầm bắn cao hơn, sử dụng nhiên liệu rắn (hiện trên thế giới rất ít nước chế tạo được tên lửa chống hạm nhiên liệu rắn, mà chủ yếu là tên lửa đạn đạo), đặc biệt là nâng cao độ chính xác cao trên hành trình bay và điều khiển quán tính ở đoạn giữa.


Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E1 của Nga

Tuy Iran không công bố mục tiêu nhằm vào của các loại tên lửa này nhưng rõ ràng loại tên lửa có đầu đạn nặng tới 650 kg này được chế tạo với mục đích chuyên trị những tàu sân bay khổng lồ của Mỹ, những tuần dương hạm hoặc tàu sân bay khoảng 4 vạn tấn còn quá “nhẹ ký” so với nó.
Quả thực, đầu đạn tên lửa Iran nặng gấp rưỡi trọng lượng đầu đạn của một số “sát thủ tàu sân bay” của một số nước khác như Hùng Phong-3 của Đài Loan (TQ), 3M-54E1 của Nga (đầu đạn 400 - 450kg). Với sức công phá này, những tàu sân bay khổng lồ lớp Nimizt có lượng giãn nước 90.000 tấn của Mỹ hoàn toàn có thể bị đánh đắm bởi chỉ 1 quả tên lửa.
“The Diplomat” cho biết thêm, để đối phó với những tình huống khẩn cấp, thời gian gần đây hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt hoạt động quân sự ở khu vực này, ví dụ như cuộc diễn tập rà quét lôi quốc tế trên vịnh Persian ở khu vực duyên hải Bahrain với sự tham gia của 41 quốc gia.


Tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong - 3 của Đài Loan (TQ)

Để đáp trả lại, Iran cũng đã tiến hành một loạt các hành động trả đũa như liên tiếp phóng thử tên lửa chống hạm, đưa vào biên chế hệ thống rà quét lôi tiên tiên nhất trên chiến hạm… Sau các động thái đó, Iran đã nhiều lần trấn an các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng, rằng sức mạnh quân sự của họ không nhằm đe dọa các nước khác mà chỉ để tự vệ trước sự uy hiếp của Mỹ.

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/My-choang-vang-truoc-sat-thu-tau-san-bay-dau-dan-650kg-cua-Iran/498625.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sát thủ diệt hạm “đáng sợ” nhất thế giới của Việt Nam

Thứ hai 11/02/2013 09:21
Đông Nam Á đang trở thành đích đến cho nhiều loại sát thủ diệt hạm thuộc loại hàng đầu thế giới hiện nay.
Trong bối cảnh tác chiến hải quân đang trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển quân sự của thế giới, khu vực Đông Nam Á cũng không phải là ngoại lệ. Những năm gần đây, các nước Đông Nam Á đầu tư rất mạnh cho lực lượng hải quân. Chính vì thế rất nhiều sát thủ diệt hạm đẳng cấp thế giới đã xuất hiện trong biên chế hải quân các nước trong khu vực.


P-800 Yakhont - sát thủ đẳng cấp nhất khu vực


Với tốc độ nhanh gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh (khoảng 2.750km/h) tầm bắn lên đến 300km, P-800 Yakhont là loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay.

Chương trình phát triển được khởi xướng từ năm 1983, tên lửa được giới thiệu vào năm 1999, ngay khi tên lửa chống tàu P-800 Yakhont xuất hiện nó đã làm “lu mờ” các loại tên lửa chống tàu khác trên thế giới bởi khả năng tác chiến mạnh mẽ của nó.

Tên lửa có chiều dài 8,9m, đường kính 0,7m, sải cánh khi xòe 1,7m, trọng lượng 3 tấn. Tên lửa được trang bị một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, động cơ này sẽ đưa tên lửa vượt qua tốc độ âm thanh và động cơ ramjet nhiên liệu lỏng sẽ được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh.

Xe mang phóng tên lửa P-800 Yankhont của Việt Nam.

P-800 Yakhont được trang bị đầu tự dẫn radar thụ động có thể phát hiện mục tiêu tới 50km. Tên lửa có 2 chế độ bay, ở chế độ bay thấp tầm bắn đạt 120km, ở chế độ bay hỗn hợp tầm bắn tới 300km. P-800 được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 250kg, bán kính lệch mục tiêu chỉ khoảng 5-10m.

Tên lửa được phóng từ các ống phóng thẳng đứng trên các tàu chiến hoặc từ bệ phóng di động trên đất liền, biến thể này được gọi là K-300P Bastion. Hệ thống này được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển.

Hải quân Việt Nam được Nga xuất khẩu hệ thống K-300P Bastion để trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển, đưa Việt Nam trở thành khách hàng đầu tiên của hệ thống tên lửa chống tàu đẳng cấp này.

Ngoài ra, Indonesia cũng được xuất khẩu biến thể trang bị trên tàu chiến lớp Van Speijk. P-800 Yakhont không chỉ là loại tên lửa chống tàu mạnh nhất Đông Nam Á mà còn cả khu vực châu Á.


RGM-84 Harpoon


Là loại tên lửa chống tàu chủ lực của khối NATO, RGM-84 Harpoon chắc chắn là loại tên lửa chống tàu không thể thiếu trong hải quân các nước có mối quan hệ thân thiết với Washington. Đây là loại tên lửa chống tàu chủ lực của Hải quân Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Điểm mạnh của loại tên lửa này là hệ thống điện tử tinh vi và quỹ đạo bay độc đáo để tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu cũng như khả năng sống sót cao trong môi trường tác chiến điện tử mạnh và các biện pháp đánh chặn.


Tên lửa hành trình chống tàu RGM-84.

Tên lửa dài 4,6m, đường kính 0,34m, trọng lượng chỉ 691kg, RGM-84 Harpoon là một loại tên lửa chống tàu tốc độ dưới vận tốc âm thanh được dẫn hướng kết hợp dẫn hướng quán tính và radar chủ động. Điểm độc đáo nữa của loại tên lửa này là được trang bị radar đo độ cao để bay lướt mặt biển tránh sự phát hiện bằng radar.

Tầm bắn của RGM-84 Harpoon khoảng 124km tùy biến thể, loại tên lửa này đã có thành tích tham chiến khá ấn tượng. Vào năm 1986, tên lửa Harpoon đã bắn chím ít nhất 2 tàu tuần tra của Libya trên vịnh Sidra, đây là loại tên lửa chống tàu được sản xuất nhiều nhất trong khối NATO với hơn 7.000 quả.


Kh-35 Uran E



Loại tên lửa này được NATO đặt tên là SS-N-25 Switchblade, tên lửa này còn được biết đến với biệt danh Harpoonski vì có có vẻ bên ngoài rất giống biến thể phóng từ trên không AGM-84 Harpoon của Mỹ. Kh-35 được thiết kế để đánh chìm các chiến hạm có tải trọng lên đến 5.000 tấn.

Tên lửa có thiết kế khí động học khá “mi nhon”, đây được coi là một bước đột phá trong thiết kế tên lửa chống tàu vốn rất “hầm hố” của Nga trước đây. Tên lửa được trang bị động cơ tăng cường nhiên liệu rắn để khởi động và sử dụng động cơ phản lực cánh quạt để đẩy tên lửa đi.


Tàu tên lửa Việt Nam phóng tên lửa Kh-35.

Kh-35 được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar thụ động cùng với một radar đo độ cao để tấn công mục tiêu, radar ARGS-35E của tên lửa có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 20km. Tên lửa có tầm bắn 130 km.

Biến thể xuất khẩu của nó là Kh-35 Uran E hiện là loại tên lửa chống tàu trên tàu chiến chủ lực của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam đã được Nga chuyển giao công nghệ để sản xuất loại tên lửa này trong nước.


MM-40 Exocet



Exocet là một trong những sát thủ săn hạm đáng gờm trên thế giới. Tên lửa có thiết kế khí động học khá nhỏ gọn với khả năng cơ động cao, nó được thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến từ nhỏ đến trung bình.

Tuy vậy, với chiến thuật bắn loạt số lượng lớn, loại tên lửa “mi nhon” này vẫn đủ sức đánh chìm cả những tuần dương hạm thậm chí là cả tàu sân bay. Tên lửa dài 4,7m, đường kính 0,34m, trọng lượng chỉ 670kg sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.

Tên lửa chống tàu MM40 Exocet.


Tên lửa được dẫn đường kết hợp dẫn đường quán tính và radar chủ động, điểm mạnh của loại tên lửa này là nó có khả năng bay rất thấp cách mặt biển chỉ từ 1-2m nên rất khó bị phát hiện bằng radar trên các tàu chiến.

Tên lửa Exocet có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay tầm bắn tối đa với biến thể đầu tiên là 72km, biến thể nâng cấp gần đây có tầm bắn tới 180km.

Tên tuổi của tên lửa chống tàu Exocet được thế giới biết đến khi Hải quân Argentina sử dụng biến thể phóng trên không đánh trúng tàu khu trục HMS Sheffied (Hải quân Anh) gây thiệt hại không thể khắc phục cho con tàu này vào năm 1982.

Exocet hiện nay là loại tên lửa chống tàu chủ lực của hải quân Hoàng gia Brunei, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Riêng Hải quân Hoàng gia Malaysia sử dụng biến thể phóng từ tàu ngầm trang bị cho tàu ngầm lớp Scorpene của nước này.


http://giaoduc.net.vn/Mobile/Sat-thu-diet-ham-dang-so-nhat-the-gioi-cua-Viet-Nam/276136.gd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không quân Hải quân và bài học cho Biển Đông

Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa...

Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa...
Theo một số nguồn tin quân sự nước ngoài, song song với việc nhanh chóng đưa 3 quân binh chủng là hải quân, phòng không - không quân và thông tin liên lạc tiến thẳng lên hiện đại, Việt Nam đã bắt đầu tính tới việc đặt nền móng xây dựng lực lượng không quân hải quân riêng.
Đây là một xu thế phù hợp với chiến lược phát triển lực lượng hải quân trên thế giới hiện nay, nhằm nâng cao tính chủ động trong chiến đấu và sức mạnh phòng thủ. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng cả triệu km2, nếu xây dựng được lực lượng không quân hải quân hiện đại, đủ mạnh sẽ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền tổ quốc.
Chiến thuật và nghệ thuật tác chiến hải quân
Chiến thuật bao gồm nghiên cứu, phát triển, huấn luyện và triển khai các hoạt động tác chiến: tiến công, phòng ngự, phản công, đánh chặn và tổ chức biên chế các đơn vị tham gia tác chiến.v..v.
Trong các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, chiến thuật đứng ở vị trí quan hệ phụ thuộc đối với nghệ thuật chiến dịch và chiến lược. Nghệ thuật chiến dịch xác định nhiệm vụ và hướng phát triển của chiến thuật, trên cơ sở năng lực tác chiến của các đơn vị hợp thành và các phân đội, tính chất và đặc thù các hoạt động tác chiến của các đơn vị.
Căn cứ vào thực tế yêu cầu nhiệm vụ, căn cứ vào sự phát triển của các hoạt động tác chiến cụ thể trên chiến trường, nghệ thuật tác chiến sẽ đề xuất những yêu cầu biên chế các phương tiện, bao gồm phát triển vũ khí hạt nhân, hoàn thiện và phát triển vũ khí trang bị công nghệ hiện đại, liên kết phối hợp giữa các lực lượng. Mối quan hệ giữa nghệ thuật chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trở lên đa phương, đa chiều và biến động không ngừng.
Nghệ thuật tác chiến bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí công nghệ hiện đại cho phép các chỉ huy trưởng đơn vị, mặt trận phát huy tính độc lập, sáng tạo và nhanh chóng hoàn thành được những mục tiêu được giao trong chiến đấu. Những thành công của hoạt động tác chiến chiến thuật trên thực tế là những kết quả đặt ra của yêu cầu chiến dịch.
Đồng thời, khi các bộ tư lệnh cấp chiến lược và chiến dịch ra những đòn tấn công quyết định (hạt nhân, vũ khí công nghệ cao) mang tính chiến lược hoặc chiến dịch vào nhưng mục tiêu quan trọng như các trung tâm quân sự, kinh tế hoặc các đòn tấn công vào các cụm tập trung binh lực quan trọng của đối phương nhằm giải quyết các nhiệm vụ mang tính chiến lược sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị binh chủng hợp thành, các phân đội binh chủng thực hiện tốt nhiệm vụ cấp chiến thuật.

Tên lửa chống hạm phóng từ tầu tuần duyên Slam .
Nhiệm vụ của chiến thuật là nghiên cứu những hoạt động có tính quy luật, tính chất và nội dung của một trận đánh, nghiên cứu phát triển phương pháp huấn luyện tác chiến và tác chiến, nghiên cứu xác định những giải pháp sử dụng vũ khí trang bị tấn công tiêu diệt, phòng ngự và bảo vệ; nghiên cứu những tính chất kỹ chiến thuật của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị binh chủng, các đơn vị có tổ chức biên chế phối hợp quân binh chủng, xác định rõ nhiệm vụ của các đơn vị và tổ chức đội hình tác chiến khi tiến hành các trận đánh và những phương pháp liên kết phối hợp giữa các đơn vị tham gia chiến đấu.
Nghiên cứu mục đích, vai trò của hỏa lực, phát triển những tư duy mới về điều hành tác chiếc các binh đoàn, các đơn vị hợp đồng chiến đấu, tính năng và khả năng tác chiến của các đơn vị quân binh chủng liên kết phối hợp, bảo đảm hậu phương chiến trường và bảo đảm hậu cần kỹ thuật; nghiên cứu binh lực và vũ khí trang bị và những phương pháp tiến hành tác chiến của đối phương.


Các lực lượng (Lục quân) (Không quân) (Hải quân), các đơn vị hợp thành, các binh chủng (hải quân trên tầu, hải quân đánh bộ, không quân hải quân) ; các đơn vị đặc nhiệm (thực hiện nhiệm vụ đặc biệt) những đơn vị hậu cần kỹ thuật (các đơn vị bảo đảm của hậu phương hoặc công binh, kỹ thuật quân binh chủng) giao thông vận tải đường bộ và đường sắt cũng có những chiến thuật riêng biệt, nghệ thuật tác chiến các đơn vị chuyên ngành đi sâu nghiên cứu những tính chất chiến thuật, năng lực chiến đấu của các đơn vị hợp thành, các đơn vị binh chủng và các chiến hạm, các phân đội của các binh chủng (hải quân đánh bộ, không quân hải quân), các lực lượng đặc nhiệm (đặc công thủy, lính thủy đánh bộ), khả năng sử dụng các lực lượng cụ thể trong tác chiến độc lập và tác chiến hợp đồng quân chủng, binh chủng.
Những quy luật chung và những quan điểm huấn luyện tác chiến và tác chiến của các binh đoàn hợp đồng tác chiến quân binh chủng, các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị binh chủng, các phân đội độc lập và các lực lượng đặc nhiệm hình thành những cơ sở lý luận cơ bản của chiến thuật. Nghiên cứu những điều kiện đa dạng, phức tạp của chiến trường, chiến thuật không đưa ra những chiến lệ có sẵn. Chiến thuật chỉ đưa ra những quan điểm và nguyên tắc quan trọng nhất, tuân thủ theo những nguyên tắc và quan điểm chiến thuật đó, người chỉ huy ra những quyết tâm chiến đấu độc lập, năng động và sáng tạo, căn cứ vào những điều kiện thực tế của chiến trường tại thời điểm xác định.

Tầu ngầm nguyên tử phóng tên lửa đạn đạo .
Những thay đổi trong chiến thuật thông thường liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của công nghiệp quốc phòng, những phát minh mới về vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh, sự phát triển của chung của xã hội và trạng thái tư tưởng chính trị tinh thần và tri thức của lực lượng vũ trang, sự phát triển của tư tưởng chiến lược và nghệ thuật chiến dịch, cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nói chung và các quân binh chủng nói riêng. Ảnh hưởng trực tiếp lên chiến thuật là con người và vũ khí trang bị.
Chiến thuật là thành phần năng động, liên tục thay đổi của nghệ thuật quân sự. Ảnh hưởng trực tiếp lên chiến thuật là tình hình phát triển và huấn luyện chiến đấu của đối phương (dự kiến), năng lực và phương thức tiến hành các hoạt động tác chiến của đối phương, vũ khí trang bị và những yếu tố quan trọng khác…. Những phương án tác chiến mới, được xây dựng trên cơ sở sử dụng vũ khí trang thiết bị hiện đại luôn luôn trong trạng thái đối kháng, mâu thuẫn với các phương thức tác chiến cũ hơn, mặc dù các phương thức tác chiến cũ đã không đáp ứng được yêu câu nhiệm vụ trong giai đoạn mơi, nhưng đã trở thành thói quen hoặc nếp suy nghĩ cũ, in sâu trong lý luận và thực tiễn chiến trường.
Chiến thuật không quân hải quân
Chiến thuật không quân hải quân, là một phần của chiến thuật lực lượng không quân, bao gồm lý luận và thực tế huấn luyện tác chiến của các đơn vị binh chủng hợp thành, các đơn vị không quân binh chủng, các phi đoàn, phi đội và máy bay tác chiến độc lập (trực thăng chiến đấu) Chiến thuật không quân hình thành và phát triển vào đầu thế kỷ 20, khi hình thành lực lượng không quân quân sự. Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, không quân thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, tiêm kích, cường kích ném bom, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của từng binh chủng không quân, nghệ thuật quân sự phát triển nghệ thuật tác chiến không quân.
Nghệ thuật quân sự không quân Xô Viết hình thành và phát triển vào thời gian nội chiến chống bạch vệ và can thiệp nước ngoài. Những nguyên tắc sử dụng không quân được ghi lại trong điều lệnh chiến trướng năm 1919 và các văn kiện quân sự khác. Lực lượng máy bay cường kích đánh chặn của Xô Viết phát triển năm 1926, lực lượng ném bom chiến lượng hạng nặng 1933. Không quân Xô Viết đã phát chiến nghệ thuật tác chiến không quân và phương thức sử dụng lực lượng không quân cho tác chiến các không gian chiến trường khác nhau.
Đến thời điểm đầu tiên của của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã phát triển các phương án và kỹ thuật tác chiến độc lập và tác chiên không đoàn, tổ chức và triển khai các hoạt động phối hợp tác chiến, yểm trợ hỏa lực với Hải quân và Lục quân, đông thời tác chiến liên kết phối hợp các binh chủng của lực lượng không quân. Những lý luận và nghiên cứu thực tiễn cơ bản được thể hiện cụ thể trong điều lệnh tác chiến của binh chủng không quân tiêm kích (BUBA – 1940)

Sơ đồ tác chiến của phi đoàn máy bay IL2 tấn công đoàn congvoa quân sự của Đức trên vịnh Phần Lan.
Trong chiến tranh thế giới thứ II và cuộc chiến tranh vệ quốc, chiến thuật của không quân đã có sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Đã xây dựng hệ thống dẫn đường cho máy bay tiêm kích dến mục tiêu. Để điều hành tác chiến, không quân đã sử dụng rộng rãi các đài ra đa, sân bay dã chiễn và các trạm chỉ huy không quân gần chiến trường.
Nhiệm vụ cơ bản của không quân tiêm kích là các phi đội, phi đoàn tham gia không chiến. Một đơn vị chiến đấu nhỏ nhất cũng bao gồm 2 máy bay tiêm kích, tác chiến trong đội hình chiến đấu chung của phi đội, phi đoàn, tác chiến độc lập của một máy bay tiêm kích rất hiếm sử dụng. Sử dụng radar dẫn đường cho phép giảm thiểu rất nhiều số lượng máy bay tiêm kích bay trực chiến trên bầu trời, thay bằng phương pháp trực sẵn sàng chiến đấu trên sân bay.
Tác chiến với các máy bay đơn lẻ hoặc các phi đội nhỏ của đối phương trên địa bàn hoạt động của địch thông thường sử dụng phương pháp " đi săn tự do". Máy bay cường kích ném bom tấn công các mục tiêu trên biển, trên đất liền theo phương pháp bổ nhào với góc phóng là 25 - 30° hoặc theo phương pháp thả rơi tự do. Đội hình tác chiến cơ bản nhất là đội hình 2 máy bay 1 trước, một yểm trợ. Để tăng cường thời gian chế áp đối phương, lực lượng máy bay cường kích thường tấn công nhiều đợt các mục tiêu được giao.

Sơ đồ tấn công của phi đoàn máy bay cường kích đánh chăn tấn công mục tiêu trong đại chiến thế giới lần thứ 2.
Trong chiến thuật tấn công bằng bom và ngư lôi của binh chủng không quân hải quân, phương thức tác chiến được áp dụng là sử dụng các đòn tấn công tập trung của các trung đoàn và phi đoàn máy bay ném bom, ngư lôi vào các mục tiêu quan trọng (các trung tâm chỉ huy, căn cứ quân sự, các chiến hạm lớn như tuần dương hạm, khu trục hạm, trong điều kiện thời tiết rất xấu và ban đêm. Các đòn tấn công theo từng đợt liên tiếp của các phi đội ( 8 – 12 máy bay ném bom), theo dây chuyền và từng chiếc máy bay ném bom. Phương án ném bom mới là tấn công bổ nhào với góc rơi là 50 - 60° từ chiều cao 2.000 đến 3.000m.
Trong chiến thuật, phương pháp trinh sát không ảnh đóng vai trò quan trọng trên chiến trường. không ảnh do máy bay trinh sát các loại thực hiện, từ trinh sát tầm cao đến trinh sát của máy bay không người lái. Không ảnh giúp cho người chỉ huy tác chiến nắm được thực địa vào thời điểm chuẩn bị tiến công, các mục tiêu trong ảnh và các mục tiêu trên bản đồ tác chiến. Đồng thời, máy bay trinh sát được che chắn và bảo vệ bởi máy bay tiêm kích.
Nửa cuối thế kỷ 20, không quân nói chung và không quân Hải quân nói riêng được trang bị các máy bay phản lực, có tốc độ cao (máy bay siêu thanh) tầm bay cao hơn, xuất hiện nhiều loại vũ khí của không quân có sức công phá và hủy diệt lớn hơn nhiều lần. Sự thay đổi phương tiện chiến tranh và vũ khí trang bị đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức tác chiến không quân và phương thức tác chiến của binh chủng không quân Hải quân, các đơn vị trực thuộc binh chủng.
Máy bay chiến đấu mang các loại tên lửa và bom, ngư lôi có điều khiển khác nhau có khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền từ rất xa, không bay vào khu vực phòng không bảo vệ mục tiêu của đối phương. Trinh sát không quân cũng có những thay đổi to lớn nhờ công nghệ hiện đại, tốc độ bay rất cao và trần bay tới của máy bay cũng rất lớn. Máy bay được trang bị các thiết bị chụp ảnh ngày đêm, thiết bị radar dạng pha tìm kiếm mục tiêu rất mạnh và công suất lớn, sử dụng công nghệ tàng hình (strealth) máy bay trinh sát có thể đơn độc bay vào khu vực phòng không bảo vệ của mục tiêu.

Chiến thuật không quân hải quân bao gồm các nhóm chiến thuật nói chung gồm:
Tiêm kích hải quân, lực lượng các đơn vị máy bay tiêm kích có căn cứ bên bờ biển, trên hạm đội hoặc tiếm kích hải quân được hỗ trợ bằng lực lượng tiếp dầu trên không.
Cường kích chống hạm, lực lượng không quân đảm nhiệm những nhiệm vụ tấn công các hạm tầu của đối phương, sử dụng ngư lôi chống tầu ngầm và tầu nổi.
Cường kích đánh chặn: Các phi đoàn có nhiệm vụ tấn công các hạm đội, các đoàn congvoa quân sự trên biển, đảm nhiệm cả 2 nhiệm vụ chống tầu và không chiến. Được trang bị tên lửa chống tầu, tên lửa không đối không, bom điều khiển laser.
Cường kích tầm xa: Là những phi đội thực hiện các nhiệm vụ tấn công tầm xa, khí liên bang phát triển hệ thống tầu sân bay, lực lượng cường kích tầm xa có thể phối hợp với máy bay ném bom chiến lược thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực chiến trường xa căn cứ.

Trực thăng hải quân KA 28 .
Máy bay trinh sát đa nhiệm (hệ thống các máy bay trực thăng trên boong tầu) có nhiệm vụ trinh sát quản lý vùng biển, tìm kiếm săn ngầm, thả bom chìm, bố trí bãi thủy lôi, đổ bộ các hải đoàn lính đặc nhiệm, chống khủng bố, biệt kích và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.v..v. Lực lượng trực thăng chiến đấu trên boong tầu tuần duyên, tuần biển thường được bố trí rất nhiều nhiệm vụ đa dạng, phức tạp. Được yểm trợ hỏa lực của chính tầu chở nó.

Sơ đồ tác chiến của máy bay tiêm kích Mig 29.

Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng bom 01.

Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng bom 02.

Sơ đồ phi đội không quân tấn công chiến hạm bằng ngư lôi .
Về cơ bản, chiến thuật tác chiến của không quân hải quân cũng tương tự như chiến thuật của không quân tiêm kích và cường kích của lực lượng Không quân Liên bang, nhưng được bổ sung bằng những yếu tố đặc thù của không gian chiến trường. Nếu so với chiến trường mặt đất, chiến trường mặt biển có đặc thù phức tạp hơn về thời tiết, hướng gió, khí hậu và luồng hải lưu.
Không gian chiến trường rộng mở, khó có khả năng ẩn nấp trước hệ thống trinh sát đối phương. Đồng thời, bay trên biển gặp nhiều khó khăn do khi bay thấp tránh sự truy quét của radar và phương tiện quan sát đối phương, phi công gặp tâm lý khi bay sát mặt biển, trong quá trình tiếp cận mục tiêu với tốc độ cao, phi công phải đối phó với nhiều vũ khí phòng không đa dạng, có tốc độ tấn công rất cao, từ tên lửa phòng không tầm xa, tầm gần đến các loại hỏa lực như pháo phòng không đa nòng có tốc độ bắn rất cao, được điều khiển bằng radar và quang ảnh nhiệt.
Do đó, kỹ thuật bay biển và kỹ thuật tấn công ngấn tàu là kỹ thuật chiến đấu rất phức tạp, máy bay sẽ bay sát mặt biển với độ cao 50m so với mặt nước biển, tấn công bằng ngư lôi, tên lửa và bay thoát khỏi vùng bảo vệ của mục tiêu. Trong điều kiện công nghệ hiện đại, máy bay trên boong tầu phải là máy bay tàng hình sử dụng công nghệ (stealth) mới có khả năng thực hiện tác chiến ban đêm.
Không quân hải quân tác chiến trong điều kiện chiến trường hiện đại, để chống lại các phương tiện rà quét trinh sát và theo dõi mục tiêu, tránh được các máy bay tiêm kích của đối phương và tránh được hỏa lực phòng không cần đảm bảo làm được: Thứ nhất, đó là khả năng bay đêm; thứ hai, khả năng bay sát mực nước biển, thứ ba: Các đòn tấn công phải có tầm gần để tránh được khả năng cơ động tránh đòn và sử dụng tên lửa tầm gần, tên lửa cá nhân chống máy bay.


http://soha.vn/quan-su/khong-quan-hai-quan-va-bai-hoc-cho-bien-dong-20130515184111779.htm

Chiến thuật hải quân của Việt Nam trên Biển Đông
14.05.2013 21:34

Với lối đánh sở trường của Việt Nam thì những gì công nghệ không làm được, chiến thuật làm được, và những gì mà công nghệ làm được, thì chiến thuật không cần...





Chiến thuật hải quân – một thành phần cấu thành của nghệ thuật, bao gồm lý thuyết và thực tế huấn luyện tác chiến và thực hiện các hoạt động tác chiến trên biển của các đơn vị binh chủng hợp thành, các binh chủng, các phân đội của các binh chủng thuộc quân chủng hải quân. Chiến thuật hải quân được hình thành từ thời cổ đại, khi các chiến hạm còn sử dụng mái chèo và buồm, các trận chiến đấu thông thường diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối tốt, các đòn tấn công chủ yếu là giáp trận, đâm tàu, đổ bộ giáp chiến chiếm thuyền.

Sự phát triển của vũ khí nòng trơn (súng thần công) đã thay đổi hình thái chiến thuật hải quân, súng thần công trở thành vũ khí chủ lực trên chiến hạm, các trận đánh trên biển diễn ra với các tàu thuyền được trang bị pháo hạm, cơ động trên tuyền cơ động chiến đấu, tấn công và giáp chiến bằng hỏa lực pháo binh. Việc xuất hiện các pháo hạm có cỡ nòng lớn hơn ( 338 mm) đồng thời với kỹ thuật lái tàu đã xuất hiện chiến thuật tấn công cơ động hàng dọc, đột phá tuyền chiến đấu của đối phương và cận chiến bằng pháo hạm với các cuộc đổ bộ giáp chiến bằng thủy binh giữa thế kỷ 18.


Sự xuất hiện máy hơi nước đã làm thay đổi các chiến hạm, đến giữa thế kỷ 19. Lực lượng tác chiến chủ lực của hạm đội là các chiến hạm động cơ hơi nước và có bọc giáp chống đạn (Thiết giáp hạm) Chiến thuật hạm đội có thay đổi, có 3 bước tiến hành một trận chiến trên biển, trinh sát hạm đội đối phương bằng các tàu khu trục hạng nhẹ, triển khai đội hình chiến đấu các thiết giáp hạm và các tuần dương hạm bọc thép; tác chiến tấn công hay phòng ngự bằng hỏa lực của pháo hạm; phát triển tiến công tiêu diệt hạm đội đối phương bằng các khu trục hạm hạng nhẹ hoặc khu trục hạm hạng nhẹ thực hiện các đòn đánh chặn bảo vệ cho các thiết giáp hạm chủ lực rút lui trong trường hợp trận chiến không phát triển thuận lợi.


Các chiến thuật bao gồm có tiến công bằng hỏa lực mạnh, đột phá đội hình chiến hạm đối phương bằng hỏa lực tập trung, tấn công cạnh sườn, chia cắt và bao vây tiêu diệt. Để xuyên phá đội hình, tấn công kỳ hạm của liên đoàn chiến hạm đối phương, thông thường sử dụng một liên đội các tàu khu trục bọc giáp tốc độ cao. Song song cùng với chiến thuật pháo hạm, cũng xây dựng chiến thuật các khu trục hạm, các chiến thuật xây dựng tuyến phòng thủ thủy lôi và vật cản.


Sự phát triển của chiến thuật hải quân đặc biệt phát triển trong đại chiến thế giới lần thứ I, do có sự thay đổi sâu sắc trong tính chất của các trận đánh trên biển, do sự phát triển của khoa học công nghệ đã đưa vào biên chế hải quân những loại vũ khí trang bị mới, đó là ngư lôi, máy bay và tàu ngầm, số lượng các chiến hạm tăng vọt và từ đó, xuất hiện những khái niệm mới về chiến lược và chiến dịch hải quân.

Trong khói lửa của nội chiến chống bạch vệ và các lực lượng can thiệp nước ngoài đã hình thành chiến thuật Hải quân Xô Viết, đồng thời do đặc thù của chiến tranh, chiến thuật hải quân bao trùm thêm nghệ thuật tác chiến của các hạm đội hải quân đường sông và các biển hồ, nghệ thuật tác chiến trên sông lớn như sông Vonga, Amur, Dnhepr .. phối hợp với chiến thuật của lục quân. Hải quân tham gia các hoạt động chiến đấu như đổ bộ đường sông và đường biển, tác chiến vùng nước ven bờ và bảo vệ các căn cứ bờ biển, hải cảng quân, dân sự. Đến những năm 1920x – 1930x đã hoàn thành những lý luận và thực tiễn cơ bản cho nghệ thuật tác chiến của Hải quân Xô Viết.


Chiến tranh thế giới lần thứ II làm thay đổi hầu hết những lý luận cơ bản, quan niệm và khái niệm không gian chiến trường, đặc biệt, khái niệm tác chiến chiến thuật được chia ra thành 2 tư duy rõ rệt, tư duy phát triển chiến thuật theo hướng tác chiến Không - Hải của các nước phương Tây và tư duy tác chiến theo hướng Bộ- Không- Hải của các nước đang phát triển phù hợp với hệ tư tưởng phòng thủ đất nước. Trong các nước có nền công nghiệp hùng mạnh và có tư duy kinh tế hải dương như Nhật Bản hay Mỹ, vai trò quan trọng trong tác chiến hải dương là lực lượng không quân hải quân có trên tàu sân bay.

Hải quân các đế quốc biển đã phát triển hệ thống chiến thuật không hải, trong đó không quân hải quân đóng vai trò đòn tấn công chủ lực. Không quân Hải quân triển khai các trận đánh hải chiến, khi lực lượng chiến hạm của các hạm đội còn cách xa nhau hàng trăm hải lý, đồng thời lực lượng tàu ngầm luồn sâu đánh vào các chiến hạm quan trọng, hoặc cắt đường vận tải, phá đối hình chiến đấu của đối phương. Các lực lượng khu trục hạm hoặc tàu tuần biển phóng ngư lôi hạng nhẹ, tốc độ cao, dưới sự yểm trợ của không quân đánh phá đội hình địch.

Sự có mặt của các tàu tuần dương, tuần dương bọc thép, thông thường đi kèm với tiêu diệt lực lượng hải quân còn lại của đối phương, hoặc đánh phá các căn cứ ven bờ, yểm trợ hỏa lực đổ bộ đường biển. Áp dụng không quân và tàu ngầm phóng lôi cho phép mở không gian chiến trường rộng lớn, các đòn tấn công diễn ra đa chiều, từ trên không, trên biển, và dưới biển. Nội dung quan trọng bậc nhất trong chiến thuật hải chiến của đại chiến thế giới lần thứ 2, đó là tiến hành các chiến dịch tấn công bằng không quân hải quân, và những cuộc chiến đấu ngầm dưới nước.

Hai mặt trận đều có sự liên kết phối hợp các đơn vị trong quân chủng hải quân nhằm đạt mục tiêu tiêu diệt hải lực của đối phương.Nghệ thuật tác chiến hải quân của quân đội Xô Viết phát triển theo hướng độc lập tác chiến của các hạm đội có sự yểm trợ tích cực của không quân hải quân có căn cứ trên bộ, đồng thời tác chiến phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bộ binh. Mục tiêu quan trọng hàng đầu của các hạm đội, là các tuyến đường vận tải biển của đối phương. Do đó, chiến thuật hải quân Xô Viết tập trung vào những trận đánh cắt đường vận tải với những đòn tấn công tập trung của không quân Hải quân, tàu ngầm và các hải đoàn tàu tốc độ cao nhằm tiêu diệt các đoàn congvoa vận tải, chở quân hoặc đổ bộ đường thủy của đối phương.

Đặc biệt, hải quân Xô Viết phát triển mạnh chiến thuật sử dụng các hải đội tàu ngầm tập trung tiến công hạm đội hoặc các đoàn vận tải quân sự của đối phương, có sự phối kết hợp chặt chẽ của các lực lượng khác như không quân chiến thuật, không quân chiến lược và máy bay tiêm kích. Trong các trận đánh của đại chiến thế giới lần thứ II, lực lượng lính thủy đánh bộ Xô Viết đã phát triển mạnh kỹ thuật đổ bộ đường biển, kết hợp với những đòn tấn công hỏa lực của pháo hạm, đánh vu hồi, tạt sườn, chiếm bàn đạp ven bờ và thọc sâu vào hậu phương đối phương, kết hợp với các binh chủng của lục quân đánh bao vây tiêu diệt địch.

Sự phát triển của chiến thuật hải quân

Đại chiến thế giới thứ II kết thúc. Các đế quốc ven biển phát triển mạnh lực lượng Hải quân theo xu hướng viễn dương, sử dụng lực lượng không quân hải quân như những đòn đánh chủ lực để tiêu diệt lực lượng phòng thủ bờ biển của đối phương, tiêu diệt hạm tàu ngay trên quân cảng bằng những đòn đánh chiến lược. Trong cuộc đua trên và dưới biển, lực lượng tàu ngầm phát triển mạnh mẽ với tầm nhiệm vụ tác chiến ngày càng cao, từ những đòn đánh tiêu diệt hạm đội đến những đòn đánh vào sâu trong nội địa đối phương.

Sự phát triển của tàu ngầm hạt nhân, vũ khí hủy diệt lớn và công nghệ điện tử - viễn thông, điều khiển học khiến nghệ thuật tác chiến tiếp tục hoàn thiện và phát triển theo xu hướng tôn trọng hỏa lực. Công nghệ phương tiện mang- tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình mang các đầu đạn hủy diệt lớn, đầu đạn thông thường, đầu đạn có lượng nổ mạnh có tầm bằn lên đến hàng trăm, hành nghìn hải lý. Các tàu ngầm, chiến hạm nổi trở thành các căn cứ quân sự và các điểm hỏa lực tầm xa, các đòn tấn công được phát triển từ nhiều hướng vào một mục tiêu, các tàu có thể quản lý nhiều mục tiêu trong một trận đánh.



Sơ đồ bay của tên lửa chống tàu BGM109 Tomahawk.

Phương án tác chiến được chia thành 2 không gian chiến trường, chiến trường trên biển và chiến trường dưới đáy biển. Các giai đoạn của hải chiến bao gồm có 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1- Tấn công trên mặt biển và các căn cứ bờ biển bằng những đòn đánh tập trung của không quân, hỏa lực hải quân bao gồm tên lửa hành trình và pháo hạm tầm xa và săn ngầm và chống ngầm dưới đáy biển sâu.


Giai đoạn 2- Hỏa lực không – hải phát triển sâu vào các mục tiêu quan trọng trên đất liền, các khu trục hạm và chiến hạm cao tốc chế áp lực lượng phòng thủ vùng nước và phòng thủ bờ biển. Lực lượng tàu ngầm và các hải đội đánh ngầm phá hủy tuyến phòng thủ ngầm dưới biển ( thủy lôi, lưới chắn tàu, v.v…) tạo cửa mở cho lực lượng đổ bộ đường biển.


Giai đoạn 3- Không quân hải quân thực hiện nhiệm vụ khống chế bầu trời, quản lý các mục tiêu mặt đất, dập tắt các hỏa điểm đột ngột phát sinh, đánh chặn các tuyến vận tải và săn lùng các mục tiêu trên bộ và trên biển. Lực lượng lính thủy đánh bộ, hải quân triển khai đổ bộ đường biển, tấn công phá hủy các mục tiêu bờ biển.




Tác chiến phòng không của hải đội tàu ngầm.

Sự phát triển của các loại tên lửa, bom điều khiển, bom thông minh, máy bay chiến đấu không người lái làm tăng sức mạnh của các đòn đánh chiến thuật, từ việc phát triển các tàu mang tên lửa đã phát triển các hình thái chiến thuật; chiến thuật tàu ngầm mang tên lửa, chiến thuật tàu tuần biển, tuần duyên mang tên lửa, chiến thuật của các khu trục hạm tên lửa, chiến thuật của máy bay cường kích chống tàu, trực thăng tấn công chống hạm đi kèm với những chiến thuật truyền thống như tác chiến tiến công của các tàu phóng ngư lôi tàng hình, chiến thuật tấn công tàu ngầm, chiến thuật chống ngầm, chiến thuật quét mìn và mở cửa mở, chiến thuật tấn công chế áp đường không, ven biển với các lực lượng phòng không, lực lượng phòng thủ bờ biển, chiến thuật đổ bộ không – hải kết hợp.



Sơ đồ tấn công mục tiêu bằng tên lửa hành trình.

Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa có khả năng cơ động bí mật, dài ngày tại những vùng biển nằm ngoài khả năng chống ngầm của đối phương, tấn công bất ngờ bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hủy diệt lớn, tên lửa hành trình vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền với chiều sâu tấn công hàng nghìn km. Không quân hải quân mang tên lửa có thể tấn công từ nhiều hướng, nhiều mục tiêu cùng một lúc với các tên lửa chống hạm trên khoảng cách ngoài tầm phòng thủ của các loại vũ khí phòng không đối phương.

Các tàu tuần dương, khu trục hạm mang tên lửa có thể đánh chặn các lực lượng không quân chống tàu và tiêm kích ngay trên đường băng cất cánh của đối phương. Lực lượng tàu ngầm và lực lượng đặc nhiệm hải quân, với những trang bị hiện đại (tàu ngầm mini, robot ngư lôi) có khả năng tiếp cận tuyến phòng thủ ven biển của đối phương và phá hủy các khu vực phòng thủ biển, vô hiệu hóa các trận địa tên lửa bờ biển.




Tác chiến không đối hải.


'Cú ra đòn' sở trường Việt Nam

Phương thức chiến thuật "thống trị bầu trời” kết hợp với vũ khí trang bị hiện đại là đang trở thành mối nguy hiểm của các nước ven biển đang phát triển và có nền công nghiệp quốc phòng hạn chế. Các cuộc chiến tranh vùng Vịnh đã minh chứng cho khả năng tác chiến của các cường quốc biển và sự nguy hiểm của công nghệ chiến tranh hiện đại. Nhưng nếu "những gì công nghệ không làm được, thì chiến thuật làm được; những gì mà công nghệ làm được, thì chiến thuật không cần". Trong mọi điều kiện chiến trường, công nghệ luôn song hành cùng chiến thuật để hoàn thành nhiệm vụ.




Sơ đồ hoạt động tàu khu trục Maddox ở Việt Nam

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, với một đất nước không có nền công nghiệp quốc phòng, lực lượng hải quân còn rất mỏng, Quân đội Mỹ đã điều động một lực lượng hải quân hùng mạnh, bao gồm cả tàu sân bay, tuần dương, khu trục, phong tỏa toàn bộ khu vực bờ biển Việt Nam và không phận Việt Nam, hỏa lực pháo binh của Hải quân Mỹ tấn công toàn bộ khu vực bờ biển, hỏa lực không quân có mặt 24/24 khống chế bầu trời Việt Nam.

Nhưng Hải quân Mỹ cũng phải chịu những đòn đánh của một lực lượng hải quân nhỏ bé và cũng phải chịu những tổn thất bất ngờ. Thực hiện ý đồ tấn công Miền Bắc để giải tỏa áp lực Ngoài khơi vịnh Bắc bộ, tàu khu trục Maddox tiếp tục tiến về phía bắc, xâm phạm hải phận của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và gây ra một số vụ khiêu khích đối với thuyền đánh cá của ngư dân miền Bắc.



Đặc biệt đêm 31-7 rạng sáng 1-8-1964, tàu khu trục Maddox đã xâm phạm vùng biển Quảng Bình, sau đó tiến lên phía bắc, điều tra các mạng lưới phòng thủ của Việt Nam ở khu vực đèo Ngang, Hòn Mát, Hòn Mê, Lạch Trường. Phân đội 3 gồm ba xuồng phóng lôi 333, 336, 339 nhận nhiệm vụ đánh chặn. Ngày 2-8, 3 xuồng phóng lôi của Hải quân Việt Nam tiếp cận và tấn công. Tàu khu trục Maddox sử dụng hỏa lực mạnh đánh chặn, tàu 333 nghi binh cho xuồng 336 và 339 tấn công. Mỹ sử dụng 5 máy bay hải quân tham chiến, hỏa lực của tàu khu trục làm 2 xuồng 336 và 339 bị tổn thương. Xuồng phóng lôi 333 quay trở lại, dù bị trúng đạn pháo nhưng vẫn tận dụng tốc độ cao và áp sát khu trục hạm Maddox, bị trúng 1 quả ngư lôi của xuống 333. tàu Maddox rút khỏi vịnh Bắc bộ.




Sơ đồ hải chiến với tàu Maddox.

Trận hải chiến thứ 2 diễn ra ven bờ biển Đồng Hới, ngày 19/4/1972 giữa không quân và hải quân Việt Nam và hạm đội 7 Mỹ.


Lực lượng tham chiến phía Hải quân nhân dân Việt Nam gồm: 3 tàu phóng lôi; 2 Mig-17F Fresco-C . Về phía Hạm đội 7 có sự tham gia của: 1 Tuần dương hạm (tuần dương tên lửa USS Oklahoma City-CLG5); 2 khu trục hạm (khu trục USS Lloyd Thomas, USS Higbee);1 hộ tống hạm(hộ tống hạm tên lửa USS Sterett-DGL-31).


Sơ đồ hải chiến đánh liên đội tàu hạm đội 7 Mỹ.

Hai phi công Việt nam là Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy, được sự yểm trợ của các xuống phóng lôi nghi binh, xuất kích từ sân bay dã chiến, đã sử dụng phương thức tấn công bay thấp tránh hệ thống radar cảnh báo, hệ thống tên lửa và pháo phòng không của các chiến hạm được trang bị vô cùng hiện đại. Máy bay MIG 17 của không quân Việt Nam bay cách mặt nước biển 10 m, phóng bom. Bom đã đánh trúng boong tàu của hai chiến hạm, hai máy bay MIG 17 quay về sân bay an toàn.



MIG 17 hải chiến.

Từ hai trận của không quân, hải quân Việt Nam, rõ ràng với nghệ thuật tác chiến bất ngờ, kỹ thuật sử dụng trang bị thành thạo, cùng với phương thức tiếp cận đối phương nằm ngoài dự kiến đã làm cho một lực lượng hải quân hùng mạnh bị rơi vào tình trạng bất ngờ, lúng túng đối phó và rất dễ bị tiêu diệt hay đánh thiệt hại nặng.


Hải chiến kinh điển

Điển hình của chiến thuật sử dụng tên lửa chống tàu được thể hiện trong trận hải chiến giữa các liên đội tàu chiến mang tên lửa và ngư lôi của Israel với Syria và các nước Arập. Trước cuộc chiến tranh 6 ngày Hải quân Israel được trang bị các tàu phóng tên lửa cao tốc lớp "Reshef" trang bị tên lửa chống tàu Gabriel. Hải quân Syria và các nước Arập được biên chế các tàu phóng tên lửa Kamar và Osa sử dụng tên lửa Termite-U có tầm bắn 35 – 40 km điều khiển bằng radar. Tên lửa Gabriel có độ chính xác rất cao, nhưng tầm bắn ngắn hơn đến 2,5 lần.

Do đó, để có thể tấn công, tàu phòng tên lửa của Israel phải đi vào tầm bắn của tàu tên lửa Kamar và Osa từ 20 đến 25 km. Sau khi bị tổn thất một số tàu, Hải quânIsrael đã thay đổi chiến thuật tác chiến, họ quyết định giải quyết vấn đề bằng giải pháp gây nhiễu đầu dẫn tên lửa chống tàu bằng các đầu tạo xung gây nhiễu, đồng thời sơn phủ tàu bằng lớp vật liệu hấp thụ sóng radio, chuyển thành nhiệt lượng tỏa ra ngoài không khí.

Trận hải chiến hai ngày 6-7/10/1963. Hải quân Israel sử dụng năm tàu phóng tên lửa đi vòng qua bờ biển Lybia, vào lúc 2228 ngày 6/10/1973 đã phát hiện liên đội tàu phóng lôi Syria đỗ bên bờ biển Lattakia. Hải đội tàu Israel sử dụng pháo hạm đánh chìm 5 tàu phóng lôi Syria. Sau đó quay về hướng đông ra biển, sử dụng tên lửa tiêu diệt 1 tàu quét mìn của Syria. Lúc đó 3 tàu tên lửa của Syria đã phát hiện ra đội tàu của Israel trên khoảng cách 40 km, cả hai bên đều sử dụng tốc độ di chuyển để chiếm vị trí tấn công, ở khoảng cách 37,5km hải đội Syria sử dụng ưu thế của tên lửa đã phóng loạt đầu tiên. Hải quân Israel lập tức khởi động hệ thống gây nhiễu, tên lửa chống tàu của Syria lạc hướng và lao xuống biển, hải đội tàu phóng tên lửa của Israel dùng tốc độ cao tiếp cận tàu của Syria, bắn hạ 2 tàu phóng tên lửa của Syria, tàu thứ 3 bỏ chạy và bị mắc cạn, bị pháo hạm của Israel tiêu diệt.


Hải chiến của tàu tên lửa Israel và Syria.

Chiều ngày 7/10/1973, hạm tàu Israel xuất kích đánh chặn liên đoàn tàu của Arập, gồm 4 tàu phóng tên lửa lớp Osa trang bị tên lửa Termit U. 2300 cùng ngày, liên đoàn tàu Arập phát hiện hạm tàu Israel ở khoảng cách 38km, lợi dụng ưu thế của tên lửa đã phóng 12 đầu đạn về phía tàu Israel, hạm tàu của Israel sử dụng chiến thuật cũ, bật toàn bộ hệ thống gây nhiễu và tăng tốc tiến về liên đội tàu Arập cận chiến, 12 tên lửa chống tàu Termite-U bị nhiễu loạt lạc hướng rơi xuống biển, sau 12 phút truy đuổi, hạm đội Israel bắt kịp liên đội tàu Arập và khai hỏa tên lửa Gabriel, đánh chìm 3 tàu phóng tên lửa, tàu thứ 4 bị tổn thương nặng nề và phải thả trôi về cảng.



Hải chiến của tàu tên lửa Israel và các nước Arap.

Trong trân chiến quần đảo Falklands thuộc vùng biển Argentina, với những máy bay cũ kỹ Skyhawk, tên lửa chống hạm Excocet, nhưng bằng chiến thuật đánh cận chiến, bay sát mặt nước biển tránh radar và tên lửa phòng không, không quân Argentina đã đánh thiệt hại nặng hạm đội hùng mạnh của Anh, đánh chìm 6 chiếc chiến hạm hiện đại. Mặc dù thất bại trong việc dành lại quần đảo Falklands, nhưng chiến thuật bay sát mặt nước biển, phóng tên lửa chống tàu vào sườn tàu, trở thành kỹ thuật tác chiến cơ bản của không quân Hải quân các nước nghèo.

Từ những lý luận và quan điểm của chiến tranh công nghệ cao, đối với các lực lượng phòng thủ, để chống lại một cuộc tập kích không – biển hiện đại, cần có sự tổ chức phòng thủ chu đáo, tỷ mỉ và tính đến mọi tình huống. Huấn luyện chiến thuật và thực hành nghệ thuật tác chiến thường xuyên, liên tục, với cường độ ngày càng cao và mức độ ngày càng tăng cường.


Phương án phòng thủ nào cho Biển Đông?


Việt Nam có bờ biển dài, nhiều đảo, vùng đặc quyền kinh tế rộng cho nên hiện nay việc xây dựng kế hoạch, phương án phòng thủ nhằm giữ vững chủ quyền trong mọi tình huống là điều hết sức quan trọng. Hệ thống phòng thủ cần quản lý không trung trên biển, quản lý mặt biển, quản lý chiều sâu dưới biển. Lực lượng hải quân (không quân, hạm đội, các lực lượng phòng thủ bờ biển huấn luyện tác chiến và sẵn sàng tác chiến trên một tuyến phòng thủ có chiều rộng, đa tầng, bao gồm các các bãi thủy lôi thông minh, các bãi vật cản cơ động, các tuyến chiến đấu của hạm đội tàu ngầm, khu vực phòng thủ hỏa lực của các hạm đội hoặc liên đoàn tàu tuần biển, tuần duyên, trực thăng đa năng, các lực lượng đặc nhiệm hải quân và các lực lượng phòng thủ bờ biển (pháo tầm xa, tên lửa đối hạm, hệ thống phòng không tên lửa và pháo phòng không).




Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion sử dụng tên lửa Yakhon.

Trong chiến tranh hiện đại, việc sử dụng các radar tầm xa, các sonar công suất lớn, các máy bay robot, máy bay trinh sát và vệ tinh trinh sát tạo thành một hệ thống quan sát tinh vi, bao trùm cả không gian 3 chiều của chiến trường, nhiệm vụ tổ chức một hệ thống ngụy trang, che khuất tầm nhìn trên một hoặc nhiều vùng rộng để hải thuyền, tàu ngầm có thể xuất kích bí mật, bất ngờ là yếu tố quan trọng trong bảo vệ lực lượng.
Hệ thống thông tin liên lạc, trinh sát và và kiểm soát an toàn thông tin là các mạch máu trong một hệ thống phòng thủ mạnh trước các đòn tấn công chế áp thông tin. Thành công trong bảo vệ mạng truyền thồng là cơ sở để triển khai hải chiến phòng thủ thành công. Khi xây dựng, bố trí và huấn luyện tác chiến, cần chú trọng các tình huống bị tấn công thông tin bằng các phương tiện vũ khí hiện đại.

Tác chiến tàu ngầm là nghệ thuật tác chiến quan trọng nhất của chiến đấu phòng thủ, nó bao gồm có tìm kiếm mục tiêu theo yêu cầu nhiệm vụ được giao, tấn công mục tiêu, phục kích dài ngày ở các khu vực có khả năng tấn công các hạm đội đối phương, quét mìn, triển khai lực lượng đặc nhiệm hải quân, đấu tranh chống lại các phương tiện săn ngầm như máy bay, các lớp tàu săn ngầm, chiến đấu với tàu ngầm đối phương. Lực lượng tàu ngầm có thể tác chiến độc lập hoặc tác chiến liên kết phối hợp với các binh chủng của hải quân.


Một tàu ngầm có thể quản lý nhiều mục tiêu, đồng thời các mục tiêu theo yêu cầu tác chiến cũng được quản lý bởi nhiều phương tiện chiến tranh như chiến hạm, không quân hải quân. Đặc thù của tác chiến tàu ngầm là bí mật triển khai lực lượng trên biển, tham gia các hoạt động tác chiến dưới biển (phục kích, tập kích, yểm trợ hỏa lực, săn ngầm và chống săn ngầm, cơ động từ quân cảng ra biển, và từ biển vào căn cứ đều phải bí mật tối đa. Các đòn tấn công thường được thực hiện bằng tên lửa hành trình, đạn đạo, hoặc ngư lôi chống tàu.




Máy bay Su 27 tấn công mục tiêu.

Hệ thống phòng không phòng thủ bờ biển là yếu tố tiên quyết đảm bảo thắng lợi cho hệ thống phòng thủ. Khi tấn công, đối phương sẽ sử dụng những đòn tấn công từ tàu ngầm, tàu nổi, máy bay cường kích tên lửa. Hệ thống phòng không có nhiệm vụ quan trọng là đánh chặn các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, máy bay tàng hình tầm thấp, bom thông minh.


Do tính chất đặc thù của vũ khí hiện đại, hệ thống phòng không sẽ phải trải rộng, từ các hải thuyền, máy bay tiêm kích không hải đến các cụm pháo, tên lửa phòng không cố định hoặc cơ động, đa tầm và đa hướng. Hệ thống phòng không cần chú trọng phát triển các cỡ nòng khác nhau, từ cỡ nòng tầm rất thấp 12,7mm đến 14,5 mm, 23 mm, 30 mm và các loại tên lửa tầm thấp như Igla đến tầm trung Vonga, tầm xa như tổ hợp tên lửa S-300.


Các đơn vị phòng không phải được kết nối trong một hệ thống phòng không chiến thuật dạng mạng Net, tạo ra các cụm hỏa lực dầy đặc cơ động, trên biển, ven biển và cơ động bờ biển. Áp dụng triệt để hệ thống điều hành bằng công nghệ truyền thông dạng mạng đa điểm, đa trung tâm. Đa tầng chỉ huy, quản lý và kết nối chặt chẽ với các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, truyền thông và liên kết phối hợp.

Trong giai đoạn phát triển công nghệ hiện đại ngày nay, với mức chi phí không lớn, có thể tạo ra được các khu vực nhiễu loạn điện từ, quang điện hoặc radio, vùng mù điều khiển đó rất nguy hiểm cho các loại vũ khí điều khiển như tên lửa hành trình, bom hoặc đầu đạn có điều khiển laser hoặc tự dẫn hồng ngoại. Khi các loại vũ khí hiện đại bay vào vùng nhiễu điện từ, quang học sẽ mất điều khiển và tự hủy. Việc nghiên cứu chế tạo phải được thực hiện ngay hôm nay, vì đó là khả năng phòng thủ mạnh mẽ của tương lai.


Máy bay SU 27 sử dụng tên lửa chống tàu bảo vệ vùng biển.

Phương án phòng thủ cao nhất là tấn công, đối với các lực lượng đối phương có công nghệ quốc phòng và tiềm năng quân sự lớn, nguyên tắc sống còn trong tấn công vẫn là cơ động nhanh, bí mật, bất ngờ, sử dụng chiến thuật tập kích bí mật, các đòn tấn công dồn dập từ nhiều hướng, nhiều chiều, nhiều phương tiện hỏa lực, chú trọng tập trung các phương tiện hỏa lực như không quân hải quân, xuồng phóng ngư lôi hoặc tên lửa chống tàu tập trung vào một mục tiêu là phương thức chủ yếu để chống lại các hạm tàu hiện đại.


Các đòn tấn công có thể diễn ra trực tiếp, với mục tiêu là các chiến hạm hoặc tàu ngầm, nhưng cũng có thể gián tiếp bằng các lực lượng đặc nhiệm hải quân, như tàu ngầm hải quân đánh tiêu diệt các đoàn tàu quân sự vận tải, máy bay cường kích hoặc lực lượng đặc nhiệm hải quân đánh các căn cứ quân sự trên đất liền của đối phương hoặc trên đảo, trên tàu sân bay.




Tàu tuần biển sử dụng tên lửa chống tàu.

TRỊNH THÁI BẰNG (TIỀN PHONG)

http://vndefence.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1774
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Siêu âm song sát Bastion - BrahMos



VietnamDefence - Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa khủng khiếp này.
http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/tongquan/Cong-thu-toan-dien/20121/51231.vnd

Pháo đài thép


K300P Bastion-P (NATO gọi là SSC-5) là một trong các hệ thống tên lửa đất-đối-hạm thế hệ mới của Nga, dùng để tiêu diệt tàu mặt nước các loại trong đội hình các binh đoàn đổ bộ, các cụm tàu vận tải, các cụm tàu mặt nước và tàu sân bay xung kích, cũng như các tàu đơn lẻ và các mục tiêu mặt đất có tương phản radar trong điều kiện có đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử mạnh. Hệ thống có tầm bắn đến 300 km và có thể bảo vệ một khu vực bờ biển dài 600 km.

Pháo đài thép Bastion-P bảo vệ bờ biển Việt Nam (armstrade.org)​
Hệ thống tên lửa bờ biển chiến dịch-chiến thuật Bastion với 2 biến thể cơ động (K300P Bastion-P) và cố định (Bastion-S) do Liên hiệp NPO Mashinostroenia phát triển, sử dụng tên lửa chống hạm P-800 Oniks (tên xuất khẩu là Yakhont).

Biên chế tiêu chuẩn của Bastion gồm: 4 xe bệ phóng K-340P (mỗi xe mang 2 tên lửa Yakhont để trong thùng phóng); 1-2 xe điều khiển chiến đấu K380P; các xe bảo đảm trực chiến và 4 xe tiếp đạn K342P.

Bastion có thể hoạt động kết hợp với radar trên tàu hoặc trực thăng trinh sát.

Mỗi hệ thống được trang bị 1-2 radar phát hiện-điều khiển tên lửa ngoài đường chân trời Monolit-B. Radar này cũng có thể nhận các tín hiệu từ radar Mineral-ME và các trực thăng chỉ huy/báo động sớm Ка-31.

Thời gian kể từ khi nhận lệnh trên đường hành quân cho đến khi triển khai tại các trận địa chiến đấu là không quá 5 phút, sau đó đại đội tên lửa bờ biển Bastion sẵn sàng cho việc phóng 8 tên lửa chống hạm Yakhont. Tên lửa sẽ được phóng thẳng đứng với nhịp phóng 2,5 s/quả. Trận địa có thể bố trí cách đường bờ biển đến 200 km. Sau khi triển khai, đại đội Bastion có thể duy trì ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ 3-5 ngày đêm tùy theo dự trữ nhiên liệu.

Tên lửa Yakhont/Oniks

Cốt lõi của Bastion - tên lửa Yakhont/Oniks phóng thẳng đứng, là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay, có tầm bắn đến 300 km. Với tốc độ cao và tầm bắn xa, đây là vũ khí chống hạm cực kỳ lợi hại mà hầu như không hệ thống phòng thủ hạm tàu nào có thể đối phó được.

Tên lửa Yakhont (NATO gọi là SS-N-26), do Liên hiệp NPO Mashinostroyeniya phát triển năm 1997, có chiều dài 8,9 m, đường kính 0,72 m, trọng lượng phóng 3.000 kg, sử dụng hệ dẫn kết hợp quán tính và radar chủ động.

Yakhont đáp ứng tất cả những yêu cầu do quân đội Nga đặt ra đối với một loại tên lửa chống hạm mới: tấn công chính xác, có tốc độ siêu âm ở tất cả các giai đoạn bay, có thể phóng từ nhiều loại phương tiện mang: máy bay, tàu nổi, tàu ngầm, bệ phóng cơ động và cố định trên mặt đất.

Yakhont có các đặc điểm nổi bật là: tầm bắn ngoài đường chân trời; tác chiến hoàn toàn tự hoạt (nguyên lý “bắn-quên”); quỹ đạo bay linh hoạt (“thấp”, “cao-thấp”); tốc độ siêu âm cao ở mọi giai đoạn bay; chuẩn hóa hoàn toàn cho nhiều phương tiện mang (các lớp tàu nổi chủ lực, tàu ngầm và bệ phóng trên bờ); tàng hình đối với radar hiện đại (công nghệ Stealth).

Với tốc độ cao tới 750 m/s (2,6M, hơn 2.700 km/h), khả năng bay sát mặt biển (cách mặt biển 5-15 m), hầu như không một hệ thống phòng thủ hạm tàu hiện nay nào có thể ngăn chặn được Yakhont. Với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn.

Tên lửa có thể bay ở 2 chế độ: độ cao nhỏ với tầm bắn hiệu quả 120 km hoặc kết hợp “cao-thấp” với tầm bắn đến 300 km. Ở chế độ bay kết hợp, tên lửa bay hành trình ở độ cao đến 14.000 m và 10-15 m ở giai đoạn bay cuối. Ở chế độ bay ở độ cao nhỏ, tên lửa bay hoàn toàn ở độ cao đến 15 m. Tốc độ tối đa của tên lửa ở độ cao lớn là 750 m/s, ở độ cao nhỏ là 680 m/s.

Hiện Hải quân Nga có trong trang bị 3 hệ thống Bastion-P biên chế cho Lữ tên lửa-pháo bờ biển độc lập số 11 của Hạm đội Biển Đen, đóng ở Anapa.

Quân đội Nga cũng dự định triển khai Bastion trên quần đảo Kurils tranh chấp với Nhật Bản, nhưng chưa rõ số lượng sẽ được triển khai tại đây.

Trong cơn bĩ cực, để tự cứu sống mình, năm 1998, Liên hiệp NPO Mashinostroenia đã hợp tác với Tổ chức Nghiên cứu-Phát triển Quốc phòng DRDO của Bộ Quốc phòng Ấn Độ thành lập liên doanh BrahMos Aerospace Ltd và cho ra đời tên lửa PJ-10 BrahMos, đứa em song sinh giống hệt Yakhont. BrahMos cũng được trang bị cho nhiều loại phương tiện mang (tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, bệ phóng cơ động trên mặt đất) của Hải, Lục, Không quân Ấn Độ.

BrahMos là vũ khí tấn công chủ yếu của cả 3 quân chủng Ấn Độ với 4 biến thể: phóng từ tàu nổi; bệ phóng mặt đất; tàu ngầm và máy bay. Các biến thể BrahMos phóng từ tàu nổi và từ mặt đất đã được trang bị cho Hải quân và Lục quân Ấn Độ. Các biến thể phóng từ máy bay và tàu ngầm đã hoàn tất phát triển và sắp được thử nghiệm.

Điểm đặc biệt là với PJ-10 BrahMos, bên cạnh chức năng chống hạm thì nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất rất được chú trọng. Với BrahMos, Lục quân Ấn Độ có được khả năng tấn công sâu kiểu phẫu thuật, làm đối trọng hiệu quả với tên lửa hành trình Babur của Pakistan. Còn các máy bay Su-30MKI và biến thể nâng cấp Super 30 sẽ trở thành vũ khí tấn công chiến lược khi được lắp BrahMos tấn công mặt đất.

Đứa em song sinh BrahMos (brahmos.com)​
BrahMos là tên lửa hành trình có tốc độ cao nhất hiện nay (2,5-2,8M), cao gấp 3,5 lần tên lửa hành trình dưới âm Harpoon của Mỹ; nặng gấp 2 lần, có tốc độ cao hơn gần 4 lần và có động năng ban đầu hủy diệt của đầu đạn BrahMos cao gấp 16 lần so với tên lửa Tomahawk của Mỹ. Một loạt 9 quả BrahMos bắn đi có thể tiêu diệt 3 khinh hạm.

Hệ thống tên lửa BrahMos triển khai trên mặt đất (Land based Weapon Complex) bao gồm 4-6 xe bệ phóng cơ động độc lập (mỗi xe mang 3 tên lửa trong ống phóng kín), 1 đài chỉ huy cơ động và 1 xe tiếp đạn cơ động. Xe bệ phóng có thể có thể bắn từng quả hay bắn loạt với nhịp phóng 2-3 s trong vòng 4 phút sau khi nhận được lệnh, có thể phóng 3 tên lửa vào 3 mục tiêu khác nhau hoặc với chế độ kết hợp khác nhau gần như đồng thời.

Năm 2007, Lục quân Ấn Độ thành lập trung đoàn 861 trang bị BrahMos Block I (A1). Tiếp đó là 2 trung đoàn 862 và 863 trang bị BrahMos Block II. cuối tháng 9.2011, có tin Ấn Độ triển khai trung đoàn BrahMos thứ tư, trang bị BrahMos Block III tấn công mặt đất bổ nhào tại khu vực Đông Bắc để đối phó với Trung Quốc. Ấn Độ dự định triển khai các tên lửa BrahMos ở Ladakh, bang Jammu và Kashmir nhằm uy hiếp các mục tiêu chiến thuật và chiến lược ở Tây Tạng.

Hệ thống tên lửa BrahMos triển khai trên mặt đất (drdo.org)​
Theo các dự báo khác nhau, Ấn Độ và Nga sẽ sản xuất 1.000-1.500 quả BrahMos, trong đó 300-500 quả bán cho các nước thân hữu do Ấn Độ và Nga lựa chọn. Có tin một số nước như Chile, Brazil, Nam Phi và Indonesia, Ai Cập, Malaysia, Oman, Brunei đang đàm phán, xem xét hoặc tỏ ra quan tâm đến việc mua sắm tên lửa này. Thậm chí, báo chí nước ngoài còn khẳng định, Ấn Độ đang đàm phán không chính thức để bán cho Việt Nam BrahMos.

Ngoài ra, Nga và Ấn Độ cũng đã ký hiệp định phát triển tên lửa siêu vượt âm BrahMos-II với 4 biến thể phóng từ mặt đất, máy bay, tàu nổi và tàu ngầm, nhưng có tốc độ kinh hoàng là trên 6M (hơn 6.000 km/h). BrahMos-II dự kiến sẽ trang bị vào năm 2015.

Hệ thống phóng và điều khiển BrahMos vẫn sử dụng được BrahMos-II. Ngoài các ưu điểm như BrahMos siêu âm, BrahMos-II có uy lực rất cao nhờ tốc độ khủng khiếp của nó vì một tên lửa tấn công mục tiêu với tốc độ 6M sẽ có uy lực công phá gấp 36 lần tên lửa cùng trọng lượng tấn công mục tiêu ở tốc độ 1M. Với động năng cao nhờ tốc độ khủng khiếp >6M, BrahMos-II là vũ khí lý tưởng đế tấn công các mục tiêu ngầm sâu dưới đất như boongke, các cơ sở hạt nhân, hóa-sinh và các mục tiêu kiên cố khác. Với tốc độ này, đối phương sẽ không có thời gian phản ứng đối phó với BrahMos-II.

Tiềm năng thay đổi cân bằng sức mạnh và răn đe chiến lược

Nhiều năm nay, cùng với các hệ thống vũ khí tối tân của Nga như tên lửa chiến thuật Iskander-E, tên lửa phòng không S-300, hệ thống tên lửa đất-đối-hạm Bastion-P và tên lửa Yakhont luôn nằm trong tâm điểm chú ý của thế giới ở các điểm nóng Iran, Syria.

Trên thực tế, Nga còn sử dụng các hệ thống vũ khí này như là công cụ gây ảnh hưởng chiến lược tại các khu vực điểm nóng và mặc cả với các Mỹ, phương Tây và Israel. Đến nay, ba khách hàng đã ký hợp đồng mua Yakhont là Việt Nam, Syria (mua cùng với Bastion-P) và Indonesia (mua biến thể lắp trên tàu chiến). Sắp tới, Venezuela có thể cũng sẽ mua Bastion-P. Yakhont nằm trong tầm ngấm của Iran, song khả năng mua bán là rất khó vì nước này đang bị trừng phạt, cấm vận vũ khí.

Gây tranh cãi nhất là hợp đồng bán Bastion-P/Yakhont cho Syria. Năm 2007, Syria ký hợp đồng mua của Nga 2 hệ thống Bastion-P trị giá 300 triệu USD, và cơ số đạn của một hệ thống có thể gồm tới 36 tên lửa Yakhont. Song có lẽ Syria chưa nhận được Bastion-P.

Israel rất kinh hoàng trước viễn cảnh siêu tên lửa này lọt vào tay Syria hoặc Hezbollah. Họ cho rằng tên lửa siêu hiện đại này sẽ là vũ khí tấn công chiến lược, đe dọa nghiêm trọng an ninh Israel và phá vỡ thế cân bằng lực lượng trong khu vực, đe dọa sự sống còn Hải quân Israel. Bastion-P không chỉ chấm dứt sự hoành hành của tàu chiến Israel ở Địa Trung Hải mà còn là phương tiện răn đe các cụm tàu sân bay Mỹ một khi xảy ra cuộc xâm lược chống Syria. Vì thế, trong mấy năm nay, Israel và Mỹ đang gây áp lực mạnh để Nga không bán Bastion-P và Yakhont cho Syria. Tuy nhiên, phía Nga cam kết vẫn thực hiện hợp đồng.

Theo báo chí nước ngoài, Việt Nam đã được Nga chuyển giao hệ thống (tiểu đoàn) Bastion-P đầu tiên vào tháng 5.2010, hệ thống thứ hai vào đầu tháng 10.2011 theo hợp đồng mua 2 hệ thống Bastion-P trị giá 300 triệu USD ký năm 2006. Đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên Bastion-P/Yakhont và Việt Nam và Nga hiện là hai nước duy nhất sở hữu hệ thống tên lửa bờ biển siêu hiện đại này. Có tin, Việt Nam còn sắp triển khai sản xuất tên lửa Yakhont với sự hỗ trợ của Nga theo hợp đồng trị giá 300 triệu USD .

Tháng 8.2011, lại có tin Việt Nam đang đàm phán với Liên hiệp NPO Mashinostroenia mua thêm Bastion-P với số lượng chưa được tiết lộ, chuyển giao vào năm 2014. Nếu những thông tin được xác nhận là đúng thì Bastion-P cùng với Yakhont sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng tác chiến đối hải của quân đội ta, trở thành nòng cốt, pháo đài thép bảo vệ bờ biển.

BrahMos phóng từ bệ phóng mặt đất (brahmos.com)​
BrahMos, đứa em song sinh của Yakhont, cũng được Ấn Độ và Nga xem như một phương tiện để củng cố các quan hệ chiến lược. Họ đang lên danh sách 15 quốc gia thân nữu có thể nhập khẩu BrahMos.

Theo tạp chí Kanwa, tên lửa BrahMos sẽ được trang bị cho 8 tiêm kích Su-30МК2 mà Việt Nam đặt mua tháng 1.2009, mặc dù hợp đồng chính thức chưa được ký.

Báo chí Ấn Độ cho hay, Việt Nam đã được Hội đồng hỗn hợp Nga-Ấn đưa vào danh sách 15 quốc gia có thể mua tên lửa BrahMos và Ấn Độ đang đàm phán không chính thức với Việt Nam về vấn đề mua bán BrahMos.

Indonesia là khách hàng thứ ba nhập khẩu tên lửa Yakhont, nhưng là để trang bị cho tàu chiến. Năm 2010, báo chí cho hay, Indonesia sẽ mua không dưới 120 quả Yakhont với đơn giá 1,2 triệu USD để lắp cho 6 khinh hạm và 10-14 tàu hộ vệ. Indonesia đã bắt đầu nhận Yakhont và trang bị cho khinh hạm Oswald Siahaan.

Ngày 20.4.2011, Hải quân Indonesia đã bắn thử thành công tên lửa chống hạm Yakhont dự kiến ở vịnh Sonda từ khinh hạm frigate KRI Oswald Siahaan số 354, tiêu diệt khinh hạm frigate bị loại bỏ Teluk Bayur số 502 ở xa 250 km.

Quân đội Hàn Quốc cũng đang phát triển tên lửa hành trình chống hạm siêu âm mới tầm bắn 300 km dựa trên tên lửa Yakhont của Nga.

Theo báo chí, trong năm 2011, Nga bắt đầu cung cấp các hệ thống tên lửa bờ biển tầm bắn 300 km cho Venezuela. Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga) dự đoán, đó có thể là hệ thống tên lửa bờ biển đa năng cơ động Club-M hoặc K300P Bastion-P.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga chuyển tên lửa Yakhont cho Syria, phương Tây sợ 'tái mặt'

Thứ sáu 17/05/2013 09:55
Nga đã vận chuyển tên lửa hành trình chống tàu tiên tiến đến Syria, một động thái cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Trước đó, Nga đã cung cấp tên lửa Yakhont cho Syria. Nhưng các tên lửa gần đây được trang bị một radar tiên tiến, có thể giúp chúng ngắm bắn từ xa một cách chính xác hơn, nguồn tin tình báo Mỹ cho biết.
Các tên lửa mới “góp phần vào khả năng quân sự tổng thể của Syria, nhưng cụ thể hơn, nó có khả năng đẩy hoạt động hải quân của phương Tây và đồng minh ra xa bờ biển Syria”, Jeffrey White, một nhà nghiên cứu Chính sách hướng Đông tại Viện Washington cho biết. Ông nói rằng việc chuyển giao vũ khí này là “một tín hiệu cam kết từ Nga tới chính phủ Syria”.
Việc chuyển giao vũ khí này đến vào thời điểm khi Nga và Mỹ đang có kế hoạch triệu tập một hội nghị quốc tế nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Syria, đã giết chết hơn 70.000 người trong 2 năm qua. Hội nghị dự kiến sẽ được tổ chức vào đầu tháng Sáu tới đây, thành viên tham gia bao gồm đại diện của chính phủ Assad và phe đối lập Syria.
Ngoại trưởng John Kerry đã nhiều lần nói rằng Hoa Kỳ hy vọng sẽ thay đổi được những “tính toán” về khả năng nắm giữ quyền lực của ông Assad để sắp xếp thương lượng cho một chính phủ chuyển tiếp thay thế chính phủ hiện tại.
Tuy nhiên, dòng chảy vũ khí của Nga và Iran tới Syria đã cũng cố thêm niềm tin rõ ràng của ông Assad rằng chính quyền của ông có thể thắng bằng quân sự. Điều này khiến cho Mỹ và đồng minh trở nên khó khăn hơn trong việc áp đặt một lệnh phong tỏa hải quân, thiết lập vùng cấm bay hay thực hiện các cuộc không kích được hỗ trợ bởi phiến quân nếu các quốc gia phương Tây không ngừng ý định can thiệp vào cuộc xung đột.
Trước đây, Nga từng vận chuyển tên lửa đất đối không SA-17 cho Syria và Israel đã cho tiến hành một cuộc không kích hồi tháng 1/2013 vào các xe vận chuyển vũ khí gần Damascus. Israel đã không chính thức công nhận các cuộc tấn công nhưng họ cho biết sẽ can thiệt quân sự để ngăn chặn bất kỳ vũ khí nào được chuyển tới Hezbollah, nơi đóng quân của các nhóm chiến binh Lebanon.
Tên lửa hành trình chống tàu Yakhont do Nga sản xuất Gần đây hơn, các quan chức Israel và Mỹ đã thúc giục Nga dừng việc bán tổ hợp tên lửa đất đối không S-300 cho Iran.
Không giống với loại tên lửa Scud và một số tên lửa đất đối đất tầm trung khác trong kho vũ khí của Syria, tên lửa hành trình chống tàu Yakhont là một vũ khí đáng gờm. Nó sẽ giúp lực lượng quân sự Syria chống lại các lực lượng nước ngoài đang cố gắng áp đặt lệnh cấm vận hải quân, thiết lập khu vực cấm bay hay thực hiện các cuộc không kích. Ông Nick Brown, tổng biên tập Tạp chí Đánh giá Quốc phòng quốc tế IHS Jane đánh giá Yakhont “là một sát thủ tàu thực sự”.
Syria đã đặt hàng phiên bản bảo vệ bờ biển của hệ thống Yakhont từ Nga trong năm 2007, nhận được một số đầu tiên vào đầu năm 2011, theo tạp chí Jane cho biết. Đơn đặt hàng ban đầu bao gồm 72 tên lửa, 36 xe bệ phóng và thiết bị hỗ trợ và các hệ thống đã được triển khai ở Syria.
Các hệ thống phóng tên lửa có khả năng di động, khiến khả năng tiêu diệt hay đánh chặn nó trở nên khó khăn hơn. Mỗi hệ thống phóng bao gồm 2 tên lửa, một bệ phóng 3 tên lửa và một xe điều lệnh và kiểm soát. Các tên lửa Yakhont mang theo một đầu đạn nổ xuyên giáp và có phạm vi tấn công khoảng 300km.
Các tên lửa có thể được điều khiển tại vị trí trung tâm nhắm vào mục tiêu bằng radar tầm xa. Tuy nhiên, mỗi tên lửa cũng đều có radar riêng của mình để tránh lại sự phản công của tàu và nhắm đúng mục tiêu.
Hai quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, lô hàng gần đây nhất có tên lửa có hệ thống dẫn đường tiên tiến hơn so với lô hàng trước đó. Một cựu quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết, Nga đang vượt qua ranh giới trong việc cung cấp vũ khí tiên tiến như Yakhont cho chính phủ Assad, khác với những gì mà Matxcơva đã nói về quan hệ giữa hai bên. Đây là giao dịch vũ khí nổi trội nhất hiện nay giữa các quốc gia với quân đội Syria.

http://infonet.vn/The-gioi/Nga-chuyen-ten-lua-Yakhont-cho-Syria-phuong-Tay-so-tai-mat/82064.info
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Vũ khí chả bao giờ tụt lùi , chỉ có tiến lên . Học hỏi của nhau thì Nga - Mỹ học của nhau đầy , mỗi hàng anh Tập thì nhái quá khiếp rồi . Tên lửa cận âm có cái hay của nó . Còn họ P 500-700-1000 của LX thì nó to , tốc độ còn kém hơn 1 số loại bây giờ . Moskit , Kh31 , Bramos... Gọn hơn , bất ngờ hơn , tốc độ nhanh hơn . Tuần dương hạm hạng nặng bây giờ chỉ làm soái hạm , bắn thử 1 tsb -> ....
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Bẩu mấy chú " rân chủ " mà sợ , nó thêm cớ phang Syria thì có .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Yakhont, S-300 phá tan âm mưu vùng cấm bay :>


5:23 PM, 18/05/2013, Views: 0 | By Nhân Vũ

VietnamDefence - Moskva đã gửi cho Damascus một lô tên lửa chống hạm Yakhont cải tiến, 4 tiểu đoàn S-300 cùng các chuyên gia Nga cũng đã yên vị ở Syria.
Tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont. Tên lửa chống hạm 3M55 Oniks (Yakhont chính là biến thể xuất khẩu của Oniks) được đưa vào trang bị cho hải quân Nga theo nghị quyết của chính phủ Nga ngày 23/9/2002. Tên lửa được sản xuất tại Liên hiệp Strela ở thành phố Orenburg. Tên lửa này tác chiến theo nguyên lý bắn-quên với biên dạng bay cao-thấp-cao và có thể phóng từ nhiều phương tiện mang trên biển, trên không và mặt đất. Tên lửa và hệ thống Oniks (biến thể xuất khẩu là Yakhont) dùng để trang bị cho các tàu nổi và tàu ngầm (biến thể xuất khẩu là Yashma). Hệ thống này còn có các tên gọi P-800 và P-100. Còn Yakhont được trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ biển K-300P Bastion-P đã được xuất khẩu cho Syria và Việt Nam.
Nga đang thể hiện sự sẵn sàng chi viện vũ khí cho chính phủ Syria. Nếu như Nga muồn để không ai biết việc chuyển giao tên lửa chống hạm thì không ai có thể biết được.

Tờ New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ đưa tin, Nga đã gửi các tên lửa chống hạm sang Syria. Quyết định này cho thấy Moskva quyết tâm ủng hộ chế độ Bashar al-Assad đến thế nào.

Đây là các tên lửa Yakhont trang bị hệ dẫn cải tiến. Theo các chuyên gia Mỹ, các tên lửa này sẽ cho phép Damascus đối phó hiệu quả hơn với hải quân phương Tây một khi họ mưu toan phong tỏa đường biển Syria. Quân đội Syria sẽ có thêm khả năng để đánh bại mọi mưu toan của phương Tây trợ giúp lực lượng đối lập bằng cách phong tỏa đường biển, áp đặt vùng cấm bay hoặc hạn chế các đòn không kích.

Syria đặt mua Bastion-P với Yakhont từ năm 2007 theo hợp đồng trị giá 300 triệu USD và nhận được các đại đội đầu tiên vào năm 2011. Người ta cho rằng, Syria đã mua ít nhất 2 hệ thống Bastion-P (36 tên lửa/1 hệ thống). Theo Jane’s International Defense Review, Syria đã nhận được 72 tên lửa Yakhont. Yakhont có tầm bắn ngoài đường chân trời và bắn quên, ứng dụng công nghệ tàng hình nên khó bị radar hiện đại phát hiện. Bastion có thể bảo vệ bờ biển có chiều dài đến 600 km và có thể tiêu diệt mục tiêu mặt ước ở cự ly 300 km khi phóng tên lửa với nhịp phóng 2,5 s/quả.

Báo chí phương Tây mô tả Yakhont như một loại vũ khí vô địch, là “sát thủ tàu chiến đích thực”, có uy lực hủy diệt khủng khiếp, không thể theo dõi và bắn hạ, radar của tên lửa không thể chế áp. Đây là các hệ thống cơ động nên khó bị tiêu diệt.

Sơ đồ tác chiến của Yakhont: (1) Chỉ thị mục tiêu; (2) Phóng loạt các tên lửa Yakhont; (3) Các tên lửa tăng tốc và leo lên cao; (4) Giai đoạn bay hành trình; (5) Hạ xuống độ cao nhỏ; (6) Bật đầu tự dẫn, phát hiện mục tiêu; (7) Bay ở độ cao nhỏ" (8) Tên lửa tự dẫn vào các mục tiêu đã chọn

Mấy hôm trước, báo chí Israel, Arab và phương Tây cũng tíu tít đưa tin Nga đã cung cấp cho Syria các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 theo hợp đồng ký năm 2010.

Một số tờ báo còn khẳng định, S-300 đã có mặt ở Syria cùng các chuyên gia quân sự Nga, nhưng chưa được đưa vào trực chiến. Các chuyên gia có mặt ở Syria đang chuẩn bị để đưa 4 tiểu đoàn S-300 vào chiến đấu. S-300 đã được chuyển đến Syria rất bí mật trong hai năm qua. Và hiện nay cả 4 tiểu đoàn S-300 (một hệ thống) mua theo hợp đồng năm 2010 đã đến Syria.

Báo chí còn cho hay, sác đơn vị S-300 được ngụy trang và phân tán ở các khu vực mà dân cư chủ yếu là người Shiite trung thành với Bashar al-Assad. Và không loại trừ thông tin này đã được chính Tổng thống Nga Putin thông báo cho Thủ tướng Israel Netanyahu.

Báo chí nước ngoài bắt đầu đưa tin về khả năng Nga cung cấp S-300 cho Syria từ tháng 11/ 2011. Nhưng rõ ràng là việc giao hàng đã được đẩy mạnh trong nửa năm nay, khi sự hiện diện của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải trở nên thường xuyên và các tàu đổ bộ cỡ lớn của các hạm đội Biển Đen, Baltic và Phương Bắc bắt đầu thực hiện các chuyến đi đến cảng Tartus ở Syria. Theo các chuyên gia, để chở một tiểu đoàn S-300, chỉ cần 3 tàu đổ bộ cỡ lớn.

Thông tin về việc Nga cung cấp S-300 cho Syria lại rộ lên sau khi Israel không kích Syria vào đầu tháng 5/2013 và các nước phương Tây bắt đầu đề xuất thiết lập các hành lang nhân đạo và áp đặt vùng cấm bay đối với Syria.

Ông Marat Musin, lãnh đạo hãng tin Anna-news vốn có phòng viên hoạt động thường xuyên trong các đội hình chiến đấu của quân đội Syria, cho biết, trong những năm gần đây, Nga đã giúp Syria nâng cấp các hệ thống vũ khí phòng không cung cấp trước đây như S-125 Pechora, Buk... Ông Musin cũng cho rằng, nhiều khả năng S-300 đã có mặt ở Syria và có thể các cố vấn quân sự Nga đang làm việc trong các đơn vị phòng không Syria. Nhiều khả năng, các cố vấn này có mặt nhiều hơn trong các đơn vị S-300 vì đây là loại vũ khí tinh vi, trong khi binh sĩ Syria chỉ được huấn luyện sử dụng ở Nga vào tháng 12/2012.

Đại tá phòng không Vladimir Popov cho rằng, Israel sẽ khó liều lĩnh tiêu diệt S-300 trên lãnh thổ Syria, nhưng có thể chỉ đạo lực lượng đối lập Syria tấn công các trận địa S-300. Phiến quân chỉ có thể sử dụng được các hệ thống tên lửa phòng không vác vai nên các hệ thống tinh vi hơn họ sẽ phá hủy, do đó cần tăng cường bảo vệ các trận địa tên lửa phòng không và chuyên gia quân sự Nga.

Chủ tịch Hội cựu chiến binh Syria của Nga, ông Valesy Anisimov cho rằng, sau khi S-300 có tầm bắn 75-150 km bước vào trực chiến, không phận Syria, Israel, Li-băng, Jordanie và vùng biển Địa Trung Hải sẽ lọt vào khu vực sát thương của phòng không Syria.

Các loại vũ khí đáng sợ như Yakhont và S-300 đang khiến cho Mỹ và phương Tây thêm đau đầu tính toán một khi âm mưu can thiệp bằng quân sự vào Syria.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa Moskit Việt Nam uy chấn Biển Đông

TPO - Tên lửa Moskit có thể đánh chìm tất cả các loại chiến hạm và vô hiệu hóa cả tàu sân bay. Với 15 – 17 tên lửa Moskit có thể tiêu diệt cả một cụm tàu hải quân công kích chủ lực.
Theo một số nguồn tin quân sự nước ngoài, trong biên chế của hải quân Việt Nam đã có sự hiện diện của những loại vũ khí khí tài hiện đại, đáp ứng khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Tên lửa chống tàu P-270 Moskit là một trong những vũ khí khí tài đó. Tên lửa Moskit được lắp đặt trên tàu tên lửa 'tia chớp' Molnya 1241.8
Tên lửa hành trình chống tàu 3М-80 được đưa vào danh sách các tổ hợp tên lửa, được sử dụng nhằm tiêu diệt các chiến hạm mặt nước, các tàu vận tải trong lực lượng các cụm chiến hạm công kích chủ lực, các lực lượng đổ bộ đường biển và các đoàn congvoa quân sự, các tàu cánh ngầm và các tàu chạy trên đệm khí. Tên lửa có thể tiêu diệt tất cả các tàu có tốc độ tối đa nhỏ hơn 100 knots, trong điều kiện nhiễu xạ của trang thiết bị tác chiến điện tử đối phương và các vụ nổ, trong mọi điều kiện khí tượng và thời tiết, ngay cả trong trường hợp không gian tấn công chịu sự tác động của vụ nổ hạt nhân.
P-270 Moskit là tên lửa hành trình siêu âm sử dụng động cơ phản lực dòng khí thẳng. Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga (GRAU) đặt mã hiệu là 3M80. Tên lửa có thể mang đầu đạn nổ thường hoặc đầu đạn hạt nhân hạn chế. Định danh NATO của loại tên lửa này là SS-N-22. «Sunburn» (ASM-MSS). Qua quá trình cải tiến, tên lửa có các biến thể như 3M80, 3M80 phóng từ máy bay, 3M80E, 3M80MBE với đường bay thấp và đường bay phức hợp


Tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa 3M80 Moskit
Kích thước tên lửa:
- chiều dài 3М80, 3М80Е: 9385 mm
- chiều dài 3М80МВE 9745 mm
- Đường kính tối đa của thân 760 mm
- sải cánh (gấp vào/mở cánh) 1300/2100 mm
Khối lượng cất cánh, kg:
- Tên lửa 3М80: 3950
- Tên lửa 3М80E: 4150
- Tên lửa 3М80E1: 3970
- Tên lửa 3М80МВE: 4450
Khối lượng đầu đạn, kg 300-320
Khối lượng thuốc nổ, kg 150
Động cơ hành trình do đơn vị MKB "Soyuz" (tp .Turaeva) phát triển. Loại 3D83 ramjet
- Tốc độ phóng tên lửa, М 1.8-2.5
- Thời gian phóng, 0.5s Thời gian hoạt động của động cơ là 250s
Tầm bắn hiệu quả tối đa max, km:
- 3М80 – Phóng từ chiến hạm nổi (НК) 90km
- 3М80 – Phóng từ máy bay chiến đấu 250 km
- 3М80E (XK) – Phóng từ chiến hạm nổi 120 km
- 3М80МВE – Phóng từ chiến hạm nổi với quỹ đạo bay thấp 140 km
- 3М80МВE – Phóng từ chiến hạm nổi với quỹ đạo bay phức hợp 240 km
Tốc độ hành trình:
- Tối đa gần mục tiêu: 2,8M
- Hành trình 2,35M
Tầm bắn gần nhất: 10 – 12 km
Góc bẻ lái tên lửa sau khi phóng + 60o
Điều kiện phóng tên lửa:
- Nhiệt độ không khí –25 до +50°С
- Biển động cấp б (cấp 5 – với mục tiêu có kích thước nhỏ)
- Tốc độ gió trên mặt biển đến 20 m/s
Tên lửa có thể lắp cho máy bay chiến đấu Su–27 (Su-33) hoặc Su–32FH, mỗi máy bay mang được 1 tên lửa chống tàu Moskit. Tốc độ bay của máy bay khi phóng tên lửa: 200 – 470 m/s, máy bay có thể phóng tên lửa ở độ cao cực đại là 12 km so với mặt nước biển
Sự phát triển của tên lửa hành trình chống tàu Moskit ЗМ-80 được bắt đầu vào năm 1973 tại Trung tâm thiết kế “Raduga -Cầu vồng" (Dubna), dưới sự lãnh đạo của nhà thiết kế I.S. Seleznev. Hệ thống điều khiển trên tên lửa và trên tàu – phương tiện mang được phát triển bởi Viên nghiên cứu thiết kế điện tử "Altair" (Moscow) dưới sự lãnh đạo của Tổng công trình sư – kỹ sư trưởng S.A. Klimov. Thiết kế động cơ tên lửa đẩy dòng thẳng được phát triển bởi Trung tâm thiết kế thử nghiệm OKB-670 (Moscow) dưới sự lãnh đạo của chủ nhiệm, kỹ sư trưởng M.M.Bondaryuka. Sự phát triển cuối cùng được thực hiện tại Trung tâm thiết kế “Soyuz” thuộc thành phố Turaev, ngoại vi Moscow, chủ nhiệm thiết kế V.G. Stepanov.
Tên lửa đẩy tăng tốc được phát triển bởi Trung tâm thiết kế của nhà máy № 81 của Bộ phát triển công nghiệp hàng không - Minaviaproma (Moscow) Chủ nhiệm thiết kế, kỹ sư trưởng I.I. Kartunov. Hệ thống ống phóng tên lửa được phát triển bởi Trung tâm thiết kế thử nghiệm - Chế tạo máy (Moscow) "Союз" chủ nhiệm thiết kế, kỹ sư trưởng N.K.Tsikunov. Sản xuất hàng loạt theo dây truyền tên lửa 3M-80 được triển khai tại nhà máy thuộc Tập đoàn chế tạo máy “Progress” thuộc thành phố Arseniev, vùng Primorsky Krai.
Vào đầu những năm 1980-x tổ hợp tên lửa chống tàu 3М-80 "Моskit" được đưa vào biên chế cho các tàu khu trục lớp “Sovremennyi” dự an 956. Trên các tàu khu trục được lắp hệ thống phóng tên lửa 4 ống phóng containers КТ-190. Chiếc khu trục dự án 956 "Sovremennyi" (số hiệu nhà máy № 861) được đưa lên đà đóng tàu tại nhà máy đóng tàu mang tên Zhdanov (nay là "Severnaya Verf") tại thành phố Leningrad vào ngày 03.03.1976, chiến hạm được hạ thủy ngày 18.10.1978г. đến ngày 24.01.1981. được biên chế vào hạm đội Biển Bắc. Chiếc khu trục hạm thứ 2 "Otchayannyi"được đưa lên đà đóng tàu vào ngày 4 .04.1977, hạ thủy ngày 29.04.1980. Biên chế vào hạm đội Biển Bắc ngày 24.10.1982. Đến năm 1993 nhà máy đóng tàu "Severnaya Verf" đã đóng được 17 chiếc khu trục hạm dự án 956 và một số các tàu khác chưa hoàn thành do sự kiện tan vỡ của Liên bang Xô Viết. Hai chiếc tàu khu trục dự án 956 "Vazhnyi" và "Vdumchivyi" (sau được đổi tên thành "Ekaterinburg" và "Alexander Nevsky") do thiếu nguồn tài chính đã được bán cho Trung Quốc.


Ngoài các tàu khu trục dự án 956 và các tàu chống ngầm lớn dự án 11556 "Admiral Lobov" , tên lửa chống tàu “Moskit” còn được lắp đặt cho các tàu tên lửa 'tia chớp' 1241.1. Tàu tên lửa đầu tiên của dự án 1241.1, được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu khoa học “Almaz”, lắp đặt hai tổ hợp phóng tên lửa “Moskit” КТ- 152М được hoàn thành vào năm 1981. Sau đó tập đoàn đóng tàu “Almaz” đã đóng hơn 20 chiếc khinh hạm trang bị tên lửa “Moskit” tại nhà máy Sredi - Nevsky và nhà máy Khabarovsk.
Tên lửa “Moskit” được biên chế cho các tàu phóng tên lửa hạng nhẹ chạy trên đệm không khí dự án 1239. Tàu chạy trên đệm khí dự án 1239 có lượng giãn nước 1050 tấn, thân tàu được chế tạo từ vật liệu hợp kim nhôm-magiê. Hệ thống động lực trạm nguồn tổ hợp đồng bộ hóa của hai động cơ tua – bin khí diesel có công suất 20 000 mã lực ( mỗi động cơ có công suất 10 000 mã lực) và hai động cơ diesel có công suất 3300 mã lực. Dưới hoạt động của động cơ tua-bin khí diesel tàu có thể đạt vận tốc đến 50 knots, nhưng nếu sử dụng động cơ diesel thông thường, tàu chạy ở tốc độ tiết kiệm là 12 knots. Tàu có hai tổ hợp phóng tên lửa 4 ống phóng Moskit, một tổ hợp tên lửa phòng không “Osa – M”, một ụ pháo hạm 176mm AK-176 và hai ụ súng tự động 6 nòng AK-630M.
Chiếc tàu đệm khí thứ nhất có uy lực khủng khiếp có tên là “Bora” được đóng tại Zelenodol'sk vào năm 1987 và được đưa vào khai thác sử dụng thử ngày 30.12.1989. Chiếc thứ 2 đã được đưa vào chế tạo vào năm 1991 – 1992. Với tốc độ hơn 50 knots và được trang bị 8 tên lửa Moskit, chiến hạm này là mối đe dọa nguy hiểm cho bất cứ loại tàu chiến nào trên thế giới, kể các các chiến hạm hiện đại nhất sử dụng công nghe Stealth và trang bị hệ thống Aegis.
Trên khinh hạm mang tên lửa hạng nhẹ MRK -5 dự án 1240 (tàu cánh ngầm)được lắp đặt hai ống phóng tên lửa Moskit, đồng thời trên thủy phi cơ thử nghiệm Luna cũng được lắp 6 ống phóng tên lửa Moskit. Đây là vũ khí chiến lược nhằm vào các mục tiêu lớn như tàu sân bay chạy bằng động cơ nguyên tử của Mỹ, chỉ có 1 nguyên mẫu được chế tạo, nhưng tính năng kỹ chiến thuật của nó với 6 ống phóng tên lửa Moskit, cho đến hiện nay, vẫn chưa có phương án nào khả thi để bảo toàn lực lượng trước tổ hợp vũ khí này.
2 loại máy bay Su–27 (Su -33) và Su–32FH của Không quân Hải quân có thể mang một tên lửa Moskit 3М80 với giá treo trên thân máy bay, nằm giữa hai ống hút khí của động cơ phản lực.

Tên lửa Moskit trên giá treo tiêm kích Su - 27.
Ngày 04.01.1981, Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xô Viết số № 17-5 đã chỉ thị về nhiệm vụ nâng cấp và hiện đại hóa tổ hợp tên lửa Moskit với yêu cầu tăng tầm bắn hiệu quả. Để thực hiện nhiệm vụ đó, tên lửa 3M80 đã được lắp đặt một động cơ hành trình mới với loại dầu kerosene mới có chất lượng cháy tốt hơn, đồng thời được thay thế ống phụt phản lực có chế độ điều chỉnh ổn định khí phản lực, giảm tiêu hao năng lượng.
Trong quá trình thử nghiệm đã phóng 10 tên lửa nâng cấp loại Moskit - M. Lần phóng đạn đầu tiên được thực hiện vào 06.08.1987, lần phóng thử thử nghiệm cuối cùng vào ngày 07.07.1989. Đạn được phóng từ tàu tên lửa Monlya 1241.1. Tầm bắn hiệu quả đat được là 153 km. Tên lửa tăng tầm Moskit được mang tên mới là 3M – 80E.

Tên lửa Moskit trên tàu Molnya 'Tia chớp' 1241.
Tổ hợp tên lửa Moskit tiếp tục được hiên đại hóa và đã được hoàn thiệt với định danh là "Моskit-МВЕ" với tên lửa chống tàu loại 3М-80МВЕ được tăng cường đáng kể tầm bắn hiệu quả. Tổ hợp “Moskit – MBE” được phép xuất khẩu cùng với các tàu khu trục thuộc dự án 956EМ, khinh hạm tên lửa Molnya dự án 12421 và các tàu thuộc các dự án khác, được chế tạo và sản xuất từ các nhà máy đóng tàu của Nga. Đồng thời Nga cũng sản xuất các tổ hợp này theo đơn đặt hàng để lắp đặt cho các phương tiện mang khác nhau theo yêu cầu khách hàng, đồng thời đảm bảo điều kiện khai thác sử dụng theo yêu cầu tác chiến của tổ hợp.
Như vậy có nghĩa với yêu cầu của khách hàng, tổ hợp có thể được lắp đặt trên các phương tiện mang như xe cơ giới, các chiến hạm khác chủng loại và lắp đặt trên các máy bay có nguồn gốc sản xuất không phải của Nga. Tổ hợp "Моskit-МВЕ" hoàn toàn có thể lắp đặt trên các xe cơ động cho các đơn vị tên lửa chống tàu cơ động bảo vệ bờ biển, hải đảo theo yêu cầu của khách hàng.

1- Tổ hợp radar chủ động và thụ động của đầu tự dẫn tên lửa, 2- Hệ thống đạo hàng quán tính và điều hướng tự động, 3- bình ắc quy, 4- đầu đạn xuyên phá khối lượng 300kg, 4- Bình nhiên liệu và hệ thống lưới lọc, 5- động cơ phản lực tăng tốc, 6- Động cơ phản lực hành trình dòng khí thẳng 7- đường dẫn điều khiển lái, 8- cảm biến đo độ cao..
Cấu tạo chung của tên lửa:
Các thành phần của tổ hợp tên lửa Moskit P-270 bao gồm có:

3D model tên lửa 3M80.
Tên lửa hành trình 3М-80
Ống phóng tên lửa dạng containers КТ-152М hàn cứng, đóng kín – có khả năng lưu trữ tên lửa trong khoảng thời gian dài trên tàu (18 tháng), phóng tên lửa theo mệnh lệnh thiết bị điều khiển bắn từ đài chỉ huy và loại bỏ tên lửa trong trường hợp khẩn cấp.
Hệ thống điều khiển tên lửa 3S-80, hệ thống có chức năng kiểm tra và chuẩn bị kỹ thuật phóng tên lửa, xử lý các thông số kỹ thuật, tiếp nhận từ khí tài chỉ thị mục tiêu và dẫn bắn. Trong cùng một lúc có thể đưa thông số của 4 mục tiêu cùng một lúc, nạp thông số mục tiêu vào hệ thống dẫn đường của đầu đạn, tiến hành phóng đạn (có thể phóng từng tên lửa hoặc phóng loạt tên lửa) cho đến khi hết cơ số biên chế tên lửa trên tàu;
Khí tài nạp đạn, dùng để nạp tên lửa vào trong ống phóng tên lửa dạng containers và vận chuyển tên lửa ra khỏi ống phóng.

Nạp đạn tên lửa Moskit.
Tổ hợp trang thiết bị mặt đất KNO 3F80, có chức năng vận chuyển, duy trì, kiểm tra, bảo dưỡng bảo trì tên lửa trên các khu kỹ thuật. KNO đảm bảo chế độ vận chuyển tên lửa, bảo niêm tên lửa trong khu khí tài đơn vị sẵn sàng chiến đấu và trong kho lưu trữ lâu dài, bộ khí tài KNO còn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tên lửa thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, chuẩn bị tên lửa để đưa xuống tàu vào các ống phóng đạn containers.
Tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu âm 3М-80 "Моskit" được thiết kế theo mô hình khí động học tối ưu dành cho vật thể bay tốc độ siêu âm. Thân tên lửa quay quanh trục của nó, mũi tên lửa hình oval nhọn đầu với 4 cánh ổn định và 4 cánh đuôi. Các cánh ổn định và cánh đuôi có thể gấp lại được khi đặt trong ống phóng containers, được chế tạo từ thép titan mack ОТ4 và ОТ4-1, trục quay của cánh từ thép không rỉ ВКL-3. Trên thân tên lửa lắp 4 ống hút không khí và dẫn các luồng khí. Đầu chụp phía trước của tên lửa cho phép sóng radar xuyên thấu không tạo nhiệt năng (đầu chụp 3 lớp sợi thủy tinh SKAN-E được dán bằng keo trong suốt К-9-70). Vàng đai kết nối các bộ phận và khoang trung gian được làm từ thép ВТ-5, khoang nhiên liệu được chế tạo từ thép không gỉ, ống dẫn không khí cũng được làm từ titan ОТ4-1, ОТ4.
Động cơ tên lửa là tổ hợp động cơ, bao gồm động cơ hành trình phản lực dòng khí thẳng ЗD83 và động cơ tăng tốc phản lực. Động cơ đẩy tăng tốc được lắp vào bên trong ống phụt phản lực của động cơ hành trình. Sau 3 – 4 s, nhiêu liệu của động cơ tăng tốc sẽ cháy hết và động cơ tăng tốc sẽ bị đẩy ra ngoài bằng khí phụt từ động cơ hành trình tên lửa.
Thời gian chuẩn bị cho tổ hợp tên lửa có thể phóng đạn khi tên lửa đang nằm trong containers là 50s, ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất là 11s. Giãn cách phóng tên lửa theo loạt là 5s.
Hệ thống điều khiển tên lửa kết hợp hệ thống điều khiển đạo hàng quán tính và hệ thống dẫn đường chỉ thị mục tiêu bằng radar hai chế độ chủ động và thụ động của đầu dẫn tự động tên lửa. xác suất tấn công tiêu diệt mục tiêu rất cao ngay cả trong trường hợp đối phương sử dụng hệ thống tác chiến điện tử gây nhiễu radar mạnh. Đối với cụm tàu khinh hạm và các cụm tàu hải quân công kích chủ lực, xác suất trúng mục tiêu là 0.99, đối với đoàn tàu congvoa quân sự và tàu đổ bộ là 0,94.
Với tốc độ bay gấp 3 lần tốc độ của tên lửa chống tàu NATO Harpoon của Mỹ hay Exocet của Pháp, cộng với trần bay rất thấp – 7m so với mặt nước biển, từ khi phát hiện được mục tiêu cho đến khi va chạm, các hệ thống phòng thủ tên lửa chỉ có từ 3 – 4s để xạ kích trong trần bay rất thấp, điều đó không thể thực hiện được ngay cả với súng tự động 6 nòng Vulcan do tốc độ quá cao. Do đó, xác suất tiêu diệt mục tiêu của P-270 Moskit rất lớn. Sự sống còn của mục tiêu một phần phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật của tên lửa, vốn đã khá hoàn hảo.


Sau khi tên lửa phóng ra khỏi ống phóng, động cơ phản lực tăng tốc đẩy tên lửa lấy độ cao, khi đạt độ cao hành trình, tên lửa sẽ xuống dốc và bay ở chế độ hành trình với độ cao từ 10 – 20 m so với mặt nước biển, khi tên lửa bay đến gần mục tiêu sẽ giảm độ cao xuống còn 7m, ngang với độ cao của đỉnh sóng biển, tên lửa trên khoảng cách 9 km đến mục tiêu cơ động tích cực tránh bị tiêu diêt với tải trọng lên đến 10g.
Với động năng rất lớn của vật thể bay siêu âm, tên lửa có thể xuyên thủng bất cứ vỏ tàu nào, kể cả vỏ bọc thép của tàu tuần dương và phá nổ ở phía bên trong. Với một đòn tấn công như vậy, tên lửa có thể đánh chìm tất cả các loại chiến hạm và vô hiệu hóa cả tàu sân bay. Với 15 – 17 tên lửa Moskit có thể tiêu diệt cả một cụm tàu hải quân công kích chủ lực.

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/627860/Ten-lua-Moskit-Viet-Nam-uy-chan-Bien-Dong-tpov.html

PS: Đính chính là sắp mua, vì VN ko có chỉ có TQ có =)) Nên phải sửa lại tít là Moskit uy chấn biển Đông và biển Đông có mỗi TQ là có Moskit =))
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top