[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc đã triển khai 2 lữ tên lửa chống tàu sân bay DF-21D?

Thứ tư 22/05/2013 16:20
ANTĐ - Chuyên trang “chiến lược” (strategypage) của Mỹ cho biết, hải quân Mỹ nhận thấy có nhiều dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc đã triển khai 2 lữ tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Đông Phong-21D (DF-21D).

Đây là loại tên lửa đạn đạo được mệnh danh là “Sát thủ tàu sân bay”, được Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo với mục đích chuyên dụng để đối phó với hải quân Mỹ, đặc biệt là các hàng không mẫu hạm. Để đáp lại, Mỹ cũng đang nghiên cứu một loại vũ khí để đối phó với DF-21D, tuy nhiên thông tin về loại vũ khí này được bảo mật rất cao.
Thế hệ tên lửa đạn đạo Đông Phong-21 được thiết kế 2 tầng có chiều dài 10,7m, đường kính thân 1,4m, trọng lượng 15 tấn. Các phiên bản của DF-21 tầm bắn dao động trong khoảng 1500-3000km, trong đó Đông Phong-21D có tầm bắn 1500-2000km.
Các loại tên lửa DF-21 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân nặng 500 - 2000kg, tuy nhiên nó cũng có thể mang theo rất nhiều loại đầu đạn thông thường, trong đó coa loại đầu đạn chuyên đối phó với tàu sân bay, một phần lớn các loại đầu đạn thông thường hiện nay được bố trí nhằm vào hướng Đài Loan.

Mỹ luôn lo lắng trước các loại vũ khí mệnh danh "Sát thủ tàu sân bay"

Là một loại tên lửa có tầm bắn tương đối xa, tốc độ tấn công mục tiêu của DF-21 nhanh hơn rất nhiều so với các tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tầm bắn dưới 1200. Điều này có nghĩa là các hệ thống Patriot-3 Đài Loan mua của Mỹ để bảo vệ các mục tiêu then chốt đã mất đi tác dụng phòng thủ tên lửa.
Tuy hiện vẫn chưa có chứng cứ nào cho thấy DF-21D đã hoàn tất quá trình thử nghiệm nhưng gần đây vệ tinh của Mỹ đã chụp được một số bức ảnh quan trọng, tại sa mạc Gobi ở miền tây Trung Quốc đã phát hiện được 2 hố sâu nằm trong 1 khu vực hình chữ nhật màu trắng, chiều dài trên 200m. Đây có thể là dấu vết mục tiêu thử nghiệm DF-21D.
Tàu sân bay Mỹ có chiều dài trên 300m, tàu đổ bộ tấn công máy bay phản lực hoặc tàu đổ bộ trực thăng có kích thước nhỏ hơn tàu sân bay với trên 200m. Dường như Trung Quốc muốn thử nghiệm tấn công các chiến hạm cỡ lớn từ loại tàu đổ bộ trở lên (4 vạn tấn) hoặc có ý muốn thử độ chính xác của tên lửa.
2 năm qua, đã xuất hiện nhiều bức ảnh chụp DF-21D đã được lắp đặt trên các xe chở - nâng - phóng (TEL) và thông tin về việc thành lập đơn vị tên lửa Đông Phong-21D đầu tiên nên việc thử nghiệm một hệ thống hoàn chỉnh có thể đã bắt đầu với mục tiêu là tàu chở dầu hoặc tàu chở Container cũ di động trên biển.
Đồng thời, Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh viễn thám hoạt động ở Thái Bình Dương trên độ cao 600km. 3 vệ tinh này được lắp đặt radar khẩu độ tổng hợp hoặc Camera kỹ thuật số, sục sạo trên các vùng biển để phát hiện tàu thuyền.

Tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc

Thông thường, các radar khẩu độ tổng hợp có thể tạo ra hình ảnh độ phân giải khác nhau. Radar có độ phân giải trung bình (3m), có thể bao trùm 1 khu vực biển có diện tích 40x40km, radar có độ phân giải thấp (20m) có phạm vi bao quát là 100x100km.​
Tuy Trung Quốc tuyên bố 3 vệ tinh này được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học nhưng thực chất chúng là các vệ tinh giám sát tàu thuyền quân sự. Tuy vậy, hệ thống tên lửa đạn đạo Trung Quốc sử dụng tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn còn 1 khâu khiếm khuyết.
Trung Quốc nghiên cứu, phát triển Đông Phong-21D đã trên 10 năm, đại bộ phận công sức bỏ ra đều tập trung vào các hệ thống ngắm chuẩn để tên lửa có khả năng tìm kiếm phát hiện tàu sân bay. Đầu đạn tên lửa DF-21D có hệ thống thiết bị cảm biến hồng ngoại (tìm nhiệt) để bổ trợ cho tấn công giai đoạn cuối.
Tuy vậy, vấn đề là làm thế nào để trước khi phóng tên lửa, sử dụng vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tuần tiễu tầm xa để phát hiện được tàu sân bay còn là vấn đề mà người Trung Quốc chưa giải quyết được, bởi vì tàu sân bay không bao giờ di chuyển lại gần trong phạm vi vài trăm km để các loại radar thông thường bắt được.

Hiện nay, các cường quốc trên thế giới đều sở hữu "sát thủ tàu sân bay"

Vệ tinh Trung Quốc bay trên độ cao 600km hoàn toàn có thể bị bắn hạ ngay lập tức, tàu ngầm Trung Quốc khó có thể ra khỏi lãnh hải an toàn trước sự giám sát chặt chẽ của các lực lượng săn ngầm Mỹ và đồng minh, còn máy bay trinh sát tấm xa Trung Quốc vẫn chưa có.

Hiện nay, Binh chủng Pháo binh 2 (tên lửa chiến lược) của Trung Quốc là đơn vị chủ quản các loại tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ lục địa. Binh chủng này hiện được biên chế 10 lữ tên lửa DF-21, trong đó có 2 lữ được trang bị DF-21D, 8 lữ còn lại trang bị các loại tên lửa DF-21 kiểu cũ.​
Mỗi lữ tên lửa DF-21 bao gồm 11 tiểu đoàn, trong đó có 6 tiểu đoàn tên lửa (mỗi tiểu đoàn bao gồm 2 hệ thống phóng tên lửa cơ động); 2 tiểu đoàn sửa chữa và bảo dưỡng; 1 tiểu đoàn quản lý bãi phóng; 1 tiểu đoàn tín hiệu và 1 tiểu đoàn tác chiến điện tử.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Việc gì phải Dongfeng , 2 đến 3 con Slava cũng đủ tấn công 1 hạm đội rồi .Tàu đóng nổi mới dám chiến với thầy Mèo .
 

lee.13

Xe hơi
Biển số
OF-113839
Ngày cấp bằng
22/9/11
Số km
114
Động cơ
387,460 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mẽo sau WW II nó đã tuyên bố rồi, thằng nào động vào TSB của nó, tức là xâm phạm vào lãnh thổ, và sẽ ăn Nuc ngay và luôn, trình bày lên phường !
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân Mỹ cần pháo la-de có công suất lớn
Theo khuôn khổ chương trình công nghệ la-de thể rắn (SSL-TM - Solid State Laser Technology Maturation), hải quân Mỹ đã yêu cầu hãng chế tạo Northrop Grumman ra các biến thể mới của pháo la-de để trang bị trên các chiến hạm trong tương lai. Từ năm 2011, Northrop Grumman đã cung cấp cho hải quân Mỹ mẫu thực nghiệm pháo la-de công suất 15 kilowatt có khả năng tiêu diệt các loại máy bay cỡ nhỏ và xuồng cao tốc của đối phương.



Ảnh minh họa. Nguồn: Lenta.​
Phó giám đốc Công ty Northrop Grumman Aerospace Systems (công ty con của hãng Northrop Grumman), Steve Hixson cho biết, công ty sẽ chế tạo cho hải quân Mỹ dòng pháo la-de mới khác biệt hoàn toàn so với mẫu thực nghiệm hiện có và có hiệu năng chiến đấu cao hơn. Đặc biệt, pháo la-de mới có độ tin cậy cao và chi phí rẻ hơn phiên bản thực nghiệm.
Trong khi đó, từ báo cáo về kết quả thử nghiệm pháo la-de năm 2011, lãnh đạo Cơ quan nghiên cứu Hải quân Mỹ, Phó đô đốc Nevin Carr, tuyên bố, với công suất phát 15 kilowatt, pháo la-de không đủ khả năng tiêu diệt mục tiêu theo yêu cầu. Để đảm bảo khả năng chiến đấu, pháo la-de phải có công suất phát đạt vài trăm kilowatt.
Theo đặt hàng của Lầu Năm góc, các hãng chế tạo Boeing, Lockheed Martin và liên doanh Raytheon - Kratos Defense & Security Solutions đang phát triển nhiều dạng vũ khí la-de khác nhau. Dự kiến, pháo la-de đạt yêu cầu sẽ được trang bị thí điểm trên tàu đổ bộ Ponce hoạt động tại Vịnh Péc-Xích. Trên chiến hạm, pháo la-de sẽ được sử dụng để tiêu diệt thiết bị bay, tàu cao tốc cỡ nhỏ. Ngoài ra, pháo la-de cũng được sử dụng để làm quá tải hoặc mù thiết bị quan sát quang-điện tử trên hạm, máy bay của đối phương.

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/243469/Default.aspx
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
vác hết từ máy bay mang xuống tầu mà chưa ra đâu vào đâu...
 

tuankeuqn

Xe hơi
Biển số
OF-122110
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
126
Động cơ
382,540 Mã lực
Nơi ở
Nam Từ Liêm
bác có bán ko cho em mua một quả chống hạm!!!!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc triển khai 2 lữ đoàn tên lửa chống tàu sân bay DF-21D

Chuyên trang “chiến lược” (strategypage) của Mỹ cho biết, hải quân Mỹ nhận thấy có nhiều dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc đã triển khai 2 lữ tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Đông Phong-21D (DF-21D).

Đây là loại tên lửa đạn đạo được mệnh danh là “Sát thủ tàu sân bay”, được Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo với mục đích chuyên dụng để đối phó với hải quân Mỹ, đặc biệt là các hàng không mẫu hạm. Để đáp lại, Mỹ cũng đang nghiên cứu một loại vũ khí để đối phó với DF-21D, tuy nhiên thông tin về loại vũ khí này được bảo mật rất cao.

Thế hệ tên lửa đạn đạo Đông Phong-21 được thiết kế 2 tầng có chiều dài 10,7m, đường kính thân 1,4m, trọng lượng 15 tấn. Các phiên bản của DF-21 tầm bắn dao động trong khoảng 1500-3000km, trong đó Đông Phong-21D có tầm bắn 1500-2000km.

Các loại tên lửa DF-21 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân nặng 500 - 2000kg, tuy nhiên nó cũng có thể mang theo rất nhiều loại đầu đạn thông thường, trong đó coa loại đầu đạn chuyên đối phó với tàu sân bay, một phần lớn các loại đầu đạn thông thường hiện nay được bố trí nhằm vào hướng Đài Loan.


Mỹ luôn lo lắng trước các loại vũ khí mệnh danh "Sát thủ tàu sân bay"​

Là một loại tên lửa có tầm bắn tương đối xa, tốc độ tấn công mục tiêu của DF-21 nhanh hơn rất nhiều so với các tên lửa đạn đạo tầm ngắn có tầm bắn dưới 1200. Điều này có nghĩa là các hệ thống Patriot-3 Đài Loan mua của Mỹ để bảo vệ các mục tiêu then chốt đã mất đi tác dụng phòng thủ tên lửa.

Tuy hiện vẫn chưa có chứng cứ nào cho thấy DF-21D đã hoàn tất quá trình thử nghiệm nhưng gần đây vệ tinh của Mỹ đã chụp được một số bức ảnh quan trọng, tại sa mạc Gobi ở miền tây Trung Quốc đã phát hiện được 2 hố sâu nằm trong 1 khu vực hình chữ nhật màu trắng, chiều dài trên 200m. Đây có thể là dấu vết mục tiêu thử nghiệm DF-21D.

Tàu sân bay Mỹ có chiều dài trên 300m, tàu đổ bộ tấn công máy bay phản lực hoặc tàu đổ bộ trực thăng có kích thước nhỏ hơn tàu sân bay với trên 200m. Dường như Trung Quốc muốn thử nghiệm tấn công các chiến hạm cỡ lớn từ loại tàu đổ bộ trở lên (4 vạn tấn) hoặc có ý muốn thử độ chính xác của tên lửa.

2 năm qua, đã xuất hiện nhiều bức ảnh chụp DF-21D đã được lắp đặt trên các xe chở - nâng - phóng (TEL) và thông tin về việc thành lập đơn vị tên lửa Đông Phong-21D đầu tiên nên việc thử nghiệm một hệ thống hoàn chỉnh có thể đã bắt đầu với mục tiêu là tàu chở dầu hoặc tàu chở Container cũ di động trên biển.

Đồng thời, Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh viễn thám hoạt động ở Thái Bình Dương trên độ cao 600km. 3 vệ tinh này được lắp đặt radar khẩu độ tổng hợp hoặc Camera kỹ thuật số, sục sạo trên các vùng biển để phát hiện tàu thuyền.


Tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc​

Thông thường, các radar khẩu độ tổng hợp có thể tạo ra hình ảnh độ phân giải khác nhau. Radar có độ phân giải trung bình (3m), có thể bao trùm 1 khu vực biển có diện tích 40x40km, radar có độ phân giải thấp (20m) có phạm vi bao quát là 100x100km.

Tuy Trung Quốc tuyên bố 3 vệ tinh này được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học nhưng thực chất chúng là các vệ tinh giám sát tàu thuyền quân sự. Tuy vậy, hệ thống tên lửa đạn đạo Trung Quốc sử dụng tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn còn 1 khâu khiếm khuyết.

Trung Quốc nghiên cứu, phát triển Đông Phong-21D đã trên 10 năm, đại bộ phận công sức bỏ ra đều tập trung vào các hệ thống ngắm chuẩn để tên lửa có khả năng tìm kiếm phát hiện tàu sân bay. Đầu đạn tên lửa DF-21D có hệ thống thiết bị cảm biến hồng ngoại (tìm nhiệt) để bổ trợ cho tấn công giai đoạn cuối.

Tuy vậy, vấn đề là làm thế nào để trước khi phóng tên lửa, sử dụng vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tuần tiễu tầm xa để phát hiện được tàu sân bay còn là vấn đề mà người Trung Quốc chưa giải quyết được, bởi vì tàu sân bay không bao giờ di chuyển lại gần trong phạm vi vài trăm km để các loại radar thông thường bắt được.


Hiện nay, các cường quốc trên thế giới đều sở hữu "sát thủ tàu sân bay"​

Vệ tinh Trung Quốc bay trên độ cao 600km hoàn toàn có thể bị bắn hạ ngay lập tức, tàu ngầm Trung Quốc khó có thể ra khỏi lãnh hải an toàn trước sự giám sát chặt chẽ của các lực lượng săn ngầm Mỹ và đồng minh, còn máy bay trinh sát tấm xa Trung Quốc vẫn chưa có.

Hiện nay, Binh chủng Pháo binh 2 (tên lửa chiến lược) của Trung Quốc là đơn vị chủ quản các loại tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ lục địa. Binh chủng này hiện được biên chế 10 lữ tên lửa DF-21, trong đó có 2 lữ được trang bị DF-21D, 8 lữ còn lại trang bị các loại tên lửa DF-21 kiểu cũ.

Mỗi lữ tên lửa DF-21 bao gồm 11 tiểu đoàn, trong đó có 6 tiểu đoàn tên lửa (mỗi tiểu đoàn bao gồm 2 hệ thống phóng tên lửa cơ động); 2 tiểu đoàn sửa chữa và bảo dưỡng; 1 tiểu đoàn quản lý bãi phóng; 1 tiểu đoàn tín hiệu và 1 tiểu đoàn tác chiến điện tử.

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Trung-Quoc-trien-khai-2-lu-ten-lua-chong-tau-san-bay-DF21D/500106.antd

DF-21D sẽ được hệ thống vệ tinh quân sự Beidou (Bắc Đẩu/ COMPASS) do Trung Quốc sản xuất gồm 35 cái bay ở độ cao ngoài 25.000km trên quỹ đạo cao Trái Đất sẽ tóm được hết các mục tiêu toàn cầu
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ngày nay khó mà đe dọa TSB của Mỹ nhĩ :-L

Tại sao Trung Quốc 'hoảng hồn' trước tàu sân bay Mỹ?

TPO -Khi cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan nổ ra, tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton ra lệnh cho tàu sân bay G. Washington áp sát đại lục, Trung Quốc đã phải xuống thang vì biết rõ điều đó nghĩa là gì...

Điều đó phần nào lý giải tại sao mấy chục năm nay Trung Quốc đeo đuổi giấc mơ sở hữu tàu sân bay, và cuối cùng đã hiện thực hóa tham vọng đó bằng con tàu 'seconde hand' Liêu Ninh mua từ Ukraina. Mặt khác, sự tức giận cũng như nỗi sỉ nhục phải ngậm bồ hòn làm ngọt năm nào đã thúc đẩy Trung Quốc phát triển bằng được 'sát thủ' tàu sân bay là tên lửa DF-21 mà mục tiêu của nó chính là các cụm tàu sân bay xung kích của Mỹ.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài đã lan truyền một thông lệ của chính phủ Mỹ, trong mọi trường hợp, khi lợi ích của nước Mỹ bị đe dọa trên bất cứ châu lục nào trên thế giới, câu hỏi đầu tiên được đưa ra trong Nhà Trắng là: “Gần khu vực đó có tàu sân bay nào đang hoạt động không?".
'Pháo đài thép' trên biển
Và họ sẽ thở phào nhẹ nhõm khi có câu trả lời: “Có, có một tàu sân bay đang hoạt động trong vùng nước quốc tế gần đó…Ơn chúa!” Là những sân bay trong vùng biển quốc tế, các tàu sân bay trong khoảng thời gian ban đầu của xung đột, có thể duy trì trong vòng từ năm đến mười ngày xung đột khu vực 100 – 200 lần cất cánh mỗi ngày, cho đến khi khu vực chiến sự được lực lượng không quân Mỹ tiếp quản. Trong biên chế hiện nay của Mỹ có khoảng 12 tàu sân bay đa nhiệm – mười chiếc trong số đó là tàu sân bay năng lượng nguyên tử, hai tàu sân bay năng lượng thông thường. Gần đây nhất, tàu sân bay AVMA "Ronald Reagan (CVN 76) thay thế tàu sân bay năng lượng thông thường AVM "Constellation ".
Trong điều kiện thời bình cũng như thời chiến, các tàu sân bay được xác định là kỳ hạm trong biên chế của Cụm không quân hải quân chủ lực (CVBG).
Trong biên chế của CVBG, ngoài tàu sân bay còn có trong biên chế là: 1 -2 tàu tuần dương tên lửa, 2-4 tàu khu trục tên lửa, 2 - 6 tàu hộ vệ tên lửa hoặc hơn nữa tùy theo mức độ căng thẳng của nhiệm vụ, 2 tàu hậu cần kỹ thuật tốc độ cao, các tàu quét thủy lôi, tàu phụ trợ khác và từ 1 -3 tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm.
Các chiến hạm tên lửa được bố trí trong đội hình tác chiến với khoảng cách đến 75 km(40 hải lý) so với tàu sân bay. Các chiến hạm trinh sát điện tử hoạt động trên khoảng cách 130 km (70 hải lý). Các tàu tuần dương và khu trục hạm tên lửa có nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay trước các đòn tấn công của tàu ngầm, tàu nổi và không quân của đối phương.
Hệ thống phòng không của cụm không quân hải quân chủ lực CVBG do các chiến hạm tên lửa đảm nhiệm, được trang bị hệ thống tên lửa phòng không RIM-66C Standart SM-2 MR, RIM-67B Standart SM-2 ER
RIM-161 Standart (SM-3) là hệ thống tên lửa trên các chiến hạm đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, là thành phần của hệ thống Aegis phòng thủ tên lửa.
Hệ thống tên lửa chống tàu, tên lửa hải đối đất là các tổ hợp tên lửa hành trình Tomahawk được lắp đặt trên các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm lớp Los Angeles.
Cụm không quân hải quân chủ lực trong hình thái chiến lược chiến dịch là lực lượng cơ động viễn chinh nhằm mục đích can thiệp quân sự và ứng phó những tình huống khẩn cấp, khi lợi ích của nước Mỹ có nguy cơ bị đe dọa, trong điều kiện thời bình thường được coi là công cụ răn đe cấp chiến lược với những khu vực đang phát triển. Trong điều kiện thời chiến, cụm CVBG có thể thực hiện 2 hình thái sử dụng vũ trang chiến lược chiến dịch như: Tiến công các mục tiêu trên đất liền bằng máy bay và tên lửa hành trình Tomahawk và yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đồng minh theo yêu cầu, đồng thời thực hiện các nhiêm vụ tác chiến trên biển lớn và tấn công các mục tiêu ven biển.

Mỹ có 12 cụm tàu sân bay xung kích hoạt động trên khắp các đại dương
Trong điều kiện chiến tranh, CVBG phải tác chiến chống lại các nguy cơ bị tấn công ngoài biển khơi, các lực lượng đối thủ tiềm năng của CVBG trong chiến tranh sẽ là các lực lượng không quân đối phương, các cụm chiến hạm nổi và tàu ngầm. Trên thực tế, các nước có khả năng tấn công các CVBG không nhiều, chỉ có lực lượng hải quân Nga và lực lượng hải quân Trung Quốc là có khả năng tiến công trực tiếp các cụm CVBG của Mỹ.
Các lực lượng quân sự của các nước khác không phải đồng minh Mỹ chỉ có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh phi đối xứng để công kích với các đòn đánh nhỏ lẻ nhằm vào cụm binh lực hùng hậu đã nêu.


Tàu sân bay lớp Nimizt.
Tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga.
Tàu khu trục tên lửa "Arleigh Burke".
Tiềm lực tác chiến tiến công của CVBG được xác định bởi năng lực tác chiến của lực lượng không quân hải quân trên boong tàu sân bay và vũ khí trang bị có trong biên chế. Vào đầu thế kỷ 21, máy bay chiến đấu tiến công chủ yếu trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ được xác định là máy bay tiêm kích cường kích F/A-18 «Hornet" và máy bay tiêm kích đa nhiệm nâng cấp F/A-18E «Super Hornet".
Tầm xa tác chiến độc lập là 750 km (đến 2.000 km khi tác chiến trong đội hình phi đoàn với nhiệm vụ phòng không và giới hạn vũ khí tiêm kích tối thiểu trên cánh) với tải trọng vũ khí các loại trên 9 giá treo. Với số lượng vũ khí lớn, máy bay tiêm kích đa nhiệm cấp F/A-18E«Super Hornet" là máy bay không quân hải quân có năng lực tác chiến cao nhất trong tất cả các hình thái chiến thuật, có thể tác chiến không đối không tấn công các mục tiêu các phương tiện bay, cường kính tên lửa và ném bom công kích các mục tiêu trên mặt đất và trên biển trong vùng tác chiến của CVBG.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công đa nhiệm Los Angeles của hải quân Mỹ. Số lượng vũ khí trang bị, được biên chế cho 48 máy bay tiêm kích đa nhiệm trên boong có khả năng cùng một thời điểm tấn công lên đến 436 đơn vị vũ khí. Khi tác chiến tiến công các hạm tàu, CVBG có thể sử dụng tên lửa chống tàu ASM "Harpoon" và tên lửa chống radar HARM, mỗi đợt tấn công có thể phóng cùng một lúc 96 tên lửa (2 tên lửa trên một máy bay), số lượng vũ khí này đủ khả năng chế áp hỏa lực phòng không của bất cứ một chiến hạm mặt nước nào trên thế giới. Hệ thống trang thiết bị vũ khí tác chiến điện tử trên máy bay tác chiến điện tử EA-18G có thể tấn công chế áp các hệ thống phòng không mạnh nhất trên mặt đất và có khả năng tấn công tất cả các mục tiêu được bảo vệ bằng hệ thống phòng không dày đặc trên khu vực ven biển.

Tiêm kích đa nhiệm F/A-18E«Super Hornet.".
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G.
Máy bay trinh sát và điều hành tác chiến E-2C «Hawkeye".. Hệ thống phòng ngự đa tầng, đa lớp
Hiểm họa đe dọa cụm không quân hải quân chủ lực là các máy bay cường kích và lực lượng tàu ngầm của kẻ thù tiềm năng. Những nguy cơ từ các chiến hạm nổi của đối phương được xác định là rất nhỏ, do các cụm chiến hạm nổi của địch sẽ bị các đòn tấn công ngăn chặn của lực lượng không quân trên tàu sân bay từ tầm xa, trước khi các chiến hạm đối phương có thể tiếp cận tuyến tấn công tàu sân bay bằng hỏa lực của pháo binh – tên lửa. Hiện nay, một nguy cơ nữa có thể đe dọa tàu sân bay, đó là các tên lửa đạn đạo phóng từ bờ biển của đối phương với số lượng lớn.
Hệ thống phòng không CVBG được xây dựng thành đội hình các thê đội. Thê đội phòng ngự 1 (đến 2000 hải lý) lực lượng không quân của đối phương bị phát hiện bới các đài radar cảnh báo sớm trên biển, trên đất liền và trong không trung trên các phương tiện bay trang bị các đài radar trinh sát, theo dõi và điều hành tác chiến. Lực lượng phòng không trên tàu sân bay bao gồm 4 – 8 máy bay F/A-18, trong trường hợp báo động phòng không sẽ cất cánh và tiến công đánh chặn đối phương bằng các tên lửa không đối không tầm trung (AIM-7 "Sparrow", AIM-120 AMRAAM), đồng thời sẽ tăng cường lực lượng máy bay đánh chặn bằng các máy phóng máy bay trên tàu sân bay, các biên đội 2 máy bay sẽ cùng được cất cánh liên tục với giãn cách là 15s.
Thê đội thứ hai là máy bay tác chiến điện tử EA-18G, nhóm máy bay này sẽ tiến hành các hoạt động trinh sát điện tử, chế áp điện tử hệ thống vũ khí đối phương, gây khó khăn cho hoạt động dẫn đường máy bay và tên lửa chống hạm của đối phương trong vùng hoạt động của CVBG.
Thế đội phòng không thứ 3 phòng ngự chống máy bay và tên lửa đối phương là hệ thống các tên lửa phòng không của CVBG, liên tục theo dõi các mục tiêu và trong điều kiện cần thiết sẽ phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu, các tổ hợp tên lửa phòng không được điều khiển bằng một hệ thống duy nhất AEGIS. Các model cuối cùng của hệ thông AEGIS có khả năng theo dõi nhiều mục tiêu các loại cùng một lúc và thực hiện phóng đạn, điều khiển tên lửa các các chiến hạm khác nhau cùng một lúc theo đài radar trên máy bay trinh sát, dẫn đường và điều hành tác chiến đang thường trực.
Thê đội phòng không cuối cùng, gần nhất với các chiến hạm thuộc CVBG, nhằm ngăn chặn các tên lửa chống tàu và các máy bay cường kích đơn lẻ vượt qua được 3 thê đội phòng không, được thực hiện trực tiếp bởi hỏa lực súng phòng không tự động tốc độ cao, được lắp đặt trên các ụ pháo phòng không tự động.
Hiệu quả phòng không của hệ thống phòng không CVBG được đánh giá rất cao, trong điều kiện điều hành tác chiến thành thục và sáng tạo, sử dụng hệ thống này có thể đánh chặn hầu hết các đòn tấn công ồ ạt bằng máy bay, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, khả năng tiêu diệt được chiến hạm của CVBG là rất thấp và có tổn thất rất lớn từ các phương tiện mang của đối phương.
Uy lực chống ngầm 'khủng'

Hệ thống phòng ngự chống ngầm của CVBG, theo điều lệnh tác chiến của Hải quân Mỹ là hệ thống phòng ngự một khu vực, một vùng nước mà trong khu vực đó các CVBG đang hoạt động. Khái niệm phòng ngự chống ngầm khu vực không những chỉ bao hàm khu vực CVBG cơ động hoặc tuyến hải trình mà cụm không quân hải quân chủ lực đang hành quân, mà còn phong tỏa các vịnh và các eo biển, từ đó tàu ngầm đối phương có thể lọt vào vùng biển lớn đang cơ động. Hệ thống chống ngầm CVBG bao hàm các lớp phòng ngự trinh sát, tình báo chống ngầm, chống ngầm tầm xa, tầm trung và tầm gần.
Một trong những nhân tố quan trọng của hệ thống phòng thủ chống ngầm trên toàn thế giới là hệ thống quan sát, theo dõi ngầm dưới biển IUSS (Integrated Undersea Surveillace System). Hạ tầng cơ bản của hệ thống theo dõi dưới biển IUSS là các hệ thống thứ cấp thủy siêu âm thụ động và các khí tài, trong số này có hệ thống các khí tài theo dõi tàu ngầm SOSUS (Sound Surveillace Undersea System).

Sơ đồ hệ thống trinh sát tàu ngầm SOSUS.
Khởi thủy ban đầu, người Mỹ và khối NATO xây dựng hệ thống chuỗi các đài thu thủy siêu âm với các thiết bị đầu thu thụ động dọc ven biển Đại Tây Dương của Mỹ, sau đó là Thái Bình Dương, trên những căn cứ quân sự ven biển và hải đảo, tạo thành mạng nhện BGAS, kiểm soát hoàn toàn vùng nước đại dương của thế giới. Như vậy ở vùng bán cầu phía Bắc đã kiểm soát hơn 3/4 vùng nước đại dương. Tất cả các hệ thống chuỗi mạng nhện BGAC được thiết lập gồm 22 hệ thống.
Mỗi một đài theo dõi có ba thành phần chủ yếu: Các an ten thu sóng thủy siêu âm thụ động, bộ cáp quang dẫn truyền tín hiệu và thiết bị xử lý thông tin kỹ thuật số. Cấu trúc thiết kế an ten là một đường cáp dài được gắn các micro thủy âm, đặt trực tiếp lên đáy biển, ở những vùng nước nông có thể đặt vào đường hào đáy biển tránh tác động của các phương tiện kỹ thuật hoặc động vật biển.
Kết quả thu được từ BGAS được truyển tải theo thời gian thực bằng đường cáp quang, radio và liên lạc vệ tính đến các trung tâm chỉ huy và các trung tâm điều hành lực lượng chống ngầm ở các khu vực. Những thông tin về khả năng xuất hiện tàu ngầm được sử dụng để định vị hướng bay cho máy bay chống ngầm, tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm và các chiến hạm nổi, các phương tiện chống ngầm sẽ phát hiện và đeo bám mục tiêu, sẵn sàng tiêu diệt bằng các loại vũ khí theo trang bị.
(còn tiếp)



http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/628685/Tai-sao-Trung-Quoc-hoang-hon-truoc-tau-san-bay-My-tpol.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tomahawk - "Sứ giả chiến tranh" của Mỹ

Trong các cuộc chiến gần đây nhằm vào Iraq, Afghanistan hay Libya, trước tiên Mỹ bao giờ cũng phát động tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk từ các tàu khu trục và tàu ngầm nguyên tử cách xa hàng ngàn km...


Bắn lọt cửa sổ từ khoảng cách cả ngàn cây số

Không phải ngẫu nhiên mà tên lửa Tomahawk được mệnh danh là 'sứ giả chiến tranh' vì thứ vũ khí chính xác này luôn giữ vai trò mở màn khi Mỹ muốn tuyên chiến với một quốc gia hoặc phát động tấn công nhằm thay đổi chế độ ở một quốc gia nào đó.
Các chuyên gia quân sự đánh giá tên lửa Tomahaw là thứ vũ khí cách mạng tạo ra bước ngoặt thay đổi quy luật của chiến tranh hiện đại. Nếu trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, không quân và bộ binh Mỹ từng phải chịu những tổn thất nặng nề về người và phương tiện thì nay với Tomahawk luật chơi đã thay đổi. Chỉ cần ngồi một nơi an toàn cách xa chiến trường hàng ngàn cây số, nhấn nút phóng tên lửa Tomahawk có thể bắn lọt qua cửa sổ một tòa nhà mục tiêu.
Chính vì vậy, hàng trăm quả Tomahawk luôn khai hỏa trận chiến trước tiên, tiêu diệt hoặc làm tê liệt các mục tiêu quan trọng có giá trị cao của đối phương. Sau khi kẻ địch đã gần như bị đánh quỵ, không còn khả năng chống trả hoặc nếu có cũng vô cùng yếu ớt thì các lực lượng khác của Mỹ và đồng minh mới vào cuộc, giải quyết chiến trường một cách dễ dàng.


Phóng tên lửa Tomahawk từ dưới tàu ngầm. Vào những năm 1970, Lực lượng Hải quân Xô Viết đã trở thành lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới về vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu trên biển lớn. Các tàu tuần dương dự án thiết kế 58, tàu khu trục dự án thiết kế 61, tàu ngầm nguyên tử dự án thiết kế 675, được biên chế các tên lửa hành trình có khả năng tiêu diệt hầu hết các át chủ bài (tàu sân bay Mỹ) như P-35 (tầm bắn – 350 km), P-15 (tầm bắn – 85 km), P-5D (tầm bắn 500 km).
Mỹ đáp trả tên lửa DF-21D của Trung Quốc bằng biện pháp bí mật
Lá chắn tên lửa Mỹ sẽ bao vây Trung Quốc?
Triều Tiên thử tên lửa, Mỹ đưa pháo thông minh sang Hàn
Nga có tên lửa 100 tấn xuyên thủng lá chắn tên lửa Mỹ
Nên đọc

Cấu trúc của các tàu tên lửa với vũ khí trang bị trên tàu đã gây sự kinh hoàng và hoảng loạn đến căm thù của các lực lượng Hải quân Bắc Đại Tây Dương, tạo lên những viễn cảnh đáng sợ từ phía Hải quân Xô Viết.
Tất cả các chiến hạm của Mỹ và NATO đều được chế tạo từ thời kỳ đại chiến thế giới thứ 2, vũ khí tác chiến trên biển chủ yếu là máy bay, pháo hạm hạng nặng và ngư lôi. Đến thời điểm đó, vũ khí trên biển của Phương Tây thật sự là đã lỗi thời, ngoại trừ các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hạt nhân của Mỹ - hoàn toàn mang tính chiến lược và gắn bó với NATO chỉ trên phương diện hình thức, đồng thời có hai chiến hạm – tầu tuần dương tên lửa chạy bằng năng lượng nguyên tử URO "Long Beach" tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử "Enterprise" còn tương đối được coi là hiện đại.
Vào năm 1971 Bộ tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ khởi động chương trình nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình chiến lược dành cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Thời điểm ban đầu, các nhà nghiên cứu đề xuất 2 phương án tên lửa hành trình.
Phương án 1: Chế tạo tên lửa hành trình lớn có đường kính đến 55 inch , sử dụng hệ thống máy phóng tên lửa đạn đạo "Polaris" UGM-27, được loại bỏ từ lực lượng tên lửa. Phương án này có kế tên lửa hành trình hạng nặng có tầm bắn rất lớn – đến 3.000 hải lý và bố trí các tên lửa này trên hơn 10 tàu ngầm nguyên tử lớp "George Washington" và "Eten Allen" trong các ống phóng tên lửa đạn đạo Polaris. Như vậy, các tàu ngầm nguyên tử này sẽ được trang bị các tên lửa hành trình hạng nặng cấp chiến lược.
Phương án 2: Tên lửa hành trình hạng nhẹ cấp chiến thuật, có đường kính 21 inch tầm bắn đến 1.500 hải lý được phóng bằng ống phóng ngư lôi 533-mm của tàu ngầm.
Vào tháng 7.1972, phương án tên lửa hành trình phóng bằng ống phóng ngư lôi được duyệt. Chương trình có tên là SLCM (Sea Launched Cruise Missile) — tên lửa có cánh phóng từ các phương tiện mang trên biển. Vào tháng 1.1976 đã lựa chọn 2 phương án có tính khả thi rất cao nhằm mục đích đưa vào thử nghiệm cạnh tranh. Thiết kế 1 của hãng General Dynamics: ракета UBGM-109A, thiết kế 2 của hãng LTV: Tên lửa UBGM-110A. Tháng 2.1976, bắt đầu thử nghiệm các nguyên mẫu tên lửa được phóng từ tàu ngầm dưới nước. Tên lửa BGM-109A là người chiến thắng ở giai đoạn đầu của thử nghiệm.
Tháng 3.1976, Bộ tổng tham mưu lực lượng Hải quân Mỹ đã quyết định, SLCM sẽ là vũ khí tấn công cơ bản cấp chiến dịch – chiến thuật và cũng là tên lửa cấp chiến lược của các chiến hạm nổi. Tháng 4.1980 thử nghiệm bay lần thứ nhất tên lửa hành trình BGM-109A, tên lửa được phóng từ tàu khu trục Mỹ Merrill (DD-976). Tháng 6.1976 đã tiến hành thử nghiệm thành công phóng tên lửa từ tàu ngầm. Sự kiện này đã trở thành quen thuộc trong lịch sử phát triển vũ khí tên lửa trên biển: Tên lửa hành trình cấp chiến lược được phóng từ tàu ngầm Hải quân Mỹ Guitarro SSN-665. Trong vòng 3 năm liên tục đã tiến hành phóng thử nghiệm hơn 100 tên lửa. Tháng 04.1983, đại diện Hải quân Mỹ tuyên bố: "Tên lửa đã đạt được các tiêu chuẩn khai thác sử dụng, sẵn sàng được đưa vào biên chế trong lực lượng vũ trang".



Phóng tên lửa BGM-109 trên tàu tuần dương tên lửa "Ticonderoga". BGM-109 Тomahawk — tên lửa hành trình có cánh được phóng từ các phương tiện mang trên biển, trên không và trên mặt đất. Tên lửa được thiết kế theo mẫu máy bay cánh đơn – thân tên lửa là ống trụ tròn, hai cánh chính có thể gấp lại và được lắp ở trọng tâm tên lửa và bốn cánh ổn định đuôi hình chữ thập. Thân tên lửa được chế tạo từ hợp kim nhôm, một số các bộ phận và bề mặt khí động học của tên lửa được chế tạo từ nhựa tổng hợp graphite-epoxy và trong suốt đối với các sóng radio. Để giảm độ phản xạ hiệu dụng, trên thân tên lửa, cánh tên lửa và bộ cánh ổn định đuôi, trên thân tên lửa được sơn phủ bằng lớp vật liệu hấp thụ sóng radar.
Tên lửa được phân chia thành 6 khoang: khoang thứ nhất – thiết bị của hệ thống điều khiển tên lửa và dẫn đường mục tiêu; khoang thứ 2 – đầu đạn với bộ phận khóa an toàn và bộ phận kích nổ đạn, khoang thứ 3 – thùng nhiên liệu thứ 1; khoang thứ 4- đường dẫn động bộ phân mở cánh, thùng nhiên liệu thứ 2 và thứ 3 (thể tích toàn bộ các thùng nhiên liệu là 600 kg JP-9),khoang thứ 5: đầu hút không khí và pin nhiệt điện, khoang thứ 6: động cơ hành trình và các đường dẫn động cánh ổn định và cánh lái đuôi tên lửa. kết nối với khoang này là động cơ tăng tốc tên lửa nhiên liệu rắn Atlantic Research Mk 106 có lực đẩy là 26,7 kN (6000 pound) và thời gian hoạt động là 12 s.
Trong tên lửa được lắp đặt động cơ phản lực cánh quạt đẩy turbofan kích thước nhỏ có khối lượng là 58 kg, chiều dài 0.94 m, đường kích 0,305m DTRD Williams F107 — WR-400 тягой 2.7 kN (272 kg). Hệ thống điều khiển và tự dẫn tên lửa hành trình là một tổ hợp 3 hệ thống thứ cấp xếp lần lượt, để hệ thống thứ cấp tiếp theo sửa lỗi của hệ thống trước.
Hội tụ công nghệ đỉnh cao

Tomahawk hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong việc dẫn đường, chỉ thị và tấn công mục tiêu. Hệ thống dẫn đường của Tomahawk có thể coi là một chuẩn mực đối với tên lửa hành trình hiện đại. Cơ chế dẫn đường của Tomahawk rất phức tạp và phối hợp nhiều công nghệ dẫn đường khác nhau, các hệ thống này bổ sung cho nhau nhằm tăng độ chính xác khi tác chiến.

Truy tìm “gốc gác” tên lửa...
Nhân viên chế tạo tên lửa Mỹ xem phim sex
Iran coi thường lá chắn tên lửa Mỹ
Hàn Quốc từ chối tham gia lá chắn tên lửa Mỹ
Nên đọc

Hệ thống thứ nhất – Hệ thống dẫn đường quán tính, hoạt động trong giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của quỹ đạo đường bay tên lửa TAINS (TERCOM Assisted Inertial Navigation System) có khối lượng 11 kg. Hệ thống bao gồm máy tính điện tử, hệ thống hạ tầng quán tính và thiết bị đo độ cao bằng áp suất khí quyển. Hệ thống hạ tầng quán tính dạng Strapdown INS bao gồm 3 con quay tự do đo tốc độ góc và 3 bộ gia tốc kế. Hệ thống duy trì khả năng dẫn đường với độ sai lệch không quá 1 m trên 1 km đường bay.
Hệ thống thứ 2: Hệ thống so sánh tương quan hình thể địa hình theo mặt cắt thẳng đứng của công ty McDonnell Douglas AN/DPW-23 TERCOM (Terrain Contour Matching), hệ thống hoạt động ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của quỹ đạo bay tên lửa. Hệ thống bao gồm máy tính điện tử, thiết bị radar đo độ cao. Trong máy tính điện tử trên ổ cứng lưu trữ các mảnh bản đồ kỹ thuật số địa bàn, nơi tên lửa sẽ bay qua. Độ rộng của tia radar khoảng từ 13 – 15 độ ( tần số 4 – 8 GHz). Nguyên tắc làm việc của hệ thống được dựa trên cơ sở so sánh địa hình của khu vực, nơi đang có mặt tên lửa hành trình tham chiếu với các mảnh bản đồ mẫu mẫu tiêu chuẩn trên quỹ đạo tên lửa bay.
Xác định địa hình chuẩn được thực hiện bằng các thông số của chùm tia quét radio và thiết bị đô độ cao áp suất khí quyển. Thiết bị đầu tiên đo khoảng cách từ tên lửa đến mặt đất (độ cao thực), thiết bị thứ hai đo độ cao bay với mặt biển. Thông tin địa hình được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính, phần mềm sẽ so sánh với những thông số thực tế thu được từ địa hình thực. Máy tính sẽ đưa ra các thông số để điều chỉnh hệ thống dẫn đường quán tính. Toàn bộ quỹ đạo đường bay của tên lửa trên đất liền được chia ra làm 64 ô điều chỉnh với chiều dài đến 8 km và chiều rộng từ 2 đến 48 km.
Hệ thống thứ 3 —Hệ thống so sánh điện tử - quang học AN/DXQ-1 DSMAC (Digital Scene Matching Area Correlation), hệ thống cho phép tên lửa đánh trúng mục tiêu với độ sai lệch – 10 m. Hệ thống sử dụng ảnh kỹ thuật số trên nền tảng quang ảnh và ảnh hồng ngoại, những bức ảnh kỹ thuật số này được chụp liên tiếp trên quỹ đạo đường bay của tên lửa. Hệ thống DSMAC bắt đầu làm việc ở giai đoạn cuối của quỹ đạo tên lửa, sau khi hệ thống TERCOM. Camera sẽ tiến hành rà quét khu vực mục tiêu, các hình ảnh thu được được đưa vào máy tính điện tử, phần mềm máy tính sẽ so sánh với các chuẩn khu vực mục tiêu, được lưu trữ trong ổ cứng. Các sai lệnh sẽ được chuyển thành lệnh sang hệ thống điều khiển hiệu chỉnh lại quỹ đạo bay của tên lửa.
Hệ thống định vị vệ tinh GPS — cung cấp thông tin chính xác về vị trí của tên lửa trên quỹ đạo bay. Sự ưu việt của tên lửa Tomahawk còn ở chỗ nó có thể cập nhật thông tin về mục tiêu từ nhiều phương tiện giám sát khác nhau (từ máy bay, UAV, vệ tinh, bộ binh, xe tăng, tàu chiến…). Điều này là biểu hiện thực tế của học thuyết “mạng lưới trung tâm chiến tranh”, một ứng dụng công nghệ thông tin trong tác chiến được Mỹ khởi xướng vào những năm 1990.
Tomahawk có thể bay rất thấp và linh hoạt như một máy bay, cùng với thân hình nhỏ gọn nên nó rất khó bị phát hiện bởi các radar mặt đất. Việc phát hiện tên lửa bằng các biện pháp dò tìm hồng ngoại cũng rất khó khăn. Tên lửa có tốc độ cận âm cùng với động cơ phản lực cánh quạt chạy rất êm nên độ bộc lộ bức xạ hồng ngoại không cao.

Với tất cả tiến bộ công nghệ, Tomahawk đạt độ chính xác gần như tuyệt đối. Trong chiến dịch 'Bão táp sa mạc' chống Iraq, một số khách du lịch đã vô cùng sửng sốt khi thấy một quả tên lửa Tomahawk bay bám theo con đường mà họ đang đi ở độ cao rất thấp để tránh radar phát hiện, tiếp cận mục tiêu đã được nạp lệnh trong bộ nhớ của nó.


'Chấp' mọi hệ thống phòng không

Tomahawk là tên lửa hành trình tầm xa, đa nhiệm, có thể phóng từ các phương tiện mang khác nhau trên không, trên biển, trên đất liền và dưới đại dương. Nhà sản xuất: Công ty Raytheon Missile Systems; Động lực: Sử dụng động cơ turbofan (động cơ phản lực cánh quạt đẩy) Williams International F107-WR-402 và động cơ tăng tốc phản lực nhiên liệu rắn; Kích thước: dài 18 feet 3 inches (5.56 m); với động cơ tăng tốc : 20 feet 6 inches (6.25 m). Đường kính: 20.4 inches (51.81 cm). Sải cánh: 8 feet 9 inches (2.67 m); Khối lượng: 2,650 pounds (1192.5 kg); 3,200 pounds (1440 kg) với động cơ phản lực tăng tốc;Tốc độ bay: Cận âm 880 km/h;
Tầm bắn của Tomhawk từ 1.300-2.500km tùy biến thể, có thể nhắm trúng các mục tiêu cố định hoặc bán cố định với bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ 3-5m. Tên lửa được trang bị đầu đạn thuốc nổ nặng 450kg đủ sức công phá mọi công sự phòng ngự kiên cố nhất (hoặc có thể lắp đầu đạn hạt nhân khi cần). Tomahawk có thể tấn công mục tiêu theo kiểu bổ nhào từ trên cao xuống, tấn công từ bên hông hoặc nổ từ trên cao tạo xung lực phá hủy các mục tiêu trên mặt đất với bán kính rất lớn.


Robert Aldridge - Kỹ sư cao cấp General Dynamics - mô tả sản phẩm của mình trên tạp chí "The Nation" bài viết "Lầu Năm Góc trên đường chiến tranh", từ ngày 27.3.1982: “Phương án chiến lược của tên lửa được tính sao cho, với vận tốc 0,7M tên lửa bay được một quãng đường xa nhất trên độ cao 20000 ft (6096m). Trong giai đoạn này tên lửa tiết kiệm được nhiều nhiên liệu nhất và bay được khoảng cách xa nhất. Hệ thống dẫn đường quán tính điều khiển tên lửa ở chế độ bay autopilot, liên tục được điều chỉnh bởi hệ thống TERCOM. TERCOM có thể điều chỉnh tên lửa bay theo quỹ đạo đặt trước với độ chính xác rất cao, cùng với hệ thống quang điện tử DSMAC ở giai đoạn cuối của đường bay, cho phép tên lửa đánh trúng mục tiêu với sai lệch rất nhỏ.
Khi tên lửa tiếp cận không gian phòng ngự của đối phương, tên lửa sẽ hạ xuống độ cao rất thấp, từ 30 m đến 130 m, với khả năng tàng hinh (công nghệ stealth), tên lửa có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng không hiện đại nhất. Khi khoảng cách đến mục tiêu còn khoảng 50 hải lý (80,5 km) tên lửa sẽ hạ độ cao xuống còn 15 m so với địa hình và tăng tốc độ lên đến 1,2 M để tấn công mục tiêu, các phương thức tấn công mục tiêu theo sự lựa chọn của yêu cầu nhiệm vụ, tính chất mục tiêu và khả năng bảo vệ.
Do đặc điểm tên lửa được chế tạo trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đối tượng tác chiến chính là Lực lượng quân đội Xô Viết, do đó, tên lửa có thể mang được đầu đạn hạt nhân. Sau này, tên lửa Tomahawk đã có nhiều biến thể đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của chiến tranh và xung đột khu vực. Tên lửa Tomahawk được sử dụng trên nhiều phương tiện mang khác nhau, và có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau trên biển, trên đất liền. Chẳng hạn, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio chuyển đổi mang tới 154 quả tên lửa Tomahawk, đủ để bất kỳ quốc gia nào muốn thách thức Mỹ phải rùng mình khi chiến hạm này lại gần.
Nguồn: Tienphong.vn, Nguoiduatin.vn, Tinmoi.vn.

http://toancanh.nguoiduatin.vn/tomahawk-su-gia-chien-tranh-cua-my-011266202.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực


Ảnh chụp bởi Su-24, dưới là con F-18 chuẩn bị phóng lên. Radar của tàu sân bay phát hiện được phi đội Nga, chỉ huy tàu ra lệnh báo động nhưng không đủ điều kiện để phóng máy bay. 40 phút kể từ lúc báo động, hai máy bay Nga bay ngang qua tháp không lưu ở độ cao 60m.

Sau đó Nga lập lại chiêu này nhưng Mĩ đã đề phòng trước. Và Nga cũng đã từ bỏ vụ này vì quá mạo hiểm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa Jericho III – Át chủ bài của không quân Israrel

Hãng tin AFP dẫn lời một quan chức quân sự Israrel cho biết quân đội nước này đã tiến hành thử nghiệm tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Jericho III vào hôm thứ Tư vừa qua. Việc tên lửa tầm xa Jericho III được thử nghiệm đã gây lo ngại cho các nước ở khu vực Trung Đông vốn nằm trọn trong tầm bắn của loại tên lửa này.

Ảnh minh họa 1: tên lửa Jericho III​
Thế hệ tên lửa Jericho đầu tiên được Israel phát triển vào thập niên 1960 của thể kỷ trước với sự giúp đỡ của người Pháp nhằm cho ra đời một loại tên lửa tầm gần để tấn công các đối thủ của nhà nước Do Thái trong khu vực Trung Đông. Năm 1971 tên lửaJericho-1 (Luz YA-1 Short Range Ballistic Missile) ra đời đã có ý nghĩa quan trọng giúp Israel răn đe các đối thủ trong khu vực. Gần đây trước việc Iran cho phát triển hệ thống tên lửa tầm ngắnFateh-110 được trang bị hệ thống kiểm soát và hướng dẫn với độ chính xác cao đã khiến giới quân sự Israel đẩy nhanh việc triển bổ sung tên lửa Jericho III vào kho vũ khí chiến lược của quân đội Israel từ năm 2008.
Tên lửa Fateh-110 của Iran – đối thủ của Jericho III​
Tên lửa Jericho - 3 sử dụng hệ thống động cơ đẩy nhiêu liệu rắn 3 giai đoạn, có khả năng mang đầu đạn thông thường lên đến 3 tấn hoặc một đầu đạn hạt nhân nặng 750 kg, phần đầu đạn của tên lửa được điều khiển bằng rađa để đảm bảo độ chính xác cao khi tiếp cận các mục tiêu của đối phương. Jericho III có trọng lượng khoảng 30 tấn; đường kính thân rộng 1,56 mét. Tầm bắn của Jericho III từ 4.800 đến 11.500 km, có thể bay đến bất cứ địa điểm nào ở khu vực Trung Đông.
Trong quá khứ lực lượng tên lửa Israel từng đã tấn công các mục tiêu được nghi là cơ sở sản xuất hạt nhân của Iraq vào năm 1981 và Syria năm 2007. Vụ thử tên lửa hôm thứ Tư vừa qua được các nhà phân tích đánh giá là một động thái của Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhằm giảm bớt chỉ trích của dư luận trong nước trước việc Israel không ngăn cản được Palestine gia nhập tổ chức UNESCO.

http://laodong.com.vn/Sci-Tech/Ten-lua-Jericho-III-At-chu-bai-cua-khong-quan-Israrel/1819.bld
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình


Ảnh chụp bởi Su-24, dưới là con F-18 chuẩn bị phóng lên. Radar của tàu sân bay phát hiện được phi đội Nga, chỉ huy tàu ra lệnh báo động nhưng không đủ điều kiện để phóng máy bay. 40 phút kể từ lúc báo động, hai máy bay Nga bay ngang qua tháp không lưu ở độ cao 60m.

Sau đó Nga lập lại chiêu này nhưng Mĩ đã đề phòng trước. Và Nga cũng đã từ bỏ vụ này vì quá mạo hiểm
mức độ sẵn sàng chiến đấu kém thế nhở ???
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hai “sát thủ diệt tàu sân bay” của Nga


(Kienthuc.net.vn) - Tuần dương hạm tên lửa của Hải quân Nga đang trang bị 2 tên lửa hành trình chống tàu “hàng khủng” thiết kế nhằm mục đích tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.

Để chiếm ưu thế tuyệt đối trên biển và trên không, Mỹ đã phát triển lực lượng không quân hải quân hùng hậu mà nòng cốt là tàu sân bay. Với tàu sân bay, Mỹ có thể triển khai không quân ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.


Tuy nhiên, tàu sân bay thường chỉ được trang bị hệ thống vũ khí hạng nhẹ. Vì thế để đảm bảo an toàn cho tàu trước các mối đe dọa từ trên không và trên biển, Mỹ đã xây dựng nên nhóm tàu sân bay chiến đấu hùng hậu để hộ tống gồm: 2 tuần dương hạm, 4 khu trục hạm, 2 tàu hậu cần kỹ thuật, các tàu quét mìn và 2-3 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa.


Trong đó, các tàu tuần dương, khu trục được trang bị hệ thống vũ khí phòng không, chống tàu cực mạnh nhằm tiêu diệt mọi máy bay, tên lửa, tàu chiến đối phương muốn tiếp cận mục tiêu.


Có thể nói, muốn tiếp cận được tàu sân bay Mỹ đối phương phải vượt qua một hàng rào thép gần như bất khả xâm phạm. Đó là chưa kể lực lượng máy bay tiêm kích hùng hậu ngay trên tàu sân bay có khả năng đánh chặn và công kích mọi mục tiêu trên không và trên mặt nước trong bán kính hàng nghìn km.


Trong chiến tranh lạnh, nhằm đối phó với nhóm tàu chiến đấu hùng hậu của người Mỹ, Liên Xô đã quyết định phát triển ra những tên lửa hành trình chống tàu “siêu khủng” chuyên diệt tàu sân bay.


P-500 Bazalt

Những năm 1960, các nhà khoa học quân sự Liên Xô đã bắt tay vào việc phát triển tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-500 Bazalt (NATO định danh là SS-N-12 Sandbox). Loại tên lửa này chính thức đi vào phục vụ năm 1973.


Tên lửa hành trình chống tàu P-500 Bazalt có kích cỡ lớn với chiều dài 11,7m, đường kính thân 0,9m, nặng khoảng 4,5 tấn. Tên lửa trang bị động cơ đẩy rocket nhiên liệu lỏng cho phép đạt tốc độ vượt âm thanh (Mach 2,5), tầm bắn 550km.

Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-500.​
Loại tên lửa này được thiết kế lập trình phát huy hiệu quả với “chiến thuật bầy sói” - phóng nhiều tên lửa đánh vào cùng một mục tiêu để đạt hiệu quả cao nhất.


Trong chiến đấu, sau khi xác định mục tiêu, tàu chiến sẽ bắn đồng loạt khoảng 8 quả P-500, chúng sẽ liên kết với nhau thành một nhóm với tên lửa “đầu đàn” bay lên cao khoảng 7.000m để tìm mục tiêu bằng radar. Các tên lửa khác nằm ở độ cao thấp để tránh bị phát hiện sớm.


Khi tên lửa “đầu đàn” phát hiện tàu sân bay nó sẽ cung cấp dữ liệu cho các tên lửa còn lại, và phần lớn các tên lửa này sẽ lao vào mục tiêu chính là tàu sân bay. Ngoài ra, một số tên lửa sẽ tấn công mục tiêu khác để phân tán khả năng đánh chặn của đối phương.


Trong trường hợp, tên lửa “đầu đàn” bị bắn hạ thì một tên lửa khác sẽ bay lên thế chỗ tiếp tục tìm kiếm và khóa mục tiêu.

Tuần dương hạm tên lửa Slava phóng P-500.​
P-500 trang bị đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng tới 950kg cho phép bắn chìm tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng phát bắn duy nhất. Nó cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cỡ 350 kiloton.


Hiện nay, tên lửa hành trình P-500 Bazalt trang bị chủ yếu trên tuần dương hạm tên lửa lớp Slava (Project 1164). Với 16 quả đạn P-500 Bazalt, lớp Slava được xem là một trong những chiến hạm diệt tàu sân bay “khủng” nhất của Hải quân Nga, là “cơn ác mộng” đối với hạm đội tàu sân bay Mỹ.


P-700 Granit

Dựa trên thành tựu từ P-500 Bazalt, Liên Xô tiếp tục phát triển tên lửa hành trình chống tàu sân bay P-700 Granit mạnh hơn.


P-700 Granit (NATO định danh SS-N-19 Shipwreck) có kích thước nhỏ hơn, nhưng lại nặng hơn so với P-500 Bazalt. Theo đó, P-700 dài 10m, đường kính thân 0,85m, nặng 7 tấn.


Tên lửa P-700 trang bị 2 động cơ (khởi tốc và hành trình), tên lửa đẩy ra khỏi ống phóng bằng động cơ đẩy phụ nhiên liệu rắn. Sau khi đạt độ cao ổn định, động cơ tuốc bin phản lực KR-93 được kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu, tốc độ hành trình vượt âm thanh (Mach 2,5), tầm bắn xa đến 625km.

Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-700 Granit.​
Tên lửa dùng hệ dẫn đường quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối. Tương tự chiến thuật sử dụng P-500, P-700 cũng áp dụng “chiến thuật bầy sói”.


Tàu chiến sẽ bắn nhiều đạn tên lửa P-700 vào cùng một mục tiêu và sẽ có tên lửa “đầu đàn” bay ở độ cao lớn hơn, chỉ định mục tiêu cho các tên lửa khác tấn công.


Chúng sẽ tấn công các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên, từ cao nhất tới thấp nhất. Và sau khi phá hủy các mục tiêu đầu tiên, tên lửa còn lại sẽ tấn công mục tiêu ưu tiên tiếp theo. Với ưu thế phóng loạt thì hệ thống đánh chặn của cụm tàu sân bay xem ra sẽ rất vất vả trong việc chống trả.

Tuần dương hạm tên lửa Kirov phóng P-700 Granit.​
Tên lửa hành trình chống tàu P-700 Granit lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 750kg, tuy nhỏ hơn P-500 nhưng đủ sức để gây thiệt hại lớn cho tàu địch.


Hiện nay, tên lửa P-700 Granit chủ yếu trang bị trên tuần dương hạm tên lửa lớp Kirov – chiến hạm siêu lớn của Nga chạy bằng năng lượng hạt nhân có kích cỡ tương đương tàu sân bay hạng nhẹ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Kh-22: "ác mộng" của tàu sân bay Mỹ



(Kienthuc.net.vn) - Tên lửa chống tàu Kh-22 được xem là vũ khí hủy diệt cực mạnh trang bị trên máy bay Tu-22M làm nhiệm vụ vô hiệu hóa tàu sân bay Mỹ.



Giới quân sự Liên Xô trong suốt nhiều năm đã miệt mài, tìm tòi sáng chế ra những vũ khí tối tân, có sức công phá khủng khiếp để đối phó hạm đội tàu sân bay hùng hậu của Hải quân Mỹ.


Cùng với chương trình nghiên cứu phát triển tên lửa “tìm diệt tàu sân bay” trang bị cho tàu chiến đấu mặt nước, tàu ngầm, Liên Xô còn tập trung phát triển tên lửa chống tàu trang bị trên máy bay ném bom chiến lược. Một trong những vũ khí điển hình là tên lửa Kh-22 mang trên máy bay ném bom chiến lược Tu-22M.


Tên lửa chống tàu Kh-22 do Cục thiết kế Raduga nghiên cứu phát triển từ những năm 1950-1960 cho nhiệm vụ đối phó tàu sân bay và nhóm tàu sân bay chiến đấu của Hải quân Mỹ.

Tên lửa chống tàu sân bay Kh-22 trên giá treo máy bay Tu-22M.​
Kh-22 có kích cỡ rất lớn với chiều dài tới 11,65m, đường kính thân 181cm và nặng tới 5,8 tấn.


Tên lửa được trang bị động cơ phản lực nhiên liệu lỏng Isayev dùng nhiên liệu hydrazine và IRFNA giúp quả đạn bay với tốc độ gần gấp 2 lần vận tốc âm thanh và đạt tầm bay tới 600km.


Kh-22 thiết kế với 2 chế độ tấn công ở 2 độ cao khác nhau gồm:


- Chế độ độ cao lớn, sau khi phóng thì quả đạn đạt tới trần bay 27km rồi bổ nhào xuống mục tiêu với tốc độ lớn, ở pha cuối (giai đoạn tiếp cận mục tiêu) thì tốc độ của Kh-22 gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 3,4).


- Chế độ độ cao thấp, sau khi phóng thì quả đạn đạt tới trần bay 12km và bổ nhào xuống mục tiêu với vận tốc Mach 1,2 tại pha cuối.


Hệ thống dẫn đường tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối (tự quét, tìm và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ máy bay phóng).


Tên lửa Kh-22 lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng tới 1 tấn (hoặc đầu đạn hạt nhân công suất 350 Kiloton) cho phép tấn công đánh chìm các mục tiêu cỡ lớn. Theo tính toán qua các lần bắn thử nghiệm, lượng thuốc nổ thường của đầu đạn Kh-22 có khả năng tạo ra hố sâu 5m, đường kính 12m.

Biên đội Tu-22M mang tên lửa Kh-22.​
Với sức công phá đó, chỉ cần một vài quả Kh-22 đủ khả năng gây hư hỏng nặng hoặc đánh chìm hoàn toàn tàu sân bay. Trung tâm phân tích quân sự Australia Air Power đánh giá, Kh-22 là một loại vũ khí “khủng khiếp ở mọi giới hạn”.


Do có kích cỡ lớn lên tới 5,8 tấn, Kh-22 chỉ có thể mang trên các máy bay ném bom chiến lược cỡ lớn, đó là loại Tu-22M.


Tu-22M cũng là một trong thiết kế vũ khí chiến lược độc đáo của các nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô. Máy bay ném bom Tu-22M có khả năng đạt vận tốc siêu thanh, thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe cho phép đạt tốc độ lớn ngay cả khi bay độ cao thấp.


Tu-22M trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Klimov NK-25 cho phép đạt tốc độ tối đa tới 2.000km/h, bán kính chiến đấu khoảng 2.400km, trần bay 13,3km.


Máy bay có khả năng mang khối lượng vũ khí lớn lên tới 21 tấn cho phép nó trang bị tối đa 3 tên lửa chống tàu Kh-22 hoặc 6 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Kh-15 hoặc 69 bom không điều khiển FAB-250 hay 8 bom FAB-1500.


Với một phi đội 2-4 chiếc Tu-22M mang tối đa tên lửa Kh-22 có lẽ là đủ để tiêu diệt nhóm tàu sân bay chiến đấu Mỹ (gồm cả tàu sân bay và các tàu hộ tống bảo vệ).
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc “hãi” phương tiện bay siêu vượt âm X-51A


(Kienthuc.net.vn) – Theo các chuyên gia thế giới, chính quyền Trung Quốc tỏ ra lo lắng trước phương tiện bay siêu vượt âm X-51A mà Mỹ vừa thử thành công.

Japan Times mới đăng tải bài viết “Những vũ khí của Mỹ khiến Trung Quốc lo lắng”, trong đó đề cập tới việc Bắc Kinh tỏ ra lo lắng tới phương tiện bay siêu vượt âm X-51A mà Mỹ mới thử thành công.


Bài viết dẫn lời chuyên gia phân tích Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (trụ sở Singapore) Michael Richardson cho rằng, sự kiện Mỹ thử thành công phương tiện bay siêu vượt âm X-51A vào ngày 1/5 thu hút sự chú ý từ chính quyền Bắc Kinh.


X-51A còn được biết đến với biệt danh WaveRider có thể đạt tới tốc độ 6.245 km/h. X-51A có thể bay từ New York đến Los Angeles chỉ trong 39 phút. Theo ông Richardson, nhờ việc trang bị động cơ phản lực tĩnh siêu âm nên X-51A có thể làm được điều đó.


Về mặt lý thuyết, động cơ phản lực tĩnh siêu âm có thể giúp X-51A đạt tốc độ lên tới Mach 24 (29.000 km/h). Ông Richardson cảnh báo, với sự phát triển của một loại vũ khí mạnh như vậy có thể khiến cho cuộc xung đột hạt nhân ngày càng đến gần hơn và có khả năng xảy ra trên thực tế.

Phương tiện bay siêu vượt âm X-51A trên cánh máy bay B-52 chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm.​
Chuyên gia Michael Richardson nhận định, có thể một ngày nào đó, động cơ phản lực tĩnh siêu âm sẽ được ứng dụng trong hàng không dân dụng và cho các chuyến bay ngoài không gian, nhưng hiện tại nó chỉ ứng dụng được cho quân sự.


Không quân Mỹ, Lục quân và Cơ quan Nghiên cứu Dự án Tiên tiến Quốc phòng (DARPA) đã thực hiện nhiều cuộc thử phương tiện bay không người lái siêu tốc trong nhiều năm qua. Chúng là một phần trong chương trình “Đòn Tấn công nhanh toàn cầu” của Quân đội Mỹ.


Ông Richardson cũng cho biết thêm rằng, Cơ quan Nghiên cứu Dự án Tiên tiến Quốc phòng (DARPA) đang thử nghiệm phương tiện bay siêu vượt âm mang tên Falcon Hypersonic Technology Vehicle hay còn gọi HTV-2.


"Đây là một phương tiện bay không người lái trang bị động cơ rocket có thể lướt qua bầu khí quyển của Trái đất với tốc độ cực kỳ nhanh," Richardson nói.


Mẫu thử nghiệm công nghệ HTV-2 của Mỹ được thiết kế có thể đạt tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh (Mach 20). HTV-2 có thể bay từ New York đến Los Angeles chưa đầy 12 phút.

Phương tiện bay siêu vượt âm HTV-2 đang được thử nghiệm.​
Để đương đầu với một cuộc tấn công bất ngờ từ phía Trung Quốc nhằm vào hệ thống vệ tinh thông tin liên lạc của Mỹ, chính quyền Washington có thể sử dụng các loại vũ khí trong “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” được trang bị đầu đạn thuốc nổ mạnh, phi hạt nhân để chống lại Bắc Kinh.


Theo ông Richardson, hệ thống vũ khí mới này có khả năng tấn công tất cả các mục tiêu ở bất cứ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng chưa đến một giờ. Ngay cả trong trường hợp Trung Quốc sở hữu một đầu đạn hạt nhân cũng không thể chống đỡ được cuộc tấn công như vậy của Mỹ.


Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung Mỹ thuộc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc Yao Yunzhu nói rằng, khả năng Mỹ phá hủy kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc thông qua việc sử dụng những loại vũ khí tiên tiến trên trở thành một mối quan tâm lớn của chính quyền Bắc Kinh.


Để ngăn chặn tình huống đó xảy ra, ông Richardson chỉ ra rằng chiến lược mà Trung Quốc nên bắt tay thực hiện ngay từ bây giờ là lên kịch bản về một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu Mỹ trước khi cường quốc số 1 thế giới sử dụng một trong những vũ khí thuộc “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” nhằm vào Quân đội Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo nằm phục dưới biển có khả thi?


Liệu chương trình nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo "phục kích" dưới đáy biển không cần tàu ngầm mang phóng Skif của Nga có khả thi?

Mới đây, Tổ hợp thiết kế hàng hải Rubin và Viện Phát triển công nghệ tên lửa quốc gia mang tên Makeev hoàn thành việc phát triển tên lửa đạn đạo hải quân (SLBM) Skif có thể đặt dưới biển trong thời gian dài và tự động phóng tấn công mục tiêu theo lệnh điều khiển.

Dự kiến, nếu vượt qua lần phóng thử tđặt dưới biển trong thời gian dài và tự động phóng tấn công mục tiêu theo lệnh điều khiển. Nếu vượt qua lần phóng thử tổ chức cuối tháng 6 này, Skif sẽ được chuyển tiếp tới gian đoạn thử nghiệm cấp quốc gia và cung cấp cho hải quân Nga sau đó.

Tuy nhiên, vượt qua giai đoạn thử nghiệm không phải là vấn đề chính đối với SLBM Skif mà trở ngại chính là các ràng buộc chính trị giữa Nga với các quốc gia khác. Trong đó đáng kể nhất là thỏa thuận với Mỹ không cho phép triển khai vũ khí chiến lược bên ngoài tàu ngầm ở dưới biển sâu.


Theo kế hoạch, quá trình phóng thử Skif sẽ được thực hiện dưới Biển Trắng với phương tiện đưa kết cấu tên lửa tới địa điểm phóng là tàu chạy diesel-điện thực nghiệm công nghệ B-90 Sarov. Toàn bộ thông tin về SLBM Skif hiện chưa được công bố.


Không được thiết kế mang SLBM, tàu ngầm vận chuyển B-90 Sarov cần được thay đổi để tham gia thử nghiệm SLBM Skif.​
Ý tưởng đầu tiên về việc phát triển SLBM có thể triển khai ở dưới lòng biển xuất hiện từ những năm 1960. Tuy nhiên, ý tưởng này từ đó tới nay chưa được hiện thực hóa, chí ít là theo các nguồn tin công khai. SLBM triển khai dưới lòng biển có ưu thế rất lớn về tính bí mật và bất ngờ. Với tiết diện nhỏ và khó phát hiện bởi tàu ngầm và phương tiện trinh sát của đối phương, SLBM triển khai trong lòng biển là một hướng đi trong cuộc đua phát triển vũ khí hạt nhân trong chiến tranh Lạnh. Phương thức triển khai vũ khí chiến lược dưới lòng biển cũng giúp tiết kiệm ngân sách đáng kể do chúng không cần điều kiện bảo vệ phức tạp để tránh bị tấn công hạt nhân phủ đầu.


Những năm 1970, Mỹ từng đưa ra ý tưởng tương tự nhưng bị bác bỏ để tập trung cho các chương trình xây dựng hầm phóng tên lửa đạn đạo trên bộ có tính bền vững cao, chống chọi được trong điều kiện chiến tranh hạt nhân. Tới giữa những năm 1980, Liên Xô cũng phác thảo dự án SLBM tương lai có chức năng triển khai dưới lòng biển và tới đầu thập kỷ 1990, Viện Phát triển công nghệ tên lửa quốc gia mang tên Makeev bắt tay vào phát triển dòng vũ khí này. Thông tin về dự án vũ khí này hiện chưa được giải mật. Chỉ biết rằng, năm 2005, Nga đã chế tạo thử mẫu SLBM đầu tiên có khả năng hoạt động thời gian dài dưới biển. Tới năm 2008, mẫu vũ khí này bắt đầu thử nghiệm sơ bộ và tới năm 2009, từ công nghệ thu được, Nga bắt đầu chế tạo mẫu SLBM chính thức.


NATO xếp SLBM Skif (SS-N-23) vào lớp định danh dòng SLBM 3 tầng sử dụng nhiên liệu lỏng R-29RM. Hải quân Nga hiện có 2 dòng SLBM thuộc loại này là R-29RMU-2 Sineva và R-29RMU2.1 Linner (trang bị trên tàu ngầm chiến lược lớp thuộc Đồ án 667BDRM Delphin). Do cùng là sản phẩm của Viện nghiên cứu Makeev, không rõ Skif và Sineva, Linner có phải là cùng một loại SBLM chỉ khác phiên bản hay không?


Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Sineva.​
Hiện chưa rõ Skif thích hợp với đầu đạn hạt nhân loại nào và thùng phóng chuyên dụng hoạt động dưới biển sâu của SLBM này hoạt động ra sao. Tuy nhiên, thùng phóng của Skif ít nhất phải đủ chắc chắn để bảo vệ đạn tên lửa lâu dài trước áp lực lớn ở biển sâu, sự ăn mòn của nước biển, khả năng kết nối tin cậy với trung tâm chỉ huy và nổi lên độ cao cần thiết để tên lửa có thể khai hỏa (thường là 50m). Không loại trừ khả năng, để tiết kiệm, Nga có thể sử dụng thiết kế của SLBM Sineva hoặc R-30 Bulava để cho ra mắt phiên bản mới.


Các chuyên gia nhận định, theo cách đơn giản nhất, Nga có thể sử dụng ống phóng có hệ thống phao hơi sử dụng khí nén. Phương pháp này vừa giúp ống phóng có thể nổi lên, cũng như chuyển từ phương nằm ngang sang thẳng đứng dễ dàng. Cùng với đó, việc chuyên chở ống phóng tên lửa tới địa điểm cất giấu cũng dễ dàng hơn – tàu ngầm chỉ cần kéo ống phóng tới địa điểm dự kiến, neo giữ và kiểm tra hệ thống kết nối xong là có thể rời đi.


Một vấn đề lớn là làm thế nào để đảm bảo kết nối giữa ống phóng tên lửa nằm giữa biển sâu với trung tâm chỉ huy và Nga chưa có hệ thống thiết bị cần thiết để triển khai ống phóng SLBM dưới biển sâu. “Điểm trừ” nữa là, chương trình phát triển vũ khí chiến lược hải quân trong cơ cấu bộ ba chiến lược của Nga đang tính tới khả năng nâng cấp các tàu ngầm lớp Delphin, phát triển SLBM Linner và đóng mới tàu ngầm lớp Borey mang tên lửa Bulava. Như vậy, Nga vẫn chú trọng vào tàu ngầm chiến lược trong bộ ba hạt nhân vì rõ ràng chúng vẫn có giá trị về tính bí mật, bất ngờ (tới thời điểm phóng tên lửa), khả năng thay đổi vị trí liên tục và khả thi hơn một hướng phát triển hoàn toàn mới là SLBM triển khai dưới biển.


Tiếp đó, khác với tàu ngầm chiến lược, việc triển khai SLBM dưới lòng biển bị hạn chế theo các thỏa thuận quốc tế. Năm 1972, cộng đồng quốc tế đã ban bố Hiệp ước “Cấm triển khai dưới đáy biển, đại dương và lòng đất các dòng vũ khí hạt nhân hay hủy diệt hàng loạt” gọi tắt là Hiệp ước Đáy biển với việc cấm triển khai vũ khí dưới biển, đại dương ngoài đường nội thủy 12 hải lý. Hiệp ước này đã được 94 quốc gia trên thế giới tham gia (trừ Pháp, Pakistan và Triều Tiên).


Tàu ngầm chiến lược lớp 667BDRM Delphin - tên NATO là Akula​
Không triển khai ngoài đại dương được, Nga có thể triển khai Skif ở các vùng hồ, biển kín tại Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. Theo phương án này, Skif có thể nằm ở hồ Ladoga (sâu 230m), biển Caspian (1.025m) hay hồ Sayano – Shushe (220m).


Cần nhấn mạnh rằng, SLBM Skif được triển khai, quốc gia không vui nhất chính là Mỹ. Năm 2010, Moscow và Washington ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới START-3 và nó có hiệu lực từ năm 2011. Tuy nhiên hai bên lại không tính tới khả năng phát triển và chế tạo vũ khí hạt nhân triển khai dưới lòng biển. Nếu muốn triển khai SLBM Skif, Nga phải đàm phán với phía Mỹ. Chắc chắn Mỹ sẽ từ chối hoặc nếu đồng ý sẽ yêu cầu nhượng bộ về việc triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu.


Bộ Quốc phòng Nga hiện chưa có tuyên bố chính thức về việc phát triển SLBM Skif và nó cũng không nằm trong chương trình mua sắm vũ khí quốc gia của Nga tới năm 2020. Mọi kết luận về số phận của SLBM Skif hiện là quá sớm, nhưng từ các thông tin được công bố, SLBM này có thể là sản phẩm được phát triển từ thời Liên bang Xô viết đã được cải tiến công nghệ theo các dòng SLBM hiện đại của Nga.


http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201306/Ten-lua-dan-dao-nam-phuc-duoi-bien-co-kha-thi-909547/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
"Sát thủ diệt hạm" NSM thể hiện sức mạnh

(Kienthuc.net.vn) - Tên lửa chống tàu NSM chỉ nặng hơn 400kg nhưng chỉ cần một quả là đủ làm khinh hạm lượng giãn nước 2.100 tấn hư hỏng nặng.

NSM (tên đầy đủ là Naval Strike Missile) là tên lửa chống tàu do Công ty Kongsberg Defence & Aerospace phát triển trang bị chủ yếu cho Hải quân Na Uy. Vừa qua, ngày 5/6, Hải quân Na Uy lần đầu tiến hành cuộc thử NSM mang đầu đạn thật tấn công mục tiêu tàu chiến mặt nước.
Khinh hạm Oslo mang tên Trondheim (trong ảnh) đã nghỉ hưu được đem ra làm "bia bắn" cho tên lửa chống tàu NSM thể hiện sức mạnh.
Tên lửa hành trình chống tàu NSM lắp đầu đạn thật được phóng đi từ tàu chiến của Hải quân Na Uy.
Khoảnh khắc quả đạn tên lửa NSM dài 3,95m, nặng 410kg tiếp cận ở độ cao thấp khinh hạm Trodheim có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 96,6m.
Tên lửa NSM lắp đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 125kg, tầm bắn đạt 185km. Trong ảnh là sức công phá của đầu nổ cùng với lượng nhiên liệu còn thừa tạo ra sức công phá khủng khiếp tạo nên quầng lửa lớn.
Sau cú va chạm, mảnh vỡ tàu bắn tung khắp nơi.
Chiếc tàu chiến như một quả cầu lửa khổng lồ bùng cháy trên biển và vỡ tan tành. Các mảnh vỡ bị bắn xa hàng trăm mét.
Stig Klynderud, người giám sát vụ thử nghiệm cho biết: “Tàu mục tiêu bị tên lửa phá hủy như mong đợi. Mọi thứ đều diễn ra theo kế hoạch”
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Kho vũ khí F-35 thêm “sát thủ diệt hạm” tàng hình


(Kienthuc.net.vn) - Theo tạp chí Navy Recognition, khoang vũ khí trong thân của tiêm kích F-35 có thể mang “sát thủ diệt hạm” tàng hình chính xác cao JSM.

Hãng Kongsberg (Na Uy) và Lockheed Martin (Mỹ) đã hoàn thành các thử nghiệm kiểm tra sự tương thích của các tên lửa chống tàu Kongsberg Joint Strike Missile (JSM) lắp ở khoang vũ khí trong thân tiêm kích tàng hình F-35. Kiểm tra này diễn ra chỉ 4 tuần sau khi các tên lửa JSM được xác nhận phù hợp với các giá treo bên ngoài F-35.


Các tên lửa đã được nạp vào khoang vận chuyển bên trong thân của máy bay F-35 và tiến hành một loạt các thử nghiệm để chứng minh đặc tính vật lý của tên lửa đạt được các yêu cầu để mang được bên trong thân máy bay.


"Kongsberg là một tên lửa chống tàu thế hệ 5 thực sự. Nó được thiết kế với khả năng tàng hình, thực hiện cuộc tấn công tầm xa đánh chính xác vào các mục tiêu trên mặt biển và mặt đất. Khả năng kết hợp của tên lửa JSM và tiêm kích F-35 cung cấp cho người sử dụng nhiều khả năng tấn công độc đáo và sáng tạo”, Chủ tịch Kongsberg Defence System Harald Ånnestad phát biểu.

Tên lửa hành trình chống tàu JSM bên trong khoang vũ khí F-35.​
Tên lửa JSM đã được thiết kế đặc biệt để các máy bay F-35A và F-35C có thể mang tên lửa trong thân, cho phép máy bay giữ được các đặc tính tàng hình của nó.


Tên lửa có khả năng rất cao trong việc thâm nhập hệ thống phòng không thông qua một sự kết hợp của nhiều đặc tính gồm: ít bộc lộ tín hiệu trên màn hình radar; bay sát mặt biển; thay đổi tốc độ và độ cao hành trình.


Tên lửa có thể tự động bắt mục tiêu dựa theo hình ảnh, lập thư viện thông tin mục tiêu, cho phép đầu tự dẫn phân biệt các tàu địch, nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạch hành trình bằng việc khai thác dữ liệu địa lý quanh mục tiêu.


Người điều khiển có thể can thiệp liên tục vào hành trình tên lửa, thay đổi tham số mục tiêu để tối ưu hóa hiệu quả tấn công, hoặc hủy lệnh tiêu diệt.


Tên lửa hành trình JSM nặng 410kg, dài 3,95m, lắp đầu đạn nổ phá mảnh nặng 125kg, lắp 2 động cơ (động cơ rocket nhiên liệu rắn khởi tốc và động cơ tuốc bin phản lực TRI-40) cho phép đạt tầm bắn 185km, tốc độ bay cận âm.
 

capio

Xe hơi
Biển số
OF-198475
Ngày cấp bằng
14/6/13
Số km
123
Động cơ
325,971 Mã lực
bài viết rât hay và giá trị. đánh dấu để ngâm kíu thêm :D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Kh35: Siêu tên lửa diệt hạm của Hải quân Việt Nam

Bản in
Kh-35E hiện là loại vũ khí chống hạm chủ lực trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam, kể cả các chiến hạm hiện đại nhất Gepard 3.9.

Zvezda Kh-35 (tiếng Nga: Х-35, mã GRAU: 3M24, định danh NATO AS-20 Kayak) là phiên bản phóng từ máy bay phản lực của một loại tên lửa chống tàu do Nga sản xuất.

Cùng một loại tên lửa có thể phóng từ trực thăng, các tàu mặt nước và các khẩu đội phòng thủ bờ biển với sự trợ giúp của tầng đẩy phản lực, trong trường hợp đó nó được gọi là Uran.
Lịch sử phát triển
Kh-35 do phòng thiết kế Zvezda phát triển để thay thế cho các tên lửa P-15 Termit bị lỗi thời cũng như dùng cho việc xuất khẩu.
Tên lửa Kh-35Đề xuất kỹ thuật cho một hệ thống tên lửa Uran với tên lửa chống tàu Kh-35, sử dụng trên các tàu có lượng giãn nước nhỏ và trung bình đã được Phòng thiết kế Zvezda đưa ra cuối năm 1977.
Được sự chấp thuận của **** Cộng sản Liên Xô, Phòng thiết kế Zvezda (nay là một công ty con của tổng công ty tên lửa chiến thuật) trở thành nhà phát triển chính của Uran, với quyền thiết kế trưởng thuộc về G.I. Khokhlov.
Qua những kết quả đánh giá trong năm 1983, người ta thấy rằng hệ thống radar chủ động gắn trên tên lửa Kh-35 không phù hợp với những yêu cầu đề ra. Đây được xem là khâu khó khăn nhất trong quá trình chế tạo và đưa vào sử dụng loại tên lửa đối hạm hiện đại này.

Các chuyên gia của phòng thiết kế Zvezda đã phải mất tới 3 năm để khắc phục những lỗi kỹ thuật liên quan đến “mắt thần” của tên lửa. Vào ngày 05 tháng 11 năm 1985, nguyên mẫu đầu tiên của tên lửa Kh-35 đã được thử nghiệm tại một vị trí ven biển.

Đến năm 1986, sau nhiều lần thử nghiệm thất bại, tên lửa đã được sửa đổi và cải tiến. Và chỉ bắt đầu từ ngày 29 tháng 1 năm 1987, tất cả các hệ thống của tên lửa mới hoạt động trơn tru và chính thức được công bố là đã thành công.
Tổ hợp tên lửa Uran-ENăm 1992, tên lửa được gắn đầu dò dẫn hướng bằng radar chủ động. Bằng những nỗ lực không mệt mỏi, Phòng thiết kế Zvezda đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm đầu tiên với 13 lần phóng tên lử Kh-35 trong vòng 3 năm.

Tuy nhiên, từ năm 1992, sau khi Liên Xô sụp đổ, tài chính trở nên eo hẹp và các công đoạn phức tạp hầu như bị dừng lại. Việc phát triển tên lửa chủ yếu được thực hiện nhờ nguồn đầu tư của các doanh nghiệp. Giai đoạn thử nghiệm thứ hai của tên lửa Kh-35 được tiến hành từ năm 1992 đến 1997 với 4 lần thử nghiệm thành công.
Sự thay đổi của hệ thống chính trị trong nước đã mang lại cho công ty Zvezda khả năng mở rộng quan hệ làm ăn với khách hàng nước ngoài.

Tại triển lãm hàng không Mosaeroshow-92 tại Moscow, tên lửa Kh-35 đã được ra mắt trước công chúng thế giới và ngay lập tức nó nhận được sự quan tâm đặc biệt của Hải quân Ấn Độ. Và vào năm 1994, Hải quân nước này đã chính thức ký với Nga hợp đồng cung cấp các hệ thống tên lửa đối hạm Uran-E sử dụng tên lửa Kh-35E, một biến thể của tên lửa Kh-35.

Việc bàn giao lô Uran-E đầu tiên cho hải quân Ấn Độ được thực hiện vào năm 1996-1997, để trang bị trên khu trục hạm Delhi.
Tên lửa Kh-35 được gắn trên máy bay chiến đấu Su-35STrong tháng 7 năm 2003, hệ thống tên lửa đối hạm Uran - sau khi thông qua các cuộc kiểm tra nhà nước, đã chính thức được đưa vào phục vụ trong Hải quân Nga.

Năm 2004, hệ thống tên lửa bờ biển di động Bal với các tên lửa Kh-35 cũng đã được trang bị cho Hải quân, để tăng cường khả năng phòng thủ bờ biển.
Năm 2005, Kh-35 đã được thử nghiệm trên máy bay tuần tra IL-38SD cho Ấn Độ, và sau đó bắt đầu được trang bị trên các máy bay chiến đấu của các công ty MiG và Sukhoi.
Thiết kế
Kh-35 là một tên lửa hành trình có cấu trúc khí động học thông thường. Như bất kỳ tên lửa hành trình hiện đại nào, tên lửa Kh-35 có các bộ phận chính là vỏ lượn gồm thân, cánh, đuôi, động cơ xuất phát thường là động cơ tên lửa, động cơ hành trình thường là động cơ phản lực không khí và hệ thống điều khiển và khối tự hủy.
Tên lửa có cánh hình chữ thập, cánh thăng bằng và ống hút khí nửa chìm. Tên lửa có thể được trang bị thêm máy gia tốc.

Thông thường các biến thể tên lửa trang bị trên máy bay, máy gia tốc là không thực sự cần thiết. Để khởi động cho tên lửa, người ta sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn có thể tháo rời. Sau khi được phóng đi với một tốc độ nhất định, động cơ tuốc-bin phản lực bắt đầu làm việc.
Khi tên lửa bay ở độ cao 10-15 mét, tên lửa được điều khiển bằng hệ thống điều khiển quán tính và ở cuối quĩ đạo tên lửa được dẫn hướng tới mục tiêu bằng đầu dò radar chủ động ARGS-35 để bám sát và khóa mục tiêu.

Sau đó, hệ thống điều khiến quán tính đưa tên lửa xuống độ cao rất thấp, khoảng 3 - 5 m. Ở độ cao này, tên lửa tiếp tục quá trình điều khiển bằng dữ liệu nạp vào tên lửa và hệ thống điều khiển quán tính tiếp tục điều khiển tên lửa cho đến khi tên lửa trúng mục tiêu.
Quĩ đạo chuyển động của tên lửa Kh-35 Khối dẫn quán tính
Khối dẫn quán tính được sử dụng để dẫn tên lửa Kh-35E theo quĩ đạo hành trình xác định tới nơi có mục tiêu trước khi kích hoạt đầu tự dẫn radar chủ động khóa bám mục tiêu.

Khối dẫn quán tính bao gồm 1 máy tính kiểm soát trạng thái hành trình và lập lệnh điều khiển cánh lái, 1 khối cảm biển gia tốc thẳng và gia tốc góc và 1 khối cập nhật dữ liệu máy đo cao vô tuyến.
Dựa trên tham số hành trình được nạp trước khi phóng và các tham số gia tốc, độ cao trong hành trình của đạn, máy tính của khối dẫn quán tính tiến hành tính toán và lập lệnh điều khiển cánh lái chỉnh đạn bay theo đúng hành trình dự kiến tới mục tiêu.

Máy tính của khối dẫn quán tính cũng là nơi lập lệnh kích hoạt khối tự huỷ nếu sai số dẫn vượt quá tham số khống chế.
Đầu tự dẫn radar chủ động
Tên lửa được dẫn hướng tới mục tiêu bằng một đầu dò radar dẫn đường chủ động ARGS-35 với ăng-ten mảng pha, được phát triển bởi công ty Radar MMS.

Radar ARGS-35 có nhiệm vụ xác định liên tục tọa đọ các tham số chuyển động của tên lửa cung cấp các số liệu cần thiết và dẫn tên lửa chuyển động theo hướng bay xác định tới mục tiêu.

ARGS-35E có cấu tạo giống như các radar dẫn đường thông thường bao gồm khối ăng-ten, khối phát, khối thu và khối xử lý tín hiệu. Các khối này được gắn trên khung đế đầu tự dẫn và được nắp chụp bảo vệ.
Đầu tự dẫn ARGS-35ENắp chụp đầu tự dẫn ARGS-35E có hình chóp elíp đảm bảo độ lợi khí động khi tên lửa Kh-35E bay trong tốc độ hành trình cận âm.
Khối ăng-ten gồm ăng-ten mảng pha và khối cơ điều khiển quét sục sạo và bám sát mục tiêu. Ở ăng-ten mảng pha, đường kính đầu tự dẫn giới hạn đường kính mặt ăng-ten ở mức dưới 400mm và có độ rộng búp sóng chính rất hẹp, khoảng 7,5 độ.
Các thông số kỹ thuật của radar dẫn đường ARGS-35:
Phạm vi quan sát theo góc phương vị: từ -45 độ đến 45 độ
Phạm vi quan sát theo góc tà: từ 10 độ đến -20 độ
Cự li quét tối đa: 20 km (50 km với biến thể Kh-35UE)
Băng tần làm việc: X (từ 8 GHz tới 12 GHz)
Trọng lượng: 40-47,5 kg.
Đường kính: 420 mm
Chiều dài: 700 mm
ARGS-35 có thể làm việc tốt trong điều kiện:
Lượng mưa: đến 4 mm/s
Tốc độ gió: cấp 6
Nhiệt độ: từ -50 độ C đến +50 độ C
Radar đo cao
Để có thể bay là là trên mặt biển ở độ cao thấp từ 3 đến 5 m, Kh-35 sử dụng một radar đo cao, bao gồm thiết bị thu phát và hai ăng-ten. Radar này có độ chính xác khá cao (1 mét) và cho phép xác định độ cao của tên lửa trong phạm vi từ 1 đến 5.000 m ngay cả khi nó thay đổi đổi quĩ đạo bay. Trọng lượng của thiết bị đo độ cao khoảng 4,5 kg, được tích hợp trên bo mạch, tiêu thụ công suất 20 W.
Động cơ


Động cơ TRDD-50ATTên lửa đối hạm Kh-35 được lắp hai động cơ bao gồm động cơ khởi động và động cơ hành trình. Động cơ khởi động tên lửa tạo gia tốc ban đầu cho tên lửa chuyển động, khi đạt độ cao ổn định động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy chính sẽ khởi động đưa tên lửa tới mục tiêu với vận tốc cận âm Mach 0,8, tầm bắn 130km.

Động cơ hành trình là động cơ tuốc bin phản lực TRDD-50AT của NPO Saturn. Động cơ TRDD-50AT thuộc nhóm động cơ tuốc bin phản lực được phát triển cho các khí cụ bay hạng nhẹ và tên lửa hành trình. TRDD-50AT có lực đẩy tối đa 450 kg, đường kính 330 mm, chiều dài 850mm, nặng 82kg, sử dụng nhiên liệu dầu.

Khi gắn Kh-35E được trang bị động cơ TRDD-50AT, nó có thể đạt tốc độ hành trình cận âm tối đa 280 m/s (Mach 0,8).
Đầu đạn
Kh-35 được trang bị đầu đạn nổ phá mảnh khối lượng 145 kg có độ xuyên phá cao, được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa, ngư lôi, tàu pháo, tàu mặt nước có lượng giãn nước 5.000 tấn và các tàu vận tải.
Khối tự huỷ
Khối tự huỷ của tên lửa Kh-35 được bố trí phía sau đầu đạn và nhận lệnh kích nổ huỷ tên lửa trong các trường hợp tên lửa bay chệch hành trình dự kiến quá 1 tham số khống chế, hoặc khi tên lửa không gặp mục tiêu theo tham số ngắm bắn do hệ thống điều khiển bắn trên tàu mẹ cung cấp.
Phương tiện mang
Tên lửa đối hạm Kh-35 có thể được trang bị trên các máy bay chiến đấu như Su-24 Su-30, MiG-29 và Su-35, trên các máy bay trực thăng như Ka-27, Ka-28. Ngoài ra, tên lửa Kh-35 còn được trang bị trên các tàu thuyền và các tổ hợp tên lửa bờ biển. Trong trường hợp này người ta gọi nó với các tên “quen thuộc” – Uran.
Tên lửa Uran trên tàu chiếnTổ hợp tên lửa Uran bao gồm hệ thống ống phóng (đặt hai bên thân tàu, nghiêng 35 độ so với mặt boong) và hệ thống điều khiển tự động.

Uran có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi để có thể dễ dàng gắn trên bất cứ con tàu nào kể cả tàu dân sự. Chi phí cho loại tên lửa này cũng tương đối thấp, chính vì vậy mà nó được sử dụng phổ biến trên hầu hết các tàu chiến của Hải quân Nga và Hải quân các nước như Ấn Độ, Việt Nam…
Các chiến hạm được trang bị tổ hợp tên lửa Uran:
Tàu tên lửa Project: 1241 Molnya, 10 411 Svetlyak, 20970 Katran.
Tàu khu trục nhỏ Project: 20380 Steregushi, 25 Kurki (Ấn Độ), 25A Kora (Ấn Độ).
Hộ vệ hạm Prroject: 11540 Yastreb, 11541 Korsar, 11661 Gepard (Nga, Việt Nam), 22460 Ruby, 16 Godvari (Ấn Độ), 16A Brahmaputra (Ấn Độ).
Đại chiến hạm chống tàu ngầm Project: 61 Komsomolets Ukrainy (hiện đại hóa theo Project 01090)
Khu trục hạm Project: 15 Delhi (Ấn Độ).
Các biến thể
Kh-35 (3M24): Biến thể dùng cho hệ thống tên lửa bờ biển và tàu chiến.
Kh-35U (AS-20 Kayak, Article 78U) – Biến thể phóng từ máy bay phản lực.
Kh-35E Uran (SS-N-25 Switchblade, 3M24) – Biến thể phóng từ trực thăng, khẩu đội pháo phòng thủ bờ biển và các tàu chiến như các tàu khu trục Neustrashimy, hộ vệ hạm tên lửa Gepard và 2 tàu khu trục nâng cấp Krivak. Trên tàu chiến tên lửa thường được bố trí dạng công ten nơ gồm 4 ống phóng chứa 4 tên lửa bên trong.
3M24M Bal (SSC-6 Stooge) - phiên bản dùng để bảo vệ bờ biển, rất giống với Kh-35E
IC-35 - bia bay không người lái
Kh-35UE - phiên bản nâng cấp với động cơ nhỏ hơn cho phép tăng sức chứa nhiên liệu, và tăng tầm bắn.
Kh-35UEKh-37 (3M24E1) - phiên bản đề xuất nâng cấp với tầm bắn 250km và khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền, dẫn đường pha giữa bằng GPS và đầu dò ảnh hồng ngoại giống như Standoff Land Attack Missile (SLAM).
Quốc gia sử dụng
Trước đây, Kh-35 là tên lửa hành trình đối hạm được sử dụng chủ yếu trên các tàu chiến và máy bay của Liên Xô cũ và Iran. Hiện nay, tên lửa Kh-35 đang được trang bị phổ biển trên các chiến hạm và máy bay của Không, Hải quân các nước Nga, Ấn Độ, Algerie, Lybia, Turkmenistan và Việt Nam.
Uran-E trên hộ vệ hạm tên lửa Gepard của Việt NamNga đã bàn giao cho Việt Nam 16 tên lửa chống tàu Kh-35 bắt đầu vào năm 1999 trước khi chuyển giao 4 tàu tên lửa Prroject 1241 để thay thế cho các tàu chiến lớp Termit. Theo báo chí Nga, tổng cộng, Việt Nam có kế hoạch mua từ 32 đến 48 tên lửa như vậy với tổng trị giá hơn 70 triệu đôla.

Nga cũng đã lên kế hoạch bán hai, và cấp giấy phép xây dựng tại Việt Nam 10 tàu tên lửa bổ sung với các tổ hợp tên lửa Uran. Trong năm 2009, Việt Nam đặt mua thêm 17 tên lửa Kh-35E, và năm 2010 - 16 tên lửa loại này cùng với 8 tên lửa huấn luyện 3M-24EMB.
Tên lửa đối hạm Kh-35E hiện là loại vũ khí chống hạm chủ lực trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam, kể cả các chiến hạm hiện đại nhất là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ lớp Gepard 3.9 mới được Nga chuyển giao.
Thông số kỹ chiến thuật cơ bản của tên lửa hành trình đối hạm Kh-35:
Khối lượng: 520 kg, 610 kg (với biến thể phóng từ trực thăng).
Chiều dài: 385 cm, 440 cm (với biến thể phóng từ trực thăng).
Đường kính: 42 cm.
Đầu đạn: Xuyên – phá mảnh, nặng145 kg.
Sải cánh: 133 cm.
Tầm hoạt động: 130 km.
Tốc độ Mach 0.8
Hệ thống điều khiển quán tính và radar chủ động
Phương tiện mang: MiG-21, MiG-29, Su-24, Su-30, Su-35, máy bay trực thăng Ka-27, Ka-28 và tàu chiến.

Xét một cách toàn diện, Kh-35E Uran có đặc điểm nổi trội hơn so với thế hệ tên lửa cùng loại về kích thước và trọng lượng nhỏ hơn.
Loại tên lửa này giá rẻ, nhỏ, nhẹ, nên bố trí nhiều quả trên một phương tiện (dạng tàu hộ vệ tên lửa Monliya lắp 16 quả) và không cần nhiều phương tiện cùng một lúc, rất phù hợp với chiến thuật lấy số lượng áp đảo, lấy nhỏ (nhưng nhiều) đánh lớn (nhưng ít) trong Nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Kh-35E có quỹ đạo bay cách mặt biển rất thấp (từ 10-15m), diện tích phản xạ radar nhỏ nên tên lửa có khả năng sống sót cao trước hệ thống phòng không đối phương.
Hiện nay, trong biên chế Hải quân có ba chủng loại tàu trang bị tên lửa Kh-35E Uran gồm: Gepard 3.9 (8 quả), tàu cao tốc tên lửa project 1241.8 (16 quả) và tàu cao tốc BSP-500 (8 quả).
Theo các chuyên gia quân sự, Việt Nam có nhiều loại tên lửa trong trang bị quân đội nhưng tên lửa Kh-35 có lẽ là loại tên lửa hành trình đặc biệt nhất.

Đặc biệt không phải ở tính hiện đại, khả năng bay xa, hay uy lực công phá lớn mà đặc biệt ở chỗ nó phù hợp với những lối đánh sở trường, độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Mới đây, hãng tin Ria Novosti cho biết rằng Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa hành trình mới dựa trên tên lửa đối hạm Kh-35 Uran.


http://www.tinbiendong.com/nd5/detail/quan-su-viet-nam/kh35-sieu-ten-lua-diet-ham-cua-hai-quan-viet-nam/666.015.html
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Kho-ba-muoi-lam-Sieu-ten-lua-diet-ham-cua-Hai-quan-Viet-Nam/147483.gd

Nói thêm về điểm mạnh của radar Kh-35 so với các loại Exocet, Harpoon đó là với version Kh-35UE sau khi đạt tới phạm vi khoảng 100~200km radar sẽ hoạt động 50km, do đầu dò ARGS-35E sử dụng slot array (mảng rãnh) nên sẽ cho góc quét rộng tương tự radar Zhuk của MiG-35, kết hợp hiệu ứng doppler phát hiện nhanh mục tiêu có tốc độ cao nếu ở phạm vi gần, do vậy các tàu tên lửa cỡ nhỏ và vừa cũng không thể thoát khỏi Kh-35 tốc độ nhanh chưa đủ mà còn cần tàng hình và độ cơ động lẫn ECM, RWR tân tiến (cái này thì chỉ có máy bay làm được). http://phanminhchanh.info/home/modules.php?name=News&op=viewst&sid=618. Đó là thế mạnh của đầu dò Kh-35 mà Harpoon, Exocet hoặc các loại Ashm của NATO không có được :-q(@ cho thằng cu conhoang trước đây bi bô Kh-35 nhái harpoon, Х-35У được phát triển từ thập niên 80-hiện nay, cùng thời với Ex, Har nên không có chuyện nó nhái cận âm của NATO)

Radar Zhuk



http://ru.wikipedia.org/wiki/Х-35
http://www.airwar.ru/weapon/pkr/x35u.html
http://www.ausairpower.net/APA-Rus-Cruise-Missiles.html
http://www.secretprojects.co.uk/forum/index.php?topic=72.15
http://www.naval-technology.com/projects/mig-29k-carrier-based-multirole-fighter-aircraft/
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top