[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Trung Quốc dùng UAV đối phó tàu sân bay Mỹ


(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc có thể dùng máy bay không người lái (UAV) tấn công hạm đội tàu sân bay Hải quân Mỹ trong tương lai.
Viện Dự án 2049 là tổ chức của Mỹ chuyên đưa ra báo cáo đánh giá phân tích về an ninh và chính sách công các nước Trung Á và châu Á – Thái Bình Dương.


Viện Dự án 2049 vừa công bố một báo cáo nhấn mạnh, Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực phát triển máy bay không người lái (UAV).


"Quân giải Phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang đầu tư phát triển máy bay không người lái. Động thái này có khả năng tác động và ảnh hưởng đáng kể đến an ninh khu vực trong tương lai. Để hỗ trợ các nỗ lực của Trung Quốc trong việc giành được vị thế đứng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ UAV, PLA đã phát triển cơ sở hạ tầng phức tạp, tinh vi trong suốt thập kỷ qua”, báo cáo 15 trang của Viện Dự án 2049 tiết lộ.


Ngoài ra, báo cáo cũng ước tính, Trung Quốc hiện sở hữu khoảng 280 UAV. Và số lượng này sẽ còn tăng đáng kể trong những năm tới.


Báo cáo còn bình luận về vai trò quan trọng của UAV ở tương lai trong cuộc đối đầu Trung - Mỹ.


“Chiến lược UAV của Trung Quốc chắc chắn khiến Hải quân Mỹ đặc biệt quan ngại. Có vẻ như các chiến lược gia cũng như giới khoa học PLA đang mường tượng viễn cảnh tấn công tàu sân bay của Mỹ bằng một phi đội UAV đa nhiệm vụ trong trường hợp xảy ra xung đột”, báo cáo nhấn mạnh.

Mô hình máy bay không người lái WJ-600 có khả năng mang bom và tên lửa chống tàu.
Kịch bản được vạch ra là, trong một cuộc xung đột Trung – Mỹ, đầu tiên UAV “chim mồi” được triển khai, lừa chiến đấu cơ Mỹ vào phạm vi của các tên lửa phòng không.


Hàng loạt các UAV khác sẽ dùng cho mục đích tác chiến điện tử, làm nhiễu hệ thống thông tin liên lạc và radar. Đồng thời, các UAV vũ trang hạng nặng sẽ đảm nhiệm vai trò tấn công chống lại máy bay cảnh báo sớm cũng như các tàu chiến.


UAV cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ thị mục tiêu các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) tấn công Hải quân Mỹ.


Dù khả năng của “sát thủ chống tàu sân bay” DF-21D của Trung Quốc vẫn còn là một bí ẩn thì các nhà chiến lược quốc phòng Mỹ vẫn không khỏi không quan ngại về nó.


Tên lửa DF-21D về mặt lý thuyết có khả năng tấn công tàu sân bay hoặc chiến hạm cỡ lớn một cách trực tiếp hoặc tiêu diệt mục tiêu bằng một “trận mưa bom bi” (mang đầu đạn chứa nhiều đạn con). Một trận mưa bom bi như vậy được cho là đủ sức “quật tơi tả” một tàu sân bay.


Tại triển lãm hàng không ở Chu Hải năm 2010 và 2012, Tập đoàn công nghiệp và khoa học vũ trụ không gian Trung Quốc đã trình làng một mẫu UAV chiến đấu WJ-600.


Lưu ý rằng, đi kèm nó là một bức bích họa lớn mô tả WJ-600 tấn công khu trục hạm Arleigh Burke của Hải quân Mỹ bằng tên lửa chống tàu.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Mỹ phát triển siêu tên lửa chuyên “trị” tàu sân bay
Công ty Lockheed Martin của Mỹ đang phát triển tên lửa đối hạm tầm xa dùng trên tất cả các loại máy bay của không quân Mỹ, có khả năng tấn công hàng không mẫu hạm rất tốt.



Trên website của công ty Lockheed Martin vừa thông báo, công ty đã được Cục kế hoạch nghiên cứu cao cấp quốc phòng Mỹ (DARPA) ủy thác một hợp đồng trị giá 71 triệu USD để nghiên cứu, chế tạo tên lửa chống hạm tầm xa loại cải tiến LRASM (Long Range Anti-Ship Missile).
Hợp đồng còn quy định công ty phải đảm nhiệm cả hạng mục thử nghiệm phóng từ trên không và trên tàu mặt nước đối với loại tên lửa này, sau đó tiến hành đánh giá và có những điều chỉnh nhằm hạ thấp rủi ro trong quá trình phát triển.
Đây thực chất là một phần của bản hợp đồng phát triển LRASM giai đoạn 2 được ký kết năm 2010. Theo điều khoản của hợp đồng này, trong năm 2013 thử nghiệm phóng LRASM từ trên không sẽ do 1 chiếc máy bay ném bom B-1B tiến hành với 2 đợt thử nghiệm phóng.
Ngoài ra, công ty Lockheed Martin sẽ còn tiến hành 2 đợt thử nghiệm phiên bản LRASM phóng từ trên tàu mặt nước trong năm 2014. Trong hạng mục này, công tác kiểm tra các rủi ro phát sinh chủ yếu liên quan đến thử nghiệm khả năng tương thích điện từ và các hệ thống cảm biến tích hợp trên tên lửa trên đường bay của tên lửa.


Mô hình đồ họa của tên lửa tấn công chính xác ngoài khu vực phòng không LRASM


Tên lửa LRASM thuộc loại vũ khí tấn công chính xác ngoài khu vực phòng không, được nghiên cứu trên cơ sở những thành tựu trong phát triển tên lửa JASSM-ER để đáp ứng yêu cầu tấn công đối hạm từ trên không, trên biển của hải, không quân Mỹ.​
Ông Fleming – giám đốc dự án phát triển phiên bản LRASM phóng từ trên không thuộc Bộ phận hệ thống kiểm soát hỏa lực và tên lửa của công ty Lockheed Martin cho biết: “Hợp đồng cải tiến LRASM sẽ đẩy mạnh công tác nghiên cứu LRSM. Hiện chúng tôi đang phát triển một loại vũ khí tiến công các mục tiêu mặt nước (OASuW) mới cho hải quân Mỹ, có thể được triển khai trên nhiều phương tiện phóng khác nhau”.
LRASM do DARPA và văn phòng nghiên cứu của hải quân Mỹ hợp tác nghiên cứu. Để thực hiện hợp đồng này, Lockheed Martin còn huy động cả kinh phí nghiên cứu riêng của công ty để nghiên cứu điều chỉnh, tích hợp LRASM với hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống phóng thẳng đứng kiểu Mk-41.
Trong 1 phần của kế hoạch, Lockheed Martin đã sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực trên tàu mặt nước loại mô phỏng để trình diễn khả năng lập kế hoạch trong nhiệm vụ tiến công các mục tiêu mặt nước dựa trên cơ sở tên lửa LRASM.
Ông Callaway - giám đốc dự án phát triển phiên bản LRASM phóng từ trên hạm thuộc Bộ phận hệ thống kiểm soát hỏa lực và tên lửa của công ty Lockheed Martin cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình thử nghiệm phiên bản trên hạm của loại tên lửa này để tương thích với các hệ thống OASuW khác trên tàu chiến”.
LRASM sử dụng một loại đầu đạn động nặng xuyên thép và đầu đạn phá sát thương đã qua kiểm nghiệm thực tế, có thể tự hành trình tấn công trong mọi điều kiện thời tiết, trong cả ngày lẫn đêm. Loại tên lửa này sử dụng nhiều thiết bị cảm biến khác nhau, đường truyền số liệu 2 chiều và có khả năng chống gây nhiễu định vị vệ tinh.
LRASM có tầm bắn tới hơn 300 km, được đánh giá rất cao trong tấn công các chiến hạm hạng nặng và hàng không mẫu hạm. Loại tên lửa này có khả năng điều chỉnh lộ tuyến tấn công trong hành trình bay thông qua chuỗi số liệu 2 chiều, từ đó có thể lựa chọn phương hướng và hành trình tối ưu để tấn công tàu sân bay.
Tạp chí Kanwa số ra tháng 3 năm nay cho biết, LRASM sẽ được trang bị trên tất cả các máy bay ném bom Mỹ hiện đang sử dụng và phiên bản F-22, F-35B và F-35C trên tàu đổ bộ tấn công và tàu sân bay Mỹ.

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/My-phat-trien-sieu-ten-lua-chuyen-tri-tau-san-bay/489970.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
10 ưu điểm tuyệt vời của tên lửa Nirbhay - “Tomahawk” Ấn Độ

Thứ sáu 15/03/2013 23:29
ANTĐ - Với năng lực xuyên phá mạnh, độ chính xác cao, tầm bắn xa, triển khai linh hoạt trên nhiều bệ phóng, Nirbhay sẽ trở thành một loại tên lửa tấn công mạnh nhất trong tương lai.

Ngày 12/03 vừa qua, tạp chí “Uy lực tên lửa” có bài viết nhan đề: “10 điều cần biết về tên lửa hành trình Nirbhay” của Ấn Độ. Bài viết này đã trích dẫn quan điểm của Đài truyền hình Ấn Độ (NDTV) cho rằng, tuy thử nghiệm phóng lần đầu thất bại nhưng loại tên lửa hành trình thế hệ mới nhất của lục quân Ấn Độ là Nirbhay có 10 ưu điểm lớn so với các loại tên lửa khác, trong tương lai nhất định sẽ thành công và có một tương lai tươi sáng.
Về ngoại hình và chức năng, Nirbhay hoàn toàn tương đồng với loại tên lửa Tomahawk, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,5cm, chiều dài tên lửa 6m, sử dụng động cơ phản lực với tốc độ khoảng 0,7Mach, tầm bắn tối đa 1000km (cũng có tài liệu cho là 1500km).
Đài truyền hình NDTV cho biết, trong lần phóng thử đầu tiên, loại tên lửa hành trình Nirbhay của lục quân Ấn Độ đã thất bại, sau khi rời bệ phóng không lâu, tên lửa đã bay chệch quỹ đạo đã định.
Tuy vậy, các chuyên gia tên lửa Ấn Độ cho biết, các cường quốc tên lửa trên thế giới đa số là không thành công trong lần phóng thử đầu tiên. Ví dụ như tên lửa đạn đạo Agni của Ấn Độ cũng thất bại trong lần đầu phóng thử nhưng hiện đã phát triển thành một thế hệ tên lửa đạn đạo nổi tiếng.
Vì vậy, thất bại đầu tiên của Nirbhay không phải là một điều đáng quan ngại lắm, nhất định trong tương lai, tên lửa Nirbhay sẽ thu được những thành công rực rỡ vì nó có 10 ưu điểm sau đây:
1. Nirbhay là loại tên lửa hành trình tốc độ cận âm, áp dụng mô hình sau khi bay lên theo chế độ phóng tên lửa, nó khởi động chế độ bay kiểu máy bay, khác hẳn so với các loại tên lửa đạn đạo như Agni vì được thiết kế cánh thân tên lửa và cánh đuôi.
2. Sau khi tên lửa phóng đi, tầng động cơ đẩy tách ra, rơi xuống, các cánh của tên lửa bắt đầu hoạt động.
3. Lúc đó, một động cơ Turbin khí bắt đầu hoạt động, hoàn toàn áp dụng chế độ máy bay.
4. Nirbhay có tính năng cơ động cao, có thể men theo các rặng cây, làm giảm khả năng phát hiện của radar.
5. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa có thể ngoặt, xoay tròn, đổi hướng tấn công mục tiêu từ mọi góc độ.
6. Quan trọng nhất là tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, tấn công mục tiêu phạm vi khoảng 1500km, giúp lục quân Ấn Độ có khả năng tấn công thọc sâu vào lãnh thổ của đối phương.
7. Loại tên lửa này có thể được lắp đặt trên nhiều phương tiện phóng với nhiều tầm bắn khác nhau, có khả năng bắn đồng loạt, thậm chí phóng ngay cả trong khi đang cơ động.
8. Tên lửa được tích hợp hệ thống kiểm soát kiểu bắn – quên, có khả năng chống nhiễu rất mạnh, sau khi bắn tên lửa không cần điều khiển nữa mà có khả năng tự động bay đến mục tiêu.
9. Tên lửa Nirbhay chính là đối trọng của tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và tên lửa Babur của Pakistan. Trong thời kỳ chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ đã từng rất thành công với tên lửa hành trình Tomahawk.
10. Hiện Ấn Độ trang bị rất nhiều loại tên lửa chiến thuật nhưng mới chỉ có Nirbhay là loại tên lửa hành trình đầu tiên. Tất cả các nhà khoa học của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), kể cả các nữ khoa học gia cũng đang tập trung để nhanh chóng giải quyết những khiếm khuyết còn tồn tại của Nirbhay nên chắc chắn những thiếu sót về kỹ thuật sẽ được khắc phục nhanh chóng.
Các chuyên gia quân sự cho biết, loại tên lửa này có thể tích nhỏ, trọng lượng nhẹ, khả năng tàng hình cao, tính năng cơ động tốt nên không dễ để phát hiện và đánh chặn. Với năng lực xuyên phá mạnh, độ chính xác cao, tầm bắn xa, triển khai linh hoạt trên nhiều bệ phóng, nó sẽ trở thành một loại tên lửa tấn công mạnh nhất trong tương lai.

Với khả năng tấn công đối đất và tấn công tàu chiến cỡ lớn trên biển tầm xa, khi lắp đặt đầu đạn hạt nhân thì loại tên lửa này sẽ trở thành một thành viên trong bộ 3 tấn công hạt nhân “tam vị nhất thể”của Ấn Độ. Nếu Ấn Độ triển khai loại tên lửa này trên biên giới, nó sẽ bao trùm toàn bộ dải biên cương với Pakistan và khu vực biên giới Trung Quốc, từ Thành Đô – Lan Châu đến Côn Minh.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Chắc người gốc Hoa tham gia chế con chống hạm này .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Trung Quốc sẽ dùng UAV cho chiến thuật làm tiêu hao tên lửa của Mỹ?

Thứ tư 20/03/2013 08:05
(GDVN) - Trong ngắn hạn, Trung Quốc sẽ tập trung sử dụng máy bay không người lái để theo dõi vùng biển và biên giới trên đất liền mà nước này tuyên bố "có chủ quyền".

Trang mạng “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cho biết, ngày 11/3, Viện nghiên cứu chương trình 2049 Mỹ đã công bố một bản báo cáo nghiên cứu về chương trình máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc, đã thể hiện khá toàn diện về tình hình nghiên cứu chế tạo, phát triển, trang bị và triển khai tác chiến UAV của Trung Quốc, đồng thời giả định tương lai “máy bay không người lái của Trung Quốc sẽ cùng với tên lửa chống hạm kết hợp tấn công tàu sân bay Mỹ”.
Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục đưa ra các loại máy bay không người lái mới, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức nước ngoài. Đối với truyền thông và các tổ chức chuyên nghiệp phương Tây, máy bay không người lái của Trung Quốc hầu như đang trở thành “vũ khí ngôi sao” không hề thua kém gì tàu sân bay, tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay.
Số lượng trang bị gần 300 chiếc
Tờ “Tin tức Quốc phòng” cho biết, bản báo trên có tên là “Chương trình máy bay không người lái của Quân đội Trung Quốc: khả năng tổ chức và khả năng tác chiến”. Nội dung báo cáo đã nêu tên chi tiết các doanh nghiệp công nghiệp quân sự chính làm nhiệm vụ thiết kế, nghiên cứu chế tạo, phát triển và sản xuất, cũng như thông tin về các loại máy bay không người lái mà lực lượng tác chiến Trung Quốc hiện nay đang quản lý, sử dụng.

Máy bay không người lái CH-4 do Trung Quốc chế tạo Báo cáo đã bàn về nhu cầu nhiệm vụ hàng đầu của máy bay không người lái Trung Quốc, trong Quân đội Trung Quốc có những đơn vị máy bay không người lái nào đang hoạt động tích cực, trong vài năm tới máy bay không người lái Trung Quốc sẽ phát triển và được tăng cường như thế nào, đồng thời tác động ra sao tới an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Báo cáo cho rằng, Quân đội Trung Quốc sở hữu một trong những lực lượng máy bay không người lái có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Báo cáo phỏng đoán, giữa năm 2011, Quân đội Trung Quốc đã trang bị hơn 280 máy bay không người lái. “Sau khi có nhiều trung tâm nghiên cứu hơn hoàn thành sản xuất, thử nghiệm máy bay không người lái và đưa vào sản xuất hàng loạt, con số này sẽ còn được tiếp tục gia tăng”.
Báo cáo cho rằng, máy bay không người lái đã trang bị cho tất cả các quân chủng của Quân đội Trung Quốc, do Pháo binh 2 quản lý máy bay không người lái có độ cao lớn và hành trình dài, còn hải, lục, không quân Trung quốc thì nắm máy bay không người lái chiến thuật và máy bay mục tiêu dùng để huấn luyện.
Có thể tấn công biên đội tàu sân bay Mỹ?
Báo cáo cho rằng, trong ngắn hạn máy bay không người lái đóng vai trò quan trọng khi giám sát vùng biển tranh chấp và biên giới trên đất liền; về lâu dài, máy bay không người lái sẽ hỗ trợ cho Quân đội Trung Quốc mở rộng phạm vi tác chiến, đưa khả năng trinh sát, tấn công mở rộng tới Tây Thái Bình Dương.

Máy bay không người lái Ám Kiếm - Trung Quốc Báo cáo viết: “Máy bay không người lái có lẽ là một lực lượng quan trọng để Quân đội Trung Quốc tiến hành tấn công tầm xa chính xác đối với các mục tiêu dọc tuyến bờ biển ngoài 3.000 km. Việc thiết kế máy bay không người lái kiểu mới nhấn mạnh giảm diện tích phản xạ radar, điều này cho thấy máy bay không người lái Trung Quốc tìm cách sống sót ở không phận phức tạp của đối phương”.
Theo báo cáo, rất nhiều báo cáo nghiên cứu uy tín của Trung Quốc ngầm cho biết, Trung Quốc tìm cách đầu tư phát triển máy bay không người lái có thể định vị, đeo bám và ngắm chính xác cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ, nhằm chi viện cho cuộc tấn công của tên lửa hành trình chống hạm tầm xa và tên lửa đạn đạo “đủ để Hải quân Mỹ cảm thấy lo lắng”.
Báo cáo cho rằng, Trung Quốc trang bị máy bay không người lái cho lực lượng Pháo binh 2, muốn lực lượng có thể tạo sự hỗ trợ mục tiêu trực tiếp cho tên lửa đạn đạo thông thường và tên lửa hành trình. “Máy bay không người lái có thể thực hiện nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu quan trọng và đánh giá thiệt hại chiến trường khi hỗ trợ tác chiến cho các tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D”.
Báo cáo còn tuyên bố, ý tưởng thiết kế máy bay không người lái sử dụng cho nhiệm vụ tác chiến điện tử đang được Trung Quốc thảo luận, những máy bay không người lái này sẽ gây nhiễu hệ thống phòng thủ tên lửa, phòng không, hệ thống radar, thông tin trong không gian, trên bầu trời và trên tàu chiến. Quân đội Trung Quốc còn đang nghiên cứu khái niệm tác chiến liên hợp của máy bay không người lái tác chiến điện tử và các trang bị tấn công không người lái.

Máy bay không người lái Phong Nhẫn, Trung Quốc Báo cáo thiết tưởng, Quân đội Trung Quốc có thể sẽ sử dụng nhiều loại máy bay không người lái tiến hành tấn công bão hòa đối với tàu sân bay Mỹ. “Cuộc tấn công có thể bắt đầu bằng sử dụng máy bay không người lái như mồi nhử để nghi binh đánh lừa, mục đích là đánh lừa phi công và tàu chiến phòng không Mỹ, làm tiêu hao tên lửa không đối không và hạm đối không. Sau đó, máy bay không người lái mồi nhử sẽ đi theo rất nhiều máy bay không người lái tác chiến điện tử, trong đó có máy bay không người lái gây nhiễu hệ thống radar và thông tin, cùng với máy bay không người lái chống bức xạ tấn công radar cảnh báo sớm”.
Sau đó, các máy bay vũ trang không người lái khác sẽ phóng tên lửa chống hạm tấn công tàu sân bay Mỹ. Máy bay không người lái còn có thể đóng vai trò truyền dẫn thông tin, dẫn đường cho tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chống hạm phóng từ đất liền. Báo cáo cho rằng, chiến dịch liên hợp giữa loại máy bay không người lái này và tên lửa có mục tiêu cuối cùng là thông qua hợp tác chặt chẽ để chọc thủng mạng lưới phòng thủ tiên tiến.

Bề ngoài máy bay không người lái Tường Long của Trung Quốc giống máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Ấn Độ phóng thành công BrahMos từ tàu ngầm

(ĐVO)- Ngày 20/3, Ấn Độ đã lần đầu tiên bắn thử thành công tên lửa BrahMos từ tàu ngầm. Với kết quả này, Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên có khả năng phóng tên lửa hành trình siêu thanh từ tàu ngầm.

Giám đốc Tập đoàn BrahMos Aerospace Sivathanu Pillai cho biết vụ bắn thử được thực hiện tại Vịnh Bengal, ngoài khơi thành phố cảng miền Nam Visakhapatnam thuộc bang Andhra Paradesh. Ông Pillai nói: "Đây là vụ bắn thử một tên lửa hành trình siêu thanh phóng từ tàu ngầm đầu tiên trên thế giới và tên lửa này có tầm bắn 290 km... Tên lửa BrahMos đã hoàn toàn có thể trang bị cho các tàu ngầm với cấu trúc phóng theo chiều thẳng đứng".
Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên có khả năng phóng tên lửa hành trình siêu thanh từ tàu ngầm.
Theo thông tin từ Hải quân Ấn Độ, tên lửa đã bay đúng theo quỹ đạo và bắn trúng mục tiêu. Trước đó, Ấn Độ từng lên kế hoạch bắn thử loại tên lửa này vào cuối năm 2012.

Tên lửa BrahMos của Ấn Độ được sản xuất trong khuôn khổ hợp tác với Nga và phát triển trên cơ sở tên lửa Oninks của Nga (phiên bản xuất khẩu là Yakhont). Chương trình tên lửa BrahMos là một liên doanh giữa Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ với Công ty NPO Mashinostroeyenia của Nga.
Phiên bản tên lửa BrahMos đối hạm của Hải quân Ấn Độ Cái tên BrahMos là sự kết hợp giữa tên hai dòng sông Brahmaputra ở Ấn Độ và Moskva ở Nga. BrahMos có tốc độ nhanh gấp 2,5-2,8 lần tốc độ âm thanh và có khả năng tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách 300-500 km. Tên lửa BrahMos gồm 4 phiên bản chính gồm: phiên bản trang bị cho không quân, lục quân, tàu nổi và tàu ngầm.

Nga từng đề xuất cung cấp cho Ấn Độ loại tàu ngầm động cơ điện-diesel Amur-1650 (phiên bản xuất khẩu là 677 Lada). Loại tàu ngầm này có thể mang theo tên lửa Klub, một loại tên lửa phóng theo chiều thẳng đứng tương tự phiên bản BrahMos phiên bản tàu ngầm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Đòn phản công vào "tử huyệt" của hải quân địch

Tấn công vào mục tiêu nào mà sự chiến thắng sẽ làm rúng động toàn bộ chiến dịch hay ảnh hưởng sống còn đến kết quả chiến dịch…thì đó là “tử huyệt”.

Thực tế trong chiến tranh, có những “tử huyệt” của địch, để phát hiện ra nó không phải dễ dàng, đơn giản, mà cần có những bộ óc sáng suốt của những vị tướng tài, của một bộ tham mưu tài giỏi đầy kinh nghiệm chiến trận mới “nhìn thấy” cái mà ngay địch cũng không thể “nhìn thấy”.
Vì loại “tử huyệt” này nó tồn tại lịch sử và khách quan, có khi ngay trước mắt nhưng chẳng ai “nhìn thấy” và cũng có khi chỉ chịu lộ ra trước những tác động, hoạt động quân sự của đôi bên như bày mưu, cài thế… mà thôi.
“Buôn Ma Thuột” trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 là “tử huyệt” thuộc kiểu loại đó.
Nhưng thực tế cũng có những “tử huyệt” thì dù có che giấu kiểu gì cũng không thể được vì nó tồn tại mang tính bắt buộc, tính nguyên tắc và tính khoa học, cho nên chẳng cần kinh nghiệm và nhãn quan quân sự vẫn rất dễ nhận biết và ai cũng “nhìn thấy”.
Tử huyệt loại này gọi là “bất khả kháng”.
Trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước thì “2 con đường mang tên Hồ Chí Minh” là “tử huyệt bất khả kháng” của chúng ta mà Mỹ-Ngụy nhận thấy, vì chúng ta không còn con đường nào khác. Nếu Mỹ ngăn chặn được sự vận chuyển, hoạt động của của chúng ta trên 2 con đường này thì coi như Mỹ đã thắng.
Vậy “tử huyệt bất khả kháng” của lực lượng hải quân tác chiến tầm xa (HQTX) khi đối đầu với lực lượng hải quân tác chiến tầm gần (HQTG) và lực lượng phòng thủ bờ biển là ở đâu?
Có thể nói, phương án tác chiến của HQTX mà các cường quốc biển thực hiện để tấn công từ hướng biển vào một quốc gia nào đó đều có hình thức chung, dù trên thế giới mới chỉ có Mỹ thực hiện, đó là: Bắt đầu bằng đòn tấn công của tên lửa tầm xa từ tàu ngầm, tàu mặt nước vào hệ thống phòng thủ biển, trung tâm quân sự, kinh tế quan trọng, hệ thống TTLL, Radar...
Tiếp theo máy bay từ tàu sân bay xuất kích tấn công để làm chủ vùng trời, truy tìm tiêu diệt tàu ngầm, tàu mặt nước đối phương. Cuối cùng là lực lượng lính thủy đánh bộ từ các tàu đổ bộ cỡ lớn LPD, LCAC…đổ bộ vào bờ.
Một chiến dịch tấn công của HQTX phát động bao gồm một loạt giai đoạn từ A đến Z và các đòn tấn công trên được coi là giai đoạn cuối cùng là Z. Nếu quốc gia nào chỉ “nhìn thấy” đòn cuối cùng, nghĩ nhiều về nó thì có khi hoảng loạn, thiếu tự tin, bi quan…dẫn đến tê liệt ý chí phản kháng. Vì, quả thật, đây là sức mạnh khủng khiếp mà sức chịu đựng thì khả năng có hạn.
Tuy nhiên, đòn cuối cùng này có thực hiện được trọn vẹn hay không, có phát huy toàn bộ sức mạnh hỏa lực hay không và trong một thời gian đã định hay không…thì còn phụ thuộc rất nhiều một loạt kế hoạch tác chiến khác như kỹ thuật, hậu cần, dịch vụ…mà thiếu nó lực lượng tuyến đầu dù có thực hiện phương châm tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” cũng không dám mạo hiểm triển khai tấn công.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà không có lực lượng tiếp tế khi hết tên lửa, hết dầu, hết nước ngọt hay hỏng hóc trong khi chưa đánh quỵ được đối phương?.
Rõ ràng, những sự phụ thuộc mang tính bắt buộc… này chính là “tử huyệt bất khả kháng” của địch. Nếu HQTG chủ động “tránh thế mạnh ban đầu của địch”, ưu tiên cho nhiệm vụ tác chiến tiêu diệt lực lượng hậu cần, kỹ thuật của địch chính là đòn đánh vào tử huyệt.
Còn nhớ trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ 3. Sử sách không ghi diễn biến cụ thể, chỉ biết là đối đầu với hơn 400 thuyền chiến của Ô Mã Nhi tại cửa biển Vân Đồn, "hải quân bờ" của Trần Khánh Dư-vị tướng đánh thủy giỏi nhất Đại Việt lúc bấy giờ, đại bại.
Trước khi tự trói chịu tội ông tướng nhà Trần phát hiện lẽo đẽo đằng sau có một đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ do không kịp theo đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi, vậy là gom góp "tàn quân" Trần Khánh Dư diệt gọn đoàn thuyền này.

Không quân, hải quân lạc hậu của Việt Nam, tập kích có hiệu quả vào đội hình hàng dọc của Hạm đội 7 Hoa Kỳ trong trận hải chiến ngày 19/4/1972
Lịch sử đã ghi nhận dù có hay chưa có 400 thuyền chiến của Ô Mã Nhi thì vua tôi nhà Trần cũng bị buộc phải rời Thăng Long để tránh sức mạnh của quân bộ Thoát Hoan, và do đó, điều Thoát Hoan cần nhất, mang tính sống còn là đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ chứ chưa phải là đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi.
Không có lương thực trong khi ở ngay nơi “vườn không nhà trống” thì có thêm 400 hay 1000 thuyền chiến của Ô Mã Nhi cũng bằng không mà còn nguy hiểm hơn.
Không rõ là do “vô tình hay hữu ý”, tướng Trần Khánh Dư đã chơi một đòn cực hiểm buộc Thoát Hoan chỉ có một mệnh lệnh rút quân là thượng sách, logic quân sự mà chẳng ai chê trách. Và, Ô Mã Nhi với 400 thuyền chiến trong trận “lượt về” trên sông Bạch Đằng kết quả thế nào ta đã rõ.
Như vậy, có thể nói, phát hiện và chọn mục tiêu có tính chất “tử huyệt” để tấn công của HQTG là cực kỳ quan trọng.
Nhưng, tấn công như thế nào để tiêu diệt nó mới là điều quyết định.
Đương nhiên là phải dùng lối đánh tập kích bất ngờ, nhưng tấn công vào thời điểm nào, ở đâu…thì còn tùy thuộc vào tuyến xuất phát tấn công của địch, đặc biệt vào địa hình khu vực xảy ra tác chiến, bởi lẽ điều này nó quyết định đội hình tấn công của HQTX.
Dứt khoát trong khu vực Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa, đội hình tham gia tác chiến của địch sẽ chỉ có thể là dài. Và, đây chính là “tử huyệt bất khả kháng” của đối phương.

Máy bay Argentina tấn công tàu chiến Anh
Với một chiều dài bờ biển hơn 3000km và với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ như của Việt Nam ta, thì phối hợp lực lượng (nhanh, thấp, sâu, uy lực mạnh) tập kích từ nhiều hướng là đòn cực kỳ lợi hại, khó chống đỡ của địch, là đòn đánh sở trường của Hải quân Việt, sát tinh với đội hình dài.
Do sở trường, sở đoản của lực lượng HQTX và HQTG khác nhau và thực tế chiến tranh giữa 2 lực lượng này chỉ xảy ra giữa Mỹ với đối thủ quá yếu cho nên chưa có kiểm nghiệm, khẳng định được sự lợi hại của 2 lực lượng HQTX và HQTG đối đầu sẽ như thế nào.
Nhưng nếu như nói rằng lực lượng HQTX và HQTG đều giống nhau về vũ khí, còn phương tiện mang nó, HQTX hiện đại hơn, to lớn hơn thì không sai, để rồi, từ đó suy ra rằng, HQTX sẽ luôn luôn làm chủ khu vực tác chiến là quá vội vàng, chủ quan.
Có thể thấy, qua cuộc chiến Falklands/Malvinas giới quân sự đã quá rõ những “tử huyệt” của lực lượng hải quân khi tác chiến tầm xa cách căn cứ hàng ngàn hải lý mà lực lượng hỗ trợ thiếu trước hụt sau. Nếu lúc đó hải quân Argentina bản lĩnh hơn một chút, thêm một chút “sức rướn” là Hải quân Anh quốc bị ôm hận.
Dù không quân, hải quân của Argentina rất yếu, nhưng Hải quân Anh khi tác chiến tầm xa cũng bị trả giá tổn thất nặng nề.
Lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc của Việt Nam có một điều cứ giống như “lời nguyền” rằng: “Những lúc nào Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng, kỹ lưỡng thì quân phương Bắc tràn sang không sớm thì muộn đều bị “OUT”, cũng đáng để cho giới nghiên cứu suy nghĩ.
Việt Nam đã qua rồi thời kỳ luôn dùng chiến thuật để bù đắp sự thiếu hụt về công nghệ. Thế hệ tướng lĩnh, binh sỹ Việt Nam hôm nay sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu với kẻ thù bảo vệ Tổ quốc thuận lợi hơn nhiều lần so với cha anh. Đó là, có sự chuẩn bị bài bản, kỹ càng; không chênh lệch quá lớn về sự hiện đại (chất lượng) của vũ khí; những kinh nghiệm quý báu chỉ có từ máu xương mà thế hệ cha anh để lại từ 2 cuộc chiến tranh với Pháp, Mỹ.
Trên thế giới, ngoại trừ hải quân Mỹ thì chưa có một lực lượng hải quân của quốc gia nào có đủ khả năng đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho việc tác chiến tầm xa (cách căn cứ hàng ngàn hải lý).
Trung Quốc đang phấn đấu “Mỹ có cái gì thì Trung Quốc có cái đó”, nhưng xem ra thời gian không phải được tính bằng một con số. Trong khi đang loay hoay để thoát khỏi sự bao vây của Mỹ, Nhật, Úc…ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất, cho nên, Biển Đông là vị trí không gần cũng không xa với Hải quân Trung Quốc, là nơi họ dành mọi nỗ lực sức mạnh, ưu tiên lực lượng, để tiến ra TBD bằng hướng này.
Tiến ra phía Nam để có mặt ở TBD với Trung Quốc không quan trọng và rất dễ dàng, nhưng cách tiến ra như thế nào mới là quan trọng. Nếu vừa tiến vừa chiếm chắc sẽ không thành công vì, Nhật Bản tuy vậy nhưng chưa từng chống xâm lược, còn Việt Nam thì đã quá nhiều lần với mọi đối thủ.
Bởi vậy, con đường hòa bình – con đường không bao giờ có tử huyệt là con đường nhanh nhất để Trung Quốc tiến ra TBD.


http://soha.vn/quan-su/don-phan-cong-vao-tu-huyet-cua-hai-quan-dich-20130322191734757.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Trung Quốc lộ diện mạo "sát thủ diệt tàu sân bay"

(Kienthuc.net.vn) - Các trang mạng Trung Quốc đang lan truyền một hình ảnh được cho là của tên lửa hành trình tầm xa “bí hiểm” mang tên CJ-10.




Tên lửa hành trình CJ-10 lần đầu công khai trong cuộc duyệt binh mừng Quốc khánh Trung Quốc năm 2009. Loại tên lửa đã thu hút nhiều sự chú ý của giới chuyên gia quốc tế. Nhưng kể từ đó tới nay, CJ-10 đã “mất tích” hoàn toàn.


Không chỉ thế, CJ-10 xuất hiện năm 2009 không được tiết lộ diện mạo thực sự. Vì khi đó, loại tên lửa này được “bọc” trong ống phóng đặt trên xe tự hành bánh lốp.


Tuy nhiên, trang mạng Trung Quốc gần đây đã công khai một số bức ảnh được cho là của cuộc thử tên lửa hành trình CJ-10. Quả tên lửa được bắn đi từ xe mang phóng tự hành có hình dạng khá giống với loại xe xuất hiện năm 2009.

Bức ảnh được cho là cuộc thử của tên lửa hành trình chống tàu/đối đất CJ-10.​
Theo truyền thông Đài Loan, CJ-10 được phát triển nhằm đối phó với nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Ngoài ra, nó còn có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên bộ.


CJ-10 có khả năng mang trên máy bay ném bom chiến lược H-6K, tàu ngầm hạt nhân Type 95 và khu trục tối tân Type 052D.


Thời báo Hoàn cầu cho rằng, tầm bắn của CJ-10 khoảng 1.500-2.000km, xa hơn so với tên lửa Tomahawk nổi tiếng của Mỹ. Đặc biệt, tên lửa có khả năng đạt tốc độ vượt âm thanh, Mach 2,5. Một quả đạn tên lửa CJ-10 có khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ 7.000-10.000 tấn.


CJ-10 dựa vào dựa vào các cảm biến tiên tiến để tìm, nhận dạng, xác định vị trí của mục tiêu.

Việt Nam sẽ sở hữu “sát thủ diệt tàu sân bay” Klub-S


(Kienthuc.net.vn) - Các tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Klub-S.

Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 40 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S. Số tên lửa này sẽ được trang bị cho tàu ngầm tấn công Kilo Project 636.

Tuy nhiên, SIPRI không đưa ra thời hạn chuyển giao. Nhiều khả năng, tên lửa được giao trong năm 2013 hoặc 2014 khi Việt Nam bắt đầu nhận tàu ngầm Kilo.​


Klub là tên hệ thống tên lửa tấn công đa năng do Cục thiết kế Novator (Nga) nghiên cứu phát triển sử dụng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tàu chiến mặt nước (kể cả tàu sân bay), tàu ngầm và mục tiêu mặt đất. Trong đó, Klub-S là biến thể của hệ thống được thiết kế để lắp đặt trên tàu ngầm tấn công.


Tàu ngầm Kilo Việt Nam đang thử nghiệm tại Nga. Ảnh minh họa​
Hệ thống Klub-S có thể sử dụng 5 loại đạn tên lửa tấn công nhiều mục tiêu trên bộ, trên biển. Tuy nhiên, khả năng lớn Việt Nam sẽ chỉ dùng loại đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E.


Kiểu đạn này dùng để tiêu diệt các loại tàu chiến mặt nước (tàu tuần tiễu, tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu hậu cần) hoạt động riêng lẻ cũng như hoạt động theo đội hình tàu trong các điều kiện bị chế áp điện tử.


Đạn 3M-54E dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg. Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay tăng tốc – tiếp cận mục tiêu cho phép đạt vận tốc gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km.


Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Tức là khi cách mục tiêu tầm 60km, đạn tên lửa sẽ tự động phát hiện, bám bắt và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.


Với vận tốc vượt âm thanh, đạn 3M-54E được xem là một trong những sát thủ chống tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới. Không những thế, quả đạn có quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp, trong hành trình tiếp cận mục tiêu, cách 15km, quả đạn chỉ bay cách mặt nước 30m gây khó khăn cho biện pháp đánh chặn của tàu đối phương.


Đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E.​
Ngoài loại đạn 3M-54E, Klub-S còn có khả năng bắn 4 loại đạn tên lửa khác gồm: đạn chống tàu cận âm 3M-54E (đạt tầm bắn 300km, đầu đạn nặng 400kg); đạn đối đất 3M-14E (tầm bắn 275km, đầu đạn nặng 400kg); đạn chống ngầm 91RE1 (tầm bắn 50km) hoặc 91RE2 (tầm bắn 40km).


Các đạn tên lửa của hệ thống Klub-S được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm trên tàu ngầm tấn công Kilo.


Theo thông tin mới nhất từ đại diện nhà máy Admiralteyski Verfi, phía Nga sẽ bàn giao chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên cho Việt Nam vào cuối năm 2013. Và chiếc thứ 2 sẽ về vào cuối năm 2014.


Admiralteyski Verfi đang gấp rút thực hiện hợp đồng đóng 6 tàu ngầm Kilo cho Việt Nam theo hợp đồng trị giá 1,8-2 tỷ USD được ký năm 2009. Mới đây, nhà máy này đã khởi đóng chiếc tàu cuối cùng trong đơn đặt hàng.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Uy lực tên lửa chống hạm REDUT Việt Nam sở hữu

Theo GDVN

REDUT-M: Là hệ thống tên lửa chống hạm được triển khai trên mặt đất hoặc bờ biển di động trên xe 8 bánh, mẫu SS-N-3 mà Hải quân Nga, Việt Nam, Syria đang sử dụng. REDUT-M bắn tên lửa P-35, kí hiệu NATO là SSC-1A.

REDUT-M: Là hệ thống tên lửa chống hạm được triển khai trên mặt đất hoặc bờ biển di động trên xe 8 bánh, mẫu SS-N-3 mà Hải quân Nga, Việt Nam, Syria đang sử dụng. REDUT-M bắn tên lửa P-35, kí hiệu NATO là SSC-1A.

Mô hình tên lửa REDUT-M
Tổ hợp tên lửa chống hạm REDUT-M là một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động, được triển khai trên xe phóng SPU-35B hoặc SPU-35V. Một tổ hợp REDUT-M có 3 xe phóng, xe chỉ huy và xe radar 4R45 Skala.
Tên lửa được đặt trong ống phóng ZIL-135K và được đặt trên xe tải BAZ-135MB 8x8 bánh. Mỗi xe phóng được vận hành bởi 5 người, thời gian triển khai sẳn sàng chiến đấu khoảng 30 phút.
Tên lửa P-35B có chiều dài 10,2m, đường kính gần 1m, sải cánh 2,6m, trọng lượng phóng 4.500 kg. Tên lửa có tầm bắn tối đa 460 km,với tốc độ Mach-1.4, biến thể nâng cấp về sau đạt cự ly 550 km. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn KRD-26 .

Tên lửa REDUT-M khai hỏa
Trong trường hợp không có sự hỗ trợ dẫn hướng từ các máy bay trinh sát, sỹ quan điều khiển tên lửa sẽ phóng 3-4 tên lửa cùng lúc.
Một trong số các tên lửa này sẽ được điều khiển bay lên cao hơn so với các tên lửa khác. Tên lửa này sẽ dùng radar của mình để dẫn đường cho các tên lửa còn lại tấn công một tàu hoặc nhóm tàu được phát hiện bởi các radar cảnh giới.

Tên lửa có độ cao hành trình từ 100-400m, hoặc có thể bay cao từ 4.000-7.000m trong trường hợp dùng radar của tên lửa để dẫn đường cho các tên lửa khác. Ở pha cuối tên lửa hạ thấp độ cao xuống dưới 100 mét trước khi lao đến mục tiêu.
Ngoài ra còn có 1 số thông tin về tên lửa P-10 và P-25 biến thể của P-5 chưa được xác định.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Tên lửa DF-16 TQ khiến Đài Loan “sốt hầm hập”


(Kienthuc.net.vn) - Đài Loan khá lo lắng trước việc Trung Quốc triển khai tên lửa đạn đạo tầm ngắn thế hệ mới DF-16 tới vùng duyên hải Đông Nam.

Trong một báo cáo gần đây, Nghị sĩ Quốc Dân **** (Đài Loan) Lâm Úc Phương cho rằng, Trung Quốc đã điều tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-16 tới vùng duyên hải đối diện Đài Loan.


Trước đó, báo chí quốc tế đã từng đưa tin việc Trung Quốc triển khai tên lửa đạn đạo DF-16 tới duyên hải Đông Nam nhằm ứng phó với tình hình căng thẳng ở Điếu Ngư/Senkaku.


Theo ông Lâm, căn cứ tên lửa DF-16 đặt tại Kỳ Môn (thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy). Nhưng Quân đoàn Pháo binh số 2 đã triển khai tên lửa DF-16 tới khu vực ở bờ biển Đông Nam Trung Quốc.


“Việc di chuyển tên lửa đặt ra các mối đe dọa đặc biệt đối với an ninh Đài Loan khi tầm bắn của nó là 1.000 km cũng như độ chính xác cao mà nó sở hữu”, ông Lâm nói.


Cục trưởng Cục An ninh Quốc gia Đài Loan (NSB) Thái Đức Thắng thừa nhận, tên lửa đạn đạo DF-16 đã được điều tới duyên hải Đông Nam. Và NSB đang theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển cũng như triển khai loại vũ khí này của Trung Quốc.


Ngoài ra, ông Thái cũng đưa ra tuyên bố mang tính trấn an rằng, có thể việc di chuyển DF-16 chỉ nhằm mục đích đào tạo, huấn luyện. Hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng để chứng minh loại tên lửa này được triển khai lâu dài trong khu vực ven biển phía Đông Nam của Trung Quốc.


Tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-16 đang làm Đài Loan "thấp thỏm, lo âu".​
Theo các nguồn tin quân sự, tên lửa DF-16 được cho là có sức mạnh hủy diệt và tầm bắn xa hơn đáng kể so với các loại tên lửa tầm trung khác mà Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào Đài Loan.


Trong một diễn biến khác, đề cập đến kế hoạch phát triển tàu sân bay của Trung Quốc, Cục trưởng Thái nhấn mạnh, tàu sân bay Liêu Ninh (Hải quân Trung Quốc) đã trải qua 9 chuyến thử nghiệm biển xa.


Đồng thời, tiêm kích hạm trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc đã hoàn thành các cuộc cất cánh và hạ cánh thử nghiệm. “Tuy nhiên, họ sẽ phải mất thêm 3-4 năm nữa để xây dựng nhóm tác chiến cho tàu sân bay Liên Ninh”, ông Thái nhấn mạnh.


Ngoài ra, trả lời mối quan khoăn, liệu Trung Quốc có thể chế tạo tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân hay không. Cục trưởng Thái cho rằng, ông không loại trừ khả năng đó.


"Thực tế, Trung Quốc có một kế hoạch như vậy", ông Thái nói. Đồng thời ông này nói thêm rằng, Bắc Kinh có thể hiện thực hóa kế hoạch trên hay không còn phụ thuộc vào sự phát triển và trưởng thành trên lĩnh vực công nghệ của họ.
 

Lavande

Xe điện
Biển số
OF-96873
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
2,712
Động cơ
534,673 Mã lực
Chuyên mục "Đọc báo giùm bạn" :)
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,945
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Nhân tiện các cụ cho em hỏi, đợt này ngoài Trường Sa căng thẳng lắm hả các cụ? Tung cửa nó cứ nhăm nhe chiếm mình
 

Anonymous0804

Xe hơi
Biển số
OF-182978
Ngày cấp bằng
2/3/13
Số km
129
Động cơ
336,400 Mã lực
Nhà cháu kê dép ngồi hóng, các cụ đừng trách phạt nhé! Cũng quan tâm, nhưng kiến thức hạn hẹp nên khônng dám mạn bàn! :)
 

Nam_6600

Xe tải
Biển số
OF-15479
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
381
Động cơ
515,900 Mã lực
Nơi ở
nơi có nhiều niềm vui...
nhìn các hạng mục vũ khí là mềnh thích thế chứ nại
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Hai ’sát thủ’ Việt Nam có thể diệt tàu chiến Type 054A Trung Quốc

Có thể nói, tên lửa Yakhont và Kh-31A là "bộ đôi" sát thủ chống tàu mạnh nhất của Việt Nam, có thể tiêu diệt tàu chiến Type 054A của Trung Quốc.

Trung Quốc đã triển khai thêm tàu khu trục có khả năng tàng hình Liễu Châu Type 054A vào phục vụ trong Hạm đội Nam Hải – đơn vị chuyên trách hoạt động và kiểm soát khu vực Biển Đông của Hải quân nước này.
Các tàu khu trục mới, trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại như Type 054 và các tàu chiến khác của Hạm đội Nam Hải sẽ thực sự là những mối đe dọa lớn đối với hải quân các quốc gia khác trong khu vực xung quanh Biển Đông, nơi đang xảy ra nhiều tranh chấp chủ quyền kéo dài trong hàng thập kỷ qua.
Chiến hạm Liễu Châu đi vào phục vụ trong Hạm đội Nam Hải đã nâng tổng số tàu khu trục hiện đại Type 054A đang trực chiến trong hạm đội này lên con số 6.
Type 054A có đáng sợ?
Type 054A được thiết kế theo công nghệ tàng hình, trang bị cả vũ khí phòng không, chống ngầm và chống hạm để có thể tiêu diệt các mục tiêu ở dưới nước, trên biển và trên không. Ngoài ra còn có các hệ thống phòng thủ tầm gần để đánh chặn các loại vũ khí của đối phương. Do vậy, tàu chiến này được đánh giá là hiện đại bậc nhất của Trung Quốc hiện nay.

Tàu khu trục Type 054A được cho là có khả năng tấn công mạnh trên cả 3 mặt.
Type 054A có khả năng công toàn diện trên 3 mặt, bao gồm chống ngầm, phòng không tốt trong phạm vi 50 km, chống hạm ở cự li 200 km.
Type 054A hiện đang được đánh giá là tàu chiến mạnh nhất của Hạm đội Nam Hải, đảm nhiệm bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở trên Biển Đông.
Xét về tương quan lực lượng hải quân trong khu vực Biển Đông, thực tế cho thấy, chỉ một mình hạm đội Nam Hải của Trung Quốc cũng đã được trang bị một số lượng lớn các chủng loại tàu chiến và các phương tiện quân sự hỗ trợ đa dạng như trực thăng, chiến đấu cơ đa năng, máy bay ném bom…, hạm đội Nam Hải rõ ràng là mạnh hơn tất cả các lực lượng hải quân của cả 4 nước đang tranh chấp trên khu vực Biển Đông gộp lại (gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei), nếu không tính Hải quân của đảo Đài Loan.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có những định hướng và chiến lược phát triển, kiềm chế, và tự vệ quân sự của riêng mình.
Đối với Hải quân Việt Nam, trong những năm gần đây, được sự quan tâm của **** và Nhà nước, đã không ngừng được hiện đại hóa bằng việc tăng cường mua sắm những trang thiết bị vũ khí mới, đảm bảo luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, đánh bại bất kỳ kẻ thù xâm lược nào trong tương lai. Trong các quân, binh chủng trong quân đội, **** và Quân đội đã xác định, Hải quân và Không quân Việt Nam sẽ tiến hành đi thẳng lên hiện đại hóa nhằm đáp ứng kịp thời với những diễn biến bất thường, khó lường trước ở một số khu vực đang xảy ra tranh chấp lãnh thổ. Trong đó vấn đề Biển Đông được đặt lên hàng đầu.
Do có khả năng tàng hình và tầm tác chiến chống tàu, chống ngầm và phòng không tốt, nên để tiêu diệt được một chiến hạm mạnh như Type 054A thì ngoài việc sử dụng chiến thuật, nghệ thuật quân sự Việt Nam, đòi hỏi cần có những loại vũ khí hiện đại, có thể tác chiến ở “ngoài tầm” chiến đấu của tàu khu trục Type 054A.
Ở Việt Nam hiện nay, Không quân và Hải quân đang sở hữu 2 “át chủ bài” có thể tiêu diệt nhanh chóng, hiệu quả và chính xác mọi loại tàu chiến, trong đó, Type 054A có thể trở thành “con mồi” cho tên lửa chống hạm trên bờ biển và trên không của Hải quân và Không quân Việt Nam.
“Cái chết từ bầu trời” Kh-31A
Sau khi đặt mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V tiên tiến. Năm 2009, Việt Nam đã đặt mua một lô hàng tên lửa chống hạm phóng từ trên không Kh-31A với tổng trị giá 49,65 triệu USD để trang bị cho các máy bay chiến đấu Su-30MK2V, số tên lửa này đã được Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga bàn giao cho Việt Nam trong năm 2011.

Tên lửa chống tàu siêu thanh Kh-31A phóng từ máy bay Su-30.
Kh-31A sử dụng động cơ rocket nhiên liệu lỏng, gắn ở đuôi, được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ siêu thanh Mach 1,8 và tự tách ra khi hết nhiên liệu. Sau đó, 4 cửa hút khí mở ra và vỏ tên lửa rỗng trở thành buồng đốt động cơ tĩnh phản lực dùng nhiên liệu dầu lửa giúp tên lửa đạt vận tốc Mach 2,9, tầm bắn tiêu diệt mục tiêu 5-70km.
Trong hành trình bay, ở pha giữa tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính dẫn đường, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31 có khả năng kháng nhiễu cao, lựa chọn một mục tiêu trong nhóm mục tiêu cùng loại dày đặc.
Trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa nặng 95kg dùng để tiêu diệt tàu khu trục, hộ vệ cỡ lớn, tàu tên lửa cở nhỏ, tàu vận tải đổ bộ.
Khi tiếp xúc bề mặt mục tiêu, tên lửa xuyên phá vào bên trong tàu rồi mới kích nổ đầu đạn hoặc nổ theo kiểu phá mảnh khi bay trên mục tiêu.
Ước tính, để tiêu diệt tàu khu trục cần 2,5 quả Kh-31A, với tàu tên lửa cỡ nhỏ chỉ cần 1 quả.
Tên lửa có tốc độ hành trình bay rất cao, tiếp cận nhanh, khó đánh chặn. Không những thế, khi bị radar địch phát hiện, tên lửa có thể cơ động vọt cao đối phó với tên lửa đánh chặn đối phương.
Có thể nói, với tầm bắn cực đại 70 km (ngoài tầm phòng không của Type 054A), Kh-31A là vũ khí chống tàu cực kỳ nguy hiểm, "cơn ác mộng" từ bầu trời đối với tàu địch.
“Sói biển” Yakhont
Trong khi máy bay Su-30MK2V mang theo tên lửa chống tàu siêu thanh Kh-31A, có thể nhanh chóng tiếp cận và tiêu diệt tàu khu trục bất cứ lúc nào trên Biển Đông, thì ở mặt đất, được triển khai dọc theo ven biển của Việt Nam là những tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P do Nga sản xuất, có khả năng tác chiến “siêu việt” mà ngay cả Mỹ cũng phải nể phục.
Các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P được trang bị tên lửa siêu thanh có cánh Yakhont, có tầm bắn lên tới 300 km.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P của Hải quân Việt Nam có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu trên biển nào trong phạm vi 300 km.
Sau khi khai hỏa, tên lửa Yakhont sẽ bay theo quĩ đạo cao để tiết kiệm nhiên liệu và hạ độ cao cách mực nước biển chừng 5-15m khi tới gần mục tiêu để “vô hiệu” các hệ thống phòng thủ trên tàu của đối phương và lao vào phá hủy tàu chiến. Ngoài ra, lớp vỏ đặc biệt của tên lửa Yakhont còn được thiết kế để hấp thụ sóng radar, tăng khả năng tàng hình và loại bỏ các vòng phòng thủ của đối phương dễ dàng.
Nhưng để đảm bảo hoành thành nhiệm vụ với xác suất 100%, những người điều khiển Bastion-P thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Khi đó, có ít nhất 3 quả tên lửa Yakhont được phóng đi, một quả sẽ bay cao, bật radar chủ động dẫn đường cho 2 quả còn lại hạ gục mục tiêu.
Có thể nói, trang bị vũ khí của Hải, Không quân Việt Nam hiện nay khá hiện đại, đảm bảo có thể đánh bật bất cứ lực lượng thù địch tiềm năng nào. Cùng với trí tuệ và sự sáng tạo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam từ thời cha ông xa xưa, chắc chắn rằng, bất kỳ kẻ thù nào cũng sẽ bị đán cho tan tác nếu xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của người Việt Nam.


http://soha.vn/quan-su/hai-sat-thu-viet-nam-co-the-diet-tau-chien-type-054a-trung-quoc-20130401122152411.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Việt Nam sắp mua Club-K?

12:22 AM, 31/03/2013, Views: 17002 | By Nhân Vũ

VietnamDefence - Báo chí Nga đưa tin, nước này đã đàm phán với một nước Đông Nam Á để bán vũ khí chiến lược của người nghèo Club-K. Đó là nước nào? Indonesia, Malaysia, Philippines hay Việt Nam?
Vũ khí chiến lược của người nghèo Club-K

Công ty Concern Morinsystema-Agat (Nga) tại triển lãm LIMA-2013 ở Malaysia đã có nhiều cuộc gặp gỡ và đàm phán bán hệ thống tên lửa lắp trong container Club-K.

“Sự quan tâm đối với hệ thống là khá lớn,chúng tôi đã tiến hành đàm phán. Hơn nữa, đây không phải là cuộc đàm phán đầu tiên, chúng tôi đang lặng lẽ tiến về phía trước”, Tổng giám đốc, Tổng công trình sư của Concern Morinsystema-Agat, ông Georgy Antsev cho biết.

Ông Antsev cho biết, công ty của ông đang đàm phán với một nước Đông Nam Á, nhưng không nói rõ cụ thể là nước nào. “Chúng tôi đang tiến hành ráo riết chính sách marketing. Chúng tôi dự nhiều triển lãm, đàm phán cùng với công ty Rosoboronoexport. Tôi nghĩ rằng, kết quả sẽ có. Tiến vào thị trường nào cũng không đơn giản”, ông Antsev nói.

Theo ông, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện các đối thủ khá mạnh. Đó là Trung Quốc, Ấn Độ và các nước NATO. “Sau khi đã thực hiện chuyển giao lớn công nghệ cho các nước châu Á-Thái Bình Dương, nay tự chúng tôi phải tiến lên phía trước bằng cách nghiên cứu chế tạo và chào hàng cái gì đó mới mẻ. Hệ thống Club-K chính là cái mới mà hiện người khác chưa có”, ông Antsev nói.

“Điều dễ hiểu là giải pháp được áp dụng ở hệ thống này bản thân nó đã độc đáo, nó đòi hỏi bất kỳ quốc gia nào cũng phải xem xét lại học thuyết của mình, trước hết là học thuyết quân sự. Ta biết là ai cũng có những mối quan tâm riêng, mỗi vị tư lệnh, bộ trưởng quốc phòng cũng có thẩm quyền của mình. Đưa ra quyết định mua cái gì đó hoàn toàn mới, vạn năng và ở đâu đó có thể lấy đi một ít của hạm đội, ở đâu đó của lục quân, ở đâu đó của không quân là không đơn giản. Đó là vấn đề chính trị, nơi mà mỗi quốc gia phải tự mình đưa ra quyết định cho mình”, ông Antsev nói.

Tổng giám đốc Concern Morinsystema-Agat nhấn mạnh, Club-K có các đặc điểm nổi bật là tính cơ động, bí mật và chi phí sử dụng tương đối rẻ.

“Khi quý vị đã có hệ thống logistics (kho vận) ổn thỏa, ưu điểm ở đó thậm chí không phải là ở chỗ hệ thống nằm trong container, có thể giấy ở đâu tùy ý. Điều chủ yếu ở đây là logistics. Trước hết đó là thuận tiện cho vận chuyển, thuận tiện lưu kho, không cần trang thiết bị đặc chủng: tất cả trang thiết bị đều có sẵn trên thị trường, có rất nhiều và rẻ. Tốt nhất là mua dư những quả tên lửa thay cho hạ tầng logistics. Hệ thống này không đòi hỏi khung gầm chuyên dụng đồ sộ như cả chục quả tên lửa. Tốt nhất là mua khung gầm xe thông thường và thêm các quả tên lửa”, ông Antsev nói.

Theo ông Antsev, đây chính là ưu thế nổi trội của hệ thống tên lửa container Club-K.

Club-K sẽ trở thành ác mộng đối với các cường quốc hải quân như Mỹ, Trung Quốc

“Chúng tôi đang ra thị trường với một sản phẩm mới, chúng tôi đang tới các nước nhỏ. Chúng tôi sẽ rất quan tâm đến chính sách giá cả cùng với công ty Rosoboronoexport. Điều đó rất quan trọng. Giới quân sự cần phải thay đổi chút ít cách nhìn của mình đối với các cuộc xung đột quân sự và xem xem cần chi tiền vào đâu, giải quyết nhiệm vụ bảo đảm an ninh bằng những lực lượng và phương tiện nào”.

Trước đó, có tin Concern Morinsystema-Agat đã thử nghiệm phóng thành công hệ thống Club-K vào năm 2012. Chương trình thử nghiệm đã hoàn thành đầy đủ. Các thử nghiệm này một lần nữa cho thấy rằng, Nga đang chào bán cho các khách hàng không phải là mô hình hay maket, mà là một hệ thống vũ khí tên lửa container có thực. Club-K được triển khai trong container đường sắt tiêu chuẩn. Chỉ có thể phát hiện khi hệ thống phóng tên lửa, khi hệ thống được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Những lúc khác, bề ngoài, đó chỉ là một container đường sắt quen thuộc.

Trở lại vấn đề phía Nga đang đàm phán với quốc gia Đông Nam Á nào về việc bán Club-K. Vậy quốc gia Đông Nam Á mà Concern Morinsystema-Agat đã đàm phán bán Club-K là nước nào? Ta hãy phân tích, suy luận dựa trên những thông tin báo chí đã có.

Trước hết, phải thấy rằng, Nga ngay từ đầu đã xác định Đông Nam Á với điểm nóng xung đột chủ quyền biển đảo là một trong những thị trường hàng đầu của Club-K. Các chuyên gia Nga khẳng định, Club-K trước hết dành cho các nước nhỏ có bờ biển dài, không có điều kiện mua các tàu chiến lớn như ở Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Với 4 tên lửa cất giấu trong contenơ đặt trên tàu biển, tàu hỏa hoặc xe tải và có tầm bắn xa 220-275 km, phần chiến đấu 200-450 kg, Club-K là hệ thống vũ khí đối hạm và đối đất rẻ tiền mà Mỹ và các cường quốc khác phải khiếp sợ.

Và những quốc gia Đông Nam Á quan tâm đến loại vũ khí đáng sợ và là một phương tiện phi đối xứng của các nước nhỏ chống lại các hạm đội hùng mạnh, chắc chắn là có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong tầm ngắm, dễ thấy là Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Với đặc điểm lãnh thổ rộng lớn với hàng vạn hòn đảo, cũng như do không có mối đe dọa trực tiếp từ hướng biển vào đất liền, Indonesia sẽ không quan tâm đến Club-K. Họ chú trọng trang bị tên lửa chống hạm cho hải quân, cho tàu chiến mặt nước. Đó là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Yakhont của Nga, các tên lửa chống hạm dưới âm C-802 và mới đây là C-705 của Trung Quốc. Nếu muốn tăng cường khả năng tác chiến chống hạm, Indonesia sẽ tìm cách trang bị các tên lửa chống hạm hiện đại khác như BrahMos cho các tiêm kích Su-30 của họ hơn là mua Club-K.

Nếu tính đến tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực quần đảo Trường Sa và bãi Scarborough, cũng như yếu tố địa lý, Club-K nếu được mua sắm sẽ tăng mạnh sức uy hiếp của Philippines đối với hải quân Trung Quốc. Club-K là vũ khí phòng thủ có sức răn đe hữu dụng nhất đối với Philippines. Philippines là đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á và chưa từng mua vũ khí Nga, lại là quốc gia có tiềm lực hải quân và kinh tế yếu kém. Khả năng nước này mua Club-K là rất nhỏ.

Malaysia là quốc gia từng mua sắm vũ khí Nga như máy bay tiêm kích Su-30MKM, MiG-29N…, nhưng họ chủ yếu dùng tên lửa chống hạm Exocet cho tàu chiến và tàu ngầm. Nước này ít có khả năng mua Club-K.

Cabin điều khiển Club-K

Hội tụ nhiều yếu tố quan tâm đến Club-K nhất là Việt Nam. Với đặc điểm lãnh thổ, đường bờ biển và tranh chấp biển đảo với nước ngoài, Việt Nam rất cần một loại vũ khí đa năng, tầm xa, cơ động, bí mật, có tính răn đe mạnh cả với mục tiêu trên biển và đất liền và lại vừa túi tiền (15 triệu USD/hệ thống) như Club-K. Nếu được triển khai trên bờ, Club-K cùng với Bastion-P có khả năng bao phủ phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khi được triển khai trên các tàu dân sự hay vận tải quân sự, tầm với của Club-K sẽ vươn xa hơn nữa. Đặc biệt, khi được trang bị cho các tàu hoạt động gần Trường Sa hay bố trí trên các đảo lớn ở quần đảo này, Club-K trở thành vũ khí chống phong tỏa, chống đổ bộ từ xa cực kỳ lợi hại.

Trước đó, có tin trong năm 2012, Nga và Việt Nam bắt đầu phát triển một tên lửa hành trình mớidựa trên hệ thống tên lửa Uran. Nhiều khả năng, Việt Nam sẽ chọn hợp tác sản xuất biến thể mới nhất của Uran là Kh-35UE có tầm bắn 260 km. Hơn nữa, phần lớn các tàu tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực. Vì thế, mua Club-K sẽ là một giải pháp đúng đắn, hợp lý và cần thiết cả về mặt kỹ thuật, hậu cần trang bị và kinh tế đối với Việt Nam vì Kh-35UE chính là một phương án trang bị của Club-K. Hơn nữa, có lẽ các nhà sản xuất vũ khí Nga cũng đã xác định Việt Nam là khách hàng tiềm năng của Club-K nên trong một clip video quảng cáo Club-K xuất hiện các container chở hàng có in dòng chữ "DONGNAMA" (Đông Nam Á).

Xét tất cả những yếu tố trên, Việt Nam là quốc gia có nhiều khả năng nhất quan tâm đến việc mua sắm và trang bị hệ thống tên lửa vạn năng đối hạm/đối đất Club-K. Đây chỉ là những suy đoán, sự thực thế nào, chúng ta còn phải chờ xem.
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,945
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Cái vụ hợp tác sx tên lửa em thấy nó cứ ảo thế nào ý. Chắc cùng lắm là cái dây chuyền lắp ráp
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,300 Mã lực
Hy vọng là mới đầu thì lắp ráp, sau đó chuyển giao công nghệ tự SX lấy với các phụ tùng then chốt nhập khẩu. Thế cũng là tốt lắm rồi. Tàu Khựa nó xịn quá, nhìn chạnh lòng ghê!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top