[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Ấn Độ gây choáng váng với phiên bản khủng của tên lửa BrahMos-II

Chủ nhật 10/02/2013 18:30
ANTĐ - Tại triển lãm hàng không Ấn Độ 2013, New Dehli đã làm giới quân sự choáng váng với phiên bản kế tiếp của loại tên lửa lừng danh BrahMos.

Triển lãm hàng không quốc tế Ấn Độ bắt đầu khai mạc vào ngày 06/02 tại căn cứ không quân Yella Hanka ở Bangalore. Triển lãm có sự tham dự của 607 công ty hàng không quốc tế, trong đó có 352 công ty nước ngoài. Cuộc triển lãm lần này đã xuất hiện rất nhiều loại máy bay và tên lửa nổi tiếng trên thế giới. Ngoài sản phẩm ấn tượng là máy bay huấn luyện quốc nội thế hệ mới nhất HTT-40, người Ấn đã khiến giới quân sự xôn xao vì phiên bản kế tiếp tên lửa lừng danh BrahMos là BrahMos-II.



Ngoại hình của BrahMos-II rất giống X-51 của Mỹ
Điều kỳ quái là tuy thuộc dòng họ BrahMos nhưng loại tên lửa này có ngoại hình khác biệt hoàn toàn so với nguyên mẫu của nó và giống hệt như loại tên lửa siêu thanh X-51A “Waverider” của Mỹ, hơn nữa trong phần thuyết minh cũng không giới thiệu gì về xuất xứ của BrahMos-II, dẫn đến người tham quan cũng không hiểu được tính năng của nó ra sao.
Loại tên lửa BrahMos thế hệ cơ bản do Nga và Ấn hợp tác chế tạo có tính năng độc đáo là tốc độ siêu thanh, đa phương thức dẫn đường và điều khiển, tionhs linh hoạt và khả năng cơ động cao. Hơn nữa, nó có uy lực xuyên phá rất mạnh, khả năng chống nhiễu và đối phó với tên lửa đánh chặn rất tốt, hiện là loại tên lửa được giới quân sự đánh giá là “độc nhất vô nhị” trên thế giới, được người Ấn Độ yêu mến đặt cho biệt danh là “Tên lửa ma thuật”. Còn loại tên lửa hành trình phiên bản mới nhất này được người Ấn xưng tụng là “Số 1 vũ trụ”.



Ngoại hình của BrahMos-II hoàn toàn khác các phiên bản trước

Loại tên lửa này có thiết kế ngoại hình giống một mũi giáo, bề mặt bao phủ một lớp sơn hấp thụ sóng radar do người Ấn tự chế tạo, hạ thấp khả năng phát hiện của radar, nâng cao tính năng tàng hình của tên lửa. Hệ thống động lực sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn kết hợp động cơ phản lực kiểu xung áp cỡ nhỏ (Ramjet) do công ty hàng không HAL của Ấn Độ nghiên cứu, phát triển thành công.
Tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường bằng radar chủ động và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) kết hợp với vệ tinh dẫn đường. Ở giai đoạn bay cuối, tên lửa hạ thấp độ cao xuống 10m sát mặt biển, quỹ đạo bay giống sự di chuyển của một con rắn để đối phó với các loại tên lửa đánh chặn. Loại tên lửa BrahMos-II được mang ra triển lãm là phiên bản hạm đối hạm của loại tên lửa này.



Không thể tìm thấy điểm gì giống nhau giữa 2 phiên bản cùng một thế hệ
Qua so sánh ngoại hình và tính năng, các chuyên gia quân sự cho rằng, BrahMos-II chính xác là một bản sao hoàn thiện hơn của loại tên lửa siêu thanh X-51A “Waverider” của Mỹ. X-51A là tên lửa thử nghiệm động cơ phản lực xung áp do Phòng nghiên cứu và thử nghiệm của không quân Mỹ (AFRL) và Cục kế hoạch nghiên cứu quốc phòng cao cấp của Bộ quốc phòng Mỹ (DARPA). Mục đích của kế hoạch mày phát triển một loại tên lửa động cơ Ramjet có tốc độ vượt khoảng 5 lần so với các loại tên lửa hiện có của quân đội Mỹ, đảm bảo trong vòng 1h có thể tấn công tới bất cứ địa điểm nào trên trái đất. Cơ bản các loại tên lửa của quân đội Mỹ hiện nay đều có tốc độ hạ âm hoặc chạm siêu âm như vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không JSOW C-1 (Joint Standoff Weapon) có vận tốc hạ âm 0,86 Mach, tên lửa hành trình Tomahawk cũng chỉ đạt vận tốc 0,8 Mach.



Tên lửa siêu thanh X-51 "Waverider" của Mỹ
Thế nhưng, X-51A đã thử nghiệm 3 lần nhưng chỉ có 1 lần thành công trong khoảng thời gian ngắn và chưa chứng minh được độ tin cậy về động cơ và điều khiển trong hành trình dài, thậm chí nó mới chỉ bay đơn thuần với quỹ đạo bất biến chứ chưa được trang bị bất cứ tính năng kỹ chiến thuật gì, trong khi đó các loại tên lửa siêu thanh của Nga đã thử nghiệm thành công từ những thập niên 90 của thế kỷ trước và sau bây giờ là Ấn Độ. Có người chuyên gia quân sự khẳng định, BrahMos-II chính là nguyên mẫu để X-51A học tập, nên phải nói là “X-51 rất giống BrahMos-II” chứ không phải là “BrahMos-II có ngoại hình tương tự như X-51A Waverider”.


http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/An-Do-gay-choang-vang-voi-phien-ban-khung-cua-ten-lua-BrahMosII/485883.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Nga đối phó lá chắn tên lửa của Mỹ như nào?
Tăng cường sự hiện diện của hải quân tại các vùng biển quốc tế, phát triển các căn cứ hải quân mới ngoài lãnh thổ và nâng cao sức mạnh tấn công phủ đầu của hải quân…, Nga đang dần biến các lá chắn tên lửa của Mỹ thành “hổ giấy”.
Quân đội Nga . Trong lịch sử, nhiệm vụ chủ yếu của các lực lượng hải quân Nga là bảo vệ bờ biển và hình thành chiến lược phòng thủ để chống lại một cuộc xâm lược quy mô trên đất liền. Do đó, hạm đội hải quân Nga không được tổ chức như một lực lượng tấn công.
Tuy nhiên, nhiệm vụ này đang thay đổi. Đây là một trong những phản ứng của Nga nhằm chống lại chiến lược bao vậy của Mỹ.
Hiện Nga có hai căn cứ hải quân ở bên ngoài lãnh thổ: một ở bến cảng Sevastopol của Ukraine trên biển Đen và căn cứ khác ở bến cảng Tartus của Syria thuộc Địa Trung Hải.
Điện Kremlin đang “nhắm” đến biển Caribe, Biển Đông và biển Đông Phi, coi đây là các địa điểm thích hợp để xây dựng căn cứ mới.
Ngoài ra, Nga cũng đang phát triển cơ sở hạ tầng quân sự trên bờ biển Bắc Cực của nước này. Các căn cứ hải quân mới ở Bắc Cực sẽ được triển khai, với nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ lãnh thổ và lợi ích năng lượng của Nga trước các nước NATO; thực thi chiến lược toàn cầu của Nga.
Nga nhận thấy Mỹ và NATO muốn bao vây lực lượng hải quân Nga ở biển Đen và Địa Trung Hải. Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng hải quân ở Bắc Cực của Nga và dự định xây dựng các căn cứ hải quân ở các nước như Cuba, Việt Nam sẽ đảm bảo sự hiện diện toàn cầu của Hải quân Nga. Các căn cứ này sẽ mang lại cho Nga các cơ sở sửa chữa tàu lâu dài ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của hải quân Nga ở Viễn Đông có khả năng rất lớn trong việc giúp Nga tiến vào các vùng biển quốc tế. Cơ sở hạ tầng hải quân Nga ở biển Bantic nằm trong một môi trường hạn chế và có thể không cơ động như cơ sở hạ tầng của Nga ở biển Đen.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của Nga ở các nước như Cuba, sẽ đảm bảo cho lực lượng hải quân Nga tự do hành động và không bị bao vây bởi Mỹ và các đồng minh của Mỹ.
Cũng như Trung Quốc hoặc Iran, Nga đang chú trọng nâng cao sức mạnh trên biển. Lực lượng hải quân Nga đang nâng cấp và phát triển hạm đội hải quân hạt nhân.
Các phương tiện truyền thông coi phát triển này như một thách thức mới để nâng cao sức mạnh của hải quân Nga.
Mục tiêu của Mátxcova là mang lại ưu thế hạt nhân cho hạm đội hải quân nhờ khả năng tấn công hạt nhân trên biển. Đây là phản ứng trực tiếp nhằm đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu và chiến lược bao vây Nga của Mỹ.

Tàu ngầm lớp Borey của Hải quân Nga. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, lực lượng hải quân Nga sẽ được bổ sung hơn 50 tàu chiến và 20 tàu ngầm mới, trong đó khoảng 40% các tàu ngầm mới của Nga có khả năng phát động các cuộc tấn công hạt nhân mạnh mẽ.
Lực lượng hải quân Nga bắt đầu thực hiện tiến trình này ngay khi chính quyền Bush áp dụng các biện pháp để thiết lập hệ thống phòng thử tên lửa của Mỹ ở Châu Âu.
Nhưng năm gần đây, Nga bắt đầu tiết lộ các biện pháp trả đũa hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Chẳng hạn năm 2011, Hải quân Nga tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm tàu ngầm lớp Borey ở Bạch Hải.
Cũng trong năm này, sau khi bí mật thử thành công một tên lửa mới bằng tàu ngầm ở biển Baren, Nga chính thức loan báo phát triển loại tên lửa hạt nhân đạn đạo Liner đặt bệ phóng trên tàu ngầm và tên lửa này có thể phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Việc nâng cấp hạt nhân mà Nga đang thực hiện trong lực lượng hải quân là quan trọng hơn nhiều so với bất cứ căn cứ nào của Nga ở Cuba hay nơi khác trong tương lai.
Sức mạnh hạt nhân của lực lượng hải quân Nga thực sự cho phép nước này bố trí các trận địa cơ động đa năng xung quanh Mỹ. Đây cũng là lý do khiến Nga phát triển cơ sở hạ tầng hải quân ở nước ngoài.

Nga loan báo đã phát triển thành công loại tên lửa hạt nhân đạn đạo Liner đặt bệ phóng trên tàu ngầm và tên lửa này có thể phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nga sẽ triển khai các lực lượng tiến công hạt nhân đặt căn cứ trên biển xung quanh hoặc bên sườn của Mỹ. Chiến lược hải quân thông minh của Nga sẽ đáp trả hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ trong mọi tình huống. Trong tiến trình này, Nga sẽ áp dụng chính sách tiến công hạt nhân phủ đầu mạnh mẽ sau Chiến tranh lạnh của Mỹ và NATO.
Tư lệnh các lực lượng tên lửa chiến lược của Liên bang Nga, Đại tướng Karakayev, cho biết các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của nước này sẽ trở thành “vật vô hình” trong nay mai.
Rõ ràng, thế giới ngày càng bị quân sự hóa. Các chính sách và hoạt động của Mỹ đang buộc các nước xác định và đánh giá các học thuyết và chiến lược quân sự của họ. Và Nga là một trong số các nước đó.


http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/601037/Nga-doi-pho-la-chan-ten-lua-cua-My-nhu-nao-tpol.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Đài Loan triển khai thêm “sát thủ diệt hạm” Hùng Phong III


(Kienthuc.net.vn) - Đài Loan tiếp tục triển khai thêm tên lửa chống tàu siêu thanh Hùng Phong III lên chiến hạm để đối phó với Trung Quốc.

Đối mặt với sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc, Đài Loan có thể triển khai tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Hùng Phong III lên khinh hạm lớp Lafayette và Knox của nước này.


“Quân đội đang có kế hoạch triển khai các tên lửa Hùng Phong III lên tàu chiến lớp Lafayettes và Knox từ giữa năm nay và năm tới”, nguồn tin quân đội Đài Loan nói với Focus Taiwan.


Trước đó, tên lửa này đã có mặt trên các khinh hạm lớp Perry, hộ tống hạm lớp Chinchiang và tàu tấn công tốc độ cao Kuang Hua VI.

Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Hùng Phong III.​
Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Hùng Phong III được Viện Khoa học và Công nghệ Chung Sơn nghiên cứu và phát triển trong gần hai thập kỷ.


Với sự ra đời của tên lửa Hùng Phong III, Đài Loan đã trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới sản xuất được tên lửa chống tàu siêu thanh, sau Nga và Ấn Độ.


Mặc dù các thông số kỹ thuật chính thức không được công bố, nhưng theo giới truyền thông, Hùng Phong III đạt tốc độ gấp 2,5-3 lần vận tốc âm thanh, tầm bắn tối đa khoảng 150-200km.


So với thế hệ tên lửa chống tàu Hùng Phong I (ra đời những năm 1970) và Hùng Phong II (ra đời những năm 1980) thì tốc độ và phạm vi của Hùng Phong III vượt trội hoàn toàn.


http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/201302/dai-Loan-trien-khai-them-sat-thu-diet-ham-Hung-Phong-iii-895817/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Sức mạnh 'lá chắn thép' Bastion trấn giữ biển Đông

Việt Nam sở hữu Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển có khả năng tấn công mục tiêu xa đến 300 km và bảo vệ một tuyến bờ biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương lên đến 600 km.
> Thủ tướng thị sát tổ hợp tên lửa bờ


Đoàn 681 Hải quân, Quân chủng Hải quân được trang bị Tổ hợp tên lửa bờ Bastion và Tổ hợp ra đa bờ Monolit-B. Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion Việt Nam đang sở hữu. Cùng với các loại vũ khí hiện đại khác như các phi đội máy bay SU-27/30 tác chiến không và biển; tàu ngầm kilo phục kích dưới mặt nước; các loại tàu hộ vệ tên lửa cao tốc trang bị mạnh như Molniya 'tia chớp' và hộ vệ hạm tàng hình Gepard 3.9 tác chiến trên mặt nước; các hệ thống tên lửa có thể cất giấu trong các containner như Club-K hay Kh-35 đảm bảo yếu tố bí mật bất ngờ, nhất là tổ hợp tên lửa Bastion-P có sức mạnh hủy diệt ghê gớm... Có thể giúp Việt Nam xây dựng chiến lược 'chống tiếp cận' hết sức hữu hiệu trước các nguy cơ đến từ hướng biển, đồng thời tạo sức mạnh răn đe với bất kỳ kẻ thù nào dám manh động xâm phạm chủ quyền biển đảo của nước ta.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion được bắt đầu thiết kế và phát triển trong thời kỳ Xô Viết vào những năm 80. Nhưng chỉ vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 mới được đưa vào trong biên chế và xuất khẩu ra nước ngoài. Một số tổ hợp đã được Việt Nam và Syria đặt mua. Khách hàng tiềm năng tiếp theo là Velezuela.
Đầu năm 2011, Hạm đội Biển Đen, Lữ đoàn pháo binh - tên lửa số 11 (tên gọi Anapa) nhận được tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển cơ động thứ 3 "Bastion". Hai tổ hợp trước đã được biên chế vào lữ đoàn vào năm 2010. Lữ đoàn 11 được trang bị trong biên chế trước đây là: Pháo tự hành phòng thủ bờ biển SU-130mm A-222 và tổ hợp tên lửa chống tàu "Redoubt".
Đây là tổ hợp vũ khí rất mạnh, một trong những tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển tốt nhất, có khả năng cơ động cao, sử dụng tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm 3M55 "Yakhont" ("Onyx").
Tổ hợp tên lửa Bastion. Tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển cơ động Bastion có khả năng tiêu diệt tất cả các tàu chiến, tàu vận tải, tàu xuống các loại, tấn công các mục tiêu đơn lẻ hoặc tấn công các cụm tầu thuyền chiến đấu, đồng thời có thể tấn công các cụm binh lực đổ bộ đường biển, đường không, các cụm binh lực trang bị nặng cho các hoạt động đột phá. Tổ hợp có thể hoạt động trong điều kiện hỏa lực đối phương rất mạnh, khả năng gây nhiễu điện từ và chế áp điện tử của đối phương cao nhất. Tổ hợp tên lửa Bastion có khả năng tấn công mục tiêu xa đến 300 km và bảo vệ một tuyến bờ biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương lên đến 600 km.
Biên chế của tổ hợp: Tên lửa chống tàu K-130 "Yakhont" trong các thùng phóng dạng container; Xe phóng đạn (SPM K340P) trên thân xe Kamaz- 43101, với biên chế kíp xe là 5 chiến sĩ, hoặc trên xe MZKT-7930 kíp xe 3 người; Xe điều khiển tên lửa MBU K380P trên thân xe MZKT-65 273 với kíp xe điều khiển là 4 người; Thiết bị quản lý thông tin kỹ thuật đầu đạn tên lửa với thiết bị điều khiển bay trên tên lửa đất đối biển; Hệ thống điều khiển hỏa lực tự động ASBU; Tổ hợp trang bị hậu cần kỹ thuật; Xe vận tải và nạp đạn TLV K342P được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P; Xe hỗ trợ trực sẵn sàng chiến đấu; Hệ thống huấn luyện; Hệ thống máy bay trực thăng chỉ thị mục tiêu.
Bên cạnh cấu hình Tổ hợp nêu trên, còn thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như: Hệ thống ra-đa ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B, hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm ra-đa Oko băng sóng đề-xi-mét gắn trên máy bay trực thăng Ka-31).
Biên chế tiêu chuẩn của tổ hợp Bastion: 4 ống phóng tên lửa thẳng đúng trên hai xe vận tải-bệ phóng đạn "Yakhont", kíp lái 3; 1-2 xe điều khiển hỏa lực (kíp lái 5 người); 1 xe hỗ trợ trực sẵn sàng chiến đấu; 4 xe vận tải nạp đạn; Bổ sung cho tổ hợp Bastion có thể có rada tìm kiếm và và phát hiện mục tiêu tầu trên mặt biển, chỉ thị mục tiêu Monolit B trên xe, tầu cơ động và trên máy bay trực thăng chiến đấu.
Thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu 5 phút. Sau đó Tổ hợp có thể tấn công liên tục 8 tên lửa. Cơ số đạn của tổ hợp: max 24 tên lửa "Yakhont" cho 2 bệ phóng. Thời gian phóng liên tiếp là 2,5s cho một tên lửa. Sau khi triển khai sẵn sàng chiến đấu, Tổ hợp sẽ trực chiến đấu trong vòng 24 tiếng không cần sự hỗ trợ của tranh bị dự phòng. Thêm xe hỗ trợ trực sẵn sàng chiến đấu là 30 ngày. Thời gian khai thác sử dụng tổ hợp 10 năm.
Sơ đồ tác chiến của hệ thống tên lửa chống tầu Bastion-P. Tên lửa chống tàu "Yakhont" ("Onyx") được thiết kế và chế tạo theo sơ đồ khí động học với những cách hình thang vuông gấp lại được và mở ra khi phóng, để ổn hướng và điều hướng, đồng thời các van điều hướng luồng phụt, tại phần đáy đạn và hệ thống tạo luồng hút tại chóp mũi đạn, giúp đạn tên lửa tự ổn định và xoay theo hướng phóng dự kiến. Tên lửa có hệ thống dẫn đường tổ hợp (hệ thống đạo hàng quán tính và hệ thống tự dẫn radar ở giai đoạn cuối của quỹ đạo bay của tên lửa. Tên lửa dùng động cơ phản lực công xuất lớn, bay với tốc độ siêu âm (động cơ phản lực dòng khí thẳng với ống phóng tăng tốc sử dụng thuốc phóng dạng rắn. Động cơ có bộ phận nạp khí đồng trục ở đầu tên lửa và ống chụp đầu tên lửa hình nón.
Thông số kỹ thuật tên lửa "Yakhont" ("Onyx"): Chiều dài: 8,0 m; Đường kính: 0,70 m; Sải cánh: 1,7 m; Khối lượng: 3000 kg; Ống phóng container kín chiều dài: 8,9 m; Đường kính: 0,72 m; Khối lượng với ống phóng container TNS: 3.900 kg; Khối lượng đầu đạn: 200 kg; Tốc độ trên cao: 750 m/s (2,6 М); Tốc độ trên mặt nước tầm thấp: 680 m/s (2 М); Tầm bay của tên lửa: Khi tên lửa bay với tầm cao thay đổi theo quỹ đạo bay: (Giai đoạn đường bay cuối- 40 km)- 300 km; Khi tên lửa bay thấp với tầm bay cao là: 15 m - 120 km; Tầm bay cao của tên lửa 10-14.000 m; Động cơ phản lực: SPVRD; Lực đẩy: (кН) 4000; Khối lượng dầu T-6, 200 kg; Ống tăng tốc phản lực: Thuốc phóng dạng rắn; Khối lượng động cơ phản lực, 500 kg.
Hệ thống điều khiển: Trong giai đoạn bay hành trình - Đạo hàng quán tính; Trong giai đoạn cuối của quỹ đạo - dẫn đường bằng radar đơn xung, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết; Tầm phát hiện mục tiêu của radar: 50 - 70 km; Góc tìm kiếm và phát hiện mục tiêu ± 45°; Thời gian sẵn sàng hoạt động của radar khi bật: 2 phút; Khối lượng của radar - 85 kg; Điều kiện hoạt động của radar tự dẫn - biển động cấp 7.
Những đặc điểm kỹ chiến thuật của tên lửa "Yakhont" ("Onyx"): Tấn công mục tiêu ngoài đường chân trời; Chế độ tự động hóa hoàn toàn (bắn - quên); Có nhiều quỹ đạo bay khác nhau (thấp; cao và thấp); tốc độ bay siêu âm trên tất cả các tầm bay khác nhau; Khó nhận biết bằng radar trên boong tầu do sử dụng công nghệ tàng hình (stealth); Có thể sử dụng trên mọi phương tiện mang: tầu nổi, tầu ngầm và các phương tiện phóng trên mặt đất.
Tên lửa chống tàu "Yakhont" ("Onyx") lúc đầu được chế tạo như một tên lửa đa dụng, được lắp trên máy bay, tàu chiến nổi, tàu ngầm, đồng thời trên các bệ phóng trên mặt đất: Tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển Bastion; Tàu ngầm dự án 885 "Ash";
Tàu phóng tên lửa cỡ nhỏ dự án 1234.7 "Rolling"; Các tàu tuần biển dự án 22350 "Đô đốc Gorskov", kế hoạch đóng 20 chiếc tàu loại này (10 tàu trong 10 năm).
Sơ đồ hoạt động của tên lửa chống tàu Yakhont. Nguyên tắc hoạt động của tên lửa "Yakhont"
Sau khi tên lửa được phóng khỏi ống phóng, động cơ tăng tốc sử dụng nhiên liệu rắn khởi động, ống khởi động được đặt trong buồng đốt của động cơ tên lửa, trong vòng vài giây, ống tăng tốc sẽ tăng tốc tên lửa lên đến 2M. Sau khi cháy hết, ống tăng tốc được đẩy ra ngoài bằng luồng khí và bắt đầu hoạt động của động cơ hành trình chính. Động cơ đẩy tên lửa bay với tốc độ 2,5M theo quỹ đạo đường đạn đã được nạp trong máy tính trên tên lửa.
Radar tự dẫn trên đầu đạn có thể khóa mục tiêu như tầu tuần dương trên khoảng cách đến 75 km. Sau khi phát hiện và khóa mục tiêu. Máy tính sẽ hạ độ cao của tên lửa xuống còn 5-10 m so với mặt nước biển, làm giảm đến tối thiểu khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không trên tầu đối phương trong trường hợp địch phát hiện ra.
Chế độ hạ độ cao bay của tên lửa thấp hơn độ cao phát hiện của radar làm gián đoạn khả năng bám tên lửa của các loại vũ khí phòng không, tốc độ siêu âm và độ cao thấp trong giai đoạn bám và tự dẫn tấn công mục tiêu làm cho đối phương không thể chặn đánh được tên lửa.
Lần thứ hai radar được bật lên để bắt mục tiêu trong giai đoạn cuối, dẫn đường và đưa tên lửa vào mục tiêu. Thời gian ngắn và tầm xa của radar cho phép sử dụng các radar đơn xung có độ chính xác không cao. Lần bật radar thứ nhất ở độ cao cho phép xác định mục tiêu, lựa chọn mục tiêu của từng tên lửa theo cụm tàu và loại trừ các mục tiêu giả. Đây là tính năng rất hiệu quả của Yakhont. Tương tự như máy bay cảm tử của Nhật trong thế chiến thứ 2, vụ tấn công của tên lửa Yakhont với số lượng lớn đảm bảo khả năng tiêu diệt các tàu xuồng rất cao. Và do tốc độ cao > 2M. Khả năng tiêu diệt tên lửa ở tầm gần là không thể.
Một trong những đặc trưng của Yakhont là chương trình phần mềm nhân tạo chạy trên máy tính đầu đạn. Nó cho hiệu quả chiến đấu rất cao khi bắn loạt tên lửa. Trong trường hợp bị tấn công ồ ạt với số lượng lớn các tàu, chương trình trên đầu đạn tự chọn và đánh giá độ quan trọng của mục tiêu, lựa chọn tọa độ và phương thức tấn công. Đồng thời, chương trình cũng lựa chọn khả năng chống lại tác chiến điện tử và lựa chọn phương án tránh góc bắn của hỏa lực phòng không đối phương để tấn công tầu.
Khi tiêu diệt mục tiêu trong đội hình, các tên lửa còn lại chuyển hướng sang các mục tiêu khác, loại trừ khả năng 2 tên lửa cùng tiêu diệt một mục tiêu. Tính năng chiến thuật này được đảm bảo bằng máy tính trên tên lửa có hình ảnh của các loại tàu và các thông số khác, cho phép xác định loại cụm tàu và tàu (vận tải, tuần dương, tầu tuần tiễu, tầu sân bay, và tàu xuồng của lực lượng đổ bộ biển, từ đó tấn công mục tiêu quan trọng nhất).
Trong điều kiện phát triển sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân, các tổ hợp tên lửa này cho phép bảo vệ vững chắc vùng biển, bờ biển của quốc gia. Đồng thời, cũng phải sử dụng tác tổ hợp tên lửa có tầm bắn gần, dưới 120 km Bal-E, tên lửa chống tầu Club-M có tầm bắn đến 150 km. Đồng thời phát triển các loại pháo tự hành bờ biển, tạo thành hệ thống phòng thủ lớp vững chắc vùng bờ biển.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Đài Loan triển khai “Kẻ hủy diệt Liêu Ninh” trên tất cả các chiến hạm

Thứ tư 20/02/2013 23:44
ANTĐ - Song song với đẩy mạnh tiến độ chế tạo và thử nghiệm tên lửa hành trình đối đất siêu vượt âm, tầm bắn 1200 và 2000km “Vân Phong”, Đài Loan đã quyết định triển khai hàng loạt tên lửa hành trình đối hạm siêu vượt âm Hùng Phong-3 trên toàn bộ tàu chiến của mình.

Ngày 16/02 vừa qua Đài Loan (Trung Quốc) đã quyết định sẽ triển khai rộng rãi loại tên lửa hành trình tấn công đối hạm siêu vượt âm Hùng Phong-3 (Hsiung Feng-3) do Đài Loan tự chế tạo trên các tàu hộ vệ tên lửa lớp “Khang Định” và lớp “Tế Dương”. Trước đây, Hùng Phong-3 đã được triển khai trên các tàu hộ vệ tên lửa lớp “Thành Công”, tàu cao tốc tên lửa lớp “Quang Hoa-6” và tàu hộ vệ tên lửa lớp “Keelung” mua của Mỹ.

Tên lửa hành trình chống hạm siêu vượt âm Hùng Phong-3

Hùng Phong-3 là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa hải quân Đài Loan và Viện khoa học Trung Sơn, cái nôi của rất nhiều vũ khí công nghệ cao Đài Loan. Tên lửa hành trình Hùng Phong-3 có 3 phiên bản sử dụng trên mặt đất, trên tàu ngầm và tàu mặt nước với tầm bắn lần lượt là 500km, 300km và 200km. Nó có chiều dài 7m, đường kính 0,5m, trọng lượng phóng 1500kg; sử dụng động cơ xung áp thể tích nhỏ (ALVRJ - Advanced Low Volume Ramjet).
Phiên bản sử dụng cho tàu mặt nước là tên lửa hành trình chống hạm siêu âm được ra mắt tại triển lãm quốc phòng Đài Bắc ngày 11/8/2012. Đây là loại tên lửa có tính năng tương đương, thậm chí là vượt trội so với tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ với tầm bắn hơn (từ 150km - 200km) ở vận tốc siêu âm Mach3 nhưng mức độ phá hủy lớn hơn rất nhiều.

Tên lửa hành trình chống hạm RGM-84L của Mỹ không thể sánh được với Hùng Phong-3
Đầu đạn của Hùng Phong-3 nặng khoảng 400kg, tương đương với “sát thủ tàu sân bay 3M-54E1” trên tàu ngầm Kilo thuộc kiểu 636MV, có khả năng phá hủy hoàn toàn một khu trục hạm hoặc tuần dương hạm trên 2 vạn tấn, đánh thiệt hại nặng, thậm chí đánh chìm tàu sân bay hạng trung. Vì vậy, nó còn được mệnh danh là “Kẻ hủy diệt Liêu Ninh”. Sự ra đời của Hùng Phong-3 đã giúp Đài Loan gia nhập câu lạc bộ tên lửa siêu vượt âm (từ Mach3 trở lên) sau Nga và Ấn Độ.
Trước đây, vào tháng 11/2012, Đài Loan bắt đầu triển khai đóng 12 tàu cao tốc tên lửa 2 thân lớp “Swift Sea”, họ cũng quyết định trang bị 8 quả tên lửa Hùng Phong-3 và 8 quả Hùng Phong-2 với mục đích duy nhất là “hạ sát” tàu sân bay và các tàu khu trục, đổ bộ hạng nặng. Loại tàu này còn được đánh giá cao hơn tàu cao tốc tên lửa lớp 022 của Trung Quốc.

Tàu cao tốc tên lửa 2 thân lớp “Swift Sea” sẽ là nỗi ám ảnh với mọi tàu sân bay

Đài Loan dự định trong năm 2013 và 2014, sẽ hoàn tất triển khai loại tên lửa này trên 2 lớp tàu hộ vệ lớp “Khang Định” và lớp “Tế Dương”. Cả 2 tàu hộ vệ tên lửa mới lớp “Keelung” mua tiếp của Mỹ cũng sẽ được trang bị loại tên lửa này để tất cả các tàu tác chiến của họ đều có khả năng tấn công đối hạm khủng khiếp.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Ấn Độ trang bị “Tiểu BrahMos” cho Su-30MKI, MiG-29 và Rafale

(Soha.vn) - Nga - Ấn đã bắt đầu công việc thiết kế một biến thể nhỏ hơn của tên lửa siêu thanh BrahMos mang tên BrahMos-M.

Hãng thông tấn Itar-Tass của Nga dẫn một nguồn tin thân cận từ Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết Công ty liên doanh Nga-Ấn Độ BrahMos Aerospace đã bắt đầu công việc thiết kế một biến thể nhỏ hơn của tên lửa siêu thanh BrahMos mang tên BrahMos-M.
“Tiểu BrahMos” sẽ có trọng lượng khoảng 1,5 tấn và dài gần 6m. Loại tên lửa này sẽ được trang bị các máy bay Su-30MKI và MiG-29, tuy nhiên, nó cũng thích hợp để trang bị cho các chiến đấu cơ khác hiện đang hoặc sẽ phục vụ trong lực lượng không quân của Ấn Độ như Mirage-2000, Rafale...

Ấn trang bị “Tiểu BrahMos” cho Su-30MKI, MiG-29 và Rafale...

Theo Itar-Tass, đây không phải là biến thể tên lửa BrahMos phóng từ trên không, loại tên lửa sẽ được thử nghiệm vào năm nay.
"Đây là một tên lửa khác”, Itar-Tass trích dẫn nguồn tin, “Nếu Su-30MKI chỉ có thể mang một tên lửa BrahMos-A thì sau này nó có thể mang tới 3 tên lửa BrahMos-M, còn MiG-29 có thể lắp đặt 2 tên lửa BrahMos-M".
Được biết, “Tiểu BrahMos” sẽ được thử nghiệm lần đầu tiên sau 1,5 đến 2 năm. Phạm vi hoạt động của loại tên lửa này cũng khoảng 290 km, giống như biến thể BrahMos-A.





Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, vào đầu tháng Một năm nay, Hải quân Ấn Độ đã thử nghiệm thành công phiên bản dễ điều khiển của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Tên lửa được phóng từ một tàu chiến ở ngoài khơi bờ biển Vishakhapatnam thuộc Vịnh Bengal.
BrahMos được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa NPO Mashinostroeyenia của Nga và Tổ chức nghiên cứu và phát triển bộ quốc phòng của Ấn Độ trong chương trình không gian mang tên BrahMos. Tên của loại tên lửa này viết tắt của tên hai con sông là: Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga.
Tên lửa BrahMos có tầm bắn 290 km và có thể mang theo đầu đạn tiêu chuẩn với trọng lượng lên tới 300kg. Nó có thể đạt tốc độ tối đa gấp 2,8 lần tốc độ âm thanh và gấp 3 lần tốc độ của tên lửa hành trình cận siêu thanh Tomahawk do Mỹ sản xuất.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Tại sao TQ "chê" biến thể tên lửa đối hạm Moskit của Nga?

(Soha.vn) - Theo truyền thông Trung Quốc, vào giữa năm 2000, Trung Quốc đã ký một hợp đồng để mua hơn 200 tên lửa chống tàu siêu âm Kh-41 Moskit của Nga.

Diễn đàn quân sự China-defense.com gần đây đã đặt ra vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đó là Trung quốc mua các tên lửa đối hạm Moskit của Nga để làm gì và tại sao nước này lại không mua biến thể phóng từ trên không của loại tên lửa này.
Câu trả lời nhận được là 200 tên lửa chống tàu loại này được thiết kế để bổ sung đạn dược cho bốn tàu khu trục dự án lớp Sovremeny Project 956E/EM được Nga xây dựng và hiện đang phục vụ trong Hải quân Trung Quốc.
Tàu khu trục lớp Sovremeny Project 956E/EM được thiết kể để tiêu diệt các tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hỗ trợ, làm nhiệm vụ phòng không và đánh chặn tên lửa, bảo vệ các biên đội tàu chiến và tàu vận tải đồng thực hiện nhiệm vụ tuần tra và các nhiệm vụ chiến đấu khác.

Khu trục hạm Project 956E/EM của Hải quân Trung Quốc.

Hiện nay Trung Quốc là nước duy nhất ngoài Nga được trang bị các tàu thuộc Project 956E/EM, tất cả đều đã được biên chế cho Hạm đội Đông Hải của nước này, gồm: Hangzhou (số hiệu 136, thuộc Project 956), Fuzhou (số hiệu 137, thuộc Project 956), Taizhou (số hiệu 138, thuộc Project 956EM) và Ningbo (số hiệu 139, thuộc Project 956EM).
Các khu trục hạm thuộc Project 956E/EM được trang bị 2 pháo 130mm có thể diệt các mục tiêu như tàu nổi, mục tiêu trên bờ, pháo phòng không 6 nòng AK-630M tốc độ 4500 viên/phút điều khiển bằng radar hoặc kính ngắm quang học, 2 hệ thống phóng tên lửa phòng không SA-N-7 Gadfly (956E) hoặc SA-N-12 Grizzly, 4 pháo phòng không 6 nòng 30mm AK 630M (20.000 viên), 2 cụm ống phóng tên lửa Moskit với 4 ống mỗi bên (8 tên lửa), 2 ống phóng kép dùng cho ngư lôi cỡ 533mm (4 quả) và 2 hệ thống bom chống ngầm RBU-1000 (48 quả). Ngoài ra tàu còn được trang bị trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28: mang ngư lôi và tên lửa chống ngầm.
Trở lại với vẫn đề được đưa ra trên diễn đàn quân sự China-defense.com, tại sao Trung Quốc lại không muốn sở hữu biến thể phóng từ trên không của tên lửa đối hạm Moskit?

Như chúng ta đã biết, tên lửa chống tàu Moskit có khối lượng trên 4 tấn, vì vậy mỗi tiêm kích như Su-27 chỉ có thể mang được duy nhất một tên lửa dưới bụng (ảnh trên). Còn các máy bay chiến đấu của Trung Quốc được trang bị các tên lửa đối không nhỏ gọn hơn YJ-91 (Ying-jeou 91 - Ưng Kích-91), có trọng lượng chỉ khoảng 610 kg và do đó máy bay có thể mang tới 6 tên lửa). Những tên lửa này được thiết kế để trang bị cho các máy bay chiến đấu - ném bom như JH-7, J-8B và J-10.

Tên lửa diệt ham Kh-31 trang bị trên chiến đấu cơ.

Bí ẩn tên lửa diệt hạm YJ-91 "made in China"
Báo Nga cho rằng, vào những năm 90 của thế kỷ trước, Nga đã xuất khẩu cho Trung Quốc các tên lửa chống bức xạ và chống hạm Kh-31P. Ngay sau đó, Trung Quốc đã nhập công nghệ, bắt đầu được phép sản xuất loại tên lửa này, đồng thời đặt tên là YJ-91. Dựa vào sức mạnh cộng với tiềm lực của mình, Trung Quốc đã không ngừng nghiên cứu cải tiến để hoàn thiện tính năng của tên lửa YJ-91, trong đó có tăng tầm phóng lên trên 150 km.
Các tên lửa Ưng Kích-91 đã được đưa vào trang bị cho hầu hết các máy bay chiến đấu của Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc.
Có lẽ đây chính là lý do Trung Quốc chỉ quan tâm đến các biến thể tên lửa Moskit trang bị cho tàu chiến mà không muốn sở hữu biến thể phóng từ máy bay của loại tên lửa này, vì họ đã có YJ-91 – Kh-31 “made in China”.
Thông số kỹ thuật của tên lửa Moskit:
Dài: 9,385 m
Đường kính thân: 0,8 m
Sải cánh: 2,1 m
Trọng lượng: 4.5 tấn
Tầm bắn (Tối thiểu/tối đa): 10/120km
Tốc độ tên lửa: 2.800 km/h.
Độ cao đường bay của tên lửa: 20 m.
Phóng từ trên tàu với bệ phóng nghiêng: ± 60 độ.
Đầu đạn loại xuyên giáp hay hạt nhân.
Trọng lượng đầu đạn là 300 kg.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Iran thử thành công tên lửa chống hạm

Dân Việt - Iran vừa tuyên bố đã thử thành công loại tên lửa chống hạm tầm ngắn Zafar Cruise do chính Tehran tự thiết kế và chế tạo có khả năng phá hủy các tàu chiến nhỏ và vừa.



Đài truyền hình Press TV của Iran đưa tin vụ thử nghiệm diễn ra ngày 24.2, tại thành phố cảng Bandar Abbass ở miền Nam. Zafar Cruise là loại tên lửa tầm ngắn được gắn trên trực thăng và tàu. Trong cuộc bắn thử trên, tên lửa Zafar được gắn trên tàu cao tốc hạng nhẹ, đã phát hiện chính xác và phá hủy các mục tiêu theo dự định.
Hệ thống phòng thủ của Iran đã tiếp nhận tên lửa Zafar từ hồi tháng 4.2011. Trước đó, ngày 23.2, Iran cũng bắn thử súng phòng không vác vai cỡ nòng 20mm, có khả năng tiêu diệt máy bay lên thẳng ở khoảng cách 1.400 m.
Việc thử nghiệm vũ khí diễn ra cùng thời gian Iran tổ chức cuộc tập trận “Tiên tri” lần thứ 8 kéo dài ba ngày ở Kerman, Siriz và Sirjan, miền Đông nước này.


http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/danviet.vn/Iran-thu-thanh-cong-ten-lua-chong-ham/10454959.epi
 

longlanh1510

Xe tải
Biển số
OF-56353
Ngày cấp bằng
2/2/10
Số km
215
Động cơ
449,550 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Tạm

'Tàu sân bay TQ chỉ làm mồi ngon cho láng giềng'


Trong số các vũ khí có thể đánh đắm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc có cả tên lửa chống hạm 3M-54E được trang bị cho tàu ngầm lớp Kilo sắp được biên chế tại Việt Nam.


Tờ Kanwa của Canada mới đăng bài viết với nhan đề “Các vũ khí lợi hại đánh đắm tàu Liêu Ninh”. Tác giả bài viết cho biết, các nước láng giềng của Trung Quốc sở hữu nhiều vũ khí lợi hại có thể đánh đắm tàu sân bay của Trung Quốc.

Bài báo cho biết, bất kể quốc gia nào khi muốn phát triển tàu sân bay thì trước tiên đều phải tính đến các vũ khí trên biển của đối phương giả tưởng và điều kiện tác chiến. Trong 30 năm tới, những nước mà Trung Quốc có thể xảy ra va chạm về quân sự đều là những nước có tiềm lực quân sự mạnh.

Uy hiếp trên không

Máy bay Su-30 của Việt Nam.

Trước tiên phải kể đến hải quân Mỹ, thế hệ tiếp theo của chiến đấu cơ F-35C đã bắt đầu bay thử vào năm 2010, năm 2013 sẽ tiến hành thử nghiệm hạ cánh, cất cánh trên tàu sân bay. Loại chiến đấu cơ F-35B có thể hạ cánh thẳng đứng trên tàu đổ bộ đã được hải quân Mỹ chính thức đưa vào biên chế hồi tháng 11/2012.

Năm 2010, Ấn Độ bắt đầu tiếp nhận lô chiến đấu cơ MiG-29K trang bị cho tàu sân bay, hai tàu sân bay hiện có của Ấn Độ sẽ được tăng cường thêm MiG-29K.

Nếu tình hình tiến triển tốt, thì việc F-35B được chuyển giao cho Nhật Bản chỉ còn là vấn đề thời gian. Tàu khu trục mang trực thăng 22DDH của Nhật có thể đã được nâng cấp thành tàu sân bay thực thụ với lượng giãn nước 29000 tấn sẽ là bãi đáp cho những chiếc F-35B.

Lực lượng quân Mỹ luôn hiện diện ở khu vực Đông Á được trang bị những chiến đấu cơ có thể mang theo những tên lửa chống tàu hiện đại, bao gồm cả lợi tên lửa AGM-184 với tầm bắn lên đến 150km.

Bên cạnh đó, Việt Nam được các báo chí nước ngoài cho là trang bị chiến đấu cơ dòng "SU" nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.

Trên biển

Bài báo chỉ viết: “Tàu Liêu Ninh mà tiến vào Ấn Độ Dương, thì sẵn có các vũ khí lợi hại của Ấn Độ chờ sẵn, vũ khí vô cùng đáng sợ của Ấn Độ là tên lửa chống tàu Brahmos”. Tên lửa Brahmos kiểu hạm đối hạm được phóng thẳng đứng với tầm bắn 290km, bay trên không với tốc độ siêu thanh, tốc độ lớn nhất có thể đạt là 2,8 Mach.

Tàu ngầm lớp Kilo 636 sắp được chuyển giao cho Việt Nam.

Có hai loại tên lửa Brahmos không đối hạm, là Brahmos-1 được chế tạo riêng cho chiến đấu cơ Su-30MKI, năm 2013 bắt đầu được thử nghiệm, tầm bắn của tên lửa này có thể lên hơn 300km. Với bán kính tác chiến 1500km, nếu trang bị thêm những tên lửa này, những chiếc Su-30MKI có thể tấn công hầu hết mọi điểm trên Ấn Độ Dương. Ngoài ra còn phải kể đến loại tên lửa Brahmos-3 chuyên dùng cho MiG-29K đang được nghiên cứu chế tạo thì có trọng lượng nhẹ hơn và tầm bắn xa hơn, lên đến 350km.

Bên cạnh đó, hải quân Việt Nam và Ấn Độ được trang bị tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga, đây cũng là một mối đe dọa lớn cho tàu sân bay Trung Quốc. Những tàu ngầm này được trang bị tên lửa chống hạm 3M-54E với tầm bắn 220km với tốc độ 0,8Mach khi bay, và trong giai đoạn cuối trước khi chạm mục tiêu, nó có thể đạt tốc độ 2,9 Mach. Các tàu trên mặt nước của hải quân Ấn Độ còn được trang bị tên lửa hạm đối hạm 3M-54E1 phóng vuông góc, tầm bắn 300km, đạt tốc độ 0,8 Mach. Tất cả các tên lửa kể trên đều nhắm thẳng mục tiêu với tốc độ kinh hồn.

Trên bờ

Bài báo cho biết, hải quân Việt Nam đã nhập khẩu tên lửa đất đối hạm Ruby của Nga với tầm bắn lên đến 300km, đang xem xét đánh giá khả năng tác chiến của tên lửa Ruby trang bị cho các tàu hải quân. Hiện các tàu chiến loại lớn, tàu hộ vệ tên lửa của hải quân Việt Nam đã trang bị tên lửa hạm đối hạm Kh-35 với tầm bắn 130km.


Hệ thống tên lửa của Việt Nam.

Ngoài Việt Nam, trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia cũng trang bị tên lửa hạm đối hạm Ruby và năm 2010 đã tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa này.

Khi gặp những đối thủ được trang bị những vũ khí lợi hại như vậy, Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc sẽ không còn được lui. Bài báo kết luận, tàu Liêu Ninh của Trung Quốc chỉ nên hoạt động tác chiến ở những nơi gần bờ.
Nguồn: http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/615585/Tau-san-bay-TQ-chi-lam-moi-ngon-cho-lang-gieng-tpol.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Tàu chiến Mỹ mô phỏng bắn hạ hàng loạt tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc

Thứ hai 04/03/2013 19:29
ANTĐ - Công ty Raytheon đã giới thiệu hệ thống phòng thủ trên hạm thế hệ mới nhất của mình. Trong phần mô tả tính năng có tình huống hệ thống này bắn hạ đồng loạt 8 tên lửa C-802 của Trung Quốc.

Trong chuyên mục “Ảnh quân sự” của Thời báo Hoàn Cầu ngày 03/03 có chùm ảnh với chú thích: “Nhóm tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc bị "ngược đãi"”. Các bức ảnh được trích từ video clip giới thiệu phiên bản mới nhất của hệ thống phòng thủ tên lửa trên hạm của công ty sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới của Mỹ là Raytheon.
Trong clip, công ty Raytheon đã trình diễn khả năng tấn công siêu hạng của hệ thống phòng thủ trên hạm thế hệ mới. Điểm đáng chú ý là, nội dung của một đoạn clip đã mô tả tình huống giả định là các tàu khu trục Mỹ tấn công đập tan sự bao vây và công kích của một nhóm tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc.
Nhóm tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc đồng loạt phóng tới các tàu chiến Mỹ
Video clip đã mô tả cảnh radar tàu chiến Mỹ phát hiện và khóa chết nhóm tên lửa này, sau đó đồng loạt phóng 8 quả tên lửa phòng không tiêu diệt đại bộ phận các tên lửa C-802, còn 1 quả sống sót tiếp tục làm mồi cho hệ thống pháo hạm Phalanx.
Được biết, tên lửa C-802 là phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa đối hạm thuộc thế hệ YJ-8 là YJ-82 (Ưng Kích-82). Loại tên lửa này có cả các biến thể chống hạm và đối đất, sử dụng trên cả máy bay và tàu chiến, nó cũng đã được Trung Quốc xuất khẩu sang một số nước, tiêu biểu là Iran với khoảng 150 quả.
Radar trên tàu khu trục Mỹ phát hiện, khóa chết mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa phòng không đánh chặn

Các tên lửa C-802 lần lượt bị tiêu diệt

Sau đòn đánh chặn của tên lửa phòng không, nhóm tên lửa C-802 chỉ còn sót 1 quả

Các hệ thống pháo hạm Phalanx đã sẵn sàng

Quả tên lửa cuối cùng bị pháo hạm tiêu diệt.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Tại ụ Phalanx cạnh radar phòng không giống hàng Anh-Pháp quá nên em mới thấy lạ . Hàng Mỹ không biết nhiều lắm .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Tại ụ Phalanx cạnh radar phòng không giống hàng Anh-Pháp quá nên em mới thấy lạ . Hàng Mỹ không biết nhiều lắm .
Tính ra hàng Mỹ là dễ nhận biết nhất đấy ạ :), hàng Nga Tầu Âu về tàu chiến mới khó phân biệt. Hàng Mỹ nó đơn giản hóa tới mức loại bỏ lớp Frigate
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Lớp DDG 51 này có 3 loại : Loại 1 tầm 8200 tấn vác 8 con harpoon ở sau tháp chỉ huy và chỉ có 90 Mk41 . Còn từ lớp II và III thì to , khoảng 9200 >> .Bỏ harpoon thêm Rim , có 1 ô nhỏ sau tháp pháo cho rim 162 ,tăng lên 96 MK41 và 1 số loại sm 2-3 mới . Hình như từ III A em thấy 1 số con chuyên về đánh chặn và ko có phalanx . Hàng Mỹ mỗi phiên bản lại khác nhau , loạn lên .
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cái này bác đọc báo mạng cũng có mà , chứ chức năng với các thứ khác em làm sao biết , bảo em phân biệt su 27/30/34/35/ Mig 29/35 thì em còn nhớ hơn .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Lớp DDG 51 này có 3 loại : Loại 1 tầm 8200 tấn vác 8 con harpoon ở sau tháp chỉ huy và chỉ có 90 Mk41 . Còn từ lớp II và III thì to , khoảng 9200 >> .Bỏ harpoon thêm Rim , có 1 ô nhỏ sau tháp pháo cho rim 162 ,tăng lên 96 MK41 và 1 số loại sm 2-3 mới . Hình như từ III A em thấy 1 số con chuyên về đánh chặn và ko có phalanx . Hàng Mỹ mỗi phiên bản lại khác nhau , loạn lên .
DDG-51 có cả đống loại tên gọi đánh số # thôi, chủ yếu là lớp 51 này là lớp Detroyer đầu tiên trang bị Aegis, chưa có IIIA bác à chỉ có Fight III và Fight IIA thôi. VD gọi là DDG-51 Fight II nhưng có thể có nơi gọi là DDG-79,80 chẳng hạn. Tất cả họ tàu này đều chuyên đánh chặn tàu chiến, máy bay và tên lửa địch.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Mỹ chi thêm 71 triệu USD cho siêu tên lửa LRASM

Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Dự án Quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Mỹ vừa ra kế hoạch bổ sung thêm một lần thử nghiệm thứ ba cho loại tên lửa hành trình chống tàu tầm xa phóng từ trên không LRASM (Long Range Anti-Ship Missile) được thực hiện từ máy bay ném bom B-1B trong năm 2013.

Theo Defense-Update, trong hợp đồng phát triển, thử nghiệm và cung cấp tên lửa LRASM của Bộ Quốc phòng Mỹ ký năm 2010, giai đoạn 2 của chương trình, Không quân Mỹ sẽ tiếp tục phóng thử 2 tên lửa LRASM từ trên không trong năm nay.

Trong đó, nhà thầu phát triển tên lửa LRASM là công ty Lockheed Martin đã nhận được 71 triệu USD trong một hợp đồng sửa đổi để thực hiện các chuyến bay thử nghiệm phóng tên lửa từ trên không và dưới đất, cũng như tiếp tục cải tiến tên lửa để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro khi hoạt động.

“Hợp đồng điều chỉnh này sẽ tăng cường thêm khả năng phát triển cho LRASM để cung cấp cho hải quân một vũ khí tấn công chống mục tiêu bề mặt (mặt đất, mặt nước) (OASuW) phù hợp với nhiều nền tảng đa năng”, ông Mike Fleming, quản lý chương trình LRASM thuộc phân nhánh điều khiển hỏa lực và tên lửa của công ty Lockheed Martin nói.
Máy bay ném bom B-1B Lancer thả tên lửa JASSM-ER trong một lần thử nghiệm. Khi triển khai các tên lửa LRASM thì B-1 là loại máy bay ném bom có được khả năng “độc nhất” so với tất cả các máy bay khác của Không quân Mỹ. Máy bay này có thể mang được tới 24 tên lửa LRASM. Do vậy, chỉ cần 2 chiếc B-1 là đủ để Không quân Mỹ phá hủy được 48 mục tiêu khác nhau trong một hạm đội hải quân của đối phương mà chỉ bằng một lần tấn công duy nhất, hoặc được sử dụng để chống lại số lượng mục tiêu ít hơn, bằng cách đàn áp các hệ thống phòng thủ của đối phương bằng một số lượng lớn các tên lửa được phóng ra.

Do được thiết kế có khả năng tàng hình và bán kính chiến đấu lớn, tên lửa LRASM sẽ làm cho đối phương bất ngờ khi tham gia tấn công từ ngoài tầm các hệ thống phòng không. Hai loại máy bay ném bom chiến lược khác của Không quân Mỹ là B-2 Spirit, mang được 16 tên lửa JAASM (biến thể tên lửa chống hạm ngoài tầm liên minh - Joint Air-to-Surface Standoff Missile ) và B-52 Stratofortress mang được 12 tên lửa.

Hợp đồng bổ sung 71 triệu USD cũng bao gồm việc phóng thử nghiệm 2 tên lửa LRASM từ nền tảng bề mặt trong năm 2014. Giảm thiểu nguy cơ rủi ro cũng như thử nghiệm tương thích điện từ của tên lửa và các bộ cảm biến cố định trong tên lửa.
Nền tảng tên lửa JASSM-ER tàng hình (biến thể LRASM-A) mô phỏng khả năng tấn công tàu chiến Nga. LRASM là một vũ khí tự hoạt, được dẫn đường để tấn công các chiến hạm của đối phương từ cự li xa dựa trên những thành công đã được Quân đội Mỹ thực hiện trên tên lửa JASSM-ER (biến thể tăng tầm của JASSM) và được thiết kế để đáp ứng những yêu cầu của Hải quân Mỹ và các máy bay của Không quân Mỹ. LRASM được phát triển với sự hợp tác của DARPA và Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR).

Ngoài biến thể LRASM phóng từ trên không, Hải quân Mỹ dự định sẽ tích hợp thêm một biến thể tên lửa LRASM đặt trên hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk41 trên khoang tàu chiến và phát triển thêm một hệ thống điều khiển vũ khí trên tàu.

Một phần trong kế hoạch đầu tư này, công ty Lockheed Martin cũng đã thành công trong việc trình diễn kế hoạch nhiệm vụ về khả năng OASuW dựa trên LRASM, sử dụng một hệ thống điều khiển vũ khí mô phỏng trên tàu chiến.

Được trang bị một đầu đạn xuyên hoặc đầu đạn nổ mảnh, tên lửa hành trình tự hoạt LRASM có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Các hệ thống mô đun cảm biến đa phổ, đường truyền dữ liệu, hệ thống định vị GPS số hóa tăng cường chống nhiễu giúp nó có thể phát hiện và tấn công phá hủy các mục tiêu cụ thể trong một nhóm tàu chiến của đối phương.

Với khả năng chiến đấu “ưu việt” này, LRASM được kỳ vọng sẽ là một nền tảng vũ khí tấn công đa năng trong tương lai của Không quân và Hải quân Mỹ.


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201303/My-chi-them-71-trieu-uSd-cho-sieu-ten-lua-LRaSM-2343054/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Điểm danh vũ khí chống tàu “khủng” của Quân đội Việt Nam

Máy bay và tàu chiến của không quân, hải quân Việt Nam được trang bị những loại tên lửa chống tàu có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn.



Các máy bay chiến đấu Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng tên lửa Kh-29 và Kh-31 cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước. Trong đó, tên lửa Kh-29 (ảnh) tuy được thiết kế chủ yếu cho vai trò tấn công mục tiêu mặt đất nhưng khi cần nó có thể dùng để tiêu diệt tàu có lượng giãn nước 10.000 tấn. Ảnh minh họa

Kh-29 hiện tại chỉ có thể phóng từ máy bay cường kích Su-22M4 và tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam. Trong ảnh là các kỹ thuật viên của không quân Việt Nam đang lắp Kh-29 lên giá treo Su-30MK2. Nguồn: báo QĐND

Tên lửa Kh-29 lắp đầu tự dẫn laser bán chủ động hoặc đầu tự dẫn truyền hình, tầm bắn 10-12km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng gần 700kg. Trong ảnh là một chiếc Su-30MK của Nga phóng tên lửa Kh-29. Ảnh minh họa

Nếu Kh-29 là “sát thủ diệt hạm” bất đắc dĩ thì Kh-31A (trong ảnh) là tên lửa chống tàu đích thực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Loại tên lửa này chỉ có thể mang trên tiêm kích đa năng Su-30MK2. Ảnh minh họa​


Kh-31A là loại tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên trên thế giới được trang bị cho máy bay chiến đấu chiến thuật. Tên lửa trang bị động cơ ramjet cho phép đạt tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh, tầm bắn 50km. Với đầu đạn nặng tới 610kg, Kh-31A có thể đánh chìm những chiến hạm cỡ lớn. Ảnh minh họa​


Đối với lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam thì có trong trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu. Đầu tiên là tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2) do Liên Xô sản xuất. P-15 Termit lắp đầu đạn thuốc nổ nặng tới 454kg, tầm bắn 80km, tốc độ hành trình cận âm. Ảnh minh họa​


Tên lửa P-15 Termit trang bị trên nhiều phương tiện chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là bộ đội hải quân đang triển khai nạp đạn P-15 Termit lên bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh.​


Tên lửa P-15 Termit cũng được trang bị cho tàu cao tốc tên lửa Osa II và tàu hộ tống project 1241RE. Trong ảnh là kỹ thuật viên nạp đạn P-15 lên bệ phóng tàu tên lửa project 1241RE.​


Ngoài P-15 Termit, hầu hết các tàu chiến hiện đại của Việt Nam đều sử dụng tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E. Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 145kg, tầm bắn 130km. Ảnh minh họa​


Tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Project 12418, BSP-500 và khinh hạm Gepard 3.9. Trong ảnh là hệ thống ống phóng chứa tên lửa Kh-35 trên khinh hạm Gepard 3.9 mang tên HQ-012 Lý Thái Tổ.​


Loại tên lửa “khủng” nhất về tầm bắn và sức công phá thuộc về tên lửa hành trình chống tàu P-35 của hệ thống phòng thủ bờ biển 4K44 Redut. Trong ảnh là xe mang bệ phóng của hệ thống 4K44 thuộc Đoàn S79 Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: báo QĐND​


Tên lửa hành trình chống tàu P-35 đạt tầm bắn tới gần 500km, lắp đầu đạn nặng tới 1 tấn. Ảnh minh họa​


Ngoài P-35, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có trong trang bị tên lửa hành trình chống tàu hiện đại hàng đầu thế giới P-800 Yakhont. Ảnh minh họa​


Loại tên lửa này được trang bị trong hệ thống phòng thủ bờ biển K-300 Bastion P (trong ảnh). Tên lửa P-800 đạt tầm bắn 120-300km, tốc độ hành trình gấp 2,5 lần vận tốc âm thanh. Với tốc độ cực cao cùng đầu đạn công phá mạnh nặng 300kg, đối phương có rất ít cơ hội sống sót khi trúng P-800. Nguồn: Thanh Niên​


Và loại tên lửa chống tàu cuối cùng sẽ được trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam là 3M-54 Klub-S (tầm bắn 300km, tốc độ bay siêu âm). Tên lửa sẽ có mặt trên tàu ngầm tấn công tối tân Kilo 636.​



Sức hủy diệt của tên lửa Kh-59MK trên Su-30MK2 Việt Nam

Su-30MK2 là chiến đấu cơ hạng nặng, có khả năng chiến đấu linh hoạt trên chiến trường. Sức hủy diệt của Su-30MK2 tăng gấp bội khi được trang bị tên lửa Kh-59MK.



Kh-59MK được phát triển trên cơ sở của Kh-59M. Ban đầu Kh-59M được trang bị một động cơ nhiên liệu bột, và kết hợp với một máy gia tốc nhiên liệu bột ở đuôi. Bộ ổn định gấp nếp được đặt ở phía trước của tên lửa, với cánh và đuôi lái ở phía sau.​


Như bất kỳ tên lửa hành trình hiện đại nào, tên lửa Kh-59M có các bộ phận chính là vỏ lượn gồm thân, cánh, đuôi, động cơ xuất phát thường là động cơ tên lửa, động cơ hành trình thường là động cơ phản lực không khí và hệ thống điều khiển.​


Kh-59M có thể được phóng từ độ cao thấp (100 m), và bay ở độ cao xác định (từ 50 đến 1000 m), được dẫn hướng bằng hệ thống điều khiển tự động và cao kế vô tuyến (radar đo độ cao). Thể tích của khoang chứa động cơ nhiên liệu rắn trước đây đã được sử dụng để chứa số lượng đầu đạn nhiều gấp đôi.​


Ngoài đầu đạn xuyên giáp có khối lượng 320 kg, tên lửa có thể sử dụng thêm loại đầu đạn chụm và phá mảnh có khối lượng 280 kg. Kh-59M có thể phóng đi với tốc độ 600 đến 1.000 km/h và có độ chính xác khoảng 2 đến 3 m.​


Tầm bắn của Kh-59M: Tối thiểu 10 -15 km, tối đa 100 – 115 km, điều khiển tự động 40 km.​


Tầm hoạt động: 140 km. Độ chính xác 2-3 m. Tốc độ 860 đến 1.000 km/h. Độ bay cao so với mặt nước biển 7 m.​


Trang bị trên máy bay: MiG-29K, Su-30M, Su-24M. Tốc độ máy bay 600 – 1.100 km/h. Độ cao phóng: 0,1 – 5 km. Số lượng tên lửa mang 2. Chiều dài tên lửa 5,69 m. Đường kính tối đa 0,38 m. Sải cánh 1,26 – 1,3 m. Khối lượng: 920 kg (930 – 950 kg). Khối lượng đầu đạn: 320 kg.​


Trên cơ sở của tên lửa không đối đất Kh-59M, Viện thiết kế chế tạo máy Raduga tiếp tục cho ra đời biến thể không đối hạm Kh-59MK có nhiều tính năng vượt trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trên biển. Kh-59MK đã được trình làng lần đầu tiên tại triển lãm MAKS-2001.​


Không giống như người anh Kh-59M, được trang bị với hệ thống dẫn hướng TV, Kh-59MK sử dụng đầu dò radar chủ động ARGS-59. Việc tăng cường máy gia tốc nhiên liệu cho phép tên lửa có thể bắn xa tới 115 đến 285 km. Tuy chỉ đạt tốc độ cận âm, nhưng uy lực công phá của nó thì vô cùng mạnh mẽ với đầu đạn 320 kg và một ưu điểm nữa là chi phí của nó ít hơn nhiều các tên lửa siêu âm.​


Theo các chuyên gia của Raduga xác suất bắn trúng một tàu tuần dương, tàu khu trục là 90 đến 96%, tàu, thuyền nhỏ – 70 đến 93 %. Tên lửa chống hạm Kh-59MK đã thông qua các cuộc thử nghiệm trên mặt đất và đã được sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài.​


Kh-59MK được trang bị trên các máy bay chiến đấu trong gia đình Su-27 trong đó có Su-30MK xuất khẩu cho Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam. Do có khối lượng tương đối nhỏ - khoảng 930 kg, nên người ta có thể treo trên Su-30 tới 5 quả tên lửa này. Như vậy, Kh-59MK cùng với Kh-31 sẽ là cặp đôi tên lửa chống hạm hoàn hảo trên Su-30MK2 của Việt Nam.​

Source: Soha
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top