[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Đài Loan phát triển tên lửa “đe dọa” miền Trung - Nam TQ


(Kienthuc.net.vn) - Đài Loan đang phát triển tên lửa đối đất có tầm bắn tới 1.200km đủ sức đe dọa đến các tình, thành phố miền Trung - Nam Trung Quốc.

Theo nguồn tin từ Chính phủ Đài Loan, quân đội nước này đang phát triển một loại tên lửa đất đối đất mới với phạm vi hoạt động 1.200km có thể đe dọa đến các khu vực miền trung và miền nam Trung Quốc trong đó có Thượng Hải.


Loại tên lửa mới này có tên là Cloud Peak (tạm dịch: Đỉnh Mây), được trang bị động cơ ramjet có khả năng đạt tới tốc độ Mach 3 hoặc cao hơn.


Trong thời gian tới Đài Loan sẽ cải tiến phạm vi hoạt động của loại tên lửa này nhằm đạt tới tầm 2.000km. Dự kiến, năm 2014 sẽ bắt đầu chế tạo hàng loạt.


Hiện, Đài Loan đã triển khai hệ thống tên lửa hành trình tấn công đối đất Hùng Phong 2E (LACM), gồm 3 đơn vị đóng ở các hòn đảo phía bắc Đài Loan có thể đe dọa nội địa Trung Quốc.


Tên lửa Hùng Phong 2E có phạm vi hoạt động 600km, phụ trách Hùng Phong 2E là đơn vị đặc biệt mang bí danh 601.
Tên lửa hành trình Hùng Phong của quân đội Đài Loan.

Đơn vị đầu tiên đóng ở Đài Sơn thuộc thành phố Đài Bắc, trước đây là căn cứ của Tiểu đoàn tên lửa số 2 Quân đội Mỹ. Theo các hình ảnh từ Google Earth, đơn vị này gồm: 4 xe phóng tên lửa, 2 xe chỉ huy, 5 xe truyền tín hiệu vệ tinh và 2 xe nạp đạn.


Đơn vị thứ 2 đóng ở Trung tâm chế tạo hệ thống thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Chung Sơn (CSIST) tại Tam Hiệp (thành phố Đài Bắc).


Đơn vị thứ 3 có trụ sở tại Dương Mai (thành phố Đào Viên). Năm 2003, hình ảnh từ Google Earth cho thấy cơ sở này đã bị bỏ. Tuy nhiên đến năm 2010, tại cơ sở này đã xuất hiện nhiều tòa nhà được xây mới và đã triển khai 3 xe phóng tên lửa, 1 xe chỉ huy và 1 xe truyền tín hiệu vệ tinh được ngụy trang bằng lưới, ngoài ra còn có 1 bãi đỗ trực thăng.


“Gia đình” tên lửa Hùng Phong của Đài Loan còn gồm: tên lửa hành trình chống tàu Hùng Phong 1-2-3 do Viện Khoa học và Công nghệ quân đội Chung Sơn (CSIST) chế tạo.


Hiện, việc Đài Loan chế tạo tên lửa Hùng Phong 2E và Đỉnh Mây nhằm đối phó với sự đe dọa từ 1.500 tên lửa đạn đạo Đông Phong 11/15 mà Trung Quốc đã triển khai để bao vây Đài Loan.


Chính phủ Đài Loan cho rằng, Mỹ đã không có hành động gây áp lực với Trung Quốc buộc quân đội nước này cắt giảm số lượng tên lửa đang chĩa vào Đài Loan. Do đó, việc chế tạo những tên lửa này được coi như một biện pháp bảo đảm an ninh cho Đài Loan.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
TQ tìm chiến thuật đánh sập hệ thống phòng không Mỹ


(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc có kế hoạch dùng chiến thuật "số lượng đấu chất lượng" để vô hiệu hóa hệ thống phòng không tối tân trên chiến hạm Mỹ.

The Economic Times
đưa tin, Trung Quốc đang nhanh chóng tăng khả năng tên lửa thông thường có khả năng phóng nhiều quả, từ nhiều địa điểm khác nhau.


Đây là chiến thuật nhằm áp đảo hệ thống phòng thủ trên chiến hạm Mỹ và làm tê liệt khả năng của nó.


Chỉ huy của Lực lượng Pháo binh số 2 Trung Quốc Tan Weihong nói rằng: “Tên lửa thông thường (không mang đầu đạn hạt nhân) là con át chủ bài trong tác chiến hiện đại. Chúng có thể sẵn sàng bất cứ lúc nào. Chúng có thể tấn công nhanh mục tiêu với độ chính xác cao và phá hủy tất cả”.

Hệ thống tên lửa chống tàu phóng từ bờ biển của Trung Quốc.​
Cách đánh cơ bản đánh chặn một quả tên lửa tấn công vào tàu chiến Mỹ gồm các bước:

- Khi các hệ thống radar trinh sát đường không phát hiện tên lửa đối phương, thì hệ thống phòng không tầm xa (trang bị trên khu trục hạm, tuần dương hạm Mỹ) như loại SM-2ER sẽ được kích hoạt. Nếu tên lửa đối phương vượt qua “bức tường” này, hệ thống tên lửa tầm trung như ESSM sẽ được phóng lên đánh chặn.


- Nếu tên lửa đối phương “sống sót” vượt qua SM-2ER và ESSM, nó sẽ gặp phải bức tường chắn thứ 3 – hệ thống vũ khí tầm gần như Mk-15 Phalanx hoặc tên lửa tầm ngắn RAM.


Tuy nhiên, nếu đánh chặn ở tầm gần, do tốc độ di chuyển pha cuối rất cao nên các mảnh vỡ tên lửa đối phương (nếu bị bắn hạ) có thể gây thiệt hại đáng kể cho chiến hạm.


Bên cạnh các loại vũ khí “sát thương cứng”, tàu chiến còn có hệ thống tác chiến điện tử để “gây nhiễu” hỏa lực địch.


Các hệ thống này thường là đánh lừa tên lửa với việc phóng ra mảnh kim loại (gây nhiễu radar điều khiển hỏa lực vũ khí) và mồi bẫy nhiệt (đánh lừa vũ khí dẫn đường hồng ngoại).


Đó là tất cả qui trình để đánh chặn một quả tên lửa, nếu Trung Quốc có thể bắn nhiều quả tên lửa cùng lúc hướng vào một tàu, cơ hội thành công của họ có thể tăng theo cấp số nhân.


Các loại tên lửa này được phóng đi từ tổ hợp tên lửa đặt trên bờ biển và các tàu chiến mặt nước.

http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/201301/TQ-tim-chien-thuat-danh-sap-he-thong-phong-khong-My-892756/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Không phải Mỹ, Nga mới là số 1 về tên lửa siêu thanh
Bộ Quốc phòng Nga vừa xác nhận sẽ phóng thử nghiệm thiết bị bay siêu thanh đạt vận tốc gần 6000km/h ngay trong năm nay.



Loại tên lửa siêu thanh này được Nga triển khai nghiên cứu cực kỳ bí mật, đến nay cả phiên hiệu, nhiệm vụ lẫn tính năng chiến, kỹ thuật của nó vẫn là một bí mật chưa có lời giải. Loạt thử nghiệm đầu tiên của loại tên lửa này đã diễn ra vào năm 2012 cũng tại bãi phóng Akhtubinsk - Astrakhan nhưng chưa phải là một thử nghiệm thực sự. Khi đó, tên lửa được phóng khỏi máy bay mẹ, khởi động động cơ tự thân tên lửa và chỉ bay thêm vài km với tốc độ hạ âm rồi tiếp đất.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1322x800.

Mô tả phần đầu của một tên lửa siêu thanh
Mục đích của lần thử nghiệm phóng trước đây của Nga chỉ đơn thuần là thử nghiệm khả năng xử lý của tên lửa trong quá trình bay và khảo nghiệm sự tương thích giữa hệ thống phóng và các thiết bị khác trên máy bay mẹ với tên lửa.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, thời gian thử nghiệm loại tên lửa siêu thanh đạt tới vận tốc 5800km/h (tương đương Mach5) này được ấn định vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 năm 2013 tại bãi phóng Akhtubinsk - Astrakhan. Trong đợt thử nghiệm sắp tới, các tham số kỹ thuật sẽ được nâng lên đúng với tính chất siêu thanh của tên lửa, nó sẽ bay với vận tốc siêu thanh trong một thời gian dài và động cơ của tên lửa cũng sẽ phải làm việc trong nhiều trạng thái khác nhau.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x533.

Tên lửa X-80 Meteorit (Kh-80 hoặc AS-X-19 - NATO gọi là SS-N-24 Scorpion)
Hiện nay, tuy Mỹ được coi là nước đi đầu trong công nghệ siêu thanh nhưng trên thực tế Nga mới chính là nước đã ứng dụng thành công động cơ Ramjet, còn gọi là động cơ phản lực thẳng vào chế tạo tên lửa tác chiến, còn Mỹ hiện chưa có loại tên lửa siêu thanh nào mà vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm các thiết bị bay siêu thanh.
Động cơ Ramjet và biến thể của nó là Scramjet có cấu tạo khác với các loại động cơ phản lực thông thường: Thay vì sử dụng máy nén, động cơ phản lực thẳng dùng chính áp suất do luồng không khí ở tốc độ cao tạo ra để nén khí vào buồng đốt, điều này khiến động cơ Ramjet hoạt động hiệu quả ở các vận tốc rất lớn.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 850x600.

Tên lửa siêu thanh X-90 GELA (Kh-90 - AS-19 Koala).
Ngay đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, các cơ cấu khoa học của Liên Xô đã nỗ lực phát triển rất nhiều loại tên lửa siêu thanh. Ví dụ như: Liên hiệp các nhà sản xuất khoa học công nghệ chế tạo máy NPO Mashinostroyenia (НПО Mашиностроения) chế tạo tên lửa X-80 Meteorit (Kh-80 hoặc AS-X-19 - NATO gọi là SS-N-24 Scorpion), sau đó lại tiếp tục chế tạo loại tên lửa siêu thanh mang mật danh 4002; Cục thiết kế chế tạo máy Raduga (Радуга) phát triển thành công tên lửa siêu thanh X-90 GELA (Kh-90 - AS-19 Koala). Ngoài ra đầu thập niên 70, Nga còn dựa trên cơ sở hệ thống tên lửa phòng không S-200 để chế tạo thành công tên lửa Kholod (холод). Năm 1991, tên lửa này đã thử nghiệm thành công đạt vận tốc 6000km/h, tuy nhiên dự án này đã bị hủy bỏ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 900x366.

Tên lửa Kholod (холод) được chế tạo trên cơ sở hệ thống tên lửa phòng không S-200
Hiện nay, rất ít người biết Liên hiệp các nhà sản xuất khoa học công nghệ chế tạo máy NPO Mashinostroyenia (НПО Mашиностроения) chính là một trong 2 thành viên (đại diện phía Nga) của công ty BrahMos Aerospace (liên doanh Nga - Ấn thành lập năm 1998 tại New Dehli). NPO chính là cha đẻ của loại tên lửa siêu thanh BrahMos nổi tiếng của Ấn Độ với vận tốc lên tới Mach5.

Su-30 MKI phóng tên lửa siêu thanh BrahMos do liên doanh Nga - Ấn chế tạo
Ngoài dự án chế tạo tên lửa siêu thanh sắp được thử nghiệm, hiện Công ty vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga đang nghiên cứu một loại tên lửa siêu thanh có vận tốc khủng khiếp tương đương Mach12 - Mach13 (gấp 12-13 lần tốc độ âm thanh). Công ty này chính là đơn vị chịu trách nhiệm chế tạo tên lửa cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50 của Nga.


http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong...nh/483928.antd

Lạm bàn:
Các tên lửa vũ trụ muốn thoát khỏi lực hút TĐ cần có vận tốc vũ trụ cấp 1 (Orbital speed ) là 7,89 km/s khoảng trên Mach 23 1 tí
Các tên lửa đạn đạo bay dưới khí quyển hoàn có thể có đạt 3-4km/s ~ Mach 10-12
Cái thằng làm tên lửa siêu thanh này Mach 12-13 không những đạt cái tốc độ đó ( vì con người vượt qua lâu rồi ) , ý tưởng của nó là thu nhỏ , sử dụng nhiên liệu mới ( nhiên liệu rắn cho scram-jet hiện nay cũng chỉ có Mach 7-8 là hết mức ) và điều khiển được :)
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Sức hủy diệt của máy bay ném bom siêu thanh TQ tương lai

(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc đang mơ tới việc phát triển máy bay ném bom siêu thanh thế hệ mới H-10 dựa trên Tu-22M3 của Nga.






Theo một số nguồn tin, Trung Quốc có thể đã mua dây chuyền sản xuất máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M3 của Nga với tổng trị giá 1,5 tỷ USD. Dựa trên Tu-22M3, Trung Quốc sẽ phát triển máy bay ném bom thế hệ mới mang tên H-10 để thay thế cho máy bay H-6 đã lỗi thời.







Theo tạp chí Aviation International News, H-10 sẽ thiết kế hoàn toàn dựa trên máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3. Nếu điều này trở thành hiện thực thì H-10 sẽ trở thành một vũ khí tấn công nguy hiểm, có thể đe dọa tới hạm đội tàu sân bay Mỹ. Vì, nền tảng phát triển của H-10, Tu-22M3 vốn là máy bay có sức tấn công khủng khiếp đủ sức hủy diệt tàu sân bay.







Tu-22M3 là biến thể máy bay ném bom chiến lược Tu-22M do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu phát triển từ cuối những năm 1960 cho nhiệm vụ oanh tạc mặt đất tầm xa và tiến công tàu sân bay.








  • Một trong những điểm mạnh của Tu-22M3 là tốc độ bay siêu thanh. Tu-22M3 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Kuznetsov NK-25 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.000km/h. Đối với máy bay ném bom hạng nặng, tốc độ cao là ưu thế lớn khi cần phải trốn chạy tiêm kích đối phương do chúng không có năng lực phòng vệ.



Tu-22M3 còn được thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe cho phép tiến công tầm thấp tốc độ cao.




Tu-22M3 có khả năng mang tới 24 tấn vũ khí trong thân và trên cánh, gồm: 3-10 tên lửa hành trình chống tàu Raduga Kh-22 (trong thân và trên cánh) và 69 quả bom thông thường FAB-250.



Trong đó, tên lửa hành trình Raduga Kh-22 được xem là “át chủ bài” làm nên sức mạnh tiến công tàu sân bay của Tu-22M3. Trong ảnh là tên lửa Kh-22 treo dưới cánh phải máy bay.



Tên lửa hành trình chống tàu Raduga Kh-22 nặng 5,8 tấn, dài 11,6m, đường kính thân 0,9m. Tên lửa có tầm bắn tới 600km, tốc độ hành trình gấp hơn 4 lần vận tốc âm thanh, lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350-1.000 kiloton.



Với việc mang tối đa 10 tên lửa Kh-22, Tu-22M3 thừa sức đánh chìm toàn bộ nhóm tác chiến tàu sân bay hùng mạnh của Mỹ. Trong ảnh là biên đội Tu-22M3 trang bị tên lửa Kh-22 trong chuyến bay tuần tra.



Tuy Trung Quốc có thể không “sao chép” công nghệ của “sát thủ diệt tàu sân bay” Kh-22. Nhưng với đặc điểm ưu việt của Tu-22M3 sẽ tăng sức tấn công cho không quân ném bom chiến lược Trung Quốc.



Sức mạnh của H-10 tương lai (dựa trên Tu-22M3) sẽ là mối đe dọa lớn với hạm đội tàu sân bay hùng mạnh của Hải quân Mỹ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Cận cảnh máy bay "hủy diệt" của Nga bán cho Trung Quốc
Mới đây, Nga đã đồng ý bán cho Trung Quốc 36 oanh tạc cơ Tupolev Tu-22M3 với trang bị hỏa lực mạnh và khả năng chiến đấu tầm xa không cần tiếp tế.






Phi đội bay của gồm 4 người, phi công, phi công phụ, điều khiển bom và điều khiển hệ thống phòng thủ



Chiều dài của Tu-22M3 là 41.46 m, Sải cánh ở góc nghiêng 20° là 34.28 m và ở góc nghiêng 65° là 23.30 m. Chiều cao của máy bay 11.05 m.


[/FONT]Diện tích cánh khi xòe là 183.6 m² và khi cụp là 175.8 m².



Tu-22M3 được thiết kế để mang tên lửa siêu âm Kh-22, với mục đích tiêu diệt tàu sân bay trong cụm tàu sân bay chiến đấu xung kích Mỹ vốn được mệnh danh vũ khí khủng khiếp ở mọi giới hạn






Trọng lượng bản thân của Tu-22M3 là 58 tấn, khi chất tải và 112 tấn và trọng lượng tối đa có thể cất cánh là 126 tấn





Tu-22M3 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt Klimov NK-25 sức đẩy 245 kN





Tốc độ tối đa của Tu-22M3 là Mach 1.88 (khoảng 2.000 km/h), tầm chiến đấu cực đại 2.410km





Tầm hoạt động tối đa của Tu-22M3 là 7.000 km với trần bay 13.3 km





Tu-22M3 có hệ thống điện tử hoàn toàn mới, trong dẫn đường, điều khiển vũ khí, cải thiện độ chính xác trên các hệ thống





Việc lắp đặt hệ thống điện tử mới trên Tu-22M3 là chương trình riêng biệt nhằm hiện đại hóa hệ thống điện tử của dòng máy bay ném bom chiến lược này






Hệ thống điện tử SVP-24-22 sẽ làm giảm 5 lần thời gian chuẩn bị và kiểm tra máy bay trên mặt đất





Tổ hợp liên kết giữa trên không và mặt đất SVP-24-22 sẽ được cài đặt để máy bay điều khiển cùng lúc 4 siêu tên lửa, nhằm tăng cao hiệu quả chiến đấu





Tu-22M3 được trang bị tên lửa tầm xa không đối hạm Raduga Kh-22, pháo 23mm và tên lửa Kh-22 (AS-4 Kitchen)





Thêm vào đó là 6 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Kh-15 (AS-16 kickback), tên lửa chống radar Kh-15P, Kh-31A/P (AS-17 Krypton) và tên lửa Kh-35 (AS-20 Kayak)





Với kết cấu cánh cụp, cánh xòe linh động, Tu-22 được Liên Xô ra mắt từ thời chiến tranh Lạnh





Ở phiên bản nâng cấp Tu-22M3, dòng máy bay ném bom siêu thanh này có tầm hoạt động đạt 7.000km và có thể mang theo 24 tấn vũ khí bao gồm bom và tên lửa thông minh

http://www.vnmedia.vn/VN/quoc-te/tin-tuc/17_634772/can_canh_may_bay_quot_huy_diet_quot_cua_nga_ban_cho_trung_quoc.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Bán vũ khí, Nga không sợ ‘nối giáo’ cho Trung Quốc?

(ĐVO) - Nếu Trung Quốc mua được từ Nga 36 máy bay TU-22M3, họ sẽ đe dọa nghiêm trọng đến Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, tàu sân bay của Ấn Độ. Tuy nhiên, nạn nhân đầu tiên vô phương chống đỡ chính là các mỏ khai thác dầu của Nga trên biển Đông…



Việc một số website ở Trung Quốc đưa tin Trung Quốc và Nga đã thỏa thuận về việc bán cho Trung Quốc 36 máy bay TU-22M3 đợt đầu giao 12 chiếc, đợt sau 24 chiếc, với giá 1,5 tỷ USD, bao gồm cả việc chuyển giao tất cả dây chuyền công nghệ sản xuất…không phải là lần đầu, lần thứ nhất vào năm 2005, lần thứ hai vào đầu năm 2012. Lần này có vẻ chi tiết hơn như các máy bay TU-22M3 sẽ có cái tên Trung Quốc mới là H-10… Vậy máy bay TU-22M3 hiện đại cỡ nào mà giới quân sự Trung Quốc quan trọng, cần thiết đến vậy?.
Máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga. Đây là loại máy bay ném bom chiến lược siêu thanh. Tu-22M3 có tầm bay 6.800 km và có thể mang 24.000 kg chất nổ, trong đó có bom nguyên tử, tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân. Trước đây, Tu-22M3 được biên chế trong Không quân chiến lược Nga, nay chỉ còn trong Hải quân Nga.
Nhiệm vụ chiến đấu quan trọng nhất của nó là hủy diệt các tàu chiến mặt nước của đối phương từ trên không, đặc biệt là tàu sân bay bằng tên lửa siêu âm Kh-22 với mệnh danh “vũ khí khủng khiếp ở mọi giới hạn”.
Máy bay lúc đầu có thể xếp cánh ở trạng thái cho phép bay siêu thấp mà radar đối phương không thể phát hiện. Khi tiếp cận vào mục tiêu, máy bay thay đổi tư thế của cánh để nhanh chóng tấn công bất ngờ.
Như vậy, nếu thật sự Trung Quốc có 36 máy bay y chang Tu-22M3, kể cả trang bị vũ khí thì tàu sân bay Mỹ, Nhật Bản muốn sống hãy tránh xa phạm vi 6.800 km, còn gần hơn như Trường Sa Việt Nam, Philipines thì… bỏ qua.
Vấn đề chúng ta cần quan tâm là liệu Nga có bán hay không và nếu có thì mức độ nào, tại sao…
Nga bán vũ khí hiện đại cho Trung Quốc là chuyện “thường ngày ở huyện”. Tuy nhiên, từ trước tới nay, ngay cả thời kỳ Nga túng bấn nhất thì không phải loại vũ khí nào Nga cũng bán cho Trung Quốc.
Như vậy, vũ khí bán ra, đặc biệt là những loại vũ khí “nhạy cảm” có khi không phải vì tiền mà mục đích chính là vì chính trị hoặc quân sự.
Tu-22M3 là loại vũ khí “nhạy cảm”. Bởi vì, trước hết, nó là loại vũ khí tiêu diệt chủ yếu tàu sân bay có hiệu quả nhất. Thứ hai là, chỉ có Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ, những đối thủ tác chiến của Trung Quốc là có tàu sân bay. Cho nên khi Nga bán loại vũ khí này thì nó gây tác động đến nhiều quốc gia.
Vậy, nếu Nga bán Tu-22M3 cho Trung Quốc thì mức độ đối đầu Trung-Mỹ, Trung-Ấn và Trung-Nhật sẽ tăng mạnh. Lúc đó Nga có 2 điều lợi về quân sự:
Một là giảm sức ép quân sự của Mỹ nhằm vào Nga.
Hai là đối đầu Trung-Mỹ, Trung- Ấn và Trung – Nhật tăng thì ý đồ của Trung Quốc nhằm vào Nga trong tương lai gần không thể thực hiện, Nga có đủ thời gian chuẩn bị thế, lực cho vùng Viễn Đông, đồng thời bán được vũ khí cho cả hai cùng chạy đua là Trung Quốc, Ấn Độ (chưa tính Việt Nam).
Ngoài ra, Nga buộc Trung Quốc phụ thuộc về công nghệ lỗi thời của mình, làm chậm, giảm khả năng phát triển nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc, đồng thời nắm được tính năng kỹ chiến thuật vũ khí Trung Quốc nếu xảy ra tác chiến với Nga thì dễ đối phó.
Và đây là 2 điều hại, nguy hiểm cho Nga.
Một là, về tổng thể Nga hoàn toàn tăng thêm lực lượng thù địch trong tương lai. Đó là Mỹ (vốn có) nay thêm Ấn Độ thiếu tin cậy vào Nga, còn Trung Quốc trước, nay chưa bao giờ là bạn của Nga.
Hai là, Trung Quốc là một nước lớn và giàu, GDP gấp 5 lần Nga chứ không phải là con bài dễ chơi của Nga. Vũ khí Nga vào tay Trung Quốc sẽ cải tiến để tạo ra sự độc đáo. Đó chỉ là phương tiện, công cụ để Trung Quốc làm ra phiên bản mới mà thôi.
Vũ khí Nga bán cho Trung Quốc-một đối tác thiếu tin cậy, chưa biết chắc chắn Trung Quốc sẽ dùng với ai vì Trung Quốc vốn sợ Mỹ hơn sợ Nga. Ít nhất, Nga không thể cản được khi dàn dầu khí của Nga trên biển Đông bị Trung Quốc tấn công.
Vậy Nga có bán Tu-22M3 cho Trung Quốc không? Bán, nếu như Nga chắc rằng Nga sẽ làm chủ, khống chế được vũ khí đó và Trung Quốc không có cách gì để sáng tạo ra tính độc đáo hơn nó.
Nhưng, đáng tiếc, Nga sẽ không chắc chắn điều gì vì Nga đã có bài học từ Mỹ, chính Nga và Việt Nam đã dạy cho Mỹ bài học này cách đây 40 năm trong chiến dịch Hà Nội-Điện biên Phủ trên không.
Đó là khi Mỹ tóm được toàn bộ hệ thống tên lủa SAM-2 của Liên Xô ở Trung Đông. Mỹ đã tìm ra cách khống chế nó. Suốt một thời gian dài, tên lửa SAM-2 Việt Nam không điều khiển được, bắn lên là rơi xuống đất.
Tìm ra được nguyên nhân này, tổn thất xương máu của bộ đội tên lửa Việt Nam vô cùng lớn. Người Nga cùng người Việt đã cải tiến, khắc phục, biến SAM-2 khác hẳn trước về chất khiến Mỹ bất ngờ và thất bại.
Người Nga, người Việt làm được thì Trung Quốc có thể làm được. Chẳng phải người Nga phải bó tay khi nghiên cứu chế tạo tên lửa diệt tàu sân bay Mỹ trong thời chiến tranh lạnh mà Trung Quốc lại chế tạo được đó sao!.
Chủ quan là chết, Nga cũng phải suy nghĩ tính đếm nhiều chiều. Tu-22M3 vào tay Trung Quốc thì nó sẽ thành “H-10”. “H-10” chứ không phải Tu-22M3 mà Nga quen, hiểu, như trong lòng bàn tay.
Trung Quốc tuy là đồng minh chiến lược với Nga nhưng theo tinh thần vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau, thì, trở thành “giặc” chả mấy hồi. Do đó, sẽ là hành động “nối giáo” nếu như Nga bán cho Trung Quốc loại vũ khí “nhạy cảm” như vậy, vì nó không những làm ảnh hưởng đến quốc gia thứ ba mà làm hại trực tiếp đến an ninh của nước Nga trong tương lai gần.
Đương nhiên, bán hay không là tùy bản lĩnh và trí tuệ Nga, khi đã là đội mạnh thì không sợ lộ bài, nhưng những đồn đoán trong thời gian qua dù sự thật hay không sự thật thì có 2 điều cần ghi nhận.
Một là có thể là Nga muốn nhắn tin cho Mỹ, cho ông Obama mới nhậm chức một thông điệp rằng: “Nga có nên phải bán nó cho Trung Quốc hay không?”.
Hai là, bấy lâu nay thế giới đã biết Trung Quốc đã có loại tên lửa diệt tàu sân bay mang tên DF-21D nổi tiếng rồi cơ mà, vậy, té ra chỉ là hù Mỹ thôi à? Hay là Trung Quốc muốn trên đánh xuống, trong đánh ra cho chắc ăn?.
Rốt cuộc, Nga bán hay không bán máy bay Tu-22M3 cho Trung Quốc thì chưa biết. Nhưng, báo mạng Trung Quốc loan tin với vẻ háo hức, nóng hổi đến thế khiến dư luận có thể biết: Cái tên lửa diệt tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc khoe làm Mỹ “sởn tóc gáy” đó, xem ra là đồ bỏ đi.


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/toan-canh/201301/Ban-vu-khi-Nga-khong-so-noi-giao-cho-Trung-Quoc-2214370/

 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Ý đồ TQ khi tậu máy bay ném bom Nga

(09:56 23/01/2013) Nhiều trang web Trung Quốc lần nữa lại thông tin rằng, Nga đã nhất trí bán cho Bắc Kinh một số máy bay ném bom Tupolev Tu-22M3 với giá 1,5 tỉ USD.

Khi phục vụ lực lượng không quân Trung Quốc, Tu-22M3 sẽ được biết tới với tên gọi “H-10″. Hợp đồng giữa Trung Quốc và Nga bao gồm 36 máy bay, đợt đầu giao 12 chiếc, đợt sau 24 chiếc.

Máy bay oanh tạc Tu-22 sẽ được triển khai trong vai trò tấn công hàng hải và tấn công các mục tiêu tầm thấp để tránh bị rađa phát hiện.




Ảnh: Aviationist

Đây là loại máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, được quân đội Nga sử dụng để tuần tra bầu trời thuộc vùng biên giới phía nam, Trung Á và Biển Đen. Tu-22M3 có tầm bay 6.800 km và có thể mang 24.000 kg chất nổ, trong đó có bom nguyên tử, tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.

Tháng 9 vừa qua, Bộ Tư lệnh Hải quân Nga cho biết, máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 của không quân nước này bắn trúng mục tiêu giả định trong cuộc tập trận của hạm đội Phương Bắc. Với cuộc bắn thử này, Tu-22M3 đã quay trở lại nhiệm vụ chiến đấu quan trọng nhất của nó: hủy diệt các tàu chiến mặt nước của đối phương từ trên không, đặc biệt là tàu sân bay.

Tu-22M được chế tạo năm 1969 ở đỉnh điểm của thời kỳ chiến tranh Lạnh giữa Nga và Mỹ, máy bay này mang tên lửa siêu âm Kh-22, được thiết kế với mục đích tiêu diệt tàu sân bay trong cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ và được mệnh danh “vũ khí khủng khiếp ở mọi giới hạn”.

Tên lửa hành trình tầm xa Kh-22 do cục thiết kế Raduga nghiên cứu phát triển từ những năm 1960 "chuyên trị" tàu sân bay Mỹ. Tên lửa có khối lượng phóng 5,8 tấn, lắp đầu đạn nổ thường 900kg hoặc đầu đạn hạt nhân 350-1.000 kiloton.

Theo giới phân tích, việc Trung Quốc tiến tới sử dụng máy bay ném bom Tu-22 trang bị tên lửa Kh-22 có thể là sự thay đổi quan trọng trong cân bằng chiến lược khu vực.

Tu-22 sẽ mang lại cho Trung Quốc một công cụ khác khi theo đuổi kế hoạch “từ chối tiếp cận” ở Biển Đông cũng như Thái Bình Dương; tạo cho họ một nền tảng nhanh chóng để tiến hành phóng các tên lửa hành trình, vũ khí thông thường hoặc hạt nhân trong nhiều tình huống chiến tranh khác nhau.

Hay nói một cách khác, nó sẽ là mối đe dọa mới với hải quân Mỹ trong khu vực.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Quả KH-22 từ những năm 6x thì bây h không biết có dùng được không nhể .. to lớn, nặng nề, độ chính xác chắc kém .. dọa được nhóm TSB của Mẽo không hả các cụ ??
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
thằng Nga nó bỏ từ 2007 rồi bây h báo Vn lôi ra tung hô là sao ta ???
cáiii bán cho thằng tầu là bản E cũng bình thường
cái KH-22M và MA còn chưa phát triển xong lấy đâu ra bán ;;);;)
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Không có chuyện Nga bán Tu-22M3 cho Trung Quốc

7:29 PM, 24/01/2013, Views: 0 | By PM

VietnamDefence - Rosoboronoexport đã không nhận được và không xem xét đề nghị nào của Trung Quốc về việc mua máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3, đại diện Rosoboronoexport, ông Vyacheslav Davidenko tuyên bố hôm 24/1/2013.
>> Tai họa: Trung Quốc mua dây chuyền sản xuất máy bay ném bom chiến lược Nga

Tu-22M3 “Không có đàm phán gì về chủ đề này đã và đang được tiến hành”, ông Davidenko nói.


Ông Davidenko bình luận như vậy thông tin trên báo chí dẫn nguồn các website Trung Quốc nói rằng, Trung Quốc có thể mua của Nga 36 máy bay Tu-22M3 trị giá 1,5 tỷ USD.

Theo ông Davidenko, Rosoboronoexport không có thông tin nào về vấn đề này.

Trên các website Trung Quốc có thể xuất hiện các thông tin khác nhau. “Chúng thường không đáng được để ý chút nào”, đại diện Rosoboronoexport nói thêm.

Trước đó, chuyên gia của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (TsAST, Nga) Vasily Kashin nói với hãng tin IF-AVN rằng, thông tin nói rằng, Nga có thể bán cho Trung Quốc một lô máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 là đáng ngờ.

“Hiện nay, việc chuyển giao cho Trung Quốc các máy bay ném bom mới Tu-22M3 mà báo chí đề cập là khó có thể về mặt vật chất. Việc sản xuất các máy bay này đã bị đình chỉ năm 1993 và sau đó không được nối lại. Các động cơ NK-25 lắp trên máy bay này hiện cũng không được sản xuất. Việc nối lại sản xuất các máy bay này sau khi ngừng 20 năm nếu nói chung là có thể về mặt kỹ thuật thì cũng sẽ đòi hỏi những khoản đầu tư khổng lồ và nhiều năm làm việc căng thẳng”, ông Kashin nói.

“Tin đồn về việc Nga bán cho Trung Quốc một lô máy bay ném bom Tu-22M3 xuất hiện trên mạng internet Trung Quốc và báo chí phương Tây thường xuyên trong 10 năm nay. Theo tôi được biết, Trung Quốc trước đây tỏ ra quan tâm đến các máy bay này, nhưng việc đàm phán đã không mang lại kết quả”, ông Kashin nói.

Theo ông Kashin, “Nga sẽ chỉ có thể cung cấp cho Trung Quốc các máy bay Tu-22M3 đã sản xuất”.

“Nhưng thậm chí trong trường hợp này cũng sẽ đòi hỏi nhiều công sức để sửa chữa, trang bị lại chúng để tương thích với các hệ thống vũ khí, thông tin liên lạc, chỉ huy… của Trung Quốc. Và thậm chí trong trường hợp này, Trung Quốc với chi phí rất lớn cũng sẽ chỉ nhận được một máy bay cũ với các động cơ cũ”, ông Kashin nói.


Ông cho biết, “dự án này xe ra đáng ngờ hơn khi xét đến việc hiện nay Trung Quốc đang tiến hành chương trình sản xuất các máy bay ném bom cải tiến H-6K mà Trung Quốc đang mua số lượng lớn động cơ D-30KP2 để trang bị cho chúng”.

“Mặc dù H-6K dựa trên thiết kế còn cũ hơn nữa của Liên Xô (Tu-16), nó đã được thiết kế lại triệt để, có tầm bay xa hơn nhiều, trang bị buồng lái hiện đại, thiết bị điện tử trên khoang hiện đại. Nó chưa chắc thua kém các máy bay Tu-22M3 cũ của Liên Xô với tư cách phương tiện mang tên lửa hành trình (mà đây lại là chức năng chính của các máy bay ném bom hiện đại, ông Kashin nói.

Trước đó, đại diện chính thức về không quân của Cục Báo chí, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo rằng, Không quân Nga hiện có hơn 100 Tu-22M3.

“Tính đến hôm nay, trong biên chế Không quân Nga có hơn 100 máy bay mang tên lửa Tu-22M3. Đến năm 2020, sẽ nâng cấp lên chuẩn Tu-22M3М gần 30 chiếc”, vị đại diện cho biết.

Tu-22M3 đã tham chiến ở Afghanistan. “Tu-22M3 đã tham gia hạn chế vào các chiến dịch chống khủng bố ở Bắc Kavkaz và cuộc xung đột Gruzia-Osetya vào tháng 8/2008”, vị đại diện Bộ Quốc phòng Nga nói.

Tu-22M3 có thể sử dụng hơn 10 phương án trang bị vũ khí. Việc chuyển từ phương án trang bị (tên lửa, bom hay hỗn hợp) này sang phương án khác được thực hiện rất nhanh. Các cuộc tập trận sử dụng Tu-22M3 ở các khu vực khác nhau của Nga đã cho thấy, máy bay có thể sử dụng từ các sân bay lâm thời với chi phí tối thiểu cho chuẩn bị thiết bị và trang bị.

“Tất cả những điều đó cho phép sử dụng hiệu quả tổ hợp máy bay này trên mọi chiến trường, ở các vĩ độ và đới khí hậu khác nhau cả ở các sân bay cơ bản lẫn sân bay lâm thời”, vị đại diện nhấn mạnh.

Tu-22M3 thực hiện chuyến bay đầu tiên 35 năm trước, vào ngày 20/61977. Sau khi hoàn thành chương trình thử nghiệm bay hoàn thiện, từ năm 1978, Tu-22M3 được đưa vào sản xuất loạt cho đến năm 1993. Từ năm 1991, theo chương trình hiện đại hóa nhỏ các Ту-22M3 sản xuất loạt, máy bay đã được trang bị hệ thống lái-dẫn đường và hệ thống điều khiển vũ khí tên lửa mới.


http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Khong-co-chuyen-Nga-ban-Tu22M3-cho-Trung-Quoc/20131/52284.vnd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Sát thủ chống tàu sân bay của tàu ngầm Kilo


(Kienthuc.net.vn) - Tàu ngầm Kilo của Hải quân Nhân dân Việt Nam được trang bị loại vũ khí rất mạnh có khả năng vô hiệu hóa hoặc đánh chìm tàu sân bay.

Nhằm tăng cường khả năng bảo vệ biển đảo tổ quốc trong tình hình mới, năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel lớp Kilo project 636.1. Dự kiến, trong năm 2013, Việt Nam sẽ nhận chuyển giao chiếc tàu ngầm Kilo 636.1 đầu tiên.


Kilo project 636.1 có lượng giãn nước đầy tải (dưới mặt biển) khoảng 3.000-3.950 tấn, dài 74m, rộng 9,9m. Tàu được trang bị động cơ diesel 6.800 mã lực và 2 động cơ điện công suất 1.000 kW cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 12 hải lý/h (trên mặt nước) và 25 hải lý/h (dưới mặt nước), tầm hoạt động gần 12.000km, lặn sâu 300m.


Tàu ngầm tấn công Kilo của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện kiến trúc thượng tầng.​
Tàu ngầm Kilo được đánh giá là một trong những tàu ngầm “chạy êm” nhất thế giới với độ ồn tương đối thấp để “trốn tránh” các hệ thống định vị thủy âm chống ngầm của đối phương.


Tàu có khả năng tấn công tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và thậm chí có thể vô hiệu hóa hoặc đánh chìm tàu sân bay đối phương. Điều làm nên sức mạnh của tàu ngầm Kilo nằm ở một trong những loại vũ khí tối tân trên tàu, hệ thống tên lửa hành trình Klub-S.


Klub là tên hệ thống tên lửa tấn công đa năng do Cục thiết kế Novator (Nga) nghiên cứu phát triển sử dụng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tàu chiến mặt nước (kể cả tàu sân bay), tàu ngầm và mục tiêu mặt đất. Trong đó, Klub-S là biến thể của hệ thống được thiết kế để lắp đặt trên tàu ngầm tấn công.


Hệ thống Klub-S có thể sử dụng 5 loại đạn tên lửa tấn công nhiều mục tiêu trên bộ, trên biển gồm:


- Tên lửa hành trình chống tàu 3M-54E dùng để tiêu diệt các loại tàu chiến mặt nước (tàu tuần tiễu, tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu hậu cần) hoạt động riêng lẻ cũng như hoạt động theo đội hình tàu trong các điều kiện bị chế áp điện tử.


Đạn 3M-54E dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg. Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay tăng tốc – tiếp cận mục tiêu cho phép đạt vận tốc gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km.


"Sát thủ chống tàu siêu âm" 3M-54E.​
Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Tức là khi cách mục tiêu tầm 60km, đạn tên lửa sẽ tự động phát hiện, bám bắt và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.


Với vận tốc vượt âm thanh, đạn 3M-54E được xem là một trong những sát thủ chống tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới. Không những thế, quả đạn có quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp, trong hành trình tiếp cận mục tiêu, cách 15km, quả đạn chỉ bay cách mặt nước 30m gây khó khăn cho biện pháp đánh chặn của tàu đối phương.


"Sát thủ diệt tàu sân bay" 3M54E1.​
- Tên lửa hành trình chống tàu 3M-54E1 dài 6,2m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 1,78 tấn. Tên lửa đạt tầm bắn xa hơn 3M-54E lên tới 300km và mang đầu đạn nặng gấp đôi, 400kg.


Tuy 3M-54E1 chỉ đạt tốc độ cân âm ở hành trình bay tiếp cận mục tiêu (Mach 0,8) nhưng nó lại được lắp đầu đạn cỡ lớn, mà theo tính toán trên lý thuyết thì có khả năng vô hiệu hóa (làm bị thương) hoặc đánh chìm tàu sân bay đối phương.


- Tên lửa hành trình đối đất 3M-14E dài 6,2m, lắp đầu đạn nặng 400kg, tầm bắn 275km.


- Tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km.


- Tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km.


Các đạn tên lửa của hệ thống Klub-S được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm trên tàu ngầm tấn công Kilo.


Dù hệ thống Klub-S trên tàu ngầm có thể sử dụng 5 loại tên lửa trên, tuy nhiên tàu ngầm Kilo của Việt nam có được trang bị toàn bộ các loại này không còn phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng giữa hai nước.


Nhưng có thể chắc chắn một điều rằng, Klub-S trên tàu ngầm Việt Nam sẽ trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu 3M54E/E1. Đây là một loại vũ khí cần thiết để bảo vệ vững chắc biển đảo tổ quốc trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có diễn biến hết sức phức tạp.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Sức mạnh trực thăng Anh ’hạ gục’ trực thăng Mỹ

Báo Đất Việt - 3 giờ trước 7 lượt xem Xem tin gốc

Hàn Quốc tạo nên bất ngờ khi loại máy bay MH-60R “Seahawk” của Mỹ để chọn AW-159 “Wildcats” của Anh, dù trước đó mua MH-60R được cân nhắc.





Mới đầu tháng này, rất nhiều công ty công nghiệp quốc phòng và hải quân các nước đều chắc mẩm là loại máy bay MH-60R “Seahawk” của hãng Sikorsky Aircraft Corporation - Mỹ sẽ được hải quân Hàn Quốc lựa chọn. (AW-159 “Wildcats”)
Tuy nhiên, Hải quân Hàn Quốc đã quyết định mua loại máy bay trực thăng đa dụng có tính năng chống ngầm rất tốt AW-159 “Wildcats” của Anh.
Người phát ngôn của Hàn Quốc cho biết về sự lựa chọn này: “Sau khi đánh giá và chấm điểm MH-60R “Seahawk” của Mỹ và AW-159 “Wildcats” của Anh trên các tiêu chí như: giá cả, khả năng phù hợp tác chiến, phân lượng hợp đồng…, mặc dù “Seahawk” cũng có nhiều ưu điểm nhưng “Wildcats” của Anh lại là loại máy bay phù hợp hơn với hải quân Hàn Quốc, vì vậy Hàn Quốc quyết định sẽ mua AW-159 của công ty Agusta Westland”. (AW-159 “Wildcats”)
Trực thăng AW159 Lynx Wildcat dài 15,24 m, cao 3,73 m và có trọng lượng cất cánh tối đa 6.000 kg. Tốc độ tối đa của trực thăng là 296 km/h và tầm bay 777 km (hành trình 2 tiếng rưỡi).
Trực thăng có thể vận chuyển tối đa 7 người và các loại hàng hóa vũ khí khác nhau. Ngoài các nhiệm vụ về tìm kiếm cứu nạn, AW159 Lynx Wildcat còn được sử dụng cho các nhiệm vụ chiến đấu, đặc biệt là diệt hạm.
Vũ khí của AW159 Lynx Wildcat dự kiến gồm các loại tên lửa có điều khiển và không có điều khiển, súng máy FN MAG hoặc Browning M2 cùng các loại bom và ngư lôi.
Tuy nhiên sức mạnh của MH-60R “Seahawk” không hề thua kém AW159 Lynx Wildcat.
Máy bày MH-60R là một máy bay trực thăng tác chiến hải quân đa năng được thiết kế để thay thế cho các máy bay trực thăng SH-60B và SH-60F đang được Hải quân Mỹ sử dụng. (MH-60R “Seahawk”)
Máy bay trực thăng được thiết kế để vận hành trên các khinh hạm, khu trục hạm, tuần dương hạm và tàu sân bay.
Bên cạnh việc đảm nhiệm các nhiệm vụ tác chiến đối hạm và chống ngầm, các máy bay trực thăng MH-60R cũng có thể tham gia vào các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn, trinh sát, yểm trợ hỏa lực hải quân, tiếp sóng thông tin liên lạc, hỗ trợ hậu cần và tiếp tế.
Máy bay trực thăng này còn có thể mang được một số loạt vũ khí, bao gồm các tên lửa đối hạm GM-114 Hellfire, ngư lôi hạng nhẹ chủ động / thụ động ATK mk50 hoặc mk46 và súng máy 7.62mm.
Tuy nhiên chỉ vài giờ sau khi Hàn Quốc công bố quyết định loại bỏ MH-60R, Cục thử nghiệm và giám định tác chiến Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố bản báo cáo, trong đó có phần đánh giá loại trực thăng chống thủy lôi MH-60S KnightHawk không thể kéo được hệ thống quét lôi hoặc các hệ thống sonar rà lôi của các tàu chiến đấu ven bờ (LSC) Mỹ. (MH-60R “Seahawk”)
Bắt đầu từ năm 2013, trực thăng chống thủy lôi MH-60S Knighthawk sẽ không được biên chế trên các tàu LSC để đảm nhiệm các nhiệm vụ loại này nữa.
Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến Hàn Quốc quyết định thay đổi kế hoạch mua sắm của mình bằng lựa chọn AW159 Lynx Wildcat tháy vì MH-60R “Seahawk” như kế hoạch ban đầu - (AW159 Lynx Wildcat). (Tổng hợp)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Tầu tuần duyên Mỹ thả hệ thống săn thủy lôi tự động

Xem tin gốc
Báo Đất Việt - 3 giờ trước 344 lượt xem
LCS là thế hệ tầu tuân duyên mới của hải quân Hoa Kỳ, nhưng điểm mới nhất của loại tầu này là được trang bị hệ thống săn thủy lôi hiện đại...






Theo đó mới đây hệ thống săn thủy lôi điều khiển từ xa đã được quân đội Mỹ tiến hành thử nghiệm từ tầu tuần duyên LCS2 ngay trên vịnh Mexico...
Theo các chuyên gia quân sự hệ thống săn thủy lôi điều khiển xa AN/WLD-1 (RSM) chưa thể đáp ứng các yêu cầu khi không có khả năng đáp ứng các yêu cầu phát hiện thủy lôi ở độ sâu tối đa hoặc các yêu cầu phát hiện và nhận dạng thủy lôi ở các độ sâu gần mặt nước.
Chính vì thế việc trang bị RSM trên tầu tuần duyên LCS đã bị đặt ra nhiều nghi ngờ...
Tuy nhiên, thực tế lại không hoàn toàn đúng như vậy hệ thống săn thủy lôi điều khiển xa AN/WLD-1 được thử nghiệm và đã chứng tỏ được giá trị của mình khi liên tục phát hiện ra thủy lôi dưới mặt nước dù ở độ sâu tối đa hay tối thiểu...
Rõ ràng việc đưa vào sử dụng những hệ thống săn thủy thôi địch hoàn toàn tự động sẽ giúp cho việc bảo vệ chiến thuyền cũng như tham gia quá trình tác chiến hiệu quả hơn...
Hình ảnh tầu tuần duyên của Mỹ trên vịnh Mexico tham gia quá trình thử nghiệm hệ thống săn thủy lôi tự động...
Ảnh cận hệ thống săn thủy lôi tự động RSM được trang bị trên tầu tuần duyên LCS-2 của Mỹ...
Việc phát hiện sớm thủy lôi của địch sẽ giúp cho việc tiêu diệt những "mối nguy" này được diễn ra chủ động hơn...
Theo nhiều nguồn tin trong thời gian tới quân đội Mỹ sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống săn thủy lôi tự động của mình và trang bị đồng bộ trên các tầu tuần duyên, tầu khu trục...
Và theo nhiều người đây mới là điểm nổi bật nhất mang lại thành công cho thế hệ tầu tuần duyên mới của nước này...
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Trung Quốc và bài toán tiêu diệt tàu sân bay


(Kienthuc.net.vn) - Việc Trung Quốc bắn thử thành công tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D là bước tiến trong tác chiến chống tàu sân bay Mỹ.

Bước tiến của Trung Quốc?



Theo Want Daily, một bức ảnh được cung cấp bởi Google Earth cho thấy quân đội Trung Quốc đã thành công trong việc đánh chìm tàu sân bay của Mỹ… trên cạn.


Hình ảnh vệ tinh cho thấy hai miệng hố lớn nằm trên khoảng đất dài 200m được dùng để mô phỏng boong phóng máy bay trên tàu sân bay ở sa bạc Gobi.


Tấm ảnh lần đầu tiên được tải lên trên trang mạng SAORBATS, một diễn đàn nổi tiếng đặt cơ sở tại Argentina. Các chuyên gia quân sự tin rằng những miệng hố trên là kết quả của tên lửa chống tàu DF-21D của Trung Quốc và đã đặt cho nó cái tên “sát thủ tàu sân bay”.

Mục tiêu giả định trên sa mạc bị tiêu diệt.​
Nếu những thông tin trên là thật thì đây thực sự là một bước tiến mới trong việc phát triển hệ thống vũ khí của Trung Quốc trong các nỗ lực “lên gân lên cốt” nhằm cân bằng lực lượng ở Châu Á - Thái Bình Dương.


Theo logic, bước tiếp theo Trung Quốc sẽ thử nghiệm vũ khí này với một con tàu động trên biển nhằm thu về kết quả để so sánh hiệu quả tấn công mục tiêu giữa chuyển động thật với việc tấn công các mục tiêu giả định tĩnh trên đất liền.


Bài toàn tác chiến mục tiêu động

The Diplomat dẫn lời chuyên gia quân sự Roger Cliff, tên lửa mới của Trung Quốc cần phải thử nghiệm nhiệm vụ chống lại mục tiêu động vì một tên lửa sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới có thể chạm vào những con tàu chiến ngoài đại dương mênh mông.


“Vấn đề đặt ra là để có thể hoàn thành nhiệm vụ tấn công tàu Hải quân Mỹ bằng tên lửa đạn đạo, ít nhất nó phải định vị được vị trí của con tàu, xác định được đúng nó là tàu chiến mà nó muốn tấn công (ví dụ tàu sân bay).

Việc đánh mục tiêu động với tên lửa đạn đạo không hề đơn giản.​
Tiếp đó cần phải có được thông tin đủ chính xác về vị trí mục tiêu tên lửa hướng tới. Một bức ảnh vệ tinh chụp cách đó 1 tiếng sẽ chẳng có tác dụng gì bởi con tàu có thể đã di chuyển khỏi vị trí được chụp cách vài chục hải lý. Ngoài ra còn phải kể đến những thông tin mục tiêu cập nhật liên tục trong thời gian tên lửa đang bay. Và cuối cùng, đầu đạn phải khóa được mục tiêu và đánh chính xác”, chuyên gia Roger Cliff giải thích.


Trong quá trình chống và tiêu diệt tên lửa, ông Cliff đồng thời giải thích thêm rằng Mỹ có rất nhiều lựa chọn để chống lại nguy cơ này, mặc dù có thể Mỹ sẽ phải đối diện với một số khó khăn nhất định.


“…radar trinh sát ngoài đường chân trời mà phía Trung Quốc dùng để dò tìm mục tiêu có thể bị đánh lạc hướng, làm gián đoạn hoặc bị phá sóng. Vệ tinh có thể bị “che mắt” bởi các biện pháp ngụy trang, cập nhật thông tin mục tiêu pha giữa có thể bị gây nhiễu và khi tên lửa khóa mục tiêu thì đầu tự dẫn có thể bị gây nhiễu hoặc đánh lừa”, ông Cliff nói.


Mỹ cũng gặp khó

Theo chuyên gia Cliff, trên thực tế việc đánh chặn các tên lửa là nhiệm vụ khó khăn nhất, hiện các tàu chiến Mỹ được trang bị hệ thống tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài tầng khí quyển RIM-161 SM-3. Nghĩa là SM-3 chỉ có thể đánh chặn tên lửa ở pha giữa khi tên lửa mục tiêu đang bay trong không gian.

Tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 chưa chắc đã là ô bảo vệ an toàn cho tàu chiến Mỹ.​
Khi đó, chiến hạm Aegis phải phát hiện mục tiêu và khởi động SM-3 gần như ngay lập tức để đánh chặn tên lửa trước khi nó trở lại tầng khí quyển. Hay nói cách khác là tàu Aegis phải nằm ở vị trí ngay dưới đường bay tên lửa.


Nhưng tên lửa DF-21D có thể được trang bị các thiết bị phóng mồi bẫy ở pha giữa, điều này làm cho công việc của SM-3 gặp khó khăn hơn. Tàu chiến Aegis của Mỹ cũng đồng thời trang bị tên lửa đánh chặn SM-2 Block 4 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo trong tầng khí quyển, nhưng DF-21D có thể thực hiện cơ động lẩn tránh và làm cho SM-2 Block 4 thất bại.


Theo những phân tích trên, có thể nói DF-21D thực sự là mối đe dọa lớn đối với nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
 

buidunggdtx

Đi bộ
Biển số
OF-28375
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1
Động cơ
483,810 Mã lực
Mình mua hàng mới mà không bằng đồ nâng cấp nhỉ

Tàu ngầm Kilo Ấn Độ mạnh nhất trong số các nước được Nga xuất khẩu ANTĐ - Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS ngày 24/01 đã cho biết, tàu ngầm Kilo thuộc dự án 877EKM của Ấn Độ mang số hiệu S-63 “Sindhurakshak” đã hoàn tất quá trình cải tạo và nâng cấp hiện đại hóa tại nhà máy đóng tàu Zvezdochka. Trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2000, hải quân Ấn Độ đã mua của Nga 10 tàu ngầm Kilo thuộc dự án 877EKM, “Sindhurakshak” là chiếc thứ 7 trong số đó. Nó được đóng trong khoảng thời gian 3 năm từ 1995 – 1997 tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St.Petersburg.

Tàu ngầm Kilo thuộc dự án 877EKM của Ấn Độ mang số hiệu S-63 “Sindhurakshak”
Ngày 04/06/2010, hải quân Ấn Độ và nhà máy đóng tàu Zvezdochka đã ký hợp đồng cải tạo và nâng cấp hiện đại hóa tàu ngầm “Sindhurakshak” và đến tháng 8 năm đó, tàu ngầm S-63 lớp Kilo này đã đến nhà máy đóng tàu của Nga để bắt đầu thực hiện hợp đồng. Đến tháng 10/2012, tàu cơ bản đã hoàn tất quá trình nâng cấp, hiện đại hóa và chạy thử trên biển.
Từ năm 1997 trở lại đây, nhà máy này đã lần lượt cải tạo, nâng cấp hiện đại 4 tàu ngầm Kilo trong kế hoạch 877EKM của hải quân Ấn Độ, bao gồm: S-58 Sindhuvir hoàn tất năm 1999, S-57 Sindhuraj hoàn thành năm 2001, S-55 Sindhughosh hoàn thiện năm 2005 và S-62 Sindhuvijay bàn giao vào năm 2007. Nội dung nâng cấp các tàu này không chỉ là duy tu để nâng cao tuổi thọ của tàu ngầm mà còn hiện đại hóa vũ khí, trang bị, đặc biệt là nâng cao khả năng tác chiến chống tàu ngầm và tên lửa hành trình.
Sindhurakshak có chiều dài 72,6m, lượng giãn nước 2300 tấn khi nổi và 3900 tấn khi lặn dưới nước. Nó sử dụng động cơ điện - Diezen công suất 5.900hp, cho phép tàu có thể đạt vận tốc 19 hải lý/h khi lặn và 11 hải lý/h khi nổi; hoạt động được dưới độ sâu 300m, tối đa 350m, khả năng hành trình liên tục 45 ngày, thủy thủ đoàn 52 người.


Tên lửa đối đất 3M-14E phóng lên từ tàu ngầm


Tàu được trang bị 6 ống phóng với 18 quả ngư lôi loại 533mm, 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả dự trữ trong hệ thống nạp tự động. Ngoài ra, hệ thống phóng này cũng được dùng để rải lôi với cơ số tối đa 24 quả thủy lôi DM-1. Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (đầu đạn thuốc nổ mạnh 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.
Sau khi nâng cấp, Sindhurakshak sẽ có hệ thống bảo đảm an toàn mới và hệ thống Sonar USHUS do Ấn Độ tự sản xuất. Trước đây, Sindhurakshak dự định sử dụng thế hệ sonar MGK-400 nhưng Ấn Độ đã tự lực phát triển loại Sonar USHUS được cho là tiên tiến hơn cả 2 loại trên. Hệ thống Sonar này giúp tàu có thể phát hiện tàu địch ở khoảng cách xa hơn gấp 4 lần, nhỉnh hơn một chút so với loại 636MK của Trung Quốc và ngang bằng tàu ngầm Kilo 636MV của Việt Nam.

Tàu còn được trang bị hệ thống thông tin vô tuyến tiên tiến CCS-MK với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc.
Ngoài ra, phía Nga cũng trang bị cho tàu hệ thống tên lửa chống hàng không mẫu hạm thế hệ Club-S tiên tiến nhất là tên lửa đối hạm 3M-54E1, tầm bắn 300km và biến thể đối đất 3M-14E tiên tiến nhất, tầm bắn trên 280km. Tên lửa 3M-54E1 có tầm bắn 300km, xa hơn hẳn 3M-54E (220km), nhưng điểm quan trọng nhất của nó là đầu đạn nặng gấp đôi (gần 450kg), có khả năng tấn công phá hủy hàng không mẫu hạm.
Điểm khác biệt so với trước là Sindhurakshak cũng như các tàu ngầm Kilo khác của Ấn Độ là loạt nâng cấp sẽ được trang bị tên lửa hành trình đối đất 3M-14E. Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Hiện chưa rõ tàu Kilo 636MV của Việt Nam có trang bị 3M-54E1 và 3M-14E hay không, nhưng rõ ràng là 877EKM đã hơn rất nhiều so với kiểu 636MK của Trung Quốc chỉ được trang bị 3M-54E và không có 3M-14E.


Tên lửa đối hạm có khả năng tấn công tàu sân bay 3M-54E1


Theo giới thiệu của người đại diện, Zvezdochka là nhà máy nổi tiếng của Nga, chuyên đóng mới và sửa chữa các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm động cơ diezen. Hiện tại, Sindhurakshak là chiếc tàu ngầm thứ 5 thuộc Project 877 EKM hoàn tất quá trình sửa chữa và hiện đại hóa tại nhà máy đóng tàu này. Nội dung cải tạo, nâng cấp gồm nâng cấp và thay thế mới trên 10 hệ thống thiết bị do Nga và Ấn Độ sản xuất. Sau khi nâng cấp, các tàu ngầm 877EKM của hải quân Ấn độ đã trở thành loại tàu hiện đại nhất trong số các phiên bản xuất khẩu của Kilo.
Đại diện của nhà máy Zvezdochka cho biết, lễ bàn giao và tiếp nhận Sindhurakshak sẽ được tiến hành vào ngày 26 và đến ngày 29/01 nó sẽ lên đường trở về Ấn Độ.
Nguyễn Ngọc
ITAR-TASS
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Ấn Độ trình làng tên lửa tầm bắn 5000km

Trong lễ duyệt binh chào mừng ngày quốc khánh ngày 26/1, Ấn Độ đã lần đầu tiên “trình làng” tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đời mới, có thể vươn tới mọi mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc cũng như các nước ngoài châu Á.

Tên lửa Agni V có tầm bắn 5000km đã được New Delhi thử nghiệm thành công hồi tháng 4 năm ngoái. Việc cho trình làng loại vũ khí tối tân này diễn ra trong bối cảnh quân đội Ấn Độ và Pakistan, hai đối thủ đều có vũ khí hạt nhân, vừa đồng ý trên một thỏa thuận ngừng bắn ở vùng Kashmir vào tuần trước, sau khi 5 binh sỹ đã thiệt mạng trong 9 ngày trong các vụ va chạm ở biên giới.
Tên lửa Agni V trong lễ duyệt binh chào mừng quốc khánh Ấn Độ ngày 26/1. Phát biểu vào ngày 26/1, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee khẳng định nước ông yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng thân thiện với nước khác. Tuy nhiên ông cũng lưu ý là các nước khác không nên ngộ nhận về quyết tâm của Ấn Độ.

Trong khi các tên lửa tầm ngắn Agni I và II (lên đến 2.500 km) đã được phát triển chủ yếu nhắm vào Pakistan, Agni III và IV (lên tới 3.500 km) được xem như một phương tiện răn đe, ngăn chặn Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, Agni V có thể bắn trúng mục tiêu trên khắp lãnh thổ Trung Quốc cũng như tại phần còn lại của châu Á và một số nước châu Âu. Vũ khí này phục vụ cho nguyện vọng của Ấn Độ muốn đóng một vai trò quan trọng hơn trên trường quốc tế.

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/201301/an-do-trinh-lang-ten-lua-tam-ban-5000km-2214565/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Tên lửa chống hạm YJ-12 của Trung Quốc "to xác" nhưng hiệu quả thấp

Chủ nhật 27/01/2013 10:14
(GDVN) - Trung Quốc nghiên cứu phát triển YJ-12, đưa họ gia nhập vào cuộc chạy đua nghiên cứu phát triển tên lửa chống hạm siêu âm ở châu Á-Thái Bình Dương.

Tên lửa chống hạm siêu âm YJ-12 được đăng tải trên Internet Tờ “Jane’s Defense Weekly” Anh vừa có bài viết cho rằng, những hình ảnh gần đây cho thấy Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm YJ-12 (Ưng Kích-12).
Theo bài báo, tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2000, mô hình tên lửa chống hạm siêu âm YJ-12 lần đầu tiên xuất hiện, nó áp dụng phương án thiết kế động cơ phản lực xung áp 2 cửa hút gió.

Nhưng, nhìn vào hình ảnh mới nhất cho thấy, nó đã chuyển sang sử dụng động cơ phản lực xung áp 4 cửa hút gió, hầu như là phiên bản nâng cấp của tên lửa chống hạm KH-31 mà Trung Quốc nhập khẩu của Nga vào năm 2006 và 2007.
Có chuyên gia phỏng đoán, tên lửa YJ-12 có trọng lượng khoảng 2-2,5 tấn, chiều dài khoảng 7 m, tốc độ có thể đạt 2-4 Mach, tầm phóng khoảng 250-500 km. Nếu đây là sự thật, kích cỡ và trọng lượng của tên lửa YJ-12 sẽ vượt xa tên lửa chống hạm KH-31 do Nga chế tạo. KH-31 được Trung Quốc sản xuất với tên gọi YJ-91.
Ngoài ra, có nguồn tin cho rằng, Trung Quốc có thể còn đang nghiên cứu chế tạo một loại tên lửa chống hạm phóng thẳng đứng lớn hơn, gọi là YJ-18 (Ưng Kích-18), có kích cỡ tương đương tên lửa chống hạm KH-41 Sunburn được Trung Quốc mua của Nga từ thế kỷ trước.

Tên lửa chống hạm KH-31 Nga bán kính hành trình 50 km, nặng 600 kg, mang theo đầu đạn hạng nặng tới 87 kg
Báo Anh cho rằng, việc nghiên cứu phát triển tên lửa chống hạm YJ-12 đưa Trung Quốc gia nhập vào cuộc chạy đua nghiên cứu phát triển tên lửa chống hạm siêu âm ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 của Đài Loan, tên lửa chống hạm phóng từ trên không XASM-3 của Nhật Bản và tên lửa chống hạm Brahmos được Indonesia nhập của Ấn Độ.
Theo bài báo, tháng 11/2012, nguồn tin từ Nga cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục mua hệ thống đẩy của tên lửa chống hạm KH-31, bởi vì phiên bản nội địa của Trung Quốc vẫn chưa thể đạt được tính năng hàng nguyên bản. Xét tới kích cỡ của tên lửa YJ-12, hiệu quả của hệ thống đẩy phản lực xung áp của loại tên lửa này có thể hoàn toàn không cao.

Tên lửa chống hạm siêu âm Brahmos Ấn Độ
Tên lửa chống hạm XASM-3 trang bị cho máy bay chiến đấu F-2 của Nhật Bản.
Tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-3 Đài Loan
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Ẩn số tên lửa chống tàu siêu thanh YJ-12


(Kienthuc.net.vn) - YJ-12 là tên gọi tên lửa hàng trình chống tàu chiến lược của Trung Quốc nhưng năng lực của loại tên lửa này vẫn là ẩn số chưa có lời giải.

Chương trình phát triển tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu âm YJ-12 được khởi xướng từ những năm 1990, mô hình của nó xuất hiện lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2000. Tuy nhiên, sau lần xuất hiện bất ngờ này chương trình phát triển tên lửa YJ-12 bỗng nhiên “bặt vô âm tính”.


Một số nguồn tin cho rằng, sở dĩ tên lửa YJ-12 không xuất hiện tại các triển lãm tiếp theo là vì tên lửa đã nhận được đặt hàng số lượng lớn từ Quân đội Trung Quốc nên không cần thiết phải đem đi triển lãm nữa. Tuy nhiên, thực tế thì chương trình YJ-12 gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật.


Theo Jane Defence Weekly, YJ-12 bắt đầu được sản xuất quy mô nhỏ vào năm 2004 sau khi trải qua một quá trình nâng cấp lớn về mọi mặt.


“Nhái” Pháp hay Nga

Mô hình thiết kế ban đầu của YJ-12 sử dụng cửa hút không khí kép cho động cơ ramjet, kiểu thiết kế này được cho là sao chép từ tên lửa hàng không chiến thuật ASMP của Pháp.


Lần xuất hiện đầu tiên và duy nhất của YJ-12 vào năm 2000 hé lộ đây là một thiết kế giống một cách kỳ lạ với tên lửa không đối đất ASMP của Pháp, từ hình dáng khí động học, kích thước, trọng lượng.

Kiểu dáng YJ-12 trong lần xuất hiện đầu tiên.​
Như mọi khi Trung Quốc một mực phủ nhận sao chép công nghệ, họ tuyên bố YJ-12 là một thiết kế mới hoàn toàn và không có gì liên quan đến Pháp. Một số chuyên gia quốc tế nhận định, YJ-12 là một sự kết hợp giữa ASMP và YJ-91 với sự trợ giúp kỹ thuật của Nga thông qua thiết kế Kh-31P. Sự thành công của YJ-12 là nhờ sự cho phép xuất khẩu Kh-31P của Nga sang Trung Quốc.


Nhà sản xuất Học viện Công nghệ cơ điện Sea Eagle Trung Quốc tuyên bố YJ-12 là tên lửa đầu tiên của họ được thiết kế dưới dạng module với khoảng 10 mô hình đang phát triển. YJ-12 được dự định phát triển thành 3 biến thể gồm: chống tàu (YJ-12 AShM), chống radar (YJ-12 ARM) và không đối đất (YJ-12 ASM).


Tuy nhiên, gần đây các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh về tên lửa có in chữ YJ-12 với một thiết kế hoàn toàn khác. Thiết kế mới được trang bị 4 cửa hút không khí với 4 cánh ổn định ở giữa mỗi cửa hút không khí và 4 cánh lái ở đuôi.


Kiểu thiết kế này rất giống với tên lửa hành trình Kh-31 của Nga, thiết kế này làm cho tên lửa dài hơn và nặng hơn so với tiêu chuẩn các loại tên lửa hàng không chiến thuật trang bị cho máy bay. Jane Defence Weekly dự đoán trọng lượng của YJ-12 khoảng từ 2-2,5 tấn, chiều dài khoảng 7m.


Tầm bắn của YJ-12 được dự đoán từ 250-500 km, do kích thước và trọng lượng tên lửa lớn hơn so với Kh-31A/P của Nga nên số lượng có thể trang bị cho một máy bay bị giảm đáng kể.

Kiểu dáng khác lạ của YJ-12 trong một bức ảnh rò rỉ mới đây.​

YJ-12 là một nỗ lực lớn của Trung Quốc trong việc phát triển một tên lửa hàng không chiến thuật tốc độ siêu âm nhằm cạnh tranh với các loại tên lửa hành trình chống tàu siêu âm như BrahMos (Ấn Độ), P-800 Yakhont (Nga) và Hùng Phong-3 (Đài Loan).


Thời điểm bức ảnh được chụp không được xác định, tuy nhiên hình ảnh này cho thấy YJ-12 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Bởi thông thường nếu đã được sản xuất và trang bị rộng rãi cho quân đội thì tên của nó sẽ không được in lên trên tên lửa như vậy.


Hệ thống dẫn đường trang bị cho tên lửa YJ-12 cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Mặc dù chưa có thông tin chính thức nào về hệ thống dẫn đường cho tên lửa nhưng một số nguồn tin dự đoán tên lửa được điều khiển bằng hệ định vị quán tính và radar chủ động pha cuối.


Tên lửa chống tàu đắt nhất hành tinh

Yêu cầu mà Quân đội Trung Quốc đặt ra cho tên lửa YJ-12 là rất cao, tính năng kỹ thuật của tên lửa phải đạt ngang ngửa thậm chí là vượt mặt các loại tên lửa chống hạm siêu âm trên thế giới. Đối với biến thể chống radar, YJ-12 phải ngang ngửa tên lửa chống radar AGM-88 Harm của Mỹ.


YJ-12 là tên lửa đòi hỏi công nghệ cao, trong khi nền tảng khoa học kỹ thuật đặc biệt là vi mạch điện tử Trung Quốc không đáp ứng được. Do đó, tất cả các thiết bị điện tử đều phải thiết kế riêng. Đáng chú ý nhất là hệ thống vi mạch tích hợp (VLSIC) được sử dụng để điều khiển radar và hệ thống chiến tranh điện tử.


Kết quả YJ-12 trở thành tên lửa chống hạm “đắt nhất hành tinh”. Đơn giá không chính thức của YJ-12 vào năm 1999 đã là 1,8 triệu USD/quả, gấp đôi tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon.


Trong tháng 11/2012, Jane Defence Weekly xác nhận từ các nguồn tin của Nga cho hay, Trung Quốc tiếp tục mua tên lửa chống tàu siêu âm Kh-31 từ Nga bởi loại tên lửa mà Trung Quốc sao chép từ Kh-31 là YJ-91 cho hiệu quả không cao. Không loại trừ khả năng YJ-12 sẽ lặp lại vấn đề như trên YJ-91.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201301/an-so-ten-lua-chong-tau-sieu-thanh-yJ-12-893898/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Video Trung Quốc bắn chìm tàu sân bay Mỹ


Trung Quốc phát đi một đoạn video minh họa hình ảnh tên lửa chiến lược Đông phong 21 bắn chìm một "tàu sân bay mô hình Mỹ".


Đài truyền hình Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc phát đi đoạn video trên. Trung Quốc luôn tự hào về Đông phong 21 được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay", bằng hệ thống định vị dẫn đường qua vệ tinh, đầu đạn tên lửa Đông phong 21 có thể tấn công chính xác tàu sân bay Mỹ trên biển với tốc độ siêu âm.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, với những bức ảnh chụp bởi Google, giới quân sự Trung Quốc cho rằng vụ thử nghiệm tên lửa đã thành công khi đầu đạn của nó "bắn chìm 1 tàu sân bay Mỹ" , dù đó chỉ là mô hình dùng cho tập trận.



Hình ảnh minh họa tên lửa chiến lược Đông phong 21 của Trung Quốc bắn chìm một "tàu sân bay mô hình Mỹ".

Trước đó, một mục tiêu giả định là tàu sân bay Mỹ được đặt tại khu vực miền Tây Trung Quốc, mà theo thông tin trước đó là ở Tân Cương. Bắc Kinh cho dựng một mặt bằng dài 200m để làm "bia đỡ đạn" đầu đạn tên lửa Đông phong 21.



Sau vụ phóng thử tên lửa, 2 hố lớn đã xuất hiện trên sàn bê tông của mặt bằng "tàu sân bay Mỹ ở Tân Cương", dấu hiệu được Bắc Kinh cho rằng vụ phóng tên lửa thử nghiệm đã thành công.


Bước đi tiếp theo của Trung Quốc sẽ là bắn thử nghiệm một mục tiêu di động trên biển chứ không phải mục tiêu cố định trên đất liền như vừa qua.


Trước tình hình đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã lên tiếng khẳng định họ "nắm chắc" những diễn biến xung quanh vụ phóng thử tên lửa đạn đạo đánh chặn tầm trung của Trung Quốc tiến hành vào ngày 27/1 vừa qua và xác định, nhiều khả năng quả tên lửa mà Bắc Kinh vừa phóng thử là tên lửa Đông phong 21.


Dưới đây là đoạn video minh họa hình ảnh tên lửa chiến lược Đông phong 21 của Trung Quốc bắn chìm một "tàu sân bay mô hình Mỹ":

http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/201301/Video-Trung-Quoc-ban-chim-tau-san-bay-My-893923/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,606 Mã lực
Sức mạnh tên lửa chống tàu "Chim cánh cụt" của Na Uy


Đầu những năm 1970, Công ty Kongsberg Vapenfrabrikk của Na Uy đã chế tạo thành công tên lửa chống tàu có cánh tầm gần “Chim Cánh cụt” dùng để bảo vệ các khu đảo gần bờ.
Tên lửa chim cánh cụt có ba biến thể. Các biến thể Mk1 và Mk2 dùng để trang bị cho các tàu nổi và các đơn vị phòng thủ bờ biển. Biến thể Mk1 được đưa vào trang bị năm 1972, còn Mk2 được đưa vào trang bị năm 1975. Hiện nay, “Chim Cánh cụt” với các biến thể khác nhau được đưa vào trang bị cho hải quân Mỹ, Ấn Độ, Na Uy, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và hàng loạt các nước khác trên thế giới.
Một vụ thử nghiệm tên lửa Chim Cánh cụt từ máy chiến đấu
Tên lửa Mk2 Mod 7 và tên lửa Mk3 thế hệ thứ ba khác các thế hệ trước bởi nó được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số. Biến thể Mk3 (Mỹ gọi là AGM-119A) dùng để trang bị cho các máy bay, được đưa vào trang bị năm 1987. Nó được tích hợp với thiết bị chỉ thị mục tiêu của máy bay tiêm kích F-16.
Biến thể Mk2 Mod 7 (AGM-119B) được trang bị cho trực thăng, khác các biến thể khác ở động cơ 2 tầng. Nó thường được trang bị cho trực thăng loại SH-60B "Seahawk" của hải quân Mỹ, trực thăng S-70B của hải quân Hy Lạp.
Tên lửa Chim Cánh cụt tiêu diệt mục tiêu​
Tên lửa “Chim Cánh cụt” Mk3 và Mk2 Mod được chế tạo theo sơ đồ khí động lực học theo kiểu con vịt và thiết kế dưới dạng kết cấu module. Ở phần mũi tên lửa bố trí đầu tự dẫn hồng ngoại chống nhiều hạot động độc lập, thiết bị đo độ cao vô tuyến, máy lái tự động và cơ cấu trợ dẫn của hệ thống điều khiển dẫn đường.
Ở giữa tên lửa bố trí đầu đạn tác chiến và đầu nổ chậm tiếp xúc. Phần đuôi tên lửa lắp đặt động cơ nhiên liệu rắn một tầng và cơ cấu thực hiện bảo vệ. Ngoài vỏ tên lửa, gia cố các cánh chính và cánh phụ.
Mô hình Mk2 Mod7 (N)​
Mô hình Mk3
Việc sử dụng tên lửa “Chim Cánh cụt” chiến đấu được thiết lập theo nguyên tắc “bắn - quên”. Tuỳ thuộc vào vị trí mục tiêu, tên lửa đối hạm “Chim Cánh cụt” có thể thay đổi hướng bay trong phạm vị ±180° theo chương trình cho trước. Sau khi phóng, tên lửa bay thấp dưới độ cao kiểm soát và lựa chọn cho trước, trong quá trình bay việc dẫn hướng tên lửa vào mục tiêu được thực hiện dưới sự hỗ trợ của hệ thống dẫn đường quán tính.
Sơ đồ hướng bay của tên lửa​
Sau khi đạt được cự ly đã lập trình đến mục tiêu, tên lửa bắt đầu chuyển sang chế độ bay thấp hoặc cực thấp. Khi đầu tự dẫn được kích hoạt để tăng khả năng tìm kiếm và đánh chặn mục tiêu, độ cao hành trình của tên lửa lại được nâng lên. Hệ thống điều khiển cho phép tên lửa hoạt động bên ngoài khu vực nhìn thẳng, tránh các chướng ngại vật trên địa hình và tấn công mục tiêu ở khu vực dễ bị tổn thương nhất.
Tên lửa “Chim Cánh cụt” sử dụng bảo vệ các quần đảo​
Khi phóng một vài tên lửa vào một mục tiêu, tên lửa có thể bay theo quỹ đạo khác nhau và tấn công đồng thời. Đầu tự dẫn hồng ngoại có khả năng chọn lọc, có thể sử dụng để tiêu diệt mục tiêu trong diện rộng trong điều kiện bị chế áp mạnh. Tên lửa “Chim Cánh cụt” với các biến thể khác nhau được sử dụng trong các tổ hợp tên lửa chống hạm bờ biển, có thể lắp đặt trên cơ sở xe bọc thép bánh xích và bánh hơi.

http://laodong.com.vn/Vu-khi/Suc-manh-ten-lua-chong-tau-Chim-canh-cut-cua-Na-Uy/8690.bld
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top