[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Tên lửa đất đối đất mới Qiam (hồi sinh) của Iran

AFP dẫn lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi ngày 20/8 cho biết, lực lượng cách mạng Hồi giáo Iran đã thử nghiệm thành công tên lửa đất đối đất mới Qiam (hồi sinh).




Bộ trưởng Vahidi tiết lộ, nhờ nỗ lực của các chuyên gia hàng không vũ trụ, Iran đã thử nghiệm thành công tên lửa đất đối đất mới Qiam (hồi sinh).

Đây là loại tên lửa đất đối đất hoàn toàn mới mang đặc tính kỹ thuật và khả năng chiến thuật duy nhất. Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, không có cánh nên rất khó đánh chặn. Nó được lắp ráp và chế tạo hoàn toàn tại Iran.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Vahidi không chỉ rõ chính xác thời điểm Iran thử nghiệm thành công tên lửa mới này cũng như tầm bắn xa của nó mà chỉ tiết lộ địa điểm thử nghiệm tên lửa là trên một vùng hoang mạc, đồng thời nhấn mạnh, kết cấu của loại tên lửa mới này có thể làm giảm khả năng phát hiện của các phương tiện phòng thủ tên lửa của đối phương.

Ngoài ra, tên lửa loại này không được trang bị thiết bị làm ổn định nên giảm được kích thước, trọng lượng và tăng tính năng hoạt động linh hoạt. Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu với hiệu quả và độ chính xác rất cao – Bộ trưởng Vahidi nhấn mạnh.

Trước đó có nhiều nguồn tin cho rằng, trong giai đoạn từ 23-30/8 Iran sẽ tiến hành thử nghiệm hàng loạt các loại vũ khí, phương tiện quân sự khác nhau, trong đó đáng chú ý có 2 loại tên lửa mới, ca nô cao tốc mang tên lửa và thiết bị bay không người lái hoạt động tầm xa.



Tên lửa mới này không được trang bị thiết bị làm ổn định nên giảm được kích thước, trọng lượng và tăng tính năng hoạt động linh hoạt.
Bên cạnh đó, ngày 17/8 chính Bộ trưởng Vahidi cũng đã từng đưa ra tuyên bố rằng, Iran đang bắt đầu sản xuất hai chiếc ca nô tuần tiễu cao tốc mang tên lửa Serak và Zolfaqar nhưng không nói rõ khi nào sẽ thử nghiệm các phương tiện tác chiến mới này.

Đặc biệt, trong số các tên lửa đang chuẩn bị tiến hành thử nghiệm có tên lửa Fateh 110 tầm thấp với bán kính hoạt động 150-200 km vẫn chưa rõ thời điểm tiến hành thử nghiệm và thiết bị không người lái mới Karar cũng vậy.


Tên lửa Fateh 110.
Theo các nguồn tin từ báo giới Iran, thử nghiệm hàng loạt vũ khí mới sẽ diễn ra trong khuôn khổ tuần lễ Chính phủ. Vào thời điểm này hàng năm Iran đều phô diễn tất cả những thành tựu mới nhất của mình, đặc biệt là trên lĩnh vực khoa học công nghệ và kỹ thuật quân sự.

VTC

Toofan-5
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Ảnh: Ấn Độ phóng tên lửa tấn công từ tàu ngầm ngày 27/1/13

Thứ hai 28/01/2013 16:20
(GDVN) - Ngày 27/1/3013, quân đội Ấn Độ đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung K-5 mang đầu đạn hạt nhân từ tàu ngầm trong vịn Bengal.

Sau khi phóng thử thành công, tên lửa tầm trung K-5 có phạm vi tấn công 1.500km của Ấn Độ sẽ được triển khai trên tàu ngầm hạt nhân đang chuẩn bị vào biên chế hải quân nước này.

Dưới đây là một số hình ảnh được báo chí Trung Quốc đăng tải:

Ấn Độ phóng tên lửa tấn công từ tàu ngầm ở Vịnh Begal ngày 27/1/13
Ấn Độ phóng tên lửa tấn công từ tàu ngầm ở Vịnh Begal ngày 27/1/13
Ấn Độ phóng tên lửa tấn công từ tàu ngầm ở Vịnh Begal ngày 27/1/13
Ấn Độ phóng tên lửa tấn công từ tàu ngầm ở Vịnh Begal ngày 27/1/13
Ấn Độ phóng tên lửa tấn công từ tàu ngầm ở Vịnh Begal ngày 27/1/13
Ấn Độ phóng tên lửa tấn công từ tàu ngầm ở Vịnh Begal ngày 27/1/13
Ấn Độ phóng tên lửa tấn công từ tàu ngầm ở Vịnh Begal ngày 27/1/13
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực


Khám phá tên lửa phòng thủ bờ biển YJ-62 của TQ



(Kienthuc.net.vn) - Nhiều đơn vị phòng thủ bờ biển của Trung Quốc được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu YJ-62.



Ngoài các loại tên lửa chống tàu lắp trên tàu chiến, Trung Quốc còn phát triển vũ khí diệt tàu tầm xa đặt trên đất liền. Những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại trang bị tên lửa hành trình chống tàu tầm xa YJ-62. Trong ảnh là các xe mang phóng tên lửa YJ-62 trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Trung Quốc.



Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu tầm xa, tốc độ cận âm YJ-62 (hay còn gọi là C-602). Loại tên lửa này được giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2006. Tên lửa có thể tích hợp trên tàu chiến, máy bay hoặc các bệ phóng mặt đất.



Trong ảnh là xe mang phóng tự hành chứa tên lửa YJ-62 của Trung đoàn phòng thủ bờ biển thuộc Hạm đội Nam Hải trong hoạt động diễn tập chiến đấu.



không rõ “gốc gác” cũng như thành phần trang bị (hệ thống điều khiển, radar, hỏa lực) trong hệ thống phòng thủ bờ biển này. Tuy nhiên, có thể nhận ra kiểu xe mang phóng có nét gì đó khá giống với các kiểu xe mang phóng của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P hay Bal-E.


Binh lính Trung đoàn phòng thủ bờ biển Hạm đội Nam Hải đang triển khai lắp các ống phóng chứa đạn YJ-62 lên xe tự hành.



Tên lửa hành trình chống tàu cận âm YJ-62 nặng 1,24 tấn, dài 6,1m, đường kính thân 0,54m, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 300kg. Đạn tên lửa trang bị động cơ tuốc bin phản lực nhiên liệu lỏng và có thể tăng cường với nhiên liệu rắn, cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 0,9, tầm bắn hơn 400km. Trong ảnh là tên lửa hành trình YJ-62 rời bệ phóng.



Tên lửa hành trình YJ-62 trang bị đầu tự dẫn radar chủ động tự kích hoạt theo dõi mục tiêu khi cách 40km, khóa mục tiêu ở tầm 30km. Theo một số nguồn tin, trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu tên lửa chỉ bay cách mặt biển 7-10m, điều này sẽ gây khó khăn đáng kể cho hệ thống vũ khí đánh chặn của đối phương.




Ngoài chức năng chống tàu, YJ-62 được “quảng cáo” có khả năng tiến công các mục tiêu trên đất liền với tầm bắn tương tự, độ cao bay tiếp cận mục tiêu 30m.

 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
JSOW C-1 của Mỹ bay quá chậm dễ bị bắn hạ

Một khảo nghiệm vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không của lực lượng hải quân, làm dấy lên sự lo ngại của chuyên gia quân sự Mỹ về khả năng tác chiến của loại vũ khí tiến công chính xác này.

F-16C phóng JSOW C-1. Cuối tháng 1 vừa qua, hải quân Mỹ đã khảo nghiệm thành công khả năng tấn công các mục tiêu cố định và mục tiêu di động của hệ thống vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không JSOW C-1 (Joint Standoff Weapon). Mấy cuộc thử nghiệm gần đây cũng đã chứng minh khả năng tấn công các mục tiêu cố định tuyệt vời của loại vũ khí này, đối với các mục tiêu cơ động trên biển, JSOW C-1 cũng thể hiện được khả năng tấn công rất tốt.
Lần thứ nhất, hải quân Mỹ tiến hành một cuộc sát hạch tấn công mục tiêu ở trạng thái tĩnh trên mặt đất để đánh giá khả năng chống nhiễu hồng ngoại và nhiễu vô tuyến của loại vũ khí này trong điều kiện chiến trường thực tế. Trong điều kiện ban ngày, một chiếc máy bay chiến đấu F/A-18F “Super Hornet” đã phóng một quả tên lửa từ khoảng cách xa hơn 17,5 hải lý (khoảng 32,4km) trên độ cao 29.000 feet (tương đương 13,154km). Tên lửa bay đúng theo quỹ đạo thiết kế với vận tốc 0,83 Mach, tham chiếu theo các điểm dẫn đường, tấn công chính xác và phá hủy một hầm bê tông trên mặt đất.
Lần thử nghiệm thứ 2 của JSOW C-1 cũng cũng được tiến hành với một mục tiêu cố định là một boong ke ngầm dưới mặt đất trong điều kiện ban đêm với máy bay mẹ vẫn là một chiếc F/A-18F “Super Hornet”. Chiếc F/A-18F bay trên độ cao 25.000 feet (7,62km), phóng một quả tên lửa theo hành trình đã vạch sẵn với vận tốc 0,81Mach phá hủy hoàn toàn boongke mục tiêu, sau đó truyền hình ảnh tiêu diệt mục tiêu theo đường trao đổi Link-16.

JSOW C-1 trong giai đoạn giữa đường bay. Cả hai đợt thử nghiệm trên đều do trạm thử nghiệm vũ khí hàng không hải quân tiến hành. Vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không JSOW C-1 cung cấp khả năng tấn công trên biển rất linh hoạt cho hải quân Mỹ, đồng thời cũng duy trì khả năng tấn công mục tiêu cố định trên mặt đất một cách hoàn hảo. JSOW C-1 là loại vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không tiên tiến nhất, được chế tạo trên cơ sở JSOW C.
JSOW С được trang bị hệ thống dẫn đường hỗn hợp (GPS/quán tính) và hệ thống dẫn hướng hồng ngoại ở giai đoạn cuối quỹ đạo bay. Dựa trên cơ sở của JSOW C, hải quân Mỹ đã cung cấp thêm cho nó chuỗi số liệu 2 chiều, cải tiến phần mềm điều khiển đầu dẫn nên đã nâng khả năng tác chiến của JSOW C-1 lên một tầm cao mới. Trong thời gian bay tự động, thông tin ngắm bắn ở tên lửa liên tục được cập nhật với việc sử dụng thông tin của hệ thống ngắm bắn trên khoang ATFLI (Advanced Targeting Forward Looking Infrared pod),
Các chuyên gia cho biết, qua vụ phóng thử nghiệm đầu tiên cho thấy khả năng làm việc hiệu quả của các đường truyền dữ liệu chuẩn Link-16 và phần mềm điều khiển đầu dẫn mới, cho phép liên kết thông tin từ đầu tự dẫn hồng ngoại và các dữ liệu được truyền theo đường truyền Link-16 trong quá trình dẫn hướng.

JSOW C-1 bắn hạ một mục tiêu thử nghiệm trên biển. Tuy vậy, một số chuyên gia quân sự Mỹ vẫn không giấu được sự lo ngại về tốc độ quá thấp của nó. Với vận tốc chưa tới ngưỡng siêu âm, sẽ làm khả năng tấn công nhanh của JSOW C-1 bị hạn chế, tầm bắn thấp, hành trình bay dài làm hạn chế khả năng tác chiến của nó, JSOW C-1 rất dễ bị phát hiện và đánh chặn bởi các radar phòng thủ chống tên lửa.
Hiện trên thế giới, đối thủ chính của Mỹ là Nga đã vượt xa họ về kỹ thuật tên lửa, các loại tên lửa Nga có độ chính xác chẳng kém nhưng mà vận tốc lại hơn gấp 3 lần. Với vận tốc thấp như vậy, JSOW C-1 chỉ có khả năng xuyên phá qua các hệ thống phòng thủ tên lửa trên hạm yếu kém chứ với những khu trục hạm hiện đại trên thế giới thì nó khó mà chiến thắng được. Vì vậy, các chuyên gia quân sự cho rằng JSOW C-1 vẫn tiếp tục phải nâng cao tốc độ bay để nâng cao khả năng cơ động và khả năng xuyên phá để thoát khỏi sự phát hiện và đánh chặn của các hệ thống phòng thủ rất mạnh của các tàu khu trục hiện đại trên thế giới, nếu không dù bắn chính xác đến máy, JSOW C-1 cũng sẽ trở thành vô dụng.


http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/612956/JSOW-C-1-cua-My-bay-qua-cham-de-bi-ban-ha-tpol.html
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,821
Động cơ
606,590 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bài báo nhầm một quả bom JSOW C-1 thành quả tên lửa rồi lại đi so sánh nó ko nhanh bằng tên lửa Nga.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Bài báo nhầm một quả bom JSOW C-1 thành quả tên lửa rồi lại đi so sánh nó ko nhanh bằng tên lửa Nga.
Đúng rồi mà bác, vì nó có cánh và tuơng lai là 1 động cơ để lái mà bác, tên gọi của nó là AGM-154 ( air-to-ground tactical missile) mà bác, nếu là bom thì phải là GBU-154 mới đúng :), so với tên lửa Nga ý nói tới mấy hệ CIWS Kashtan tầm gần trang bị 9M311 đó bác.
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,821
Động cơ
606,590 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Đúng rồi mà bác, vì nó có cánh và tuơng lai là 1 động cơ để lái mà bác, tên gọi của nó là AGM-154 ( air-to-ground tactical missile) mà bác, nếu là bom thì phải là GBU-154 mới đúng :), so với tên lửa Nga ý nói tới mấy hệ CIWS Kashtan tầm gần trang bị 9M311 đó bác.
Tuy nó được gọi là AGM nhưng nó được xếp là Glide Bomb ( bom lượn).
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Tuy nó được gọi là AGM nhưng nó được xếp là Glide Bomb ( bom lượn).
Để tránh tranh cãi ko đáng có, em xin gọi nó là đạn đạo/ tự hành thông minh được chưa ạ :), như con JDAM gọi là bom lượn đúng hơn GBU-31
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Nga, Ấn cải tiến BrahMos cho Su-30MKI

9:45 PM, 06/02/2013, Views: 830 | By VNH

VietnamDefence - Nga đã ký với Ấn Độ hợp đồng tích hợp tên lửa BrahMos do Nga-Ấn hợp tác phát triển với tiêm kích đa năng Su-30MKI.
Nga đã ký với Ấn Độ hợp đồng tích hợp tên lửa BrahMos do Nga-Ấn hợp tác phát triển với tiêm kích đa năng Su-30MKI (ITAR-TASS/Yelena Nagornykh)
Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự FSVTS của Nga, Aleksandr Fomin cho biết như vậy (ITAR-TASS/Yelena Nagornykh)
Tiêm kích Su-30MKI đang được Ấn Độ sản xuất theo giấy phép của Nga (ITAR-TASS/Roman Denisov)
Điều thú vị là bản thân hợp đồng tích hợp tên lửa cho Su-30MKI được ký từ tháng 12/2012, nhưng việc này chỉ được tiết lộ ngay trước khi khai mạc triển lãm hàng không-vũ trụ Aero India 2013 (ITAR-TASS/Yelena Nagornykh)
Triển lãm Aero India 2013 được tổ chức tại thành phố Bangalore từ ngày 6-10.2.20134. Ông Fomin nhấn mạnh rằng, phía Nga sẽ chỉ giữ vai trò tư vấn cho các đối tác Ấn Độ trong khuôn khổ hợp đồng này. Phần công việc chính sẽ do phía Ấn Độ thực hiện (ITAR-TASS/Roman Denisov)
Tên lửa BrahMos dùng để tiêu diệt các loại mục tiêu trên biển (ITAR-TASS/Marina Lystseva)
Tên lửa có tầm bắn xa (đến 290 km), tốc độ siêu âm cao (đến 2,8M), tải trọng chiến đấu khá lớn (đến 250 kg) và độ bộc lộ radar nhỏ (ITAR-TASS/Grigory Sysoyev)
Biến thể BrahMos cơ sở có trọng lượng 3 tấn, độ cao bay từ 10-14.000 m theo quỹ đạo thay đổi (ITAR-TASS/Grigory Sysoyev)
Sắp thử nghiệm BrahMos phóng từ tàu ngầm

10:03 PM, 06/02/2013, Views: 852 | By PM

VietnamDefence - Các vụ thử đầu tiên biến thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa siêu âm Nga-Ấn BrahMos dự định tiến hành vào đầu tháng 3/2013, đại diện hãng sản xuất BrahMos thông báo tại triển lãm Aero India 2013 ở Bangalore.
BrahMos (Igor Zarembo/RIA Novosti) Địa điểm và tàu ngầm sẽ thực hiện các vụ thử BrahMos này không được tiết lộ.

Trước đó, vụ phóng ngầm BrahMos đầu tiên dự định tiến hành trước cuối năm 2012.

Nguồn tin cho biết, Nga cũng sẵn sàng chào bán cho Ấn Độ tàu ngầm điện-diesel Amur-1650 (biến thể xuất khẩu của lớp Projekt 677 Lada), được trang bị hệ thống tên lửa Club, cũng như các tên lửa BrahMos. Để làm thế, tàu ngầm có thể được lắp thêm các bệ phóng thẳng đứng.

Tên lửa siêu âm BrahMos được chế tạo trên cơ sở tên lửa chống hạm Oniks (biến thể xuất khẩu là Yakhont) của Nga.

Tên lửa có thể đạt tốc độ 2,5-2,8M và tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 300-500 km.

BrahMos đang được phát triển thành 4 biến thể chính: triển khai trên mặt đất, trên máy bay, trên tàu chiến mặt nước và tàu ngầm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion có thêm tuyệt chiêu tấn công mặt đất

11:28 PM, 07/02/2013, Views: 1019 | By Nhân Vũ

VietnamDefence - Hải quân Nga yêu cầu thay đổi chức năng của hệ thống tên lửa bờ biển tối tân Bastion.

Hệ thống tên lửa bờ biển siêu âm tối tân K-300P Bastion-P trong trang bị của Quân đội Việt Nam
Bộ Tư lệnh Hải quân Nga đã soạn thảo một báo cáo gửi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu với yêu cầu triển khai đại đội tên lửa chiến dịch-chiến thuật tối tân Bastion thứ tư ở hướng nam, tại khu vực Anapa.


Phương án đưa các hệ thống Bastion đi bảo vệ quần đảo Kuril được đề xuất trước đó hiện không được xem xét nữa, nguồn tin tại Bộ Tư lệnh Hải quân Nga cho hay.


- Khác với 3 đại đội đã có trong trang bị của Hạm đội Biển Đen, các hệ thống Bastion mới sẽ có thêm các block trong hệ thống điều khiển để tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ trên đất liền.

Do đó, độ chính xác dẫn tên lửa sẽ không được tính bằng hàng trăm mét như hiện nay mà là vài mét.

Đây đã không còn là hệ thống tên lửa chống hạm, mà là hệ thống tên lửa mặt đất chính xác cao, nguồn tin nói.


Sở dĩ Hải quân Nga đưa ra đề xuất trên là do theo các kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nga, Liên hiệp NPO Mashinostroenia sẽ bắt đầu công việc vào mùa xuân và vào cuối năm 2013, đại đội gồm 4 bệ phóng sẽ hoàn toàn sẵn sàng và sẽ được đưa vào trang bị vào đầu năm sau.


Bastion có các tính năng chiến-kỹ thuật đặc biệt nên nó là một yếu tố chính trị.

- Tên lửa tiêu chuẩn Oniks (Yakhont) của hệ thống này - đó cũng chính là tên lửa chống hạm Nga-Ấn BrahMos, chỉ có điều nó có thể bắn mục tiêu mặt đất. Bastion có khả năng bao trùm miền đông Thổ Nhĩ Kỳ và toàn bộ Gruzia, nguồn tin tại Bộ Quốc phòng Nga chia xẻ.

Tên lửa bay với tốc độ trung bình 2-2,5M, tức là 2.000-3.000 km/h. Tầm hoạt động của biến thể tên lửa chống hạm khi bay ở độ cao thay đổi (còn gọi là biên dạng bay hỗn hợp) là đến 300 km, còn biến thể tấn công mặt đất thì lớn hơn gấp mấy lần. Tên lửa có khả năng hạ xuống độ cao 5-10 m để đột phá phòng không địch, được trang bị đầu tự dẫn radar có khả năng nhận dạng các mục tiêu rất nhỏ cỡ vài mét.


Ở giai đoạn tăng tốc, tên lửa bay theo quỹ đạo đường đạn, sau đó nhận dạng mục tiêu bằng radar, hạ đột ngột độ cao xuống sát mặt đất và tự dẫn bằng hệ thống quán tính để không lọt vào tầm hỏa lực địch.

Trong biên chế của Lữ đoàn pháo-tên lửa bờ biển độc lập số 11, toàn bộ 12 bệ phóng Bastion hiện có được trang bị cho Tiểu đoàn tên lửa độc lập số 25 đóng tại làng Utash, gần Anapa. Các bệ phóng này được trang bị các tên lửa chống hạm.

Theo thông tin không chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga, đề xuất tăng cường Tiểu đoàn tên lửa 25 bằng một đại đội Bastion mới và có thể được trang bị các tên lửa tấn công mặt đất được đưa ra một phần là do mùa thu và mùa đông vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ vì cuộc nội chiến ở Syria.

Rõ ràng là giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã nhìn nhận các hệ thống tên lửa này (Bastion và Patriot) trong bối cảnh các mối đe dọa tiềm tàng đối với nhau. Giới quân sự Nga nói rằng, mặc dù Patriot là vũ khí phòng thủ và không đe dọa trực tiếp an ninh Nga ở biên giới phía nam, “Nga với tư cách một đại cường phải phản ứng với những thay đổi cán cân trong khu vực” và trong bất kỳ trường hợp nào, hướng chiến lược phía nam cũng đòi hỏi các lực lượng bảo vệ lớn.


Để tạo tăng cường cho khu vực Biển Đen, quân đội Nga đã để lại kế hoạch trang bị các hệ thống tên lửa bờ biển Bastion cho quần đảo Kuril vốn dự kiến từ năm 2010 cho tương lai. Hồi đó, do chuyến thăm lần đầu tiên trong lịch sử tới quần đảo ở Viễn Đông này của Tổng thống Nga, đã nổ ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao Nga-Nhật, hơn nữa, các nguồn tin quân sự thậm chí nhắc đến khả năng nổ ra xung đột vũ trang.

- Tại Bộ Tư lệnh Quân khu miền Đông, tất cả đều đã tin rằng, cuộc xâm lăng là không tránh khỏi, mà lực lượng và phương tiện đánh trả lại không có. Ván bài của giới quân sự Nhật đã bị xáo trộn bởi đại địa chấn và sóng thần ở miền đông Nhật Bản vào tháng 3/2011, một nguồn tin ở Bộ Tư lệnh Quân khu miền Đông đoan chắc.

Chủ tịch Viện Đánh giá chiến lược và phân tích (ISOA, Nga) Aleksandr Konovalov cho rằng, nguy cơ ở vùng Biển Đen nếu như vẫn xảy ra thì cũng không quá nghiêm trọng.

- Các sự kiện ở Syria tất nhiên không củng cố ổn định khu vực, nhưng hướng Thái Bình Dương với tôi là rắc rối nhất. Hạm đội Nhật ở giai đoạn hiện nay không định hướng vào việc xâm lược chống chúng ta, nhưng nó rất hiệu quả, có những truyền thống lâu dài. Trung tâm hoạt động chính trị toàn cầu không ngừng dịch chuyển từ khu vực châu Âu sang châu Á-Thái Bình Dương, vì thế, phía đông của nước Nga cần có sự phòng thủ vững chắc, ông Konovalov nói.

Còn Giám đốc Trung tâm Dự báo quân sự (TsVP, Nga) Anatoly Tsyganok lại nói hướng nam quan trọng hơn.

- Nga đồng ý ủng hộ ban lãnh đạo Syria và duy trì căn cứ ở Tartus. Cận Đông có thể tạm gọi là “hôm nay” của chúng ta, còn Viễn Đông là “ngày mai”. Ở Kuril hiện không có hạ tầng,c ác phương tiện vật chất, các đường ngầm và nhiều thứ khác cần cho các hệ thống Bastion, ông Tsyganok nói.

Việc Nga chuyển giao cho Syria 2 đại đội Bastion vào năm 2010-2011 đã gây ra một vụ scandal quốc tế và hàng loạt tranh cãi ngoại giao giữa Moskva, Washington, Tel Aviv và Ankara.

http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/He-thong-ten-lua-bo-bien-Bastion-co-them-tuyet-chieu-tan-cong-mat-dat/20132/52312.vnd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Thử nghiệm BrahMos phiên bản phóng từ tàu ngầm

(ĐVO) - Theo Itar-Tass, vụ phóng thử nghiệm đầu tiên của đạn tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos (sản phẩm hợp tác Nga-Ấn) phiên bản phóng từ tàu ngầm sẽ được thực hiện vào đầu tháng 3 tới. Tiếp đó, tới hội chợ hàng không quân sự Aero India 2013 tại Bangalore, phiên bản BrahMos này sẽ chính thức được giới thiệu trước công chúng.

Phát triển từ tên lửa hành trình Yakhont của Nga, BrahMos là sản phẩm hợp tác giữa Nga và Ấn Độ với nhiều biến thể khác nhau. BrahMos có thể đạt tốc độ bay Mach 2.5 - 2.8 và tầm bắn đạt 500km. Thiết kế của dòng tên lửa này được áp dụng công nghệ tàng hình. Hiện, BrahMos đã có phiên bản: Lục quân, hải quân, không quân và phóng từ tàu ngầm.

BrahMos được thiết kế hệ thống động cơ hoạt động theo hai giai đoạn, đầu tiên là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang động cơ đẩy nhiên liệu lỏng duy trì vận tốc trong suốt quãng đường bay tới mục tiêu.

BrahMos hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên”, thực hiện nhiều đường bay đa dạng khác nhau, theo nhiều đường khác nhau tới mục tiêu. Độ cao hành trình có thể lên tới 15 km và ở giai đoạn cuối bay ở độ cao thấp, chỉ 10 m, do vậy các hệ thống phòng thủ của đối phương rất khó đánh chặn.

Khi so sánh với các tên lửa hành trình cận âm hiện đại trên thế giới hiện nay, BrahMos có vận tốc nhanh gấp 3 lần và tầm bay lớn hơn từ 2,5-3 lần, khoảng thời gian tìm kiếm mục tiêu nhanh hơn 3-4 lần và động năng tấn công gấp 9 lần. Sức mạnh phá hủy của nó được tăng cường do có động năng khí động học lớn khi va chạm vào mục tiêu. Hiện không rõ Ấn Độ dự kiến thực hiện vụ thử BrahMos phiên bản tàu ngầm ở đâu và các thông tin về vụ thử này cũng không được tiết lộ. Trước đó, Ấn Độ đã lên kế hoạch thực hiện phóng thử phiên bản này trước cuối năm 2012.
Itar-Tass cũng đăng tải thông tin, Nga gần đây đang đề nghị cung cấp tàu ngầm chạy diesel-điện lớp Amur-1650 (thế hệ sau của tàu ngầm lớp Kilo) có thể trang bị đồng thời tên lửa hành trình Klub và BrahMos. Để làm được điều này, chắc chắn Amur-1650 sẽ phải có hệ thống ống phóng thẳng đứng.
Hình ảnh tên lửa BrahMos:





  • NP (tổng hợp)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Điểm mặt sát thủ diệt hạm “đáng sợ” nhất Đông Nam Á


(Kienthuc.net.vn) - Đông Nam Á đang trở thành đích đến cho nhiều loại sát thủ diệt hạm thuộc loại hàng đầu thế giới hiện nay.

Trong bối cảnh tác chiến hải quân đang trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển quân sự của thế giới, khu vực Đông Nam Á cũng không phải là ngoại lệ. Những năm gần đây, các nước Đông Nam Á đầu tư rất mạnh cho lực lượng hải quân. Chính vì thế rất nhiều sát thủ diệt hạm đẳng cấp thế giới đã xuất hiện trong biên chế hải quân các nước trong khu vực.


P-800 Yakhont - sát thủ đẳng cấp nhất khu vực


Với tốc độ nhanh gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh (khoảng 2.750km/h) tầm bắn lên đến 300km, P-800 Yakhont là loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay.


Chương trình phát triển được khởi xướng từ năm 1983, tên lửa được giới thiệu vào năm 1999, ngay khi tên lửa chống tàu P-800 Yakhont xuất hiện nó đã làm “lu mờ” các loại tên lửa chống tàu khác trên thế giới bởi khả năng tác chiến mạnh mẽ của nó.


Tên lửa có chiều dài 8,9m, đường kính 0,7m, sải cánh khi xòe 1,7m, trọng lượng 3 tấn. Tên lửa được trang bị một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, động cơ này sẽ đưa tên lửa vượt qua tốc độ âm thanh và động cơ ramjet nhiên liệu lỏng sẽ được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh.
Xe mang phóng tên lửa P-800 Yankhont của Việt Nam.​


P-800 Yakhont được trang bị đầu tự dẫn radar thụ động có thể phát hiện mục tiêu tới 50km. Tên lửa có 2 chế độ bay, ở chế độ bay thấp tầm bắn đạt 120km, ở chế độ bay hỗn hợp tầm bắn tới 300km. P-800 được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 250kg, bán kính lệch mục tiêu chỉ khoảng 5-10m.


Tên lửa được phóng từ các ống phóng thẳng đứng trên các tàu chiến hoặc từ bệ phóng di động trên đất liền, biến thể này được gọi là K-300P Bastion. Hệ thống này được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển.


Hải quân Việt Nam được Nga xuất khẩu hệ thống K-300P Bastion để trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển, đưa Việt Nam trở thành khách hàng đầu tiên của hệ thống tên lửa chống tàu đẳng cấp này.


Ngoài ra, Indonesia cũng được xuất khẩu biến thể trang bị trên tàu chiến lớp Van Speijk. P-800 Yakhont không chỉ là loại tên lửa chống tàu mạnh nhất Đông Nam Á mà còn cả khu vực châu Á.

RGM-84 Harpoon


Là loại tên lửa chống tàu chủ lực của khối NATO, RGM-84 Harpoon chắc chắn là loại tên lửa chống tàu không thể thiếu trong hải quân các nước có mối quan hệ thân thiết với Washington. Đây là loại tên lửa chống tàu chủ lực của Hải quân Singapore, Thái Lan và Malaysia.


Điểm mạnh của loại tên lửa này là hệ thống điện tử tinh vi và quỹ đạo bay độc đáo để tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu cũng như khả năng sống sót cao trong môi trường tác chiến điện tử mạnh và các biện pháp đánh chặn.
Tên lửa hành trình chống tàu RGM-84.​


Tên lửa dài 4,6m, đường kính 0,34m, trọng lượng chỉ 691kg, RGM-84 Harpoon là một loại tên lửa chống tàu tốc độ dưới vận tốc âm thanh được dẫn hướng kết hợp dẫn hướng quán tính và radar chủ động. Điểm độc đáo nữa của loại tên lửa này là được trang bị radar đo độ cao để bay lướt mặt biển tránh sự phát hiện bằng radar.


Tầm bắn của RGM-84 Harpoon khoảng 124km tùy biến thể, loại tên lửa này đã có thành tích tham chiến khá ấn tượng. Vào năm 1986, tên lửa Harpoon đã bắn chím ít nhất 2 tàu tuần tra của Libya trên vịnh Sidra, đây là loại tên lửa chống tàu được sản xuất nhiều nhất trong khối NATO với hơn 7.000 quả.


Kh-35 Uran E


Loại tên lửa này được NATO đặt tên là SS-N-25 Switchblade, tên lửa này còn được biết đến với biệt danh Harpoonski vì có có vẻ bên ngoài rất giống biến thể phóng từ trên không AGM-84 Harpoon của Mỹ. Kh-35 được thiết kế để đánh chìm các chiến hạm có tải trọng lên đến 5.000 tấn.


Tên lửa có thiết kế khí động học khá “mi nhon”, đây được coi là một bước đột phá trong thiết kế tên lửa chống tàu vốn rất “hầm hố” của Nga trước đây. Tên lửa được trang bị động cơ tăng cường nhiên liệu rắn để khởi động và sử dụng động cơ phản lực cánh quạt để đẩy tên lửa đi.
Tàu tên lửa Việt Nam phóng tên lửa Kh-35.​


Kh-35 được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar thụ động cùng với một radar đo độ cao để tấn công mục tiêu, radar ARGS-35E của tên lửa có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 20km. Tên lửa có tầm bắn 130 km.


Biến thể xuất khẩu của nó là Kh-35 Uran E hiện là loại tên lửa chống tàu trên tàu chiến chủ lực của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam đã được Nga chuyển giao công nghệ để sản xuất loại tên lửa này trong nước.


MM-40 Exocet


Exocet là một trong những sát thủ săn hạm đáng gờm trên thế giới. Tên lửa có thiết kế khí động học khá nhỏ gọn với khả năng cơ động cao, nó được thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến từ nhỏ đến trung bình.


Tuy vậy, với chiến thuật bắn loạt số lượng lớn, loại tên lửa “mi nhon” này vẫn đủ sức đánh chìm cả những tuần dương hạm thậm chí là cả tàu sân bay. Tên lửa dài 4,7m, đường kính 0,34m, trọng lượng chỉ 670kg sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.
Tên lửa chống tàu MM40 Exocet.​


Tên lửa được dẫn đường kết hợp dẫn đường quán tính và radar chủ động, điểm mạnh của loại tên lửa này là nó có khả năng bay rất thấp cách mặt biển chỉ từ 1-2m nên rất khó bị phát hiện bằng radar trên các tàu chiến.


Tên lửa Exocet có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay tầm bắn tối đa với biến thể đầu tiên là 72km, biến thể nâng cấp gần đây có tầm bắn tới 180km.


Tên tuổi của tên lửa chống tàu Exocet được thế giới biết đến khi Hải quân Argentina sử dụng biến thể phóng trên không đánh trúng tàu khu trục HMS Sheffied (Hải quân Anh) gây thiệt hại không thể khắc phục cho con tàu này vào năm 1982.


Exocet hiện nay là loại tên lửa chống tàu chủ lực của hải quân Hoàng gia Brunei, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Riêng Hải quân Hoàng gia Malaysia sử dụng biến thể phóng từ tàu ngầm trang bị cho tàu ngầm lớp Scorpene của nước này.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201302/diem-mat-sat-thu-diet-ham-dang-so-nhat-dong-Nam-a-895206/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
YJ-12 của Trung Quốc không sánh được với BrahMos của Ấn Độ

Ngày 23/01, tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Anh Jane’s Denfence Weekly đã có bài phân tích tính năng và khẳng định: Tên lửa chống hạm YJ-12 của Trung Quốc còn xa mới sánh được với BrahMos của Ấn Độ.

Tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Anh Jane’s Denfence Weekly số ra tháng 2 đã có bài viết phân tích về tính năng của tên lửa chống hạm siêu âm “Ưng Kích-12” (YJ-12) của Trung Quốc, nội dung bài viết khẳng định, tuy Trung Quốc đã gia nhập hàng ngũ các nước chế tạo được tên lửa siêu âm nhưng tính năng của YJ-12 chỉ ngang với loại tên lửa hạm đối hạm Hùng Phong-3 của Đài Loan và loại tên lửa không đối hạm XASM-3 của Nhật, chứ chưa so được với các loại tên lửa khủng của Nga và của Ấn Độ.
Tạp chí Jane’s cho biết, YJ-12 xuất hiện lần đầu tiên dưới dạng mô hình từ triển lãm hàng không Chu Hải năm 2000, cho đến nay mới bắt đầu thử nghiệm tên lửa thật. Nó được thiết kế kiểu 2 động cơ phản lực xung áp nhưng những bức ảnh chụp gần đây nhất đã cho thấy tên lửa đã được sửa đổi thiết kế thành kiểu 4 động cơ, có vẻ nó đã được copy từ loại tên lửa Kh-31 mà Trung Quốc mua của Nga vào năm 2006 và 2007.
Tên lửa không đối hạm XASM-3 của Nhật Số liệu của Jane’s cho biết, “Ưng Kích-12” có trọng lượng vào khoảng 2-2.5 tấn, chiều dài đạn 7m, tốc độ bay từ 2-3 Mach, tầm bắn từ 250-500km. Theo số liệu này thì trọng lượng, kích thước của nó lớn hơn rất nhiều so với Kh-31 (phiên bản Trung Quốc của loại tên lửa này chính là “Ưng Kích-91” tức YJ-91).
Ngoài ra, có 1 số thông tin cho biết, hiện Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển một loại tên lửa chống hạm phóng thẳng đứng với phiên hiệu là YJ-18, có kích thước và trọng lượng tương đồng với loại tên lửa Kh-41 hay còn gọi là SS-N- 22 “Sunburn” lắp đặt trên tàu khu trục lớp “Hiện Đại (Sovremenny) mà Trung Quốc mua lại của Nga.
Jane’s khẳng định, nếu “Ưng Kích-12” thử nghiệm thành công, Trung Quốc sẽ gia nhập hàng ngũ các nước chế tạo được tên lửa siêu âm, nhưng tính năng của YJ-12 chỉ ngang với loại tên lửa hạm đối hạm Hùng Phong-3 của Đài Loan và loại tên lửa không đối hạm XASM-3 của Nhật, chứ chưa so được với các loại tên lửa khủng của Nga và của Ấn Độ.
Tên lửa đối hạm YJ-12 của Trung Quốc Hơn nữa, hiện sự tin cậy vào “Ưng Kích-12” đang bị đánh dấu hỏi khi tháng 11/2012, Một quan chức quốc phòng Nga cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục mua các hệ thống động cơ của tên lửa chống hạm Kh-31.
Điều đó chứng tỏ, các động cơ xung áp thể tích nhỏ của Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu chất lượng, công nghệ vật liệu động cơ của Trung Quốc còn kém phát triển dẫn đến trọng lượng và kích thước tên lửa quá lớn so với các loại tên lửa cùng thế hệ và làm quá tải các động cơ Ramjet vốn đã yếu kém của họ.
Một lần nữa, bài toán động cơ lại làm đau đầu ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh không giải quyết được những vấn đề mấu chốt về động cơ thì họ luôn phải phụ thuộc vào nước ngoài và không bao giờ vươn lên được Top đầu thế giới về công nghệ hàng không và tên lửa.
Theo ANTĐ


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201302/yJ-12-cua-Trung-Quoc-khong-sanh-duoc-voi-BrahMos-cua-an-do-2341601/

Hiện nay tên lửa và máy bay TQ vẫn còn kém về rất nhiều khía cạnh nào là: tầm hoạt động, tuổi thọ, tốc độ, hệ thống dẫn đường, radar và động cơ cũng như khí động học vẫn chưa có bước tiến triển mới, vẫn phải làm nhái phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài

 
Chỉnh sửa cuối:

coty

Xe tăng
Biển số
OF-61606
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
1,306
Động cơ
453,552 Mã lực
tết nhiều thời gian em mới đọc được thớt, mở mang ra khối thứ, cám ơn cụ chủ, chúc cụ năm mới an lành
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
'Sát thủ diệt hạm' Việt Nam tự sản xuất có gì đặc biệt?


Tên lửa Kh-35 (Х-35) được chế tạo để tiêu diệt các tầu đổ bộ các chiến hạm mặt nước, tầu vận tải có lượng giãn nước đến 5000 tấn. Nga đã chuyển giao công nghệ cho Việt Nam tự sản xuất Kh-35 từ năm 2012.


Phương tiên mang: Chiến hạm trên mặt biển, xe vận tải, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng.

Hệ thống điều khiển bắn: Tên lửa mang đầu đạn tự dẫn radar, bắn theo tọa độ dẫn bắn bằng radar, dẫn đường bằng hệ thống vệ tinh Glonass. Có thể sử dụng cả hệ thống GPS

Đầu đạn: nổ phá mảnh, xuyên vỏ thành tầu

Sử dụng: Chống tầu

Nước sản xuất: Liên bang Nga

Tầm bắn cực đại: đến 260 km

Năm sản xuất: 1992.

Chương trình phát triển tổ hợp tên lửa chống tầu Uran với tên lửa hành trình Kh-35 được sử dụng để lắp đặt trên các các chiến hạm có lượng giãn nước trung bình và nhỏ, các tầu tuần tiễu phóng tên lửa được thực hiện theo Chỉ lệnh của Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết và Ủy ban trung ương **** công sản Liên xô ngày 16 tháng 4 năm 1984. Nhà sản xuất chính: Trung tâm nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm Zvezda ( hiện nay đang trực thuộc tập đoàn chế tạo " Vũ khí tên lửa chiến thuật”. Chỉ huy trưởng thiết kế, tổng công trình sư G.I.Khokholov.

Tên lửa có thể tác chiến trong điều kiện thời tiết chiến trường phức tạp, trong điều kiện nhiễu cao độ và hỏa lực chống trả dữ dội của đối phương. Tên lửa có thể sử dụng phóng một đạn hoặc phóng theo loạt đạn vào một hoặc nhiều mục tiêu.

Trên thiết kế cơ sở của tên lửa Kh – 35 ngoài tổ hợp tên lửa trên tầu Uran, còn có các thiết kế model phòng thủ bờ biển tổ hợp Bal-E, hoặc lắp đặt trên máy bay chiến đấu – đối với máy bay chiến đấu có model cải tiến nâng cấp Kh-35U và lắp đặt trên máy bay trực thăng chiến đấu Kh-35V. Model lắp trên các máy bay trực thăng chiến đấu như Ka -27 và Ka-28, máy bay chiến đấu như MiG-29K; MiG-29SMT, Su-30MK, Su-35, Yak – 141, máy bay ném bom chiến trường loại Su-24M, máy bay chống ngầm Tu-142M và các loại phương tiện bay khác của nước ngoài. Đồng thời, do kích thước nhỏ gọn, tổ hợp có thể lắp đặt trong các container 20’ mang tên là Club-K, được giới thiệu tại Triển lãm Hải quân Quốc tế IMDS-2011 tại Sant Peterburg. Tổ hợp này được phát triển và sản xuất bởi công ty Cổ phần"Concern Morinformsystem," Agate " hợp tác với Công ty CP " Typhoon " và tập đoàn " Tactical Missiles ".


Tên lửa chống tầu Kh-35 trên xe tên lửa phòng thủ bờ biển.



Tên lửa Kh - 35 trong thùng container 20', phương án tác chiến phi đối xứng.

Trong giai đoạn ngày nay, tập đoàn "Tactical missiles” giới thiệu tên lửa nâng cấp và cải tiến Kh-35UE, lắp đặt cho các tổ hợp vũ khí đã nêu với các tính năng kỹ chiến thuật cao gấp hai lần so với các thông số ban đầu ( tầm bắn từ 120 km lên đến 260 km). Ở phương Tây, tên lửa được mang mã hiệu AS-X-20 Harpoonsky .

Lần đầu tiên Kh-35 được giới thiệu vào năm 1992 tại triển lãm hàng không "Mosaeroshow-92" ở Moscow. Tên lửa lắp đặt trên các chiến hạm được xuất khẩu sang Ấn độ và Việt Nam.

Ngày 15 tháng 2 năm 2012 theo nguồn tin ITAR-TASS Việt Nam dưới sự giúp đỡ của Liên bang Nga sẽ triển khai dây chuyền sản xuất sản xuất tên lửa chống tầu Uran. Thông báo với các phóng viên tại cuộc họp báo Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev. Ông nhận định, tổ hợp sản xuất tên lửa Uran sẽ được triển khai theo sơ đồ, tương tự như sơ đồ sản xuất và công nghệ hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Liên bang Nga theo dự án tên lửa chống tầu BraMos hiện đang rất thành công.

Xu hướng phát triển tổ hợp tên lửa chống tầu đa nhiệm
Cấu tạo chung


Cấu tạo tên lửa Kh-35.

Tên lửa Kh-35 được thiết kế theo mô hình khí động học tối ưu với 4 cánh gấp và sáu cánh đuôi điều khiển được kéo dài. Phần dưới của tên lửa có mặt cắt hình vòm để hút không khí vào động cơ phản lực. khi tên lửa bay ở chế độ hành trình, sử dụng động cơ tuốc bin phản lực có kích thước nhỏ, hoạt động bằng dầu máy bay. Các tên lửa hành trình phóng từ máy bay và từ chiến hạm có các cánh điều khiển chữ thập được kéo dài và có thể gập lại trong ống phóng, tên lửa có ống phóng tăng tốc phản lực sử dụng nhiên liệu rắn, được gắn nối tiếp cùng với động cơ phản lực hành trình. Trên máy bay trực thăng, ống phóng tăng tốc phản lực nhiên liệu rắn có tổng xích ma lực đẩy nhỏ hơn so với trên chiến hạm.


Sơ đồ thiết kế Kh-35.

Đầu tự dẫn tên lửa được sử dụng trong giai đoạn cuối của hành trình – sử dụng ra dar chủ động, có khả năng hoạt động rất tin cậy trong môi trường nhiễu cao độ. Hệ thống điều khiển bay autopilot của tên lửa là tổ hợp của hệ thống đạo hàng quán tính và dẫn đạn bằng radar chủ động. Hệ thống dẫn đạn và thiết bị đo độ cao cho phép tên lửa bay ở tầm bay thấp đến mục tiêu với tốc độ cận âm. Hiện nay, các nhà chế tạo cũng đang phát triển tên lửa có đầu tự dẫn bằng hồng ngoại.


Đầu đạn tự dẫn của tên lửa Kh-35.

Đầu dẫn đạn tên lửa ARGS 35 được chế tạo và phát triển của Trung tâm nghiên cứu thiết kế chế tạo của Tổ hợp khoa học chế tạo radar "Radar MMS” radar cho phép phát hiện mục tiêu trên mặt nước, lựa chon mục tiêu được chỉ thị tiêu diệt, xác định vị trí mục tiêu theo lằn nước và theo góc so với trục trung tâm của đạn. khoảng cách từ đạn đến mục tiêu và tốc độ tấn công mục tiêu, truyền thông số vào hệ thống điều khiển bay của đạn tên lửa. Nắp chụp giảm sức cản không khí của đầu dẫn tên lửa được làm từ sợi thủy tinh EDT-10kv, được phát triển bởi Trung tâm Viên nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm phi mê tan, sản xuất bởi tập đoàn chế tạo thiết bị " Technology” thành phố Obnhinsk, nắp chụp có khối lượng 2 kg đảm bảo góc lệch khúc xạ ánh sáng không lớn hơn 25 li giác, độ xuyên thấu của các tia sóng radio không thấp hơn 85%.

Hệ thống điều khiển của tên lửa Kh-35UE được bổ xung thêm hệ thống dẫn đường vệ tinh và đầu tự dẫn radar chủ động và thụ động. Khả năng phát hiện mục tiêu đạt tầm xa là 50 km, tầm bắn của tên lửa lên đến 260 km. Tên lửa cũng nhận được thêm những khả năng mới: có 4 điểm thay đổi quỹ đạo đường bay, có khả năng bay vòng quanh các hòn đảo, tấn công mục tiêu trong vùng nước hẹp, các vịnh nhỏ và các vùng nước ven bờ. Như vậy, tên lửa Kh-35UE có khả năng tấn công các mục tiêu ngay tại cửa sông, cửa biển, hải cảng và khi tầu đi sát ven bờ.

Khả năng đâm xuyên của tên lửa Kh35 với khối nổ phá mảnh và gây cháy cho phép tên lửa tấn công rất hiệu quả với các mục tiêu có lượng giãn nước đến 5000 tấn. Hiệu quả tác chiến của tên lửa đạt được nhờ khả năng quỹ đạo bay rất thấp, từ 3-5 m so với mặt nước biển phụ thuộc vào độ cao của sóng biển, tạo nhiều khó khăn cho các hệ thống chống tên lửa của các chiến hạm, đồng thời, các phương tiện mang tên lửa có thể tấn công mục tiêu nằm khi đang nằm ngoài vùng hoạt động của hệ thống phòng không đối phương. Kiểm tra trạng thái của tên lửa, đưa các thông số dữ liệu nhiệm vụ và triển khai lệnh phóng đạn tự động, thời gian chuẩn bị cho phóng đạn từ trạng thái lưu trữ khoảng 60 giây.

Đối với phương án tên lửa Kh-35 phóng từ máy bay chiến đấu sử dụng các hệ thống phóng đạn trên không, có nhiệm vụ giữ đạn chắc chắn vào máy bay, kết nối tên lửa với các trang thiết bị điều khiển trên máy bay chiến đấu hoặc máy bay trực thăng như thiết bị dẫn bắn và duy trì trạng thái chiến đấu của tên lửa. Các giá treo tên lửa có thể là APU-78 hoặc AKU-58.

Những đặc điểm ưu thế của tên lửa Kh-35 là:

- Trần bay của tên lửa đảm bảo quỹ đạo của Kh-35 rất khó phát hiện khi tấn công chiến hạm đối phương, từ đó làm cho nó khó bị phát hiện và bắn hạ bằng các phương tiện phòng không, bao gồm cả phòng không tầm thấp;

- Kích thước nhỏ của tên lửa làm giảm độ phản xạ hiệu dụng của tên lửa trên màn hình radar;

- Có thể mang được một cơ số đạn đáng kể trên một phương tiện mang (8-16 tên lửa) và không cần nhiều phương tiện cùng một lúc;

- Có thể bắn loạt với giãn cách là 3s, cho phép tăng cường khả năng tiêu diệt tầu của đối phương.;

- Tổng hợp hệ thống điều khiển tên lửa (đạo hàng quán tính + radar dẫn đạn chủ động) cho phép giảm khả năng phát hiện tên lửa ở giai đoạn phóng đạn, tăng cường độ ổn định khi chiến đấu;

- Có khả năng tiêu diệt nhiều loại tầu cùng một lúc tàu hộ tống, tàu khu trục, tàu tên lửa……. với lượng giãn nước đến 5000 tấn.;

- Lắp đặt tên lửa Kh-35 từ nhà máy chế tạo vào thùng phóng đóng kín cho phép thay thế và bổ xung tên lửa nhanh chóng ở căn cứ;

- Sử dụng hệ thống điều khiển, xử lý thông tin và hiển thị thông tin cho phép tấn công và tiêu diệt hiệu quả các chiến hạm của đối phương.;

- Cho phép cải tiến tên lửa và nâng cấp không giới hạn, ví dụ có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa.

Đồng thời, do hệ thống điều khiển gọn nhẹ, tổ hợp phóng đạn có kích thước nhỏ, do đó, tên lửa Kh-35 trên thực tế trở thành vũ khí phi đối xứng, phi tiêu chuẩn do có thể lắp được trong các container nhỏ 20’ trên các loại tầu, thuyền chở hàng cũng như du lịch, hoặc trên các căn cứ nhỏ ven biển, hải đảo nhỏ, nhà dàn. Từ đó, tăng cường năng lực phòng thủ của các nước có công nghiệp quốc phòng phát triển thấp, và gây rất nhiều khó khăn cho các lực lượng tấn công tiêu chuẩn.


Sơ đồ vùng phóng đạn của tên lửa Kh-35.

Những điểm yếu của Kh-35 có thể kể đến là:

- Tầm bắn của tên lửa chưa đủ xa, buộc các phương tiện bay mang tên lửa phải đi vào vùng hoạt động của hệ thống phòng không tầm xa của đối phương;

- Tốc độ bay của tên lửa tương đối thấp, do đó khả năng bị hỏa lực phòng không của tầu đối phương đánh chặn tương đối.

- Hệ thống điều khiển tên lửa chưa cho phép tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên bờ biển và vào sâu trong đất liền.

Tổ hợp tên lửa trên tầu Uran-E (Уран-Э)


Tổ hợp tên lửa chống tầu Uran-E trang bị tên lửa Kh-35 được sử dụng để tiêu diệt các xuồng tên lửa, phóng lôi và các tầu pháo, đồng thời tấn công tiêu diệt các chiến hạm, tầu vận tải, tầu đổ bộ của đối phương có lượng giãn nước đến 5000 tấn trong đội hình tác chiến của đối phương, đội hình hành quân và đổ bộ, tấn công các tầu đơn lẻ trong điều kiện gây nhiễu và chế áp điện tử cao độ, đồng thời nhiễu hỏa lực mạnh của đối phương.

Trang thiết bị cấu thành của tổ hợp Uran-E:

- Tên lửa hành trình chống tầu Kh-35.

- Container ống phóng tên lửa.

- Ống phóng tên lửa.

- Hệ thống điều khiển tên lửa tự động hóa.

- Hệ thống trang thiết bị kiểm tra tên lửa tại căn cứ.

Tổ hợp được biên chế trên những tầu hộ tống tên lửa, tầu tuần biển, các tầu hàng nhẹ phóng tên lửa, đồng thời cũng được lắp đặt trên các chiến hạm của Liên bang Nga và các chiến hạm nước ngoài khi nâng cấp, cải tiến hoặc đóng mới. Ví dụ: Tổ hợp có thể được lắp đặt trên tầu phóng tên lửa model 20970 Katran, phát triển bởi tập đoàn nhà máy đóng tầu Almaz. Khi lắp đặt tổ hợp Uran-E với 8 tên lửa chống tầu 3M24E (Kh-35) trên 2 bệ phóng , sức mạnh chiến đấu của 20970 Katran mạnh lên gấp 3 lần so với dự án 205 (xuồng phóng tên lửa hạng nhẹ 205 ER. Chỉ thị mục tiêu trên mặt nước được đảm bảo bằng hệ thống radar 3TS25E (3Ц25Э ) với 2 chế độ phát sóng chủ động và thụ động trên cơ chế chỉ thị mục tiêu. Số lượng lớn tên lửa Kh-35E trên phương tiện mang (8-16 tên lửa) với thời gian giãn cách phóng đạn đảm bảo một số lượng lớn tên lửa cùng tấn công một mục tiêu trên trần bay thấp.


Tầu Monliya với 4 bệ phóng tên lửa Uran-E.

Trên tầu phóng tên lửa Monliya dự án 1241.8 (lượng giãn nước 510 tấn, tốc độ 40 knots.) lắp đặt 16 tên lửa của tổ hợp Uran – E, theo từng bệ phóng với 4 tên lửa một bệ phóng. Chỉ thị mục tiêu và dẫn bắn được thực hiện bằng tổ hợp ra dar trên biển Garpun-Ball. Có khả năng lắp đặt tổ hợp trên tầu tuần biển dự án 11541 Korsar và lắp đặt trên các tầu tuần tiễu dành cho xuất khẩu thế hệ mới A-1700.



Mô phỏng 3D tên lửa Kh-35 và bệ phóng tên lửa gắn trên chiến hạm.

Bệ phóng tên lửa 3S-24E cho phép phóng tên lửa trên tầu, lưu giữ và bảo quản tên lửa, còn cho phép chuyển tên lửa từ trên căn cứ xuống tầu an toàn, tránh được va đập khi sóng lớn. Bệ phóng cũng làm giảm đáng kể những xung động, rung lắc và tác động ngoại lực lên tên lửa khi cơ động trên biển, khi tác chiến – vụ nổ của bom, ngư thủy lôi gần tầu hoặc các xung động từ các loại vũ khí khác.

Bệ phóng tên lửa là một bộ giá đỡ khung thép chịu lực, phía trên của bộ giá đỡ đó có các bộ phận lắp đặt và khóa giữ các ống phóng tên lửa, phía dưới là các bộ phận gắn kết giá đỡ với boong tầu, các bộ phận này sẽ liên kết với các bộ phận đỡ trên boong tầu đễ khóa giữ giá đỡ bệ phóng tên lửa. Bộ phận đỡ khung bệ phóng tên lửa được thiết kế để đặt bệ phóng và khóa khung bệ phóng tên lửa, các bộ phận đỡ được chế tạo có thiết bị giảm giật, xóc bằng lò xo nén, cho phép giản các chấn động khi lắp đặt đồng thời cũng phân tán, làm giảm các chấn động thân tầu lên tên lửa khi cơ động và chiến đấu. Các dây cáp điện có giắc cắm nhiều chân, gắn kết từ bệ phóng tên lửa sẽ gắn kết với hệ thống điều khiển tên lửa với hệ thống điều khiển và kiểm soát phóng đạn trên boong tầu.

Tên lửa Kh-35 được lắp đặt trong container ống phóng hình trụ với các đường dẫn hướng gắn ở phía bên trong. Hai đầu được bịt bằng các nắp đậy, các nắp đậy sẽ được mở ra bằng cơ cấu lò xo sau khi các bulong có gắn đầu nổ hoạt động. Trên thân của các container ống phóng có các khung thép hình vuông, dùng để lên kết các ống phóng tên lửa container vào một cụm và đặt các ống phóng tên lửa lên giá đỡ bệ phóng tên lửa. Sau khi sử dụng, các ống phóng tên lửa được đưa về xưởng bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa và lại tiếp tục được sử dụng lại.

Bệ phóng tên lửa và các ống phóng gắn kết với nhau trên boong tầu theo một góc là 35o. Mỗi bệ phóng cho phép lắp đặt 4 ống phóng tên lửa. Trong biên chế trên tầu có thể có thêm thiết bị để lắp đặt cụm ống phóng tên lửa lên bệ phóng thân tầu. Trong trường hợp các tầu hoạt động có mang theo các cụm ống phóng tên lửa (biên chế bổ xung).

Kiểm soát tình trạng sẵn sàng chiến đấu của tên lửa, chuẩn bị cho phóng tên lửa, thu thập thông tin, xử lý thông tin và đưa các thông số chỉ thị mục tiêu trước khi bắn được thực hiện bằng hệ thống điều khiển trên boong tầu. Hệ thống này cũng được thiết kế theo kiểu module hóa, trong 2 thùng container, có diện tích khoảng 15 và 5 m3. Phía bên trong container có thiết bị điều khiển trung tâm, thiết bị thu thập thông tin analog, thiết bị điều khiển nguồn điện cung cấp, phía trong có trạm nguồn cung cấp điện, hai thiết bị kết nối với bệ phóng tên lửa và tên lửa, hai hòm kết nối và biến điện. Từ kết cấu nói chung của tổ hợp Uran-E cho thấy. Tổ hợp tên lửa Uran-E hoạt động hoàn toàn độc lập, sử dụng triệt để các kết nối tích hợp với các thiết bị ngoại vi nhưng hoàn toàn không phụ thuộc vào hoạt động thân tầu, do đó, tổ hợp này có thể lắp đặt ở mọi nơi, trên mọi phương tiện cơ giới hoặc cố định. Thực sự rất năng động trong tác chiến phòng thủ phi đối xứng, và rất khó bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa

Để chuẩn bị tên lửa đưa vào sử dụng, cũng như lắp đặt vào ống phóng đạn, bệ phóng và đưa tổ hợp tên lửa lên tầu, sử dụng tổ hợp trang thiết bị trên căn cứ, bao gồm hệ thống kiểm soát tên lửa tự động, tổ hợp các thiết bị công nghệ, tổ hợp lắp đặt bệ phóng tên lửa lên boong tầu, các xe vận tải (xe kéo hạng nhẹ), thiết bị nạp nhiên liệu, thiết bị nén khí, xe vận tải và cần cẩu. Tổ hợp các thiết bị dịch vụ phục vụ dàn tên lửa Uran-E được lắp đặt trên bờ, trong các căn cứ hải quân ven biển hoặc hải đảo, hình thành hệ thống dịch vụ phục vụ bảo trì, bảo dưỡng và kiểm tra tên lửa bệ phóng và các ống phóng container. Các trang thiết bị còn lại của tổ hợp Uran-E được lắp đặt trên tầu.

Tổ hợp Uran-E hoàn toàn phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế về tên lửa chống tầu, theo các chuẩn về giá thành và hiệu quả rất phù hợp cho các nhiệm vụ tác chiến chiến thuật trên các vùng biển, vùng nước trên các thềm lục địa hoặc khu vực hải đảo.

Tên lửa được lắp đặt trên nhiều loại phương tiện mang hỏa lực khác nhau (chiến hạm, máy bay, trực thăng, các tổ hợp vũ khí phòng thủ bờ biển) và không cần phải có những thay đổi lớn về cấu trúc thiết kế phương tiện mang, do đó, đối với các nước có nền công nghiệp quốc phòng chưa phát triển có ý nghĩa rất lớn, nó giúp cho các nước có thể tận dụng tất cả các loại tầu, bao gồm cả tầu vận tải đường biển và ven biển trở thành những tầu phóng tên lửa trên khu vực có khả năng xảy ra xung đột trên biển, tạo thành sự cần bằng hỏa lực tác chiến chống lại các lực lượng có phương tiện tác chiến hiện đại, hùng mạnh do rất khó có thể phát hiện, phương tiện nào đang mang trên mình nó hệ thống tên lửa chống tầu. hệ thống trao đổi thông tin cũng tương thích với hầu hết các phương tiện trinh sát, cảnh giới và cảnh báo sớm trên đất liền và hải đảo (Các đài Radar "Pozitiv", "Harpoon-Ball, 3TS25E, v.v…) theo hình thức phân nhánh và phân cấp cho phép tổ hợp các trang thiết bị vào các cấu hình khác nhau.

Nói chúng, từ quan điểm kinh tế - quân sự, cấu trúc thiết kế của tên lửa chống tầu Kh-35 đã đạt được những yêu cầu tối ưu. So với các hệ thống tên lửa nước ngoài thì hệ thống Kh-35 hơn hẳn về giá thành sản xuất và hiệu quả sử dụng. Đương nhiên, trên thị trường quốc tế hệ thống tên lửa gặp sức cạnh tranh mạnh, vị thị trường đã bị lấp đầy bởi hệ thống tên lửa hành trình của Mỹ "Harpoon" có bán lisence cho nhiều nước và đã sản xuất hơn 5000 quả đạn tên lửa từ năm 1990, tên lửa của Pháp "Exocet" đã được đánh giá cao trong xung đột trên quần đảoFalkland, nhưng tên lửa Kh-35 sẽ có ưu thế trên thị trường châu Á – Thái bình dương, do các nước có tranh chấp thông thường có mô hình tác chiến phi đối xứng và ngân sách quốc phòng tương đối hạn hẹp.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal – E.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal- E có nhiệm vụ kiểm soát vùng nước chủ quyền và các vùng nước sâu, bảo vệ các căn cứ ven biển, hải cảng, các mục tiêu công nghiệp, kinh tế và các cơ sở hạ tầng ven biển, đồng thời Bal-E có nhiệm vụ bảo vệ các khu vực có khả năng đổ bộ của đối phương. Tổ hợp có khả năng phát hiệt mục tiêu, theo dõi mục tiêu, phân cấp định vị mục tiêu và tiêu diệt các mục tiêu đang bám và theo dõi. Tổ hợp có khả năng tác chiến trong điều kiện rất phức tạp về khí tượng thủy văn, tác chiến cả ngày và đêm, tên lửa có khả năng hoạt động tác chiến trong điều kiện bị chế áp hỏa lực và chế áp điện tử rất mạnh từ phía đối phương.

Tổ hợp bao gồm có:

- Đài chỉ huy, điều khiển hỏa lực và thông tin liên lạc 2 chiếc. Đài chỉ huy trinh sát có nhiệm vụ trinh sát tìm kiếm mục tiêu, chỉ thị mục tiêu, phân bộ khu vực hỏa lực và mục tiêu quản lý đến các xe phóng đạn. Trên cơ sở sử dụng radar mạng pha có độ chính xác cao chủ động và thụ động, tổ hợp có thể phát hiện được hầu hết các mục tiêu tầu chiến hiện đại, bao gồm cả những tầu có khả năng tàng hình và các tầu được giấu kín (khu vực khuất tầm quan sát).

- Xe phóng đạn kiểu module. 4 xe

- Xe vận tải đạn có cần cẩu lắp đạn 4 xe.

- Xe thông tin liên lạc – 1 xe


Phóng tên lửa phòng thủ bờ biển.

Xe phóng tên lửa Kh-35.

Xe chỉ huy điều khiển tên lửa Kh-35.

Xe vận tải nạp đạn.

Cấu trúc thiết kế và các trang bị của tổ hợp cho phép tổ hợp có khả năng tự hoạt động rất cao không phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài và có hiệu quả tác chiến trong mọi điều kiện chiến trường:

- Các kênh radar chủ động và thụ động thực hiện nhiệm vụ phát hiện mục tiêu, tìm kiếm mục tiêu trên phông nền màn nhiễu tích cực và thụ động, xác định loại mục tiêu ( lớp tầu, độ giãn nước) và bám mục tiêu.;

Hai kênh radar giãn cách cho phép giải quyết các bài toán quan trắc tam giác trong chế độ radar trinh sát thụ động;

- Thiết bị điều khiển tên lửa xác định được khoảng cách giữa các điểm xe phóng tên lửa và mục tiêu;

- Trên mỗi một xe phóng tên lửa được biên chế 8 tên lửa chống tầu, cho phép tiêu diệt mục tiêu bằng một lần phóng đạn và phóng đạn theo loạt theo số lượng khác nhau tạo ra được cường độ hỏa lực cao và chính xác nhất trên một mục tiêu. Các lần phóng có thể là 1 tên lửa vào một mục tiêu hoặc tới 4 tên lửa tới một mục tiêu trong khoảng giãn cách thời gian tự chon và góc tiếp cận mục tiêu tùy theo yêu cầu của người chỉ huy bắn, điều đó sẽ gây khó khăn nghiệm trọng cho hỏa lực phòng không của tầu địch;

- Xe thông tin đặc chủng đảm bảo khả năng tiếp nhận thông tin từ cấp chỉ huy phía trên, các phương tiện trinh sát truyền thông đa phương tiên và chỉ thị mục tiêu đa dang, hệ thống trinh sát và chỉ thị mục tiêu có thể từ rất nhiều nguồn, thông qua đài chỉ huy cấp trên truyền trực tiếp đến đơn vị tên lửa gần mục tiêu theo phân cấp, từ đó tín hiệu analog được chuyển hóa thành tín hiệu số trên màn hình điều khiển của phân đội tên lửa và hệ thống sẵn sàng tiêu diệt mục tiêu.


Sơ đồ chiến đấu của tổ hợp tên lửa Bal-E.

Các xe phóng đạn và xe vận tải đạn có thể ẩn giấu trong các trận địa được giấu kín theo địa hình của bờ biển, lại dụng các vật cản tự nhiên để ẩn nấp và che chắn. Nhưng những vật cản và che khuất tự nhiên hoặc nhân tạo hoàn toàn không làm cản trở năng lực tác chiến của tên lửa Kh-35. Phóng đạn có thể tiến hành từ một tên lửa đến cực đại là 32 tên lửa cùng một lúc. Với một loạt phóng đạn đến 32 tên lửa chống tầu có khả năng tiêu diệt hoàn toàn một cụm tầu tác chiến tiến công chủ lực, một chiến đoàn lực lượng đổ bộ của đối phương hoặc một đoàn congvoa quân sự đang tiếp cận khu vực tác chiến.

Với cơ số đạn dự trữ trên các xe vận tải chở đạn, loạt phóng đạn thứ hai có thể bắt đầu sau 30 đến 40 phút nạp đạn. Hệ thống chỉ huy tác chiến các tổ hợp tên lửa sử dụng công nghệ truyền thông kỹ thuật số cho tất cả các nguồn thông tin, tự động hóa hoàn toàn hệ thống thông tin liên lạc, thu thập thông tin, xử lý thông tin, mã hóa bảo mật hoàn toàn tự động với độ bảo mật cao nhất. Với các phương tiện quan sát ban đêm, trang thiết bị định vị và dẫn đường, bản đồ kỹ thuật số có liên kết với các hệ thống định vị vệ tinh cho phép tổ hợp nhanh chóng thay đổi vị trí sau khi đã thực hiện nhiệm vụ được giao, nhanh chóng cơ động di chuyển đến khu vực khác sau khi phóng đạn. Thời gian triển khai tổ hợp trên địa bàn tác chiến mới là 10 phút. Cấu hình hệ thống xe chỉ huy trinh sát điều hành tác chiến C3I, xe phóng tên lửa và xe vận tải đạn theo yêu cầu người dùng. Ngoài xe tự hành MAZ – 7930 do cấu hình trang thiết bị hoàn toàn mang tính module hóa, do đó có thể lắp đặt lên các phương tiện vận tải khác, trong cả trường hợp tạo ra các tổ hợp tên lửa hạng nhẹ, có khả năng cơ động cao trên mọi địa hình tác chiến. Ví dụ: hệ thống có thể được lắp trên các xe bánh xích (thân xe T-54).

Đáp ứng yêu cầu của chiến trường hiện đại, khi phải đối phó với những lực lượng quân sự mạnh hơn gấp nhiều lần, nhà sản xuất đã bổ xung thêm các thiết bị chỉ thị mục tiêu trên cơ sở sử dụng các phương tiện khác, ví dụ: thiết bị chỉ thị mục tiêu trên máy bay trực thăng trinh sát tiền tiêu hoặc trên máy bay không người lái cho phép tăng cường tầm bắn và độ chính xác khi phát hiện mục tiêu. Tên lửa có thể bay theo hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS hoăc GLONASS hoặc bay theo quỹ đạo đã được tính toán trước vào khu vực tác chiến đã lựa chọn dựa trên các thông số ban đầu, sau đó đầu tự dẫn sẽ chủ động xác định mục tiêu theo thông số dẫn bắn và tấn công. Để nâng cao khả năng sống còn của tổ hợp, đặc biệt là xe chỉ huy tác chiến, trên tổ hợp Bal-E có dự kiến lắp đặt hệ thống gây nhiễu thụ động, làm tăng khả năng sống còn của tổ hợp trước các loại vũ khí có điều khiển của đối phương khi tham gia một trận đánh đấu tên lửa. Nhà sản xuất cũng xem xét khả năng chế tạo các tổ hợp tên lửa theo phương thức (hỏa lực tập trung – phương tiện phân tán) để nâng cao khả năng tác chiến của phương tiện trước các đòn tấn công ồ ạt vũ khí chính xác của đối phương. Hoặc ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm mục đích thu gọn hơn nữa các phương tiện cơ động nhằm tăng cường khả năng di chuyển địa bàn tác chiến ngay trong quá trình chiến đấu. Do tính module hóa của hệ thống tên lửa Uran-E, năng lực cải tiến, nâng cấp hoặc phát triển là không có giới hạn, với những thay đổi thuần túy điện tử và công nghệ thông tin, khả năng tác chiến của Uran-E hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu tác chiến của người dùng.

Tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp


Tên lửa Kh-35

Tầm bắn, km : 7-130 (7-260 với tên lửa Kh-35UE)

Chiều cao trần bay trên đầu ngọn sóng, m:
- trên quỹ đạo hành trình 10-15
- trên giai đoạn tự dẫn của đầu đạn 4

Khả năng bẻ góc theo trục quý đạo hành trình, độ : ± 90 (± 130 đối với Kh-35UE)

Tải trọng phóng đạn, kg
- Phương án phóng đạn từ chiến hạm, hoặc xe phóng đạn trên bờ biển: 600
- Phương án phóng đạn từ máy bay chiến đấu/trực thăng: 520/610

Khối lượng đầu đạn, Kg: 145

Độ chính xác dẫn đạn (КVО), m: 4-8

Tốc độ bay hành trình , m/s 270-280

Dải nhiệt độ sử dụng tên lửa - 75° đến + 75°.

Kích thước tiêu chuẩn của tên lửa, m
- Chiều dài (động cơ phóng đạn) 3.85 (4.4)
- Đường kính 0.42
- Sải cánh 1.33

Radar tự dẫn đạn ARGS-35 (АРГС-35)

Góc quét theo mặt phẳng ngang, độ -45 đến +45

Góc mở theo phương vị tầm, độ +10 đến -20

Tầm hoạt động của radar, km 20 (50 với tên lửa Kh-35UE)

Khối lượng, kg 40-47,5

Đường kính, mm 420

Chiều dài, mm 700

Những giới hạn khi sử dụng đầu tự dẫn GSN(ГСН):
- lượng mưa, mm/s đến 4
- biển động, ball 6
- nhiệt độ hoạt động, C -50°C đến 50°C

Hệ thống phòng thủ bờ biển Bal-E "Бал-Э" (tiểu đoàn)

Tầm bắn, km 7-120

Khoảng cách của xe phóng đạn đến ngấn nước bờ biển, km Đến 10

Thời gian triển khai từ hành tiến vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. phút 10

Số lượng tên lửa trong một lần phóng đạn Đến 32

Khoảng giãn cách mỗi lần phóng (phút) 3

Khối lượng xe phóng tên lửa tấn 40

Cơ số đạn 64

Kíp xe (người) 6

Tốc độ hành quân trên đường nhựa km/h 60

Tốc độ hành quân trên địa hình phức tạp km/h 20

Thiết bị phóng đạn hàng không

Loại :APU-78 hoặc АКU-58

Số lượng tên lửa trên giá treo: 1

Khối lượng thiết bị không có tên lửa: 185

Kích thước của thiết bị giá treo, mm
- dài : 3810
- rộng :130
- cao : 220

Điều kiện phóng đạn từ máy bay chiến đấu:
- độ cao bay m 200-10000
- tốc độ,М 0.35-0.9

Điều kiện phóng đạn từ máy bay trực thăng:
- độ cao, m 200-3500
- tốc độ,М 0-0.25

Tổ hợp điều khiển tên lửa Kh-35 sử dụng để điều khiển hệ thống phóng tên lửa, chuẩn bị tên lửa trước khi phóng đạn và phóng tên lửa chống tầu. Khi thực hiện những nội dung công tác, tổ hợp điều khiển đảm nhiệm:

- Tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin tiếp nhận được từ các hệ thống đảm bảo trên tầu như:

- Hệ thống con quay hồi chuyển.

- Thiết bị đo tốc độ thân tầu chiến và khoảng cách di chuyển của tầu. ЛАГа

- Thiết bị radar chỉ thị mục tiêu.

- Đảm bảo độ an toàn khi phóng tên lửa.

- Hiện thị trên màn hình máy tính những thông số về tình trạng kỹ thuật của tổ hợp tên lửa và số lượng tên lửa có trên bệ phóng.

- Đồng thời, máy tính điều khiển đưa ra các thông số phần tử bắn các mục tiêu (có thể thực hiện phần tử bắn từ 1 đến 6 mục tiêu cùng một lúc).

- Chuẩn bị khai hỏa theo chế độ bắn tên lửa – từ một tên lửa hoặc bắn loạt ( từ 2 đến 16 tên lửa cùng một lúc).

- Chuẩn bị phần tử bắn, nạp phần tử bắn vào tên lửa theo vị trí xác định của mục tiêu hoặc theo vị trí tiếp cận để tìm kiếm mục tiêu bằng đầu dẫn tự động của tên lửa.

- Phóng tên lửa hủy đạn trong trường hợp khẩn cấp.

- Huấn luyện thủy thủ đoàn kỹ chiến thuật tác chiến trong trường hợp mô phỏng không sử dụng tên lửa.

- Kiểm tra, kiểm soát tổ hợp tên lửa trong quá trình khai thác sử dụng.


Tổ hợp điều khiển và các thiết bị điều khiển bệ phóng tên lửa.

Thiết bị điều khiển phóng tên lửa.

Những thông số kỹ chiến thuật cơ bản của tổ hợp thiết bị điều khiển.

Tầm bắn tiêu diệt mục tiêu có điều khiển. Đến130 km

Điều khiển bẻ góc tên lửa sau khi phóng ± 90°

Thời gian khởi động tổ hợp điều khiển từ trạng thái tắt điện nguồn. < 120 s

Thời gian chuẩn bị trước khi vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. 60 s

Giãn cách chuẩn bị phóng theo loạt bắn. 2-3 s

Các trang thiết bị và thông số kỹ thuật của tổ hợp điều khiển.

Tổ hợp bao gồm có:

Thiết bị điều khiển tổ hợp phóng tên lửa KB 163 S (КБ 163 Ц) - 1

Kích thước chung - 500x600x600 mm

Khối lượng - 80 kg

Thiết bị điều khiển chuẩn bị phóng tên lửa và phóng tên lửa. (từ 1- đến 4-х bệ phóng tên lửa) KB-163P (КБ 163 П) - 4

Kích thước - 700x600x600 mm

Khối lượng - 100 kg

Nguồn điện sử dụng: từ trạm nguồn 220 V, 400 Hz

Trong trường hợp sử dụng để huấn luyện, đòi hỏi công suất - 0,2 kW

Chuẩn bị thông số, phần tử bắn và chuẩn bị phóng tên lửa – 16 kW.

Từ nguồn điện thân xe, máy bay một chiều 27 V

Phóng tên lửa trong trường hợp khẩn cấp nguy hiểm 0,6 kW

Làm lạnh bằng không khí.

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/613817/Sat-thu-diet-ham-Viet-Nam-tu-san-xuat-co-gi-dac-biet-tpol.html

 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
tết nhiều thời gian em mới đọc được thớt, mở mang ra khối thứ, cám ơn cụ chủ, chúc cụ năm mới an lành
Em cám ơn bác :), chủ yếu là thông tin em tổng hợp lại cũng như một vài thông tin lượm lặt và suy luận :D Hapy Lunar Year Bác :)
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Lật lại khả năng phát hiện ngầm cực kém của US Navy

Năm 2009


Vì sao tàu ngầm Nga áp sát Mỹ?


Trong bối cảnh hai nước Nga - Mỹ đang tìm cách hàn gắn lại mối quan hệ vốn nguội lạnh trong 8 năm cầm quyền của chính quyền Tổng thống George W. Bush, sự kiện tàu ngầm Nga áp sát vùng biển phía Đông nước Mỹ một lần nữa phủ bóng đen lên triển vọng cải thiện quan hệ giữa hai cường quốc này.


Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong những ngày gần đây, hai tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc lớp Akula của Nga đã tiến hành tuần tra một cách “bất thường” tại vùng biển quốc tế cách bờ biển miền Đông nước Mỹ khoảng 320 km. Giới chức Quân đội Nga cũng xác nhận thông tin trên. Tướng Anatoly Nogovitsyn, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga khẳng định, đây là hoạt động tuần tiễu bình thường của các tàu ngầm hạt nhân Nga.
Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc Geoff Morrell, “hoạt động này không đặt ra bất cứ đe dọa nào và không gây ra bất cứ lo ngại nào” đối với Mỹ. Lầu Năm Góc tuyên bố theo dõi sát những động thái của tàu ngầm Nga và hạ thấp mức nghiêm trọng của sự việc.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga xuất hiện ở bờ biển phía Đông Mỹ. Thông điệp Nga muốn gửi tới Mỹ
Đằng sau những tuyên bố công khai của hai bên, giới phân tích cho rằng, với việc điều hai tàu ngầm được cho là tối tân nhất hiện nay đến “sát sườn” Mỹ, Nga muốn gửi đi những thông điệp cụ thể về sức mạnh của quân đội Nga trong giai đoạn hiện nay.
Stephen Saunders, thiếu tướng nghỉ hưu của Hải quân Anh cho rằng, sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân Nga ở bờ Đông nước Mỹ phản ánh “sự quay trở lại của thời kỳ chiến tranh Lạnh”. Đây là sự tiếp cận gần lãnh hải Mỹ nhất của Hải quân Nga trong vòng 15 năm trở lại đây. Theo ông tephen Saunders, hành động trên của Hải quân Nga vừa mang thông điệp chính trị, vừa mang thông điệp quân sự.
Hải quân Nga bị Mỹ “phớt lờ” trong nhiều năm qua bởi sức mạnh của quân chủng này không còn đạt được phong độ như thời Liên Xô. Tư lệnh Hải quân Nga trong tháng 6 vừa qua từng thừa nhận, Nga có thể sẽ phải mua tàu chiến của nước ngoài.
Liên quan đến lý do này, nhằm tránh bị Mỹ “coi thường” về sự thất bại liên tiếp của kế hoạch phát triển tên lửa xuyên lục địa Bulava, Nga muốn củng cố lại hình ảnh một cường quốc quân sự, đặc biệt là Hải quân trong cán cân sức mạnh với Mỹ. Kể từ năm 2005, Nga đã 6 lần thất bại trong các vụ thử tên lửa Bulava phóng từ tàu ngầm. Lần thất bại gần đây nhất vào giữa tháng 7.
Stephen Flanagan, chuyên gia quân sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington nhận định, thông điệp của Nga đối với Mỹ là: “Đừng coi thường chúng tôi. Hải quân Nga có thể hoạt động ở bất cứ đâu trên thế giới, kể cả vùng biển cận kề nước Mỹ”. Ngoài ra, việc Hải quân Nga có mặt gần nước Mỹ còn nhằm đáp trả việc các tàu chiến của Mỹ liên tục tuần tra tại vùng biển quốc tế xung quanh Nga, đặc biệt sau cuộc xung đột quân sự Nga - Gruzia hồi tháng 8 năm ngoái.

Gập ghềnh quan hệ Mỹ - Nga
Liệu quan hệ Nga - Mỹ có được cải thiện hơn dưới thời Medvedev – Obama?
Theo một số nhà phân tích, vụ việc tàu ngầm hạt nhân Nga “lượn lờ” dọc bờ biển Mỹ một lần nữa làm gia tăng trở ngại trong nỗ lực cải thiện mối quan hệ giữa hai cường quốc này. Sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa nguyên thủ hai nước vào đầu tháng 7 tại Moscow, quan hệ Nga - Mỹ vẫn không đạt được những tiến triển như mong đợi. Thậm chí, trong thời gian gần đây còn xuất hiện nhiều “tiếng bấc, tiếng chì” trong quan hệ giữa hai nước.
Cuối tháng 7 vừa qua, trả lời phỏng vấn Tạp chí Phố Wall sau chuyến công du đến Gruzia và Ukraine, Phó Tổng thống Joseph Biden tỏ ý coi thường tiềm lực kinh tế của Nga khi cho rằng, nền kinh tế của xứ Bạch Dương đang rất “ốm yếu”, gánh nặng về vấn đề kinh tế không cho phép nước này trụ vững trong 15 năm nữa và do đó, Nga buộc phải nhân nhượng phương Tây và xem xét lại phạm vi các lợi ích quốc gia của mình. Điện Kremlin lập tức phản ứng lời bình luận trên với yêu cầu làm rõ ý định của Mỹ đối với Nga.
Triển vọng quan hệ Nga - Mỹ ngày càng mờ nhạt trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Gruzia trong những ngày gần đây lại nổi lên một cách đáng báo động. Nga cáo buộc chính quyền Tbilisi đang có những hành động khiêu khích Nam Ossetia và âm mưu sử dụng vũ trang tái chiếm ku vực ly khai này. Moscow cáo buộc Washington tiếp tục “âm thầm” cung cấp vũ khí cho quân đội Gruzia kể từ sau cuộc xung đột hồi tháng 8 năm ngoái.
Trong bối cảnh xuất hiện những dấu hiệu phức tạp như vậy, các chuyên gia nhận định, quan hệ Mỹ - Nga sẽ khó có thể nồng ấm một sớm một chiều.


http://www.tinmoi.vn/Vi-sao-tau-ngam-Nga-ap-sat-My-0143745.html



Năm 2012

Tàu ngầm Nga tới vùng biển Mỹ


Tàu ngầm mang tên lửa hành trình tầm xa bí mật nằm tại vịnh Mexico gần bờ biển Mỹ mà không hề bị phát hiện.

Một tàu ngầm Shark của Nga
Thông tin được đăng tải trên trang web Washington Free Beacon của tổ chức 'Trung tâm tự do nước Mỹ'.
Theo tác giả bài báo, tàu ngầm này của Nga thuộc lớp Akula, một trong những tàu ngầm khó bị radar phát hiện nhất hiện nay của Nga.

Trong 3 năm qua đây là lần đầu tiên Shark tiến tới gần bờ biển nước Mỹ.
Lần cuối cùng 2 chiếc tàu ngầm Nga tiến gần về phía bờ biển phía Đông nước Mỹ là vào năm 2009.
Phát ngôn viên của Hải quân Mỹ đã từ chối bình luận về thông tin này.
Shark được sản xuất và đưa vào sử dụng từ thời chính quyền Liên Xô nhằm đối đầu với thế hệ tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo 'Ohio' của Mỹ.
Cho tới nay, nó vẫn thuộc loại tàu ngầm hạt nhân có kích thước lớn nhất thế giới, sử dụng tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn xuyên lục địa R-39 (RSM-52).


http://tinngan.vn/Tau-ngam-Nga-toi-vung-bien-My_150-158-349858.html



Thực hư về việc tàu ngầm Nga áp sát bờ biển Mỹ

Chuyến xâm nhập vào bờ biển Mỹ của tàu ngầm Akula cũng có thể là một phần trong những nỗ lực của Nga để xuất khẩu vũ khí này.
Bộ Quốc phòng Nga không công nhận, cũng không phủ nhận thông tin về chuyến đi của Akula, nhưng trả lời một cách đầy ngụ ý rằng "hiện tại các tàu ngầm Nga đang hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới, thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu không được tiết lộ..."
Một mũi tên trúng nhiều đích
Trang tin Washington Free Beacon cho biết, trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 7 vừa qua, một tàu ngầm tấn công đa năng lớp Akula thuộc Project 971 của Nga đã tuần tra bờ biển nước Mỹ.

Các vệ tinh và các cảm biến sóng siêu âm của Washington đã "hoàn toàn thất bại" trong việc phát hiện sự có mặt của tàu ngầm này. Chỉ tới khi con tàu nhô "đuôi" lên khỏi mặt nước và dời khỏi khu vực thì Hải quân Mỹ mới phát hiện sự việc.

Thông tin này ngay lập tức làm giới chuyên gia quân sự xôn xao. Một số ý kiến cho rằng, chuyến xâm nhập, nếu thực sự xảy ra như Washington Free Beacon đưa tin thì có thể là một phần của kế hoạch "một mũi tên trúng nhiều đích" mà phía Nga đã chuẩn bị kỹ lưỡng.

Thứ nhất, thủy thủ đoàn đã thực hiện bài huấn luyện thành công ở ngoài khơi bờ biển nước Mỹ, vùng biển mà hiếm khi có một tàu ngầm, tàu chiến nước ngoài nào có thể qua mắt được các hệ thống trinh sát, cảm biến tối tân của quân đội Mỹ, chứng minh cho thế giới biết khả năng "siêu tàng hình" của tàu ngầm Akula.

Thứ hai, Lực lượng quân đội Nga đã nhận được dữ liệu về những tuyến đường di chuyển của tàu ngầm và tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ ở Vịnh Mexico. Nga cũng đã chứng minh với Mỹ rằng không có hệ thống an ninh nào hoàn thiện một cách tuyệt đối, chuyên gia Vladimir Evseev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị xã hội (Nga) nhấn mạnh.

“Đây là một bài học lớn cho nước Mỹ, chứng minh rằng họ không nên theo đuổi chính sách đối ngoại của mình trên toàn thế giới chỉ bằng sử dụng vũ lực. Các quốc gia khác cũng sở hữu tiềm năng quân sự nhất định. Nếu Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách này thì một hiệu ứng "gậy ông đập lưng ông" sẽ xảy ra. Họ nên biết họ cũng có điểm yếu, đó là hệ thống phòng thủ tên lửa kém hiệu quả trước các tên lửa hành trình bay ở độ cao thấp", ông Evseev bình luận.

Tàu ngầm hạt nhân Akula (Cá nhám) sở hữu chiếc vây đuôi to lớn khác thường.
Tàu ngầm hạt nhân mang theo các tên lửa hành trình, có nhiệm vụ đối phó với các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo và không thể bị phát hiện bằng các biện pháp thông thường.

Vụ việc cũng có thể là tín hiệu về thái độ "không hài lòng" của Nga đối với kế hoạch triển khai hệ thống phòng thử tên lửa AMD của Mỹ và NATO ở Đông Âu.
Quảng cáo để xuất khẩu?
Từ một góc độ khác, một số chuyên gia cho rằng, chuyến đi của tàu ngầm Akula cũng có thể là một phần trong những nỗ lực của Nga để xúc tiến xuất khẩu tàu ngầm này cho các nước thân cận.

Nga đã cung cấp một tàu ngầm Akula-2 cho Ấn Độ vào năm 2009. Đây là loại tàu ngầm có thiết kế đặc biệt với chiếc vây đuôi rất lớn.

Ngày 2/8 vừa qua, tờ O Estado de Sao Paoli của Brazil cũng đưa tin rằng Nga có kế hoạch bán cho Venezuela tới 11 tàu ngầm mới, trong đó có một tàu ngầm lớp Akula. Vì vậy, nỗ lực xâm nhập thành công vào bờ biển Mỹ trong thời gian gần 1 tháng có thể là một chiêu "quảng cáo" ăn khách cũng như chứng minh khả năng "siêu tàng hình" của tàu ngầm Akula.

Theo các chuyên gia chiến tranh tàu ngầm thì Akula vẫn là lực lượng tàu ngầm tấn công nòng cốt của Hải quân Nga và họ đang sở hữu 14 tàu lớp này.

Các tàu ngầm này có thể bắn cả tên lửa hành trình và ngư lôi, được trang bị các tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm SS-N-21 và SS-N-27, cũng như tên lửa chống tàu SS-N-15 và rải được cả mìn. Trong đó, SS-N-27 và vũ khí có tầm bắn xa nhất của Akula, lên tới 1.860 km.

Akula cũng là một trong những tàu ngầm hạt nhân đa năng của Hải quân Nga có tính năng tàng hình cao.


Cá nhám là một trong những tàu ngầm hoạt động "êm" nhất của Hải quân Nga
Lầu Năm Góc tương kế tựu kế?
Trong khi các diễn đàn quân sự đang tràn ngập bình luận về thông tin do Washington Free Beacon tiết lộ thì ngày 16/8, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên tiếng phủ nhận.
"Tôi không biết thông tin này dựa trên cơ sở nào, nhưng nó không đúng", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Wendy Snyder nói.
Theo chuyên gia Viện Phân tích Chính trị và Quân sự Nga Alexandr Khramchikhin nhận xét, việc Washington Free Beacon tiết lộ thông tin tàu ngầm hạt nhân Akula của Nga xâm nhập vào bờ biển Mỹ có thể là một chiêu bài mới của Lầu Năm Góc để có thêm lý do để thuyết phục Quốc hội phân bổ thêm ngân sách quân sự.
Đáp lại, đại diện Bộ Quốc phòng Nga không công nhận, cũng không phủ nhận thông tin về chuyến đi của Akula, nhưng trả lời một cách đầy ngụ ý rằng "hiện tại các tàu ngầm Nga đang hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới, thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu không được tiết lộ, thậm chí là sau nhiều thập kỷ".
Yến Phạm (theo Ruvr, Washington Free Beacon, RIA Novosti)


http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201208/Thu-c-hu-ve-vie-c-ta-u-nga-m-Nga-a-p-sa-t-bo-bie-n-My-1845469/


Tàu ngầm tấn công Nga áp sát bờ biển Mỹ




TPO - Lần thứ hai trong năm nay, một tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hải quân Nga hoạt động ở vùng biển cách bờ phía Đông nước Mỹ khoảng 200 hải lý.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Seirra-2 .
Tờ Washington Free Beacom ngày 5-11 trích dẫn lời các quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết, một tàu ngầm hạt nhân lớp Seirra-2 thuộc Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Nga tiến sát bờ biển phía Đông nước Mỹ.Trước đó, hồi cuối tháng 7-2012, một tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Akula cũng Nga cũng đã bị phát hiện khi đang hoạt động ở gần bờ biển Mỹ.
Một quan chức quân đội Mỹ nhận định chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Seirra của Hải quân Nga thực hiện việc theo dõi các tàu ngầm mang tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ, hiện đang đóng tại căn cứ hải quân Kings Bay ở Georgia.
Kings Bay thuộc nằm ở phía Bắc Jacksonville, bang Florida, là căn cứ của hai tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường và 6 tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của Hải quân Mỹ. Các tàu ngầm này được biết đến là một mục tiêu của các tàu ngầm tấn công của Nga.
Trong khi đó, các quan chức Lầu Năm Góc cũng bóng gió đề cập tới một tàu thu thập thông tin tình báo điện tử của Hải quân Nga đã cập vào khu vực cảng thương mại của Jacksonville, Florida “một cách an toàn và nằm trong vùng phát hiện âm thanh của căn cứ Kings Bay”.
Các tàu AGI của Nga, hay còn gọi là Tổng Tình báo phụ trợ (Auxiliary-General Intelligence) đã được phép vào trong cảng để tránh siêu bão ở bờ biển phía Đông nước Mỹ trong tuần trước. Trong khi đó, phát ngôn viên có thẩm quyền tại cảng hải quân này không bình luận gì về AGI Nga ở cảng.
“Hoạt động của một AGI Nga và một tàu ngầm hạt nhân tương tự như loại tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớn nhất của Hải quân Mỹ ở căn cứ Kings Bay - gợi nhớ tới các hoạt động trong thời “Chiến tranh lạnh” của Hải quân Xô Viết khi theo dõi sự di chuyển của các tàu ngầm hạt nhân của chúng tôi".
"Tôi không thể nói về việc chúng tôi làm thế nào để phát hiện ra nó, nhưng tôi có thể khẳng định, mọi thứ đã được lên kế hoạch theo cách của người Nga thường làm", một quan chức Mỹ cho Washington Free Beacom biết. Ông này cũng lưu ý rằng, chiếc tàu ngầm Nga "không gây ra mối đe dọa nào" đối với các tàu ngầm Mỹ trong căn cứ.
Theo các nhà phân tích hải quân, tàu ngầm tấn công của Nga được trang bị loại tên lửa chống tàu ngầm SS-N-21, tên lửa chống ngầm SS-N-16 và nhiều ngư lôi.
Căn cứ tàu ngầm Kings Bay của Hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ triển khai một loạt các sonar cảm biến dưới nước, được thiết lập tại các vị trí chiến lược, gần nơi mà họ đã phát hiện ra một tàu ngầm lớp Akula của Nga hồi cuối tháng 7-2012.Tuy nhiên, vị trí tàu ngầm Nga cách bờ biển Mỹ nằm ngoài phạm vi 200 hải lý, vì vậy thuộc hoàn toàn trong hải phận quốc tế và không vi phạm vào lãnh thổ của Mỹ.
Các quan chức Mỹ nói rằng, việc triển khai tàu ngầm tới sát bờ biển Mỹ là một phần trong những nỗ lực của Hải quân Nga để có thể tái thiết lập sức mạnh biển khơi của họ, như thời “Chiến tranh lạnh”.
Nhà phân tích hải quân Miles Yu viết trong bản tin trực tuyến Geostrategy rằng, trong tháng 2-2012, Nga đã tuyên bố sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuần tra tàu ngầm ở những vùng nước chiến lược trên khắp thế giới như một sự trở lại trong thời kỳ Xô Viết.
"Kể từ ngày 1-6-2012, chúng tôi sẽ trở lại tuần tra trên các đại dương bằng tàu ngầm hạt nhân chiến lược", Đô đốc Vladimir Vysotsky, Tư lệnh Hải quân Nga tuyên bố trước báo giới ngày 3-2-2012.
Trong suốt cuộc “Chiến tranh lạnh”, lực lượng tàu ngầm của Moscow đã thực hiện hàng trăm phi vụ tuần tra hàng năm để duy trì khả năng tấn công hạt nhân đầu tiên và thứ hai của họ. Năm 1984, Liên Xô bắt đầu suy giảm sức mạnh nhưng lực lượng tàu ngầm của họ vẫn tiến hành 230 cuộc tuần tra hàng năm. Ngày nay, số lần tuần tra giảm xuống ít hơn con số 10.

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/598942/Tau-ngam-tan-cong-Nga-ap-sat-bo-bien-My-tpod.html

1 Năm Tàu Nga thăm Mỹ 3 lần
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Đô đốc LX/Nga nói về đối phó với tàu sân bay Mỹ hồi những năm 1970:

SS-N-26 Yakhont
Một hệ thống Bastion
bao gồm 4 xe bệ phóng dùng khung gầm MAZ (mỗi xe mang 3 quả Yakhont và có thể chuyển từ trạng thái hành quân sang chiến đấu trong vòng 5 phút), 1-2 xe chỉ huy chiến đấu, 1 xe bảo đảm trực chiến, 4 xe tiếp đạn và khi cần, một hệ thống chỉ thị mục tiêu lắp trên trực thăng.

Hệ thống có thể trực chiến trong vòng 30 ở một khu vực đã định. Nhịp phóng tên lửa hành trình khi bắn loạt từ một xe bệ phóng là 2,5 s, tức là 2 hệ thống Bastion chỉ trong chưa đầy 10 s có thể phóng đến các tàu địch 24 quả tên lửa. Tên lửa có tầm bắn 300 km, đầu đạn 300 kg.

Tên lửa có thể thay đổi quỹ đạo bay: ở giai đoạn cuối, tên lửa bay ở độ cao chỉ cách mặt biển 5 m nên cực khó phát hiện và đánh chặn tên lửa.

Sơ đồ tác chiến của tên lửa Yakhont: 1) Chỉ thị mục tiêu; 2) Phóng loạt tên lửa chống hạm; 3) Tăng tốc và lấy độ cao; 4) Bay hành trình; 5) Hạ xuống độ cao nhỏ; 6) Bật đầu tìm, phát hiện mục tiêu; 7) Bay ở độ cao nhỏ; 8) Các tên lửa chống hạm tự dẫn tới các mục tiêu được lựa chọn

* Ý kiến của Giám đốc Trung tâm Dự báo quân sự, PTS KHQS, Đại tá Anatoly Tsyganok:

- Vấn đề là ở chỗ, tầm bắn của hệ thống Bastion cho phép nó đặt dưới tầm ngắm gần như nửa Địa Trung Hải. Ngoài việc cung cấp vũ khí này, chúng ta không từ bỏ căn cứ của chúng ta ở Syria. Hơn nữa, trong 2 năm gần đây, chúng ta đã nạo vét đáy của khu căn cứ: nếu như năm 1995, chỉ có các tàu cấp 3 ghé được vào căn cứ, thì nay các tàu cấp 1 đã có thể, mặc dù vẫn quá chật hẹp tàu Kuznetsov nên tàu này phải bỏ neo ở ngoài cảng.

Cần hiểu rõ rằng, giải pháp vũ lực cho vấn đề Syria đã ở đâu đó cận kề. Các nước Arab đã tuyên bố chấm dứt mọi sự hợp tác với Syria. Rất may là Syria đã biết điều gì sẽ xảy ra nên đã rút 95% tiền của mình khỏi các nước này. Một vấn đề khác rất quan trọng là 8 nước đã rút sứ quán của mình khỏi Iran và rút sứ quán cả khỏi Syria. Bây giờ, chúng ta đang thấy sự lặp lại tương tự của kịch bản Libya: sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, sự lên án toàn thể, kích động bạo loạn trong nước, các tàu chiến NATO rình rập ngoài bờ biển và có lẽ là cả vũ trang cho các lực lượng chống đối chính quyền hiện nay. Nhưng tôi nghĩ rằng, cả Nga lẫn Trung Quốc sẽ không chấp nhận để phương Tây thông qua Hội đồng Bảo an LHQ đưa ra các biện pháp chống Syria. Nếu như ở Libya, chúng ta đã mất khoảng 2,5 tỷ USD, thì ở Syria tổn thất sẽ nhiều hơn và ngoài ra, ở đó còn có 110-120 ngàn công dân Nga đang sinh sống.

SP: Tại sao trên tàu Kuznetsov lại ít máy bay thế?

- Tôi nghĩ rằng, đơn giản là về mặt kỹ thuật người ta không kịp sửa chữa xong: tàu thì cần phải khẩn cấp cho ra khơi, còn các máy bay thì không kịp đưa đến. Sửa chữa lớn là một quá trình dài từ nửa năm trở lên và chi phí mất hơn 10-15 triệu rúp.

SP: Các tên lửa Yakhont có thực sự là vũ khí khủng khiếp như người ta nói không?

- Hãy tin là giá như Nga đã cung cấp cho Gaddafi Yakhont thì hạm đội NATO sẽ không yên ổn hành động như thế ở Địa Trung Hải. Còn một điều thú vị nữa. Bên trên Địa Trung Hải là cả đống vệ tinh do thám. Tôi nghĩ hoàn toàn có khả năng Nga đang theo dõi các tàu Mỹ và cung cấp toàn bộ thông tin về chúng đến bộ chỉ huy quân đội Syria.

* Đô đốc Valentin Selivanov nói về biện pháp đối phó tàu sân bay Mỹ trong những năm 1970:

“Ở đó lúc nào cũng có 2 tàu sân bay Mỹ. Một cụm tàu sân bay ở khu vực đóng quân tại Napoli (Italia), cụm kia ở Haifa (Israel). Các lực lượng của tôi thì triển khai một đơn vị ở khu vực Tunis, đơn vị khác ở Mersa Matruh. Mỗi đơn vị nhằm vào một cụm tàu sân đối phương được phân công. Mỗi tàu sân bay Mỹ đều bị các tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hành trình của chúng tôi đi kèm. Ở gần mỗi tàu sân bay luôn có một tàu theo dõi của chúng tôi, phát hiện từng lượt cất cánh của máy bay trên hạm Mỹ và truyền những thông tin này đến các tàu ngầm.

Ngoài các tàu ngầm, mỗi tàu sân bay Mỹ còn bị kèm chặt bởi các cụm tàu tấn công của chúng tôi. Nếu như đó là tàu tuần dương mang tên lửa có tầm bắn 300-350 km thì nó chạy cách cụm tàu sân bay đối phương khoảng 300 km.

Tôi đã cố phân bố lực lượng sao cho mỗi tàu sân bay bị không dưới 30 tên lửa của chúng tôi nhằm bắn ở trạng thái sẵn sàng phóng các tên lửa trong vòng 2 phút. Cứ cứ mỗi giờ, tôi lại cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cập nhật cho tất cả các phương tiện của hải đoàn, đối phương luôn nằm trong tầm ngắm. Và dĩ nhiên chúng tôi cũng nằm trong tầm ngắm của người Mỹ.

Trong khi đó 25%, tức là ¼ số tên lửa của chúng tôi được lắp đầu đạn hạt nhân. Tức là trên mỗi tàu ngầm có 8 tên lửa, 2 trong số đó mang đầu đạn hạt nhân. Trên tàu Slava là 16 tên lửa, 4 trong số đó mang đầu đạn hạt nhân.

Đương thời, Liên Xô cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên. Nhưng rất khó nói điều đó thực hiện thế nào trong thời chiến. Ví dụ, nếu như trong trận đánh, tôi đã phóng hết sạch các tên lửa mang đầu đạn thông thường, mà tôi vẫn tiếp tục bị tấn công từ mọi hướng và chẳng ai có thể giúp tôi. Làm sao có thể ngừng kháng cự khi chưa tiêu hao uy lực chủ yếu của mình (tên lửa mang đầu đạn hạt nhân)?

Các tính toán của chúng tôi cho thấy, hồi đó, cụm tàu sân bay Mỹ có khả năng bắn hạ chắc chắn 22 tên lửa. Tàu sân bay sẽ dính quả tên lửa thứ 23 đánh vào mạn tàu. Quả thứ 24 họ lại có thể bắn rơi, nhưng sau đó lại để lọt 3 quả liền và cứ như thế. Nghĩa là khi bắn hơn 22 quả tên lửa trong một loạt bắn thì chúng tôi đã có thể tiêu diệt với xác suất cao mục tiêu chính là tàu sân bay. Bởi vậy, chúng tôi đã tính toán là phải luôn có 30 quả tên lửa sẵn sàng phóng. Nhưng thật lòng mà nói, tôi không bao giờ tin là người Mỹ quả thực có khả năng bắn rơi 22 quả tên lửa đầu tiên. Tôi đoan chắc, con số đó sẽ không quá 10...

Trong khi đó, các tên lửa của chúng tôi là tên lửa thông minh, nếu như chúng gặp mục tiêu kém thú vị hơn thì bỏ qua mà tìm cái gì đó to hơn. Nếu như trên đường bay tới tàu sân bay có một tàu khu trục, thì tên lửa vòng tránh qua nó về phía mạn phải hay mạn trái và sẽ bay tiếp đến mục tiêu nào có bề mặt phản xạ lớn hơn, tức là nó vẫn sẽ tìm ra tàu sân bay. Hơn nữa, độ chính xác của tên lửa của chúng tôi đơn giản là cực cao. Tôi đã chứng kiến hàng mấy chục lần phóng tập tên lửa và gần như chúng luôn trúng vào mục tiêu mà còn là vào giữa tâm hình học của mục tiêu.

Đã có trường hợp, tàu khu trục lớp Projkekt 956 được bán cho Trung Quốc. Và ở đó, bên Trung Quốc, người ta tổ chức đợt bắn đầu tiên có sự tham dự của cả các chuyên gia của chúng tôi. Người Trung Quốc lấy một tàu chở dầu nhỏ cỡ 1.000-1.500 tấn làm mục tiêu. Bình thường mục tiêu được neo bằng 2 mỏ neo để độ rộng phản xạ của mục tiêu được lớn. Nhưng đột nhiên chiếc tàu dầu tuột khỏi chiếc phao neo và xoay đuôi về phía tàu khu trục bắn tên lửa ở tư thế độ rộng mục tiêu chỉ còn không quá 15 m, hơn nữa chiếc tàu dầu rõ ràng là đã bị thủng, dần dần chìm xuống và tại thời điểm phóng, mũi tàu hất mạnh lên. Ấy vậy mà quả tên lửa phóng đi vẫn bắn chính xác vào giữa mặt boong, vào phần thượng tầng, xuyên suốt qua nó, đi qua thân tàu và phá vỡ mũi tàu dầu chỗ sống mũi tàu. Người Trung Quốc kinh hoàng trước những gì họ chứng kiến.

Tên lửa trên các tàu ngầm còn “thông minh” hơn. Nếu chỉ huy quyết định bắn loạt một lúc 8 tên lửa, thì tàu sẽ phóng tên lửa lần lượt từng quả một, sau đó các tên lửa tập hợp thành đội hình trên không và chỉ sau đó mới cùng bay đến mục tiêu.

Thường có những báo cáo kết quả ghi nhận tất cả các lần phòng tên lửa đều trúng đích 100%. Đôi khi, khá hiếm hoi là có trục trặc với bản thân tên lửa khi phóng, hỏng động cơ hay hệ thống nào đó. Nhưng một khi tên lửa đã bay đi thì có thể chắc chắn là nó sẽ tìm thấy mục tiêu của mình và nhất định bắn trúng vào giữa tâm hình học của mục tiêu.

Vì thế, chúng tôi tự hào về vũ khí của mình, kính trọng vũ khí của chúng tôi.

Bởi vậy, tôi tin rằng, người Mỹ khi có chiến tranh không bao giờ có thể bắn rơi được 22 tên lửa của chúng tôi! Mà số tên lửa cho mỗi cụm tàu sân bay thì như tôi đã nói là có ít nhất 30 quả! Mà đó là năm 1977-1978. Sau đó, kỹ năng và khả năng của vũ khí của chúng ta chỉ có tốt lên mà thôi”.


  • Nguồn: Viktor Savenkov // SVP, 6.12.2011.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Hai “sát thủ diệt hạm” của TQ được ưa chuộng ở ĐNA

Hai loại tên lửa chống tàu C-705 và C-802 của Trung Quốc rất được ưa chuộng ở một số nước Đông Nam Á.



Tên lửa chống tàu C-705


C-705 là biến thể cải tiến mạnh từ dòng tên lửa hành trình chống tàu C-704. Loại tên lửa này được giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 7.


Kiểu dáng của tên lửa C-705 được cho là tương tự với tên lửa hành trình tầm xa C-602 (YJ-62).

Tên lửa chống tàu C-705.​


Những cải tiến lớn tập trung trong ba lĩnh vực: động cơ, đầu đạn và dẫn đường. Động cơ tên lửa ban đầu của C-704 đã được thay thế bằng một động cơ lớn hơn, tầm xa tăng lên 75 km. Các nhà phát triển cho rằng thiết kế kiểu module của động cơ mới có thể phát triển thêm tầng đẩy thứ 2 để tiếp tục tăng tầm lên 170 km.


C-705 trang bị đầu đạn nặng 110-130kg cho phép vô hiệu hóa các tàu chiến tải trọng 1.500-3.000 tấn, xác suất trúng đích trên lý thuyết hơn 95,7%. Tên lửa có thể lắp nhiều loại đầu tự dẫn như: radar chủ động, quang – truyền hình và hồng ngoại.


Hiện tại, trong khu vực Đông Nam Á chỉ duy nhất Hải quân Indonesia sử dụng loại tên lửa này trang bị các tàu cao tốc tên lửa cỡ nhỏ KCR-40 nội địa. Nước này có kế hoạch mua giấy phép sản xuất và tự chế tạo C-705 trong nước.


Tên lửa chống tàu C-802

C-802 là một trong những loại tên lửa hành trình chống tàu chủ lực trang bị trên chiến hạm của Hải quân Thái Lan và Malaysia.


Tên lửa hành trình chống tàu C-802 (hay gọi là YJ-82) được phát triển dựa trên loại C-801. Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm C-802 dài 6,3m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 715kg.


C-802 có thân mỏng và mũi hình trứng, lắp bốn cánh lớn ở giữa thân, bốn cánh điều khiển nhỏ hơn ở đuôi. Khe hút không khí nằm giữa các cánh chính dưới thân tên lửa. Cánh trước và đuôi được gấp gọn khi phóng.

Tên lửa chống tàu C-802 rời bệ phóng.​


Khi tên lửa phóng, động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn đẩy nhanh tốc độ của tên lửa đến Mach 0,9 trong vài giây. Sau khi cháy hết nhiên liệu, động cơ khởi tốc sẽ tách ra và động cơ tăng tốc – hành trình của tên lửa bắt đầu làm việc đưa tên lửa tới mục tiêu.


Tên lửa sử dụng đầu đạn hạt nhân bán xuyên giáp 165 kg tiêu diệt mục tiêu bằng động năng của tên lửa xuyên qua boong tàu, thâm nhập và phát nổ bên trong trong tàu.


Theo tạp chí Globalsecurity, tên lửa chống tàu C-802 có diện tích phản xạ radar nhỏ, khi cách mục tiêu vài km nó sẽ hạ xuống độ cao 5-7m so với mặt nước biển, hệ thống dẫn đường chống nhiễu tốt, tàu mục tiêu khó có khả năng đánh chặn được tên lửa. Xác suất đánh trúng của C-802 là 98%.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201302...-o-dNa-895303/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,343
Động cơ
389,627 Mã lực
Học giả Mỹ: Tên lửa của TQ quá nhanh, không thể đánh chặn

(GDVN) - Cho dù Mỹ có phát triển thành công những công nghệ mới thì tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc cũng khó đánh chặn.


Trang mạng “Nhà ngoại giao” Nhật Bản ngày 22/11 đã đăng bài viết của phó giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ James Holmes cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến trang bị cho tàu nổi của Hải quân Mỹ, chẳng hạn như hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần (CIWS) không thể dễ dàng đánh chặn tên lửa Đông Phong-21D (DF-21D) của Trung Quốc.
Bài báo cho biết, ở trên các tàu chiến của Mỹ và nhiều đồng minh, đều được trang bị một khẩu pháo Gatling, nó là một thành phần của hệ thống vũ khí phòng thủ tầm ngắn. Tuy công nghệ này thực sự tiên tiến, có thể phóng đạn dẫn đường bằng radar với tốc độ 4.500 phát/phút, nhưng sản phẩm công nghệ có ấn tượng sâu sắc này hoàn toàn không phải luôn luôn hoạt động thuận lợi.

Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc Thời gian khởi động hệ thống vũ khí phòng thủ tầm ngắn chỉ trong vòng 20 giây. Điều quan trọng hơn là, hệ thống này là hệ thống phòng thủ “tầm gần” thực sự. Theo thống kê, tầm phóng hiệu quả của nó chỉ vài dặm Anh. Với các mối đe dọa có tốc độ siêu âm hiện nay, điều này được mô tả là phòng tuyến cuối cùng của tàu chiến.
Theo ước tính, tốc độ thiết bị đầu cuối của dòng tên lửa DF-21 đạt 10-12 Mach, tương đương với 8.000-9.000 dặm Anh/giờ. Điều này có nghĩa là, tốc độ tên lửa của hệ thống này đạt 150 dặm/phút, hay 2,5 dặm/giây. Đối mặt với tốc độ này, hệ thống vũ khí phòng thủ tầm ngắn chỉ có khoảng 1 giây để ứng phó.

Tên lửa đạn đạo cải tiến DF-21 của quân đội Trung Quốc Máy tính kiểm soát vũ khí cũng là một nhiệm vụ khó khăn. Ngay cả khi đánh chặn thành công, đầu đạn bay đến được dẫn nổ, trong vụ nổ, các mảnh vỡ của tên lửa cũng sẽ tiếp tục bay theo quỹ đạo cơ bản tương đồng.

Rất có thể, một số mảnh đạn sẽ bắn trúng tàu chiến. Mảnh đạn kim loại bay với tốc độ siêu âm giữ lại động năng to lớn, đủ để làm cho nó xuyên thủng vỏ bọc thép của tàu chiến hiện đại, gây thương vong cho binh sĩ.
Trên thực tế, ngay từ khi mối đe dọa của tên lửa đạn đạo chống hạm còn chưa xuất hiện, khi tàu chiến đối mặt với mối đe dọa của máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình chống hạm, hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần đã được coi là một sự “hài hước màu đen”.

Phiên bản ra đời sớm của dòng tên lửa DF-21 do Trung Quốc chế tạo Tuy nhiên, đối mặt với mối đe dọa của tên lửa đạn đạo chống hạm, tàu chiến của quân đội Mỹ cũng không thể bó tay chờ chết. Trong cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, Hải quân Mỹ giành được chủ động, mà một số hệ thống phần cứng có triển vọng cũng thực sự đang hình thành.
Hiện nay, Mỹ đang nghiên cứu phát triển các tên lửa tầm xa như “tên lửa chống hạm tầm xa”. Hệ thống vũ khí này có thể giúp cho Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tạo ra mối đe dọa từ cự ly xa đối với tàu chiến nổi của Trung Quốc, tiến tới giảm mối đe dọa tên lửa cho tàu chiến Mỹ.
Hơn nữa, hệ thống vũ khí phòng thủ cũng liên tục phóng, bao gồm hệ thống tự vệ mở rộng phạm vi SeaRAM được thiết kế dùng để trang bị cho tàu chiến ven bờ mới của Hải quân Mỹ. Nhìn về lâu dài, cho dù là vũ khí mang tính tấn công hay vũ khí mang tính phòng ngự, những công nghệ mới như “pháo quỹ đạo” điện từ và laser năng lượng cao đều rất hứa hẹn.

Tên lửa Patriot của quân đội Mỹ Tuy nhiên, ngay cả những công nghệ mới này phát triển thành công, mối đe dọa của tên lửa đạn đạo chống hạm cũng không dễ ứng phó. Thật vậy, tính năng của tên lửa đạn đạo chống hạm hoặc thiết bị cảm biến liên quan của nó có thể không đạt được tiêu chuẩn như mong đợi. Liên Xô đã từng cố gắng, nhưng cuối cùng đã thất bại.
Nếu chuyên gia tên lửa của Trung Quốc có thể làm cho tên lửa đạn đạo chống hạm ngắm chuẩn thành công đối với tàu sân bay hoặc tàu chiến đổ bổ của Mỹ, thì chắc chắn Mỹ sẽ rơi vào thế bất lợi.

Ngày 30/7/2009, quân đội Mỹ phóng thử tên lửa đánh chặn Standard-3

http://www.baomoi.com/Hoc-gia-My-Ten-lua-cua-TQ-qua-nhanh-khong-the-danh-chan/119/7436223.epi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top