[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
ồi GEPARD trang bị em nài thì phê nhể
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc khó phát huy trên tàu chiến Iran

Thanh Phong - theo TTVN | 18/12/2012 08:21


(Soha.vn) - Số tên lửa chống hạm C-802 hải quân Iran nhập của Trung Quốc và trang bị cho tàu hộ vệ Sina-7 mà Teheran nghiên cứu chế tạo

Thời báo Hoàn Cầu ngày 17/12 dẫn nguồn tin trang Strategy của Mỹ cho hay, số tên lửa chống hạm C-802 hải quân Iran nhập của Trung Quốc và trang bị cho tàu hộ vệ Sina-7 mà Teheran nghiên cứu chế tạo cũng như các chiến hạm hiện đại khác đã không phát huy được hiệu quả như mong muốn.

Tàu hộ vệ lớp Jamaran do Iran chế tạo được trang bị tên lửa chống hạm C-802 nhập của Trung Quốc
Cuối tháng 11 vừa qua Iran tuyên bố đã chế tạo thành công hộ vệ hạm Sina-7, đồng thời công khai hình ảnh hoàn chỉnh của con tàu này cũng như hệ thống vũ khí nó được trang bị.
Dự kiến trong khoảng 1 đến 2 năm tới, Iran sẽ tiếp tục lắp đặt hệ thống vũ khí và các thiết bị điện tử cho Sina-7 nhưng sớm công bố chế tạo thành công con tàu này để "nâng cao sĩ khí" cho quân dân nước này.
Tàu hộ vệ lớp Sina-7 của Iran có lượng dãn nước từ 2000 đến 2500 tấn, trang bị pháo hạm 76 mm, được biên chế 1 trực thăng vũ trang và là phiên bản nâng cấp của chiếc tàu hộ vệ lớp Jamaran do Iran nghiên cứu, chế tạo.

Tên lửa chống hạm C-802A "made in China"
Jamaran là tàu hộ vệ lớn nhất của hải quân Iran hiện nay, hiện đã đưa vào biên chế phục vụ 2 chiếc, trong đó một chiếc được bố trí tại biển Caspian, chiếc còn lại đang thường trực tại Ấn Độ Dương.
Lần đầu tiên xuất hiện vào 5 năm trước, truyền thông Iran miêu tả Jamaran như một tàu khu trục, trên thực tế nó là tàu hộ vệ có lượng dãn nước 1400 tấn, thủy thủ đoàn 140 người với trang bị một pháo cao xạ 40 mm, 2 khẩu pháo phòng không 20 mm và 6 quả ngư lôi chống tàu ngầm, 4 tên lửa chống hạm C-802 "made in China".

C-802 vẫn chưa thể phát huy uy lực như mong muốn trên tàu chiến của Iran
Mặc dù tàu hộ vệ Jamaran được trang bị tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc nhưng do thiếu hệ thống thiết bị điện tử tiên tiến cần thiết trong tác chiến xa bờ nên bắt buộc phải dùng hệ thống thiết bị điện tử trên tàu hàng hải dân dụng nên hiệu quả sử dụng C-802 rất hạn chế.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
hình như em này nhái ecoxxet
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
con ka52 này mà sơn hình cá sấu thay cho sơn xanh thì hay , đi dọa cướp biển luôn :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vũ khí nào là "sát thủ" tàu sân bay?



Kienthuc.net.vn - 12 tháng trước 12853 lượt xem 1 tin đăng lại
- Nói chung có 2 cách để tiêu diệt một tàu sân bay, hay bất kì tàu chiến nào. Cách thứ nhất là dùng nước, nghĩa là sử dụng ngư lôi. Và cách thứ hai là dùng lửa, bằng cách dùng bom hoặc tên lửa, vì phần nhiều thiệt hại gây ra bởi những vũ khí này không phải từ bản thân vụ nổ ban đầu mà do đám cháy sau đó.


Nếu không thể kiểm soát được đám cháy này, ngọn lửa sẽ nhanh chóng nhấn chìm cả con tàu. Một ví dụ là vụ chìm tàu khu trục Sheffield của Anh trong cuộc chiến Falkland khi bị trúng tên lửa diệt hạm Exocet. Trên thực tế đầu đạn của tên lửa không kích nổ, nhưng số nhiên liệu còn sót lại trong tên lửa đã gây ra đám cháy, nó lan dần ra trước khi thủy thủ đoàn phải bỏ tàu.

Trong Thế chiến thứ 2, hải quân Mỹ đánh chìm tổng cộng 17 tàu sân bay của Nhật, trong đó 9 do trúng bom từ máy bay, và 8 do ngư lôi. Điều này cho thấy 2 phương pháp trên có mức độ hiệu quả gần bằng nhau.

Cũng phải nói rằng tàu sân bay là một mục tiêu rất khó bị hạ, kể cả khi đã bị trúng đạn, vì chỉ riêng kích thước lớn của tàu cũng giúp nó có thể chịu đựng được những mức độ thiệt hại mà có thể làm chìm các tàu chiến thông thường khác.
Ví dụ như chiếc USS Yorktown, trong trận chiến Midway (ngày 4-7/6/1942) bị trúng liên tiếp 3 quả bom của máy bay Nhật, nhưng thủy thủ đoàn vẫn có thể duy trì hoạt động của con tàu, các máy bay vẫn có thể cất và hạ cánh. Yorktown sau đó trúng 2 quả ngư lôi được thả từ máy bay, và thuyền trưởng phải ra lệnh bỏ tàu. Tuy nhiên nó vẫn nổi trong suốt 24 tiếng sau đó. Việc bơm nước ra và chống nghiêng cho tàu diễn ra rất tốt, cho đến khi nọ bị trúng thêm 2 ngư lôi nữa từ 1 tàu ngầm Nhật. Song lần này nó vẫn không bị chìm ngay mà vẫn nổi trên mặt biển thêm hơn 15 giờ đồng hồ nữa.

Tàu sân bay Yorktown bốc cháy sau khi các nồi hơi bị trúng bom trong trận Midway
Chiếc USS Yorktown chỉ có lượng choán nước khoảng 25,000 tấn, so với gần 100,000 tấn của các tàu sân bay cỡ lớn hiện nay, và là một trong những kiểu tàu sân bay cổ nhất (được đóng năm 1934). Song đối phương vẫn cần đến 3 quả bom, 4 ngư lôi để có thể đánh đắm nó. Điều này cho thấy để tiêu diệt được một tàu sân bay hiện đại không phải là chuyện dễ dàng.

1. Ngư lôi

So với các loại vũ khí khác, cùng với 1 lượng chất nổ, ngư lôi là loại vũ khí có khả năng gây nhiều thiệt hại nhất cho một con tàu. Ngư lôi kiểu cũ dùng cơ chế chạm nổ để xuyên thủng thân tàu và cho nước tràn vào qua lỗ thủng đó. Trong khi đó ngư lôi hiện đại phát nổ bên dưới đáy tàu, cách con tàu vài mét, và bẻ gãy con tàu làm đôi. Nó có thể tạo ra sức tàn phá lớn như vậy là nhờ vào sự kết hợp của 3 tác động khác nhau.

Khi ngư lôi phát nổ, nó tạo ra một ‘bong bóng’ khổng lồ bên dưới con tàu. Bong bóng này giãn nở với tốc độ rất nhanh và đẩy lớp nước giữa nó và con tàu lên. Phần thân tàu vì vậy cũng bị đẩy lên trên. Do hệ thống dẫn đường của ngư lôi sẽ nhắm vào điểm giữa của mục tiêu, nên phần giữa con tàu sẽ bị đẩy lên cao hơn so với 2 đầu, làm sống tàu bị bẻ cong.
Tác động thứ 2 xảy ra khi bong bóng đã giãn nở tối đa, nó sẽ vỡ và giải phóng toàn bộ năng lượng của vụ nổ ban đầu, mà cho đến lúc này vẫn bị nhốt bên trong bong bóng. Năng lượng được giải phóng này sẽ ép lớp nước bên trên và bắn xuyên qua các vết nứt ở đáy tàu tạo ra do tác động thứ 1, giống như 1 lưỡi dao bằng nước. Hiệu ứng này gần giống như luồng xuyên kim loại tạo ra bởi các đầu đạn chống tăng.

Và tác động cuối cùng xảy ra khi bong bóng đã vỡ hoàn toàn và bắn tung một khối lượng nước lớn lên không trung, trong một tích tắc nó tạo thành 1 ‘lỗ hổng’ bên dưới con tàu, khi nước chưa kịp lấp vào. Phần giữa của con tàu sẽ rơi lại vào trong lỗ hổng đó, làm cho sống tàu lại bị bẻ cong 1 lần nữa, ngược hướng với tác động lần thứ 1. Sự kết hợp của cả 3 tác động này thường là con tàu bị gãy lìa làm đôi và chìm trong nháy mắt. Ví dụ sinh động nhất là vụ tàu Cheonan của Hàn Quốc bị trúng 1 ngư lôi của Bắc Triều Tiên ngày 26/03/2010.

Hình 10 - Một tàu chiến bị trúng ngư lôi và gãy làm đôi
Tất nhiên với 1 mục tiêu lớn như tàu sân bay sẽ cần nhiều hơn 1 ngư lôi để đánh chìm nó. Hải quân Mỹ từng thực hiện nhiều mô phỏng để xem cần bao nhiêu ngư lôi để đánh chìm 1 tàu sân bay cỡ lớn, như lớp Nimitz của Mỹ. Họ ước tính sẽ cần khoảng 6 ngư lôi hạng nặng, ví dụ như loại Mk-48 với đầu đạn nặng 300kg, để đánh chìm một tàu sân bay hạng nặng.
Như vậy để đánh chìm một tàu sân bay hạng trung, như chiếc mà TQ đang thử nghiệm, có thể sẽ cần khoảng từ 3 đến 4 ngư lôi hạng nặng. Còn trên thực tế, chiếc tàu sân bay lớn nhất từng bị đánh đắm bởi ngư lôi là chiếc Shinano của hải quân Nhật. Con tàu 60,000 tấn này bị tàu ngầm USS Archerfish đánh chìm bằng 4 ngư lôi, vào ngày 29/11/1944.

Điểm bất lợi của ngư lôi là nó có tầm hoạt động ngắn và tốc độ thấp hơn nhiều so với tên lửa. Do đó các tàu ngầm sẽ phải tìm cách áp sát mục tiêu mà không bị phát hiện. Tàu ngầm tấn công thường được chia thành 2 loại chính: tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, và tàu chạy bằng động cơ diesel-điện. Các tàu ngầm diesel-điện có tốc độ rất chậm so với tàu sân bay, tầm hoạt động ngắn, và phải thường xuyên nổi lên để chạy động cơ diesel và nạp lại pin.
Do đó chúng không thích hợp với những chiến trường lớn như khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên ở những vùng biển nhỏ hẹp, như vùng biển Vịnh Ba Tư, các tàu ngầm diesel-điện có thể trở thành những sát thủ thực sự của tàu sân bay khi áp dụng chiến thuật phục kích, ẩn nấp.

2. Bom và tên lửa

Trong Thế chiến thứ 2 chưa có sự xuất hiện của các tên lửa diệt hạm được phóng đi từ tàu chiến và máy bay. Tuy nhiên về bản chất chúng không khác mấy so với việc dùng bom, nghĩa là dùng lửa để tiêu diệt tàu sân bay mục tiêu.

Hiện nay tên lửa này đã hiện nay đã trở thành loại vũ khí chính cho tác chiến trên biển. Chúng có lợi thế là tầm hoạt động xa, có thể lên đến hàng trăm km, thời gian di chuyển đến mục tiêu ngắn nhờ vào tốc độ cao, những loại tên lửa diệt hạm mới có thể đạt vận tốc siêu thanh và nhanh hơn cả vận tốc của một viên đạn.
Ví dụ như tên lửa Brahmos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển, có thể đạt vận tốc tối đa trên 3000km/h. Vận tốc cao còn khiến đối phương ít có thời gian phát hiện và đối phó, và cũng khiến việc bắn chặn trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra vận tốc cao giúp tăng thêm sức tàn phá của tên lửa khi va chạm vào mục tiêu. Đa số các tên lửa diệt hạm sử dụng cơ chế xuyên phá và nổ chậm để tối đa hóa mức độ thiệt hại, nghĩa là nó dùng động năng của mình để xuyên thủng lớp vỏ ngoài của tàu, và phát nổ khi tên lửa đã ở bên trong con tàu.

Trong thực tế chiến tranh cho đến nay, tàu sân bay chưa từng bị tấn công bởi các tên lửa diệt hạm. Cuộc chiến hiện đại trên biển gần đây nhất là cuộc chiến Falkland 1982, song như đã phân tích ở trên, hải quân Anh đã thành công trong việc bảo vệ các tàu sân bay của mình trước các tên lửa Exocet của Argentina.
Tuy vậy trong giai đoạn cuối của Thế chiến thứ 2, khi phát xít Nhật sử dụng các phi đội kamikaze, các phi công cảm tử lao máy bay vào tàu chiến Mỹ, thì đó cũng có thể xem như 1 loại ‘tên lửa’ diệt hạm, chỉ khác là chúng được con người điều khiển. Trong nhiều trường hợp, máy bay cảm tử cũng xuyên qua lớp vỏ ngoài của tàu và phát nổ bên trong thân tàu giống các tên lửa. Vì vậy phân tích thiệt hại của các máy bay kamikaze gây ra cho tàu sân bay cũng giúp ta hình dung được phần nào tác dụng của tên lửa diệt hạm lên tàu sân bay.

Máy bay kamikaze xuyên thủng boong tàu sân bay USS Intrepid, vào khoang chứa máy bay bên dưới. Đám cháy bị khống chế 1 giờ sau đó.
Tổng cộng có 22 tàu sân bay Mỹ bị các phi đội kamikaze tấn công. Chỉ 3 trong số đó bị chìm, và cả 3 đều là các tàu sân bay hạng nhẹ. 16 trong số 22 tàu là các tàu sân bay hạng nặng, một số bị thiệt hại khá nghiêm trọng, nhưng không chiếc nào bị chìm. Cũng cần lưu ý rằng các tàu sân bay “hạng nặng” của thế chiến thứ 2 chỉ bằng một nửa các tàu sân bay hiện nay của Mỹ, và nhỏ hơn tàu sân bay hiện nay của Trung Quốc.

Hơn nữa, các tàu sân bay Mỹ trong thời kì đó có thiết kế khá kém an toàn. Mặt boong tàu chính, là nơi máy bay cất và hạ cánh, chỉ được làm từ gỗ và khung thép nhẹ. Thiết kế này giúp việc sửa chữa thiệt hại trên boong nhanh hơn, nhưng khả năng chống xuyên rất kém, bom và máy bay cảm tử có thể dễ dàng xuyên thủng mặt boong và phát nổ bên trong khoang chứa máy bay, kích nổ số nhiên liệu và bom đạn bên trong và gây ra thiệt hại vô cùng lớn.
Ví dụ như ngày 19/3/1945, tàu sân bay USS Franklin bị trúng 2 quả bom, chúng xuyên qua mặt boong chính, qua 2 tầng bên dưới trước khi phát nổ. 724 sĩ quan và thủy thủ thiệt mạng, 265 người bị thương. Các tàu sân bay sau này đều dùng thiết kế với mặt boong chính bọc thép.

Ngày 11/3/1945, một máy bay kamikaze mang 750kg bom tấn công tàu sân bay USS Randolph. Trên hình có thể thấy 1 lỗ thủng lớn ở đuôi tàu.
Tuy nhiên, ngay cả với kích thước nhỏ hơn so với tàu sân bay hiện đại và với lớp vỏ bảo vệ khá yếu các tàu sân bay này vẫn không bị đánh chìm bởi những phi đội kamikaze, như đã nói ở trên. Những tàu sân bay hiện đại được bọc thép gần như toàn bộ. Các khu vực quan trọng được gia cường bằng các lớp Kevlar. Ngoài ra, cấu trúc bên trong tàu được chia thành nhiều khoang với các vách ngăn bọc thép dày, nhằm cô lập sức công phá trong trường hợp tên lửa xuyên được vào trong tàu.

Do đó có thể thấy tên lửa và bom không có sức hủy diệt lớn như ngư lôi. Bên cạnh đó, do phần lớn thiệt hại của bom và tên lửa là từ các đám cháy lan sau đó, hiệu quả thực tế của chúng còn phụ thuộc vào 1 yếu tố quan trọng khác, đó là khả năng của thủy thủ đoàn khi xử lý thiệt hại và ngăn chặn đám cháy. Hải quân Mỹ tuy đã có vô số kinh nghiệm xử lý thiệt hại trong thế chiến thứ 2, vẫn có thể mắc những sai lầm chết người. Như trong vụ tại nạn trên tàu USS Forrestal trong chiến tranh Việt Nam. Các thủy thủ đã dùng nước biển, thay vì bọt, để dập một đám cháy nhiên liệu trên boong. Do nhiên liệu nhẹ hơn nước nên đám cháy cùng bùng lên dữ dội, kích nổ nhiều bom và tên lửa trên các máy bay, gây ra thiệt hại lớn và vật chất và nhân mạng.

Sau vụ việc này, hải quân Mỹ phải tiến hành nhiều thay đổi lớn, trong đó bao gồm thiết kế các hệ thống phun bọt tự động trên các tàu sân bay mới, cải tiến quy trình huấn luyện việc dập lửa cho thủy thủ. Nhờ vậy nên sau này trên tàu sân bay thế hệ mới USS Nimitz xảy ra 2 vụ tai nạn tương tự, nhưng đã được nhanh chóng khống chế và đảm bảo hoạt động thông suốt trở lại sau vài giờ.

Như vậy có thể thấy năng lực của thủy thủ đoàn cũng là 1 ‘lớp giáp bảo vệ’ vô hình nhưng cực kỳ quan trọng của tàu sân bay. Trong trường hợp này, những nước chưa từng có truyền thống sử dụng tàu sân bay như Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp bất lợi vì những năng lực này không thể xây dựng trong thời gian ngắn mà phải thông qua sự tích lũy kinh nghiệm thực tế, và những kinh nghiệm này thường phải trả bằng rất nhiều xương máu.

3. Vũ khí hạt nhân

Việc sử dụng vũ khí trong hải chiến từng được Mỹ và Liên Xô xem xét nghiêm túc trong chiến tranh lạnh. Lí luận của họ là khi sử dụng trên biển, vũ khí hạt nhân chỉ gây thương vong cho các đơn vị quân sự mà không ảnh hưởng đến dân thường và các cơ sở kinh tế, dân sự, do vậy sẽ không leo thang lên thành chiến tranh hạt nhân toàn diện.
Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), khi hải quân Mỹ phong tỏa Cuba để ngăn không cho Liên Xô triển khai các tên lửa hạt nhân tại đảo quốc này, một thuyền trưởng tàu ngầm Liên Xô do bị tàu chiến Mỹ truy lùng quá gắt đã dự tính sử dụng ngư lôi có đầu đạn hạt nhân. May mắn là 2 sĩ quan cao cấp khác trên tàu không đồng ý, trong khi theo quy định phải có sự đồng thuận của cả 3 trước khi vũ khí hạt nhân được sử dụng.

Ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân lên tàu chiến nói chung và tàu sân bay nói riêng có thể rất khác nhau tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt lớn nhất khi được kích nổ dưới mặt nước và khi hạm đội đang tập trung, điều này được chứng minh qua cuộc thử nghiệm ngày 25/7/1946 của Mỹ tại đảo san hô Bikini.
Một quả bom hạt nhân có sức công phá tương đương quả bom thả xuống Nagasaki được kích nổ ở độ sâu 30m. 9 tàu chiến trong vòng bán kính 1km quanh tâm vụ nổ bị chìm. Trong số đó có 1 tàu sân bay 50,000 tấn, chiếc Saratoga. Sóng chấn động của vụ nổ gây ra nhiều vết nứt khiến cho nước tràn vào, và nó chìm 8 giờ sau đó. Một tàu sân bay khác, chiếc Independence, đậu ở ngoài vùng bán kính hủy diệt nên không bị chìm, nhưng cũng bị hư hại nghiêm trọng, và bị nhiễm xạ nặng.

Cột nước khổng lồ trong thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên biển. Lưu ý những con tàu là những chấm nhỏ màu đen trên mặt biển
Các tàu chiến hiện đại đều được thiết kế để chống chọi lại với sự nhiễm xạ từ các vụ nổ hạt nhân. Chúng có thể duy trì áp suất không khí bên trong cao hơn môi trường bên ngoài để ngăn các vật liệu phóng xạ không lọt vào trong được. Một số còn được trang bị một hệ thống các vòi phun xung quanh tàu để tự động rửa trôi mọi vật liệu phóng xạ bám vào thành tàu.
Tàu sân bay HMS Hermes của hải quân Anh đang diễn tập với các vòi phun tia cao áp năm 1961
4. Vô hiệu hóa tàu sân bay

Trên thực tế, trong chiến tranh không nhất thiết phải đánh chìm tàu sân bay của đối phương, vô hiệu hóa nó cũng là một lựa chọn. Vô hiệu hóa nghĩa là làm tàu sân bay không thể thực hiện nhiệm vụ của mình: phóng và thu hồi các máy bay. Khi đó tàu sân bay chỉ còn là một khối sắt thép nổi vô dụng. Ngoài ra, đối phương cũng sẽ cần nhiều thời gian để sửa chữa. Về ngắn hạn, việc vô hiệu hóa tàu sân bay cũng có tác dụng như đánh chìm nó.

Trên tàu sân bay, điểm yếu nhất là các thang nâng dùng để đưa máy bay từ khoang chứa máy bay lên boong. Trong giai đoạn cuối của Thế chiến thứ 2, các phi đội cảm tử Kamikaze của Nhật khi tấn công tàu sân bay Mỹ luôn ưu tiên nhắm vào các thang nâng này. Lí do là vì chúng là thiết bị cơ khí chuyển động lộ thiên duy nhất trên tàu sân bay, nên rất dễ bị đánh hỏng. Và một khi chúng đã bị vô hiệu hóa thì toàn bộ hoạt động của tàu sân bay cũng tê liệt.
Một thang nâng trên tàu sân bay. Ở hậu cảnh là đài chỉ huy
Đài chỉ huy trên boong cũng là 1 điểm yếu, tuy nhiên việc tiêu diệt nó không thể làm gián đoạn hoàn toàn hoạt động của tàu sân bay, vì trung tâm chỉ huy chính nằm sâu bên trong tàu. Ngoài ra, đối với các tàu sân bay thông thường, không chạy bằng năng lượng hạt nhân, ống khói cũng là một trong những điểm yếu của tàu. Để có thể chọn đánh vào những điểm yếu này, tên lửa diệt hạm phải là loại được trang bị cảm biến hình ảnh, như tên lửa Kongsberg NSM ở trên.

Hệ thống tên lửa đạn đạo diệt hạm tầm xa mà Trung Quốc đang phát triển để đối trọng với các tàu sân bay của Mỹ được cho là có thể được trang bị loại đầu đạn đặc biệt, có thể phóng ra hàng trăm đầu đạn xuyên, dùng để phá hủy đường băng trên boong tàu sân bay. Tuy nhiên, đường băng nói chung, cả trên bộ và trên tàu, tương đối dễ sửa chữa khi bị hư hỏng, và thường không gây nhiều gián đoạn cho hoạt động của các sân bay quân sự cũng như tàu sân bay.

Có thể kết luận rằng nếu muốn đương đầu với các lực lượng hải quân mạnh có trang bị tàu sân bay, cần đầu tư vào các máy bay trinh sát biển, kết hợp hỏa lực chính xác từ nhiều loại phương tiện khác nhau, đặc biệt là tàu ngầm và chiến đấu cơ trang bị tên lửa diệt hạm hiện đại.

http://www.baomoi.com/Vu-khi-nao-la-sat-thu-tau-san-bay/119/7724040.epi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Kh-35E/X35э - Tên lửa chống tàu - thuyền (có trọng tải lên đến 5000 tấn) của Hải quân nhân dân Việt Nam được gắn trên các tàu chiến chủ lực... Nhấn nút phóng 1 phát là 37 tỷ 440 triệu đồng bay đi... (giá quy ra thời điểm hiện tại). Thế mới hiểu đc nhà ta chịu chi cỡ nào để bảo vệ biển đảo... Vài quả để đổi lấy 1 con Type-XXX vài trăm tỷ cũng không tiếc nhỉ

 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc không thể đấu trường trận với Mỹ
Cập nhật lúc :10:53 AM, 20/12/2012
Theo CSS, Sát thủ tàu sân bay DF-21D thực chất chỉ là sự thổi phòng quá mức năng lực của loại tên lửa này mà phía Trung Quốc đưa ra để cảnh báo Mỹ.

(ĐVO) Trung tâm nghiên cứu an ninh và xung đột CSS có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ vừa phát hành bản báo cáo đánh giá cuối năm về sự phát triển của Hải quân Trung Quốc.

Theo bản báo cáo, Hải quân Trung Quốc có đủ khả năng để đương đầu với Hải quân Mỹ trong cuộc xung đột ngắn nhưng không thể giành chiến thắng trong một cuộc xung đột kéo dài.

Khả năng đáp ứng về chiều sâu của Hải quân Trung Quốc còn kém xa so với Hải quân Mỹ.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều cùng thổi phòng năng lực của DF-21D nhưng có vẻ điều này có lợi cho Mỹ hơn. Đặc biệt, báo cáo tập trung vào việc phân tích và đánh giá năng lực của tên lửa đạn đạo DF-21D “sát thủ tàu sân bay”.

Sự xuất hiện của DF-21D trong năm 2011 được xem là “hiện tượng” của quốc phòng thế giới. Chưa một quốc gia nào trên thế giới phát triển khái niệm về một loại tên lửa đạn đạo cho nhiệm vụ chống hạm. Ngay như Nga là quốc gia có kho tên lửa chống hạm phong phú nhất cũng không phát triển khái niệm này.

Theo các nguồn tin từ phía Trung Quốc, DF-21D sẽ có chuyến thử nghiệm lần đầu tiên trong năm 2012. Tuy nhiên, đến này chương trình này vẫn “bặt vô âm tính”.

>> Trung Quốc giới thiệu UAV dẫn đường cho DF-21D

Sát thủ tàu sân bay chỉ là ảo tưởng

Báo cáo kết luận, khả năng của DF-21D chỉ là sự phóng đại từ một số quan điểm cá nhân từ phía Trung Quốc, là một sự "ảo tưởng" mà một số nhà quân sự và các nhà phân tích đã vẽ nên để "ví von" cho sức mạnh quân sự của họ.

Thế nhưng, Lầu Năm Góc tham gia thổi phòng khả năng của loại tên lửa đạn đạo này làm cớ cho sự chuyển dịch trọng tâm lực lượng sang châu Á - Thái Bình Dương.

Thực tế, DF-21D rất dễ tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử trong khi đây lại chính là thế mạnh của Mỹ.

Mặc khác, việc nhắm một mục tiêu đang di chuyển ở cách xạ bệ phóng trên 2.000km là điều không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi những công nghệ cực kỳ phức tạp mà ngay cả Mỹ xác suất thành công là không cao.
Sát thủ tàu sân bay DF-21D chỉ là ảo tưởng, bởi nó đã là "con mồi" ngay khi vừa được phóng lên. Dù DF-21D có thể hoạt động được như một tên lửa đạn đạo chống hạm thì khả năng nhắm trúng mục tiêu là tàu sâu bay Mỹ cũng không cao. Với hệ thống đánh chặn tối tân Aegis, DF-21D không phải "kẻ đi săn" mà chính là "con mồi" nếu phóng về phía tàu sân bay Mỹ.

CSS cho rằng, sự đề cao vai trò “sát thủ”của DF-21D từ phía Trung Quốc có thể coi là một sai lầm, điều đó chỉ càng tạo thêm cho Washington cái cớ để chuyển sự chú ý vào Trung Quốc. Khi mà DF-21D còn chưa rõ có thể trở thành tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới hay chưa thì Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị để đối phó với nó.


Hiện Mỹ triển khai 2 trạm radar phòng thủ tên lửa tại Nhật Bản, hoàn toàn không ngoài mục đích “kiểm soát” nhất cử nhất động từ Bắc Kinh.

Báo cáo còn chỉ ra rằng, dù Hải quân Trung Quốc đã được đầu tư mạnh trong thời gian qua, nhưng sự tăng cường lực lượng lại đặt họ vào rất nhiều vấn đề khác nhau. Nói khác đi là sự đầu tư của Trung Quốc bị phân tán.

Trung Quốc đang nỗ lực để trở thành một “cường quốc hàng hải”, họ đã đầu tư phát triển hạm đội có tới 60-75 tàu ngầm cùng với tốc độ hiện đại hóa đội tàu chiến mặt nước đến “chóng mặt”

Chiến lược của Trung Quốc là xây dựng lực lượng hải quân có khả năng tiếp cận trên phạm vi toàn cầu. Nhưng điều đó còn quá xa để so sánh với Hải quân Mỹ ngay cả khi Trung Quốc có 2 tàu sân bay vào năm 2020.

Trong khi đó, những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại các vùng biển Hoa Đông, biển Đông (Trung Quốc gọi là Hoa Nam) khiến họ đặt mình vào thế phải chống chọi với nhiều đối thủ hơn.

Báo cáo kết luận, mục tiêu trở thành cường quốc hải quân có khả năng thách thức Mỹ là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với Bắc Kinh. Nếu không thể giải quyết được các vấn đề nội bộ cũng như các vấn đề với các quốc gia láng giềng Bắc Kinh sẽ không thể trở thành cường quốc hải quân như mong muốn.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Khựa nó còn lâu mới đánh trực tiếp với Mỹ, sao lại cứ có cái kiểu bình luận lạ lùng thế này nhỉ.
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,383
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
Bình luận này dành cho những người thích huyễn hoặc, còn huyễn hoặc cái gì thì...chệu...:-@:-@:-@
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn Độ tăng sức mạnh cho tên lửa hành trình BrahMos


(Kienthuc.net.vn) - Ấn Độ đang nâng cấp tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh BrahMos với hệ thống định vị vệ tinh tiên tiến của Nga.






"Siêu hỏa tiễn" BrahMos


Các nguồn tin trong lực lượng chiến lược của Quân đội Ấn Độ tiết lộ, nước này đang nâng cấp tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos của họ bằng cách kết hợp với hệ thống định vị vệ tinh tiên tiến của Nga.


Theo đó, hệ thống định vị của BrahMos sẽ kết hợp với hệ thống của tên lửa hành trình chiến lược Kh-555 và Kh-101 của Nga.


Một đặc điểm quan trọng khác của biến thể tên lửa BrahMos nâng cấp là được bổ sung công nghệ định vị vệ tinh GLONASS của Nga. Công nghệ này có tầm quan trọng chiến lược bởi nhà cung cấp dịch vụ định vị GLONASS của Nga sẽ cho phép Quân đội Ấn Độ truy cập các liên kết thông tin quân sự của họ, trong khi hệ thống GPS của người Mỹ thì không.

Tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh BrahMos và container bảo quản.​

Biến thể BrahMos không những mang được đầu đạn thường mà còn cả đầu đạn hạt nhân, tầm bắn tăng từ 300 lên 500km. Tương tự thế hệ đầu, BrahMos mới có thể phóng từ tàu chiến, bệ phóng trên đất liền và trên không.


Trong đó, biến thể BrahMos phóng từ trên không mới sẽ được mang trên chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MKI. Không quân Ấn Độ sẽ trở thành một lực lượng mạnh hơn vào năm 2020 sau khi họ lên kế hoạch triển khai 200 chiến đấu cơ Sukhoi tiên tiến trang bị với biến thể “siêu hỏa tiễn” BrahMos mới. Đây sẽ là một kết hợp “đáng sợ” và biến những tiêm kích chiến thuật trở thành những máy bay chiến lược.


Tên lửa BrahMos mới sẽ phải trải qua quá trình kiểm tra và thử nghiệm trước khi được đưa vào hoạt động trong Quân đội Ấn Độ. Tuy nhiên, thời điểm đó sẽ không còn xa.


Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos


Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos là dự án hợp tác phát triển giữa NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Cái tên BrahMos là tên viết tắt của hai con sông: Brahmaputra (Ấn Độ) và Moskva (Nga).


Tên lửa BrahMos có khối lượng phóng 3 tấn (biến thể trên không nặng 2,5 tấn), dài 8,4m, đường kính thân 0,6m. Tên lửa lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg, tầm bắn khoảng 290km, tốc độ hành trình gấp 3 lần vận tốc âm thanh.


BrahMos được thiết kế hệ thống động cơ hoạt động theo hai giai đoạn, đầu tiên là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang động cơ đẩy nhiên liệu lỏng duy trì vận tốc trong suốt quãng đường bay tới mục tiêu.

BrahMos trang bị dưới bụng tiêm kích Su-30MKI.​

BrahMos hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên”, thực hiện nhiều đường bay đa dạng khác nhau, theo nhiều đường khác nhau tới mục tiêu. Độ cao hành trình có thể lên tới 15 km và ở giai đoạn cuối bay ở độ cao thấp, chỉ 10 m, do vậy các hệ thống phòng thủ của đối phương rất khó đánh chặn.


Khi so sánh với các tên lửa hành trình cận âm hiện đại trên thế giới hiện nay, BrahMos có vận tốc nhanh gấp 3 lần và tầm bay lớn hơn từ 2,5-3 lần, khoảng thời gian tìm kiếm mục tiêu nhanh hơn 3-4 lần và động năng tấn công gấp 9 lần. Sức mạnh phá hủy của nó được tăng cường do có động năng khí động học lớn khi va chạm vào mục tiêu.


Cho đến nay, Ấn Độ triển khai tên lửa BrahMos ở khu vực phía Tây để chống lại Pakistan. Tuy nhiên, từ khi tên lửa được lắp đặt lên một bệ phóng cơ động, nó có thể được vận chuyển tới mọi nơi trên đất nước và được triển khai trong thời gian ngắn.


Quân đội Ấn Độ đang lên kế hoạch triển khai BrahMos để chống lại mối đe dọa tiềm tàng Trung Quốc trong tương lai gần.


Ấn Độ cũng lên kế hoạch phóng thử nghiệm một biến thể tên lửa hành trình BrahMos từ trên không vào cuối năm 2012. Nếu kế hoạch này thực hiện thành công, họ sẽ là quốc gia duy nhất được trang bị tên lửa siêu âm trong tất cả các lực lượng quân đội của đất nước. Tuy nhiên, dường như kế hoạch thử nghiệm biến thể BrahMos trên không trong năm 2012 sẽ không kịp đáp ứng.


Một biến thể siêu vượt âm đang được phát triển có khả năng đạt tới tốc độ Mach 7 để tăng cường khả năng tấn công nhanh, dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm 2016.


Liên doanh Nga-Ấn sẵn sàng xuất khẩu BrahMos tới bất kỳ quốc gia nào quan tâm, miễn là họ sẵn sàng bỏ ra từ 2-3 triệu/một tên lửa. Chi phí tùy thuộc vào mỗi biến thể.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Pakistan thử tên lửa hành trình “bí ẩn”


(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Pakistan bắn thử một loạt tên lửa trong đó có tên lửa hành trình đối đất từ tàu chiến hôm 19 và 21/1.




Đại diện Hải quân Pakistan tiết lộ, vụ thử nghiệm gồm việc phóng các tên lửa tấn công mặt đất hiện đại, thử nghiệm trình diễn hiệu quả phá hủy và độ chính xác của hệ thống vũ khí của hải quân, cũng như trạng thái sẵn sàng chiến đấu và mức độ tác chiến chuyên nghiệp của hải quân.


Mặc dù Hải quân Pakistan sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình chống tàu và tên lửa đối không, nhưng họ không tiết lộ chi tiết loại tên lửa đối đất được bắn trong cuộc thử.


Mansoor Ahmed, chuyên gia quân sự thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng (Đại học Quaid-e-Azam) nói rằng, tên lửa “bí mật” được thử nghiệm có thể là một trong hai loại: biến thể tấn công mặt đất của tên lửa chống tàu C-802/CSS-N-8 (Trung Quốc sản xuất); biến thể của tên lửa hành trình đối đất Hatf-VII/Vengeance-VII Babur.

Tên lửa hành trình đối đất tầm xa Babur.​

“Được lắp một đầu đạn plutoni cỡ nhỏ, biến thể hải quân của tên lửa hành trình tầm xa Babur hoặc một tên lửa C-802 (tầm bắn 120km) có thể cung cấp cho Hải quân Pakistan đảm bảo nếu không phải là một khả năng tấn công thứ hai thì sẽ hoàn thành chân đế thứ ba cho bộ ba vũ khí răn đe đáng tin cậy của Pakistan”, ông Ahmed nói.


Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại đứng trên quan điểm nghiêng về giả thuyết tên lửa Babur, bởi biến thể hải đối đất của Babur đã được đặt trên tàu hộ tống Zulfiquar (lớp F-22P).


Vụ thử nghiệm diễn ra 7 tháng sau khi Pakistan thành lập Bộ Tư lệnh Lực lượng Hải quân Chiến lược (NSFC). Babur là một trong những tên lửa được tích hợp để hoạt động trong lực lượng chỉ huy-giám sát hải quân và “giúp đa dạng hóa các giải pháp lựa chọn để chống lại khả năng tấn công thứ hai của Ấn Độ từ phía biển”.


Ông này nói rằng, Hải quân Pakistan sẽ có khả năng “tấn công giới hạn, chống lại những mục tiêu chiến lược ở dọc theo bờ biển và duy trì khả năng chiến lược ở biển Ả Rập”.
 

MTVMeDia

Đi bộ
Biển số
OF-172995
Ngày cấp bằng
21/12/12
Số km
2
Động cơ
342,320 Mã lực
Đọc bài của kụ thật là được mở rộng tầm mắt!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn cũng đâu có chịu ngồi yên

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm



(Kienthuc.net.vn) - Ấn Độ đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo tầm ngắn K-15 từ tàu ngầm hạt nhân.





Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) vừa đạt được một dấu mốc lớn sau khi loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn K-15 của họ đã được phóng thử thành công từ tàu ngầm.


The Hindu đưa tin, cuộc phóng tên lửa K-15 được thực hiện thành công từ tàu ngầm trên vùng biển Vishakhapatnam vào ngày hôm qua.


Sau khi một bộ đẩy khí được tách ra từ phao chìm dưới nước, tên lửa đã tăng tốc lên 650 km/h và bay lên trên không tới độ cao 20km trước khi lao xuống biển trong chuyến thử nghiệm lần thứ 11.

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm K-15.​

Với sự thành công của cuộc thử, tên lửa K-15 sẽ được tích hợp lên tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ INS Arihant và sẽ chuẩn bị cho lần thử nghiệm tiếp theo, phóng ra từ tàu ngầm ở vị trí ngập nước.


“Đó là một hệ thống tuyệt vời. Nó rất mạnh mẽ và chính xác”, Giám đốc quản lý chương trình tên lửa K-15 của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Phát triển Hyderabat AK Chakrabarti nói.


“Ấn Độ là quốc gia thứ 5 trên thế giới sau Nga, Mỹ, Pháp và Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm”, ông này nói thêm.


Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm K-15 Sagarika được thiết kế để phóng từ tàu ngầm hạt nhân Arihant. K-15 có trọng lượng phóng 19 tấn, dài 10m, đường kính thân 0,74m. Tên lửa đạt tầm bắn tối đa 1.900km nếu mang đầu đạn nặng 180kg hoặc chỉ đạt tầm 700km nếu mang đầu đạn 1 tấn.

http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/201212/an-do-thu-thanh-cong-ten-lua-dan-dao-tu-tau-ngam-888572/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hồ sơ X

Hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO

VietnamDefence - Washington có ý định “trói” các đồng minh vào hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ

THÊ ĐỘI ĐÁNH CHẶN TÊN LỬA ĐƯỜNG ĐẠN TẦNG THẤP

Hệ thống TLPK Patriot. Ảnh: www.defenselink.mil
Hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO là hệ thống phòng thủ tên lửa hu vực, được xây dựng trên cơ sở sử dụng các phương tiện phòng thủ tên lửa hoặc là hoàn toàn do Mỹ chế tạo hoặc với sự tham gia trực tiếp của Mỹ. Đó là vì Washington có ý đồ tích hợp hoàn toàn hoặc một phần hệ thống phòng thủ tên lửa NATO vào hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của mình. Làm như vậy, Mỹ không chỉ có thể mở rộng tiềm năng phòng thủ tên lửa của mình mà còn có thể đạt được mục đích chính yếu là tước bỏ sự độc lập của các đồng minh châu Âu trong việc sử dụng các phương tiện phòng thủ tên lửa quốc gia, khiến họ buộc phải nhắm mắt theo đuôi Washington.
Các kế hoạch hiện có của NATO dự kiến xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa 2 thê đội ( 2 tầng) là đánh chặn tên lửa đường đạn tầng thấp và đánh chặn tên lửa đường đạn tầng cao. Nó phải bảo vệ được các mục tiêu (khu vực) và các cụm lực lượng quân sự trước các cuộc tấn công bằng tên lửa đường đạn tầm gần (dưới 500 km), tầm ngắn (500-1.000 km) và tầm trung (1.000-5.500 km).
Xương sống của hệ thống này là hệ thống điều khiển chiến đấu tự động hoá hiện có của lực lượng Không quân và Phòng không thống nhất của NATO ở châu Âu ACCS (NATO Air Command And Control System). Cuối năm 2006, một hợp đồng 6 năm để hiện đại hoá hệ thống này theo yêu cầu của nhiệm vụ phòng thủ tên lửa của NATO đã được ký với một nhóm công ty đứng đầu là công ty Mỹ SAEC.
Hoạt động độc lập của các nước châu Âu thành viên NATO trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa ở giai đoạn hiện nay chủ yếu chỉ là hoàn thiện các hệ thống TLPK hiện có phục vụ nhiệm vụ phòng thủ tên lửa và tích hợp chúng vào hệ thống phòng thủ tên lửa thống nhất của NATO. Cụ thể, trên các phương tiện thiết bị-phần mềm triển khai ở Hà Lan, SAEC đã bắt đầu các nghiên cứu thí nghiệm để bảo đảm sự liên kết của các thành phần phòng không và phòng thủ tên lửa của các nước thành viên NATO để chúng có thể cùng hoạt động trong khuôn khổ một hệ thống thống nhất. SAEC cũng được giao chuẩn bị các đề xuất về cấu trúc chung của hệ thống phòng thủ tên lửa NATO.
Việc xây dựng thê đội đánh chặn tên lửa đường đạn tầng thấp (ở cự ly dưới 35 km) dự kiến hoàn thành vào năm 2012 và đạt tình trạng sẵn sàng hoạt động ban đầu vào năm 2010. Hiện các nước châu Âu thành viên NATO đang sở hữu các hệ thống TLPK cơ động Patriot PAC-2 và PAC-3 do Mỹ chế tạo, có khả năng tác chiến chống tên lửa đường đạn tầm gần ở giai đoạn bay cuối ở cự ly đến 20 và 25 km, độ cao tương ứng đến 11 và 15 km.



Aegis "EU" PAAMS



Đến trước năm 2010, thê đội đánh chặn tầng thấp dự kiến được bổ sung các hệ thống TLPK cơ động SAMP/T do Pháp và Italia chế tạo, và biến thể lắp trên tàu của nó là PAAMS (tầm đánh chặn tối đa mục tiêu đường đạn là 35 km, độ cao 20 km). Pháp dự định mua 12, Italia mua 6 hệ thống TLPK SAMP/T. Các tàu khu trục của Hải quân Pháp, Italia và Anh sẽ được trang bị 8 hệ thống PAAMS.
Đặc điểm cơ bản của hệ thống TLPK SAMP/T-PAAMS là sử dụng loại TLPK tương đối nhẹ (trọng lượng phóng 450 kg), tốc độ cao (đến 1.400 m/s) Aster 30 lắp đầu tự dẫn radar chủ động và hệ thống điều khiển bay kết hợp: kết hợp các cánh lái khí động, các loa phụt phản lực khí phụt lắp gần trọng tâm của TLPK. Hệ thống điều khiển kết hợp này bảo đảm tên lửa có khả năng cơ động cao ở giai đoạn bay cuối. đối
Đến trước năm 2012, dự kiến hoàn tất chương trình hiện đại hoá hệ thống TLPK SAMP/T và PAAMS, trước hết là TLPK Aster 30 để có khả năng đánh chặn tên lửa đường đạn tầm ngắn. Anh, Hà Lan và nhiều nước châu Âu thành viên NATO đã bày tỏ mong muốn tham gia các kế hoạch này.
Việc triển khai thực hiện chương trình phòng thủ tên lửa nói trên sẽ cho phép thê đội đánh chặn tên lửa đường đạn tầng thấp đạt đến trạng thái sẵn sàng tác chiến đầy đủ. Sau đó, (sau năm 2015) dự kiến mở rộng khả năng của thê đội đánh chặn tầng thấp bằng cách bổ sung hệ thống TLPK cơ động mới MEADS do công-xooc-xi-om các hãng Mỹ, Đức, Italia phát triển với nền tảng là TLPK Patriot PAC-3 được hoàn thiện cho nhiệm vụ phòng thủ tên lửa.


Khu trục Type 45 bắn tên lửa Aster (SM-2 của EU)

HAI PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG THÊ ĐỘI ĐÁNH CHẶN TẦNG CAO
Sau năm 2012, sẽ bắt đầu xây dựng thê đội đánh chặn tầng cao tên lửa đường đạn (ở cự ly đến 200-300 km) mà diện mạo cuối cùng của nó vẫn chưa được xác định. Hiện có 2 phương án xây dựng thê đội này.
Phương án 1 do SAEC đề xuất và đang được Mỹ vận động ủng hộ, dự tính sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động THAAD do hãng Lockheed-Martin của Mỹ phát triển và tên lửa chống tên lửa Standart 3 mod. 1 triển khai trên các tàu nổi của Hải quân NATO được trang bị hệ thống điều khiển vũ khí đa năng Aegis để làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa.
Khi chế tạo THAAD, người ta tích cực sử dụng các công nghệ được áp dụng trong hệ thống tên lửa chống tên lửa Arrow vốn là sản phẩm hợp tác của các hãng Israel và Mỹ. Tên lửa chống tên lửa 1 tầng THAAD với trọng lượng phóng 900 kg gồm tầng đánh chặn va chạm trực tiếp tự dẫn với chụp rẽ dòng bảo vệ, khoang trung gian và động cơ tên lửa nhiên liệu rắn với ống đuôi. Tầng đánh chặn được trang bị đầu tự dẫn và có bộ phận động cơ nhiên liệu lỏng với các động cơ cơ động và định hướng không gian siêu nhỏ. Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn cho phép tăng tốc tên lửa chống tên lửa lên tốc độ 3.000 m/s. Dự kiến hệ thống THAAD được nhận vào trang bị năm 2009.
Tên lửa chống tên lửa Standart 3 mod. 1 do hãng Mỹ Raytheon phát triển trên cơ sở TLPK hạm tàu 2 tầng Standart 2 mod. 4. Thay cho phần chiến đấu và đầu tự dẫn, tên lửa được lắp tầng đánh chặn va chạm trực tiếp tự dẫn và có thể tách, số lượng tầng tăng tốc được tăng lên 3. Tầng đánh chặn gồm đầu tự dẫn hồng ngoại góc rộng, khối thiết bị, động cơ cơ động và định hướng không gian nhiên liệu rắn, và module ghép với tên lửa chống tên lửa. Standart 3 mod. 1 có trọng lượng phóng 1.500 kg, tốc độ tốia 3.500 m/s. Tên lửa bắt đầu được triển khai trên các tàu nổi của Mỹ năm 2004. Ba năm sau, Mỹ chế tạo biến thể cải tiến của tên lửa này là Standart 3 mod. 1А, còn năm 2010 thì dự kiến nhận vào trang bị mẫu hiện đại hơn là Standart 3 mod. 1B.
THAAD và Standart 3 mod. 1 có khả năng chống tên lửa đường đạn tầm trung ở giai đoạn bay cuối, ở cự ly tương ứng đến 200 và 300 km, độ cao đến 150 và 250 km. Đồng thời, khả năng tác xạ của Standart 3 mod. 1 cho phép tiêu diệt tên lửa đường đạn ở giai đoạn khởi tốc.
Khả năng bố trí các hệ thống THAAD ở Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và Czech, và triển khai các tàu chiến trang bị tên lửa chống tên lửa Standart 3 mod. 1 và hệ thống điều khiển Aegis tại các vùng biển Địa Trung Hải, biển Đen và biển Baltic đang được xem xét.
Phương án 2 xây dựng thê đội đánh chặn tên lửa đường đạn tầng cao do Pháp đề xuất, dự tính sử dụng loại tên lửa chống tên lửa tiên tiến Exoguard mà Pháp đang xem xét như phương án thay thế cho tên lửa chống tên lửa THAAD, và trong tương lai là thay thế cho cả tên lửa chống tên lửa của Mỹ GBI biến thể 2 tầng (chính là biến thể dự kiến triển khai ở Ba Lan). Tên lửa chống tên lửa Exoguard dự định được thử nghiệm bay lần đầu vào năm 2010.
Pháp đề xuất 2 phương án triển khai tên lửa này: trong các bệ phóng trong giếng phóng và lắp trên xe bánh lốp. Phương án triển khai trong giếng phóng dự tính sử dụng biến thế tên lửa Exoguard-E để đánh chặn các đầu đạn của tên lửa đường đạn tầm trung ở các giai đoạn cuối của giai đoạn bay ngoài khí quyển ở cự ly đến 2.000 km. Phương án lắp trên ô tô bánh lốp dự định sử dụng biến thể tên lửa Exoguard-M có tầm đánh chặn đến 1..000 km và dùng để phòng thủ tên lửa cho các mục tiêu (khu vực) và các cụm quân trong quá trình chiến sự.
Exoguard-E là tên lửa nhiên liệu rắn, 2 tầng với tầng đánh chặn va chạm trực tiếp tự dẫn và tách được. Các tính năng theo thiết kế của Exoguard-E là: trọng lượng phóng 12.000 kg, chiều dài 12 m, tốc độ tối đa gần 6.000 m/s. Tầng đánh chặn nặng 120 kg, dài 1,3 m, gồm đầu tựh dẫn hồng ngoại, khoang thiết bị, hệ thống cơ động và định hướng không gian và thiết bị phụ trợ.
Tên lửa chống tên lửa Exoguard-M có kết cấu tương tự tên lửa chống tên lửa Exoguard-E. Dự kiến Exoguard-M sử dụng các tầng 2 cải tiến của Exoguard-E lắp kế tiếp làm động cơ hành trình. Exoguard-M sẽ được trang bị tầng đánh chặn giống như ở Exoguard-E. Với kết cấu như vậy, tên lửa Exoguard-M sẽ bảo đảm tăng tốc cho tầng đánh chặn lên 3.700 m/s ở độ cao 100 km.
HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TÊN LỬA NATO THEO Ý ĐỒ CỦA LẦU NĂM GÓC
Các kế hoạch của NATO dự định hoàn thành trước cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng NATO ở Krakowie, Ba Lan vào tháng 2/2009 việc phân tích các phương án cấu trúc hệ thống phòng thủ tên lửa của khối. Báo cáo về vấn đề này dự định được trình cho những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên NATO vào cuộc họp thượng đỉnh nhân 60 năm thành lập NATO vào tháng 4/2009 (Ngày 4/4/2009 là tròn 60 năm tồn tại của NATO). Với vị thế khống chế của Mỹ trong NATO, phương án xây dựng thê đội phòng thủ tên lửa tầng cao của NATO do Pháp đề xuất sẽ có ít cơ hội để được chấp nhận. Có chăng, họ chỉ có thể yêu cầu đưa các kết quả nghiên cứu của mình về các hệ thống tên lửa chống tên lửa vào chương trình chung của NATO.
Liên quan đến bộ phận thông tin-trinh sát của hệ thống phòng thủ tên lửa NATO, dự kiến sử dụng các phương tiện radar của các hệ thống tên lửa chống tên lửa và phòng không, cũng như các đài radar phòng không của các nước thành viên NATO. Người ta cũng dự định sử dụng dữ liệu từ các hệ thống phát hiện phóng tên lửa đường đạn bố trí trên vũ trụ (hệ thống hiện có của Mỹ và hệ thống đang được Pháp xây dựng). Công ty SAEC hiện đã đề xuất cấu trúc cho hệ thống phòng thủ tên lửa NATO theo hướng cơ bản dựa vào các khả năng thông tin và viễn thông của các phương tiện phòng thủ tên lửa của Mỹ dự định triển khai ở châu Âu.
Hơn nữa, để có được sự ủng hộ của châu Âu cho việc triển khai tên lửa chống tên lửa của mình ở Ba Lan và radar phòng thủ tên lửa ở Czech, tại cuộc họp thượng đỉnh NATO tháng 4/2008 ở Bucharest, Mỹ đã chính thức nói đến dự định tích hợp các phương tiện này vào hệ thống phòng thủ tương lai của NATO với tư cách thê đội bổ sung - thê đội chiến lược. Tại cuộc họp Hội đồng NATO cấp ngoại trưởng ở Brussels tháng 12/2008, phía châu Âu thực tế đã tán thành khái niệm phòng thủ tên lửa 3 tầng (3 thê đội) này mà Mỹ áp đặt cho họ.
Nhưng Washington vẫn chưa yên tâm nên tiếp tục đưa ra các đề xuất sử dụng tại chu tuyến của hệ thống phòng thủ tên lửa NATO các trạm radar triển khai phía trước có thể vận chuyển của Mỹ với tầm hoạt động tối đa khoảng 1.500 km. Hai radar như vậy sẽ được triển khai gần biên giới Iran (1 radar đã được đưa đến Israel và sẽ nhanh chóng đi vào hoạt động, còn radar thứ hai dự định bố trí ở 1 trong 3 nưýơc Gruzia, Azerbaijan hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Để “trói chặt” hẳn các đồng minh châu Âu vào hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của mình, Mỹ đã đề xuất triển khai hệ thống chỉ huy chiến đấu phòng thủ tên lửa thống nhất Mỹ và NATO ở châu Âu với trung tâm chung ở thành phố Uedem, Đức. Nó sẽ bảo đảm việc phối hợp hoạt động trực tiếp giữa hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ với hệ thống chỉ huy chiến đấu tự động hoá của lực lượng không quân và phòng không thống nhất NATO ở châu Âu ACCS vốn đang được hiện đại hoá cho nhiệm vụ của hệ thống phòng thủ tên lửa NATO.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, những nỗ lực của Washington nhằm tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO vào hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ đã thành công. Công việc nhỏ còn lại là sự tán thành cuối cùng tại cuộc họp thượng đỉnh NATO vào tháng 4/2009 đối với cấu trúc hệ thống phòng thủ tên lửa NATO được sắp xếp theo ý đồ của Mỹ chỉ còn thủ tục hình thức. Rõ ràng, hệ thống này sẽ là hệ thống 3 thê đội (3 tầng), trong đó Lầu Năm góc sẽ đóng vai trò chính.

  • Nguồn: PTS KHQS, Thượng tướng Viktor Esin - NVO.
http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/phongkhong/vukhichongtenlua/He-thong-phong-thu-ten-lua-cua-NATO/200910/48791.vnd
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
3 sát thủ săn ngầm


Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm máy bay tuần tra chống ngầm thế hệ mới Y-8FQ (hay gọi là GX-6 High New 6). Theo tạp chí Navy Recognition thì Y-8FQ “hội tụ” đủ khả năng có thể so sánh với máy bay chống ngầm P-3C Orion (Mỹ), Atlantique 2 (Pháp) và Il-38 (Nga).


Vậy 3 “sát thủ” đối thủ gồm P-3 Orion, Atlantique và Il-38 mạnh cỡ nào?


P-3C Orion


Máy bay tuần tra hải quân do Tập đoàn Lockheed (Mỹ) nghiên cứu phát triển từ đầu những năm 1960. Tính tới năm 2012, có tất cả 734 chiếc P-3 được chế tạo và đang hoạt động tích cực ở nhiều quốc gia trên thế giới, gồm cả Hải quân Mỹ.


Máy bay P-3 được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay chở khách thương mại Lockheed L-188 Electra dùng cho nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, tác chiến chống tàu mặt nước và tác chiến chống ngầm.


P-3 được sản xuất với rất nhiều biến thể, cho tới ngày nay chủ yếu các máy bay đều được nâng cấp lên chuẩn P-3C. Máy bay có chiều dài 35,6m, cao 11,8m, sải cánh 30,4m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4kg.


P-3C lắp 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-14 (công suất 4.600 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 750km/h, bán kính chiến đấu 2.490km, trần bay 10.400m, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.

Máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion.​

Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến đã qua nâng cấp nhiều lần trong 50 năm hoạt động. Ngoài những hệ thống điện tử này, “bộ máy” giúp P-3C săn lùng tàu ngầm gồm: hệ thống phao âm thu tín hiệu AN/ARR-78(V), phao âm AN/ARR-72, 2 thiết bị ghi âm chỉ số phao âm và phân tích tần số âm thanh AQA-7, thiết bị ghi tín hiệu hệ thống định vị thủy âm AQH-4.


P-3C thiết kế với một đuôi dài “kỳ dị” (như chiếc đuôi xuất hiện trên Y-8FQ) chứa hệ thống phát hiện từ tính lạ ASQ-81. Do đây là thiết bị có độ nhạy tín hiệu từ tính rất cao nên người ta buộc phải bố trí ở phần đuôi máy bay trong lớp vỏ sợi thủy tinh, nằm xa các khí tài điện tử trên máy bay. Đây cũng là cách bố trí thường thấy trên máy bay tuần tra săn ngầm.


ASQ-81 có thể phát hiện tín hiệu từ tính bất thường từ một chiếc tàu ngầm trong từ trường của trái đất. Phạm vi hạn chế của thiết bị này đòi hỏi máy bay phải bay ở độ cao thấp để xác định vị trí tàu ngầm. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều tàu ngầm trên thế giới được trang bị hệ thống tên lửa đối không, nếu máy bay bay thấp có thể dễ trở thành “kẻ bị săn”.



Máy bay P-3C Orion mang 10 bom chùm Mk-20 ở 6 giá trên cánh và 4 giá dưới thân.​

Về hệ thống vũ khí săn tàu ngầm, P-3C Orion thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá treo trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm tầm ngắn AGM-84, bom thông thường, bom hạt nhân, ngư lôi chống ngầm. Với số lượng vũ khí khổng lồ này, nó hoàn toàn có thể đánh chìm không chỉ một tàu ngầm mà nhiều chiếc, hơn nữa nó có khả năng đánh chìm chiến hạm mặt nước.


Atlantique 2


Atlantique 2 là máy bay tuần tra hải quân tầm xa do hãng Breguet Aviation (Pháp) sản xuất; được thiết kế chủ yếu cho vai trò tác chiến chống tàu ngầm và chống tàu mặt nước. Ngoài ra, nó có thể đảm nhiệm vai trò giám sát mặt biển, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, rà phá thủy lôi.


Atlantique 2 ra đời cùng thời với máy bay tuần tra săn ngầm Lockheed P-3 Orion, vào đầu những năm 1960. Máy bay dài 31,62m, cao 10,89m, sải cánh 31,62m, trọng lượng cất cánh tối đa 46,2 tấn.


Máy bay Atlantique 2 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Rolls-Royce Tyne Rty.20 Mk 21 (6.100 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ 648km/h, tầm bay hơn 9.000km, hoạt động liên tục trên không 18 tiếng, trần bay 9.145m.



Máy bay tuần tra săn ngầm Atlantique 2 phóng tên lửa AM-39.​

Atlantique 2 trang bị hệ thống radar đa chế độ Thomson CSF Iguane có độ nhạy cao để phát hiện mục tiêu kích thước nhỏ qua kính tiềm vọng ở đầu mũi. Hai hệ thống cảm biến thủy âm học trên máy bay làm nhiệm vụ phát hiện, xác định và theo dõi tàu sẽ sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu thủy âm học Sadang của radar Thomson CSF.


Tương tự cách bố trí trên P-3 Orion, Atlantique cũng thiết kế đuôi kéo dài chứa hệ thống phát hiện từ tính lạ Sextant Avionique.


Atlantique 2 chỉ có khả năng mang tối đa 3,5 tấn vũ khí gồm: tên lửa hành trình chống tàu AM-39 Exocet, bom, ngư lôi, thủy lôi. Trong 3 “thợ săn” thì Atlantique có tải trọng vũ khí thấp nhất, tên lửa AM-39 Exocet cũng có tầm bắn ngắn hơn so với AGM-84 (P-3C Orion) và Sea Eagle (Il-38).


Il-38


Il-38 là máy bay tuần tra hải quân và tác chiến chống ngầm do Tổ hợp Hàng không Ilyushin (Nga) thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay vận tải Il-18. Máy bay được thiết kế để triển khai cho hoạt động trinh sát biển, giám sát, tác chiến chống tàu ngầm, chống tàu mặt nước, tìm kiếm cứu nạn.


Il-38 dài 39,6m, cao 19,16m, sải cánh 37,42m, trọng lượng cất cánh tối đa 63,5 tấn. Máy bay trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-20M (công suất 4.250 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 724km/h, tầm bay 9.500km, trần bay 11.000m.

Máy bay tuần tra săn ngầm Il-38.​

Máy bay được trang bị hệ thống điện tử phát hiện mục tiêu trên mặt biển gồm: radar khẩu độ tổng hợp/khẩu độ tổng hợp nghịch đảo, radar tìm kiếm-tấn công, cảm biến hồng ngoại nhìn phía trước độ phân giải cao, camera TV, hệ thống chế áp điện tử, hệ thống phát hiện từ tính (đặt ở đuôi kéo dài) và phao âm. Với các hệ thống cảm biến này cho phép nó phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly 90km, trên mặt biển 320km, theo dõi đồng thời 32 mục tiêu.


Máy bay Il-38 có khả năng mang 9 tấn vũ khí trong 2 khoang thân máy bay gồm: tên lửa chống tàu Sea Eagle (tầm bắn 110km), ngư lôi, bom. Đặc biệt, Il-38 mang được tên lửa không đối không tầm ngắn R-73RDM2 để tự phòng vệ chống máy bay tiêm kích địch trên không. Đây là điểm mới của Il-38 so với vũ khí của P-3C Orion và Atlantique 2.


Hiện, chưa rõ thông số kỹ thuật, trang bị điện tử trên “sát thủ săn ngầm” Y-8FQ của Hải quân Trung Quốc để có thể so sánh khả năng với 3 “thợ săn”. Tuy nhiên, người Trung Quốc chắc chắn sẽ nỗ lực để tạo ra một thiết kế có sức mạnh tương đương, hoặc hơn.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201301/3-doi-thu-cua-sat-thu-san-ngam-y-8FQ-TQ-manh-co-nao-890076/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mấy bữa nay xem anh chệt mà nhớ vụ Cheonan với vụ F117 mà buồn cười, Mỹ Tây kĩ thuật phát triển là vậy, thế mà khi F117 bị bắn thì đổ thừa do mở khoang vũ khí (có 2s mà SAM Nam Tư bắt được thì quá tài). Rồi Cheonan chuyên chống ngầm nhưng lại đổ do tàu ngầm mini BTT vào vùng nước nông nên sonar ko làm việc :)). Mong nếu đúng sự thật, lối giải thích quá đơn giản trẻ em cũng hiểu như vậy. Thì KTQS của anh chệt chắc cũng vậy, nhà ta dễ thở hơn vì SAM ta cũng mới nâng cấp, rada, senor. Hải quân với kilo, mà HS-TS của ta thuộc vùng nông. Tàu TQ đều to hơn, giãn nước lớn hơn nên ko vào được tàu ta thì ung dung
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Ấy đừng nhắc mối nhục ấy kẻo các bạn cách mạng lại có ý kiến
Nghĩ mà buồn
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đài Loan chế tạo tên lửa Vạn Kiếm để tấn công duyên hải đông nam TQ?
Tên lửa Vạn Kiếm có tầm phóng xa nhất là 220 km, một lần có thể “gieo” hàng trăm quả bom bi, có nhiều cách làm nổ khác nhau.









Tên lửa không đối đất Vạn Kiếm có tầm phóng 220 km Ngày 2/1, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan Cao Quảng Kỳ đến Viện Lập pháp (tức Quốc hội) để báo cáo “Tình hình thực hiện chương trình nâng cấp tính năng máy bay chiến đấu Kinh Quốc (IDF)”, tuyên bố sẽ ủy thác cho Công ty Hán Tường tiến hành “Chương trình Tường Triển”, tiến hành nâng cấp tính năng phần lớn 3 tốp máy bay chiến đấu IDF hiện có.
Nhưng, trong buổi chất vấn, Lâm Úc Phương-Ủy ban Lập pháp của Quốc Dân đảng tiết lộ, số lượng sản xuất hệ thống vũ khí Vạn Kiếm cho máy bay IDF của Đài Loan bị cắt giảm, bởi vì “Mỹ muốn bán vũ khí cho Đài Loan”.
Theo tờ “Thời báo Trung Quốc” của Đài Loan, ngày 2/1, Lâm Úc Phương cho biết, hệ thống vũ khí Vạn Kiếm do Viện nghiên cứu khoa học Trung Sơn, Đài Loan tự nghiên cứu chế tạo, trang bị trên máy bay chiến đấu IDF, vốn được đưa vào kế hoạch nâng cấp tổng thể cho máy bay IDF lần này và hoàn thành vào năm 2012, nhưng hiện nay công tác chế tạo vẫn chưa hoàn thành, trái lại có tín hiệu số lượng sản xuất Vạn Kiếm (được sản xuất hàng loạt) vào năm 2014 có thể giảm đi một nửa.
Do đó, Lâm Úc Phương nghi ngờ điều này là do Quân đội Đài Loan chỉ lệ thuộc vào JDAM - vũ khí tấn công dẫn đường liên hợp mà Mỹ có thể đồng ý bán trong chương trình nâng cấp tính năng F-16A/B.


Tên lửa Vạn Kiếm do Đài Loan tự nghiên cứu chế tạo Lâm Úc Phương cho biết, hệ thống vũ khí Vạn Kiếm có tầm phóng đạt 200 km, trong khi đó tầm phóng của JDAM mà Mỹ chuẩn bị bán cho Đài Loan có tầm phóng chỉ 24 km. Hệ thống vũ khí Vạn Kiếm, bất kể là về tầm phóng hay tính năng, đều mạnh hơn vũ khí do Mỹ chế tạo, nhưng hiện nay sản lượng lại có khả năng giảm đi một nửa.
Điều này gây ngờ vực rằng, đây là một “vụ án” Mỹ thông qua chào hàng vũ khí của họ để “mưu sát” vũ khí do Đài Loan tự nghiên cứu chế tạo.
Đáp lại sự nghi vấn của Lâm Úc Phương, Cao Quảng Kỳ cho biết, hệ thống vũ khí Vạn Kiếm thuộc JSOW (vũ khí tấn công xa liên hợp), là loại vũ khí không cùng loại với JDAM, không thể so sánh tầm phóng của hai loại vũ khí này với nhau. Hiện nay, lượng sản xuất của Vạn Kiếm có bị cắt giảm đi một nửa hay không còn đang bàn bạc, chưa đi đến quyết định.
Theo bài báo, máy bay chiến đấu IDF là “thành quả tự hào” được Quân đội Đài Loan nghiên cứu phát triển vào thập niên 80 của thế kỷ trước, trang bị cho quân đội vào thập niên 90, nhưng hiện nay đa số đã phục vụ gần 20 năm, đã đến giới hạn tuổi thọ nâng cấp tính năng.


Máy bay chiến đấu IDF (Kinh Quốc) do Đài Loan tự chế tạo Năm 2012, chiếc máy bay chiến đấu IDF phiên bản nâng cấp đầu tiên của Quân đội Đài Loan đã ra đời. Máy bay chiến đấu IDF phiên bản cải tiến đã trang bị nhiều thiết bị điện tử tiên tiến hơn, lượng tên lửa trang bị đã từ 2 quả tăng lên 4 quả. Quân đội Đài Loan tuyên bố điều này có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 của Trung Quốc.
Vạn Kiếm là một loại vũ khí được Quân đội Đài Loan bỏ vốn gần 3 tỷ Đài tệ, đã trải qua nhiều năm tự nghiên cứu phát triển, từng được Quân đội Đài Loan gọi là một trong những vũ khí mang tính tiêu chí “quyết chiến ở ngoài biên giới”, bởi vì nó được mệnh danh là có hiệu quả tiêu diệt “vạn tên cùng bắn, không có gì cản nổi”, vốn gọi là hệ thống vũ khí Vạn Kiếm.
Căn cứ vào hồ sơ do Quân đội Đài Loan công bố, tầm phóng của Vạn Kiếm xa nhất có thể đạt 220 km, là một loại có tầm phóng xa nhất trong các loại vũ khí không đối đất hiện có của Quân đội Đài Loan.


Máy bay chiến đấu IDF Kinh Quốc Đài Loan Vạn Kiếm trong một lần phóng có thể “gieo” hàng trăm quả bom bi, đồng thời có thể đặt cách làm nổ khác nhau theo nhu cầu, có quả rơi xuống đất là nổ, có thể phá hủy đường băng sân bay trong thời gian ngắn nhất; có quả nổ lần lượt, khiến cho binh sĩ đối phương không thể tiến hành xử lý trong thời gian ngắn, kéo dài thời gian phản kích của đối phương, vì vậy được coi là lợi khí tin cậy tấn công đường băng sân bay thậm chí khu vực tập kết của bộ đội và trận địa tên lửa.
Có nhân sĩ Đài Loan tuyên bố, sau khi trang bị hàng loạt tên lửa Vạn Kiếm, máy bay chiến đấu Quân đội Đài Loan có thể phối hợp với máy bay chiến đấu khác, hệ thống tác chiến điện tử và tên lửa Type Hùng Phong-2E, chỉ cần bay đến bầu trời eo biển Đài Loan là có thể sử dụng Vạn Kiếm áp chế các mục tiêu quân sự của Trung Quốc ở duyên hải đông nam.


Tên lửa hành trình Hùng Phong-2E do Đài Loan tự nghiên cứu chế tạo.

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Dai-Loan-che-tao-ten-lua-Van-Kiem-de-tan-cong-duyen-hai-dong-nam-TQ/265950.gd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khám phá kho tên lửa chống hạm Trung Quốc (kỳ 3)
Cập nhật lúc :2:31 PM, 30/08/2012
Không đạt được thành công với tên lửa chống hạm siêu âm, Trung Quốc đành quay trở về với các thiết kế dưới âm và có quá nhiều dự án được phát triển.
(ĐVO) YJ-62 sao chép Tomahawk

Sau một thời gian dài vật lộn với thiết kế tên lửa chống hạm vượt âm nhưng không đạt được thành công như mong muốn, Trung Quốc chấp nhận quay về với các thiết kế tên lửa chống hạm cận âm ít nguy hiểm hơn.

Sự thất bại này đã phơi bày điểm yếu và hạn chế trong công nghệ tên lửa của Trung Quốc vốn lâu nay bị che lấp bởi thành công của YJ-82.

Chương trình tên lửa chống hạm YJ-62 C-602 được khởi xướng vào khoảng cuối những năm 1990. Tên lửa lần đầu được biết đến vào năm 2005, ra mắt công chúng vào năm 2006 trong triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải.

Ngay sau khi tên lửa YJ-62 xuất hiện, đồn đoán về nghi án sao chép công nghệ bắt đầu được bàn tán. Về ngoại hình, YJ-62 rất giống biến thể tấn công tàu vận tải phóng từ tàu ngầm của tên lửa hành trình UGM-109 Tomahawk.

Theo quan điểm thiết kế được phía Trung Quốc giới thiệu, YJ-62 được phát triển với mục đích tấn công các tàu vận tải và tấn công mặt đất. Điều này củng cố nghi nghờ việc Trung Quốc sao chép công nghệ từ tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, dù nước này chưa bao giờ lên tiếng thừa nhận.
Biến thể phóng từ bệ phóng di động của YJ-62.​
Tên lửa YJ-62 được thiết kế và phát triển bởi Viện công nghệ cơ điện Haiying thuộc Tổng công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC).

Tên lửa dài 6,1m, đường kính 0,54m, trọng lượng 1,24 tấn. Tên lửa được khởi động bằng một động cơ nhiên liệu rắn trọng lượng khoảng 200kg. Động cơ này sẽ đưa tên lửa đạt tốc độ khoảng Mach-0,9 sau đó động cơ phản lực sẽ được kích hoạt.

Tầm bắn tối đa của tên lửa được giới thiệu là 400km, biến thể xuất khẩu tầm bắn 280km (các con số này chưa được kiểm chứng).

Tên lửa có cơ chế dẫn đường kết hợp giữa dẫn hướng quán tính giai đoạn đầu, giai đoạn giữa tên lửa được dẫn hướng thông qua hệ thống định vị GPS cho biến thể xuất khẩu và Glonass cho biến thể nội địa, pha cuối tên lửa sử dụng radar chủ động để khoá và tấn công mục tiêu.

Tên lửa được trang bị radar chủ động với khả năng thay đổi tần số liên tục để giảm khả năng bị phát hiện và kháng nhiễu cao.

Radar có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ tàu khu trục ở cự ly 40km, khoá mục tiêu ở cự ly 30km, quét mục tiêu trong phạm vi ±40 độ.

Với radar này, YJ-62 được cho là có khả năng từ bỏ mục tiêu ban đầu để chuyển sang mục tiêu khác có giá trị hơn tương tự như khả năng của tên lửa Harpoon. Tuy nhiên, khả năng này không thực sự rõ ràng bởi tên lửa thiếu hệ thống liên kết dữ liệu hai chiều.

Theo phía Trung Quốc công bố, tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu ở sâu trong đất liền. Ở chế độ này, tốc độ tên lửa giảm xuống còn Mach-0,6, tên lửa có khả năng hoạt động trong môi trường biển động cấp 6.

Tên lửa có độ cao hành trình khoảng 30m, khi đến gần mục tiêu tên lửa hạ độ cao xuống còn 7-10m trước khi tấn công. YJ-62 được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 300kg, đầu đạn được trang bị ngòi nổ với 2 cơ chế, tiếp xúc nổ chậm sau khi xuyên qua vỏ tàu hoặc nòi nổ điều khiển từ xa.

Xét về khả năng, YJ-62 không phải là tên lửa chống hạm quá xuất sắc, song mục đích thiết kế của nó là tấn công các tàu vận tải điều này làm cho tên lửa trở nên nguy hiểm bởi các phương tiện này không có khả năng tự phòng vệ.

Trên thực tế, vai trò của tên lửa YJ-62 cũng không thực sự rõ ràng. Đã có nhiều tranh cãi cho rằng YJ-62 là một tên lửa hành trình tấn công mặt đất chứ không phải là một tên lửa chống hạm. Tuy nhiên ngay cả khả năng tấn công mặt đất của YJ-62 chỉ là thứ yếu. Nhiều ý kiến cho rằng YJ-62 chỉ là nền tảng để phát triển một tên lửa hành trình tấn công mặt đất thực thụ.

YJ-62 đã được triển khai hoạt động trên tàu khu trục phòng không Type-052C thay thế cho YJ-82, với vai trò của YJ-62 là một tên lửa thiên về khả năng tấn công mặt đất.

YJ-7 “nhiều quá hoá rối”

Trung Quốc có vẻ như mất phương hướng trong việc phát triển vũ khí nói chung đặc biệt là tên lửa chống hạm. Có quá nhiều mẫu tên lửa chống hạm được thiết kế và sản xuất nhưng không có mẫu nào thực sự ấn tượng.

YJ-7 C-701 là một thiết với vai trò tương tự như biến thể không đối đất AGM-65 Maverick của Mỹ. Trong khi đó, AGM-65 chỉ được thiết kế phóng từ trên không, còn C-701 lại được thiết kế như một tên lửa chống hạm có thể phóng từ tàu chiến và bệ phóng mặt đất từ trên không.
Biến thể tên lửa chống hạm C-704, tên lửa này hoàn toàn giống với tên lửa Exocet của Pháp. Tuy nhiên với tầm bắn chỉ khoảng 20km và đầu đạn nặng 29kg, C-701 không phải là một tên lửa chống hạm đủ mạnh, mục đích của thiết kế này để tấn công các xuồng tên lửa hay tàu đổ bộ có tải trọng khoảng 180 tấn, song khả năng này cũng không mấy hiệu quả. Cuối cùng, tên lửa được sử dụng cho mục đích không đối đất với khả năng tấn công nhiều mục tiêu khác nhau. Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn quang điện hoặc radar bước sóng milimet.

Bên cạnh đó, kho tên lửa chống hạm của Trung Quốc còn có C-704, được xem như biến thể mở rộng của C-701, được thiết kế để tấn công các tàu chiến có tải trọng từ 1.000-4.000 tấn.

C-704 sử dụng lại toàn bộ công nghệ của C-701 để giảm thời gian phát triển và hạn chế rủi ro. Tên lửa được trang bị một đầu tự dân mới hoặc radar bước sóng centimet hoặc truyền hình (TV).
C-704 được chính thức giới thiệu tại triển lãm hàng không vũ trụ Chu Hải năm 2006, tên lửa có thể phóng từ tàu chiến, máy bay nhưng không có khả năng phóng từ tàu ngầm.
Trong họ này, C-704KD là biến thể không đối hạm của C-704 được giới thiệu tại triển lãm hàng không vũ trụ Chu Hải năm 2008. Tên lửa được bổ sung thêm đầu tự dẫn hồng ngoại 2 kênh tín hiệu cho phép phát hiện các mục tiêu tàng hình. Một biến thể khác với hệ thống dẫn hướng quang-điện tử cũng được giới thiệu tại triển lãm này.
C-705 được xem là một phát triển mở rộng của C-704 song nó cũng được xem là biến thể thu gọn của YJ-62 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, biến thể C-705 tập trung vào cải thiện động cơ, đầu đạn và cơ chế dẫn đường.

CASIC tuyên bố, động cơ của C-705 được thiết kế theo dạng module có thể bổ sung thêm tầng đẩy thứ 2 để tăng tầm bắn lên 170km so với 75 km không có tầng đẩy thứ 2.
C-705 được xem là nỗ lực hướng tới thị trường xuất khẩu của Trung Quốc.​
Đầu đạn của C-705 nặng 110kg chất nổ cao cho phép nó tấn công các tàu có tải trọng 1.500 tấn, hệ thống dẫn hướng khá đa dạng bao gồm quán tính radar, hoặc TV hoặc hồng ngoại, đối với pha giữa tên lửa được hỗ trợ bởi hệ thống định vị GPS hoặc Glonasss. Sự phát triển của gia đình YJ-7 được cho là hướng tới thị trường xuất khẩu nhiều hơn là một vũ khí chủ lực của PLA.

Một trong những cột mốc quan trọng của C-705 nói chung và tên lửa chống hạm Trung Quốc nói chung là tên lửa này đã được xuất khẩu công nghệ để sản xuất theo giấy phép tại Indonesia. Cuối tháng 7/2012 Indonesia và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán về việc sản xuất loại tên lửa này tại xứ vạn đảo.
Vụ hợp tác này được nhận định mang nhiều động cơ chính trị, Indonesia có thể không có được nhiều công nghệ tiên tiến thông qua sự hợp tác này bởi ngay
chính bản thân C-705 không hoàn toàn là một tên lửa có công nghệ tiên tiến.

Một số nguồn tin không chính thức cho biết, mục đích của thương vụ này ngoài những yếu tố chính trị còn một nguyên nhân khác, Trung Quốc muốn thông qua sự hợp tác này để tiếp cận tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Yakhont mà Indonesia đang sở hữu qua đó hoàn thiện các thiết kế tên lửa chống hạm siêu âm dang dở của họ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc – Indonesia đàm phán sản xuất tên lửa C-705
Cập nhật lúc :2:48 PM, 30/07/2012
Theo The Jakartapost, Trung Quốc và Indonesia bắt đầu đàm phán về việc thiết lập nhà máy sản xuất tên lửa chống hạm C-705.
(ĐVO) Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Indonesia Hartind Asrin cho biết, các cuộc đàm phán hợp tác công nghiệp quốc phòng Trung Quốc – Indonesia diễn ra tại Jakarta từ 25/7.


“Cuộc họp thảo luận nhiều giải pháp để nâng cao hợp tác quốc phòng giữa hai nước”, ông Hartind cho biết.




Cũng theo ông Hartind, gần đây Hải quân Indonesia đã bắn thử nghiệm thành công tên lửa hành trình chống hạm C-705 ở eo biển Sunda.

Theo một số nguồn tin, Indonesia mong đợi hoàn tất thảo luận giai đoạn 1 hợp tác sản xuất tên lửa với Trung Quốc vào tháng 8 và giai đoạn 2 một tháng sau đó.

Nếu đúng tiến độ, thỏa thuận hợp tác sẽ chính thức ký kết vào năm 2013.



Tên lửa hành trình đối hạm C-705 có thể trở thành loại tên lửa chủ lực, tiêu chuẩn trên chiến hạm Indonesia trong tương lai.​
Ngoài hợp tác sản xuất tên lửa, Indonesia và Trung Quốc cũng có một số hoạt động hợp tác quốc phòng khác.

Mới đây, các sĩ quan Bộ chỉ huy lực lượng đặc biệt Quân đội Indonesia đã có cuộc diễn tập với lực lượng đặc biệt Trung Quốc tại tỉnh Sơn Đông.

Trung Quốc cũng đồng ý giúp đỡ huấn luyện 10 phi công Indonesia bằng cách sử dụng buồng lái mô phỏng máy bay Sukhoi để đào tạo.

Bình luận thỏa thuận hợp tác quốc phòng Trung Quốc – Indonesia, chuyên gia phân tích Andi Widjajanto cho rằng, thỏa thuận hợp tác chỉ có mục đích duy nhất nhằm tiếp cận với công nghệ tiên tiến hơn.

“Tuy nhiên, chúng tôi mất thời gian dài mới có thể độc lập trong công nghiệp quốc phòng, có lẽ là phải sau năm 2024. Vì vậy, Indonesia tăng cường xây dựng mối quan hệ với nhiều quốc gia sở hữu những công nghệ quân sự tiến tiến.

Đó là nguyên do tại sao chúng tôi yêu cầu các nước đối tác chuyển giao công nghệ của họ cho chúng tôi trong bất kỳ thỏa thuận nào được ký kết”, ông Andi nói.

“Chúng tôi đã chi ra 15,8 tỷ USD để hiện đại hóa hệ thống quốc phòng – vũ khí từ năm 2010-2014. Và thật lãng phí nếu như phải bỏ ra số tiền lớn nhưng công nghiệp quốc phòng nước ngoài không giúp cải thiện được nền công nghiệp chúng tôi. Vì thế, chúng tôi luôn yêu cầu đối tác chuyển giao công nghệ quân sự của họ cho Indonesia với hi vọng sẽ giúp dần dần cải thiện công nghệ của chính chúng tôi”, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viên Indonesia Mahfudz Shiddiq nói.

“Việc tăng cường quan hệ với Trung Quốc do công nghệ quân sự tiên tiến mà nước này sở hữu, đặc biệt trong lĩnh vực tên lửa. Đây không phải một vấn đề chính trị,” ông Shiddiq lưu ý.

Ngoài đối tác Trung Quốc, Indonesia còn hợp tác quốc phòng với nhiều quốc gia khác. Indonesia đang hợp tác cùng chế tạo máy bay chiến đấu tiên tiến và tàu ngầm với Hàn Quốc, chế tạo tàu khu trục với Hà Lan và chết tạo máy bay vận tải hạng trung với Tây Ban Nha.

Tên lửa hành trình đối hạm C-705 được ra mắt lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2008.

C-705 có tầm bắn tối đa khoảng 75km, nếu lắp thêm một tầng động cơ phụ có thể đạt 170km.

Tên lửa lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 110kg, trên lý thuyết nó đánh chìm được một tàu có lượng giãn nước 1.500 tấn.

Về hệ thống dẫn đường, ở pha giữa tên lửa được dẫn bằng hệ thống định toàn cầu (GPS, GLONASS, Bắc Đẩu), pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top