[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
ơ HQ-2 là phòng không nhái SA_2 chứ nhệ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
ơ HQ-2 là phòng không nhái SA_2 chứ nhệ
Dạ đúng đấy bác Hồng Kì 2 đó :)) nó thải rác ra cũng đủ chết rồi

Món mới của Ý dọa được TSB ?

WASS chuẩn bị thử nghiệm 'tiểu ngư lôi 'Flash Black
Cập nhật lúc :3:05 PM, 13/11/2012
Nhóm các hệ thống dưới nước của Finmeccanica là Whitehead Alenia Sistemi Subacquei (WASS) của Italy đang chuẩn bị bắt đầu thử nghiệm ngư lôi hạng nhẹ Flash Black mới của mình vào cuối năm 2013.
(ĐVO) Được tung ra thị trường vào đầu năm 2011, Flash Black kết hợp công nghệ từ các chương trình ngư lôi của WASS trước đó với hệ thống đẩy có thể nạp lại.

Công ty này tuyên bố rằng loại vũ khí này sẽ mang lại hiệu quả giá thành chưa từng có theo các tiêu chuẩn về hiệu suất chi phí sử dụng.

Flash Black là một sản phẩm mới được phát triển dựa trên các công nghệ trang bị ở ngư lôi hạng nhẹ trước đó là A244/S Mod 3, A290 và MU90 cũng như loại ngư lôi hạng nặng Black Shark.



Ngư lôi hạng nhẹ Flash Black của WASS tại triển lãm Defexpo 2012 Phát biểu tại cuộc triển lãm Euronaval 2012 tại Paris hồi tháng 10/2012, lãnh đạo WASS nói thêm: "Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm và chứng minh trong các môi trường mô phỏng lẫn thực nghiệm các công nghệ quan trọng tạo nên hiệu suất, giá thành giảm và chi phí vận hành thấp so vơi các loại ngư lôi hạng nhẹ hiện có trên thị trường".

“Mục tiêu về giá cả của Flash Black sẽ là gần với giá của A244/S và sẽ thấp hơn nhiều so với MU90", vị này cho biết.


WASS cho biết, Flash Black có khả năng tìm đường tới các tàu mục tiêu và làm tê liệt chân vịt của tàu thay vì phá hủy. Đây là tính năng mới được thiết kế riêng để đối phó với nạn hải tặc.

Ánh chớp đen có thể triển khai từ máy bay, tàu nổi và tàu ngầm có và các phương tiện không người lái. Đặc biệt, khi triển khai từ máy bay (trực thăng hoặc cánh cố định), ngư lôi có thể thả từ độ cao xấp xỉ 1km xuống độ sâu 24 m dưới mặt nước.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Phương Tây kiềng nể Bastion-P của VN
Cập nhật lúc :7:54 AM, 21/11/2012
“Hệ thống Bastion với tên lửa chống tàu Yakhont là phương tiện răn đe hữu hiệu, bất kỳ quốc gia nào khi lên kế hoạch tấn công đều phải tính đến nó”.

(ĐVO) Đó là phát biểu của ông Anatoly Issaikin - Tổng giám đốc cơ quan xuất khẩu quốc phòng Nga, khi trả lời phỏng vấn với New York Times. Và không chỉ New York Times quan tâm tới hệ thống tên lửa có một không hai này.

Theo Defense-Update, Bastion là hệ thống vũ khí bờ biển hiện đại, được trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Yakhont - biến thể xuất khẩu của tên lửa Oniks.

Trong thời gian tới Oniks sẽ là vũ khí chống tàu nền tảng, được trang bị cho hầu hết các loại tàu mặt nước, tàu ngầm hạt nhân của Hải quân hạm đội Nga. Army Recognition cho biết, năm 2005 Việt Nam đã đặt hàng Nga 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion. Năm 2009 Hà Nội đã tiếp nhận 1 tiểu đoàn tên lửa chống tàu Yakhont. Đây là lần đầu tiên Nga xuất khẩu Yakhont ra nước ngoài. Hai bên cũng đã bắt đầu đặt hàng hệ thống bảo vệ bờ biển di động Bastion-P K300R.
Ngoài Việt Nam, Syria cũng là quốc gia sở hữu tên lửa Yakhont của Nga. Các hợp đồng xuất khẩu các hệ thống có trang bị tên lửa Yakhont cho Syria và Việt Nam chiếm vị trí thứ 4-5 trong danh sách các hợp đồng xuất khẩu quân sự của Nga năm 2011.


Theo Global Security, tháng 12/2011 Nga đã cung cấp cho Syria hai tổ hợp Bastion theo hợp đồng đã ký trước đó trị giá hơn 300 triệu USD.

Các nhà xuất khẩu Nga khẳng định, "hệ thống Bastion sẽ cho phép Syria bảo vệ bờ biển của mình trước mọi cuộc tấn công từ biển". Điều này làm phương Tây, nhất là Israel đứng ngồi không yên.

Phía Israel đã có những nỗ lực nhằm ngăn cản thương vụ này ở cấp lãnh đạo chính trị cấp cao nhất, nhưng đã không thành công. The Jerusalem Post dẫn lời Trung tướng quân đội Israel Gabi Ashkenazi, nói: "Chúng tôi đánh giá đây là sự phát triển tiêu cực của sự việc, và chúng tôi biết mình phải làm gì".

Đặc biệt là việc Nga cung cấp tên lửa chống tàu Yakhont cho Syria diễn ra đúng vào thời điểm Damacus đang bắt đầu xảy ra khủng hoảng bất ổn. Nếu Asad bị đánh đổ thì số vũ khí tối tân này chắc chắn sẽ rơi vào tay "kẻ thù của phương Tây và Israel" là Hezbola thân Iran và các nhánh phiến quân hồi giáo cực đoan, hoặc các tổ chức khủng bố ở khu vực.

Nhiều nhà phân tích nhận định, Yakhont là một trong những yếu tố then chốt khiến phương Tây ngần ngại trong dự định can thiệp quân sự vào Syria.

Trong cuộc phỏng vấn với New York Times, ông Anatoly Issaikin - Tổng giám đốc cơ quan xuất khẩu quốc phòng Nga, nhấn mạnh: "Hệ hống này quả thực là phương tiện phòng thủ tấn công từ biển và trên không tuyệt vời. Tuy nhiên, nó không phải là mối đe doạ, mà chính xác là phương tiện răn đe. Bất kỳ quốc gia nào khi lên kế hoạch tấn công đều phải tính đến nó".



Một đại đội Bastion tiêu chuẩn, bao gồm: Bốn tổ hợp phóng tự hành К-340R với 2 ống phóng tên lửa chống tàu cho mỗi tổ hợp
Một hoặc hai xe điểu khiển tác chiến
Xe đảm bảo trực ban tác chiến
К3242R Bốn xe vân chuyển-nạp đạn К3242R
Tổ hợp các phương tiện phục vụ kỹ thuật
Tổ hợp huấn luyện, học tập

Một hệ thống Bastion bao gồm:
Các tên lửa trong ống mang phóng
Các tổ hợp phóng
Các xe điều khiển tác chiến
Các xe vận tải tiếp đạn
Máy điều chỉnh đồng bộ thông tin các phương tiện tác chiến với trạm chỉ huy trung tâm
Máy bay chỉ thị mục tiêu

Một số thông số kỹ - chiến thuật cơ bản của hệ thống Bastion:

Thời gian đưa hệ thống vào sẵn sàng chiến đấu từ trạng thái di chuyển - dưới 5 phút
Thời gian làm việc tự động – 5 ngày
Cự ly tối đa đến mục tiêu tính từ bờ - 200 km
Tầm hoạt động tối đa – 300 km
Tầm bay ở độ cao tối thiểu – 120 km
Tốc độ tối đa của tên lửa – 750 mét/giây
Góc phóng – 90 độ
Trọng lượng – 3000 kg
Chiều dài – 8900 mm
Đường kính – 720 mm
Khung gầm MZKT-7930
Tốc độ tối đa của xe 70 km/h
Tên lửa dự trữ tối đa – 24 quả
Tốc độ phóng liên tiếp – 2,5 giây
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
n Độ sớm trang bị tên lửa K-15 cho tàu ngầm nội địa Cập nhật lúc :3:32 PM, 21/11/2012
Ấn Độ sẽ sớm trang bị tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm K-15 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cho tàu ngầm hạt nhân INS Arihant.
>> [URL="http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/kythuatquansu/An-Do-thu-thanh-cong-SLBM-K15/20128/226140.datviet"]Ấn Độ thử thành công SLBM K-15
(ĐVO)
[/URL] Thông tin được đưa ra sau khi tên lửa hành trình tấn công mặt đất K-15 đã có thử nghiệm thành công từ phao phóng dưới nước ngoài khơi bờ biển Visakhapatnam.

Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ DRDO cho biết, tất cả các thử nghiệm với K-15 đã hoàn thành.

Tên lửa đã đánh trúng mục tiêu giả định ở cự ly 700km, công tác sản xuất loạt nhỏ sẽ sớm được bắt đầu.

Ấn Độ là quốc gia thứ 5 làm chủ được công nghệ phóng tên lửa hạt nhân ở trạng thái ngập nước.

Các quốc gia khác làm chủ được công nghệ này còn có Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc.


Khả năng răn đe hạt nhân trên biển của Ấn Độ sẽ tăng lên đáng kể với sự tích hợp tên lửa K-15 vào tàu ngầm INS Arihant. Phóng tên lửa ở trạng thái ngập nước là một công nghệ rất phức tạp, đặc biệt bệ phóng được trang bị trên tàu ngầm có người điều khiển.

Vì vậy, đảm bảo an toàn cho thủy đoàn trên tàu rất quan trọng. Độ an toàn, tin cậy của hệ thống phóng luôn được đặt lên hàng đầu.

Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant sẽ được trang bị 12 tên lửa hành trình K-15.

Ngoài tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên INS Arihant đã đi vào hoạt động, Ấn Độ đang đóng mới tiếp 2 tàu ngầm hạt nhân khác nữa tại nhà máy đóng tàu Vadodara.

Tên lửa K-15 được đẩy ra khỏi ống phóng ngập nước bằng hệ thống khí nén. Sau khi rời ống phóng dưới nước, tên lửa hành trình K-15 sẽ phóng lên độ cao 20km.

Ngoài K-15, DRDO đang phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung phóng dưới nước mang tên K-4 với tầm bắn khoảng 3.000km.

Các thử nghiệm đầu tiên với tên lửa đạn đạo K-4 sẽ sớm được bắt đầu trong một phao ngập nước ngoài khơi bờ biển Visakhapatnam.

Ấn Độ đang có những nỗ lực vượt bậc để bắt kịp Trung Quốc trong việc xây dựng năng lực răn đe hạt nhân trên biển.

Sự phát triển của K-4 sẽ hoàn thành bộ 3 răn đe hạt nhân cho Ấn Độ gồm tên lửa đạn đạo Angi đảm đương răn đe hạt nhân trên mặt đất, K-4 đảm đương răn đe hạt nhân trên biển và tiêm kích Su-30 và Mirage-2000 cung cấp răn đe hạt nhân trên không.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
TTVNOL: Ảnh độc: Tên lửa khủng Việt Nam có thể diệt tàu sân bay


Được đánh giá là sát thủ tàu sân bay, tổ hợp tên lửa chống hạm REDUT-M của Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến hoặc chiến hạm hạng nặng có lượng giãn nước lên đến 20.000 tấn trong vài chục giây…

Tổ hợp tên lửa chống hạm REDUT-M là một biến thể dùng cho lực lượng phòng thủ bờ biển của tên lửa P-5 Pyatyorka, NATO định danh là SS-N-3 Shaddock. Từng là một trong những tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Liên Xô trong những năm chiến tranh lạnh. P-5 Pyatyorka từng được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”.

Tổ hợp tên lửa chống hạm REDUT-M là một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động, được triển khai trên xe phóng SPU-35B hoặc SPU-35V . Một tổ hợp REDUT-M có 3 xe phóng, xe chỉ huy và xe radar 4R45 Skala. Tên lửa được đặt trong ống phóng ZIL-135K và được đặt trên xe tải BAZ-135MB 8x8 bánh. Mỗi xe phóng được vận hành bởi 5 người, thời gian triển khai sẳn sàng chiến đấu khoảng 30 phút.

Tên lửa P-35B có chiều dài 10,2m, đường kính gần 1m, sải cánh 2,6m, trọng lượng phóng 4.500kg. Tên lửa có tầm bắn tối đa 460km,với tốc độ Mach-1.4, biến thể nâng cấp về sau đạt cự ly 550km. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn KRD-26.

Lực lượng phòng thủ bờ biển Hải quân Việt Nam luôn sẳn sàng chiến đấu, bảo vệ biển đảo tổ quốc


Hệ thống phòng thủ bờ biển REDUT-M được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam trong giai đoạn 1979, đây cũng là cơ sở để hình thành lực lượng phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đây cũng là loại tên lửa chống hạm có tầm bắn xa nhất hiện nay trong khu vực ASEAN. Hiện tại, tên lửa được nâng cấp để cải thiện khả năng kháng nhiễu và khả năng khóa mục tiêu của radar.

Tổ hợp tên lửa chống hạm REDUT-M trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nan


Chiến sĩ quân đội Nhân dân Việt Nam đang tiến hành bảo dưỡng ống phóng


Hệ thống xe phóng của tên lửa chống hạm hạng nặng SS-N-3 Shaddock

SS-N-3 Shaddock Việt Nam

http://dddn.com.vn/2012102209255812c...au-san-bay.htm

Thông tin kỹ thuật sát thủ diệt tàu sân bay của Việt Nam

SS-N-3 Shaddock
Shaddock ( SS-N-3) : là loại tên lửa do Liên Xô nghiên cứu chế tạo, dài 10 mét, nặng 4,5 tấn, có tầm bắn 460 km, tốc độ 1,5 lần vận tốc âm thanh.
Mục đích để chống các hạm đội tàu sân bay , chiến hạm hạng nặng tiếp cận lãnh thổ Liên Xô .
Việt Nam mua tên lửa Shaddock từ Liên Xô cũ ( khi chưa xụp đổ) .
Thông số kĩ thuật :
Đầu đạn nặng 800kg hay 100 kT (hạt nhân)
Tầm xa 460 km ( bao trùm vịnh Bắc Bộ, đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa )
Tốc độ Mach 1,4 /480m/s ( gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh )
Chiều dài 10m
Đường kính 0,9 m
Sải cánh 2,6 m.
Trọng lượng phóng 4500kg


Nước sử dụng: Chỉ có Liên Xô ( nay là Nga ) và Việt Nam có loại tên lửa này ( phiên bản xuất khẩu ) .
Hiện NC được trang bị 2 trung đoàn tên lửa này ( trong đó,1 trung đoàn đóng tại bán đảo Sơn Trà , Đà Nẵng) .Phiên bản ta sử dụng là loại phóng từ bệ phóng (xe tải) từ đất liền nhưng với tầm bắn 460 km bao trùm hoàn toàn vịnh Bắc Bộ, đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa và một phần vùng biển Trường Sa.
Theo 1 bài viết trên mạng Sina của TQ thì Việt Nam đang nghiên cứu cải tiến 1 loại tên lửa của Nga. Nếu thành công loại này có tầm bắn 550 km, mang được đầu đạn 1 tấn , tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh ...sẽ trực tiếp cắt đứt tuyến vận tải của TQ từ đảo Hải Nam xuống qđ Trường Sa ,bất cứ tàu nào rời khỏi căn cứ hải quân Tam Á có thể trở thành mục tiêu của Shaddock trong trường hợp chiến tranh nổ ra .
 

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
5,986
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Thằng shaddock này được quảng cáo gê nhỉ nhưng chưa biết hiệu quả ra sao
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hàng pakistan

 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ phát triển tên lửa hành trình LRSO
Cập nhật lúc :2:17 PM, 11/12/2012
Không quân Mỹ sẽ phát triển tên lửa hành trình tầm xa mới, có khả năng tàng hình và tốc độ cao.
(ĐVO) Không quân Mỹ đang lên kế hoạch cung cấp một hợp đồng quân sự cho 4 nhà thầu để phát triển công nghệ cho chương trình tên lửa hành trình tầm xa (LRSO) mới.
Hợp đồng sẽ được trao cho 4 công ty bao gồm Boeing, Lockheed Martin, Northrop Grumman và Raytheon. Các công ty này sẽ nhận được một khoản tiền nhất định để tham gia nghiên cứu hỗ trợ cho chương trình tên lửa tầm xa để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển công nghệ.
Theo Flight Global, chương trình phát triển tên lửa mới có khả năng thay thế hầu hết các loại tên lửa đang lỗi thời, các loại vũ khí hạt nhân và tên lửa hành trình phóng từ trên không AGM-86 trang bị đầu đạn thông thường.

Ngoài ra, LRSO cũng sẽ thay thế cho tên lửa tàng hình AGM-129, ít nhất là có một thiết kế mới hơn.
Ông Mark Gunzinger, nhà phân tích tới từ Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách ở Washington nói rằng, chương trình LRSO rõ ràng cho thấy thêm bằng chứng Không quân Mỹ (USAF) đang tích cực phát triển các loại tên lửa hành trình tầm xa của họ để đảm bảo có được khả năng xâm nhập vào những khu vực gây tranh cãi.

“Hệ thống phòng không tích hợp ngày càng trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết, nó sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với các hệ thống phòng thủ hiện tại. Do vậy, LRSO phải có khả năng tàng hình và sức chịu đựng tốt hơn để có những biện pháp trả đũa hiệu quả hơn so với những loại vũ khí mà nó sẽ thay thế”, ông Goure, chuyên gia phân tích ở viện Lexington nói.



B-52 sẽ có tên lửa hành trình tầm xa mới.​
Ngoài ra, tên lửa cũng phải có tầm bắn xa hơn và có khả năng mang được nhiều loại đầu đạn cho những nhiệm vụ khác nhau. Nó cũng có thể bay nhanh hơn, có khả năng lượn lờ trên một khu vực hoặc thậm chí là thay đổi mục tiêu tấn công trong suốt chuyến bay.

Ông Gunzinger hy vọng rằng chương trình tên lửa mới sẽ dẫn đến một nỗ lực hợp tác phát triển giữa Không quân và Hariq uân Mỹ để thay thế cho loại tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk.

“Hy vọng rằng, LRSO sẽ trở thành một chương trình tạo ra một tên lửa mà có thể được phóng từ các bệ phóng trên tàu của Hải quân Mỹ cũng như các nền tảng máy bay của Không quân Mỹ”, ông Gunzinger nói.

Nhưng ông Goure thì lại cho rằng, tiềm năng tạo ra cả một biến tehẻ tên lửa cho hải quân là có thể, nhưng Không quân Mỹ có thể sẽ không sẵn sàng chấp nhận một thỏa thuận đi kèm với việc phát triển tên lửa cho hải quân.

Tên lửa hành trình phải có khả năng đặt trong ống phóng ngư lôi 21 inch và các ống phóng thẳng đứng của một tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, do đó kích thước của nó sẽ bị hạn chế. “Tên lửa mới sẽ không được lớn hơn kích thước tiêu chuẩn mà hải quân có thể lắp đặt”, ông Goure nói.
Phạm Thái (theo Flight Global)
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
chắc là do thằng Nga nó phát triển tốt cái hệ raduga quá nên Mỹ lo
'Kh-101 có thể bắn trúng cửa thông gió'
Cập nhật lúc :10:14 AM, 25/09/2012
Izvestia cho biết, năm 2013, Không quân Nga sẽ nhận tên lửa hành trình Kh-101 có độ chính xác cực cao đến mức bắn trúng "cửa sổ thông gió" sở chỉ huy quân địch.
(ĐVO) Theo vị quan chức quốc phòng Nga, Kh-101 đang được trong giai đoạn thử nghiệm.

Kết quả các cuộc bắn thử cho thấy, bán kính lệch khỏi mục tiêu (CEP) của tên lửa không quá 10m ở cự li 10.000km. Trong khi đó, CEP của Kh-555 là 25-30 m.

Như vậy, thực tế Kh-101 sẽ trở thành tên lửa hành trình có độ chính xác cao nhất trong kho vũ khí tầm xa của Không quân Nga.

“Không quân Mỹ đã đưa vào trang bị các tên lửa hành trình chính xác cao đầu tiên bắn từ trên không ngay từ những năm 1980. Còn chúng ta đến nay vẫn dựa vào sức phá huỷ to lớn của đầu đạn hạt nhân, khi mà sai số hơn kém 50-100 m không có ý nghĩa gì lớn. Đến nay nhiệm vụ đã thay đổi, phải có được vũ khí có độ chính xác cao có khả năng tiêu diệt mục tiêu một cách tinh xảo”, Izvestia dẫn nguồn tin Bộ tư lệnh Không quân Nga.

Cũng theo vị này, việc có một tên lửa như vậy sẽ cho phép không quân tầm xa đánh đòn chính xác cao cả vào các căn cứ của bọn khủng bố, vào các mục tiêu chiến lược trong hậu phương đối phương mà không phải mạo hiểm với sinh mạng của phi công.

"Kh-101 là tên lửa hành trình tầm xa, tốc độ cận âm. Tên lửa được đưa vào mục tiêu nhờ tổ hợp định vị trên cơ sở hệ thống GLONASS. Khác với Kh-555, tên lửa mới có thể tiêu diệt cả các mục tiêu nhỏ (kích thước bao hình từ 2-3 m trở lên), cả những mục tiêu di động. Đối với trường hợp bị nhiễu vô tuyến điện tử và hệ thống dẫn đường theo vệ tinh bị vô hiệu hoá, tên lửa được trang bị các hệ thống duy trì vị trí theo quán tính độc lập", đại diện tổ hợp công nghiệp quốc phòng nói.

Chỉ những máy bay Tu-95 và Tu-160 mới có khả năng mang tên lửa hành trình mới Kh-101.
Do có cơ sở linh kiện điện tử mới, hệ thống dẫn hướng đã nhỏ hơn so với loại trang bị cho các tên lửa có từ thời Xô Viết. Không gian dôi ra được bố trí cho nhiên liệu và đầu đạn.

Nếu Kh-555 có thể bay 2.000km mang theo đầu đạn khối lượng 200Kg, thì Kh-101 đạt tầm bắn 10.000km mang theo đầu đạn khối lượng 400 Kg. Nga cũng phát triển biến thể mang đầu đạn hạt nhân gọi là biến thể Kh-102.

“Thật ra Kh-101 dẫu sao cũng nặng hơn Kh-555 khoảng 3-4 lần. Vì vậy, chỉ những máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160 và Tu-95 mới mang nổi nó. Máy bay ném bom Tu-22 không mang nổi tên lửa này, vậy nên nó buộc phải dùng loại Kh-555,” đại diện Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Nga cho biết.

>> Một số máy bay Tupolev (Tu) nổi tiếng của Nga

Theo Chủ tịch Viện đánh giá chiến lược Alexander Konovalov, các tên lửa hành trình tầm xa đang là vũ khí cần thiết mang tính sống còn đối với Không quân Nga. “Do Nga không có căn cứ quân sự ở nước ngoài, các máy bay tiêm kích Nga không thể bảo vệ các máy bay ném bom trong các chuyến bay liên lục địa. Vì vậy, rất cần Tu-95 và Tu-160 có thể phóng tên lửa mà không phải bay vào vùng hoạt động của phòng không đối phương”, ông Konovalov nói.

Sản phẩm tương tự Kh-101 của Mỹ là tên lửa hành trình AGM-129. Nó cũng được trang bị cả hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS kết hợp hệ thống dẫn đường quán tính INS. Tầm bắn hiệu quả của tên lửa Mỹ hơn 3.000km, chỉ những máy bay ném bom chiến lược cỡ B-52 mới mang được thứ vũ khí này.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Con harpoon tầm đâu có 200km tốc độ có 800km/h cơ mà sao nhiều thằng dùng thế nhỉ
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,226
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
Tên lửa hành trình mà tầm bắn >10.000km cơ à, a Ngố có nổ to quá không nhề?
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,226
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
Báo tây hay ta hay tàu thì nó cũng phải có nguồn thông số kĩ thuật từ thằng sản xuất đưa ra. Nhà báo người ta có trực tiếp làm ra và thử nghiệm đâu, chả nhẽ họ tự bịa ra à?
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
nhà văn nói láo nhà báo nói hay :) bác quên nhỉ
thực ra là nhà sx đưa ra có 3000km 1 số nguồn báo lên 5000km
còn lều báo đưa lên 10.000 km
thế nên cháu nghĩ là đọc và nên tự hiểu 1 số điều từ báo thì hay hơn =))
chắt lọc thông tin
http://www.globalsecurity.org/wmd/world/russia/kh-101.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hồ sơ X

Ka-52K sẽ là 'sát thủ' chống hạm
Cập nhật lúc :11:43 AM, 14/08/2012
Bằng việc trang bị radar AESA Zhuk-A, tên lửa hành trình chống tàu Kh-31 và Kh-35V, Ka-52K sẽ thực sự là một sát thủ chống hạm của Hải quân Nga.
(ĐVO) Tàu đổ bộ chở trực thăng Mistral của Hải quân Nga có thể có thêm sức mạnh cải thiện gấp rất nhiều lần khi được trang bị một biến thể đặc biệt của trực thăng Kamov Ka-52 Alligator.

Hải quân nga đang thiết kế một biến thể của trực thăng này, gọi tên là Ka-52K để trang bị cho 4 tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral mua của Pháp.

Biến thể này sẽ được trang bị các hệ thống điện tử, vũ khí đặc biệt để thực hiện các nhiệm vụ chống lại những mục tiêu trên biển và trên mặt đất.

Hải quân Nga yêu cầu trực thăng Ka-52K phải trang bị nhiều cảm biến khác nhau và trang bị vũ khí nhiều hơn so với Ka-52 của Không quân.
Sự khác biệt lớn sẽ là ở radar. Biến thể radar mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn Zhuk-A trên chiến đấu cơ MiG-35 đang được sửa đổi để có thể lắp vào chóp mũi của Ka-52K. Đây sẽ là một bước tiến lớn so với trực thăng Ka-52 cơ bản.

Zhuk-A cung cấp khả năng phát hiện mục tiêu từ cự li xa tới 130 km, theo dõi đồng thời lên tới 30 mục tiêu và cùng lúc tiêu diệt 6 mục tiêu.


Trực thăng Ka-52K.

>> Nga sẽ trang bị trực thăng Ka-52K trên tàu Mistral
>> So sánh Ka-52 và EC-665 Tiger
Cánh quạt của Ka-52K có thể gấp lại được để phù hợp với điều kiện hoạt động trên tàu sân bay. Bên cạnh đó, cánh quạt, thân máy bay và các hệ thống khác được tăng cường khả năng chịu ăn mòn khi hoạt động trên biển.

Một cải tiến đáng kể khác cho Ka-52K so với Ka-52 là có khả năng phóng hai loại tên lửa chống hạm Kh-31 (AS-17 Krypton) và Kh-35 (AS-20 Kayak).

Kh-31 là một tên lửa hành trình bay sát mặt biển có tầm bắn hơn 100 km, khả năng bay tốc độ siêu âm tốc độ Mach 1,8 trong giai đoạn đầu và sau đó tăng tốc lên Mach 2,9.

Tên lửa mang theo một đầu đạn nặng gần 100 kg, có thể bay tốc độ cao và sát mặt nước khi tiếp cận gần mục tiêu, đồng thời có khả năng vụt cao lẩn tránh. Các hệ thống phòng thủ trên tàu chiến đối phương sẽ gặp nhiều khó khăn để đánh chặn tên lửa này.
Kh-35V là tên lửa chống tàu sát mặt biển có tốc độ cận âm (Mach 0,8). Tên lửa có tầm bắn xa hơn Kh-31, tới 130 km và mang đầu đạn nặng hơn, 145 kg.
Mỗi tàu đổ bộ Mistral dự kiến sẽ được trang bị ít nhất 8 trực thăng tấn công Ka-52K và sẽ tạo ra một sức mạnh phòng thủ/tiến công ghê gớm khi triển khai trên biển.



Tên lửa chống tàu Kh-31.

Tên lửa chống tàu Kh-35.

>> Tiêm kích Việt Nam nhận thêm tên lửa mới
>> Việt Nam nhận tên lửa hiện đại của Nga với số lượng lớn
>> Báo Nga: VN sẽ sản xuất tên lửa tầm bắn 300km


Mô hình trực thăng Ka-52K với cánh gập.



Nga thử nghiệm trực thăng chống ngầm Ka-27M hiện đại hóa

Thứ tư 17/10/2012 09:07

Phát ngôn viên Hạm đội phương Bắc cho biết, Hải quân Nga đang thực hiện chuyến bay thử nghiệm trực thăng chống ngầm Kamov Ka-27M hiện đại hóa.

“Trực thăng Ka-27M hiện đại hóa đang hoàn thiện chuyến bay cũng như thử nghiệm các hệ thống chính của nó”, phát ngôn viên Hạm đội Phương Bắc, ông Vadim Serga nói. Việc hiện đại hóa sẽ kéo dài thời gian phục vụ Ka-27 từ 10-15 năm.


Các cuộc thử nghiệm mới nhất trên biển gồm thử nghiệm hệ thống điện tử hàng không mới trên Ka-27M trong tìm kiếm tàu ngầm và thử nghiệm radar theo dõi tàu ngầm, tàu mặt nước và mục tiêu trên không.
“Trực thăng mới không chỉ trang bị hệ thống điện tử hiện đại, mà còn có thiết bị tiên tiến phục vụ nhiệm vụ đặc biệt”, ông Vadim Serga nói.
Ka-27M trang bị radar mới quét 360 độ, tăng bán kính tìm kiếm và theo dõi đồng thời 10 nhiều mục tiêu cùng lúc. Trực thăng Ka-27M đi vào phục vụ trong Hải quân Xô Viết từ năm 1982 với vai trò chủ yếu tuần tra chống ngầm. Từ Ka-27M, nhà thiết kế Kamov phát triển thêm một số biến thể: biến thể xuất khẩu Ka-28, vận tải Ka-29 và trực thăng cảnh báo sớm đường không Ka-31.
Ka-27M vẫn lắp đặt hệ thống định vị thủy âm, phao âm và trang bị bom chống ngầm và ngư lôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top