[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Biển Đông: Việt Nam đánh bại đỉnh cao tên lửa YJ-12 Trung Quốc
Quote:
Mặc dù YJ-12 được coi là đỉnh cao của tên lửa chống hạm Trung Quốc nhưng Việt Nam hoàn toàn đủ sức đánh bại nó.
Sau khi bắt đầu giấc mơ tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh với YJ-83 không được thành công như mong muốn, Trung Quốc đẩy mạnh nghiên cứu và tiếp tục trình làng sản phẩm mới nhất là YJ-12. Đây là loại tên lửa được tung hô là đỉnh cao của tên lửa chống hạm Trung Quốc.
Thông số khủng, hành tung bí ẩn…
Chương trình phát triển tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu âm YJ-12 được khởi xướng từ những năm 1990, mô hình của nó xuất hiện lần đầu tại triển lãm hàng không Chu Hải 2000. Tuy nhiên, sau lần xuất hiện bất ngờ này, chương trình phát triển tên lửa YJ-12 bỗng nhiên “bặt vô âm tính”

Hình ảnh gần nhất của tên lửa YJ-12​
Tuy nhiên, gần đây các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh về tên lửa có in chữ YJ-12. Jane Defence Weekly dự đoán trọng lượng của YJ-12 khoảng từ 2-2,5 tấn, chiều dài khoảng 7m. Tầm bắn của YJ-12 được dự đoán từ 250-500 km
Nhà sản xuất Học viện Công nghệ cơ điện Sea Eagle Trung Quốc tuyên bố YJ-12 là tên lửa đầu tiên của họ được thiết kế dưới dạng module với khoảng 10 mô hình đang phát triển. YJ-12 được dự định phát triển thành 3 biến thể gồm: chống tàu (YJ-12 AShM), chống radar (YJ-12 ARM) và không đối đất (YJ-12 ASM).
Ngoài ra, có nguồn tin cho rằng, Trung Quốc có thể còn đang nghiên cứu chế tạo một loại tên lửa chống hạm phóng thẳng đứng lớn hơn, gọi là YJ-18 (Ưng Kích-18), có kích cỡ tương đương tên lửa chống hạm Kh-41 Sunburn được Trung Quốc mua của Nga từ thế kỷ trước.
Với việc chế tạo thành công YJ-12, Trung Quốc hy vọng có thể san bằng khoảng cách về tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh với BrahMos (Ấn Độ), P-800 Yakhont (Nga) và Hùng Phong-3 (Đài Loan).
…nhưng bị đánh giá thấp, mặc dù giá rất đắt
Các chuyên gia quân sự quốc tế không đánh giá cao YJ-12 mặc dù nó được Trung Quốc xem là đỉnh cao của tên lửa chống hạm mà nước này sản xuất.
Trước hết như thường thấy ở các loại vũ khí khủng của Trung Quốc, YJ-12 bị nghi ngờ là một sản phẩm sao chép, mà tất nhiên sao chép thì không thể có chất lượng tương đương nguyên mẫu được.
Trong lần xuất hiện đầu tiên và duy nhất vào năm 2000, YJ-12 có thiết kế giống một cách kỳ lạ với tên lửa không đối đất ASMP của Pháp, từ hình dáng khí động học, kích thước, trọng lượng. Mô hình thiết kế ban đầu của YJ-12 sử dụng cửa hút không khí kép cho động cơ ramjet như ASMP của Pháp.
Như mọi khi, Trung Quốc một mực phủ nhận sao chép công nghệ, họ tuyên bố YJ-12 là một thiết kế mới hoàn toàn và không có gì liên quan đến Pháp.

Trong lần xuất hiện đầu tiên YJ-12 được cho là copy từ ASMP của Pháp

Tên lửa không đối đất ASMP của Pháp​
Hình ảnh mới nhất về tên lửa có in chữ YJ-12 lại có thiết kế hoàn toàn khác. Thiết kế mới được trang bị 4 cửa hút không khí với 4 cánh ổn định ở giữa mỗi cửa hút không khí và 4 cánh lái ở đuôi.
Kiểu thiết kế này rất giống với tên lửa hành trình Kh-31 của Nga, thiết kế này làm cho tên lửa dài hơn và nặng hơn so với tiêu chuẩn các loại tên lửa hàng không chiến thuật trang bị cho máy bay.
Một số chuyên gia quốc tế nhận định, YJ-12 là một sự kết hợp giữa ASMP và YJ-91 với sự trợ giúp kỹ thuật của Nga thông qua thiết kế Kh-31P. Sự thành công của YJ-12 là nhờ sự cho phép xuất khẩu Kh-31P của Nga sang Trung Quốc.

Lần xuất hiện mới nhất YJ-12 được cho là copy tên lửa Kh-31 của Nga

Tên lửa Kh-31 của Nga​
Yêu cầu mà Quân đội Trung Quốc đặt ra cho tên lửa YJ-12 là rất cao, tính năng kỹ thuật của tên lửa phải đạt ngang ngửa, thậm chí là vượt mặt các loại tên lửa chống hạm siêu âm trên thế giới. Đối với biến thể chống radar, YJ-12 phải ngang ngửa tên lửa chống radar AGM-88 Harm của Mỹ.
YJ-12 là tên lửa đòi hỏi công nghệ cao, trong khi nền tảng khoa học kỹ thuật đặc biệt là vi mạch điện tử Trung Quốc không đáp ứng được. Do đó, tất cả các thiết bị điện tử đều phải thiết kế riêng. Đáng chú ý nhất là hệ thống vi mạch tích hợp (VLSIC) được sử dụng để điều khiển radar và hệ thống chiến tranh điện tử.
Kết quả YJ-12 trở thành tên lửa chống hạm “đắt nhất hành tinh”. Đơn giá không chính thức của YJ-12 vào năm 1999 đã là 1,8 triệu USD/quả, gấp đôi tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon.
Tháng 11/2012, dựa theo nguồn tin từ Nga, tạp chí Jane Defence Weekly bình luận việc Trung Quốc tiếp tục mua tên lửa chống tàu siêu âm Kh-31 từ Nga cho thấy loại tên lửa mà Trung Quốc sao chép từ Kh-31 là YJ-91 cho hiệu quả không cao và YJ-12 cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng. Không loại trừ khả năng YJ-12 sẽ lặp lại vấn đề như trên YJ-91.
Việt Nam đánh bại YJ-12
Như vậy, có thể thấy rằng phải còn rất lâu nữa YJ-12 mới có thể trở thành mối đe dọa đối với các chiến hạm của Việt Nam trên Biển Đông. Mà nếu có thể tham chiến, các máy bay mang YJ-12 phải vượt qua được lực lượng các máy bay thiện chiến bao gồm Su-27, Su-30 và cả MiG-21. Các máy bay này là lá chắn vững chắc cho các chiến hạm trên biển, luôn sẵn sàng cất cánh trên nhiều sân bay dọc theo bờ Biển Đông.
Chưa kể hệ thống phòng không chuyên chống tên lửa hành trình trên các chiến hạm như Palma, pháo bắn nhanh AK-630, trang bị trên các loại tàu chiến mới của Hải quân Việt Nam như: khinh hạm Gepard 3.9; tàu hộ tống tên lửa 1241RE, 1241.8, BSP-500; tàu pháo Svetlyak và TT400TP.
AK-630 được thiết kế chủ yếu để đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu hoặc vũ khí chính xác cao, gồm pháo AO-18 có 6 nòng cỡ 30mm, hệ thống radar điều khiển hỏa lực MR-123-02 và tổ hợp ngắm bắn quang - điện SP-521. Trong đó, pháo 6 nòng cỡ 30 mm có tốc độ bắn 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 4.000 m, tầm bắn tối đa 8.100 m.
Hệ thống pháo-tên lửa phòng không tự động Palma-SU trang bị trên tàu Gepard 3.9 (HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ) để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình chống tàu, tàu cỡ nhỏ. Hệ thống Palma-SU thiết kế với 2 pháo bắn siêu nhanh 6 nòng cỡ 30mm AO-18KD tốc độ bắn lên đến 6.000-10.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét tạo nên một màn đạn dày đặc đủ sức tiêu diệt bất kỳ loại tên lửa hành trình nào và 8 tên lửa Sosna-R cho phép tiêu diệt 6 mục tiêu cùng lúc ở cự ly 200-8.000 m, độ cao 3.500 m.


Hệ thống phòng không tầm cực gần chuyên chống tên lửa hành trình Palma​
Để phát hiện tên lửa đối phương, tàu Gepard 3.9 được trang bị radar mảng pha 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không và trên biển Pozitiv-ME1 tầm trinh sát tối đa 150km trong điều kiện biển động cấp 3; có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1.000m từ khoảng cách 110km; có thể phát hiện mục tiêu là tên lửa đối hạm có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay ở độ cao 15m từ khoảng cách 15km; có thể bám cùng lúc 3-5 mục tiêu.
Bên cạnh đó là phương tiện tác chiến điện tử bao gồm: hệ thống MP-407E ECM và hệ thống mồi bẫy PK-10 (4x10 ống phóng) làm vô hiệu hóa hệ thống tự dẫn và đánh lừa quỹ đạo tên lửa đối phương.

Hệ thống mồi bẫy PK-10​
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn rất cần thiết tăng cường khả năng phòng không tầm xa với lực lượng hỗn hợp là các máy bay đánh chặn và phòng không chiến hạm. Trong tương lai gần, khả năng Việt Nam sẽ trang bị tổ hợp phòng không chiến hạm trên các Gepard 3.9 đang được chế tạo tại Nga để hình thành biên đội tàu có khả năng phòng không đủ sức hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

http://ttvn.vn/doi-song/bien-dong-viet-nam-danh-bai-dinh-cao-ten-lua-yj-12-trung-quoc-80201326919498772.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa chống ngầm Nga – Gừng càng già càng cay

(Vũ khí) - Báo chí Nga cho biết Hải quân nước này đang hiện đại hóa tên lửa chống ngầm được sản xuất từ những năm 60 của thế kỷ trước



Bộ Tư lệnh Hải quân Nga đã quyết định hiện đại hóa một số tổ hợp tên lửa chống ngầm được sản xuất từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Theo những nội dung được thông báo thì có 2 lý do để đi đến quyết định trên, đó là, hải quân Nga hiện đang thiếu các mẫu tên lửa mới, mặt khác Nga đã có quyết định tăng hạn một số tàu chiến (do đó cần tăng hạn các loại vũ khí chuyên dụng trang bị cho các tàu chiến đó, cụ thể ở đây là các tổ hợp tên lửa chống ngầm).
Tên lửa chống ngầm mà Hải quân Nga đang có kế hoạch hiện đại hóa là loại tên lửa có cánh mang thủy lôi.
Nguyên tắc hoạt động của loại vũ khí này là khi tên lửa bay đến gần mục tiêu, thủy lôi tách ra khỏi tên lửa và được thả xuống nước bằng dù.
Sau khi tiếp nước, thủy lôi với hệ thống xác định tọa độ mục tiêu sẽ tự tìm đến mục tiêu là các tàu ngầm hay tàu nổi của đối phương và tiêu diệt chúng.
Tàu khu trục chống ngầm của Hải quân Nga. Ảnh: Glev Shelkunov Theo một nguồn tin từ Bộ tư lệnh Hải quân Nga thì trước mắt Hải quân nước này sẽ hiện đại hóa 39 tổ hợp 85 RU “Rastrub”, và sau đó sẽ hiện đại hóa tiếp các tổ hợp 83 R “Vodapad” (Thác nước) , 84R “Metel” (Bão tuyết), 86R và 88R “Vecher” (Gió) và các biến thể mang bom ngầm của chúng.
Các tàu chiến- phương tiện mang các tổ hợp tên lửa này hiện đang được niêm cất bảo quản ở Severomorsk (Biển Bắc), Sevastopol (Biển Đen), Primorsk và Camchatka (Thái Bình Dương). Nội dung chính trong việc hiện đại hóa là thay thế các thiết bị điện tử trên tên lửa và tổ hợp phóng sẽ do Tập đoàn “Nhà máy hàng không Smolensk” đảm nhiệm.
Tên lửa 85R- là tên lửa chống ngầm chủ yếu hiện đang có trong biên chế của các tàu nổi kiểu “Admiral”, các tàu khu trục tên lửa hạng nặng kiểu “Kirov”.
Tên lửa URK-5 “Rastrub-B” của Hải quân Nga. Thông số chủ yếu của tên lửa chống tàu ngầm lớp Rastrub

Chức năng: trang bị cho các tàu chống ngầm hạng nặng và tàu tuần tiễu để tiêu diệt các tàu ngầm, tàu nổi và tàu vận tải của đối phương.

Tính năng kỹ- chiến thuật :

- Độ cao tối đa khi bay:
Khi tiêu diệt tàu ngầm: 400m
Khi tiêu diệt tàu nổi: 15m
- Cự ly bắn:
Tối đa 50km
Tối thiểu:
Khi tiêu diệt tàu ngầm: 5km
Khi tiêu diệt tàu nổi: 10km
- Độ sâu tiêu diệt tàu ngầm: 20- 500m
- Tốc độ hành trình tối đa: 290 (m/s)
- Thời gian chuẩn bị phóng sau khi nhận chỉ thị mục tiêu: 15 giây
- Chiều dài: 7.205 mm.
Còn một lý do rất quan trọng nữa của việc hiện đại hóa các tổ hợp tên lửa trên nhưng không được đề cập tới trong thông báo của Bộ tư lệnh Hải quân Nga, cụ thể là theo Phó chủ tịch thứ nhất Viện Hàn lâm các vấn đề địa - chính trị Nga K.Sivkov thì tuy các tên lửa này được đưa vào trang bị cho Hải quân Liên Xô từ những năm 60 của thế kỷ trước nhưng những tính năng kỹ - chiến thuật của chúng không hề lạc hậu.
Khả năng có thể thay thế (hoặc hiện đại hóa) thành phần tác chiến của chúng (thủy lôi trên các tên lửa mang) cho phép tiếp tục duy trì loại tên lửa này trong trang bị một thời gian rất dài nữa.
Tên lửa RUM-139 VL-АSRОC của Hải quân Mỹ. Để so sánh, ông đã dẫn ra một ưu thế nổi bật của tên lửa 85R: nó có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 50 km, hơn hẳn tên lửa cùng chức năng của Mỹ là RUR-5 ASROC (cự ly bắn chỉ khoảng 8km, cũng được đưa vào trang bị cho Hải Quân Mỹ trong những năm 60) và các biến thể tiếp theo của RUR-5 ASROC là RUM-139 VL- ASROC (cự ly bắn 28 km) đang được trang bị cho Hải quân Mỹ.

Ngoài ra, các tên lửa chống ngầm của Nga là tên lửa có điều khiển và đưa thủy lôi đến điểm thả một cách chính xác, trong khi các tên lửa của Mỹ như RUM-139 VL- ASROC là tên lửa không điều khiển, bay theo quỹ đạo đường đạn. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh các tên lửa 86R và 86R mang thủy lôi (của Nga) đã có các biến thể mang đầu đạn hạt nhân, nhưng hiện nay chúng đã được đưa ra khỏi trang bị.
Công tác hiện đại hóa các tổ hợp tên lửa chống ngầm dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 8/2014. Tổng kinh phí cho nhiệm vụ này là 41,3 triệu rúp (khoảng 1,3 triệu USD).
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Sao không dùng scud mà chống hạm .? , không phải cái gì cũng có thể .Mà bảo kh35 nhái có gì sai , harpoon nó ra từ bao giờ ? .j11 giống su27
là lẽ thường ? .
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Có mỗi thằng dở tầu đòi dùng đạn đạo chống hạm thôi ná.
Đọc lại đi xem động cơ harpoon và động cơ kh-35 có giống khg? Cơ chế tìm mục tiêu có giống khg?
Cơ chế dẫn đg có giống khg?
Cứ thấy bọn nhảm bảo giống là cũng vphải nói theo là sao
Chả có chính kiến gì cả
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thế cụ nghĩ thằng Tập béo nó sao chép vũ khí nhưng tính năng nó cũng phải khác .Hình dáng giống người ta cũng hay gọi là nhái .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Iran lắp tên lửa gốc Trung Quốc lên tiêm kích Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Tiêm kích F-4 Phantom do Mỹ chế tạo trang bị trong Không quân Iran được nước này trang bị tên lửa diệt hạm có nguồn gốc Trung Quốc.

Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 760x500.
Theo nguồn tin Bộ Quốc phòng Iran, Không quân Iran gần đây đã được chuyển giao tên lửa hành trình chống tàu phóng từ trên không Nasr và Qader chế tạo trong nước.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 760x500.
Đáng lưu ý, trong 2 loại này thì Qader có tầm bắn diệt tàu chiến mặt nước tới 200km. Trước khi có biến thể phóng từ trên không, Qader đã được Iran trang bị cho tàu chiến và bệ phóng trên mặt đất.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 760x500.
Tuy Iran không tiết lộ rõ chi tiết kỹ thuật của Qader, nhưng theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), Qader có hình dáng bên ngoài giống với tên lửa hành trình chống tàu C-802 của Trung Quốc.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 760x500.
Trên thân Qader thiết kế bốn cánh điều khiển lớn giữa thân và 4 cánh ở đuôi cùng các khe hút không khí nằm giữa cánh chính dưới thân tên lửa. Những đặc điểm này cũng xuất hiện trên thân đạn tên lửa C-802 của Trung Quốc. Nhiều khả năng, Qader là sản phẩm sao chép hoàn toàn công nghệ C-802 của Trung Quốc.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 760x500.
Thực tế thì từ giữa những năm 1990, Iran đã nhập khẩu thành công số lượng nhỏ (vài chục quả) tên lửa hành trình C-802. Và có lẽ trên cơ sở “mổ xẻ” C-802, Iran đã làm nhái lại theo cách mà Trung Quốc hay dùng để sao chép vũ khí Nga, phương Tây.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 760x500.
C-802 dường như là một trong những loại vũ khí mà Iran thích nhất để sao chép tạo ra nhiều loại tên lửa với hàng loạt tên gọi nhưng lại giống nhau về kiểu dáng. Trong ảnh là tên lửa hành trình chống tàu Noor phóng trên chiến hạm nổi có kiểu dáng giống với C-802 và Qader.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 760x500.
Điều đặc biệt là tên lửa có “nguồn gốc” Trung Quốc Qader được thiết kế để trang bị cho tiêm kích phản lực đa năng F-4 Phantom do Mỹ sản xuất, đang có mặt trong Không quân Iran.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 760x500.
Dù là tên lửa “nhái” nhưng Qader vẫn là thách thức lớn đối với các chiến hạm Mỹ trong trường hợp có xung đột.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
c802 giống Exo là do khí động học nó vậy !
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Viễn cảnh hải chiến Mỹ-Iran

(TT&VH) - Ngày 27/12, Phó Tổng thống Iran Mohammad Reza Rahimi đe doạ sẽ đóng eo biển Hormuz trong trường hợp bị Mỹ và các nước lớn ở phương Tây cấm vận nhập khẩu dầu lửa của nước này. Đô đốc Habibollah Sayyari, chỉ huy các lực lượng Hải quân Iran tuyên bố việc đóng eo biển rất dễ thực hiện về mặt kỹ thuật. Diễn biến gây căng thẳng này đã làm dấy lên những lo ngại về khả năng xảy ra hải chiến giữa Mỹ và Iran.

Giới phân tích nói rằng nền kinh tế Iran đã phải trải qua cuộc khủng hoảng khá nghiêm trọng nên khó có thể trụ vững trước biện pháp trừng phạt đánh vào dầu lửa, nguồn thu chủ yếu của nước này. Sự trừng phạt như vậy có thể đẩy Iran đến bên bờ khủng hoảng xã hội trầm trọng và khơi mào cho những bất ổn làm lung lay thể chế chính trị hiện hành.

Tàu ngầm, thủy lôi, tàu cao tốc đen đặc vùng biển





Trong tình huống Iran bị dồn tới đường cùng bằng các lệnh cấm vận, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (Pasdaran) có thể sẽ nhận lệnh đóng eo biển Hormuz, vốn nằm trong khả năng của họ.

Hiện Hải quân Iran đang sở hữu 3 tàu ngầm 877 EKM hạng Kilo; một tàu khu trục Jamaran, 5 tàu hộ tống chống tàu ngầm; 3 tàu hộ tống Bayandor 81, Naghdi 82 và Hamzeh 802; 12 thuyền máy hạng Combattante II và 10 tàu bắn tên lửa hạng Thondor 021. Được triển khai dọc bờ biển nam Iran, tất cả các đơn vị hải quân này được phép phản ứng trên khu vực biển Oman.




Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 760x500.


Iran hiện có trong tay một kho vũ khí phòng thủ biển rất mạnh và không kém phần hiện đại
Ngoài tàu chiến, Iran còn có các tên lửa đất đối hải hiện đại, tầm xa từ 200-400 km, gồm loại Raad (HY-2 của Trung Quốc), SS-N-22 Sunburn và SS-N-26 Yakhont. Thêm vào đó, phần lớn máy bay Su-24 Fencer, F-4 D và E Phantom lẫn Mi-17, có khả năng bắn tên lửa không đối hải C-801K, C-802 Noor và Kowsar-2, có thể cũng đã được triển khai trong khu vực nhạy cảm nhằm hỗ trợ cho các đội tàu của Hải quân.

Tại khu vực vịnh Persique, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran được trang bị các tàu cỡ nhỏ, trong đó có 10 tàu China Cat, khoảng 40 chiếc tàu tốc độ cao do Iran hoặc CHDCND Triều Tiên sản xuất, trang bị tên lửa hải đối hải hoặc ngư lôi và 1.300 xuồng nhẹ mang pháo.

Bên cạnh đó, Hải quân Iran còn mua 17 tàu ngầm cỡ nhỏ Ghadir, 4 chiếc hạng Yougo và hai chiếc Nahang, dùng để thả thuỷ lôi trong vịnh Persique và khi cần tấn công tàu chiến mang ngư lôi. Tehran cũng nửa kín nửa hở hé lộ về một chiếc tàu ngầm siêu lớn được đóng tại chỗ mang tên Fateh.



Việc phong toả eo biển Hormuz có thể được tiến hành với trợ giúp của các tàu dân sự có trang bị thuỷ lôi, hiện ước tính lên đến hàng trăm chiếc. Trên thực tế, hiện Iran đang sở hữu khoảng 5.000 thuỷ lôi có xuất xứ từ Triều Tiên, thế hệ EM-11, EM-31 và có thể là EM-52. Nga đã chuyển giao cho Tehran khoảng 1.000 thuỷ lôi, trong đó có loại MDM-6 với khả năng chống cả tàu nổi lẫn tàu ngầm. Hải quân Iran còn sử dụng rất nhiều tên lửa đất đối hải Kowsar, Noor, Seersucker và Raad, điểm bắn được bố trí tại các vị trí cần được bảo vệ trên dọc bờ biển và trên các đảo Abou Moussa, Tumb, Siri và Qeshm.

Đe doạ nhằm vào hạm đội số 5 của Mỹ

Hạm đội số 5 của Hải quân Mỹ nằm dưới quyền chỉ huy của CENTCOM, có đại bản doanh đặt tại Manama, Bahreïn, với nhiệm vụ chính là đảm bảo giao thông thông thoáng trong eo biển Hormuz.

Bình thường, hạm đội này được trang bị một tàu sân bay (hiện thời là chiếc USS John C. Stennis) và một tàu trực thăng với khoảng 20 chiếc làm nhiệm vụ tuần tra và trợ giúp. Trong cuộc chiến Iraq, hạm đội này từng được tăng cường 5 tàu sân bay và 6 tàu trực thăng.

Các lực lượng quân đội Iran là nguy cơ hiện hữu đối với hạm đội này của Mỹ. Giới tướng lĩnh cấp cao trong Hải quân Mỹ cảnh báo chính quyền Mỹ rằng trong trường hợp xung đột trực tiếp với với Iran, hạm đội số 5 có thể phải chịu tổn thất nặng nề. Nguyên nhân do hệ thống phòng thủ hiện nay của hạm đội không có khả năng đương đầu với số lượng lớn các loại vũ khí khác nhau mà quân đội Iran tung ra.


Tàu sân bay John C. Stennis hiện diện tại vịnh Hormuz hồi tháng 10 năm ngoái
Kịch bản cuộc hải chiến

Người ta đã phỏng đoán về một kịch bản đụng độ trên biển giữa Mỹ và Iran, theo các bước như sau. Thứ nhất, các máy bay Su-24 Fencer, Mi-17 và F-4 Phantom tấn công tàu chiến đối phương bằng tên lửa không đối hải C-802 Noor, với khoảng 48 tên lửa được bắn đi. Nếu hạm đội Mỹ ở cách bờ biển Iran khoảng dưới 250km, gần như đồng thời, các bệ phóng tên lửa đất đối hải của Iran có khả năng bắn loạt đầu tiên gồm 8 tên lửa SS-N-22 Sunburn và một lượng không xác định các tên lửa SS-N-26 Yakhonts, khoảng 12 tên lửa Raad, mang đầu đạn chừng 315 kg, tổng ước tính sẽ là 25 tên lửa.

Nếu hạm đội Mỹ ở vị trí gần hơn, dưới 180km cách bờ biển Iran, Tehran có thể tung thêm khoảng 45-75 tên lửa Noor (C-801 và 802), như vậy số tên lửa được bắn đi là khoảng 70-100 quả!

Giai đoạn 2, hàng trăm xuồng tốc độ cao trang bị tên lửa, thiết bị bắn rốc két, thậm chí là ngư lôi và tên lửa Kowsar đồng loạt tấn công các tàu thuộc Hạm đội số 5. Một số trong đó có thể mang thuốc nổ làm các nhiệm vụ tấn công cảm tử.



Cuối cùng, ba tàu ngầm 877 EKM hạng Kilo có thể bắn tên lửa có khả năng thay đổi hành trình Noor-3. Số khác sẽ phóng ngư lôi hoặc thả thuỷ lôi MDM-6. Tóm lại, ở vị trí dưới 180km cách các bờ biển Iran, hạm đội số 5 của Mỹ sẽ vấp phải gần như đồng thời 80-110 tên lửa nhắm tới, ở khoảng cách 180-250 km sẽ là 33 tên lửa, đó là chưa tính đến các vụ tấn công của các thuyền xuồng tốc độ cao và và ba tàu ngầm.



Khả năng phòng thủ của Mỹ trước các SS-N-22 và SS-N-26 chưa hề được đánh giá, bởi loại vũ khí này chưa từng được sử dụng trong quá khứ. Nhưng các chiến lược gia Mỹ giả thuyết rằng phần lớn trong số chúng có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ chủ động lẫn bị động của hạm đội số 5.

Nếu vượt qua đợt tấn công phủ đầu này, hạm đội 5 sẽ vướng phải rất nhiều thủy lôi ở Eo biển Hormuz. Hoạt động tháo dỡ thủy lôi rất khó khăn và những người tham gia phá thủy lôi có thể sẽ trở thành mục tiêu tấn công của pháo binh Iran bảo vệ bờ biển.



***
Những điều này lý giải vì sao giới tướng lĩnh Hải quân Mỹ luôn phản dối phát động một vụ tấn công răn đe Iran.Vì vậy, nhiều khả năng Washington từ chối sử dụng biện pháp mạnh với Iran mà chỉ dừng lại ở việc phong toả các hoạt động kinh tế mà thôi.

 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vũ khí tấn công chớp nhoáng mới của Mỹ

(Vũ khí) - Theo ADS News, công ty Raytheon và Hải quân Mỹ vừa trình diễn khả năng chiến đấu của loại tên lửa Griffin trong môi trường biển bằng việc tấn công thành công một chiếc xuồng cao tốc cỡ nhỏ từ nhiều nền tảng khác nhau trong một chuỗi các thử nghiệm trên biển.


Trong suốt một lần bắn thử nghiệm, hệ thống tên lửa tuần tra ven bờ MK-60 Griffin, được tích hợp trên một chiếc tàu tuần tra lớp Cyclone, trên con tàu này, tên lửa Griffin đã được sử dụng để tấn công mô phỏng một chiếc xuồng điều khiển từ xa được coi như một mối đe dọa tàu chiến.

"Tên lửa Griffin và hệ thống MK-60 tạo ra khả năng tấn công chính xác, đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm hoạt động của chúng tôi", Đại tá Mike Ladner, quản lý chương trình Vũ khí Tàu mặt nước thuộc Hệ thống Tác chiến Tích hợp Hải quân Mỹ cho biết.
Tên lửa Griffin

Hầu hết các lần thử vừa qua đều được tiến hành ở trường thử Poit Mugu (California) của hải quân, đánh dấu bước hoàn thiện nhanh chóng tiến tới triển khai vũ khí này trên các tàu tuần tra ven biển vào cuối năm nay.

"Tên lửa Griffin là vũ khí lý tưởng để bảo vệ các tàu tuần tra của hải quân, chống lại những mối đe dọa ngày càng tăng trên biển", ông Harry Schulte, Phó Chủ tịch Hệ thống Tác chiến Không quân của Raytheon cho biết. "Griffin đã được phát triển đầy đủ, có trọng lượng nhẹ và độ chính xác cao. Nó được thiết kế để giảm tối thiểu sát thương với các mục tiêu lân cận nhưng bảo đảo tối đa hiệu quả hoạt động.

Hệ thống tên lửa tuần tra ven biển MK-60 Griffin bao gồm một hệ thống ngắm bắn mục tiêu bằng laser, một bệ phóng tên lửa và một hệ thống quản lý chiến đấu cho tên lửa Griffin. Hệ thống này sẽ được cung cấp cho các tàu tuần tra ven biển của Hải quân Mỹ để chống lại các mối đe dọa ở ngoài phạm vi tấn công của các loại súng máy hiện tại.

Tên lửa Griffin có chiều dài 1,09m; nặng 15kg và mang một đầu đạn nặng 5,8kg. Grifiin là một tên lửa có thể trang bị cho nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cả các máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng. Tên lửa này cho phép các máy bay chiến đấu có thể tấn công mục tiêu thông qua một giao diện người sử dụng đơn giản và hệ thống dẫn đường dựa trên công nghệ GPS hoặc chỉ thị mục tiêu laser.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bóc trần sức mạnh "sát thủ diệt tàu sân bay" DF-21D Trung Quốc

(Soha.vn) - Chuyên gia quân sự của tờ The Diplomat Harry Kazianis đã đưa ra phân tích về khả năng và vai trò thực sự của DF-21D - “sát thủ diệt tàu sân bay” của Trung Quốc.

Theo Harry, trong những năm gần đây, các cuộc tranh luận gay gắt nổ ra mỗi khi cụm từ “sát thủ tàu sân bay” xuất hiện trên các trang báo hay bài viết của các học giả. Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo DF-21, vẫn còn nhiều nhận định chưa đúng về tên lửa DF-21D của Trung Quốc ở nhiều khía cạnh.
Trong khi nhiều học giả và chuyên gia quân sự đánh giá DF-21D là loại vũ khí có vai trò làm thay đổi cục diện của một cuộc chiến, bản thân tên lửa này thực chất chỉ là một phần trong hệ thống được Bắc Kinh phát triển để bảo vệ lợi ích của họ ở trong và xung quanh chuỗi đảo thứ nhất, đồng thời làm tăng thiệt hại cho những đội quân muốn can thiệp vào lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Tên lửa DF-21D là một thành phần quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc. Mặc dù vậy, chúng ta cần hiểu rõ rằng nó chỉ là một phần của chiến lược này. Tên lửa lửa DF-21D sẽ khiến các nhà hoạnh định quân sự Mỹ và đồng minh khó khăn hơn nhưng nó không thể thay đổi cục diện một cuộc chiến.

'Sát thủ diệt tàu sân bay' DF-21D.
Dự án tên lửa DF-21D thực sự là một nghiên cứu đáng chú ý trong quá trình nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc. Bắc Kinh đã nghiên cứu, sao chép công nghệ của Nga và phương Tây, sau đó thay đổi để phù hợp với chiến lược thực tế của của nước này.
Theo một số nguồn tin, những đặc điểm kỹ thuật của tên lửa DF-21D đều được công khai. Tên lửa được phóng từ một hệ thống phóng di động đặt trên xe tải. Radar vượt giới hạn đường chân trời phát hiện tầm xa, vệ tinh giám sát và các phương tiện bay không người lái đều có thể cung cấp những thông tin chỉ dẫn mới và nhanh nhất. Sau đó, tên lửa sẽ lao đến mục tiêu với tốc độ khủng khiếp (có thể từ Mach 10 đến Mach 12). Tên lửa cũng được trang bị một đầu đạn linh hoạt giúp tìm đúng mục tiêu.
Cho đến nay, vẫn có nhiều tranh luận rằng liệu hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và các nước đồng minh phương Tây có thể bảo vệ họ chống lại mối đe dọa từ một loại tên lửa đạn đạo chống hạm được phát triển, thử nghiệm và hoạt động đầy đủ như miêu tả ở trên hay không. Suy xét toàn diện vấn đề này, những câu hỏi hiển nhiên được đặt ra là: Nếu một thứ vũ khí như vậy được phát triển hàng loạt và có thể tránh hệ thống phòng thủ của phương Tây thì phải chăng các tàu sân bay Mỹ giờ đã biến thành "đồ cổ" rồi không?
Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên cần làm rõ điểm quan trọng nhất của vấn đề là liệu tên lửa DF-21D có thực sự hoạt động như nó được giới thiệu? Hiện vẫn có nhiều tranh cãi về khả năng này. Các quan chức Mỹ nhận định hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc đã đạt khả năng hoạt động ban đầu (IOC) từ cách đây vài năm. Trong khi ít nhất hai báo cáo khác cho rằng DF-21D đã được triển khai một số khả năng nhất định thì chưa có tài liệu đầy đủ nào ghi nhận tên lửa DF-21D từng thử nghiệm tấn công một mục tiêu di động tại vùng biển xa bờ.
Mặc dù có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra từ một cuộc thử nghiệm như vậy, chẳng hạn như làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực hoặc trục trặc kỹ thuật dẫn tới sự thất bại của hệ thống có thể phủ nhận khả năng răn đe của nó, nhưng sự hoài nghi về khả năng của DF-21D vẫn tiếp tục tồn tại, trừ phi tên lửa này được thử nghiệm thành công.
Cần quay lại và xem xét kỹ chiến lược quân sự tổng thể của Trung Quốc được phát triển trong hơn 20 năm qua để đánh giá đúng tên lửa đạn đạo chống hạm của Bắc Kinh.
Việc Bắc Kinh theo đuổi chiến lược A2/AD, gồm phát triển một lượng lớn tàu ngầm tiêu chuẩn hiện đại, khoảng 100.000 ngư lôi, trong khi triển khai một lượng lớn tên lửa hành trình tầm xa chính xác và hiện nay là tên lửa đạn đạo chống hạm, là một tín hiệu rõ ràng gửi tới Mỹ rằng tham gia bất cứ cuộc xung đột tại vùng biển gần bờ chống lại Trung Quốc sẽ gây cho Mỹ thiệt hại rất lớn. Rõ ràng, tên lửa DF-21D chỉ là một trong một số vũ khí tạo thành nền tàng của chiến lược A2/AD.
Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng thất bại của nước này trong việc ngăn chặn và cản trở (ít nhất trên lý thuyết) Mỹ triển khai hai đội tàu sân bay tại vùng biển quanh Đài Loan trong cuộc khủng hoảng Đài Loan (1995-1996). Kết hợp với những phân tích về cuộc chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1991, xung đột ở Kosovo cũng như các chiến dịch của quân đội Mỹ ở Afghanistan và Iraq, Bắc Kinh đã đưa chiến thuật chiến tranh không đối xứng và tấn công các điểm yếu trong hệ thống quân sự Mỹ vào chiến lược quân sự của nước này.
Chúng ta cũng cần phải xem xét lịch sử và môi trường chiến lược toàn cầu hiện tại. Mục tiêu nhằm vào các phương tiện hoạt động trên vùng biển xa bờ không phải là mới. Chiến lược của Liên Xô cũ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là tấn công các tàu sân bay Mỹ bằng nhiều hệ thống tên lửa khác nhau. Đây là một trong những lý do khiến Washington phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa AEGIS. Trong khi chắc chắn không hiện đại bằng DF-21D, các quốc gia khác ngày nay đã phát triển nhiều loại tên lửa theo lý thuyết có thể tạo ra những thách thức đối với lực lượng hải quân của Mỹ và đồng minh.

Tên lửa DF-21D của Trung Quốc liệu có thể biến tàu sân bay Mỹ thành "đồ cổ"?​

Nguy hiểm thực sự đối với tài sản trên biển của Mỹ và đồng minh đến từ các tên lửa trong chiến lược A2/AD của Trung Quốc khi chúng hoạt động. Khi đánh giá khả năng của quân đội Trung Quốc trong việc thực hiện một loạt cuộc tấn công có thể áp đảo các hệ thống phòng thủ tên lửa của một đội tàu sân bay, quân đội Mỹ có thể buộc phải chiến đấu từ xa. Một học giả nhận định dường như một cuộc tấn công ồ ạt sẽ áp đảo tàu sân bay Mỹ trong một tình huống chiến tranh A2/AD:
“Tên lửa đạn đạo chống hạm có thể không thực hiện sứ mệnh tiêu diệt hạm đội tàu mặt nước mà thay vào đó là gây khó khăn cho các kế hoạch của Mỹ. Chúng chỉ cần bay tới hệ thống phòng thủ vòng ngoài của hạm đội, khiến hệ thống Aegis phải khai hỏa để chống lại những đe dọa đang lao tới. Điều này buộc hạm đội phải sử dụng nhiều đạn dược có chi phí cao, trong khi loại đạn này không dễ dàng được cung cấp thêm trong điều kiện chiến đấu trên biển. Thậm chí, những tên lửa đạn đạo chống hạm bắn không chính xác mục tiêu cũng có thể khiến hệ thống phòng thủ Aegis phải khai hỏa chống lại, làm giảm khả năng phòng thủ trong các cuộc tấn công tiếp theo của quân đội Trung Quốc. Cùng với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo tiêu chuẩn nhằm vào căn cứ của Mỹ và các mục tiêu trên đất liền khác dọc châu Á, các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo chống hạm có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ và đồng minh trong một cuộc chiến trên biển."
Chắc chắn khi đánh giá tên lửa DF-21D và chiến lược A2/AD của Trung Quốc, các học giả phương Tây chỉ có thể đưa ra những dự đoán chính xác dựa trên những thông tin có trong tay. Khi những phân tích như vậy bao gồm nghiên cứu lịch sử, chiến lược hiện tại và những thách thức của Trung Quốc, kết hợp với thông tin về thiết bị quân sự hiện nay của Bắc Kinh, các học giả mới có thể hiểu kỹ càng hơn về tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc.
Những đe dọa, thách thức và tiến bộ mới sẽ luôn tạo ra những rủi ro cho công nghệ quân sự hiện nay. Vì vậy, trong khi cum từ “sát thủ diệt tàu sân bay” có thể gây ra những phản ứng nhất định, nếu được hiểu không rõ ràng, sức mạnh của chúng đã mất đi một chút huyền bí.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Phiên bản tên lửa BrahMos siêu nhỏ

(Vũ khí)- Công việc phát triển một phiên bản tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos thu nhỏ của liên doanh hàng không Nga - Ấn Độ đã bước vào giai đoạn đầu và theo kế hoạch, phiên bản tên lửa này sẽ đi vào phục vụ trong năm 2017, Tổng Giám đốc BrahMos Aerospace, ông Sivathanu Pillai nói với hãng tin ITAR-TASS.


"Trong đơn hàng lắp đặt một tên lửa BrahMos lên máy bay chiến đấu Su-30MKI, yêu cầu chủ yếu tập trung vào việc giảm trọng lượng của tên lửa. Một phiên bản như vậy gọi là BrahMos-M (M là viết tắt của mini). Sau khi công việc thiết kế chi tiết và một cấu hình đầu tiên của tên lửa được hoàn thành, sự phát triển của tên lửa sẽ diễn ra sau đó", ông Pillai chỉ ra.

Tên lửa BrahMos trên máy bay chiến đấu Su-30MKI
Theo ông Pillai, từ khi dự án chế tạo phiên bản BrahMos-M được khởi xướng, công việc khó khăn nhất đó là thời hạn đưa tên lửa này vào phục vụ. Tuy vậy, liên doanh hàng không BrahMos Aerospace tự tin rằng tất cả sẽ hoàn thành vào năm 2017.

Trọng lượng của BrahMos-M sẽ vào khoảng 1,5 tấn và chiều dài ước chừng 6 mét. Nó sẽ được thiết kế để mang trên các máy bay chiến đấu Su-30MKI và MiG-29. Tuy nhiên, phiên bản tên lửa này cũng có thể lắp đặt trên các nền tảng máy bay chiến đấu khác của Không quân Ấn Độ, bao gồm máy bay Rafale và Mirage-2000 do Pháp sản xuất.

Phiên bản hàng không của tên lửa BrahMos (BrahMos-A) dự kiến sẽ được phóng thử lần đầu vào tháng 6/2014. Các chiến đấu cơ Su-30MKI sẽ phải được trang bị tên lửa này và sẵn sàng hoạt động vào tháng 9/2015 và chỉ có duy nhất một phiên bản BrahMos có khả năng như vậy.

Trong lựa chọn này, nhà sản xuất sẽ giảm trọng lượng của tên lửa để máy bay Su-30MKI có thể mang được 3 quả BrahMos-A. Trong khi máy bay MiG-29 có thể mang được 2 tên lửa BrahMos-M.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
anh ấn độ này thế mà nhanh. việt nam không biết hợp tác với anh gấu nga thế nào rồi mà không thấy báo chí nói gì nhể
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Oanh tạc cơ H-6K “đáng sợ” hơn tàu sân bay Liêu Ninh

(Kienthuc.net.vn) - H-6K hiện là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Mỹ và các nước đồng minh ở Tây Thái Bình Dương.



Tạp chí Quốc phòng châu Á – Thái Bình Dương (trụ sở tại Đài Loan) nhận định, trang bị tên lửa hành trình có tầm bắn 2.000km, máy bay ném bom chiến lược H-6K tạo ra mối đe dọa lớn đối với căn cứ quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
H-6K là biến thể mới nhất của dòng máy bay ném bom tầm trung do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Tây An (XAC) phát triển từ cuối những năm 1950 dựa trên loại Tu-16 của Liên Xô.
Máy bay ném bom H-6K mang được tới 6 tên lửa hành trình chiến lược CJ-10A.

Được trang bị động cơ phản lực D-30KP-2 của Nga giúp H-6K tăng tầm bay cũng như tải trọng vũ khí. Theo đó, nó thiết kế với 6 giá treo trên cánh cho phép mang tên lửa hành trình không đối đất CJ-10A cùng một tên lửa hành trình bên trong khoang vũ khí thân của máy bay. Ngoài ra, nó có thể mang 20 bom dẫn đường bằng lade hoặc dẫn đường vệ tinh.
“Ngoài H-6K, biến thể máy bay ném bom H-6M dành cho Hải quân có thể mang tên lửa hành trình chống tàu mặt nước YJ-62 tạo ra mối đe dọa rất lớn đối với tàu chiến đấu Mỹ”, tờ tạp chí này cho biết.
Ông Mark Stokes – Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Project 2049 (trụ sở ở Washington) nói rằng, H-6K hiện là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Mỹ và các nước đồng minh ở Tây Thái Bình Dương. Thiết kế tên lửa hành trình CJ-10A rất giống với tên lửa hành trình Kh-55 của Nga được dùng cho nhiệm vụ đánh chìm tàu sân bay Mỹ và phá hủy mục tiêu chiến lược trên đất liền.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa đạn đạo mới của Iran làm Mỹ sợ hãi

(Vũ khí) - Quân đội Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) mới đây ra một tuyên bố bác bỏ thông tin mà các phương tiện truyền thông nước này dẫn lời một chỉ huy lực lượng hàng không vũ trụ nước này rằng, lực lượng của ông đang sở hữu các tên lửa đạn đạo có tầm bắn 12.000km.



Trong báo cáo mới nhất hôm 12/10, Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh nói rằng, thực tế, hiện nay IRGC đang sử dụng các tên lửa đạn đạo tầm xa 2.000km.

Ông nói thêm rằng, Iran không có thêm động lực và nguồn lực nào để phát triển một tên lửa tầm xa 12.000km bởi những kẻ thù của họ không ở xa như vậy.

Vị quan chức này tiết lộ thêm rằng, tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng Shahab-3 và tên lửa nhiên liệu rắn Sejil (hay còn gọi là Sejjil hoặc Sajil) có tầm bắn xa 2.000km và có thể vươn tới các mục tiêu bên trong lãnh thổ Isreal.
Tên lửa đạn đạo Sejil của Iran Tuy không có dấu hiệu nào cho thấy Iran đang làm việc trên một tên lửa có khả năng bắn tới nước Mỹ. Trong khi một báo cáo chưa được phân loại về sức mạnh quân sự Iran trình lên Bộ Quốc phòng và Quốc hội Mỹ trong năm 2012 nhấn mạnh rằng: "Iran có khả năng công nghệ thử nghiệm các chuyến bay cho tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào năm 2015".

Theo IHS Jane, thực sự thì đã có những dấu hiệu cho thấy, Iran đang làm việc trên các tên lửa mới, sau các vụ thử tên lửa đạn đạo Sejil trong tháng 10/2008 và 5/2009. Tuy nhiên tầm xa của nó thì chưa ai rõ.

Cụ thể, các hình ảnh gần đây mà vệ tinh chụp được cho thấy đang có một sự gia tăng các hoạt động ở cơ sở phát triển tên lửa Bid Ganeh từ năm 2009 cho tới khi nơi đây bị phá hủy bởi một vụ nổ vào ngày 12/10/2011.

Gần đây hơn, IHS Jane đã tiết lộ trong tháng 8 rằng, Iran đang đầu tư đáng kể cho việc xây dựng một cơ sở tên lửa mới ở gần thành phố Shahrud, nơi đây rất có thể sẽ được dùng để thử nghiệm tên lửa nhiên liệu rắn và tên lửa tầm xa.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
không biết đến khi nào VN mới có tên lửa tấn công như của iran thế này nhẩy [-O<
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top