[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Dìm 1 tàu sân bay Mỹ, hải quân Trung Quốc tổn thất 40%

10:03 PM, 16/10/2013, Views: 4300 | By VNH

VietnamDefence - Trung Quốc sẽ mất toi đến 40% hạm đội nếu định đánh đắm một tàu sân bay hạng nặng như USS Gerald R Ford trong một chiến dịch.


Frigate Từ Châu lớp Type 054A của Trung Quốc
Đó là nhận định nêu trong một bài viết trên tờ “Người đưa tin công nghiệp quốc phòng” (Military-Industrial Courier) có trụ sở ở Moskva, Nga.


Trung Quốc hiện có một vài hệ thống vũ khí hiệu quả, có thể dùng để chống cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ, trong đó có tên lửa đường đạn chống hạm DF-21D và 12 tàu khu trục tên lửa.

2 tàu khu trục lướp Type 051C và 6 tàu khu trục lớp Type 052C đều dduowwcj trang bị các loại tên lửa chống hạm như YJ-83, C-805 và YJ-62, và chúng cũng sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các tàu sân bay Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đã mua của Nga 4 tàu khu trục đáng sợ lớp Sovremenny trang bị các tên lửa chống hạm Moskit P-270.

Ngoài tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh, hải quân Trung Quốc hiện có 15 tàu frigate lớp Type 054A trang bị tên lửa phòng không HQ-16 phóng thẳng đứng.

Ngoài khả năng bảo vệ hạm đội Trung Quốc chống các máy bay trên hạm của Mỹ, Type 054A còn có thể đánh đắm tàu địch bằng các tên lửa chống hạm C-803.

Nếu một cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ tiến vào vùng biển gần bờ biển Trung Quốc, hải quân Trung Quốc còn có thể triển khai 10 tàu hộ vệ lớp Type 056 và 40 xuồng tên lửa lớp Type 022 để tiến hành đánh du kích trên biển. Cả 2 loại tàu này đều có khả năng phóng các tên lửa chống hạm như YJ-83 và C-803 và Hải quân Mỹ sẽ mất đi 10% sức mạnh trong khu vực nếu một trong các tàu sân bay của họ bị đánh chìm.

Tuy nhiện, hải quân Trung Quốc sẽ không thể dễ dàng đánh đắm một tàu sân bay Mỹ. Theo tờ Forbes, Hải quân Mỹ đã phát triển một số biện pháo đối phó để bảo vệ các tàu sân bay của họ trước các cuộc tấn công của Trung Quốc. Trong khi các máy bay không người lại tầm xa có khả năng tiêu diệt các cơ sở tên lửa của Trung Quốc, các tiêm kích F-35 với tầm chiến đấu 200-300 hải lý giúp các tàu Mỹ tác chiến mà không phải tiến vào đường bờ biển của Trung Quốc.

Tờ báo Nga ước tính hải quân Trung Quốc sẽ mất từ 30-40% sức mạnh để tiêu diệt 1 tàu sân bay Mỹ. Trong khi đó, điểm yếu lớn nhất của Hải quân Mỹ trong một cuộc xung đột tiềm tàng với hải quân Trung Quốc sẽ là làm thế nào để triển khai được tới tây Thái Bình Dương 11 tàu sân bay, 88 tàu chiến mặt nước, 55 tàu tác chiến ven bờ LCS và 31 tàu đổ bộ trong một thời gian ngắn.



Nguồn: Wantchinatimes, 14.10.2013.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc hướng “sát thủ diệt TSB” DF-21D về phía Nhật Bản

(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc có thể đã triển khai DF-21D ở khu vực Hoa Nam nhằm đối phó với tàu sân bay Mỹ đồn trú ở căn cứ Yokosuka, Nhật Bản.



Trang mạng Hải Nam dẫn nguồn tin từ Tạp chí Bình luận Quân sự của Nga và Tạp chí Hệ thống Quốc phòng của Mỹ, Quân đoàn Pháo binh số 2 của Trung Quốc có thể đã triển khai tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D tại khu vực Hoa Nam (miền Nam Trung Quốc), tạo thành mối đe dọa lớn đối với tàu sân bay Mỹ đồn trú tại căn cứ Yokosuka Nhật Bản. Nếu tàu sân bay Mỹ có ý định tiếp cận khu vực biển xung quanh Trung Quốc, có thể rơi vào tầm tấn công của DF-21D.
Tạp chí Bình luận Quân sự dự đoán, Trung Quốc có thể đã triển khai 2 đơn vị tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D tại vùng Hoa Nam. Trong đó vị trí đóng quân của đơn vị số 1 là ở thị trấn nhỏ với dân số không quá 30.000 người (có thể là vùng hẻo lánh), một số cơ sở hạ tầng quân sự đã được vận chuyển đến thị trấn này từ 2 năm trước. Còn hiện nay doanh trại tại căn cứ này vẫn trong quá trình xây dựng.
Tên lửa đạn đạo DF-21 trong cuộc duyệt binh của Quân đội Trung Quốc.

Về lực lượng đóng giữ tại Hoa Nam có thể là đơn vị cấp tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Tên lửa đạn đạo ở Hoa Đông, nhưng cũng không loại trừ khả năng đây sẽ là lữ đoàn (sau này) được xây dựng mở rộng trên cơ sở đơn vị cấp tiểu đoàn ban đầu.
Cũng theo tạp chí này, ngoài một đơn vị của Quân đoàn Pháo binh số 2 đến đóng tại Hoa Nam, trụ sở bộ tư lệnh đơn vị khác cũng đã hoàn thành việc xây dựng tòa nhà văn phòng kiểu chữ “U”. Phiên hiệu của đơn vị này gần giống như Lữ đoàn tên lửa đạn đạo triển khai tại khu vực Tây Nam.
Tạp chí này cho biết, 2 lữ đoàn tên lửa đạn đạo ở Hoa Đông và Tây Nam được đề cập trên đều trang bị tên lửa đạn đạo DF-21. Qua đó trang bị của các đơn vị tại khu vực Hoa Nam có thể là tên lửa đạn đạo DF-21C hoặc loại chống tàu sân bay DF-21D.
Tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D được chuyên gia thế giới đánh giá là “con át chủ bài” của Trung Quốc đối phó với hạm đội tàu sân bay Hải quân Mỹ. “Tuy nhiên, theo giới chức Mỹ, tính đến cuối đầu năm 2013, tên lửa Đông Phong 21D chưa bước vào giai đoạn triển khai thực chiến. Nhưng từ năm nay trở đi, Đông Phong 21D phát triển đến mức nào, thì không thể biết rõ”, Tạp chí Hệ thống Quốc phòng Mỹ cho biết.
Theo tạp chí này, sau khi tàu sân bay của Mỹ được triển khai tại Yokosuka, thì Quân đội Trung Quốc cũng sẽ sớm nâng cấp DF-21D cung cấp khả năng tấn công tàu sân bay di chuyển.
DF-21D đặt tại khu vực Hoa Nam đưa tàu sân bay Mỹ xuất phát từ Yokosuka vào tầm ngắm.

Công nghệ khả thi nhất là việc dùng vệ tinh trinh sát, radar tầm xa trên đất liền và máy bay không người lái (UAV) để thực hiện tìm kiếm tổng hợp đối với tàu sân bay đối phương, sau đó sử dụng UAV tầm xa để hoàn thành việc định vị cuối cùng, thông tin liên quan đến mục tiêu tàu sân bay được truyền đến tên lửa DF-21D và dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu. Điều này cho thấy, việc Trung Quốc sử dụng DF-21 tấn công tàu sân bay là một chương trình tổng hợp lớn, cần hiệp đồng chặt chẽ với radar, UAV và vệ tinh.
“Tên lửa DF-21D có thể hình thành khả năng chiến đấu vào cuối năm nay. Ngoài ra, sau khi 30 vệ tinh Bắc Đẩu được hợp thành, độ chính xác của Đông Phong -21D khi tấn công tàu sân bay sẽ được nâng cao đáng kể. Biên đội tàu sân bay của Mỹ xuất phát từ Yokosuka nếu có ý định xâm nhập vào khu vực biển xung quanh Trung Quốc, thì toàn bộ quãng hành trình của biên đội này đều nằm trong phạm vi tấn công. Ngoài ra tàu sân bay của Mỹ từ các hướng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vào Trung Quốc cũng đều sẽ lọt vào bán kính tác chiến của DF-21D”, tạp chí này nhận định.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
"Tên lửa Nga thừa sức xé toang siêu tàu khu trục Mỹ"

(Soha.vn) - Theo một bài báo Nga thì tàu khu trục Arleigh Burke có khả năng phòng không “trung bình”, còn khả năng chống tàu ngầm và tàu mặt nước thì “dưới mức trung bình".

62 tàu được xây dựng cho đến năm 2013 - số lượng các tàu Burke của Mỹ đã vượt quá tổng số tàu khu trục của phần còn lại của thế giới. Không dừng lại ở đó, việc xây dựng các tàu Burke vẫn đang tiếp tục: 2 tàu biến thể Flight IIA đã được đặt hàng vào năm 2011. Theo kế hoạch, sẽ có 9 chiếc kiểu IIA được xây dựng. Và tiếp đó là 20 chiếc Berkey Flight III cho đến năm 2020.
Đó là còn chưa tính đến các bản sao của Aegis Hoa Kỳ như Atago và Congo của Nhật Bản, Alvaro de Bazan của Tây Ban Nha, King Sejong của Hàn Quốc ...

USS John McCain (DDG-56) năm 1992.
Sự xuất hiện ồ ạt của các tàu khu trục Burke là kết quả của việc tiêu chuẩn hóa tối đa và quan điểm của Hải quân Mỹ rằng trong tương lai gần, Mỹ sẽ chỉ sử dụng một loại tàu khu trục để thay thế cho tất cả hiện các loại tàu tuần dương tên lửa và tàu khu trục khác.
Quyết định này liệu có hợp lý? Aegis đảm bảo cho Burke hiệu quả hơn so với các tàu khu trục còn lại không?
Câu trả lời là rõ ràng - tàu khu trục Burke có thể đảm nhiệm nhiệm vụ của bất cứ tàu khu trục nào, tuy nhiên, chi phí sản xuất và vận hành của loại chiến hạm có lượng giãn nước lên tới gần 10.000 tấn này so với các khinh hạm có lượng giãn nước chỉ 4.000 hoặc 5.000 tấn là quá lớn. Ước tính chi phí của mỗi chiếc Burke khoảng 1,8 tỷ USD.

Kịch bản phát triển Hải quân Mỹ cho đến năm 2042.
Với số tiền lớn như vậy, liệu Mỹ có tiếp tục xây dựng thêm 20 chiếc nữa không?
Bài phân tích của chuyên gia quân sự Nga được đăng tải trên trang mạng Topwar sẽ cho chúng ta thấy lý do vì sao các siêu khu trục hạm Burke với hệ thống chiến đấu Ageis đang ngày càng suy thoái.
Bài báo cho rằng, nếu nhìn trên các thông số kỹ thuật thì Burke quả là một khu trục hạm đầy ấn tượng với 90 thiết bị phóng tên lửa. Là lớp khu trục hạm đầu tiên được Mỹ trang bị hệ thống tác chiến phòng thủ tên lửa Aegis với các thiết bị dò tìm, định vị, hệ thống điều khiển điện tử, thông tin liên lạc và các thiết bị đấu tranh sinh tồn tối tân. Hệ thống năng lượng đáng tin cậy và hiệu quả. Thân tàu được xây dựng với công nghệ tàng hình tiên tiến.

USS Spruance (DDG-111) IIA
Nhưng, ấn tượng đầu tiên khiến chúng ta dễ bị đánh lừa. Năng lực thực tế của Arleigh Burke so với những tuyên bố khiến người ta phải nghi ngờ. Bài viết cho biết rằng khu trục hạm Burke là một biến thể của tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga nhưng không có những đặc tính nổi trội và là một “bước lùi” trong thiết kế chế tạo chiến hạm bề mặt. Điều duy nhất lôi cuốn Hải quân Mỹ trong dự án này đó là con tàu có chi phí thấp hơn tuần dương hạm Ticonderoga: theo ước tính ban đầu, tàu khu trục tuy có khả năng bằng 2/3 tàu tuần dương nhưng chi phí chỉ bằng 1 nửa so với loại tàu này.
Hệ thống phòng không ở mức "trung bình"
Ngay cả đối với mục đích chính của nó – chẳng hạn như phòng không - thiết kế của Burke cũng đã đặt ra rất nhiều câu hỏi. Điều đầu tiên và quan trọng nhất - tại sao siêu khu trục hạm chỉ có 3 radar phát hiện mục tiêu? Trong số đó, chỉ có một chiếc ở phía trước. Điều này sẽ khiến cho con tàu không thể đáp ứng tốt trước các cuộc tấn công từ không trung.
Một trong những thành phần chính của hệ thống chiến đấu Aegis trang bị trên tàu đó là radar ba toạ độ mạnh mẽ với bốn anten mạng pha cố định có thể phát hiện và tự động bám theo hàng trăm mục tiêu trên không, tự động thiết lập chương trình cho tên lửa phòng không tầm xa và theo dõi mục tiêu với quỹ đạo bay thấp.


Trong thực tế, mặc dù vô cùng hiện đại và có khả năng kiểm soát không gian ở khoảng cách lớn, nhưng radar AN/SPY-1 của Burke hóa ra lại “bị mù” trong việc phát hiện các mục tiêu bay thấp khiến siêu hỏa tiễn SM-3 của nó cũng trở nên vô dụng.
Thường trên tàu chiến để phát hiện các mục tiêu bay thấp với tốc độ cao phải sử dụng các loại radar chuyên dụng chẳng hạn như radar Podcat của Nga với hệ thống tìm kiếm định hướng và tần số tái tạo dữ liệu cao hoặc radar dual-band với anten mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn FCS-3A của Nhật Bản làm việc trong băng tần C (bước sóng từ 7,5 đến 3,75 cm) và X (bước sóng 3,75-2,5 cm).
Bài báo của Nga cho rằng người Mỹ luôn nghĩ rằng họ thông minh hơn những người khác, bởi vì họ đã cố gắng để giải quyết tất cả các vấn đề bao gồm việc phát hiện tìm kiếm mục tiêu bay thấp chỉ với radar đa chức năng AN/SPY-1.


Trên báo chí cũng không có bất kỳ thông tin nào về sự thất bại của hệ thống chiến đấu Aegis trước các mục tiêu trên không bay với tốc độ siêu âm ở độ cao rất thấp. Theo tác giả bài viết, có lẽ siêu khu trục hạm Burke của Hải quân Mỹ đã không biết làm thế nào để đối phó với các mối đe dọa như vậy. Tên lửa đối hạm Moskit của Nga hay BrahMos của liên doanh Nga-Ấn thừa sức xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Burke và xé toang con tàu.
Tác giả cũng chỉ ra rằng, khả năng phát hiện các mục tiêu bay thấp của radar AN/SPY-1 bị hạn chế do cách bố trí anten không hợp lý: không giống như các tàu chiến khác, với các anten được lắp đặt trên đỉnh cột, thì anten mạng pha theo từng giai đoạn của AN/SPY-1 lại được “treo” trên thành của kiến trúc thượng tầng.
Khả năng chống hạm, chống ngầm "dưới trung bình"
Về khả năng chống ngầm, tác giả nhận định, nếu các tàu khu Burke có khả năng phòng không “trung bình”, thì khả năng chống tàu ngầm và chống tàu của chúng “dưới mức trung bình", nếu như không muốn nói là không có khả năng.

Tàu chống ngầm dự án 1155.1 của Liên Xô.
28 tàu khu trục đầu tiên (Flight I và II) không có nhà chứa máy bay trực thăng chống ngấm mà chỉ có sàn đáp ở phía đuôi tàu. Với khả năng chỉ mang được ít các máy bay săn ngầm như vậy, khả năng chống ngầm của Burke đã rất hạn chế.
Nếu đem so sánh khả năng chống ngầm của những chiếc Burke đầu tiên với các tàu khu trục dự án 1155 Udaloy của Nga thì chẳng khác nào trứng chọi đá.
Tàu chống ngầm của Nga được trang bị sonar đồ sộ Polinom khối lượng 800 tấn. Nó có thể phát hiện nhiều tàu ngầm, ngư lôi và mìn biển ở khoảng cách lên tới 40-50 km trong điều kiện thủy văn thuận lợi.


Tàu được trang bị 8 ống phóng tên lửa-ngư lôi với tầm bắn lên tới 50 km. Trong khi hệ thống tên lửa ngư lôi RUM-139 trên Burke chỉ có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách không quá 22 km.
Bài báo cho rằng, hệ thống chống hạm của Burke đang ngày càng suy thoái. Khi chiến tranh lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã, Hải quân Mỹ dường như đã mất đi một đối thủ xứng tầm. Tên lửa chống hạm Tomahawk đã trở thành một gánh nặng trên các khu trục hạm Burke và BGM-109B đã bị cho "nghỉ hưu" từ những năm 2000.


Trên các tàu khu trục Burke seri IIA, Hải quân Mỹ cho rằng việc lắp đặt các hệ thống tên lửa chống tàu là không cần thiết. Kết quả là, Burke đã mất đi vũ khí cuối cùng của nó – tên lửa chống hạm tầm ngắn Harpoon, khiến con tàu dễ dàng trở thành miếng mồi ngon đối với ngay cả các tàu hộ tống tên lửa của Iran.
Để bù đắp lại những “mất mát” trên cũng như trấn an tinh thần của các thủy thủ, Hải quân Mỹ đang có kế hoạch phát triển hệ thống tên lửa chống tàu tầm xa thế hệ mới LRASM, dự kiến sẽ được được đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ trong nửa cuối thập kỷ này.



Ngoài ra, bài viết trên trang Topwar còn đưa ra nhận định khá hài hước rằng con tàu hiện đại như Burke không được thiết kế cho chiến tranh hải quân. Chúng được tạo ra như một tàu dịch vụ trong thời bình.
“Wi-Fi miễn phí, hồ bơi, nhà ăn, không gian sống rộng rãi,... Điều duy nhất mà các nhà thiết kế đã quên khi tạo ra những siêu tàu khu trục này đó là khả năng tham gia các cuộc chiến tranh hải quân”.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bài phân tích quá đúng. SM-3 thì suốt năm thử nghiệm chống mục tiêu ICBM, tàu khu trục Mỹ thì đụng tàu hàng đụng tàu ngầm. Còn bị 4 chiếc Su-24/27 của Nga làm mất mặt. Có lẽ Mỹ không có khả năng đối đầu thực sự với các cường quốc hải quân như Nga, TQ rồi. Chỉ dùng các khu trục DDG-51 này để bắn Tomahawk với các nước yếu mà thôi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Một vũ khí hiệu quả không kém các Ashm là cano tàu xuồng cao tốc (nhưng phải chấp nhận cảm tử)

Iran hiện đang có một đội tàu như vậy, học tập kinh nghiệm sau trận đánh cảm tử vào tàu chiến Cole năm 1993. Hầu hết đều trang bị 12.7mm, BM21 hoặc Noor/P15 tầm bắn đều vượt xa CIWS 3km có thể với tới


Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x614.


Món mới cano tàng hình Iran có 74 chiếc và đang đóng thêm, mang được tên lửa noor aka exocet (gg USS Stark) Aegis thốn phải biết



Hóa ra để hạ gục Aegis chỉ cần cano

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1800x815.


Thử nghĩ ăn 1 cano đã vậy rồi, vậy ăn 1 lúc 100 cano vừa ăn thêm đạn bm21, noor nữa thì sao ?
 
Chỉnh sửa cuối:

NongDan_ChanDat

Xe tải
Biển số
OF-144085
Ngày cấp bằng
31/5/12
Số km
225
Động cơ
364,577 Mã lực
Nơi ở
Thái nguyên
Được phát triển bởi hãng quốc phòng MBDA châu Âu, tên lửa diệt hạm Exocet MM40 Block 3 là một biến thể cải tiến mới nhất từ loại Exocet MM40 Block 2, tăng cường khả năng hoạt động, mở rộng tầm bắn và đặc biệt là hiệu quả tác chiến ở khu vực ven bờ.
Nền tảng chuyển giao công nghệ đóng tàu chiến SIGMA Việt Nam
Những sát thủ diệt hạm làm ứng viên cho Sigma Việt Nam
Sức mạnh tàu hộ vệ Sigma Việt Nam mua của Hà Lan

Theo nhà phát triển MBDA, cấu hình tên lửa mới Exocet MM40 Block 3 đã mở rộng đáng kể tầm bắn (từ 70km của phiên bản Block 2) lên tới 180km, sử dụng hệ thống dẫn đường GPS và chế độ tấn công mặt đất, cho phép các nhà khai thác có thể thiết lập tọa độ mục tiêu 3 tham số kinh độ, vĩ độ và độ cao. Khả năng mới này tăng cường đáng kể sức mạnh chống tàu cho loại tên lửa.



MM40 Block 3 có thể tiếp cận đến mục tiêu theo một quĩ đạo bay 3 chiều đã xác định trước, cơ động tấn công trong giai đoạn cuối ở độ cao cách mặt biển rất thấp. Trong giai đoạn dẫn đường cuối, tên lửa sử dụng một đầu dò radar chủ động băng J với các phần tử tìm kiếm cập nhật liên tục về mục tiêu để phân biệt giữa các mục tiêu trên biển và mục tiêu ở căn cứ ven biển do hệ thống GPS chỉ điểm, sau đó lựa chọn tấn công một mục tiêu.
Exocet MM40 Block 3
Exocet MM40 Block 3
Exocet MM40 Block 3 cũng được bổ sung một phiên bản mới của hệ thống lập trình nhiệm vụ, cho phép nhà khai thác sử dụng tối đa được các đặc điểm mới của tên lửa để xuyên thủng lá chắn phòng thủ tên lửa của đối phương.

Thiết kế khung của tên lửa Exocet MM40 Block 3 giảm thiểu tối đa tiết diện phản xạ tín hiệu sóng radar, giúp nó có khả năng tàng hình nhẹ. Tầm bắn được tăng lên gấp 2,5 lần so với phiên bản Block 2 nhờ một hệ thống động cơ đẩy mới, bao gồm một động cơ phụ và một động cơ tua-bin phản lực, 4 cửa hút khí giúp tên lửa có được khả năng cơ động tuyệt vời trong giai đoạn cuối.

MBDA bắt đầu phát triển tên lửa Exocet MM40 Block 3 từ năm 2004, nhưng chỉ đến năm 2008 Hải quân Pháp mới chính thức bắt tay tham gia chương trình này.

Cuối năm 2008, Cơ quan phụ trách vũ khí, trang bị (DGA) của Quân đội Pháp đã ký hợp đồng với hãng MBDA về việc tiến hành nâng cấp lô tên lửa MM-40 Exocet Block 2 đầu tiên, bao gồm 45 tên lửa lên chuẩn Block 3.

Theo Defense-Update, lần bắn thử nghiệm tên lửa MM40 Block 3 đầu tiên đã diễn ra vào ngày 18/3/2010 tại một bãi thử tên lửa Ile du Levant trên biển Địa Trung Hải. Tên lửa đã được phóng đi từ khinh hạm Chevalier Paul lớp Horizon.

Theo kế hoạch, các tên lửa Exocet Block-3 thuộc lô đầu tiên sẽ được trang bị cho hai khinh hạm phòng không lớp Horizon là Forbin và Chevalier Paul. Sau đó, nó sẽ được trang bị trên toàn bộ các dòng khinh hạm khác, bao gồm cả các chiến hạm đa nhiệm hợp tác phát triển với phía Italia - khinh hạm lớp FREMM.

Bên cạnh Hải quân Pháp, phiên bản tên lửa MM40 Block 3 cũng sẽ được bán cho Hải quân UAE, Hải quân Qatar, Oman và Morocco cũng sẽ trang bị tên lửa này. Trong khi đó, 2 khác hàng mới nhất ở khu vực Đông Nam Á là Malaysia và Việt Nam cũng lần lượt trang bị cho các tàu hộ tống Gowind và SIGMA 9814.

Có thể nói, Exocet MM40 Block 3 được đánh giá là một tên lửa diệt hạm hiện đại bậc nhất của Hải quân Pháp và cả châu Âu. Hy vọng, với những công nghệ quân sự tiên tiến của phương Tây được tích hợp trên 2 tàu chiến SIGMA 9814 và các hệ thống vũ khí trang bị trên tàu, sẽ góp phần tạo ra một sức mạnh mới cho Hải quân Việt Nam trong những năm tới.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
YJ-18: vũ khí cực nguy hiểm với chiến hạm Aegis Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Chỉ cần một quả Ưng Kích 18 (YJ-18) với tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh, đầu đạn nặng gần 300kg là đủ để tàu chiến Mỹ mất khả năng tác chiến.




Gần đây, các cư dân mạng Trung Quốc đã chụp được ảnh một xe bệ phóng tên lửa bí mật của quân đội nước này trên đường cao tốc. Có phân tích cho rằng, đây là xe phóng tên lửa Ưng kích 18 của hệ thống phòng thủ bờ biển Hải quân Trung Quốc.
Theo tạp chí Jane's Defence Weekly, tên lửa Ưng Kích 18 của Trung Quốc sau khi phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng sẽ sử dụng cánh lái ở phía đuôi tên lửa nhanh chóng chuyển hướng. Sau đó động cơ phản lực phía sau thân tên lửa kích hoạt đưa tên lửa vào giai đoạn hành trình với tốc độ Mach 0,8 đưa quả đạn bay xa 180km. Hết nhiên liệu, tầng động cơ tách khỏi thân và tầng động cơ nhiên liệu rắn thứ 2 khởi động đưa tên lửa bay thêm 40km với tốc độ hành trình Mach 2,5-3 (tức là gấp 2,5-3 lần vận tốc âm thanh).
Chiếc xe phóng tên lửa được cho là chứa tên lửa chống tàu Ưng Kích 18.

Với tốc độ hành trình pha cuối cực cao, Ưng Kích 18 sẽ khiến hỏa lực phòng không hạm tàu đối phương có rất ít thời gian đánh trả. Trung Quốc tin rằng, Ưng Kích 18 có thể “đánh bại hệ thống phòng không trên tàu chiến Aegis của Hải quân Mỹ”.
Theo suy đoán của báo chí Anh, về hệ thống dẫn đường Ưng Kích 18 có thể sẽ sử dụng phương thức dẫn đường quán tính chuyển tiếp cộng với dẫn đường bằng radar chủ động và có thể sử dụng liên kết số liệu đối với tên lửa để tiến hành điều chỉnh đường đạn, thay đổi đường đạn tấn công của tên lửa hoặc tấn công mục tiêu.
Căn cứ vào số liệu liên quan, gần đây trong phương diện hệ thống dẫn dưỡng tên lửa chiến thuật Trung Quốc đã có bước tiến bộ rõ rệt, hệ thống quán tính lade và quán tính quang học có độ chính xác cao đã được vận dụng.
Ngoài ra, việc đưa dự án định vị vệ tinh Bắc Đẩu vào sử dụng, thì Trung Quốc có hệ thống định vị dẫn đường vệ tinh độc lập riêng, đặt một nền tảng vững chắc để mở rộng quy mô sử dụng dẫn đường vệ tinh/hệ thống dẫn đường quán tính, cũng nâng cao khả năng tấn công của tên lửa chống tàu tầm trung và xa của nước này.
Hình ảnh được cho là bắn thử nghiệm Ưng Kích 18.

“Chỉ cần một quả đạn tên lửa chống tàu Ưng Kích 18 với tốc độ hành trình gấp 3 lần tốc độ âm thanh, đầu đạn thuốc nổ nặng gần 300kg là đủ để tàu chiến Aegis mất khả năng tác chiến”, chuyên gia Trung Quốc cho biết.
Ngoài ra, Ưng kích 18 này còn có khả năng chống bức xạ, thậm chí phát nổ cách tàu đối phương 50m cũng có thể phá hủy khoảng 60% hệ thống điện từ trên tàu đối phương.
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cano có bơi được đến chỗ tàu khu trục để bắn không mới là cái cần quan tâm. Lao cano ôm bom vào có phải rẻ hơn ? .
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Em thấy cái tỉ lệ dùng ca nô đánh được tàu khu trục là không cao đâu. có chăng thì khi tàu đang nằm trong cảng lơ là mất cảnh giác thì được
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Giống như vụ AK47 bắn trực thăng đấy cụ, khi nó bay sát quá thì dễ bị những thứ đơn giản hạ gục.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hải quân Mỹ thử bom mới JSOW C-1 đánh tàu

6:47 PM, 30/10/2013, Views: 0 | By PM

VietnamDefence - Hải quân Mỹ thông báo đã thử nghiệm thành công bom mới JSOW C-1.



F/A-18 (Aaron Allmon / Không quân Mỹ) Trong quá trình thử nghiệm, các tiêm kích-bom trên hạm F/A-18E và F/A-18F đã thả các quả bom, sau đó chúng được máy bay trinh sát radar E-2D Advanced Hawkeye dẫn đến mục tiêu.

Việc thử nghiệm được tiến hành vào tháng 7/2013, nhưng nay mới được tiết lộ.

Theo một quan chức Hải quân Mỹ, hoạt động phối hợp của hai máy bay và bản thân quả bom có điều khiển đã cho thấy khả năng sử dụng nó cho các cuộc tiến công chính xác cao từ tàu sân bay nhằm vào các mục tiêu trên biển.

F/A-18F (James R. Evans / Hải quân Mỹ)
F-16C thả bom JSOW (Michael Ammons / Không quân Mỹ)
Máy bay chỉ huy/báo động sớm trên hạm E-2 Hawkeye (George R. Kusner / Hải quân Mỹ). Biến thể E-2D Advanced Hawkeye bề ngoài chỉ khác biến thể trước đó chút ít, nhưng có thiết bị avionics mới, trong đó có radar mới, các động cơ mới và khả năng tiếp dầu trên không.
Trước đó, tính tương thích của hệ dẫn bom có điều khiển với các hệ thống vô tuyến điện tử khác đã được trình diễn với máy bay tuần biển P-3 Orion và máy bay chỉ huy và chỉ thị mục tiêu E-8 Joint STARS (chế tạo trên cơ sở máy bay chở khách Boeing-707).

JSOW là bom liệng chiến thuật, có điều khiển với phần chiến đấu đến 450 kg, được phát triển trong thập niên 1990 và có đơn giá ước vài ngàn đô la. Bom được dẫn đến mục tiêu hoặc là nhờ chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài (như đã thực hiện trong thử nghiệm), hoặc là nhờ các máy thu GPS kết hợp hệ dẫn hệ dẫn quán tính và sensor hồng ngoại lắp trên bom.

Việc thử nghiệm bom JSOW-C1 với hệ dẫn bổ sung nhằm vào các mục tiêu trên biển đã bắt đầu vào năm 2011.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cano có bơi được đến chỗ tàu khu trục để bắn không mới là cái cần quan tâm. Lao cano ôm bom vào có phải rẻ hơn ? .
Cano Iran thiết kế giảm RCS số lượng lớn (hiện đã trên 30 chiếc), lại lắp Noor hoặc BM21 tầm bắn >20km hơn hẳn pháo lẫn CIWS của DDG. Trường hợp 1 tàu khu trục đi riêng lẻ sẽ bị thịt gọn bởi bầy này. 1 điều nữa, Iran cũng sẵn sàng có cano cảm tử rồi, các cano đó chất đầy C4 đấy
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cụ có nhớ 1 dòng tàu nhỏ lắp tên lửa chống hạm của TQ không, con đấy mới bơi ra đến những vị trí mà tàu chiến địch đậu. Mà tàu bọn Mỹ hay đi cùng nhau hoặc đi kèm frigate, trực thăng và cano của chúng nó cũng tuần tra khi ở vị trí nguy hiểm. Còn ở gần cảng thì vụ chú Do Thái bị trúng c802 Tàu .Những con cano bé này phù hợp đánh tàu tuần duyên.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,428
Động cơ
-8,704 Mã lực
Nếu phát hiện được con máy bay trinh sát rada và phòng không diệt con này trước thì bom sẽ ít khả năng bay được tới mục tiêu
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nga đánh giá cao tên lửa đạn đạo DF-15C Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Tên lửa đạn đạo chiến thuật DF-15C là biến thể mới nhất của dòng DF-15 nâng tầm bắn tới 900km, độ chính xác rất cao.



Theo cơ quan truyền thông Nga, tháng 10/2013 báo chí Trung Quốc đã đăng tải bài viết về tên lửa đạn đạo tầm trung DF-15C (Đông Phong 15C). Trong thực tế loại tên lửa này đã được giới thiệu từ đầu năm 2006, nhưng khi đó nó chỉ được đề cập đến thông tin thủ nghiệm vũ khí mới.

DF-15C là tên lửa đạn đạo do Viện nghiên cứu thuộc Công ty Công nghệ Hàng không Trung Quốc nghiên cứu chế tạo. Loạt đầu tiên của tên lửa này bắt đầu được trang bị vào năm 1989, nhưng khi đó, tính năng của loại tên lửa này không cao, độ chính xác kém. Sau đó, nhà thiết kế đã thực hiện nâng cấp DF-15 lên biến thể DF-15B rồi DF-15C.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15B.

Không giống với mẫu thiết kế đầu, tên lửa DF-15B và DF-15C sử dụng 2 tầng động cơ đẩy giúp nâng cao tầm phóng của DF-15B đạt 900km. Ngoài ra, chúng được trang bị hệ thống điều khiển dẫn đường chính xác hơn.
Đài tiếng nói nước Nga còn dẫn nguồn tin từ báo chí Trung Quốc cho rằng, DF-15C không phải là sản phẩm thay thế DF-15, mà là sản phẩm bổ sung. Loại tên lửa này mặc dù tầm phóng tương đối ngắn, nhưng độ chính xác được nâng cao đáng kể. Ngoài trung tâm kiểm soát dưới lòng đất, nhà kho và doanh trại, còn có thể tiến hành tấn công các ụ máy bay.
Đáng chú ý là mặc dù tên lửa DF-16 có tầm bắn hơn 1.000km đã bắt đầu được trang bị, nhưng thế hệ của DF-15 vẫn đang tiếp tục phát triển. Vì Trung Quốc không phải chịu giới hạn nghiệm ngặt về kiểu loại và số lượng tên lửa, đang trở thành một trong những trung tâm chủ yếu phát triển tên lửa trên thế giới.
Bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo DF-15.

Trong khi đó, Nga và Mỹ do phải chịu ràng buộc của hiệp ước tên lửa đạn đạo tầm trung và ngắn song phương nên không có quyền phát triển tên lửa giống như DF-15. Hiệp ước này không cho phép Mỹ, Nga sản xuất tên lửa có tầm phóng trong phạm vi 500-5.500km. Như vũ khí chiến thuật chủ yếu của Nga là tên lửa Iskander có tầm phóng nhỏ hơn 500km.
Theo đài tiếng nói nước Nga, có thể suy đoạn giá thành sản xuất của tên lửa như DF-15 không cao. Chi phí thấp và sản lượng cao làm cho hiệu quả của nó so với hệ thống chống tên lửa trở thành vấn đề quan trọng. Trong khi giá của tên lửa đánh chặn rất cao, có khi tới vài triệu USD.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cụ có nhớ 1 dòng tàu nhỏ lắp tên lửa chống hạm của TQ không, con đấy mới bơi ra đến những vị trí mà tàu chiến địch đậu. Mà tàu bọn Mỹ hay đi cùng nhau hoặc đi kèm frigate, trực thăng và cano của chúng nó cũng tuần tra khi ở vị trí nguy hiểm. Còn ở gần cảng thì vụ chú Do Thái bị trúng c802 Tàu .Những con cano bé này phù hợp đánh tàu tuần duyên.
Nó đi theo bầy tấn công cảm tử đấy ạ
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Tàu nhỏ sẽ không thể bơi đến chỗ đám khu trục, mà có trong phạm vi 40km trên biển thì tỉ lệ cũng giảm đi nhiều. 2 ụ Mk44 35mm 2 bên mạn tàu cũng có thể hạ cano nhưng đám tàu nhỏ gần bờ như LCS thì sẽ tiêu diệt gọn đám cano đấy.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu nhỏ sẽ không thể bơi đến chỗ đám khu trục, mà có trong phạm vi 40km trên biển thì tỉ lệ cũng giảm đi nhiều. 2 ụ Mk44 35mm 2 bên mạn tàu cũng có thể hạ cano nhưng đám tàu nhỏ gần bờ như LCS thì sẽ tiêu diệt gọn đám cano đấy.
Mấy khẩu pháo Mark 44/45 bắn được bao nhiêu chiếc bác, dù có FCS chính xác và ko cần phải detect địch trước Harpoon, nhưng mà phạm vi cũng chỉ có 3-24km ? cano/boat nó đi thành bầy nhưng tách riêng bác ạ. Có thể nói đây mà màn độc diễn của BM-21 gắn trên boat :)), chứ cano gắn Noor chắc cũng làm màu vì đâu có radar detect mà bắn được

BM21 là pháo phản lực mặt đất mờ cụ, ai mang ra làm tên lửa phòng không đâu?
Đang nói BM-21 trên mấy con boat của Iran bắn vào 1 tàu DDG-51 nếu đi lẻ ấy bác, có thể sẽ kém chính xác. Nhưng Iran có thể học lỏm hoặc mua các loại BM-21U/K cải tiến lên GPS. Ngoài ra Boat Iran trang bị cả Noor (>100km) nhưng mà phải có radar track trước cái này thì phải phụ thuộc vào Mi-17 hoặc F-4 phát hiện mục tiêu, chứ mấy con boat đó ko đủ để thấy. Cách tốt nhất là Mỹ sử dụng UAV hoặc AH-64, F/A-18 đánh phủ đầu bọn boat này, mà trên boat này cũng thấy có ZSU có thể có vài quả SA-7 bên trong crew mang theo :)) nói chung cũng mệt đây

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top