Ấn Độ gây chấn động với tên lửa đạn đạo "khủng" trên tàu mặt nước
Chủ nhật 24/11/2013 15:41
ANTĐ - Ngày 23-11, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Dhanush từ một chiếc tàu hải quân ở ngoài khơi bờ biển Odisha, phía đông nước này.
Tên lửa hạm đối hạm Dhanush, phiên bản hải quân của tên lửa đạn đạo Prithvi nội địa của Ấn Độ, đã được bộ tư lệnh chiến lược phóng thử lúc 11h10 sáng thứ 7 (ngày 23-11) từ một tàu di chuyển trên trường bắn tổng hợp Chandipur (thuocj vịnh Bengal).
Sau vụ phóng, ông MV Prasad, giám đốc trường bắn cho hay, mọi việc đã thành công.
Tên lửa được phóng lên từ tàu mặt nước
Còn một quan chức quân sự khác thì cho rằng, bộ tư lệnh chiến lược đã phối hợp với tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) thực hiện vụ phóng thử này.
Tên lửa Dhanush một tầng, nhiên liệu đẩy lỏng, đã được biên chế cho quân đội và là 1 trong 5 loại tên lửa do DRDO phát triển theo chương trình phát triển tên lửa điều khiển tích hợp (IGMDP), các nguồn tin quân sự nước này cho biết.
Toàn cảnh vụ phóng tên lửa trên chiến hạm mặt nước
Tên lửa đạn đạo có khả năng mang được cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân từ 500 đến 1.000kg và tấn công được cả các mục tiêu trên biển và đất liền.
Chiến hạm Mỹ bắn trượt, bị “tên lửa hành trình” BMQ-74 đâm thủng
Chủ nhật 24/11/2013 13:35
ANTĐ - Hãng tin Nga Itar-Tass cho biết, ngày 17-11 vừa qua, máy bay không người lái BMQ-74 trong khi bay đã “gặp trục trặc” và đâm xuống tuần dương hạm CG-62 USS Chancellorsville của Mỹ làm 2 thủy thủ bị thương.
Tuần dương hạm CG-62 USS Chancellorsville không thể đánh chặn được UAV?
Theo tin của hải quân Mỹ công bố, vụ “tai nạn” xảy ra trong một cuộc diễn tập thông thường của tuần dương hạm này, khi đó nó đang tiến hành thử nghiệm các hệ thống tác chiến. Chiếc BMQ-74 này đã phát sinh sự cố trong khi bay và rơi xuống boong tàu. Sau đó, tuần dương hạm USS Chancellorsville đã quay về căn cứ hải quân San Diego để các chuyên gia đánh giá thiệt hại.
Máy bay không người lái BMQ-74 thường đóng giả tên lửa hành trình hoặc máy bay địch
Gần đây, Mỹ đã công bố thêm 1 số tình tiết của sự cố này, những hình ảnh về tổn thất của USS Chancellorsville cũng lần đầu tiên được đăng tải. Tuy nhiên, đã có rất nhiều nghi vấn đặt ra về sự cố này, có vẻ như vụ tai nạn không hề giống với những thông tin do hải quân Mỹ cung cấp, bởi vì chiếc CG-62 bị thủng một lỗ lớn ở sườn tàu chứ không phải là trên boong, vết đâm theo phương ngang chứ không phải theo chiều đâm thẳng hoặc chếch từ trên xuống.
Các chiến hạm Mỹ thường sử dụng hệ thống phòng không tầm gần để đánh chặn BMQ-74
Cư dân mạng Mỹ nhận xét, theo tuyên bố của hải quân Mỹ, tuần dương hạm CG-62 USS Chancellorsville đang thử nghiệm hệ thống tác chiến tàu thuyền (Combat System Ship Qualification Trials- CSSQT), đây là hạng mục bắt buộc phải tiến hành khi đóng mới 1 hoặc thay thế mới phương tiện tác chiến trên các chiến hạm. Trong hạng mục thử nghiệm này, BMQ-74 thường đóng vai là tên lửa hành trình hoặc máy bay địch để tàu tập đánh chặn.
Một chiếc BMQ-74 bị hạ gục
Quan chức hải quân Mỹ thông báo, UAV này mất điều khiển mới đâm xuống chiến hạm “quân mình”, nhưng trong báo cáo hải quân Mỹ không hề đề cập đến vấn đề khi đó các thủy thủ có vận hành các hệ thống phòng thủ trên tàu để đối phó với chiếc máy bay mất điều khiển này không? Điểm này làm cư dân mạng Mỹ nghi ngờ, một là các hệ thống đánh chặn Mỹ đã thất bại trong việc bắn hạ nó hoặc họ không kịp phản ứng để tiến hành đánh chặn.
Vết đâm thủng trên sườn của CG-62
Tuần dương hạm CG-62 USS Chancellorsville thuộc lớp Ticonderoga, được trang bị 2 hệ thống phòng không tầm gần Phalanx, nhiệm vụ chính của nó là đánh chặn các mục tiêu tầm gần, tầm thấp uy hiếp đến chiến hạm. Trong quá trình vận hành tàu, khi hệ thống Aegis ở trạng thái hoạt động thì chiếc UAV này luôn bị các radar theo sát, vì vậy khi chiếc UAV mất điều khiển không lý nào tuần dương hạm này không phát hiện ra.
Hệ thống phòng không tầm gần Phalanx đang nhả đạn
Trong tình huống này, cư dân mạng Mỹ cho rằng, CG-62 đã sử dụng các hệ thống phòng không tầm gần đánh chặn nhưng thất bại. Các hệ thống tác chiến Aegis có đủ khả năng phòng thủ khi được giao nhiệm vụ phòng ngự trong một khu vực nhất định (tức là phòng ngự chủ động), nhưng trong tình huống chiếc UAV đột ngột mất điều khiển, lao xuống tàu từ khoảng cách quá gần, nó không kịp đưa ra phản ứng.
Cận cảnh hệ thống Phalanx trên khu trục hạm lớp Arleigh Burke
Đây cũng khôn phải là lần đầu tiên các chiến hạm Mỹ gặp phải tình huống như vậy. Năm 1995, khu trục hạm lớp Arleigh Burke mang số hiệu DDG-59 USS Russell cũng gặp tình huống tương tự. Trong một cuộc thử nghiệm các hệ thống tác chiến, 1 chiếc BMQ-74 cũng đã phát sinh sự cố mất điều khiển, hệ thống Aegis trên khu trục hạm này đã phát hiện kịp thời và chỉ thị cho các hệ thống phòng không tầm gần bắn hạ nó.