[Funland] Các loại ngư lôi, tên lửa chống hạm, đạn đạo và hành trình đe dọa TSB

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nếu tàu khu trục ở gần biển đối phương thì cano lắp bm21 đúng là bi kịch. Nhưng thực tế chỉ đối đầu với LCS của Mỹ, cũng lắp tên lửa chống cano nhưng chỉ bắn liên tục được 3 chiếc .
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
em dang nói cái vụ"Hải quân Mỹ thử bom mới JSOW C-1 đánh tàu" nên mới bảo nếu diệt con máy bay trinh sát ra đa chỉ huy bom thì bom ít khả năng rơi đúng mục tiêu, tại bác việtminh9x hiểu nhầm sang sói cano của irang đấy thôi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lộ tính năng vũ khí “khủng” Pháp bán cho Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Tập đoàn MBDA (Cộng hòa Pháp) có thể cung cấp tên lửa phòng không VL MICA và chống tàu mặt nước Exocet cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.



Trong một bài đánh giá về thành công và thất bại của Tập đoàn MBDA (Pháp) trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới những năm qua, tờ Latribune đã đề cập tới việc Tập đoàn MBDA sẽ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không VL MICA và tên lửa hành trình chống tàu cận âm Exocet MM40 cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Hai loại vũ khí này sẽ được lắp đặt trên 2 tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814 mà Việt Nam mua của Tập đoàn đóng tàu Damen, Hà Lan. Dự kiến, hợp đồng Sigma sẽ được ký kết vào cuối năm nay.
Tàu hộ vệ lớp Sigma.

Latribune không đề cập tới thời gian ký kết hợp đồng giữa MBDA với Việt Nam hay thông tin chi tiết thêm giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng có lẽ sẽ sớm ký kết trong năm tới để kịp với tiến độ đóng tàu Sigma 9814.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Pháp bán trang thiết bị quân sự hiện địa cho Việt Nam. Trước đó, Tập đoàn Thales đã cung cấp hệ thống radar giám sát vượt đường chân trời CW-100 trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Trong hai loại vũ khí mà MBDA cung cấp cho Việt Nam, hệ thống tên lửa phòng không VL MICA được thiết kế bao phủ vùng không gian 360 độ, có thể tiêu diệt mọi mục tiêu nguy hiểm trên không gồm máy bay cánh bằng, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình không đối hải hoặc tên lửa chống tàu mặt nước.
VL MICA có thể hoạt động theo phương thức "bắn và quên", trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm và có thể diệt nhiều mục tiêu cùng lúc.
Đạn tên lửa VL MICA bắn thử nghiệm.

Hệ thống được triển khai thành các block ống phóng đứng (VLS) trên tàu chiến và có khả năng phản ứng tức thì trước các mục tiêu trên không. Đạn tên lửa của hệ thống nặng 112kg gồm 2 biến thể: MICA RF lắp đầu tự dẫn radar chủ động AD4A và MICA IR lắp đầu tự dẫn hồng ngoại bị động với kiểu mũi nón tròn. Hai hệ thống cảm biến được đánh giá có khả năng kháng nhiễu mạnh. Tên lửa lắp động đẩy tăng cường nhiên liệu rắn và động cơ hành trình cho phép đạt tốc độ hơn Mach 3, tầm bắn tối đa 10km (một số nguồn cho là 20-25km), độ cao diệt mục tiêu 9-11km.
MM40 Exocet là tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ cận âm được giới thiệu lần đầu năm 1980. Tên lửa được cải tiến từ thiết kế MM38 với việc tăng tầm bắn, hệ thống điều khiển hiện đại hơn được dùng để tấn công tiêu diệt các tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung (như tàu hộ vệ, tàu hộ tống, tàu khu trục). MM40 cũng có khả năng đánh chìm được tàu sân bay nếu dùng nhiều loạt đạn tấn công cùng lúc.
Tên lửa hành trình chống tàu cận âm Exocet MM40 Block 3 rời bệ phóng.​

MM40 Exocet được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động có tầm trinh sát 24km (cách mục tiêu như vậy thì radar tự kích hoạt dò tìm, khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp của tàu phóng), bên cạnh radar trong hành trình bay tên lửa có sự hỗ trợ từ hệ định vị quán tính và định vị toàn cầu.
Tên lửa có chiều dài 5,79m, đường kính thân 0,35m, sải cánh 1,13m, trọng lượng phóng 875kg. Nó được lắp một động cơ rocket nhiên liệu rắn cho hành trình bay cho phép đạt tầm bắn từ 4-70km, tốc độ hành trình cận âm (Mach 0,9). Hiện các tàu chiến Sigma Indonesia và Morocc dùng biến thể MM40 Block 2 có tầm bắn tăng lên 75km, nhưng đầu đạn nhẹ hơn, chỉ còn 155kg (so với 165kg mẫu nguyên bản).
Với biến thể MM40 Block III, nhờ áp dụng giải pháp công nghệ động cơ tuốc bin phản lực giúp tăng tầm bắn lên tới 180km, nhưng trọng lượng giảm xuống chỉ còn khoảng 750kg, đầu đạn 155kg. Nhiều khả năng, Việt Nam sẽ lựa chọn biến thể mới nhất này sử dụng trên các tàu hộ vệ Sigma 9814.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Báo Nhật: Trung Quốc “tưởng tượng” JL- 2 bắn tới Mỹ

Thứ bảy 09/11/2013 08:38
ANTĐ - Tạp chí “Học giả ngoại giao” (The Diplomat) Nhật Bản cho biết, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc khoe khoang tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 của mình có khả năng tiêu diệt các thành phố của Mỹ là “tưởng tượng”.

Hôm tuần trước, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã loan tin, quân đội nước này đã lên kế hoạch cho đội tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 092 lớp Hạ về hưu sớm và thay vào đó là đội tàu Type 094 (lớp Tấn) được trang bị thế hệ tên lửa JL-2 (Cự Lang-2) mới.
Theo tin của các tờ báo "Washington Times" của Mỹ, Want ChinaTimes của Đài Loan và "Daily Mail" của người Anh, hồi tuần trước hàng loạt tờ báo khác của nước này đã cho đăng những bài viết khoe khoang rầm rộ về khả năng của những chiếc tàu ngầm hạt nhân và loại tên lửa JL-2 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Để tâng bốc khả năng của những mẫu vũ khí mới này, các tờ báo đã khẳng định tên lửa JL-2 có khả năng tấn công vào các thành phố ở bờ Tây của nước Mỹ mà không cần phải rời khỏi chuỗi đảo thứ 2. Tuy nhiên, các bài viết không thể xác nhận tính chính xác của báo cáo này.


Một vụ phóng thử được cho là của tên lửa JL-2

Theo số liệu Trung Quốc công bố thì tên lửa JL-2 có tầm bắn vào khoảng 8.700 dặm (khoảng 14.000km) và có thể tấn công gần như mọi mục tiêu trên lãnh thổ nước Mỹ với đa đầu đạn hạt nhân phân hướng, đa phương thức dẫn đường (MIRV).
Tuy nhiên, theo những thông tin vừa được cập nhật trong báo cáo thường niên về khả năng tấn công hạt nhân của Trung Quốc do Tạp chí “Nhà khoa học hạt nhân” mới công bố thì JL-2 chỉ là mẫu tên lửa “bước đầu hoàn thiện khả năng hoạt động” với khả năng mang theo 1 đầu đạn hạt nhân duy nhất với tầm bắn chỉ 7.000 km.
Với tầm bắn 7.000 km thì rõ ràng là các tàu ngầm của Trung Quốc không thể nào đứng trong phạm vi chuỗi đảo thứ 2 mà sẽ phải rời rất xa khỏi lãnh hải của nước này mới có hy vọng tấn công vào bờ biển Mỹ. Hơn nữa, điều quan trọng là chúng chưa bao giờ được kiểm chứng thực tế nên tỷ lệ thành công vẫn là một dấu hỏi lớn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên lửa Nhật đặt chiến hạm Trung Quốc vào vòng ngắm
Quote:
Quân đội Nhật Bản đã lần đầu tiên triển khai tên lửa chống hạm SSM-1 trên đảo Miyako ở biển Hoa Đông, một quan chức Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Nhật thông báo.


Theo ông, tại Miyako đã triển khai “một số bệ phóng tên lửa đất đối hạm”.

Một đại đội SSM-1 tương tự cũng đã được bố trí trên đảo Okinawa lân cận.

Như vậy là các eo biển quốc tế chạy từ biển Hoa Đông vào Thái Bình Dương đã bị đặt trong vòng ngắm. Gần đây, các tàu hải quân Trung Quốc đi qua các eo biển này, ngay sát các hòn đảo không có quân đồn trú của Nhật ngày một nhiều. Tokyo coi đây là hành động gây áp lực từ phía Bắc Kinh.

Các tên lửa SSM-1 tầm bắn 150-200 km được chuyển đến Miyako và Okinawa từ đảo cực bắc Nhật bả Hokkaido, nơi chúng được triển khai vào cuối thập kỷ 1980 để đối phó với Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô.

Hiện chúng được triển khai tạm thời tại biển Hoa Đông, trong khuôn khổ cuộc tập trận đang diễn ra của quân đội Nhật với sự tham gia của khoảng 30 ngàn quân và một số lượng lớn binh khí kỹ thuật. Trong cuộc tập trận có thao dượt cả khoa mục phòng thủ các hòn đảo xa trong khu vực.

Nhật Bản đã quyết định bố trí tên lửa trong bối cảnh hải quân Trung Quốc gia tăng hoạt động và tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Bắc Kinh xung quanh quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông.

Căng thẳng giữa hai nước bắt đầu vào tháng 9/2012, khi chính phủ Nhật quốc hữu hóa Senkak, khiến Trung Quốc phản đối và nổ ra làn sóng phẫn nộ trong xã hội Trung Quốc.

Bắc Kinh goi Senkaku là lãnh thổ của họ bị chiếm đóng bất hợp pháp và liên tục duy trì hạm đội của mình ở gần quần đảo. Nhật Bản phản đối và đáng thực hiện các bước đi nhằm tăng cường các đơn vị phòng thủ bờ biển hoạt động ở vùng này.
http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Ten-lua-Nhat-dat-chien-ham-Trung-Quoc-vao-vong-ngam/201311/53054.vnd
__________________
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“Sát thủ diệt hạm” Nhật Bản điều đến Okinawa mạnh cỡ nào?

(Kienthuc.net.vn) - Tên lửa hành trình chống tàu mặt nước Type 88 có thể hủy diệt tàu chiến địch ở cách xa 200km, với đầu đạn xuyên giáp nặng 225kg.



Trong một động thái khá bất thường, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã triển khai tên lửa đất đối hạm Type 88 (còn gọi là SSM-1) đến đảo Miyako thuộc quần đảo Okinawa. Itar-tass dẫn lời nguồn tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết,việc triển khai tên lửa SSM-1 là để bảo vệ cuộc tập trận giữa Hải quân Nhật Bản và Hải quân Mỹ diễn ra trên vùng biển phía Đông Trung Quốc diễn ra từ ngày 1-11/11/2013.
So với những tên lửa chống tàu mặt nước khác trong khu vực, đặc biệt là so với tên lửa của Trung Quốc thì loại tên lửa này mạnh cỡ nào? Thông thường truyền thông thế giới vẫn nói rất nhiều về các tên lửa chống tàu của Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc còn của Nhật Bản thì ít khi được biết đến.
Type 88 (SSM-1) là một biến thể tên lửa chống tàu phóng từ đất liền thuộc “gia đình” tên lửa chống tàu của Nhật Bản bao gồm các biến thể sau: Type-80 (ASM-1) phóng từ trên không; Type 88 (SSM-1) phóng từ đất liền và Type-90 (SSM-1B) phóng từ tàu chiến.
Bệ phóng tự hành của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển mà Nhật triển khai ở Okinawa.

Tên lửa này được sản xuất bởi Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Biến thể Type 88 SSM-1 được sản xuất và đưa vào biên chế từ năm 1988.
Type 88 có thiết kế khí động học pha trộn giữa tên lửa chống tàu Harpoon của Mỹ và Exocet của Pháp. Tên lửa có 4 vây ổn định lớn hình tam giác ở gần giữa thân hơi xích ra phía sau (sải cánh này lớn hơn so với Harpoon và Exocet) cùng 4 vây lái nhỏ hình tam giác ở đuôi tên lửa.
Tên lửa được đặt trên khung gầm xe bánh lốp 6x6 bánh, mỗi xe phóng mang theo 6 ống phóng kiêm bảo quản. Trước khi phóng hệ thống thủy lực sẽ nâng giá phóng lên một góc khoảng 45 độ. Tên lửa được đưa ra khỏi ống phóng bằng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn.
Sau khi động cơ tăng cường cháy hết, động cơ phản lực sẽ được kích hoạt để đưa tên lửa hành trình đến mục tiêu. Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa, giai đoạn cuối tên lửa sử dụng radar chủ động để khóa và tiêu diệt mục tiêu.
Tên lửa hành trình chống tàu Type 88 rời bệ phóng.

Đạn tên lửa Type 88 có chiều dài 5,1m, đường kính 0,35m, sải cánh 1,19m, trọng lượng phóng 660kg. Tên lửa có tầm bắn 200km mang theo đầu đạn nặng 225kg bán xuyên giáp, tốc độ hành trình của tên lửa khoảng 1.150km/h, tên lửa bay cách mặt nước chỉ từ 5-6 mét nên rất khó phát hiện và đánh chặn.
Cấu hình hệ thống bao gồm: xe phóng, xe radar tìm kiếm và phát hiện mục tiêu, hệ thống điều khiển hỏa lực cùng xe chỉ huy. Hệ thống có khả năng cơ động chiến thuật rất cao, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của chiến tranh hiện đại.
Xét về tầm bắn thì tên lửa Type 88 SSM-1 không có gì vượt trội, nếu so với tên lửa của Trung Quốc thậm chí tầm bắn còn thấp hơn. Mặc dù tầm bắn của Type 88 chỉ ở mức trung bình khá so với các loại tên lửa chống tàu khác trong khu vực, nhưng đây vẫn là một loại vũ khí diệt hạm đáng sợ.
Xe radar tìm kiếm, phát hiện tàu địch của hệ thống phòng thủ bờ biển trang bị tên lửa Type 88.

Sức mạnh của Type 88 chính là ở hệ thống điện tử tinh vi của nó và đó cũng chính là nhân tố quyết định hiệu suất tác chiến của tên lửa. Ngoài công nghệ dẫn hướng, phát hiện và khóa mục tiêu bằng radar chủ động tinh vi, tên lửa còn được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện.
Thực tế thì công nghệ quân sự của Nhật Bản thuộc vào hàng tối tân nhất thế giới nên những sản phẩm vũ khí của họ chế tạo đều thuộc đỉnh cao của thế giới. Việc Nhật Bản lần đầu triển khai tên lửa chống tàu ra khu vực quần đảo Okinawa đã cho thấy họ bắt đầu cảnh giác hơn với các hành động của Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Siêu tên lửa chống hạm tàng hình cho F-18

(Soha.vn) - JSM được đưa vào danh sách tên lửa chống hạm thế hệ 5, với khả năng tàng hình, tấn công tầm xa chính xác vào các mục tiêu trên biển và mặt đất.

Tập đoàn Boeing (Mỹ) và công ty Kongsberg Defense Systems của Na Uy vừa tiến hành lắp đặt kiểm tra 2 tên lửa Joint Strike Missile (JSM) lên một chiếc máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet.
Trong lần kiểm tra này, tên lửa được lắp ở giá treo vũ khí bên ngoài của máy bay để đảm bảo khả năng tương thích.
JSM đang được phát triển để tích hợp vào khoang vũ khí bên trong của chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II Joint Strike Fighter (JSF) mà Lockheed Martin sản xuất. Đây cũng là vũ khí chống hạm duy nhất được trang bị cho máy bay F-35. Người ta cho rằng, F-35 có thể mang được 2 tên lửa này trong các khoang bên trong thân, các tên lửa còn lại có thể lắp trên các mẫu treo ngoài, dưới cánh.

Chiến đấu cơ Super Hornet với 2 tên lửa JSM treo bên cánh
Khả năng trang bị JSM trên máy bay Super Hornet cũng sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công cho các tàu sân bay tương lai của Hải quân Mỹ, khi mà 2 loại máy bay này sẽ hoạt động hỗ trợ lẫn nhau cho đến năm 2025.
Là một dẫn xuất từ hệ thống tên lửa tấn công hải quân trang bị trên tàu chiến (NSM), JSM có chiều dài 4m, sải cánh 1,4m (khi xòe), trọng lượng phóng 375kg và được trang bị một động cơ phản lực, giúp tên lửa đạt tới tầm bắn xa 370km.
Kongsberg JSM được đưa vào danh sách tên lửa chống hạm thế hệ thứ năm. Nó được thiết kế với khả năng tàng hình, thực hiện cuộc tấn công tầm xa đánh chính xác vào các mục tiêu trên mặt biển và mặt đất. Khả năng kết hợp của tên lửa JSM và tiêm kích F-35 cung cấp cho người sử dụng nhiều khả năng tấn công độc đáo và sáng tạo
JSM có khả năng rất cao trong việc thâm nhập hệ thống phòng không thông qua một sự kết hợp của nhiều đặc tính gồm: giảm bộc lộ tín hiệu trên màn hình radar; bay sát mặt biển; thay đổi tốc độ và độ cao hành trình.
Tên lửa có thể tự động bắt mục tiêu dựa theo hình ảnh, lập thư viện thông tin mục tiêu, cho phép đầu tự dẫn phân biệt các tàu địch, nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạch hành trình bằng việc khai thác dữ liệu địa lý quanh mục tiêu.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Nhìn mấy ông lớn phát triển vũ khí mà em thấy chóng hết cả mặt chẹp.....chẹp
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Dùng tên lửa bờ phong tỏa Trung Quốc có khả thi?

(Kienthuc.net.vn) - Có ý kiến cho rằng Mỹ nên sử dụng tổ hợp tên lửa đất đối hải ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương để phong tỏa Trung Quốc, điều này có khả thi?



Gần đây, Tập đoàn RAND của Mỹ đã công bố bản báo cáo kiến nghị Quân đội Mỹ cần phải sử dụng chiến lược “phong tỏa tầm xa” của tên lửa đất đối hải triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhằm đối phó với chiến lược chống can thiệp của Trung Quốc.
Báo cáo này có tiêu đề “triển khai tên lửa đất đối hải ở Tây Thái Bình Dương”, phân tích chi tiết không gian địa lý của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tập trung vào việc Quân đội Mỹ làm thế nào sử dụng mạng lưới tên lửa đất đối hải ngăn chặn hành động của Hải quân Trung Quốc.
“Hiện nay Quân đội Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương không có khả năng về tên lửa đất đối hải. Nếu Quân đội Mỹ có sức mạnh này để ngăn chặn tàu Trung Quốc, trong thời chiến sẽ hình thành thế phong tỏa hoàn toàn”, báo cáo của RAND cho biết.
RAND còn tiến hành nghiên cứu tính khả thi của việc sử dụng tên lửa đất đối hải để cắt đứt tuyến giao thông trên biển của Trung Quốc. “Tên lửa đất đối hải rất dễ sử dụng, trong chiến lược và chiến thuật đều có thể di chuyển. Tên lửa có thể triển khai tại nhiều điểm trên các chuỗi đảo trải dài hàng nghìn dặm, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của tên lửa và Không quân Trung Quốc”, báo cáo cho biết.
Tổ hợp tên lửa đất đối hải của Nhật Bản dùng tên lửa chống tàu Type 88 đạt tầm bắn xa đến 200km.

Để chứng minh hiệu quả của việc triển khai tên lửa đất đối hải, báo cáo đã đưa ra bối cảnh tên lửa đối hải tầm ngắn và tầm trung sẽ uy hiếp Hải quân Trung Quốc ra eo biển Malacca, Sunda và quần đảo Lombok.
“Nếu Đài Loan và Nhật Bản xảy ra xung đột với Trung Quốc, tên lửa đối hải có tầm phóng 100-200 km khai tại Okinawa và phía Bắc Đài Loan có thể bao phủ tuyến đường tiến vào phía Nam đảo Okinawa của Hải quân Trung Quốc. Nếu Đài Loan không muốn tham gia vào hành động liên hợp để phong tỏa vùng biển này, Nhật Bản cũng có thể triển khai tên lửa đối hạm tầm phóng 200 km tại quần đảo Nansei”, báo cáo viết.
Ngoài ra, tên lửa đối hải có tầm phóng 100km triển khai tại Đài Loan, Malaysia và Philippines có thể bao phủ eo biển Luzon nằm giữa Philippines và Đài Loan, cũng như khu vực biển giữa Philippines với Brunei. “Hải quân Trung Quốc có thể sẽ tính toán việc từ eo biển Triều Tiên để vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc, trong bối cảnh đó, tên lửa đối hải có tầm phóng 200km triển khai tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đủ đối phó”, báo cáo cho biết.
Bình luận về báo cáo này, chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, từ góc độ chiến thuật quân sự thì báo báo này không sau, nhưng báo cáo này quên một điều là Trung Quốc cũng có lượng lớn tên lửa đối hải trên đất liền hàng đầu thế giới.
Trung Quốc cũng có thể sử dụng tên lửa đất đối hải để phong tỏa lại Mỹ và đồng minh.

“Nếu Nhật Bản hay một quốc gia nào khác sử dụng tên lửa đất đối hải để phong tỏa tuyến đường ra của Quân đội Trung Quốc, thì cũng phải đối mặt với sự phong tỏa của tên lửa đất đối hải của nước này. Vì tầm phóng tên lửa Trung Quốc có thể là 200km, cũng có thể xa hơn, mà Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối hải tại bờ biển phía Đông đủ để phong tỏa tàu chiến của Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc một số quốc gia Đông Nam Á”, chuyên gia này nói.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Giải mã siêu tàu sân bay số 1 thế giới CVN-78 USS Gerald Ford

Chủ nhật 10/11/2013 13:26
ANTĐ - Hải quân Mỹ vừa hạ thủy chiếc tàu sân bay hiện đại nhất thế giới CVN-78 USS Gerald Ford tại thành phố Newport News, bang Virginia vào sáng 9-11.

Ngày 9-11, hải quân Mỹ đã chính thức làm lễ hạ thủy và đặt tên cho siêu tàu sân bay đầu tiên CVN-78 USS Gerald Ford thuộc lớp Ford. Nghi thức này đánh dấu thời điểm nó chính thức được đưa vào sử dụng. Trước đây, vào ngày 10-10-2013, siêu tàu sân bay này đã được chính thức làm lễ “rửa tội”, đích thân con gái cố Tổng thống Mỹ Gerald Ford là bà Susan Ford là người đã nhấn nút xả nước con tàu.
Theo số liệu được cung cấp của nhà máy đóng tàu, CVN-78 dài khoảng 333 mét, cao 77 mét, sàn đáp rộng 78 mét, lượng giãn nước trên 110.000 tấn, nặng gấp 400 lần tượng “Nữ thần tự do” của Mỹ. Để sơn hết toàn bộ thân tàu người ta đã phải sử dụng hết khoảng 757.000 lít sơn màu xám chì, số sơn này đủ để che phủ toàn bộ Nhà Trắng được… 350 lần.
Mô hình tác chiến tương lai của tàu sân bay lớp Ford

Với lượng giãn nước cao hơn khoảng gần 2 vạn tấn, nhìn chung thiết kế tổng thể của tàu trông khá giống các tàu sân bay lớp Nimitz hiện đang hoạt động nhưng sàn đáp của USS Gerald Ford cao hơn nhiều so với Nimitz. Diện tích mặt boong cũng rộng hơn đáng kể, đồng nghĩa với việc các tàu sân bay lớp Ford đáp ứng được nhiều lượt bay cùng một thời điểm hơn và có nhiều không gian bảo dưỡng các chiến đấu cơ hơn.
Nếu như các tàu sân bay lớp Nimitz có tháp chính nằm giữa thân tàu thì tàu sân bay lớp Ford lùi về phía cuối khoảng 50m, về hình dạng và kích thước của nó dường như nhỏ hơn 1 nửa, trông không “uy phong” như tháp chính của tàu sân bay kiểu cũ. Tuy nhiên, không gian bên trong của nó lại rộng hơn, chứng tỏ thiết kế hợp lý hơn, giải phóng được nhiều không gian mặt boong hơn.
CVN-78 USS Gerald R Ford đại diện cho sức mạnh của hải quân Mỹ thế kỷ 21

USS Gerald R Ford có thể mang theo trên 90 máy bay các loại, bao gồm cả máy máy cánh cố định và trực thăng với đủ chủng loại cảnh báo sớm, tác chiến chống ngầm, tác chiến điện tử… Đặc biệt, nó được trang bị “cặp song sát” là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35C và máy bay trinh sát/tấn công không người lái tàng hình (UCAV) X-47B. Hai loại máy bay chiến đấu tàng hình có và không người lái này sẽ giúp tàu sân bay lớp Ford có khả năng xuyên phá qua mọi hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới.
Bảo đảm được tần suất và số lượt chiếc máy bay xuất kích ngày càng gia tăng trong tác chiến hiện đại là mục tiêu then chốt của bất cứ tàu sân bay nào. Được trang bị hệ thống máy phóng và thiết bị hãm điện từ, USS Gerald Ford sẽ phóng máy bay ra khỏi sàn tàu một cách nhẹ nhàng và thu hồi máy bay hạ cánh an toàn hơn sử dụng máy phóng hơi nước và thiết bị hãm đà kiểu cũ. Ước tính hiệu suất hoạt động mỗi ngày của USS Gerald Ford sẽ cao hơn 25% so với các tàu sân bay hiện đang sử dụng của quân đội Mỹ.
Với kích thước lớn hơn và thiết kế hiện đại hơn, tàu sân bay lớp Ford có
hiệu suất hoạt động cao hơn 25% so với tàu sân bay lớp Nimitz

Tính đa dạng trong tác chiến của hàng không mẫu hạm sử dụng máy phóng điện từ chính là khả năng bảo đảm hoạt động bình thường cho tất cả các loại máy bay mà nó mang theo. Máy phóng sử dụng hệ thống động lực điện từ có tính năng ưu việt, dễ dàng kiểm soát chính xác lượng điện phát ra, có thể dễ dàng phóng luân phiên hoặc xem kẽ các loại máy bay không người lái và có người lái với trọng lượng cất cánh từ vài tấn đến vài chục tấn mà chỉ cần thay đổi một vài tham số điều khiển.
Hàng không mẫu hạm này được chế tạo với đích trở thành tàu sân bay lớn nhất, mạnh nhất thế giới. Với cường độ tác chiến mức cao nhất, siêu tàu sân bay này có thể duy trì mật độ mỗi ngày đêm xuất động 220 lần chiếc tiêm kích hạm, tác chiến liên tục trong 5 - 7 ngày. Trong cường độ tác chiến mức độ trung bình, mỗi ngày nó có thể huy động 180 lượt máy bay, tấn công 1500 mục tiêu trong thời gian 1 tháng liền.
Nó được trang bị “cặp song sát” là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35C
và máy bay trinh sát/tấn công không người lái tàng hình (UCAV) X-47B

Do thiết kế tối ưu và áp dụng các công nghệ cao nên CVN-78 có trình độ tự động hóa cao hơn hẳn so với các tàu sân bay lớp Nimitz. Tàu sân bay lớp Ford chỉ cần 4.660 thủy thủ, ít hơn so với tàu sân bay lớp Nimitz 700 người, nó cũng chỉ cần đến 3 thang máy nâng, hạ tiêm kích hạm so với 4 của các tàu sân bay kiểu cũ. Tàu sân bay còn được áp dụng một số công nghệ đỉnh cao như radar mảng pha điện tử thế hệ mới nhất, hệ thống phòng thủ laser trên hạm, hệ thống thông tin dạng lưới đa cực.
Với khả năng phòng thủ/tấn công siêu hạng của mình, CVN-78 xứng đáng trở thành siêu tàu sân bay lớn nhất, hiện đại nhất và mạnh mẽ nhất thế giới từ trước đến nay. Sau khoảng hai năm rưỡi huấn luyện và đào tạo, vào khoảng tháng 3 năm 2016 "Ford" sẽ chính thức bước vào hoạt động. Dự kiến chiếc tàu sân bay này sẽ phục vụ cho tới năm 2057 với nhiệm vụ tuần tra vùng biển và bảo vệ nước Mỹ trong thế kỷ tới.
Hiện Mỹ đã bắt tay vào chế tạo chiếc CVN-79 USS John F. Kennedy

Hải quân Mỹ dự định sẽ đóng ít nhất là 3 tàu sân bay thuộc lớp Ford bao gồm: CVN-78 USS Gerald R. Ford, CVN-79 USS John F. Kennedy, CVN-80 USS Enterprise. Hiện nay, công tác triển khai chế tạo CVN-79 đã bắt đầu được tiến hành nhằm đảm bảo duy trì vị thế thống trị thế giới cho lực lượng hải quân Mỹ trong thế kỷ 21.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
LHA-6 America “đè bẹp” tàu sân bay Nga, Trung, Ấn (1)
Quote:
Ngày 05-11 vừa qua, Mỹ đã bí mật thử nghiệm siêu tàu đổ bộ đầu tiên thuộc lớp America LHA-6 tại một địa điểm bí mật. Phát triển lớp tàu đổ bộ siêu hạng này là một phần trong chiến lược xây dựng “lực lượng trên biển thế kỷ XXI” của hải quân Mỹ, trong đó nổi bật là tái cơ cấu lực lượng hải quân, chú trọng xây dựng 12 nhóm tác chiến đổ bộ, mỗi nhóm có ít nhất là 3 tàu đổ bộ tấn công.



Hoàn cảnh ra đời của tàu đổ bộ lớp Amerrca
Hải quân Mỹ xác định, ngoài 11 tàu sân bay (10 tàu sân bay hiện có) và thêm tàu sân bay khổng lồ USS Gerald R. Ford (CVN-78) mà hải quân Mỹ đang chế tạo) sẽ hình thành quả đấm sắt tiến công thứ nhất; 12 “hạm đội” tấn công viễn chinh, 9 nhóm tàu tác chiến mặt nước và 04 biên đội tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Ohio cải tiến sẽ hình thành quả đấm sắt tấn công thứ 2.
Với phương châm chỉ đạo đó, hải quân Mỹ đã đặc biệt coi trọng phát triển tàu tác chiến đổ bộ, nhấn mạnh cần phải xây dựng và duy trì 12 cụm đổ bộ tấn công, nòng cốt của mỗi cụm là 3 tàu đổ bộ và tăng cường thêm 4 tàu tác chiến. Kỳ hạm của nhóm tàu đổ bộ sẽ là LHA-6 “America”, 2 tàu còn lại là tàu vận tải đổ bộ lớp “San Antonio” (LPD) và tàu đổ bộ lớp “Whidbey Island” (LSD).
Lực lượng tàu tác chiến trực thuộc biên đội sẽ bao gồm 1 tuần dương hạm lớp Ticonderoga và 1 tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke (2 loại này được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis); 1 tàu hộ vệ tên lửa và 1 tàu ngầm tấn công tên lửa hạt nhân. Để thay thế các tàu đổ bộ tấn công lớp Tarawa đã già cũ, Mỹ quyết định triển khai nghiên cứu, chế tạo tàu đổ bộ tấn công thế hệ mới nhất thuộc lớp “America”.
Tàu đổ bộ tấn công LHA-6 “America” đã lặng lẽ thử nghiệm trên biển ngày 05-11 vừa qua


Hải quân Mỹ đã ký hợp đồng chế tạo “America” với Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Hungtington Ingalls vào năm 2006. Bước sang năm 2007 nó bắt đầu khởi công chế tạo, tháng 6-2012 hạ thủy và tiến hành chạy thử. Dự kiến sau khi bàn giao cho hải quân Mỹ, nó sẽ triển khai tại cảng chính là San Diego, California để thay thế cho tàu LHA-5 “Peleliu” lớp Iwo Jima đã phục vụ trong lực lượng hải quân được 33 năm.
Tàu lớp “America” có chiều dài 257m, rộng 32m, lượng giãn nước 4,5 vạn tấn, vận tốc tối đa 25 hải lý/h, với động cơ Diezen - tuốc bin khí. Nó có thể mang theo 1.687 lính hải quân đánh bộ và 1.060 thủy thủ (65 sĩ quan), khi biên chế đầy đủ phi công và nhóm bảo đảm không quân hạm, con số này có thể lên đến 3.000 người – một con số kỷ lục đối với bất cứ tàu đổ bộ tấn công nào.
Hải quân Mỹ dự định đóng mới 3 tàu thuộc lớp này, trị giá mỗi chiếc khoảng 2,4 tỷ USD. Ngày 31/5/2012, họ đã ký tiếp hợp đồng đóng chiếc thứ 2 thuộc lớp “America” là tàu LHA-7 “Tripoli”, trị giá hợp đồng 2,38 tỉ USD, dự kiến đến năm 2018 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, do chi phí phát sinh đóng chiếc LHA-6 America đã lên đến 3,4 tỷ USD làm cho hải quân Mỹ phải lùi thời hạn triển khai đóng tàu LHA-7 đến tận năm 2018.
LHA-5 “Peleliu” lớp Iwo Jima với tiêm kích cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier-II sẽ được thay thế bởi LHS-6 America

Khả năng tự vệ và tự bảo đảm xuất sắc
Mặc dù là tàu đổ bộ nhưng “America” được trang bị hỏa lực khá mạnh, chú trọng vào hệ thống phòng không. LHA-6 được trang bị 2 hệ thống pháo phòng không 6 nòng, tầm gần loại 20mm MK-15 Block 1B “Phalanx”; 2 hệ thống phóng tên lửa phòng không tầm gần RIM-116 “RAM”, mỗi hệ thống gồm 21 ống phóng; 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 “Sea Sparrow” cải tiến (ESSM) và 7 khẩu súng máy phòng không MZ.
Không kể các tàu sân bay hạt nhân, các tàu sân bay thông thường lớn nhất thế giới hiện nay là của Nga với Kuznetsov, Trung Quốc với Liêu Ninh và Ấn Độ là INS Vikramaditya… Thường các tàu sân bay kiểu cổ điển như trên không có khả năng hoạt động độc lập vì năng lực tự bảo đảm và tự vệ kém, đi kèm theo nó là biên đội tàu bảo vệ đông đảo, làm nhiệm vụ chống ngầm, chống hạm, phòng không và chi viện hậu cần.
Tàu đổ bộ tấn công lớp America có một điểm vượt trội các biên đội tàu sân bay là lực lượng tàu tác chiến đi kèm của nó có uy lực rất mạnh nhưng gọn nhẹ, bao gồm 1 tuần dương hạm lớp Ticonderoga và 1 tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke (2 loại này được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis); 1 tàu hộ vệ tên lửa và 1 tàu ngầm tấn công tên lửa hạt nhân. Tuy chỉ có 4 tàu nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ ngang với 1 biên đội tàu sân bay.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ


Khả năng tự bảo đảm của “America” cũng được đánh giá rất cao. Do kết cấu hợp lý và khoa học, lượng nhiên liệu hàng không và lượng nhiên liệu dùng cho chiến hạm luôn bảo đảm cho LHA-6 duy trì hoạt động trên biển 45 ngày mà không cần tàu bảo đảm hậu cần. Trong khi đó, các tàu sân bay thông thường cũng chỉ có khả năng hoạt động với thời gian đó, nhưng luôn phải có 1 tàu vận tải cỡ lớn làm nhiệm vụ hậu cần, chi viện, sửa chữa, y tế.
Ngoài bảo đảm phòng ở cho thủy thủ và nhân viên tác chiến, LHA-6 còn được ví như một bệnh viện nổi. Trên tàu có hệ thống y tế quy mô với 600 giường bệnh, 6 phòng phẫu thuật, 4 phòng trị liệu nha khoa, 1 phòng chụp X quang, 1 ngân hàng máu mini và vài labo hóa nghiệm. Các phòng trên tàu đều có vách ngăn chống cháy, lắp đặt hệ thống bọt cứu hỏa cố định, các cấu kiện khác sử dụng nguyên liệu không gây cháy, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong phòng chống cháy, nổ.
Các tàu sân bay không có khả năng chuyên chở người do lượng nhân viên bảo đảm rất lớn. Thủy thủ đoàn của Kuznetsov và Liêu Ninh khoảng 2.500 người, khi biên chế đầy đủ nhóm nhân viên bảo đảm máy bay và phi công sẽ là 3.000 người, trong khi đó “America” chỉ cần 1,060 thủy thủ và nhân viên bảo đảm, nhưng lại chuyên chở được 1.700 lính thủy đánh bộ, cùng vài trăm phi công và nhân viên kỹ thuật!
Biên đội tàu sân bay Kuznetsov của Nga


Không quân là định hướng thiết kế chủ đạo
Xuất phát từ định hướng tác chiến lấy không quân là chủ đạo, tàu đổ bộ tấn công lớp “America” không thiết kế mặt boong và hầm chứa ngầm kiểu ngập nước giống như các loại tàu đổ bộ khác như: tàu đổ bộ đa chức năng LHD, tàu đổ bộ tấn công chở trực thăng LPH, tàu đổ bộ xe tăng LST… nên nó cũng không có phương thức dùng tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) để vận chuyển trực tiếp xe tăng lên bãi đổ bộ.
Chính vì vậy, LHA-6 đã mở rộng mặt boong và không gian hầm ngầm chứa máy bay, đồng thời tăng lượng dự trữ nhiên liệu hàng không lên 3.400 tấn, gấp đôi các tàu đổ bộ tấn công hiện đang sử dụng thuộc lớp Wasp, đồng thời cũng tăng số lượng thiết bị sửa chữa và linh kiện thay thế của máy bay. Khả năng tác chiến cực mạnh của lực lượng không quân trên hạm đã trở thành điểm đặc sắc trong chiến lược phát triển tàu đổ bộ tấn công lớp America của Mỹ.
Về khả năng chuyên chở, tàu có thể mang tới 38 máy bay các loại, bao gồm 10 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, 12 máy bay vận tải cánh quạt nghiêng, phiên bản hải quân đánh bộ MV-22 “Osprey”, 8 chiếc trực thăng tấn công AH-1Z “Viper” hoặc UH-1Y “Venom”, 04 chiếc trực thăng vận tải CH-53E “Super Stallion”, 04 chiếc trực thăng tìm kiếm, cứu hộ MH-60S “Seahawk”. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu nhiệm vụ mà số lượng chuyên chở này có thể được điều chỉnh lại cho phù hợp.

Máy bay vận tải cánh quạt nghiêng, phiên bản không quân CV-22 Osprey


Với khả năng mang theo máy bay chiến đấu tàng hình F-35B cất, hạ cánh dạng thẳng đứng và máy bay vận tải V-22 “Osprey”…, tàu đổ bộ tấn công lớp “America” được coi loại tàu đổ bộ tấn công mạnh nhất thế giới, có tính năng ngang ngửa, thậm chí là trội hơn các tàu sân bay hạng trung của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ là Kuznetsov, Liêu Ninh và INS Vikramaditya, vượt trội các tàu sân bay hạng nhẹ của Nhật, Hàn Quốc, Anh, Italia... hiện đang sử dụng.
Theo kế hoạch, LHA-6 (USS America) sẽ chính thức được đưa vào biên chế hải quân Mỹ trong năm 2014. Các số liệu phân tích đều cho thấy nó xứng đáng được coi là một phương tiện tác chiến trên biển hàng đầu của Mỹ, 12 cụm tàu đổ bộ tấn công mà “America” làm nòng cốt sẽ là hạt nhân trong chiến lược “tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ với 3 nhiệm vụ cơ bản “chế áp đất liền từ hướng biển”, khống chế không gian đại dương và tác chiến đổ bộ, tấn công từ trên biển.

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/LHA6-America-de-bep-tau-san-bay-Nga-Trung-An-1/523930.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ công nhận sự “đáng sợ” của máy bay H-6K Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Mỹ thừa nhận máy bay ném bom chiến lược H-6K của Trung Quốc có thể tấn công tới tận đảo Guam và quần đảo Hawaii.



Mạng tin tức Trung Quốc đưa tin, truyền thông nước ngoài mới đây đăng tải một bản dự thảo báo cáo của Ủy ban kiểm tra an toàn Quốc hội Mỹ nhận định, Trung Quốc gần đây đã triển khai biến thể nâng cấp của máy bay ném bom chiến lược H-6 có thể trang bị tên lửa dẫn đường tầm xa. Với loại tên lửa này cho phép Trung Quốc tấn công tới tận đảo Guam và quần đảo Hawaii (Trân Châu cảng – căn cứ Hạm đội 7 Thái Bình Dương) thuộc Mỹ.
Oanh tạc cơ H-6K dùng động cơ Nga cho phép tăng tầm bay, mang được 6 tên lửa hành trình thay vì chỉ 4 như trước đây.

Bản dự thảo còn cho biết, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo một loại máy bay không người lái tương tự với UAV MQ-9 Reaper của Quân đội Mỹ. Đồng thời nhấn mạnh sự hiện đại hóa nhanh chóng của Trung Quốc, gồm sự phát triển thần tốc của các loại vũ khí và kỹ thuật tác chiến mới, trong đó có năng lực tấn công mạng internet và vũ trụ của Trung Quốc.
Báo cáo đưa ra kết luận: “Sự hiện đại hóa của Quân đội Trung Quốc trong 5-10 năm nữa sẽ làm thay đổi sự cân bằng an ninh của khu vực châu Á, tạo thành áp lực lớn đối với Quân đội Mỹ trong tương lai”.
Tháng 6 vừa qua Trung Quốc đã tiếp nhận 15 chiếc máy bay ném bom chiến lược H-6K phiên bản mới đầu tiên. Loại máy bay ném bom này được thiết kế dựa trên máy bay Tu-16 của Liên Xô trong những năm 1950, nhưng bán kính bay xa hơn so với mẫu cũ. Ngoài ra, máy bay ném bom mới của Trung Quốc có thể mang tối đa 6 quả tên lửa hành trình tầm siêu xa CJ-10.
Loại tên lửa này dựa trên sự hướng dẫn của hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu, tầm bắn tối đa khoảng 2.414 km, có thể sử dụng tấn công chính xác các mục tiêu xa.
Tên lửa hành trình đối đất có khả năng mang đầu đạn hạt nhân CJ-10 có thể bắn tới tận Guam, thậm chí là Hawaii. Trong ảnh là CJ-10 bắn thử nghiệm trên đất liền.

H-6K của Trung Quốc có thể giúp nước này nâng cao khả năng tấn công các mục tiêu ở khu vực tây Thái Bình Dương, bao gồm quần đảo Guam và Hawaii của Mỹ. Báo cáo chỉ ra tên lửa tấn công đối đất loại mới của Trung Quốc còn có thể mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa chứng thực được điều này.
“Trung Quốc có thể sử dụng máy bay ném bom để tấn công các mục tiêu ở “chuỗi đảo thứ nhất”, bản báo cáo cho biết.
Các chuyên gia quân sự nhận định, máy bay H-6K chi là một trong những phương tiện hiện có của Trung Quốc, ngoài ra nước này còn tiếp tục nghiên cứu một loại máy bay ném bom thế hệ mới với bán kính bay tối đa lên tới 12.000km.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
YJ-91: “lưỡi hái tử thần” diệt chiến hạm Aegis Mỹ

(Kienthuc.net.vn) - Để phá thế bao vây bằng chiến hạm Aegis của Mỹ và đồng minh, Trung Quốc đang tích cực phát triển tên lửa chống radar để tiêu diệt “trái tim” Aegis.



Gần đây, 3 hạm đội của Hải quân Trung Quốc đã tập trận “Cơ động số 5” tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên lực lượng Hải quân Nhật Bản đã cử tàu khu trục tên lửa Ikazuchi (DD-107) thả neo, tiến hành quấy nhiễu hoạt động tập trận của Trung Quốc.
Một số nhà phân tích đã chỉ ra rằng Trung – Nhật đang chạy đua sức mạnh phòng thủ qua các cuộc tập trận lớn. Đáng chú ý, Nhật Bản đóng mới 2 tàu khu trục Aegis, thì Trung Quốc ngay lập tức đã bắt tay vào nghiên cứu, phát triển hệ thống tên lửa “tiêu diệt” tàu khu trục Aegis của Nhật Bản.
Một trong các tàu khu trục Nhật Bản trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.

“Tạo thế cờ vây” Trung Quốc
Đài truyền hình CNN của Mỹ nhận định, khu vực Tây Thái Bình Dương đang diễn ra thế đối kháng quân sự. Trước đây, Nhật Bản và Quân đội Mỹ đồn trú tại Nhật Bản lo ngại nhất chính là các loại tên lửa dẫn đường và tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Tuy nhiên gần đây Mỹ liên tục thử nghiệm thành công các loại tên lửa chống tên lửa, chính điều này đã giúp Mỹ, Nhật tăng thêm niềm tin “đối chọi” với Trung Quốc.
Hãng tin Reuters nhận định, Mỹ tăng cường cung cấp hỗ trợ hệ thống chiến đấu Aegis cho tàu chiến ở hải quân nhiều quốc gia trên thế giới. Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ đã đạt được hợp đồng trị giá 1 tỷ USD để nâng cấp hệ thống Aegis, sẽ thiết kế nghiên cứu một loại tàu chiến Aegis thế hệ mới.
Nhật Bản đã được trang bị tên lửa đánh chặn "siêu hạng" SM-3 trên tàu chiến.

Tạp chí quân sự của Nga cho biết, ngoài Nhật Bản, Mỹ đang có kế hoạch cung cấp hệ thống Aegis cho Hàn Quốc và Ấn Độ, hòng “tạo thế cờ vây” Trung Quốc trên biển. Gần đây, Hải quân Hàn Quốc có kế hoạch sẽ đóng tàu khu trục Aegis cỡ trung có lượng giãn nước 5.600 tấn.
Đối mặt với “thế cờ vây Aegis” của Mỹ như vậy, Trung Quốc sẽ có biện pháp như thế nào? Con át chủ bài đó chính là các loại tên lửa chống radar mới, có thể tiêu diệt radar AN/SPY-1 – “trái tim” hệ thống chiến đấu Aegis.
Trung Quốc làm thế nào để khắc chế Aegis?
Tháng 12/1997, một lượng nhỏ tên lửa chống radar Kh-31P được Nga xuất khẩu cho Trung Quốc. Tiếp đó, vào cuối năm 2002 đầu năm 2003, Trung Quốc nhập khẩu thêm 200 quả Kh-31P từ Nga.
Sau đó không lâu, Trung Quốc bắt đầu mua giấy phép sản xuất Kh-31P của Nga để chế tạo loại tên lửa này với định danh YJ-91 trong giai đoạn 2003-2004.
Trung Quốc chính thức giới thiệu tên lửa chống radar YJ-91 tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2010. Tên lửa chống radar kiểu mới được sản xuất theo giấy phép của Nga trở thành vũ khí chủ yếu đột phá hệ thống phòng không đối phương của Không quân Trung Quốc.
Trung Quốc mua một số lượng lớn tên lửa chống radar Kh-31P của Nga để sao chép công nghệ tạo ra mẫu YJ-91.

Loại tên lửa này có thể tấn công các đài radar trên mặt đất lẫn các đài radar trên các tàu chiến. Truyền thông Nga nhận định, “điều này có nghĩa là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của tàu chiến Nhật Bản đang phải đối mặt với “ lưỡi hái tử thần””.
Tên lửa của Trung Quốc và hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis đang hình thành thế đối kháng. Trong khi Mỹ liên tục nâng cấp hệ thống Aegis thì Trung Quốc cũng không ngừng cải tiến YJ-91. Giới chức nước ngoài nhận định, tên lửa chống radar YJ-91 là khắc tinh của hệ thống chiến đấu Aegis.
YJ-91 dài 4,7m, trọng lượng 0,6 tấn, đường kính thân 360mm, trọng lượng phần chiến đấu nặng 90kg. Chuyên gia Trung Quốc nhận định, YJ-91 về khả năng sát thương và tốc độ bay thì cao hơn hẳn so với tên lửa AGM-45 Shrike và AGM-88 HARM của Mỹ. Đặc biệt, tầm phóng của tên lửa YJ-91 vượt 150 km, tốc độ bay của tên lửa cũng đã được tăng lên rất rõ rệt (Mach 4.5), rất nhiều tính năng đều ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của Nga.
Tuy vậy, nhược điểm của YJ-91 đó là vấn đề trọng lượng. Trọng lượng đạn quá nặng, do vậy cần loại máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ chống radar, trong khi đó trọng lượng tên lửa AGM-88 của Mỹ chỉ bằng khoảng một nửa trọng lượng của YJ-91.
Cường kích JH-7 Không quân Hải quân Trung Quốc bắn thử nghiệm tên lửa chống radar YJ-91.

Trong những năm gần đây, ngành chế tạo tên lửa Trung Quốc đạt được những thành công vượt bậc, đặc biệt là các loại tên lửa chống radar, trong đó phải kể đến tên lửa PL-16.
Tên lửa PL-16 với trọng lượng phóng chỉ khoảng 360 kg, tầm phóng khoảng 80 km (xa hơn 30 km so với tên lửa AGM-88 của Mỹ), tốc độ tối đa 2.280 km/h, sử dụng tấn công các radar phòng không, có thể trang bị cho tiêm kích hạng nhẹ J-10, J-8, J-7…
Ngoài ra còn có tên lửa chống bức xạ LD-10, với đường kính khoảng 203mm, trọng lượng 20 kg, tầm bắn khoảng 70km. Tên lửa này thích hợp trang bị cho nhiều loại máy bay hiện nay của Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Real Skynet !

UAV Mỹ tấn công vào... tuần dương hạm Mỹ

(Vũ khí) – Một chiếc máy bay không người lái của Mỹ (UAV) đã bị trục trặc và quay lại tấn công chiếc tuần dương hạm mang tên lửa khiến 2 người bị thương.


Hải quân Mỹ cho biết một máy bay không người lái (UAV) bị trục trặc và đã tấn công một tuần dương hạm tên lửa điều khiển đang diễn tập ngoài khơi bờ biển phía nam bang California, gây ra 2 trường hợp thương tích nhẹ, theo hãng tin AP ngày 17/11.

Phát ngôn viên Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ, đại úy Lenaya Rotklein cho biết vụ việc trên tàu USS Chancellorsville xảy ra vào trưa 16/11, khi tàu đang thử nghiệm một hệ thống vũ khí chiến đấu ngoài khơi Mũi Mugu.

Bà Rotklein cho biết hai thủy thủ đã bị phỏng nhẹ sau khi tàu bị tấn công. Hiện tàu đang trên đường trở lại căn cứ hải quân San Diego để các cơ quan chức năng đánh giá thiệt hại.

Hải quân Mỹ đang điều tra nguyên nhân UAV nói trên bị trục trặc. Đại úy Rotklein cho biết khoảng 300 thủy thủ có mặt trên tàu USS Chancellorsville khi xảy ra vụ việc.

Tuần dương hạm USS Chancellorsville - Ảnh: US Navy Hiện tại, quân đội Mỹ đang sở hữu số lượng UAV hiện đại và đa dạng nhất thế giới. Đồng thời, trong tương lai, UAV sẽ được Mỹ liên tục hoàn thiện và sẽ được sử dụng nhiều hơn trong các hoạt động không quân.

UAV là một vũ khí lợi hại của người Mỹ. Hiện cả quân đội Mỹ và Cục Tình báo Trung ương (CIA) đều dùng các UAV Predator và Reaper trong hoạt động trinh sát, thám sát và tấn công tiêu diệt trên khắp thế giới. Quân đội rất hay dùng rôbốt bay ở Afghanistan và các vùng chiến sự khác, trong khi CIA thường xuyên không kích các mục tiêu ở Pakistan và vấp phải sự chỉ trích của chính quyền ở đây.

Vừa qua, hồi tháng 5/2013, việc UAV mang số hiệu X-47B có thể cất – hạ cánh trên tàu sân bay đã đánh dấu cho một bước tiến mới của công nghệ UAV quân đội nước này. Do đó, Mỹ không cần xin phép các nước khác để sử dụng căn cứ của họ cho các hoạt động liên quan tới UAV.

"Khi chúng ta ngày càng gặp khó khăn trong việc được sử dụng các bến cảng, các căn cứ tiền tiêu và các không phận trên toàn thế giới, giá trị của tàu sân bay và máy bay nó mang theo sẽ trở nên ngày càng quan trọng" - Phó Đô đốc Ted Branch, Tư lệnh lực lượng Không lực Hải quân Đại Tây Dương tuyên bố.

Đồng thời, chiếc hàng không mẫu hạm mới của Mỹ là USS Gerald R. Ford được thiết kế với khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động của máy bay không người lái hiệu quả hơn những mẫu tàu sân bay trước đó.

Phó Đô đốc Thomas J.Moore, chịu trách nhiệm điều hành dự án, cho biết: “Tàu sân bay Ford tiếp tục thừa kế nhiệm vụ của các tàu sân bay trước đó, nhưng với máy bay không người lái, nó làm điều đó tốt hơn rất nhiều lần. Một vùng bao quát rộng hơn, giám sát chiến trường hiệu quả hơn, tấn công chính xác hơn, đó là thế mạnh của tàu sân bay lớp Ford mà Mỹ muốn hướng đến.”

Ông Thomas J.Moore cũng nhận định: “Tàu sân bay lớp Gerald R. Ford được nâng cấp mạnh hơn các mẫu tàu trước (Nimitz, Enterprise), sử dụng công nghệ tiên tiến với boong phóng máy bay rộng hơn, radar mạnh hơn. Lò phản ứng hạt nhân và các hệ thống động lực cũng được nâng cấp, nhằm đảm bảo đủ cho các máy phóng có thể hoạt động tốt”.

Có thể thấy, Mỹ đang ngày càng hoàn thiện những công đoạn đưa các loại máy móc tự hành vào việc thay thế sự xuất hiện của con người trên chiến trường.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Mấy em UAV này bay cẩn thận kẻo IRan nó lại bắt cóc được nữa thì cũng no đòn
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tiết lộ “gây sốc”, Trung Quốc sao chép tên lửa Kh-55 Nga

(Kienthuc.net.vn) - Ukraine được cho là đã cung cấp tên lửa hành trình chiến lược Kh-55 (Liên Xô chế tạo) giúp Trung Quốc phát triển tên lửa hành trình tầm siêu xa DH-10.




Tờ The Diplomat đánh giá, tên lửa hành trình phóng tầm xa Đông Hải-10 (DH-10) của Trung Quốc là một loại tên lửa tuyệt vời. Nếu như tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D chủ yếu tạo thành mối đe dọa lớn đối với lực lượng máy bay trên hạm của Quân đội Mỹ, thì DH-10 chủ yếu thực hiện tấn công với các mục tiêu chiến lược trên mặt đất như căn cứ không quân, kho tàng, bến bãi…
Theo mạng tin tức quốc phòng Mỹ, DH-10 là loại tên lửa hành trình đối đất thế hệ 2 do Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp hàng không không gian Trung Quốc (CASIC) nghiên cứu.
DH-10 là kết quả của sao chép công nghệ tên lửa hành trình không đối đất Kh-55 do Nga chế tạo. Theo các nguồn tin, Ukraine được cho là từng xuất khẩu ít nhất 18 quả tên lửa hành trình Kh-55 (NATO định danh là AS-15 Kent) tới Trung Quốc và Iran lần lượt vào các năm 1999, 2001.
Ảnh đồ họa tên lửa hành trình DH-10.

Không rõ việc nghiên cứu DH-10 tiến hành từ năm nào, nhưng nguồn tin cho biết là vào năm 2004, Trung Quốc đã tiến hành bắn thử nghiệm lần cuối cùng tại căn cứ phía Tây Bắc. Sau đó bắt đầu sản xuất với số lượng hạn chế, tới năm 2008 chính thức trang bị cho quân đội Trung Quốc.
Các chuyên gia quân sự quốc tế suy đoán rằng, DH-10 có chiều dài 8,3m, đường kính thân 0,68 m, nặng 2,5 tấn, lắp phần chiến đấu nặng 300-500kg (đầu đạn nổ thường HE hoặc đầu đạn hạt nhân). Tên lửa trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho tốc độ tối đa Mach 0,75, độ cao hành trình chỉ từ 50-150m, tầm bắn xa đến 1.500-2.500km, có nguồn cho là tầm 4.000km.
Tạp chí Jane's cho biết thêm rằng, hệ thống dẫn đường của DH-10 được kết hợp từ hệ thống định vị quán tính, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống dẫn đường bay bám theo địa hình TERCOM, hệ thống điều chỉnh định dạng khu vực theo ảnh số (DSMAC). Với hệ dẫn kết hợp đa dạng như vậy đem lại cho DH-10 độ chính xác cực cao với bán kính lệch mục tiêu chỉ 10m.
Về phương thức phóng, DH-10 có thể bắn từ bệ phóng tự hành (lắp 3 đạn) hoặc từ máy bay ném bom chiến lược H-6, tàu khu trục Type 052C và tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 thế hệ mới.
Loại tên lửa lạ của Trung Quốc được đoán định chính là DH-10 tại cơ sở sản xuất.

Chuyên viên cao cấp của Mỹ ông Roger Cliff bình luận, để tiến hành tấn công căn cứ Không quân Mỹ, lựa chọn đầu tiên của Quân đội Trung Quốc là sử dụng tên lửa đạn đạo phá huỷ đường băng và sân bay, sau đó sử dụng tên lửa dẫn đường chính xác và tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu như máy bay trong ụ bê tông, bộ chỉ huy, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. Vì vậy, tên lửa DH-10 có ưu thế rất lớn khi thực hiện các nhiệm vụ này. Đặc biệt với tầm bay siêu xa cho phép phương tiện mang phóng nằm ngoài tầm phòng thủ quốc gia đối địch.
Có một số nguồn tin cho rằng, Trung Quốc đã phát triển biến thể chống tàu mặt nước DH-10. Sức công phá của nó có thể khiến một tàu tuần dương tên lửa cỡ 10.000 tấn chìm chỉ với một phát đạn.
 

Hà Mít

Xe buýt
Biển số
OF-149573
Ngày cấp bằng
18/7/12
Số km
523
Động cơ
863,357 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Hay nhưng dài quá, em đánh dấu phát lúc nào rảnh nghiên cứu tiếp.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hình ảnh Drone BQM-74E đâm vào tàu khu trục Chancellorsville trang bị hệ thống Aegis đời mới :-ss Siêu rada aegis bắn hàng nhà 0,8 Mach còn éo trúng ,gặp hàng Nga mach 3 chắc bay mẹ nóc :-q




 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Phalanx thì chỉ quay được 150 độ, sm2-3 phế vật. Mà em nghe nói lớp tàu này còn ra trước AB mà cụ, có phải mới đâu. Hàng Mỹ mà cứ dính thằng chả LH thầu thì phọt phẹt lắm.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Hình ảnh Drone BQM-74E đâm vào tàu khu trục Chancellorsville trang bị hệ thống Aegis đời mới :-ss Siêu rada aegis bắn hàng nhà 0,8 Mach còn éo trúng ,gặp hàng Nga mach 3 chắc bay mẹ nóc :-q




Liệu con UAV này bị cướp quyền điều khiển không nhẩy?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top