Cụ chỉ nói hệ quả mà không nêu nguyên nhân. Đúng là dân nhờn luật nhưng vì sao nhờn thì cụ không nói: Luật đã có và rất đầy đủ, mức phạt cũng không hề nhẹ nhưng những người thực thi luật đã làm đúng trách nhiệm chưa? Họ mà làm đúng làm đủ, bắt và phạt liên tục những trường hợp vi phạm (kể cả xã hội thâm, đầu xanh đầu đỏ, xe biển xanh, biển đỏ...), bắt thì xử lý nghiêm minh không bỏ túi bất cứ "vật nghi là tiền" thì dân nào dám nhờn luật, trẻ trâu nào dám thông chốt rồi còn cười đểu XXX...
Còn phạt nguội, phạt tự động thì đã làm rồi đó cụ, có giải quyết được triệt để đâu? Trước khi tăng mức phạt thì đường xá có lộn xộn nhưng giao thông không tắc nghẽn tệ hại như hiện nay. Theo em, quan trọng nhất là yếu tố con người (dân thì phải có ý thức thông qua việc XXX gương mẫu), sau đó là hạ tầng (đường xá, quy hoạch đô thị, hệ thống tin hiệu phải ổn và đồng bộ).
Cùng 1 vấn đề, có nhiều phương pháp giải quyết, có nhiều cách nhìn để giải quyết... hoặc có thể áp dụng đồng bộ combo:
Ví dụ: cùng là ắch tắc giao thông, ==> dân vi phạm giao thông ==> tai nạn giao thông:
1. Góc nhìn 1: Muốn giảm tai nạn ==> giảm dân vi phạm ==>
Luật chưa đủ răn đe: nhăm nhăm nhìn vào luật,
tăng mức phạt (Nếu là em, mà áp dụng theo góc nhìn tăng luật này, em sẽ áp dung áp dụng đồng giá, (kiểu như bà con mình bán 10k/1 sản phẩm ý) cứ 100tr/1 lượt vi phạm...
đỡ phải mức nọ mức kia, tội nọi tội kia nhức đầu, cứ Vi phạm giao thông là nộp vào 100tr cho bố, ko nộp trừ điểm dân sinh, cấp nước tối thiểu ngày 1 lít, cấp điện tối thiểu ngày 1 kwh, cấm đi máy bay, tàu lửa, tàu thủy, cấm vay ngân hàng, cấm... đại loại thế)
2. Góc nhìn 2: Muốn giảm tai nạn giao thông ==>
dân giảm vi phạm ==> Luật có lẽ là ok rồi.
giáo dục người dân, tăng cường giáo dục tại trường học, cơ quan, tổ chức... Ai vi phạm thì phạt người đó đi làm công ích tại địa phương (hót rác, quét đường, mặc áo tôi vi phạm giao thông nên tôi quyét đường làm sạch giao thông..., không phạt tiền, chỉ phạt lao động công ích tăng tính răn đe, giáo dục...)
3. Góc nhìn 3: Giảm tai nạn giao thông, giảm ắc tách giao thông ==>
do nhà quản lý: Phạt người quản lý tại địa phương, phạt người đứng đầu lực lượng đảm bảo an toàn giao thông (số trường hợp tai nạn, tử vọng... do giao thông trên mức bao nhiêu đó thì đuổi việc Nhà quản lý), quy hoạch đô thị chưa tốt, quản lý đào tạo cấp phép người tham gia giao thông chưa nghiêm, tổ chức quy hoạch đô thị, quy hoach giao thông kém, phân luồng giao thông kém, tiêu chuẩn phương tiện giao thông như thế nào? (tiêu chuẩn phanh, đèn, còi ntn? chứ ở đây toàn chơi tiêu chuẩn khí thải, vl thật...ví dụ bắt buộc Xe máy ra phải có phanh ABS, ô tô phải có ABA, AEB chẳng hạn...)