Cái này thì cụ chưa đúng rồi. Học / nghe ngôn ngữ về bản chất là học vẹt các cụm từ phổ biến, các key words và ghi hằn vào trong não, khi nào động tới là não đưa ra hoặc nhận về luôn chứ không phải qua công đoạn dịch từ ngoại ngữ về tiếng mẹ đẻ hoặc ngược lại. Ví dụ trong tiếng Anh, ngay khi nghe tới hoặc có ý định nói về cảm ơn, tạm biệt, xin lỗi thì đa phần mọi người gần như trong tức khắc não đưa tín hiệu ra miệng từ thank you, good bye hay sorry ngay chứ không có công đoạn lẩm nhẩm trong đầu "à, xin lỗi tiếng Anh nghĩa là sorry, mình phải nói sorry" như khi gặp các cụm từ hay từ vựng khác - cái đó gọi là suy nghĩ bằng tiếng Anh. Chính vì thế VN mình hay mắc lỗi thank you anh với thank you bạn là như thế vì đã you rồi còn anh với bạn làm gì.
Mà ngay cả tiếng Việt, khi 2 người nói chuyện với nhau , khẳng định luôn là không phải nghe và ghi nhận từng từ / ngữ pháp để xử lý, như thế thì chưa ghi nhận xong thì đối tác đã xong câu thứ 2 mất rồi. Thực tế chúng ta đang phản xạ tức thời với những cụm từ, cụm câu phổ biến và những từ ngữ chính trong hội thoại thôi. Do vậy nếu cuộc nói chuyện cố tình chơi chữ hoặc sử dụng những các hành văn lạ, cụm từ hiểm, đánh tráo câu chữ là mạch nói chuyện đang bon bon bị khựng lại ngay.