Theo cháu thì các cụ đang tranh luận trên 2 nền tảng / cách tiếp cận khác nhau nên sẽ rất khó để đi đến điểm chung. Đó là sự khác nhau khi coi việc
học Tiếng Anh là học một
ngôn ngữ hay học một
môn học phổ thông / hàn lâm.
Khi ta coi nó là một ngôn ngữ hay sinh ngữ tức chủ yếu là để giao tiếp như một cụ nào đó đã nói thì cái gốc phải là
nghe & nói, đọc và viết (mà ngữ pháp là 1 kỹ thuật hỗ trợ) sẽ đến sau. Trong đời sống, công việc hàng ngày người Anh / Mỹ / Úc ... họ gần như không nói những câu cú mà mình được dây / học trong trường phổ thông lắm ạ. Ông của cháu ngày xưa chỉ biết đọc biết viết sơ đẳng kiểu xóa mù, chứ không thể biết chủ ngữ, vị ngữ, động từ, danh từ, giới từ, hiện tại, quá khứ, tương lai là cái quần què gì nhưng làm thơ, kể chuyện tán các bà không thua gì các hàn lâm học sĩ đâu nhé.
Khi ta coi nó là một môn học phổ thông / hàn lâm như quan điểm của Bộ Dục mà cụ
thientudolong đang bảo vệ thì việc đào bới phân tích cấu trúc, ngữ pháp,... sẽ được quan tâm hơn. Cháu là một sản phẩm của phương pháp mà cụ
thientudolong PR đây ạ, học từ phổ thông lên đại học. Cháu già rồi bị bắt đi thi TOIEC cũng được gần 900 (xin đừng mắng cháu là TOIEC không thể hiện được cái lọ cái chai nhé, cháu biết rồi nên ko phải nói được 900 là có ý khoe mẽ đâu) nhưng đi xe bus ở bển nói chuyện với 1 ông già người Anh, ông ý mắng cho bảo mày nói gì tao chả hiểu, mày học tiếng anh kiểu gì ở đâu thế, hu hu ha ha.