- Biển số
- OF-85656
- Ngày cấp bằng
- 18/2/11
- Số km
- 16,672
- Động cơ
- 567,385 Mã lực
Vầng, em chắc hiểu nhầm cụ tý, tranh luận cũng vui mà cụVả vào mồm kẻ nào nghi ngờ hay xuyên tạc lịch sử!
Em chỉ nói là ko ko hề đơn giản như một số cụ bên trên nghĩ tạo một bãi cọc có hiệu quả chỉ đơn giản như đi trồng lúa, rất khó khăn, phức tạp nhưng dân tộc ta đã làm đc và đã thành công, có muốn cũng ko thể phủ nhận
Vấn đề nếu làm cả trăm năm "dòng dã" như cụ nói chả lẽ bọn giặc ko biết, chúng nó có khi nào ko nhòm ngó nước ta đâu? ko do dám, ko trinh sát làm sao đc? chúng sang du lịch hay sao mà chủ quan thế? vậy mà chúng vẫn thất bại!
Trong tất cả những sự bất lợi và khó khăn như đã nêu, , mà các cụ đã kháng giặc thành công, và vấn đề của chúng ta bây giờ tranh cãi là ko biết công nghệ làm bãi cọc to và rộng của các cụ ngày xưa thế nào thôi...
Nhân tiện cũng chém tý cùng các cụ khác cho nó khí thế
Giống như câu cách ngôn hay dùng: "các cụ ngày xưa nói gì cũng đúng" chẳng phải cái gì cũng đúng, các cụ ngày xưa cũng như mình, nhiều cái sai lắm chứ. Tuy nhiên, qua đào thải của thời gian, cái gì đúng sẽ tồn tại, cái sai sẽ bị huỷ diệt. Sự kiện lịch sử cũng vậy, dù bị nhiều lần bóp méo hay nguỵ tạo, trải qua hàng trăm năm được lưu truyền và bảo vệ, nó vẫn có giá trị cốt lõi đó là gần với sự thật. Ngay như chuyện Lê Văn Tám, mới có mấy chục năm mà đã bị các cụ nhà mình phách vị ra, xuyên tạc lịch sử đâu có dễ như vậy...
Nước ta trải qua chiến tranh liên miên nên lịch sử giữ nước chính là lịch sử của các cuộc chiến tranh nhân dân đẫm máu, không nghiên cứu kỹ là có lỗi với lịch sử, xuyên tạc nó còn khốn nạn hơn, xương máu cha ông không phải là bùn rác được, nên tôn trọng hơn là phỉ báng
Nói về nghệ thuật quân sự của mình thì dài lắm, chỉ trao đổi với cụ mấy ý thế này:
Để khởi động 1 cuộc chiến tranh là vô cùng tốn kém và kỳ công, người TQ trước khi sang ta đều có mạng lưới do thám cực kỳ rộng và lợi hại. Cái này thì nhiều sử sách nói rồi, việc biết về bãi cọc ngầm là đương nhiên, vậy nên trong gần chục lần tiến quân qua đây, họ chỉ bị tổn thất 2 lần là thực sự nặng nề. Bãi cọc này ngay cả khi thuỷ triều rút nhiều chỗ cũng không nổi hẳn trên mặt nước, nó như 1 bãi đá ngầm san hô, bố trí rộng, nhiều bãi liên kết với nhau, tàu vận tải với kích thước đồ sộ cũng không dễ đi qua đâu. Ngoài biển thì không nói, nhưng khi tới đất liền, luôn có 2 đội quân kỵ binh thiện chiến hộ tống trên bờ. Cửa sông hiểm này ác ở chỗ đội quân hộ tống ấy bị vô hiệu hoá bởi các nhánh sông tua tủa xung quanh. Các nhà binh lược chọn nơi này phục kích là bởi địa thế hiểm ác này
Cụ cứ thử hình dung thế này, khi tiến quân vào vùng nước mênh mông này, dù biết có bãi cọc cũng không rõ nó dài và bố trí ở những đâu, tàu bè vẫn đi lướt trên các cọc gỗ chìm sâu dưới nước, khi bị tấn công rát việc giữ được đội hình với 1 đoàn tàu trên mặt sông chảy xiết là rất nguy hiểm, lúc này là lúc nước đã rút thấp hơn, tuy không nổi hẳn trên mặt nước nhưng thuyền vào là dính ngay, với kỹ thuật sóng thuỷ âm hiện đại như ngày nay chưa chắc đã xử lý kịp chứ đừng nói đến cái thời vẫn dùng sức gió với sức người để điều khiển tàu như ngày xưa. Em suy luận rằng chẳng cần dùng đến hoả công, chỉ cần các tàu xô vào nhau cộng với sức nước đang cơn ròng cơn rặt cũng đủ làm quá nửa đội hình tàu chìm hoặc hỏng hóc
Nói thêm về các cuộc viễn chinh thời xưa. Để phục vụ 1 đạo quân 10.000 ngừoi, cần gấp đôi số người để lo vận tải, cá biệt có đạo quân còn mang theo cả bầu đoàn thê tử như chạy loạn, quân số tăng gấp mấy lần lúc khởi binh. Phần lớn bù đắp lương thực bằng cách đi đến đâu cướp bóc ở đó. Dùng chiến thuật vườn không nhà trống chính là cắt cái dạ dày của gần 1 nửa đạo quân rồi. Thêm địa hình hiểm trở của nước ta nên không lạ gì có đến hơn nửa các cuộc chiến tranh địch chuốc thất bại phải thu quân khi bị tấn công đạo quân chở lương thực
Quân Nguyên Mông lê gót chinh phạt đến tận trời Âu nhưng 3 lần đều thất bại tại Đại Việt là do những nguyên nhân trên, cộng thêm hào khí Đông A ngút trời khi đó, nhà Trần nhiều nhân tài, đặc biệt là Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Không phải vô cớ đại học Ha vớt có 1 giải thưởng có tên Trần Nhân Tông đâu( các cụ tìm hiểu thêm nhé). Về chiến lược thì ta dùng nhiều cách để hạn chế sức mạnh của quân kỵ binh. Còn về chiến thuật thì cứ du kích chiến mà chơi. Nhiều trận cận chiến cũng tàn khốc lắm, em còn nhớ có 2 món vũ khí là câu liêm giật ngã người lẫn ngựa và Thiết lĩnh côn bằng các đoạn tre nối với nhau thành nhiều khúc, có thể quật ngã người trên ngựa dù 2 bên cách nhau bởi 1 bức tường thành cao 3 m
Chỉnh sửa cuối: