[Funland] Bóng bàn về trận chiến thằng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938

classicmen

Xe hơi
Biển số
OF-169480
Ngày cấp bằng
1/12/12
Số km
139
Động cơ
345,205 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em thấy một số cụ cứ nghi ngờ lịch sử rồi bắt chứng mình mới tin ;;) làm em thấy hơi fun...
Thứ nhất là nhà cháu nghĩ lịch sử không chắc 100% là đúng,nhưng cháu nghĩ giá trị cũng tương đối đấy,các nhà viết sử tôn trọng lịch sử lắm nhiều ông thà chết chứ không viết sai ạ :"> Nếu nhà vua mà muốn viết sử theo ý mình đơn giản thì đến nay lịch sự ghi lại ông nào cũng hay cũng tốt cũng vĩ đại rồi :))
Thứ hai là các cụ không nghĩ ra được không có nghĩa là nó không thể xảy ra :D rất nhiều việc xảy ra rồi mà không thể chứng minh được tại sao lại làm được như thế.Đơn giản như cái Kim tự Tháp ai cập từ dăm nghìn năm trước chẳng hạn.Mà nữa là người nghĩ ra mưu kế rồi cách đánh cách làm toàn người tài đến rất tài ...Các cụ chưa đạt đến mức đấy nên chưa "thông" thôi :">
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,722
Động cơ
566,456 Mã lực
em thấy một số cụ cứ nghi ngờ lịch sử rồi bắt chứng mình mới tin ;;) làm em thấy hơi fun...
Thứ nhất là nhà cháu nghĩ lịch sử không chắc 100% là đúng,nhưng cháu nghĩ giá trị cũng tương đối đấy,các nhà viết sử tôn trọng lịch sử lắm nhiều ông thà chết chứ không viết sai ạ :"> Nếu nhà vua mà muốn viết sử theo ý mình đơn giản thì đến nay lịch sự ghi lại ông nào cũng hay cũng tốt cũng vĩ đại rồi :))
Thứ hai là các cụ không nghĩ ra được không có nghĩa là nó không thể xảy ra :D rất nhiều việc xảy ra rồi mà không thể chứng minh được tại sao lại làm được như thế.Đơn giản như cái Kim tự Tháp ai cập từ dăm nghìn năm trước chẳng hạn.Mà nữa là người nghĩ ra mưu kế rồi cách đánh cách làm toàn người tài đến rất tài ...Các cụ chưa đạt đến mức đấy nên chưa "thông" thôi :">
Con cháu bất tài - tổ tông xấu hổ cụ nhể?
 

bipboemlaxichlo

Xe điện
Biển số
OF-180582
Ngày cấp bằng
16/2/13
Số km
2,510
Động cơ
361,140 Mã lực
em thì chả biết nhiều nên vào đây hóng thôi
nhưng nghe mấy cụ đấu đá nhau ghê quá cảm thấy buồn
dù sao lịch sử vận phải tôn trọng
nếu lịch sử có nhiều chi tiết hư cấu thì mình tìm hiểu đưa ra dẫn chứng chứ không nên dùng lời lẽ thiếu văn hóa
em thấy o ép nhà mình đa số là những người CÓ HỌC mà phát biểu những lời lẽ như cụ SLB đêm qua thực sự ....
em nói có gì không phải các Cụ Mợ bỏ qua ợ
 

classicmen

Xe hơi
Biển số
OF-169480
Ngày cấp bằng
1/12/12
Số km
139
Động cơ
345,205 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dù gì nhà cháu vẫn tin trận thắng của Ngô quyền là hoàn toàn có thật,có thể số liệu nó không chuẩn hoàn toàn nhưng chiến thắng này là một chiến thắng lớn trong lịch sử thủy chiến dân tộc nên không thể phủ nhận được :x
 
Chỉnh sửa cuối:

classicmen

Xe hơi
Biển số
OF-169480
Ngày cấp bằng
1/12/12
Số km
139
Động cơ
345,205 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Con cháu bất tài - tổ tông xấu hổ cụ nhể?
Nhà cháu không dám bảo ai bất tài nhưng thấy có vài cụ không biết nên phủ nhận cháu hơi "buồn".Đành rằng Tàu giỏi,Mông cổ cũng giỏi,cái này cháu nhận.Nhưng An Nam mình cũng có người tài mà Trong lịch sử ghi nhận nhiều anh tài của mình khiến Tàu còn phải nể,Chưa kể còn phải " Bắt" sang làm cho nó vì giỏi quá
 

Langthang_inter

Xe máy
Biển số
OF-105149
Ngày cấp bằng
8/7/11
Số km
94
Động cơ
396,350 Mã lực
Nhà em cách di tích "bãi cọc Bạch Đằng" có 2km lên em thấy 1 số điểm sau:
1. Cọc được đóng thẳng đứng đầu bọc sắt, đg kính 25 > 30 cm.
2. Trước toàn bộ thị trấn Quảng Yên em ở là rừng lim, nhưng đến bây giờ chỉ còn lại 2 cây là di tích lịch sử, cho lên các cụ ko lo về số lượng gỗ.
3. Lòng sông Bạch Đằng nhỏ, 2 bên là bờ xú dậm dịt (bây giờ vẫn thế) rất thích hợp để mai phục.
 
Chỉnh sửa cuối:

bipboemlaxichlo

Xe điện
Biển số
OF-180582
Ngày cấp bằng
16/2/13
Số km
2,510
Động cơ
361,140 Mã lực
Nhà em cách di tích "bãi cọc Bạch Đằng" có 2km lên em thấy 1 số điểm sau:
1. Cọc được đóng thẳng đứng đầu bọc sắt, đg kính 25 > 30 cm.
2. Trước toàn bộ thị trấn Quảng Yên em ở là rừng lim, nhưng đến bây giờ chỉ còn lại 2 cây là di tích lịch sử, cho lên các cụ ko lo về số lượng gỗ.
3. Lòng sông Bạch Đằng nhỏ, 2 bên là bờ xú dậm dịt (bây giờ vẫn thế) rất thích hợp để mai phục
nhân chứng vật chứng nè các cụ mợ
 

okiela

Xe tải
Biển số
OF-174474
Ngày cấp bằng
31/12/12
Số km
425
Động cơ
345,400 Mã lực
Có khi có thêm trợ giúp của thần Kim Qui...
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
  Các cụ tranh luận về món này mà bảo là bóng bàn thì em thấy không ổn. Với những gì cha ông để lại mà các cụ đem ra gọi là bóng bàn thì đúng là các cụ đang có lỗi với cha ông. Thế những cụ mà định phản bác đã bao giờ đặt chân lên vùng Sông Bạch Đằng chưa mà nói như đúng rồi ý. Ngay cả các ngày lễ, tết, các cụ có khẳng định không bao giờ đến các đền thờ Thánh Trần Hưng Đạo hay những tướng quân nhà Trần không? hay có đến Yên Tử, Hưng Hà, Nam Định để thắp hương cho tổ tiên không? Nếu không đến thì em không nói. Nhưng đã đến có lòng thành tâm và vẫn trong đầu có hai từ bóng bàn về những công lao đấy thì đừng nên chém gió kiểu nghi hoặc. Lịch sử cho dù đúng hay không đúng hay chưa thực sự chuẩn xác cũng là một trong những điều mà tất cả các nước trên thế giới bị vướng vì chả có thằng nào quay lại mà phán xét lịch sử cả. Toàn dự vào tài liệu còn lại mà nghiên cứu và đưa ra kêt luận. Các cụ giỏi thì lên Hoàng Sa, Trường Sa mà cầm súng oánh khựa đi. Hay hô hào là HS, TS là của khựa đi xem có hô hào thế không? Nên cái gì cha ông để lại thì cũng nên tôn trọng vì đấy là một phần của lịch sử hình thành Việt Nam và là một phần xương máu cha ông lập nước. Nhưng thấy hôm qua có một phím chiến tự xưng là Đơn đao phó hội nên em không thích chém vì thằng đấy chuyên phá bĩnh mà các cụ cũng tiếp chiêu nó thì cũng tài. Hôm nay rỗi, em xin hầu chi tiết với các cụ vụ này cho ra nhẽ.

- Thứ nhất, nếu nói về trận thuỷ chiến trên Sông Bạch Đằng thì em và các cụ đề cập trước về cái hiện trạng ở đấy đã, để có thể hiểu tầm nhìn của cụ Trần Quốc Tuấn nhà mình nó hơn gấp vạn lần mấy cái đầu lâu nhà khựa và đến bây giờ mấy cái đầu lâu của những thằng tham nhũng, phá hoại đất nước còn phải học dài. Như em và các cụ đã biết thì trận thủy chiến giữa mình và bọn Mông Cổ là ở vị trí trên Sông Bạch Đằng, được nằm giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km, cách Vạn Kiếp nơi đóng quân của Thoát Hoan hơn 30 km, theo ngược dòng sông Kinh Thầy.

- Hiện trạng thượng lưu Bạch Đằng và thủy trình của nó đã được ghi rõ và được cụ Trần Quốc Tuấn lấy làm nơi oánh nhau và thủy chiến với bọn Mông cổ. Cụ chọn chỗ oánh nhau là một khúc sông không dài quá 5 km nhưng có năm dòng nước đổ về và có ba nhánh sông phụ đưa nước ra biển. Làm rõ cái này, các cụ chịu khó nghiên cứu các tài liệu về địa chí như Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi đã chép lại thì:

- Nước Bạch Đằng theo thủy triều lên xuống, khi triều lên cao, mặt sông ở vùng Tràng Kênh trải rộng hơn 1200 mét. Dòng sông đã rộng lại sâu. Khi triều nước xuống rặc, nơi sâu nhất đến 16 mét, trung bình giữa dòng cũng sâu từ 8 đến 11 mét. Nếu đi từ sông Đá Bạc xuống đến đầu bắc dãy núi Tràng Kênh thì các cụ sẽ thấy sông Bạch Đằng phình to hẳn ra. Chính là vì nó là nơi tập trung dòng nước của các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Gia Đước, sông Thải, sông Giá bên hữu ngạn đổ về.
- Sông Chanh, sông Kênh (cửa sông này bây giờ đã bị lấp, hiện chỉ còn những di trỉ được tìm thấy sau khi khai quật thôi) và sông Rút (còn gọi là sông Nam) là chi lưu bên tả ngạn Bạch Đằng chia nước chảy ra vịnh Hạ Long.
- Ở lòng sông Bạch Đằng từ bên hữu ngạn (thuộc xã Phục Lễ, Thủy Nguyên) có một dải còng đá ngầm chạy qua vào quãng giữa sông Chanh và sông Rút, nhân dân địa phương gọi đó là Ghềnh Cốc. Ghềnh Cốc có năm cồn đá chắn ngang ba phần tư sông Bạch Đằng. Khi triều xuống thấp nhất, nơi cạn là 0,40 mét, nơi sâu là 3,70 mét, thuyền nhẹ đi trên sông có thể thấy được cồn đá. Ghềnh Cốc là dải đá gốc của chân núi Tràng Kênh kéo dài ra. Khi chuẩn bị chiến trường, Ghềnh Cốc đã khiến Trần Quốc Tuấn chú ý. Ông đã lợi dụng địa hình thiên nhiên này sử dụng nó như là chiến lũy làm chỗ dựa cho thuyền ta lao nhanh ra ngay sông chặn địch.
- Đặc điểm địa hình nổi bật của vùng thượng lưu Bạch Đằng là sông núi tiếp liệu nhau. Từng ngọn núi nhấp nhô ở vùng núi đá Tràng Kênh ở phía đông huyện Thủy Nguyên kéo nhau chạy sát tới bờ sông. Ở đây có nhiều thung lũng nhỏ nằm gọn giữa những ngọn núi đá vôi liền với lạch nước ra tận bờ sông mà dân địa phương gọi là áng núi như Áng Hồng, Áng Lác, Áng Chậu, Áng Táu;
- Các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Thái, sông Giá, sông Gia Đước bên hữu ngạn Bạch Đằng chạy theo các áng, len qua các dãy núi, là đường giao thông thuận lợi cho quân thủy. Ở đây thì có nhiều ngọn núi chắn tầm mắt nhìn nên không dễ quan sát tý nào các cụ ợ;

Thứ hai: Tại sao cụ chọn chỗ này mà không chọn chỗ khác để phục kích thì nó có nhiều lý do. Các nhà khoa học cũng đã phân tích nhiều lý do liên quan đến việc chọn cửa Sông Bạch Đằng làm nơi phục kích.
- Cụ Trần Quốc Tuấn lợi dụng Ghềnh Cốc như một chướng ngại thiên nhiên. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Đằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh rất thuận tiện cho việc sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Còn thủy quân của mình thì mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Đồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Đước, Điền Công; còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Đằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Đằng, núi Đá Vôi v.v... Đại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) để làm phương án hai khi oánh nhau căng thẳng hơn.
- Không những cụ chỉ làm bão cọc ở đấy chỉ để phục vụ trận đánh đấy mà còn xây dựng ở các cửa sông những trận địa cọc vững vàng, quy mô lớn phục vụ cho về lâu về dài của việc chống ngoại xâm. Nên công cuộc đấy không chỉ là những năm thái bình mà cả về lâu về dài nữa. Vì vậy cái việc cắm cọc còn diễn ra cả sau khi thắng giặc nguyên mông. Do vậy bãi cọc ngày nay còn rộng hơn nhiều với bãi cọc ngày trước khi xảy ra thủy chiến. Sau khi đóng cọc xong thì phủ cỏ lên trên nhằm nguỵ trang bãi cọc đấy.
- Cụ Trần Quốc Tuấn hiểu rõ vấn đề ở Sông Bạch Bằng nên đã thấy là lòng sông Bạch Đằng rất rộng và sâu, khó có thể dựng được những hàng cọc chắn ngang sông. Ở Ghềnh Cốc cạn hơn nhiều nhưng là đá gốc kéo dài từ Tràng Kênh nên cũng không thế nào cắm cọc được. Mặt khác nước triều lên xuống mạnh, độ chênh lệch khá lớn. Lưu tốc nước là 0,26 mét.
- Còn ở Cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút cạnh nhau dẫn thuyền từ Bạch Đằng xuôi biển. Những tài liệu gần đây đã xác định trận địa cọc của Trần Quốc Tuấn được cắm ngang qua các cửa sông này. Đó là những bãi cửa sông Chanh cửa sông Kênh.
- Vị trí địa lý xung quanh khu vực cử sông Bạch Đằng nó rất thuận tiện. Như Áng núi và lạch sông là nơi có thể tập trung quân thủy bộ với khối lượng lớn, giấu quân kín đáo, xuất kích bí mật và dễ dàng, từng đội thuyền ra vào nhẹ nhàng, nhanh chóng. Mai phục quân rất tốt. Nếu Thủy quân thằng Mông Cổ mà rút lui theo đường Bạch Đằng thì buộc phải qua đây. Dù có đề phòng cẩn thận, chuẩn bị sẳng sàng, binh thuyền của chúng cũng tự nhiên phải dàn hàng qua khúc sông hiểm yếu này. Đối với ta, thủy binh và bộ binh mai phục từ các nhánh sông đổ ra phối hợp chiến đấu dễ dàng, thuận lợi.

Còn việc tại sao có nhiều cọc đóng như vậy, đấy chính là kế hoạch để phục vụ lâu dài cho công cuộc oánh nhau với phương Bắc. Cái này cụ Trần Quốc Tuấn làm cho cả con cháu, lo xa việc sau này sẽ sử dụng tiếp. Cũng chĩnh vì lẽ đó mà từ sau khi cụ làm, bọn khựa éo dám ho hoe đi vào nghênh ngang nữa. Chính vì lẽ đó mình mới có cơ hội phản công được. Tiếc là chưa có trận thuỷ chiến sau đây. Nó không khác nào cái áo giáp cho đất nước mình khi có giặc ngoại xâm phương bắc. Các cụ đã éo biết thì đừng chém gió như đúng rồi nữa, phải chịu khó nghiên cứu trước khi phán về lịch sử đã.

Nguồn gỗ lim lấy làm cọc được xác định mấy chỗ:
Cụ đã huy động tất cả các loại gỗ lim, gỗ tàu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông. Cái này mình đã phải chấp nhận hy sinh khá nhiều thuyền bè để làm bãi cọc này. Chính vì thế lực lượng thuỷ quân của mình chỉ còn một số lượng nhỏ các thuyền lớn, còn đâu lôi ra tận dụng hết để làm cọn. Thời đấy em gọi là tận thu, tổng kiểm kê các loại gỗ lim trên toàn Đại Việt để phục vụ oánh thằng mông cổ. Do vậy, mình phải hy sinh.
Nguồn thứ hai là chính là Hải Dương. Côn Sơn, Kiếp Bạc. Ngày đấy vùng này là một trong những vùng có rừng lim lớn nhất Đại Việt. Bao phủ toàn bộ khu vực. Nếu chặt hết mà làm cọc cũng phải 3 lần số cọc ở Bạch Đằng cũng đủ chứ chưa nói là baĩ cọc vừa rồi. Thế nên hiện trạng bây giờ ở đây đã không còn rừng lim nữa. Nhưng phế tích của nó vẫn còn ở đền Cao, Chí Lin Hải Dương. ở đền này vẫn còn cụm cây lim cổ thụ để chứng minh sự tồn tạ vè rừng lim ở Hải Dương.

Còn về việc đóng cọc thì theo nhiều tài liệu còn lại mà mình lưu trư thì Cụ Trần Quốc Tuấn đã giao việc đóng cọc này cho một đạo quân. Nói hẳn là một đạo quân vì nó quan trong hơn việc phục quân đánh giặc. Nếu cọc đóng thành công thì 90% là thắng lợi. Nên gọi là đạo quân vì thê. Em cho là cụ Trần Quốc Tuấn đã vận dụng kế khích quân khi thăng hàm cho người chỉ huy đóc cọc này. Theo những gì còn lại mà lưu trữ ở Hải Phòng và một số các giấy tờ cổ thì Cụ giao cho một ông họ vũ tên là Vũ Minh Thắng và thăng hàm Điện tiền đô uý sư quân ngang hàm với cụ Nguyễn Khoái là tổng chỉ huy vụ này (em gọi là nhà thầu chính). Ông xuất thân từ một gia đình lao động, quen với sông nước và có được học tập chữ nghĩa. Biết chữ, ông hay tìm đọc sách vở, nhất là loại binh pháp binh thư. Ông lại có một thói quen đặc biệt, hay đi chơi trên bộ, dạo thuyền dưới nước và đi đến đâu cũng ghi chép tên núi, tên sông, tên khe, tên vực, rồi trở về cặm cụi vẽ thành một bản đồ.

Hồi đấy, ông xin gia nhập quân ngũ, được Trần Hưng Đạo tin dùng làm tả hữu, giữ chức chỉ huy sứ. Khi Trần Hưng Đạo chủ trương mở trận Bạch Đằng, ông này đã xin nhận công việc quan sát địa hình, vì ông vốn quê quán ở đây, lại thành thạo nghề sông nước. Sau đó ông đã đưa cho cụ Trần Quốc Tuấn một bản đồ chi tiết, đánh dấu rõ những điểm cao, chỗ thấp, khúc sâu, khúc nông của quãng sông Bạch Đằng dự kiến làm nơi chiến đấu. Tiếp đó, cụ Trần Quốc Tuấn đã tin dùng ông và giao toàn bộ trọng trách đóng cọc và chỉ huy đóng cọc cho ông Thắng. Sau đó, quan sỹ dùng để đóng cọc được huy động từ lính bản bộ và các đội dân quân, chở cọc ra đóng giữa dòng sông.

Một nơi lấy làm nơi cất giữ số cọc đấy là động ở Vịnh Hạ Long. Chính nơi này cụ Vũ Minh Thắng đã cho thuyền chở đến đấy và cất giữ ở đấy để dùng dần. Món này đã được mình phát hiện khi khai phá ra Vịnh Hạ Long
Việc này đến nay vẫn còn tồn tại ở đền Từ Vũ thờ Phúc Thần Vũ công ở An Dương, Hải Phòng ngày nay. Những gì ông ấy đã làm được lưu và viết thành Phúc thần vũ công phải chỉ miêu tả lại những cách thức đóng cọc và công cuộc đóng bãi cọc đấy cho cụ Trần Quốc Tuấn. Các cụ nào ở Hải Phòng biết rõ đền này hơn em. Còn các cụ không biết thì nên về đấy một lần cho biết chứ đừng dùng cái từ bóng bàn ở đây. Nghe nó không được nghiêm chỉnh lắm.

Thời điểm đánh trận này là vào tháng 3, 1288. Vì mất hết lương thực trong trận Vân Ðồn, địch cạn lương, lại thêm khí hậu khắc nghiệt, nên Thoát Hoan quyết định lui binh. Thoát Hoan lệnh cho Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp rút về theo đường biển, Thoát Hoan sẽ rút theo đường bộ. Khi nước thuỷ triều lên, giả đò ra khiêu chiến và thua chạy, dụ cho địch vượt qua khá xa vùng đóng cọc. Khi nước rút thì lập tức đốc quân phản công đẩy chiến thuyền địch lui vào vùng cọc nhọn. Sau đó mọi diễn tiến đã xẩy ra đúng kế hoạch của cụ.

Ðúng vào lúc Nguyễn Khoái dồn được chiến thuyền địch vào vùng tử địa thì đại quân của Hưng đạo đại vương cũng kịp thời kéo tới tiến công như vũ bão. Nhiều chiến thuyền địch vướng cọc nhọn bị chìm. Quân Nam lợi dụng thời cơ, đã tiêu diệt gọn địch quân. Các tướng địch Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp bị bắt. Hưng đạo vương toàn thắng. Thoát Hoan được tin thất trận Bạch Ðằng, liền kéo quân rút chạy. Về tới ải Nội Bàng bị phục binh của Phạm Ngũ Lão đổ ra đánh, tướng giặc Trương Quân bị Phạm Ngũ Lão chém chết. Quân Nam tiếp tục truy kích, thêm hai tướng giặc là A Bát Xích và Trương Ngọc bị tử trận. Riêng Thoát Hoan được tùy tướng Trình Bằng Phi hết lòng phò nguy, mới chạy thoát được về khựa.

Đây là những gì mà em phân tích dựa vào những giấy tờ còn lưu lại, di tích, gia phả, di chỉ còn sót lại đến bây giờ. Chứ em chẳng dám phán bừa như cụ nào đó là tại sao mình làm được. Muốn biết hãy bớt chút thời gian đi đến thực địa mà phán. Chứ ngồi trên bàn phím và hỏi ông Gúc thì chỉ là mất dòng chữ viết thôi. Em xin hết. Còn riêng về Yết Kiêu đục thuyền thì tối em sẽ phân tích. Cái này một phần có thật chứ không phải là truyền thuyết. Có cụ nào đó cứ bảo lịch sử phải nâng cao. Em cho là đúng, nhưng nó dựa trên cái cốt, chứ không phải là sự bịa đặt phi lý được. Nói thế thì đền thờ tổ tiên mình cũng là bịa đặt hết à.
 

lovespeed

Xe tải
Biển số
OF-43038
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
400
Động cơ
468,570 Mã lực
Cái này không có gì gọi là phức tạp cả. Đơn giản đóng cọc thẳng đứng dưới lòng sông, khi quân địch vào bãi cọc rồi thì chặn đầu chặn đuôi đánh cù nhầy mục tiêu để cầm chân chứ không đánh thắng. Chỉ cần cầm chân được đến lúc nước rút là thuyền địch toi sạch. Kể cả những cái không toi thì cũng mải tránh cọc với cả rút chạy chứ còn tâm trí đâu mà đánh nhau nữa. Thuyền ta nhẹ và bé hơn (thực tế chắc toàn thuyền nan với thúng) nên vẫn lướt qua băng băng.

Còn tại sao địch không biết lòng sông Bạch Đằng địa thế ra sao thì đấy là do cách đây cả 1000 năm chưa có Google Map như bây giờ. Còn dựa vào mấy thằng Tàu chuyên môn phe phẩy quạt nói phét trên trời dưới bể kiểu Khổng Minh thì ăn thua gì.
 

Rolland

Xe điện
Biển số
OF-68515
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
3,591
Động cơ
463,710 Mã lực
Nơi ở
Gốc cây Đức
Gâu yEm bẩu "dẹp xong giặc xong hầu như "ông nào" cụng lên ngôi hết..." yEm thấy hay nên đưa ra chia sẻ mí các Cụ! ;))


Rolland
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Gâu yEm bẩu "dẹp xong giặc xong hầu như "ông nào" cụng lên ngôi hết..." yEm thấy hay nên đưa ra chia sẻ mí các Cụ! ;))


Rolland
Chưa hiểu và cũng không có nhu cầu hiểu. Cụ nhiều khi spam vô duyên bỏ m.ự.a ra bằng cái thứ ngôn ngữ ép cho nó fun. Tranh luận chả ra tranh luận, cứ đưa vài còm rồi ra vẻ "huyền bi", "hiểu biết". Nhạt!
 

Rolland

Xe điện
Biển số
OF-68515
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
3,591
Động cơ
463,710 Mã lực
Nơi ở
Gốc cây Đức
Chưa hiểu và cũng không có nhu cầu hiểu. Cụ nhiều khi spam vô duyên bỏ m.ự.a ra bằng cái thứ ngôn ngữ ép cho nó fun. Tranh luận chả ra tranh luận, cứ đưa vài còm rồi ra vẻ "huyền bi", "hiểu biết". Nhạt!
Hơ hơ! Nhà Pên hôm nay nóng nhể! Ờ thì "vô duyên" có sao không?


Rolland
 

Khonghieu

Xe container
Biển số
OF-51386
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
6,329
Động cơ
516,450 Mã lực
Nơi ở
đằng sau lưng mọi người
Hơ hơ! Nhà Pên hôm nay nóng nhể! Ờ thì "vô duyên" có sao không?


Rolland
Nói dân dã hơn ý của Thày là "lịch sử thuộc về kẻ chiến thắng". Đã thắng thì nói gì cũng đúng, kể cả thắng may mắn hoặc đối thủ tự thua ạ. Lịch sử chỉ ghi Barcelona vô địch chứ không ghi Chelsea bị thổi láo. Lịch sử chỉ ghi Đại Việt thắng Mông Cổ, còn thắng bằng cách nào là việc của Trần Hưng Đạo ạ. Có bàn tới bàn lui thì lịch sử đã an bài rồi.
 

nhadatuytin

Xe container
Biển số
OF-86292
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
6,125
Động cơ
464,847 Mã lực
Các cụ tranh luận về món này mà bảo là bóng bàn thì em thấy không ổn. Với những gì cha ông để lại mà các cụ đem ra gọi là bóng bàn thì đúng là các cụ đang có lỗi với cha ông. Thế những cụ mà định phản bác đã bao giờ đặt chân lên vùng Sông Bạch Đằng chưa mà nói như đúng rồi ý. Ngay cả các ngày lễ, tết, các cụ có khẳng định không bao giờ đến các đền thờ Thánh Trần Hưng Đạo hay những tướng quân nhà Trần không? hay có đến Yên Tử, Hưng Hà, Nam Định để thắp hương cho tổ tiên không? Nếu không đến thì em không nói. Nhưng đã đến có lòng thành tâm và vẫn trong đầu có hai từ bóng bàn về những công lao đấy thì đừng nên chém gió kiểu nghi hoặc. Lịch sử cho dù đúng hay không đúng hay chưa thực sự chuẩn xác cũng là một trong những điều mà tất cả các nước trên thế giới bị vướng vì chả có thằng nào quay lại mà phán xét lịch sử cả. Toàn dự vào tài liệu còn lại mà nghiên cứu và đưa ra kêt luận. Các cụ giỏi thì lên Hoàng Sa, Trường Sa mà cầm súng oánh khựa đi. Hay hô hào là HS, TS là của khựa đi xem có hô hào thế không? Nên cái gì cha ông để lại thì cũng nên tôn trọng vì đấy là một phần của lịch sử hình thành Việt Nam và là một phần xương máu cha ông lập nước. Nhưng thấy hôm qua có một phím chiến tự xưng là Đơn đao phó hội nên em không thích chém vì thằng đấy chuyên phá bĩnh mà các cụ cũng tiếp chiêu nó thì cũng tài. Hôm nay rỗi, em xin hầu chi tiết với các cụ vụ này cho ra nhẽ.

- Thứ nhất, nếu nói về trận thuỷ chiến trên Sông Bạch Đằng thì em và các cụ đề cập trước về cái hiện trạng ở đấy đã, để có thể hiểu tầm nhìn của cụ Trần Quốc Tuấn nhà mình nó hơn gấp vạn lần mấy cái đầu lâu nhà khựa và đến bây giờ mấy cái đầu lâu của những thằng tham nhũng, phá hoại đất nước còn phải học dài. Như em và các cụ đã biết thì trận thủy chiến giữa mình và bọn Mông Cổ là ở vị trí trên Sông Bạch Đằng, được nằm giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km, cách Vạn Kiếp nơi đóng quân của Thoát Hoan hơn 30 km, theo ngược dòng sông Kinh Thầy.

- Hiện trạng thượng lưu Bạch Đằng và thủy trình của nó đã được ghi rõ và được cụ Trần Quốc Tuấn lấy làm nơi oánh nhau và thủy chiến với bọn Mông cổ. Cụ chọn chỗ oánh nhau là một khúc sông không dài quá 5 km nhưng có năm dòng nước đổ về và có ba nhánh sông phụ đưa nước ra biển. Làm rõ cái này, các cụ chịu khó nghiên cứu các tài liệu về địa chí như Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi đã chép lại thì:

- Nước Bạch Đằng theo thủy triều lên xuống, khi triều lên cao, mặt sông ở vùng Tràng Kênh trải rộng hơn 1200 mét. Dòng sông đã rộng lại sâu. Khi triều nước xuống rặc, nơi sâu nhất đến 16 mét, trung bình giữa dòng cũng sâu từ 8 đến 11 mét. Nếu đi từ sông Đá Bạc xuống đến đầu bắc dãy núi Tràng Kênh thì các cụ sẽ thấy sông Bạch Đằng phình to hẳn ra. Chính là vì nó là nơi tập trung dòng nước của các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Gia Đước, sông Thải, sông Giá bên hữu ngạn đổ về.
- Sông Chanh, sông Kênh (cửa sông này bây giờ đã bị lấp, hiện chỉ còn những di trỉ được tìm thấy sau khi khai quật thôi) và sông Rút (còn gọi là sông Nam) là chi lưu bên tả ngạn Bạch Đằng chia nước chảy ra vịnh Hạ Long.
- Ở lòng sông Bạch Đằng từ bên hữu ngạn (thuộc xã Phục Lễ, Thủy Nguyên) có một dải còng đá ngầm chạy qua vào quãng giữa sông Chanh và sông Rút, nhân dân địa phương gọi đó là Ghềnh Cốc. Ghềnh Cốc có năm cồn đá chắn ngang ba phần tư sông Bạch Đằng. Khi triều xuống thấp nhất, nơi cạn là 0,40 mét, nơi sâu là 3,70 mét, thuyền nhẹ đi trên sông có thể thấy được cồn đá. Ghềnh Cốc là dải đá gốc của chân núi Tràng Kênh kéo dài ra. Khi chuẩn bị chiến trường, Ghềnh Cốc đã khiến Trần Quốc Tuấn chú ý. Ông đã lợi dụng địa hình thiên nhiên này sử dụng nó như là chiến lũy làm chỗ dựa cho thuyền ta lao nhanh ra ngay sông chặn địch.
- Đặc điểm địa hình nổi bật của vùng thượng lưu Bạch Đằng là sông núi tiếp liệu nhau. Từng ngọn núi nhấp nhô ở vùng núi đá Tràng Kênh ở phía đông huyện Thủy Nguyên kéo nhau chạy sát tới bờ sông. Ở đây có nhiều thung lũng nhỏ nằm gọn giữa những ngọn núi đá vôi liền với lạch nước ra tận bờ sông mà dân địa phương gọi là áng núi như Áng Hồng, Áng Lác, Áng Chậu, Áng Táu;
- Các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Thái, sông Giá, sông Gia Đước bên hữu ngạn Bạch Đằng chạy theo các áng, len qua các dãy núi, là đường giao thông thuận lợi cho quân thủy. Ở đây thì có nhiều ngọn núi chắn tầm mắt nhìn nên không dễ quan sát tý nào các cụ ợ;

Thứ hai: Tại sao cụ chọn chỗ này mà không chọn chỗ khác để phục kích thì nó có nhiều lý do. Các nhà khoa học cũng đã phân tích nhiều lý do liên quan đến việc chọn cửa Sông Bạch Đằng làm nơi phục kích.
- Cụ Trần Quốc Tuấn lợi dụng Ghềnh Cốc như một chướng ngại thiên nhiên. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Đằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh rất thuận tiện cho việc sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Còn thủy quân của mình thì mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Đồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Đước, Điền Công; còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Đằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Đằng, núi Đá Vôi v.v... Đại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) để làm phương án hai khi oánh nhau căng thẳng hơn.
- Không những cụ chỉ làm bão cọc ở đấy chỉ để phục vụ trận đánh đấy mà còn xây dựng ở các cửa sông những trận địa cọc vững vàng, quy mô lớn phục vụ cho về lâu về dài của việc chống ngoại xâm. Nên công cuộc đấy không chỉ là những năm thái bình mà cả về lâu về dài nữa. Vì vậy cái việc cắm cọc còn diễn ra cả sau khi thắng giặc nguyên mông. Do vậy bãi cọc ngày nay còn rộng hơn nhiều với bãi cọc ngày trước khi xảy ra thủy chiến. Sau khi đóng cọc xong thì phủ cỏ lên trên nhằm nguỵ trang bãi cọc đấy.
- Cụ Trần Quốc Tuấn hiểu rõ vấn đề ở Sông Bạch Bằng nên đã thấy là lòng sông Bạch Đằng rất rộng và sâu, khó có thể dựng được những hàng cọc chắn ngang sông. Ở Ghềnh Cốc cạn hơn nhiều nhưng là đá gốc kéo dài từ Tràng Kênh nên cũng không thế nào cắm cọc được. Mặt khác nước triều lên xuống mạnh, độ chênh lệch khá lớn. Lưu tốc nước là 0,26 mét.
- Còn ở Cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút cạnh nhau dẫn thuyền từ Bạch Đằng xuôi biển. Những tài liệu gần đây đã xác định trận địa cọc của Trần Quốc Tuấn được cắm ngang qua các cửa sông này. Đó là những bãi cửa sông Chanh cửa sông Kênh.
- Vị trí địa lý xung quanh khu vực cử sông Bạch Đằng nó rất thuận tiện. Như Áng núi và lạch sông là nơi có thể tập trung quân thủy bộ với khối lượng lớn, giấu quân kín đáo, xuất kích bí mật và dễ dàng, từng đội thuyền ra vào nhẹ nhàng, nhanh chóng. Mai phục quân rất tốt. Nếu Thủy quân thằng Mông Cổ mà rút lui theo đường Bạch Đằng thì buộc phải qua đây. Dù có đề phòng cẩn thận, chuẩn bị sẳng sàng, binh thuyền của chúng cũng tự nhiên phải dàn hàng qua khúc sông hiểm yếu này. Đối với ta, thủy binh và bộ binh mai phục từ các nhánh sông đổ ra phối hợp chiến đấu dễ dàng, thuận lợi.

Còn việc tại sao có nhiều cọc đóng như vậy, đấy chính là kế hoạch để phục vụ lâu dài cho công cuộc oánh nhau với phương Bắc. Cái này cụ Trần Quốc Tuấn làm cho cả con cháu, lo xa việc sau này sẽ sử dụng tiếp. Cũng chĩnh vì lẽ đó mà từ sau khi cụ làm, bọn khựa éo dám ho hoe đi vào nghênh ngang nữa. Chính vì lẽ đó mình mới có cơ hội phản công được. Tiếc là chưa có trận thuỷ chiến sau đây. Nó không khác nào cái áo giáp cho đất nước mình khi có giặc ngoại xâm phương bắc. Các cụ đã éo biết thì đừng chém gió như đúng rồi nữa, phải chịu khó nghiên cứu trước khi phán về lịch sử đã.

Nguồn gỗ lim lấy làm cọc được xác định mấy chỗ:
Cụ đã huy động tất cả các loại gỗ lim, gỗ tàu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông. Cái này mình đã phải chấp nhận hy sinh khá nhiều thuyền bè để làm bãi cọc này. Chính vì thế lực lượng thuỷ quân của mình chỉ còn một số lượng nhỏ các thuyền lớn, còn đâu lôi ra tận dụng hết để làm cọn. Thời đấy em gọi là tận thu, tổng kiểm kê các loại gỗ lim trên toàn Đại Việt để phục vụ oánh thằng mông cổ. Do vậy, mình phải hy sinh.
Nguồn thứ hai là chính là Hải Dương. Côn Sơn, Kiếp Bạc. Ngày đấy vùng này là một trong những vùng có rừng lim lớn nhất Đại Việt. Bao phủ toàn bộ khu vực. Nếu chặt hết mà làm cọc cũng phải 3 lần số cọc ở Bạch Đằng cũng đủ chứ chưa nói là baĩ cọc vừa rồi. Thế nên hiện trạng bây giờ ở đây đã không còn rừng lim nữa. Nhưng phế tích của nó vẫn còn ở đền Cao, Chí Lin Hải Dương. ở đền này vẫn còn cụm cây lim cổ thụ để chứng minh sự tồn tạ vè rừng lim ở Hải Dương.

Còn về việc đóng cọc thì theo nhiều tài liệu còn lại mà mình lưu trư thì Cụ Trần Quốc Tuấn đã giao việc đóng cọc này cho một đạo quân. Nói hẳn là một đạo quân vì nó quan trong hơn việc phục quân đánh giặc. Nếu cọc đóng thành công thì 90% là thắng lợi. Nên gọi là đạo quân vì thê. Em cho là cụ Trần Quốc Tuấn đã vận dụng kế khích quân khi thăng hàm cho người chỉ huy đóc cọc này. Theo những gì còn lại mà lưu trữ ở Hải Phòng và một số các giấy tờ cổ thì Cụ giao cho một ông họ vũ tên là Vũ Minh Thắng và thăng hàm Điện tiền đô uý sư quân ngang hàm với cụ Nguyễn Khoái là tổng chỉ huy vụ này (em gọi là nhà thầu chính). Ông xuất thân từ một gia đình lao động, quen với sông nước và có được học tập chữ nghĩa. Biết chữ, ông hay tìm đọc sách vở, nhất là loại binh pháp binh thư. Ông lại có một thói quen đặc biệt, hay đi chơi trên bộ, dạo thuyền dưới nước và đi đến đâu cũng ghi chép tên núi, tên sông, tên khe, tên vực, rồi trở về cặm cụi vẽ thành một bản đồ.

Hồi đấy, ông xin gia nhập quân ngũ, được Trần Hưng Đạo tin dùng làm tả hữu, giữ chức chỉ huy sứ. Khi Trần Hưng Đạo chủ trương mở trận Bạch Đằng, ông này đã xin nhận công việc quan sát địa hình, vì ông vốn quê quán ở đây, lại thành thạo nghề sông nước. Sau đó ông đã đưa cho cụ Trần Quốc Tuấn một bản đồ chi tiết, đánh dấu rõ những điểm cao, chỗ thấp, khúc sâu, khúc nông của quãng sông Bạch Đằng dự kiến làm nơi chiến đấu. Tiếp đó, cụ Trần Quốc Tuấn đã tin dùng ông và giao toàn bộ trọng trách đóng cọc và chỉ huy đóng cọc cho ông Thắng. Sau đó, quan sỹ dùng để đóng cọc được huy động từ lính bản bộ và các đội dân quân, chở cọc ra đóng giữa dòng sông.

Một nơi lấy làm nơi cất giữ số cọc đấy là động ở Vịnh Hạ Long. Chính nơi này cụ Vũ Minh Thắng đã cho thuyền chở đến đấy và cất giữ ở đấy để dùng dần. Món này đã được mình phát hiện khi khai phá ra Vịnh Hạ Long
Việc này đến nay vẫn còn tồn tại ở đền Từ Vũ thờ Phúc Thần Vũ công ở An Dương, Hải Phòng ngày nay. Những gì ông ấy đã làm được lưu và viết thành Phúc thần vũ công phải chỉ miêu tả lại những cách thức đóng cọc và công cuộc đóng bãi cọc đấy cho cụ Trần Quốc Tuấn. Các cụ nào ở Hải Phòng biết rõ đền này hơn em. Còn các cụ không biết thì nên về đấy một lần cho biết chứ đừng dùng cái từ bóng bàn ở đây. Nghe nó không được nghiêm chỉnh lắm.

Thời điểm đánh trận này là vào tháng 3, 1288. Vì mất hết lương thực trong trận Vân Ðồn, địch cạn lương, lại thêm khí hậu khắc nghiệt, nên Thoát Hoan quyết định lui binh. Thoát Hoan lệnh cho Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp rút về theo đường biển, Thoát Hoan sẽ rút theo đường bộ. Khi nước thuỷ triều lên, giả đò ra khiêu chiến và thua chạy, dụ cho địch vượt qua khá xa vùng đóng cọc. Khi nước rút thì lập tức đốc quân phản công đẩy chiến thuyền địch lui vào vùng cọc nhọn. Sau đó mọi diễn tiến đã xẩy ra đúng kế hoạch của cụ.

Ðúng vào lúc Nguyễn Khoái dồn được chiến thuyền địch vào vùng tử địa thì đại quân của Hưng đạo đại vương cũng kịp thời kéo tới tiến công như vũ bão. Nhiều chiến thuyền địch vướng cọc nhọn bị chìm. Quân Nam lợi dụng thời cơ, đã tiêu diệt gọn địch quân. Các tướng địch Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp bị bắt. Hưng đạo vương toàn thắng. Thoát Hoan được tin thất trận Bạch Ðằng, liền kéo quân rút chạy. Về tới ải Nội Bàng bị phục binh của Phạm Ngũ Lão đổ ra đánh, tướng giặc Trương Quân bị Phạm Ngũ Lão chém chết. Quân Nam tiếp tục truy kích, thêm hai tướng giặc là A Bát Xích và Trương Ngọc bị tử trận. Riêng Thoát Hoan được tùy tướng Trình Bằng Phi hết lòng phò nguy, mới chạy thoát được về khựa.

Đây là những gì mà em phân tích dựa vào những giấy tờ còn lưu lại, di tích, gia phả, di chỉ còn sót lại đến bây giờ. Chứ em chẳng dám phán bừa như cụ nào đó là tại sao mình làm được. Muốn biết hãy bớt chút thời gian đi đến thực địa mà phán. Chứ ngồi trên bàn phím và hỏi ông Gúc thì chỉ là mất dòng chữ viết thôi. Em xin hết. Còn riêng về Yết Kiêu đục thuyền thì tối em sẽ phân tích. Cái này một phần có thật chứ không phải là truyền thuyết. Có cụ nào đó cứ bảo lịch sử phải nâng cao. Em cho là đúng, nhưng nó dựa trên cái cốt, chứ không phải là sự bịa đặt phi lý được. Nói thế thì đền thờ tổ tiên mình cũng là bịa đặt hết à.
vote cho lão.
chém thế này mới là chém chứ.
Chả phải tự nhiên Đức Thánh Trần lại đc xếp vào 10 tướng tài vĩ đại nhất trong LS, chưa kể cụ đã được Phong Thánh.
Đến cụ hồ còn chưa đc phong thánh nữa là.
Nên em thấy tầm như em cũng chưa đủ trình để bình về nhân cách, trí tuệ của cụ
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,722
Động cơ
566,456 Mã lực
Nói dân dã hơn ý của Thày là "lịch sử thuộc về kẻ chiến thắng". Đã thắng thì nói gì cũng đúng, kể cả thắng may mắn hoặc đối thủ tự thua ạ. Lịch sử chỉ ghi Barcelona vô địch chứ không ghi Chelsea bị thổi láo. Lịch sử chỉ ghi Đại Việt thắng Mông Cổ, còn thắng bằng cách nào là việc của Trần Hưng Đạo ạ. Có bàn tới bàn lui thì lịch sử đã an bài rồi.
Vầng, nói như cụ cũng đúng, lịch sử thì không thể thay đổi, tuy vậy khi nói đến lịch sử thì nên có cái nhìn thấu đáo kẻo bị đánh giá là hàng thất phu thì ko hay tý nào cụ nhể
Lịch sử trong sách giáo khoa phổ thông được đơn giản hoá để vừa với nhận thức của đại đa số người học, nhiều khi chỉ khô khan ở các con số và ngày tháng đánh dáu sự kiện. Ở cấp đại học thì có kỹ hơn chút, nhưng chủ yếu cũng là dạy cách nghiên cứu vấn đề ở mức độ học thuật, muốn có kiến thức sâu phải tự học, kho kiến thức của nhân loại rộng như biển, với thời đại toàn cầu hoá như ngày nay thì muốn biết gì chẳng được. Người coi việc làm sử như sứ mệnh sẽ coi sự thật là kim chỉ nam cho mọi hành động của mình, dù phục vụ cho thế lực nào và giai đoạn nào cũng sẽ tự tìm ra cách duy trì niềm tin về sự xác tín, tôn thờ sự thật vì chỉ có sự thật mới là lịch sử, những cái khác chỉ là rác rến sẽ bị tiêu huỷ, đào thải trong cuộc sống mà thôi.
Đây là diễn đàn xe pháo, không chuyên sâu về lịch sử, dưng em trộm nghĩ, đã mang danh là nam nhi trên đời, là giới ít nhiều được giáo dục tốt, có trí tuệ, thành đạt, các ae OFer nên đề cập đến vấn đề lịch sử với tâm thế thận trọng và thấu đáo, tránh sự hời hợt nửa mùa làm xấu đi cái sự ngưỡng mộ của các cháu gái, nó hèn cái thằng người đi các cụ nhể...
 

oldfashion

Xe tăng
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
1,973
Động cơ
364,471 Mã lực
vote cho lão.
chém thế này mới là chém chứ.
Chả phải tự nhiên Đức Thánh Trần lại đc xếp vào 10 tướng tài vĩ đại nhất trong LS, chưa kể cụ đã được Phong Thánh.
Đến cụ hồ còn chưa đc phong thánh nữa là.
Nên em thấy tầm như em cũng chưa đủ trình để bình về nhân cách, trí tuệ của cụ
Không chỉ có cụ Trần Quốc Tuấn đánh giặc ở Bạch Đằng mà cụ Ngô Quyền, cụ Lê Hoàn cũng dùng bài cắm cọc dưới lòng sông. Mới lại di tích bãi cọc vẫn còn ở đấy nên em nghĩ cái mưu cắm cọc mình không cần phải bàn. Phản biện lại lịch sử cũng hay nhưng đừng đi đến chỗ phủ nhận. Mình thấy có nhiều bạn còn đi chỉ trích cha ông mình chiếm Champa, giết người tàn ác không kém ai rất là nực cười. Cha ông mình làm thế cũng chỉ vì con cháu, vì sự phát triển của giống nòi. Cụ nào mà thấy xấu hổ vì vụ Champa hay Chân lạp có thể bắt chước Na Tra thái tử, tự róc xương thịt mình, trả lại cha mẹ, không còn nợ nần gì với tiền nhân nữa, thế là thanh thản.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,722
Động cơ
566,456 Mã lực
Em bán đồ phong thuỷ nên biết, dạo này đang có trào lưu chơi tượng Quốc Công tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Nói về võ tướng cả mưu lược và uy vũ ăn đứt Quan Công. Sau này có khi chơi tượng Nguyễn Trãi thay cho Khổng Minh cũng nên? Người Việt sùng Người Việt vẫn hay hơn.
 

Hoathanhtao

Xe điện
Biển số
OF-143470
Ngày cấp bằng
26/5/12
Số km
4,779
Động cơ
410,300 Mã lực
Em bán đồ phong thuỷ nên biết, dạo này đang có trào lưu chơi tượng Quốc Công tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Nói về võ tướng cả mưu lược và uy vũ ăn đứt Quan Công. Sau này có khi chơi tượng Nguyễn Trãi thay cho Khổng Minh cũng nên? Người Việt sùng Người Việt vẫn hay hơn.
Cụ cho em ngắm bức tượng của Ngài được không?kích cỡ thế nào ạ?
Em đã xem ở nhà anh bạn một bức tượng Đức Đại Vương bằng đồng.kết quá nhưng hỏi thì anh ấy bảo là quà tặng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top