[Funland] Bóng bàn về trận chiến thằng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,381
Động cơ
551,884 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em có thêm vài suy luận thêm cơ sở chuyện bãi cọc ấy được hình thành không chỉ cho một trận đánh,đó là:
Thời xưa,thu thuế và kiểm soát hàng hoá đường thuỷ chỉ theo lượt chuyến và mớn nước,chưa có hải quan cũng như container,bởi vậy bãi cọc đó chỉ cho phép cỡ thuyền từ bao nhiêu trở xuống đi qua khi thuỷ triều lên vào một thời điểm kiểm soát được để tiện việc tính đếm và thu thuế.
Gỗ lim thì bền chắc vô cùng,ngay những phiến lim trong những mộ Hán từ thời Bắc thuộc ở mạn Hưng Yên đến khi khai quật lên thời chống Mỹ hay sau này mà các quan xã vẫn còn đem về đóng đồ gỗ dùng tốt.(Cái này trên Gúc cũng có thể có thông tin)
Nếu loại bỏ lý do trên mà nói là bãi cọc được thi công để phục vụ ý đồ của trận đánh thì em cho là một kỳ tích,vì huy động sức người trong một thời gian ngắn làm một trận địa mai phục không tránh khỏi đối phương do thám,chưa kể với người cầm quân bỏ ra bao nhiêu công sức binh lính mà chưa chắc chắn về khả năng phát huy của mưu kế thì không phải phép dụng binh đánh trận của người xưa.
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,674
Động cơ
517,847 Mã lực
Em bảo rồi, chỉ ăn nhau là tình báo thôi, chứ kiểu gì chả có quy hoạch, đóng cọc phân làn này nọ thì cũng có chỗ mở chứ. Chắc cả 2 đều biết nhưng mình chủ động điều chỉnh tăng cường, gia cố, và làm khẩn trưong bí mật thôi.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,381
Động cơ
551,884 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Ngay sau khi thắng quân Nam Hán,Ngô vương Quyền đã mở ra thời đại độc lập lâu dài cho nước ta.Chiến thắng của Ngài là vô song ở điểm ấy.Nhìn từ tình thế khách quan lẫn những điều kiện địa lý cưong thổ lúc bấy giờ,nước ta có một thời kỳ dài thuận lợi bởi phương Bắc bị cuốn vào tranh đoạt,vùng giáp ranh với phía bắc nước ta thì bị phân tranh cát cứ ngoài vòng kiểm soát của triều đình trung ương nước Tàu công với phên luỹ tự nhiên là núi cao vực sâu hiểm trở.Nhưng quan trọng hơn cả là cửa sông Bạch Đằng,vị trí phòng thủ chiến lược tự nó đã có sẵn uy danh với các hạm đội phương Bắc chủ yếu là dân hậu duệ của bọn Hoằng Thao.Cho đến đời Trần,Đức Quốc công Tiết chế cũng rất coi trọng vùng Đông Bắc khi cắt cử con trai mình ra đây trấn giữ,vừa là nơi phên dậu,vừa là đất lập nghiệp cùng nhiều duyên cớ khác.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,381
Động cơ
551,884 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Còn về việc khoan hay đục thuyền giặc,lứa bọn em ngày xưa học sử được dạy thế,xem truyện tranh lịch sử cũng thấy thế.Và cũng biết thế!
Ngài Yết Kiêu - Ngài Dã Tượng là gia nô của Đức Quốc Công.Trong các quyển sử cũ thời phong kiến thì có lẽ do quan điểm giai cấp nên không đề cao các Ngài.Về sau dân chẩu cộng hoè,lấy công nông làm nền tảng nên hai Ngài cũng được vinh danh xứng đáng.
Thời chống Mỹ các cụ Bạch đầu quân bắn rơi máy bay phản lực Mỹ,không phải bằng súng mà chỉ bằng bộ râu bạc trên tấm ảnh là đủ.:)):)):))
Còn thực hư dư lào,phải có khoa học,phải có thực nghiệm.Nhưng nếu đem khoa học để xác quyết rằng việc đó là đúng hay không,e là mang tội với cha ông mình,đắc tội với chính lương tâm mình.Nhưng quyết không cho người khác nghi vấn thì lại không đúng tinh thần khoa học.Phỏng ạ!
Quan điểm của em trung dung.
 

Tahknct

Xe buýt
Biển số
OF-25532
Ngày cấp bằng
10/12/08
Số km
655
Động cơ
495,700 Mã lực
Các cụ cứ nghi ngờ bãi cọc nhể. Để e tính cho:
15ng/2 cọc/ ngày-> 3000ng/400 cọc/ngày. 1 tháng là e có 1200 cọc.
Bề rộng sông 2 km, e đóng 20m/cọc (hàng sau so le nhé), 1200 cọc là e đc 12 hàng rồi, thuyền chạy vào mắt.
Hơn nữa sông ló ngoằn ngoèo chứ có thẳng đuỗn đếch đâu, nó có dòng chảy của nó, thuyền bè đi thế nào cũng bị dạt vào phía nào đó: E tương cọc vào những chỗ đó.
Đấy là e tính có 3000 quân và chỉ đóng ban ngày.
1 vạn quân đóng cả đêm trong vòng vài tháng thì e đóng từ Vạn kiếp ra cửa biển luôn.
 

trọng_nhân

Xe điện
Biển số
OF-21036
Ngày cấp bằng
11/9/08
Số km
2,336
Động cơ
523,118 Mã lực
Nơi ở
đợ
Các cụ cứ nghi ngờ bãi cọc nhể. Để e tính cho:
15ng/2 cọc/ ngày-> 3000ng/400 cọc/ngày. 1 tháng là e có 1200 cọc.
Bề rộng sông 2 km, e đóng 20m/cọc (hàng sau so le nhé), 1200 cọc là e đc 12 hàng rồi, thuyền chạy vào mắt.
Hơn nữa sông ló ngoằn ngoèo chứ có thẳng đuỗn đếch đâu, nó có dòng chảy của nó, thuyền bè đi thế nào cũng bị dạt vào phía nào đó: E tương cọc vào những chỗ đó.
Đấy là e tính có 3000 quân và chỉ đóng ban ngày.
1 vạn quân đóng cả đêm trong vòng vài tháng thì e đóng từ Vạn kiếp ra cửa biển luôn.
Cụ tính nhầm rồi 1 ngày 400 cọc 1 tháng phải 12.000 cọc chứ
 

Tahknct

Xe buýt
Biển số
OF-25532
Ngày cấp bằng
10/12/08
Số km
655
Động cơ
495,700 Mã lực
Cụ tính nhầm rồi 1 ngày 400 cọc 1 tháng phải 12.000 cọc chứ
Hơn 1000 năm rồi, e quên.:D . Hồi đấy mỗi thuyền bọn e có 1 cái ròng rọc, 1 đầu buộc tảng đá khoảng 1 tấn, đóng nhanh lắm.
Sau này cụ Ngô sợ phá hết rừng, ảnh hưởng môi trường sống, chứ ko bọn e đóng kín sông BD roài.
 

kduc

Xe container
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
9,135
Động cơ
1,605,978 Mã lực
Hơn 1000 năm rồi, e quên.:D . Hồi đấy mỗi thuyền bọn e có 1 cái ròng rọc, 1 đầu buộc tảng đá khoảng 1 tấn, đóng nhanh lắm.
Sau này cụ Ngô sợ phá hết rừng, ảnh hưởng môi trường sống, chứ ko bọn e đóng kín sông BD roài.
May cho cụ, cụ mà đóng kín sông Bạch đằng thì giờ chỗ đó thành bãi bồi rồi, ờ mà nếu là bãi bồi thì lại đỡ tiền ép cọc beton nhỉ?
 

Hoangnd1980

Xe buýt
Biển số
OF-184447
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
850
Động cơ
342,086 Mã lực
Cuốn sách nào ghi về lịch sử Việt Nam theo thứ tự thờI gian và không chém gió sai có bác nào biết giới thiệu cho e đọc nghiên cứu ...
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,381
Động cơ
551,884 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em xin lỗi các cụ về lỗi chém ẩu.:(:(:(:(
Em tìm được Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục,quyển 5,Tiền biên nói về giai đoạn có trận Bạch Đằng lần thứ nhất như sau:

Năm Quý Mùi (923). (Lương, năm Long Đức thứ 3; Đường, Trang Tông, năm Đồng Quang thứ 1).
Tháng 7, mùa thu. Chúa Nam Hán là Lưu Cung sai Lý Khắc Chính sang xâm lấn. Khúc Thừa Mỹ đánh chống lại, không được, bị bắt.
Theo sách An Nam kỷ yếu , trước kia, Lưu Cung nghe nói Thừa Mỹ đã nhận "tiết việt" của nhà Lương, giận lắm, sai tướng giỏi là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt được Thừa Mỹ đưa về.
Lời chua - Chúa Nam Hán trước tên là Nham, sau đổi là Cung là vì có điềm "rồng trắng" hiện hình. Về sau cho tên Cung không lợi, lại đổi là Yêm, nghĩa là có vẻ cao sáng vì lấy nghĩa "rồng bay trên trời".
Nha tướng của Khúc Hạo là Dương Diên Nghệ nổi quân đánh đuổi Lý Khắc Chính.
Theo sách An Nam kỷ yếu , chúa Nam Hán sau khi bắt được Thừa Mỹ, sai tướng là Lý Tiến sang làm thứ sử, cùng với Khắc Chính đóng giữ Giao Châu. Dương Diên Nghệ lấy tư cách là tướng cũ của Khúc Hạo, tập họp quân sĩ, đánh bại Khắc Chính. Khắc Chính phải chạy về Nam Hán. Chúa Nam Hán ý muốn chiêu dụ, tạm phong tước vị cho Diên Nghệ. Chúa Nam Hán bảo những kẻ tả hữu mình rằng: "Dân Giao Châu thích nổi loạn, ta chỉ có thể cơ mi được thôi".
Lời chua - Dương Diên Nghệ: Người Ái Châu. Sách An Nam kỷ yếu chép là Đình Nghệ. Nay theo sách Cương mục (Trung Quốc) đổi lại là Diên Nghệ.
Năm Tân Mão (931). (Hậu Đường, Minh Tông, năm Trường Hưng thứ 2).
Tháng 12, mùa đông. Dương Diên Nghệ đánh đuổi Lý Tiến, giết Trần Bảo, lấy lại Giao Châu, tự xưng là tiết độ sứ.
Trước kia, Diên Nghệ vẫn có chí định khôi phục Giao Châu có nuôi ba nghìn tráng sĩ làm nha binh . Lý Tiến biết việc đó, cho người gấp về báo với chúa Nam Hán. Diên Nghệ liền kéo quân vây đánh Lý Tiến. Chúa Nam Hán sai thừa chỉ là Trần Bảo đem quân sang cứu. Quân Trần Bảo chưa đến nơi thì thành đã bị đánh phá, Lý Tiến phải trốn về. Trần Bảo đến nơi, cho quân vây thành; Diên Nghệ ra đánh, Trần Bảo bị thua và chết. Diên Nghệ tự xưng là tiết độ sứ, quản lĩnh công việc Giao Châu.
Năm Đinh Dậu (937). (Tấn, Cao tổ, năm Thiên Phúc thứ 2).
Tháng 3, mùa xuân. Nha tướng của Dương Diên Nghệ là Kiểu Công Tiện giết Diên Nghệ và lên thay Diên Nghệ.
Lời chua - Kiểu Công Tiện: Theo sách An Nam kỷ yếu , Tiện là người Phong Châu.
Nm Mậu Tuất (938). (Tấn năm Thiên Phúc thứ 3).
Tháng 9, mùa thu. Một nha tướng khác của Diên Nghệ là Ngô Quyền khởi binh, đánh giết Kiểu Công Tiện. Chúa Nam Hán, Lưu Cung sai con là Hoằng Tháo sang cứu viện. Ngô Quyền đón đánh ở sông Bạch Đằng: quân Nam Hán bị thua, Hoằng Tháo bị chết đuối.
Ngô Quyền, người xã Đường Lâm, thuộc dòng quý tộc đã lâu đời, cha là Mân trước làm quan mục ngay châu nhà. Khi Ngô Quyền mới sinh, có điềm sáng rực cả nhà, trạng mạo đặc biệt khác thường, trên lưng có ba nốt ruồi đen. Người xem tướng lấy làm lạ, bảo rằng sau này có thể làm chúa một phương. Vì thế mới gọi tên là Quyền. Khi Quyền lớn lên, mặt mũi khôi ngô, mắt sáng như chớp, chân bước khoan thai như dáng con hổ, có trí dũng, sức khoẻ cất nổi cái vạc, làm nha tướng của Diên Nghệ. Diên Nghệ gả con gái cho. Ngô Quyền coi giữ Ái Châu. Khi Công Tiện giết Diên Nghệ, Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu ra đánh, giết được Côg Tiện.
Theo sách Cương mục (Trung Quốc), Công Tiện sai sứ đem của đút lót cho chúa Nam Hán để xin cứu viện. Chúa Nam Hán là Lưu Cung định nhân dịp rối loạn ấy sang lấy Giao Châu, mới cho con là Vạn vương Hoằng Tháo làm Giao vương, đem quân sang cứu Công Tiện. Lưu Cung có hỏi Sùng Văn sứ là Tiêu Ích về sách lược; Tiêu Ích trả lời: "Hiện này mưa dầm đã suốt mấy tuần, đường biển hiểm trở xa khơi; Ngô Quyền lại là người giỏi lắm, chớ nên coi thường. Đại quân phải nên giữ gìn thận trọng, dùng nhiều người đưa đường rồi sau hãy tiến". Lưu Cung không nghe, sai Hoằng Tháo đem thuyền chiến kéo thẳng sang đánh Giao Châu. Khi ấy, Ngô Quyền đã giết được Công Tiện, đem quân đón đánh. Trước hết lấy các cọc gỗ đầu đẽo nhọn và bịt sắt trồng ngầm ở cửa biển, nhân lúc nước triều lên cho các thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả cách thua chạy. Hoằng Tháo đuổi đánh, thình lình nước triều rút cạn, thuyền chiến mắc phải cọc bịt sắt, không trở về được: quân Nam Hán bị thua to, Hoằng Tháo bị chết đuối.
Theo Ngũ đại sử , tướng cũ của Diên Nghệ là Ngô Quyền đánh Giao Châu, Công Tiện cho người sang Nam Hán xin quân cứu viện. Lưu Cung phong Hoằng Tháo làm Giao Vương, xuất quân tới sông Bạch Đằng để đánh Ngô Quyền. Lưu Cung thì đem quân đóng ở trấn Hải Môn. Ngô Quyền ra đón đánh, Hoằng Tháo bị thua và chết, Lưu Cung thu quân kéo về.
Lời bàn của Ngô Thì Sĩ - Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu? Lời phê - Ngô Quyền gặp được ngụy triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém, nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen. Nếu gặp phải tay Trần Bá Tiên, mà bảo rằng Ngô Quyền không phải theo gót Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, thì ít có lắm!
Lời chua - Đường Lâm: Tên xã xưa. . Theo sách An Nam kỷ yếu , Ngô Quyền, người Ái Châu. Vậy rõ sách nào chép đúng.
Sông Bạch Đằng: Bắt đầu từ sông Lục Đầu thuộc địa hạt tỉnh Bắc Ninh phân lưu chạy vào địa hạt tỉnh Hải Dương: Một chi theo Mỹ Giang, một chi theo Châu Cốc Sơn, hai chi hợp lại ở xã Đoan Lễ. Khúc sông hợp lại này gọi là sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng phía nam giáp giới huyện Thủy Đường, tỉnh Hải Dương; phía bắc giáp giới huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Yên; chuyển về phía nam 29 dặm, đổ ra cửa biển Nam Triệu. Theo sách Địa lý chí của Nguyễn Trãi, sông Bạch Đăngf có tên gọi nữa là sông Vân Cừ, rộng hơn 2 dặm, ở đó có nhiều núi cao ngất, nhiều ngành sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân trời, cây cối um tùm che lấp bờ bến, thực là một nơi hiểm yếu về đường biển. Ngô vương Quyền đời Tiền Ngô đánh bại Hoằng Tháo, Hưng Đạo vương đời Trần chiến thắng quân Nguyên đều ở trên sông Bạch Đằng này.
Năm Kỷ Hợi (939). (Ngô vương Quyền, năm thứ 1; Tấn, năm Thiên Phúc thứ 4).
 
Chỉnh sửa cuối:

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,381
Động cơ
551,884 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Kính các cụ thêm bài này nữa:

".........
Bỉ:
Tất Liệt chi thế cường,
Lưu Cung chi kế quỷ.
Tự vị đầu tiên,
Khả tảo Nam kỷ.
Ký nhi:
Hoàng thiên trợ thuận,
Hung đồ phi mỵ.
Mạnh Đức Xích Bích chi sư đàm tiếu phi hôi,
Bồ Kiên Hợp Phì chi trận tu du tống tử.
Chí kim giang lưu,
Chung bất tuyết sỉ.
Tái bạo chi công,
Thiên cổ xưng mỹ.
Tuy nhiên:
Tự hữu vũ trụ,
Cố hữu giang san.
Tín thiên tạm chi thiết hiểm,
Lại nhân kiệt dĩ điện an.
..........."
Dịch nghĩa theo bản của Nguyễn Hữu Tiến:

"........
Kìa:
Tất Liệt thế cường,
Lưu Cung chước dối.
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi.
Thế nhưng:
Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Đến nay sông nước tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.
Tái tạo công lao,
Nghìn xưa ca ngợi.
Tuy nhiên:
Từ có vũ trụ,
Đã có giang san.
Quả là: trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: nhân tài giữ cuộc điện an!
......"

Trích "Bạch Đằng Giang phú" của Trương Hán Siêu,nghe văn khí khác gì "Đằng Vương Các Tự" bên Tàu,nhưng hào sảng hơn nhiều nhiều lắm.
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
2,915
Động cơ
438,112 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Em nhớ ngày bé đọc Tam quốc diễn nghĩa hình như cũng có trận chôn cọc ở sông
 

Matizcoi

Xe cút kít
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
19,491
Động cơ
-164,692 Mã lực
Mấy món nài em chiệu.
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
 
Em đỡ cho cụ 3C món Yết Kiêu đục thuyền. ở đây có cụ XPQ em thấy cũng khá có nhiều kiến thức về lịch sử nhưng mà phát biểu chán quá. Lịch sử có thể tâng bốc, nhưng không phải là cái để nói này nói nọ mà bảo mà mạ vàng lịch sử đâu cụ ợ, Hãy về đền yết kiêu ở HD mà lễ rồi cụ sẽ hiểu.
Được ông tiểu gia này nói là bịa, cái gì bịa, lịch sử mình hay sử khựa? Không biết thì dựa cột nghe, Yếu kiêu là người có thật và sự kiện có thật. Khi Yết kiêu mất thì được lập đền để thời đấy là đền quát. Đền Quát được xây dựng vào cuối thời Trần. Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế (1242-1301), quê quán ấp Hạ Bì, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng (thuộc xã Yết Kiêu - Gia Lộc ngày nay). Trong trận chiến chống giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, Yết Kiêu nổi tiếng với chiến công dùng mũi khoan đánh chìm một đoàn thuyền chiến của giặc, bắt sống tướng giặc Phạm Nhan. Món này sử khựa cũng ghi và công nhận sự việc có đoàn quân dưới nước của Đjai Việt làm chìm rất nhiều thuyền khựa, trong đó bắt sống thướng Phạm nhan. Chịu khó đọc sử đi một tý rồi cụ hãy chém gió.....Việc đục được thủng thuyền như thế nào thì chính Yết kiêu là người đã phát minh ra cái đục để đục được thuyền địch bằng cách tính để thuyền tự chìm dần dần. Mỗi thuyền phải đục khoảng trên 20 lỗ, đục được lỗ nào lại phải dùng giẻ đã cuộn tròn và buộc dây đút lút lại. Những cuộn giẻ ấy đều được buộc lại với nhau bằng một sợi dây. Một đêm, Yết Kiêu đục được khoảng 30 thuyền giặc. Đến gần sáng khi đã đục đủ số thuyền đã định, Yết Kiêu liền kéo dây khiến những nút giẻ trôi ra khỏi thuyền, khiến hàng chục thuyền giặc bị đắm. Chứ không như các cụ nói là đục để nó phát hiện. Chịu khó cụ đọc lại sử đi tý rồi cụ hãy nói nhé...
Cám ơn cụ, em cũng định chém cái này. Nói là đục thuyền chắc nhiều người nghĩ mình nói điêu. Nhưng thực chất môn nghệ thuật này có từ trước cả thời yết kiêu. Chính làng Yết Kiêu là làng dòng họ Phạm ở Hải Dương nổi tiếng ở làng đấy món lặn, ngụp và bơi trải, chèo thuyền. Ngay tại đền Quát bây giờ vẫn còn lễ hội thuyền chài để tưởng nhớ cụ Yết Kiêu. Món này mình đã làm cho bọn mông cổ tốn thuyền. Do chúng không biết dùng thuỷ quân, chỉ quen đánh nhau trên cạn, dưới nước ngu như bò. Nên chính vì lẽ đó, khi sang mình thích oai dùng thuyền, nhưng thực chất thời đấy mông cổ đang đô hộ khựa nên dùng thuyền của khựa là chính. Cũng một phần do dân khựa lúc đấy không thích mông cổ nên hệ thống tình báo không phục vụ việc oánh chiếm đại việt. Chính vì lý do này mà bọn này mới chết ở Bạch Đằng. Ngay trong sử sách của khựa cũng nên việc Đại Việt có đạo quân người nhái chuyên đục thuyền. Khuyến cáo binh lính là dùng câu thương buông xuống nước để móc người. Chính vì lẽ đó, mình cũng thiệt hại một lượng khá các chiến sỹ. Nhưng sau vụ đấy, Yết kiêu đổi chiến thuật là đánh lúc ngủ cho chúng không đề phòng. Khi chuẩn bị đánh là quân sỹ trong bờ khua chiêng gõ mõ, ầm ĩ để binh lính thức dậy tưởng có quân phục. Tranh thủ lúc đấy Yết kiêu dùng quân sỹ đục thuyền của chúng nó. Nhưng đúng như cụ nói, đục tản mát và núi chặt bởi dẻ. nối các đoạn dẻ nút bằng dây kéo vào một chụm. Sau khi đục xong anh em lên bờ thì cử 1 ông dật dây, thế là thuyền chúng thủng theo kiểu dò chứng không thủng ngay. Do dò nhiều chỗ nên rất khó tìm và để bịt. Chính vì lẽ đó, thuyền không thể đi được và phải dừng và sửa. Món này rất độc đáo của quân nhà Trần, cũng không khác gì món khuyển sỹ mà cụ Nguyễn Xí dùng.
Còn thời cụ Ngô Quyền thì việc dùng cọc đã được lên kế hoạch rồi, thời đấy bọn nhà Tống ngu cử thằng chưa đánh trận bao giờ sang mình để đánh nhau. Còn thuỷ quân nhà tống thời đấy là mạnh nhất, nhưng lối vào đại Việt lúc đấy duy nhất có lối cửa Sông bạch đằng. Nếu tiến đường bộ thì cũng được, nhưng do nội chiến nên không thuận khi tập trung quân đành phải tiến con đường thủy. Cũng chính vì từ lâu khi vào đô hộ mình chưa oánh nhau bằng đường thuỷ bao giờ nên khinh địch. Cái mà cụ Ngô quyền nhìn ra mà các cụ sau này cũng nhìn ra đấy chính là trên cạn có dãy đông triều chắn để bảo vệ, dưới nước có cửa sông bạch đằng để phòng bị. Nên nếu đi đường bộ thì thua và dễ mai phục, còn muốn chặn đường thủy thì chỉ có chặn cửa Bạch Đằng do lợi thế về thuỷ triều lên xuống rất mạnh. Nên thuyền bè qua lại thường chỉ dùng thuyền nhỏ, thuyền lớn gặp đúng lúc thuỷ triều thì chỉ có mắc cạn mà chết. Nên đúng thằng giặc ngu, máu chiến nên khi dụ khỉ vào hang là tiến quân, thua là phải.
Còn đến thời cụ Lê Hoàn thì thuỷ quân nhà mình chỉ được nâng cấp hơn một chút, do đặc thù địa hình mình không thể dùng thủy quân với những tàu lớn mà chỉ dùng tàu nhỏ. Chính thế trước khi bọn khựa sang oánh mình, nó cử sứ giả sang để thăm dò. Cụ Lê Hoàn đã mưu kế để cho binh lính khoẻ mạnh lên tiền tiêu mai phục, binh lính già yếu thì ở kinh thành nghi binh, sứ giả nhìn thấy bị mắc lừa. Lúc đầu định đi đường thuỷ vào thì lê hoàn cho sư giả tham quan bãi cọc, nhìn thấy bãi cọc ở đấy, còn có cả binh lính đang đóng cọc giả bộ hoành tráng, nên sứ giả về bẩm là nên dùng đường bộ đánh mình. Còn thuyền bè của mình có bao nhiêu lôi ra hết để nghi binh, cứ đứng và tập trận ầm ầm ở cửa sông, càng làm cho sứ giả sợ. Chính vì lẽ đó mà khựa oánh mình trên bộ nên thua liểng xiểng. Còn thời đấy cụ lê hoàn đã dùng lực lượng tình báo rồi. Chính lực lượng tình báo thời đấy phím về cho biết quân khựa sẽ theo đường bộ oánh mình. Tương kế, tựu kế nên bọn khựa thua mà đau hơn hoạn.
Còn bãi cọc cụ Trần Quốc tuấn làm ra cũng là để sau này, muôn đời khựa oánh mình chỉ dùng đường bộ, chứ bố bảo dùng thuyền đánh vì không thể vào đại việt mà không từ cửa Bạch Đằng. Nên chính địa thế mình đã là một cái áo giáp vô hình bảo vệ đất nước rồi. Em xin góp them tý gió ợ:D
 

classjcal

Xe tải
Biển số
OF-83399
Ngày cấp bằng
20/1/11
Số km
453
Động cơ
416,160 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu em mới nói nhá
theo em bên Voz chủ yếu là mấy trẻ trâu, húng + mấy cái thông tin vịt nên mới lập caí thớt đấy, đọc toàn thấy các chú thiếu máu lên não, ý thức kém về lịch sử mà phán như đúng rồi, đến hỏi cái cọc nó dài nao nhiêu thì lấy ngay một cái ảnh cọc ở trên mạng ấn vào, nói chung mấy món nói về lịch sử ở VOz em cho là thiếu sinh khí, thích a dua này nọ, chứ chư gì cụ đã bê về đây, đặt ngay tiêu đề là bóng bàn vơí bóng chuyền. Cái đấy người đời gọi là khinh thường đạo lý. Đến các nhà sử học chữ đầu đầu mà khi tranh luận với nhau về tiền nhân còn phải uốn ba tấc lưỡi mơí nghĩ ra đưọc cái tiêu đề để nói, đằng này cụ học thấy thằng trẻ trâu ở Voz rồi sang đây làm luôn cái topic nghe chối tai qua, Nếu cụ không biết lập thớt thì phải kính trọng một tý, có bao giờ cụ đứng trước ngôi đền nào đấy mà hắng giọng chửi tiền nhân không? Không biết không sao, thì phải hỏi. Mà hỏi thì phải có cách để hỏi. Như: Nhờ các cụ phân tích những cái mà em đang băn khoăn.....chẳng hạn. như vậy sẽ không ai ném đá cụ. Đằng này cụ sỗ quá, nên rút kinh nghiệm, hoặc nhờ min, mod đổi lại cái tiêu đề topic cho hợp lý. Còn mấy cụ phán là lịch sử tâng bốc. Uh, có thể, nhưng có những cái đấy mới có dòng tộc , bố mẹ mình, Nói phải suy nghĩ trước những bậc tiền bối. Một lời nói về qúa khứ còn quan trọng tỷ lần cái phán cho tương lai
Em nói thật là giọng của cụ giống trẻ trâu hơn là cách em hỏi đấy. Em lập thớt để mong mọi người bàn luận để hiểu thêm về lịch sử, chứ không có ý nói xấu hay này nọ, chính cụ là ng hiểu sai ý em đấy, nên đừng nói ra mà chưa đọc và suy nghĩ kỹ. mà cụ cũng đừng có suy nghĩ vơ đũa cả nắm thế, Voz cũng như otofun cũng có người này người kia, cũng có cái hay cái dở, cụ đừng tự cao tự đại, không phải cụ cứ là thành viên của Otofun là cụ tốt đâu.
Xin lỗi những cụ khác nếu em xúc phạm gì, nhưng em ghét cái kiểu nói lửng lửng lơ lơ, không đúng không sai, vào phán một câu chẳng liên quan gì rồi rúc mất tích. Nhìn phiến diện rồi nói người khác.
 

nguyenkhang09

Xe tải
Biển số
OF-160542
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
243
Động cơ
351,560 Mã lực
Em nói thật là giọng của cụ giống trẻ trâu hơn là cách em hỏi đấy. Em lập thớt để mong mọi người bàn luận để hiểu thêm về lịch sử, chứ không có ý nói xấu hay này nọ, chính cụ là ng hiểu sai ý em đấy, nên đừng nói ra mà chưa đọc và suy nghĩ kỹ. mà cụ cũng đừng có suy nghĩ vơ đũa cả nắm thế, Voz cũng như otofun cũng có người này người kia, cũng có cái hay cái dở, cụ đừng tự cao tự đại, không phải cụ cứ là thành viên của Otofun là cụ tốt đâu.
Xin lỗi những cụ khác nếu em xúc phạm gì, nhưng em ghét cái kiểu nói lửng lửng lơ lơ, không đúng không sai, vào phán một câu chẳng liên quan gì rồi rúc mất tích. Nhìn phiến diện rồi nói người khác.
Cụ chủ chuẩn ! Em đồng ý, đưa thông tin lên để bàn luận đúng sai chứ có gì đâu mà nâng quan điểm ạ
 

Nhạc

Xe container
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
9,322
Động cơ
554,922 Mã lực
Thế túm lại là vụ đóng cọc trên sông thì chính xác là thuộc bản quyền của ai, kỹ thuật dư lào ạ, giờ ở cửa sông còn nhiều ko ạ, NN có quy vào di tích ko. Iêm chưa đi Hải Dương với Bạch Đằng bao giờ ạ.
 

Cúc cù cu

Xe điện
Biển số
OF-162903
Ngày cấp bằng
24/10/12
Số km
2,471
Động cơ
370,614 Mã lực
Nơi ở
ngọn đa
........ "Bạch Đằng GiaTrích "Bạch Đằng Giang phú" của Trương Hán Siêu,nghe văn khí khác gì "Đằng Vương Các Tự" bên Tàu,nhưng hào sảng hơn nhiều nhiều lắm.
Em xin nối gót cụ bào Bạch Đằng giang phú ợ:D
Bài Phú Sông Bạch Đằng​
Khách có kẻ: Chèo bể bơi trăng, buồm mây giang, gió. Sớm ngọn Tương kia, chiều hang Vũ nọ. Vùng vẫy Giang, Hồ: tiêu dao Ngô, Sở. Đi cho biết đây, đi cho biết đó. Chằm Vân mộng chứa ở trong kho tư tưởng, đã biết bao nhiêu, mà cái trí khí tứ phương, vẫn còn hăm hở!
Mới học thói Tử trương: bốn bể ngao du. Qua cửa Đại than sang bến Đông triều, đến sông Bạch Đằng, đứng đỉnh phiến chu. Trắng xóa sông kềnh muôn dặm, xanh riø dặng ác một màu. Nước trời lộn sắc, phong cảnh vừa thu. Ngàn lau quạnh cõi, bến lách đìu hiu. Giáo gậy đầu sông, cốt khô đầy gò. Ngậm ngùi đứng lắng ngắm cuộc sống phù du. Thương kẻ anh hùng đâu vắng tá, mà đây dấu vết hãy còn lưu.
Kia kìa, bến sông, phu lão người đâu. Lượng trong bụng ta, chứng có sở cầu. Hoặc gậy trống trước, hoặc thuyền bơi sau. Vái tạ mà thưa rằng: Đây là chỗ chiến địa vua Trần bắt giặc Nguyên, và là nơi cố châu của vua Ngô phá quân Lưu đây.
Đương khi: muôn đội thuyền bày, hai quân giáo chỉ. Gươm tuốt sáng lòe, cờ bay đỏ khí! Tướng Bắc quân Nam đôi bên đối lũy. Đã nổi gió mà bay mây, lại kinh thiên mà động địa. Kia quân Nam Hán nó mưu sâu, họ Hồ Nguyên có sức khỏe. Nó bảo rằng: phen này đạp đổ nước Nam, tưởng chừng có dễ.
May sao: Trời giúp quân ta, mây tan trận nó, khác nào như quân Tào Tháo bị vỡ ở sông Xích bích khi xưa, giặc Bồ Kiên bị tan ở bến Hợp phù thuở nọ. Ấy cái nhục tày trời của họ, há những một thời, mà cái công tái tạo của ta lưu danh thiên cổ.
Tuy vậy, từ thuở có trời có đất, vẫn có giang san. Trời đặt ra nơi hiểm-trở, người tính lấy cuộc tồn an. Hội này bằng hội Mạnh tân, như vương sự họ Lã; trận nào bằng trận Dung thủy, như quốc sĩ họ Hàn. Kìa trận Bạch Đằng này mà đại thắng, bởi chưng Đại vương coi thế giặc nhàn. Tiếng thơm còn mãi, bia miệng hao mòn. Nhớ ai sa giọt lệ, hổ mình với nước non!

Rồi vừa đi vừa hát rằng:
Sông Đằng một dải dài ghê!
Cuồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Trời Nam sinh kẻ anh hùng.
Tăm kềnh yên lặng, non sông vững-vàng
Khách vừa đi vừa hát rằng:
Vua Trần hai vị Thánh quân.
Sông kia còn dấu tẩy trần giáp-binh
Nghìn xưa gẫm cuộc thăng bình.
Tài đâu đất hiểm, bởi minh đức cao.

Nguyên văn chữ Nho của Trương Hán Siêu, Đông Châu dịch.
Khảo về địa dư và lịch sử tỉnh Quảng Yên (Nam phong tạp chí, tập XIV số 8, tháng 6-1924).
 

trongtuan

Xe tăng
Biển số
OF-179200
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
1,044
Động cơ
347,263 Mã lực
Các cụ nhầm hết, người ta làm cái khung tre buộc 4-8 cọc một khung rồi đặt xuống sông chứ đóng từng cọc gỗ lim như vậy đóng thế nào được
Cụ này nói nghe có lý đới
Chắc là cũng có đóng nhưng mà chỉ đóng 1 ít thôi còn lại lấy những thanh gỗ nhỏ hơn đóng giằng vào với nhau kiểu như bắc giàn giáo ấy thế là các cây gỗ lim thì chổng ngược lên sau đó lấy đầu sắt nhọn đóng vào đầu gỗ. Híc em hiểu thế thôi./.
 

Lệ Xuân

Xe tăng
Biển số
OF-113558
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
1,002
Động cơ
397,650 Mã lực
Nơi ở
X.O Club
Thế túm lại là vụ đóng cọc trên sông thì chính xác là thuộc bản quyền của ai, kỹ thuật dư lào ạ, giờ ở cửa sông còn nhiều ko ạ, NN có quy vào di tích ko. Iêm chưa đi Hải Dương với Bạch Đằng bao giờ ạ.
Theo một số cụ dẫn chứng, thậm chí cá cược là đóng được, nhiều cọc là khác, dưng chị chả tin.

Các cụ hẳn còn nhớ, mãi đến thế kỷ 18-19 ... việc học hành, thi cử ra làm quan ở ta nó thế nào, hehe tuyền văn thơ nhão nhoét.

Không thấy bàn về khoa học, chả màng kinh tế, nhõn văn thơ đối lăng nhăng. Dân gian thì có mấy ông trạng (gì quên mẹ) cân được ông voi đã là quá kinh khủng, thì việc đóng cọc cửa sông nhẽ khó hơn lên giời.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top