[Funland] Bạo lực học đường và những tổn thương của con trẻ

bmt1986

Xe tăng
Biển số
OF-102646
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,887
Động cơ
419,583 Mã lực
Cứ 1 trẻ về bảo bố mẹ là nó bị cô lập là một lần hiệu trưởng từ chức ạ
Trường họp này em hs kia bị cô lập tại trường nơi HT đó làm việc --> rồi em hs đó bị làm sao cụ nhỉ.

Vẫn vui vẻ đi học được bình thường ạ ?
 

bmt1986

Xe tăng
Biển số
OF-102646
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,887
Động cơ
419,583 Mã lực
E đồng ý với cụ, gia đình vẫn phải có trách nhiệm trong vụ việc này, nhưng họ ở thế ko hiểu biết về bạo lực học đường và họ mất con. Điều đó đã là 1 sự mất mát quá lớn với họ. Tuy nhiên nhà trường ko thể vô can được.
Ý các cụ trong này là không nên gọi là "bạo lực học đường" - vì nhà trường ko có trách nhiệm can ngan, hoặc dậy bảo đạo đức cho học sinh.

Nên chuyển thành bạo lực xã hội - hoặc bạo lực gia đình thì hợp lý hơn :))
 

holland

Xe điện
Biển số
OF-715554
Ngày cấp bằng
10/2/20
Số km
2,003
Động cơ
65,945 Mã lực
gia đình họ đã phải trả giá quá đau đớn rồi. Thế còn những đứa trẻ có hành vi bạo lực về mặt thể xác và tinh thần cho bạn vô can à. Cô giáo chru nhiệm và nhà trường vô can à khi mà mọi chuyện diễn ra trong trường và gia đinh đã có nói và cô cũng biết có sự việc đó. Ko thể đổ mọi trách nhiệm lên phụ huynh được. Trách nhiệm của nhà trường là gì? Những đứa trẻ độc ác kia ko có hình thức răn đe thì càng loạn
Tán thành với bạn. Bạo lực diễn ra bằng mọi cách, chúng đe dọa con không được nói với bố mẹ và cô giáo, con càng nói chúng lại càng tẩy chay, càng tìm cách mỉa mai. Bạo lực lời nói, tẩy chay... rất khó để có bằng chứng. Đừng có nghĩ bố mẹ không sâu sát rồi mải kiểm tiền không quan tâm tới con. Nhà mình đây, mình biết con hiền, nhút nhát nên làm ban phụ huynh, ngày lễ nào chả đến lớp, bỏ công bỏ việc đi thăm quan với lớp, thân thiết với cô giáo và nhiều phụ huynh, nói chuyện với các cháu suốt. Thế mà con vẫn bị bắt nạt bằng lời nói, bằng tẩy chay vì cháu hơi nhút nhát, học làng nhàng, không khéo léo nhanh nhẹn. Mà mình hỏi han con suốt, bảo con nếu có vấn đề gì báo mẹ, mẹ có thể nói chuyện với cô, bố mẹ các bạn và các bạn hoặc chuyển lớp, chuyển trường cho con. Nhưng tính nó nhát, sợ thay đổi nên không dám nói với mẹ. Sau qua rồi nó bảo, con sợ nói với mẹ thì các bạn lại càng bắt nạt, càng dè bỉu và tẩy chay. Con cũng không muốn chuyển lớp chuyển trường vì sợ ra chỗ mới vẫn thế, và con sợ sự thay đổi nên cứ im lặng chịu đựng.
Với chuyện của YN: mình đau xót lắm không hiểu nguyên nhân do đâu, cháu xinh đẹp, học tốt, con nhà giàu tương lai ngời ngời phía trước mà phải dừng lại ở tuổi 16? Mẹ cháu thân thiết với cháu chứ đâu có bỏ bê? Mình người ngoài đâu biết rõ gia đình đã làm những gì và tại sao họ chưa quyết liệt trong việc chuyển trường? mấy đứa bắt nạt biết được tin bạn đang xin chuyển lớp đã dè bỉu mỉa mai bạn càng làm con stress. Nếu như con nói thật là con không thể chịu được nữa, phải chuyển trường nếu không con sẽ chết mất thì chắc chả phụ huynh nào để yên. Hầu hết các con đều dấu bố mẹ không nói thật vì sợ sẽ bị tẩy chay hơn. Mà nghe nói 1 đứa trong hội bắt nạt kia có bố làm to trên tỉnh ủy nữa cơ đấy. Bây giờ facebook của dì cháu lại còn bị một bọn nhảy vào phá rối, rồi người ta tung tin đồn cháu tự tử vì tình, đủ thứ tin đồn linh tinh nên gia đình cháu nghe nói đã quyết tâm làm đến cùng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,386
Động cơ
1,550,187 Mã lực
Em nói rồi mà cụ, việc đồng cảm với sự mất mát của phụ huynh không đồng nghĩa với việc miễn trừ trách nhiệm của họ với con cái.

Trách nhiệm của nhà trường chỉ là điều chỉnh hành vi, thái độ của họ với BLHD, chứ không phải là bên chịu trách nhiệm cho cái chết của đứa trẻ.

Đây không phải là trường hợp bạo lực kiểu đe doạ, ép buộc, thúc đẩy trẻ tự tử (ex nhảy lầu) tại trường học thường thấy ở hàn quốc, khi mà hành vi bạo lực liên quan trực tiếp đến cái chết của nạn nhân.

Nói cách khác, hành vi bạo lực học đường mà chúng ta đang bàn luận ở trường hợp riêng biệt này, chỉ dừng lại ở chỗ phải được xem xét như là một vấn đề độc lập, chứ không phải một nguyên nhân có mối quan hệ nhân quả đến cái chết của nạn nhân.

Không phải cứ cha mẹ không hiểu biết có nghĩa là họ được giảm trừ và được tự động chuyển phần trách nhiệm giám hộ con cái sang cho người khác.
Cụ lại coi nhẹ trách nhiệm của nhà trường r. Nhà trường là nơi có chuyên môn xác định việc có hay không bạo lực học đường (trường hợp này xếp vào bạo lực học đường nhé cụ). Ko có chuyện con tôi ốm là lỗi do tôi ko biết phòng bệnh và chữa bệnh ạ. Trách nhiệm chữa bệnh, phòng bệnh thuộc về bác sỹ. Xem ra em với cụ vẫn khác nhau lắm. =))
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,386
Động cơ
1,550,187 Mã lực
Quy định về phòng chống cụ nhé, chứ không phải về xử lý cơ sở giáo dục nếu không thực hiện. Càng không phải quy định xử lý một cá nhân. Thế thì cùng lắm quy kết hiệu trưởng (người chịu trách nhiệm của cơ sở) chưa làm đúng chức trách của một cơ sở giáo giục thì cách chức. Đây cụ thấy sao, đình chỉ giáo viên.
Chưa nói "bạo hành" trong vụ này là gì, ai gây ra vụ bạo hành đó? Còn chưa xác định được điều đó thì chưa có căn cứ nào để quy trách nhiệm theo nghị định này.
Đơn giản nhất là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,386
Động cơ
1,550,187 Mã lực
Ý các cụ trong này là không nên gọi là "bạo lực học đường" - vì nhà trường ko có trách nhiệm can ngan, hoặc dậy bảo đạo đức cho học sinh.

Nên chuyển thành bạo lực xã hội - hoặc bạo lực gia đình thì hợp lý hơn :))
Ko cụ, nó là bạo lực học đường, em ko bao giờ có việc đánh tráo khái niệm. E ko làm cái trò ấy.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Trường họp này em hs kia bị cô lập tại trường nơi HT đó làm việc --> rồi em hs đó bị làm sao cụ nhỉ.

Vẫn vui vẻ đi học được bình thường ạ ?
Ý các cụ trong này là không nên gọi là "bạo lực học đường" - vì nhà trường ko có trách nhiệm can ngan, hoặc dậy bảo đạo đức cho học sinh.



Nên chuyển thành bạo lực xã hội - hoặc bạo lực gia đình thì hợp lý hơn :))
Vẫn có khả năng và cơ hội đi học và phát triển bình thường, nếu như gia đình, phụ huynh hay người mẹ nhận thức đúng vấn đề, để tìm kiếm sự trợ giúp về y tế thay vì bỏ mặc trẻ tự mình đối chọi với mọi bất thường or bệnh lý tâm thần của chính mình.

Cụ có chắc đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng của trẻ? Áp lực học giỏi, áp lực trường chuyên lớp chọn, áp lực từ bạn bè giỏi giang đồng trang lứa, áp lực mặc cảm vì ko thể hiênj đưocj mặt hoàn hảo giỏi giang nhất của tuổi mới lớn, áp lực từ sự kỳ vọng của gia đình, ngay cả việc thay đổi hormone tuổi dậy thì cũng là một áp lực về mặt sinh học.....

Việc bị bạn bè tẩy chay cũng là 1 phần, có khi là hệ quả của những bất thường tâm thần đó.

Chỉ riêng việc trẻ bị bơ vơ, phải tự đối chọi, dằn vặt một mình với những đau khổ trong tâm trí, em sẵn sàng đánh giá cho đó là hành vi bạo hành, bỏ mặc đến từ chính gia đình của trẻ.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Cụ lại coi nhẹ trách nhiệm của nhà trường r. Nhà trường là nơi có chuyên môn xác định việc có hay không bạo lực học đường (trường hợp này xếp vào bạo lực học đường nhé cụ). Ko có chuyện con tôi ốm là lỗi do tôi ko biết phòng bệnh và chữa bệnh ạ. Trách nhiệm chữa bệnh, phòng bệnh thuộc về bác sỹ. Xem ra em với cụ vẫn khác nhau lắm. =))
Nhưng trách nhiệm nhận ra bất thường của con cái, và đưa con cái tới tìm kiếm sự trợ giúp y tế của bệnh viện, bác sĩ là của người giám hộ, ở đây là bố mẹ.

Trách nhiệm giám hộ là của gia đình, không phải nhà trường.
Khi xã hội trao quyền giám hộ cho gia đình, cha mẹ, là họ giao toàn bộ tất cả mọi quyền lực, quyênd lợi, sức khoẻ lẫn tính mạng của con cái vào tay cha mẹ.


Em viết rất rõ vấn đề này.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,386
Động cơ
1,550,187 Mã lực
Nhưng trách nhiệm nhận ra bất thường của con cái, và đưa con cái tới tìm kiếm sự trợ giúp y tế của bệnh viện, bác sĩ là của bố mẹ.

Em viết rất rõ vấn đề này.
Gia đình có động thái xin chuyển lớp, nhưng rất tiếc là ko đánh giá được mức độ nghiêm trọng. Hiện xã hội vẫn coi bạo lực học đường nó là chuyện của trẻ con. Điều đó rất nguy hiểm. Tất nhiên là cụ có thể buộc tội gia đình thiếu hiểu biết và thiếu quyết liệt trong trường hợp này nếu cụ muốn.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Gia đình có động thái xin chuyển lớp, nhưng rất tiếc là ko đánh giá được mức độ nghiêm trọng. Hiện xã hội vẫn coi bạo lực học đường nó là chuyện của trẻ con. Điều đó rất nguy hiểm. Tất nhiên là cụ có thể buộc tội gia đình thiếu hiểu biết và thiếu quyết liệt trong trường hợp này nếu cụ muốn.
Em viết rất rõ ở các còm trước của em.
Việc xin chuyển lớp không phải là phương án cốt cán giải quyết vấn đề của trẻ.

Như em đã chứng minh rất nhiều lần, việc bạo hành trong trường hợp cá biệt này, chẳng có mối quan hệ nhân quả nào tới cái chết của nạn nhân.

Vấn đề là đứa trẻ này không nhận được sự trợ giúp từ y tế, không được chăm sóc sức khỏe tâm thần do thiếu sót của người giám hộ
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
3,643
Động cơ
332,278 Mã lực
Đơn giản nhất là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Không quy được thế cụ ạ, không đơn giản như vậy vì kết quả không trực tiếp với hành vi cụ nhé. Nó không như bác sĩ với người bệnh là hành vi trực tiếp và rất rõ ràng.
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,163
Động cơ
339,109 Mã lực
Cụ lại coi nhẹ trách nhiệm của nhà trường r. Nhà trường là nơi có chuyên môn xác định việc có hay không bạo lực học đường (trường hợp này xếp vào bạo lực học đường nhé cụ). Ko có chuyện con tôi ốm là lỗi do tôi ko biết phòng bệnh và chữa bệnh ạ. Trách nhiệm chữa bệnh, phòng bệnh thuộc về bác sỹ. Xem ra em với cụ vẫn khác nhau lắm. =))
Nhưng trách nhiệm nhận ra bất thường của con cái, và đưa con cái tới tìm kiếm sự trợ giúp y tế của bệnh viện, bác sĩ là của người giám hộ, ở đây là bố mẹ.

Trách nhiệm giám hộ là của gia đình, không phải nhà trường.
Khi xã hội trao quyền giám hộ cho gia đình, cha mẹ, là họ giao toàn bộ tất cả mọi quyền lực, quyênd lợi, sức khoẻ lẫn tính mạng của con cái vào tay cha mẹ.


Em viết rất rõ vấn đề này.
Gia đình có động thái xin chuyển lớp, nhưng rất tiếc là ko đánh giá được mức độ nghiêm trọng. Hiện xã hội vẫn coi bạo lực học đường nó là chuyện của trẻ con. Điều đó rất nguy hiểm. Tất nhiên là cụ có thể buộc tội gia đình thiếu hiểu biết và thiếu quyết liệt trong trường hợp này nếu cụ muốn.
Nếu so với bệnh tật, bạo lực học đường là tác nhân, là nguồn bệnh, còn chữa trị thì cần 50-50 giữa bạn bè cháu nó và gia đình. Thầy cô và nhà trường chỉ làm được việc ngăn 1 phần nguồn bệnh, còn không chữa được thì cũng không thể đổ lỗi cho trường.
Trách nhiệm chữa bệnh và phòng bệnh này bằng cách chuẩn bị cách đối mặt với khủng hoảng cho con 90% là của gia đình.
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,386
Động cơ
1,550,187 Mã lực
Không quy được thế cụ ạ, không đơn giản như vậy vì kết quả không trực tiếp với hành vi cụ nhé. Nó không như bác sĩ với người bệnh là hành vị trực tiếp và rất rõ ràng.
Em ví dụ thế, tất nhiên việc này thuộc cơ quan pháp luật.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Nếu so với bệnh tật, bạo lực học đường là tác nhân, là nguồn bệnh, còn chữa trị thì cần 50-50 giữa bạn bè cháu nó và gia đình. Thầy cô và nhà trường chỉ làm được việc ngăn 1 phần nguồn bệnh, còn không chữa được thì cũng không thể đổ lỗi cho trường.
Trách nhiệm chữa bệnh và phòng bệnh này bằng cách chuẩn bị cách đối mặt với khủng hoảng cho con 90% là của gia đình.
Không phải cụ a. Vấn đề là ở VN chúng ta quá xa lạ với sức khoẻ tâm thần. Trong khi ở nước ngoài, sức khỏe tâm thần là vấn đề thuộc dạng được quan tâm bậc nhất.

Ở trường hợp cá biệt mà chúng ta đang bàn luận, hành vi bạo lực học đường ở cấp độ đó của học sinh không nên là một vấn đề mà chúng ta đem ra đổ lỗi cho cái chết của nạn nhân.

Vấn đề sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên luôn luôn là một vấn đề nhức nhối ở xã hội hiện đại, khi mà áp lực, sự kỳ vọng vượt ngưỡng, sự thay đổi biến động nhanh chóng của thế giới quan,...đặt rất nhiều áp lực lên những đứa trẻ vốn đang phải chịu sự thay đổi hormone của tuổi dậy thì.

Chúng ta thấy khi dậy thì thì con cái đổi tính, có đứa tự tin, nhưng cũng có đứa mặc cảm, có đứa hoạt bát có đứa u buồn ...

Khi những áp lực đó tích tụ mà không được giải toả, các bé bị bị trầm cảm hay là bị ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Những đứa trẻ bị đặt trong môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì càng phải chịu thêm nhiều cái áp lực.

Không lạ khi trường chuyên lớp chọn càng hay gặp bất thường tâm thần ở trẻ. Ngay cả người lớn, làm việc ở vị trí chuyên môn cao như luật sư, bác sĩ thì các bất thường tâm thần như căng thẳng, stress, burn out hay trầm cảm cũng cực kỳ phổ biến. Bởi ở những người này, áp lực phải trở nên giỏi nhất, hoàn hảo nhất nó lấn át hoàn toàn những người "medium" trong XH.

Em nhớ có khảo sát 1 trường y ở VN, có 24% sinh viên từng nghĩ tới tự tử 1 lần trong đời, và 40% bác sĩ ở Mỹ khai báo rằng họ từng bị trầm cảm trong suốt thời gian hành nghề.

Điều đó cho thấy rằng các bất thường tâm thần là cực kỳ phổ biến chứ không phải trên ti vi hiêms gặp.

Các bất thường hay bệnh lý tâm thần này nếu không được quản lý, chăm sóc, ở mức độ trung bình đến nặng của trầm cảm, sẽ xuất hiện các suy nghĩ, hành vi làm tổn hại đến sức khỏe tính mạng bản thân.

Nhận ra và bảo vệ sức khoẻ tâm thần của con cái là thách thức rất lớn của cha mẹ, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nhịp sống hiện tại, hơn thế nữa. Bố mẹ người việt thường chẳng mấy quen thuộc và quan tâm với vấn đề sức khoẻ tâm thần, của cả bản thân, chứ chưa nói đêns gia đình, con cái.

Sức khỏe tâm thần, từ bình thường đối với nước ngoài như tất cả các bệnh lý thực thể khác, nhưng người Việt Nam nhìn vào chỉ thấy toàn ái ngại.
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
3,643
Động cơ
332,278 Mã lực
Em ví dụ thế, tất nhiên việc này thuộc cơ quan pháp luật.
Thực ra cụ có cái nhìn hằn học quá mức. Quy định nó toàn những khái niệm rất chung chung. Thực tế để xác định thế nào là bạo hành tinh thần rất là khó, chỉ có bạo lực thể chất là rõ ràng. Nhà trường hay cô giáo họ càng không phải bác sĩ để đánh giá đúng được. Ví dụ vụ này, đọc các thông tin thì chỉ là một nhóm bạn nó cô lập chứ có phải cả lớp đâu, không chơi nhóm này thì chơi nhóm khác, còn cả lớp mà cô lập trong khi mình bạn ngoan hiền thì quá vô lý. Không có hành vi nào rõ ràng để buộc tội, còn chẳng thấy nói ra được ai là kẻ bạo hành, bạo hành thế nào? Chả lẽ không thích chơi cũng phải chơi? Biểu hiện bên ngoài chỉ có thế thì cô giáo, nhà trường có thấy nó nguy hiểm hay không? Gia đình bảo dọa đánh, cụ thể là ai??? Thì đối tượng dọa đánh liên tục đấy mới có căn cứ để bắt.
Còn bác sĩ thì họ hiểu quá rõ khi nào BN chết được thì chả cần phải tranh cãi làm gì. Ngay cả bác sĩ lỡ làm chết bệnh nhân cũng còn chả phải ác thú như nhiều cụ đang lên án cô giáo này.
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,386
Động cơ
1,550,187 Mã lực
Thực ra cụ có cái nhìn hằn học quá mức. Quy định nó toàn những khái niệm rất chung chung. Thực tế để xác định thế nào là bạo hành tinh thần rất là khó, chỉ có bạo lực thể chất là rõ ràng. Nhà trường hay cô giáo họ càng không phải bác sĩ để đánh giá đúng được. Ví dụ vụ này, đọc các thông tin thì chỉ là một nhóm bạn nó cô lập chứ có phải cả lớp đâu, không chơi nhóm này thì chơi nhóm khác, còn cả lớp mà cô lập trong khi mình bạn ngoan hiền thì quá vô lý. Không có hành vi nào rõ ràng để buộc tội, còn chẳng thấy nói ra được ai là kẻ bạo hành, bạo hành thế nào? Chả lẽ không thích chơi cũng phải chơi? Biểu hiện bên ngoài chỉ có thế thì cô giáo, nhà trường có thấy nó nguy hiểm hay không? Gia đình bảo dọa đánh, cụ thể là ai??? Thì đối tượng dọa đánh liên tục đấy mới có căn cứ để bắt.
Còn bác sĩ thì họ hiểu quá rõ khi nào BN chết được thì chả cần phải tranh cãi làm gì. Ngay cả bác sĩ lỡ làm chết bệnh nhân cũng còn chả phải ác thú như nhiều cụ đang lên án cô giáo này.
Cụ đừng nhận xét cá nhân. Cụ ko nói được về luật pháp quay ra công kích cá nhân phỏng =))
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
3,643
Động cơ
332,278 Mã lực
Cụ đừng nhận xét cá nhân. Cụ ko nói được về luật pháp quay ra công kích cá nhân phỏng =))
Cụ có nói được về luật pháp đâu, toàn cảm tính. Cụ muốn áp luật thì phải căn cứ các điều khoản rõ ràng, phải có bằng chứng, chứng cứ.
Em không công kích cá nhân, chính cụ đang công kích, mỉa mai cá nhân đấy. Đáng cười nhất là người không nhận ra mình là ai 😉
 

bmt1986

Xe tăng
Biển số
OF-102646
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,887
Động cơ
419,583 Mã lực
Nếu so với bệnh tật, bạo lực học đường là tác nhân, là nguồn bệnh, còn chữa trị thì cần 50-50 giữa bạn bè cháu nó và gia đình. Thầy cô và nhà trường chỉ làm được việc ngăn 1 phần nguồn bệnh, còn không chữa được thì cũng không thể đổ lỗi cho trường.
Trách nhiệm chữa bệnh và phòng bệnh này bằng cách chuẩn bị cách đối mặt với khủng hoảng cho con 90% là của gia đình.
Nhà trường không liên quan thì chúng ta nên bỏ từ "bạo lực học đường" thôi cụ nhỉ.

Vì có liên quan đến học đường , giảng đường gì đâu.

Chuyện xã hội mà, thầy cô vô can :))
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,386
Động cơ
1,550,187 Mã lực
Cụ có nói được về luật pháp đâu, toàn cảm tính. Cụ muốn áp luật thì phải căn cứ các điều khoản rõ ràng, phải có bằng chứng, chứng cứ.
Em không công kích cá nhân, chính cụ đang công kích, mỉa mai cá nhân đấy. Đáng cười nhất là người không nhận ra mình là ai 😉
Cụ hoặc ko hiểu tiếng việt, hoặc có vấn đề về hiểu biết pháp luật. Còm em bót ở trên (#485) với chữ bôi đỏ qui định rõ trách nhiệm của nhà trường trong việc phòng chống bạo lực học đường. Thôi cụ nhé em ko có trách nhiệm giải thích luật cho cụ. mệt lắm!
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
3,643
Động cơ
332,278 Mã lực
Cụ hoặc ko hiểu tiếng việt, hoặc có vấn đề về hiểu biết pháp luật. Còm em bót ở trên (#485) với chữ bôi đỏ qui định rõ trách nhiệm của nhà trường trong việc phòng chống bạo lực học đường. Thôi cụ nhé em ko có trách nhiệm giải thích luật cho cụ. mệt lắm!
Thế cụ có đọc bài trả lời của em không? Em có nói nhà trường không có trách nhiệm gì đâu, nhưng khi xem xét thực tế thì phải có bằng chứng cụ thể để quy trách nhiệm cụ nhé. Cụ chắc toàn đọc chứ chưa gặp thực thi luật bao giờ 🤣. Thôi để cho cụ tự sướng thôi. Em cũng chả rảnh để phải làm cụ mất sướng 😊
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top