Nếu so với bệnh tật, bạo lực học đường là tác nhân, là nguồn bệnh, còn chữa trị thì cần 50-50 giữa bạn bè cháu nó và gia đình. Thầy cô và nhà trường chỉ làm được việc ngăn 1 phần nguồn bệnh, còn không chữa được thì cũng không thể đổ lỗi cho trường.
Trách nhiệm chữa bệnh và phòng bệnh này bằng cách chuẩn bị cách đối mặt với khủng hoảng cho con 90% là của gia đình.
Không phải cụ a. Vấn đề là ở VN chúng ta quá xa lạ với sức khoẻ tâm thần. Trong khi ở nước ngoài, sức khỏe tâm thần là vấn đề thuộc dạng được quan tâm bậc nhất.
Ở trường hợp cá biệt mà chúng ta đang bàn luận, hành vi bạo lực học đường ở cấp độ đó của học sinh không nên là một vấn đề mà chúng ta đem ra đổ lỗi cho cái chết của nạn nhân.
Vấn đề sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên luôn luôn là một vấn đề nhức nhối ở xã hội hiện đại, khi mà áp lực, sự kỳ vọng vượt ngưỡng, sự thay đổi biến động nhanh chóng của thế giới quan,...đặt rất nhiều áp lực lên những đứa trẻ vốn đang phải chịu sự thay đổi hormone của tuổi dậy thì.
Chúng ta thấy khi dậy thì thì con cái đổi tính, có đứa tự tin, nhưng cũng có đứa mặc cảm, có đứa hoạt bát có đứa u buồn ...
Khi những áp lực đó tích tụ mà không được giải toả, các bé bị bị trầm cảm hay là bị ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Những đứa trẻ bị đặt trong môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì càng phải chịu thêm nhiều cái áp lực.
Không lạ khi trường chuyên lớp chọn càng hay gặp bất thường tâm thần ở trẻ. Ngay cả người lớn, làm việc ở vị trí chuyên môn cao như luật sư, bác sĩ thì các bất thường tâm thần như căng thẳng, stress, burn out hay trầm cảm cũng cực kỳ phổ biến. Bởi ở những người này, áp lực phải trở nên giỏi nhất, hoàn hảo nhất nó lấn át hoàn toàn những người "medium" trong XH.
Em nhớ có khảo sát 1 trường y ở VN, có 24% sinh viên từng nghĩ tới tự tử 1 lần trong đời, và 40% bác sĩ ở Mỹ khai báo rằng họ từng bị trầm cảm trong suốt thời gian hành nghề.
Điều đó cho thấy rằng các bất thường tâm thần là cực kỳ phổ biến chứ không phải trên ti vi hiêms gặp.
Các bất thường hay bệnh lý tâm thần này nếu không được quản lý, chăm sóc, ở mức độ trung bình đến nặng của trầm cảm, sẽ xuất hiện các suy nghĩ, hành vi làm tổn hại đến sức khỏe tính mạng bản thân.
Nhận ra và bảo vệ sức khoẻ tâm thần của con cái là thách thức rất lớn của cha mẹ, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nhịp sống hiện tại, hơn thế nữa. Bố mẹ người việt thường chẳng mấy quen thuộc và quan tâm với vấn đề sức khoẻ tâm thần, của cả bản thân, chứ chưa nói đêns gia đình, con cái.
Sức khỏe tâm thần, từ bình thường đối với nước ngoài như tất cả các bệnh lý thực thể khác, nhưng người Việt Nam nhìn vào chỉ thấy toàn ái ngại.