tùy theo mức độ, giáo viên đã nói chuyện v ới học siinh và caccs bạn nhóm cô lập chưa/ đổi chỗ là cái có thể chấp nhận được. Đây không chỉ cô lập và còn có lời nói và hành động cụ nhé. Xích mích nặng mà không giải quyết được vẫn xếp ngồi cạnh nhau thì có ổn không. có trường hợp bên cô lập có những đọng thái ác ý với bạn ảnh hưởng đến b ạn cần cho đình chỉ học. Giáo viên bao che và cố tình lờ đi dẫn đến hậu quả nặng có thể cho đình chỉ. Hiệu trưởng đã được phản ánh và biết việc nhưng vì các lý do thành tích , vô cảm... dấn đến hậu quả nặng có thể từ chức. Trường không đảm bảo cho các con về mặt vật chất và tinh thần thfi giải thể
Nếu cụ muốn phân quy trách nhiệm, thì phải phân tách ra thành 2 vụ độc lập.
1. Có hay không xảy ra hành vi bạo hành ở trường X,
Và
2. Trẻ Y lớp 10a5 trường X tự tử.
Bởi vấn đề bạo hành và cái chết của trẻ Y chẳng có liên quan nhân quả trực tiếp.
Bản chất, cái chết của trẻ Y phải xét đến sự thiếu trách nhiệm, thiếu sự chăm sóc sức khoẻ tinh thần của người giám hộ, không phải lý do bị bạo hành, ép buộc tự tử tại nhà trường để cho cụ gộp 2 làm 1 rồi bắt nhà trường phải là bên chịu trách nhiệm chính cho chuyện đó.
Câu hỏi cụ nên đặt ra là, tại sao cha mẹ, người giám hộ trẻ Y không nhận ra các dấu hiệu bất thường về sức khỏe tâm thần của trẻ, để tìm kiếm sự trợ giúp y tế, mà để mặc cho trẻ đi đến cái kết cục cuối cùng đáng tiếc đó. Rõ ràng chúng ta có rất nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ Y gặp các vấn đề bất thường về bệnh lý tâm lý tâm thần tại các thời điểm xa về phía trước.
Các bệnh lý tâm lý-tâm thần cần tới sự chẩn đoán của BS, cùng với cả việc điều trị bắt buộc bằng thuốc chứ ko phải đơn giản tách riêng chỗ ngồi, đổi lớp là xong việc, mà chúng ta lôi giáo viên, nhà trường ra để trách tội.
Chính sự bỏ rơi, thiếu hụt chăm sóc y tế này mới là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của đứa trẻ đó.