[Funland] Bạo lực học đường và những tổn thương của con trẻ

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,132
Động cơ
240,184 Mã lực
E nghĩ như cụ! Nhà trường đáng trách vì thiếu trách nhiệm, đặc biệt GVCN, với 1 hs mới hơn 1 học kỳ nghỉ quá nhiều như vậy, mà GV không tìm hieu nguyên nhân...lớp chỉ 27hs, mà vấn đề to thế không nhận ra...Tuy nhiên đáng trách nhất là người mẹ, theo e là nhu nhược! Tâm sự với con suốt, thấy con chán nản, sợ đến trường, trầm cảm...mà mẹ xử xự yếu ớt, không xin chuyển được thì thôi, cam chịu để con như vậy. Thật là đáng tiếc!
Cái này gọi là không ngờ tới, Cũng cho con nghỉ nhiều rồi đưa đón và cho học học kiểu cầm chừng chờ chuyển lớp chuyển trường rồi. Không ngờ con lại bồng bột vậy. Đây là bài học cho các phụ huynh rút kinh nghiệm
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
11,960
Động cơ
664,509 Mã lực
Cái này gọi là không ngờ tới, Cũng cho con nghỉ nhiều rồi đưa đón và cho học học kiểu cầm chừng chờ chuyển lớp chuyển trường rồi. Không ngờ con lại bồng bột vậy. Đây là bài học cho các phụ huynh rút kinh nghiệm
Lớp 10 bây giờ học phân ban rồi, hình như chuyển lớp ko dễ như xưa đâu ạ
Chương trình lớp 10 mới: Có được đổi môn sau khi đã chọn? (plo.vn)
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,132
Động cơ
240,184 Mã lực
Nếu tn trên là đúng, sự việc xảy ra từ đầu năm. Cả một năm học đằng đẵng thế. Mà có tôi jtrangj cho trẻ duwois 18 tuổi vào tù vì tội bạo hành gián tiếp dẫn đến cái chết của ngừoi khác không nhỉ để làm gương cảnh cáo răn đe. Mặt khác vụ này cần xử lý nhghiêm để các thấy cô và nhà trường có sự sát sao hướng dẫn cụ thể các trường hợp thì nên xử lý thế nào. Lớp con em cô xử lý cũng lúng túng lắm
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,026
Động cơ
62,323 Mã lực
Tuổi
19
Lớp 10 bây giờ học phân ban rồi, hình như chuyển lớp ko dễ như xưa đâu ạ
Chương trình lớp 10 mới: Có được đổi môn sau khi đã chọn? (plo.vn)
Link của bác có đăng đấy thây: Chuyển được nhé.
"“Nhà trường công khai các tổ hợp môn học lựa chọn trong phương án tuyển sinh và tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp giúp HS lựa chọn môn học phù hợp. Trường hợp đặc biệt, HS có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, hiệu trưởng xem xét quyết định và báo cáo Sở GD&ĐT”. ".
Đấy, chỉ cần báo cáo giám đốc trưởng, giám đốc báo cáo Sở GD&DT là xong.
Còn, cái cậu Xở có phải báo cáo ai nữa không thì để tôi hỏi cậu Sơn trên trển.

Nhưng là Đặc biệt thôi nhá.
Phải chứng minh con bác thuộc loại rất chi đặc biệt, thì mới duyệt.
 

bmt1986

Xe tăng
Biển số
OF-102646
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,887
Động cơ
419,583 Mã lực
Nói về cái vụ tẩy chay này nó khó vì ko có một bằng chứng hữu hình nào. F1.2 của nhà cháu cũng bị như này, khi tìm hiểu vấn đề cháu thấy nguyên nhân ở phần lớn nằm ở con nhà mình. Tính cách của đứa trẻ, cách giáo dục của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc tại sao con bị tẩy chay.
Khi phát hiện ra sự việc, việc đầu tiên là làm công tác tư tưởng cho con, phân tích cho con rằng với tính cách con như thế thì có chuyển lớp nào cũng sẽ bị tẩy chay mà thôi. Do đó việc cần làm là đối diện với vấn đề, phải thay đổi thái độ, cái gì con cư xử đúng, cais gì con cư xử sai, cái gì bạn đúng, cái gì bạn sai. Cháu ngồi phân tích với con hàng ngày, nhẹ nhàng có, cứng rắn có, tâm lý có, đôi khi cũng hơi thô lỗ chút.
Bên cạnh đó, cháu kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, quan sát kỹ ở trường để đề phòng các vấn đề bất trắc xảy ra. Cũng may cô giáo chủ nhiệm F1.2 khá trẻ nên cô cũng có cách tiếp cận các bạn bị bắt nạt và bắt nạt khá hiện đại, tâm lý mà cứng rắn.
ngoài ra mấy lần anh trai của F1.2 cunhx đưa em đến trường, chả nói gì nhưng nhìn cứ cao to lừng lững đi vào lớp, mặt lạnh như tiền hihi.
Trong quá trình tìm hiểu cháu nhận thấy F1.2 làm mất lòng 1 bạn đại ka trong lớp nên các bạn khác à dua theo đuôi, còn lại thì đa số là sợ bạn đại ka kia nên tránh ko tiếp xúc với F1.2 nhà cháu. Tuy nhiên trong khối lớp 7 có mấy bạn học cùng tiểu học với F1.2 lên, trong đó có mấy bạn khá nổi, cháu liên lạc lại với các bạn đấy, thế là giờ chơi các bạn ấy ùa sang kéo F1.2 đi chơi cùng. Sau dần tình trạng cũng cải thiện, giờ thì ổn cả ạ.
Hôm qua F1.2 chủ động kể chuyện với mẹ Về vụ này, hai mẹ con lại tỉ tê tâm sự, phân tích nọ kia.
Quan điểm của cháu trong việc giáo dục trẻ là, nói chung cần phải rèn luyện tâm lý cho trẻ chút, ko để trẻ quá mềm yếu. Khi có vấn đề gì xảy ra mình cần phân tích cho trẻ cái sai, cái đúng của trẻ và hướng dẫn trẻ cách tự đối mặt, giải quyết vấn đề của mình. Phụ huynh nếu muốn quan sát, hỗ trợ thì chỉ âm thầm thui ạ. Ví dụ như trong trường hợp của F1.2 nhà cháu, khi liên lạc với cô giáo cháu cũng ko để trẻ biết, F1.1 đưa F1.2 đến lớp mấy lần cũng có mấy lí do hết sức tình cờ.
Chuẩn đấy cụ, vai trò của giáo viên nhà trường trong các sự việc như này cực kỳ quan trọng.
F1 nhà em may mắn được học trường tốt, lớp tốt, cô tốt.
HS thời nào thì cũng có này kia thôi.
Nhưng cô giáo xử lý rất tốt, và chu đáo khi có vấn đề.

Chứ không vô trách nhiệm đổ hết lỗi cho gia đình.
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,132
Động cơ
240,184 Mã lực
Link của bác có đăng đấy thây: Chuyển được nhé.
"“Nhà trường công khai các tổ hợp môn học lựa chọn trong phương án tuyển sinh và tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp giúp HS lựa chọn môn học phù hợp. Trường hợp đặc biệt, HS có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, hiệu trưởng xem xét quyết định và báo cáo Sở GD&ĐT”. ".
Đấy, chỉ cần báo cáo giám đốc trưởng, giám đốc báo cáo Sở GD&DT là xong.
Còn, cái cậu Xở có phải báo cáo ai nữa không thì để tôi hỏi cậu Sơn trên trển.

Nhưng là Đặc biệt thôi nhá.
Phải chứng minh con bác thuộc loại rất chi đặc biệt, thì mới duyệt.
chờ nhé, chúng tôi không nói không được mà còn phải xem xét trình các cấp. Đến bao giờ được chugns tôi trả nhời còn bao giờ có câu trả lời thì đợi
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,132
Động cơ
240,184 Mã lực
Chuẩn đấy cụ, vai trò của giáo viên nhà trường trong các sự việc như này cực kỳ quan trọng.
F1 nhà em may mắn được học trường tốt, lớp tốt, cô tốt.
HS thời nào thì cũng có này kia thôi.
Nhưng cô giáo xử lý rất tốt, và chu đáo khi có vấn đề.

Chứ không vô trách nhiệm đổ hết lỗi cho gia đình.
Hình như giờ chỉ học nang cao và hướng dẫn chuyên môn nhiều. Không hiểu các kỹ năng sư phạm, các vấn đề học dduwongf, tâm lý tuổi học sinh có được đào tạo thường xuyên và thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giữa các trường và các giáo viên với nhau không nữa.
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,026
Động cơ
62,323 Mã lực
Tuổi
19
Em và gia đình trong ngành, có dạy cả các bạn CNN, KL, YH,... và em thấy mặt bằng chung HS các công lập top đầu HN học đều môn, chắc chắn, ngay cả TA có thể không bằng nhưng IELTS các bạn trường công lập top đầu đạt tầm 6.5-7.0 là bình thường. Lớp 9 học lệch môn chuyên có thể đỗ hệ cận chuyên, nhưng VD học lệch chỉ chú trọng TA hầu như không thể gánh đủ điểm vào top đầu công lập vì Văn và Toán hệ số 2. Năm rồi YH điểm TB tầm 8,5Đ/môn mới đỗ, học khá TA là đạt 9Đ không khó khăn gì, nhưng xuất sắc TA cũng chỉ hơn bạn khá 1Đ, không thể bù đắp cho Văn và Toán hệ số 2.
Nhìn chung ở HN và SG và vài thành phố lớn học sinh phổ thông học căng thẳng, vất vả, cạnh tranh nhiều, cha mẹ cũng bận, tuổi mới lớn cũng ít có thời gian, môi trường để tâm sự dãi bày, cũng là thiệt thòi.
Bác chuẩn.
Con tôi đứa đầu qua được rào cản này rồi.
Giờ đến đứa thứ hai.
Mời bác diệu!!!
 

BMW X4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809003
Ngày cấp bằng
20/3/22
Số km
4,026
Động cơ
62,323 Mã lực
Tuổi
19
chờ nhé, chúng tôi không nói không được mà còn phải xem xét trình các cấp. Đến bao giờ được chugns tôi trả nhời còn bao giờ có câu trả lời thì đợi
Chết chết, trả lời như bác thì vô trách nhiệm quá.
Phải dõ dàng, thế nài nài:
Tụi bây gửi hồ sơ lên đây, tau xem và duyệt, sẽ trả lời trong tháng sáu.
Nhá.


Đấy, phải minh bạch và rõ ràng như thế.
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
11,960
Động cơ
664,509 Mã lực
Chuẩn đấy cụ, vai trò của giáo viên nhà trường trong các sự việc như này cực kỳ quan trọng.
F1 nhà em may mắn được học trường tốt, lớp tốt, cô tốt.
HS thời nào thì cũng có này kia thôi.
Nhưng cô giáo xử lý rất tốt, và chu đáo khi có vấn đề.

Chứ không vô trách nhiệm đổ hết lỗi cho gia đình.
Muốn cô để ý quan tâm đến con mình thì mình phải sát sao trước đã cụ ạ, nhà cháu cũng phải nhắn tin gọi điện trao đổi với cô suốt để nắm tình hình đấy. Chứ ko phải tự nhiên cô quan tâm đến con mình kể cả ngoài giờ học đâu.
 

ying80

Xe buýt
Biển số
OF-104646
Ngày cấp bằng
1/7/11
Số km
700
Động cơ
398,478 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long
Bố mẹ nên có cách bảo vệ con cái là tốt nhất. Con gái e năm lớp 8 e trực tiếp lên tận lớp chỉ mặt mấy thằng ku k dc nhờn quá trớn. Giờ đợi ng khác bảo vệ ng thân mình còn khuya
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Nếu tn trên là đúng, sự việc xảy ra từ đầu năm. Cả một năm học đằng đẵng thế. Mà có tôi jtrangj cho trẻ duwois 18 tuổi vào tù vì tội bạo hành gián tiếp dẫn đến cái chết của ngừoi khác không nhỉ để làm gương cảnh cáo răn đe. Mặt khác vụ này cần xử lý nhghiêm để các thấy cô và nhà trường có sự sát sao hướng dẫn cụ thể các trường hợp thì nên xử lý thế nào. Lớp con em cô xử lý cũng lúng túng lắm
Trẻ tự sát là do bị trầm cảm. Yếu tố bạo lực học đường có thể đóng góp 1 phần nguyên nhân nhưng chẳng thể khẳng định là nguyên nhân chủ yếu và duy nhất.

Mức độ "bạo hành" này chẳng mang yếu tố đe doạ, ép buộc, khuyến khích, thúc đẩy, gợi ý, hướng dẫn người khác tự sát, nên cụ nói bạo hành gián tiếp dẫn đến chết người là không có cơ sở.

Trẻ tự sát do trầm cảm là ở vào giai đoạn nặng của bệnh, với triệu chứng bộc lộ, biểu hiện kéo dài trước đó.

Cụ/mợ có thể tìm hiểu quy định này đối với nghĩa vụ của phụ huynh:

Việc không đưa trẻ em đi thăm khám khi bị trầm cảm có thể vi phạm các quy định sau:

Điều 13 của Luật bảo vệ, chăm sóc người tàn tật, người cao tuổi và trẻ em năm 2010, quy định về quyền lợi của trẻ em, trong đó bao gồm quyền lợi về sức khỏe. Theo đó, trẻ em có quyền được bảo vệ sức khỏe và được chăm sóc đúng cách, đảm bảo tối đa các điều kiện để phát triển thể chất và tinh thần.

Điều 68, 69, 70 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, quy định trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái chưa thành niên, trong đó bao gồm trách nhiệm bảo đảm cho con cái được chăm sóc sức khỏe và phát triển tốt nhất.

Bệnh trầm cảm cũng giống như các bệnh khác, được BYT định nghĩa rõ ràng. Cho nên cũng như các bệnh thực thể khác, con cái bị bệnh cha mẹ không đưa đi thăm khám dù có đủ khả năng, dẫn đến cái chết của trẻ thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm.

Nếu cha mẹ biết con bị trầm cảm, và cũng biết rằng bệnh nhân trầm cảm có xu hướng tự hủy hoại cơ thể họ thậm chí cả tự sát, mà không có biện pháp phòng ngừa khả dĩ, thì còn mắc thêm cả tội ngộ sát trong đó nữa.


Việc đồng cảm với mất mát của phụ huynh, không đồng nghĩa với miễn trừ họ khỏi nghĩa vụ & trách nhiệm của phụ huynh đó với con cái.
 
Chỉnh sửa cuối:

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
3,641
Động cơ
332,307 Mã lực
huhu.. cô giáo mặt như này thì em quay xe :((
Cụ để em chụp cụ 1 khoảnh khắc xem có kinh không đã.
E nghĩ như cụ! Nhà trường đáng trách vì thiếu trách nhiệm, đặc biệt GVCN, với 1 hs mới hơn 1 học kỳ nghỉ quá nhiều như vậy, mà GV không tìm hieu nguyên nhân...lớp chỉ 27hs, mà vấn đề to thế không nhận ra...Tuy nhiên đáng trách nhất là người mẹ, theo e là nhu nhược! Tâm sự với con suốt, thấy con chán nản, sợ đến trường, trầm cảm...mà mẹ xử xự yếu ớt, không xin chuyển được thì thôi, cam chịu để con như vậy. Thật là đáng tiếc!
Vậy thì phải xử lý cả ba bên: nhà trường, gia đình và người bạo hành (nếu có đánh, hoặc có hành vi bạo hành rõ ràng), chứ trường đình chỉ cô giáo chỉ là thí tốt trấn an dư luận và đổ hết trách nhiệm lên cô, trong khi quyền của cô thì bé bằng con kiến.
Em chưa thấy vụ nào bên nước ngoài mà xử lý cô giáo kiểu này cả.
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,132
Động cơ
240,184 Mã lực
Trẻ tự sát là do bị trầm cảm. Yếu tố bạo lực học đường có thể đóng góp 1 phần nguyên nhân nhưng chẳng thể khẳng định là nguyên nhân chủ yếu và duy nhất.

Mức độ "bạo hành" này chẳng mang yếu tố đe doạ, ép buộc, khuyến khích, thúc đẩy, gợi ý, hướng dẫn người khác tự sát, nên cụ nói bạo hành gián tiếp dẫn đến chết người là không có cơ sở.

Trẻ tự sát do trầm cảm là ở vào giai đoạn nặng của bệnh, với triệu chứng bộc lộ, biểu hiện kéo dài trước đó.

Cụ/mợ có thể tìm hiểu quy định này đối với nghĩa vụ của phụ huynh:

Việc không đưa trẻ em đi thăm khám khi bị trầm cảm có thể vi phạm các quy định sau:

Điều 13 của Luật bảo vệ, chăm sóc người tàn tật, người cao tuổi và trẻ em năm 2010, quy định về quyền lợi của trẻ em, trong đó bao gồm quyền lợi về sức khỏe. Theo đó, trẻ em có quyền được bảo vệ sức khỏe và được chăm sóc đúng cách, đảm bảo tối đa các điều kiện để phát triển thể chất và tinh thần.

Điều 18 của Luật Trách nhiệm gia đình năm 2014, quy định trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái chưa thành niên, trong đó bao gồm trách nhiệm bảo đảm cho con cái được chăm sóc sức khỏe và phát triển tốt nhất.

Bệnh trầm cảm cũng giống như các bệnh khác, được BYT định nghĩa rõ ràng. Cho nên cũng như các bệnh thực thể khác, con cái bị bệnh cha mẹ không đưa đi thăm khám dù có đủ khả năng, dẫn đến cái chết của trẻ thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm.

Nếu cha mẹ biết con bị trầm cảm, và cũng biết rằng bệnh nhân trầm cảm có xu hướng tự hủy hoại cơ thể họ thậm chí cả tự sát, mà không có biện pháp phòng ngừa khả dĩ, thì còn mắc thêm cả tội ngộ sát trong đó nữa.


Việc đồng cảm với mất mát của phụ huynh, không đồng nghĩa với miễn trừ họ khỏi nghĩa vụ & trách nhiệm của phụ huynh đó với con cái.
gia đình họ đã phải trả giá quá đau đớn rồi. Thế còn những đứa trẻ có hành vi bạo lực về mặt thể xác và tinh thần cho bạn vô can à. Cô giáo chru nhiệm và nhà trường vô can à khi mà mọi chuyện diễn ra trong trường và gia đinh đã có nói và cô cũng biết có sự việc đó. Ko thể đổ mọi trách nhiệm lên phụ huynh được. Trách nhiệm của nhà trường là gì? Những đứa trẻ độc ác kia ko có hình thức răn đe thì càng loạn
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,386
Động cơ
1,550,187 Mã lực
Nói về cái vụ tẩy chay này nó khó vì ko có một bằng chứng hữu hình nào. F1.2 của nhà cháu cũng bị như này, khi tìm hiểu vấn đề cháu thấy nguyên nhân ở phần lớn nằm ở con nhà mình. Tính cách của đứa trẻ, cách giáo dục của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc tại sao con bị tẩy chay.
Khi phát hiện ra sự việc, việc đầu tiên là làm công tác tư tưởng cho con, phân tích cho con rằng với tính cách con như thế thì có chuyển lớp nào cũng sẽ bị tẩy chay mà thôi. Do đó việc cần làm là đối diện với vấn đề, phải thay đổi thái độ, cái gì con cư xử đúng, cais gì con cư xử sai, cái gì bạn đúng, cái gì bạn sai. Cháu ngồi phân tích với con hàng ngày, nhẹ nhàng có, cứng rắn có, tâm lý có, đôi khi cũng hơi thô lỗ chút.
Bên cạnh đó, cháu kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, quan sát kỹ ở trường để đề phòng các vấn đề bất trắc xảy ra. Cũng may cô giáo chủ nhiệm F1.2 khá trẻ nên cô cũng có cách tiếp cận các bạn bị bắt nạt và bắt nạt khá hiện đại, tâm lý mà cứng rắn.
ngoài ra mấy lần anh trai của F1.2 cunhx đưa em đến trường, chả nói gì nhưng nhìn cứ cao to lừng lững đi vào lớp, mặt lạnh như tiền hihi.
Trong quá trình tìm hiểu cháu nhận thấy F1.2 làm mất lòng 1 bạn đại ka trong lớp nên các bạn khác à dua theo đuôi, còn lại thì đa số là sợ bạn đại ka kia nên tránh ko tiếp xúc với F1.2 nhà cháu. Tuy nhiên trong khối lớp 7 có mấy bạn học cùng tiểu học với F1.2 lên, trong đó có mấy bạn khá nổi, cháu liên lạc lại với các bạn đấy, thế là giờ chơi các bạn ấy ùa sang kéo F1.2 đi chơi cùng. Sau dần tình trạng cũng cải thiện, giờ thì ổn cả ạ.
Hôm qua F1.2 chủ động kể chuyện với mẹ Về vụ này, hai mẹ con lại tỉ tê tâm sự, phân tích nọ kia.
Quan điểm của cháu trong việc giáo dục trẻ là, nói chung cần phải rèn luyện tâm lý cho trẻ chút, ko để trẻ quá mềm yếu. Khi có vấn đề gì xảy ra mình cần phân tích cho trẻ cái sai, cái đúng của trẻ và hướng dẫn trẻ cách tự đối mặt, giải quyết vấn đề của mình. Phụ huynh nếu muốn quan sát, hỗ trợ thì chỉ âm thầm thui ạ. Ví dụ như trong trường hợp của F1.2 nhà cháu, khi liên lạc với cô giáo cháu cũng ko để trẻ biết, F1.1 đưa F1.2 đến lớp mấy lần cũng có mấy lí do hết sức tình cờ.
Ko khó cụ à, nếu nhà trường có phòng tham vấn học đường sẽ ngăn ngừa rất tốt các vấn đề mà hs gặp phải:
screenshot_1681960010.png

Chúng ta đừng trách phụ huynh vì trong số chúng ta có những người có học vị cao, cấp bậc quản lý cao hoặc rất cao, nhưng không ai dám nói đã dạy con 1 cách đúng đắn chưa. Trong các tình huống ở gia đình đã xử lý tình huống tốt chưa.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
gia đình họ đã phải trả giá quá đau đớn rồi. Thế còn những đứa trẻ có hành vi bạo lực về mặt thể xác và tinh thần cho bạn vô can à. Cô giáo chru nhiệm và nhà trường vô can à khi mà mọi chuyện diễn ra trong trường và gia đinh đã có nói và cô cũng biết có sự việc đó. Ko thể đổ mọi trách nhiệm lên phụ huynh được. Trách nhiệm của nhà trường là gì? Những đứa trẻ độc ác kia ko có hình thức răn đe thì càng loạn
Trách nhiệm lớn nhất là của gia đình.

Nhà trường hay các học sinh khác là bên có nghĩa vụ liên quan.

Cụ quên rằng trẻ này tự sát ở trong ngôi nhà của họ, chứ không phải ở trường, bị học sinh khác ép buộc, khuyến khích, gợi ý, hướng dẫn tự tử.

Trẻ sống chung với gia đình, ăn, ở, ngủ chung trong ngôi nhà của bố mẹ, chứ không phải ở nội trú của nhà trường, cho nên đừng bắt nhà trường chịu trách nhiệm giám hộ thay cho cha mẹ.

Cha mẹ sống, ăn, ở, ngủ cùng con mà ko phát hiện ra con trầm cảm, thì lấy cơ sở nào để bắt buộc cô giáo hay nhà trường phải nhận ra và chịu trách nhiệm cho chuyện đó??

Một làn nữa, như em nói, việc đồng cảm với mất mát của phụ huynh không đồng nghĩa với việc miễn trừ trách nhiệm và nghĩa vụ của họ với con cái
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
3,641
Động cơ
332,307 Mã lực
gia đình họ đã phải trả giá quá đau đớn rồi. Thế còn những đứa trẻ có hành vi bạo lực về mặt thể xác và tinh thần cho bạn vô can à. Cô giáo chru nhiệm và nhà trường vô can à khi mà mọi chuyện diễn ra trong trường và gia đinh đã có nói và cô cũng biết có sự việc đó. Ko thể đổ mọi trách nhiệm lên phụ huynh được. Trách nhiệm của nhà trường là gì? Những đứa trẻ độc ác kia ko có hình thức răn đe thì càng loạn
Không phải đổ trách nhiệm mà cần làm rõ trách nhiệm theo quy định. Còn theo ý em thì chả cô giáo nào muốn học sinh tự tử mà bảo ép chết cả, chẳng qua cô cũng không nghĩ lại có chuyện đó xảy ra (cũng như gia đình bạn) thôi. Cụ nghĩ xem, con khóc với mẹ, ở nhà con kêu, con thu mình, sợ đi học mà mẹ còn không nghĩ con tự tử, để mà động viên con, mà thấy con suy sụp thì cho nghỉ đã, cho khám tâm lý,... Còn cô thì lớp nào chả có chuyện học sinh không chơi, nói xấu, thậm chí bắt nạt, nhưng cô cũng đã có nói chuyện và các bạn nói không thích chơi thì sao bắt chơi được (chứ có hành vi bạo hành nào rõ ràng đâu???). Chuyện chuyển lớp là của nhà trường cô quyết thế nào? Khi cô gọi mẹ hỏi tại sao con nghỉ học, mẹ nói gì mà không thấy gia đình đăng lên? Mẹ có nói con bị suy sụp tinh thần do bạn tẩy chay con không? Cho nên có thể cô chỉ nghĩ đó là chuyện trẻ con thôi không phải nghiêm trọng.
 

giahoi

Xe hơi
Biển số
OF-49735
Ngày cấp bằng
29/10/09
Số km
182
Động cơ
457,547 Mã lực
gia đình họ đã phải trả giá quá đau đớn rồi. Thế còn những đứa trẻ có hành vi bạo lực về mặt thể xác và tinh thần cho bạn vô can à. Cô giáo chru nhiệm và nhà trường vô can à khi mà mọi chuyện diễn ra trong trường và gia đinh đã có nói và cô cũng biết có sự việc đó. Ko thể đổ mọi trách nhiệm lên phụ huynh được. Trách nhiệm của nhà trường là gì? Những đứa trẻ độc ác kia ko có hình thức răn đe thì càng loạn
Tư duy thế này bảo sao ra đường đâm phải người vượt đèn đỏ làm chết người thì dù mình đúng hoàn toàn thì vẫn cứ phải đền cho gia đình người chết vì "họ đã phải trả giá quá đắt" và vì mình "không làm chủ tốc độ".
Quan điểm của tôi là đau thì cũng không được miễn trách nhiệm.
Tất nhiên tôi cũng ủng hộ việc truy cứu trách nhiệm các bên như nhà trường và cô giáo, song trên hết là hiểu được trách nhiệm của nhà trường và cô giáo đến đâu.
Tôi có hiểu biết chút chút về ngành và được biết mấy cái vụ mâu thuẫn trong lớp học việc xử lý rất khó khăn và rườm rà, nhà trường và giáo viên không có quyền nhiều đâu, trông vào "tâm" là chính, mà cái này thì khó để nói thế nào là đủ.
Ngoài ra, nhiều năm nay, xã hội có còn coi giáo viên và nhà trường như trước đây đâu, giáo viên bị coi là thợ dạy, nhà trường bị coi là nơi gửi trẻ, hậu quả là sự vô cảm (nhiều lúc không vô cảm không được, đành nhắm mắt mà bỏ qua, coi như việc dạy là việc kiếm cơm thôi) nên đòi hỏi nhà trường và giáo viên thì cũng nên có mức độ.
Còn cha mẹ, là người hiểu con mình nhất, có trách nhiệm với con mình nhất mà để đến mức nó không tâm sự được (tôi khẳng định việc nó giấu bố mẹ là do nó không thể nói ra được, không tâm sự được) thì cũng nên xem lại mình. Các thông tin trên mạng không thấy phía gia đình nhận chút trách nhiệm nào về gia đình, toàn đổ cho nhà trường và cô giáo.
 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,132
Động cơ
240,184 Mã lực
Không phải đổ trách nhiệm mà cần làm rõ trách nhiệm theo quy định. Còn theo ý em thì chả cô giáo nào muốn học sinh tự tử mà bảo ép chết cả, chẳng qua cô cũng không nghĩ lại có chuyện đó xảy ra (cũng như gia đình bạn) thôi. Cụ nghĩ xem, con khóc với mẹ, ở nhà con kêu, con thu mình, sợ đi học mà mẹ còn không nghĩ con tự tử, để mà động viên con, mà thấy con suy sụp thì cho nghỉ đã, cho khám tâm lý,... Còn cô thì lớp nào chả có chuyện học sinh không chơi, nói xấu, thậm chí bắt nạt, nhưng cô cũng đã có nói chuyện và các bạn nói không thích chơi thì sao bắt chơi được (chứ có hành vi bạo hành nào rõ ràng đâu???). Chuyện chuyển lớp là của nhà trường cô quyết thế nào? Khi cô gọi mẹ hỏi tại sao con nghỉ học, mẹ nói gì mà không thấy gia đình đăng lên? Mẹ có nói con bị suy sụp tinh thần do bạn tẩy chay con không? Cho nên có thể cô chỉ nghĩ đó là chuyện trẻ con thôi không phải nghiêm trọng.
Đấy là nghĩ cụ nghĩ thế. Vậy học sư phạm chỉ học chuyên môn thôi à. Con đã có báo cáo cô lập, còn xếp con ngồi cạnh bạn đó. Nói chung cô vô cảm. nếu như cụ nói thì giáo dục này loạn vì các cô và nhà trường chẳng có trách nhiệm gì trong khi họ là giáo viên, Khi phát hiện ra vấn đề bằng kỹ năng sư phạm cô phải trò chuyện hỏi con để tìm ra giải pháp và báo với gia đình. Trách nhiệm gòm các bên, gia đình, nhà trường và xã hội. Ở đấy con cả ngày trên lớp học mà nói ráo hoảnh là không có trách nhiệm là sao? Đấy là nó trách nhiệm các bên phải có mới chung tay phòng tránh được Chứ trường hợp con em nói bị bắt nạt, em hỏi luôn là ai? bắt nạt thế nào và tại sao? em gọi thẳng cho phụ huynh đó đến gặp 3 mặt một lời để làm rõ và nếu có lần sau thì không yên với em. Nhiều cô giáo là nguwoif phát hiện ra vấn đè và trao đổi với phụ huynh vấn đề của con đấy, vì có nhiều cái ở nhà con không bộc lộ.
 
Chỉnh sửa cuối:

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,101 Mã lực
Không phải đổ trách nhiệm mà cần làm rõ trách nhiệm theo quy định. Còn theo ý em thì chả cô giáo nào muốn học sinh tự tử mà bảo ép chết cả, chẳng qua cô cũng không nghĩ lại có chuyện đó xảy ra (cũng như gia đình bạn) thôi. Cụ nghĩ xem, con khóc với mẹ, ở nhà con kêu, con thu mình, sợ đi học mà mẹ còn không nghĩ con tự tử, để mà động viên con, mà thấy con suy sụp thì cho nghỉ đã, cho khám tâm lý,... Còn cô thì lớp nào chả có chuyện học sinh không chơi, nói xấu, thậm chí bắt nạt, nhưng cô cũng đã có nói chuyện và các bạn nói không thích chơi thì sao bắt chơi được (chứ có hành vi bạo hành nào rõ ràng đâu???). Chuyện chuyển lớp là của nhà trường cô quyết thế nào? Khi cô gọi mẹ hỏi tại sao con nghỉ học, mẹ nói gì mà không thấy gia đình đăng lên? Mẹ có nói con bị suy sụp tinh thần do bạn tẩy chay con không? Cho nên có thể cô chỉ nghĩ đó là chuyện trẻ con thôi không phải nghiêm trọng.
Em đồng ý với cụ.

Về mặt luật pháp, bệnh trầm cảm nó cũng tương đương với các bệnh thực thể khác về mặt pháp lý.

Nếu cha mẹ để con bị ốm nặng, dẫn đến tử vong mà không đưa con đi thăm khám, điều trị, thì cha mẹ có phải chịu trách nhiệm không? Bệnh trầm cảm nó cũng nằm ở vị thế pháp lý tương đương như thế.

Trách nhiệm của phụ huynh chúng ta, là trách nhiệm giám hộ, là người chịu trách nhiệm đầu tiên và cao nhất cho mọi vấn đề liên quan đến quền lợi, cuộc sống, sức khoẻ của con.

Đây rõ ràng không phải là một trường hợp tai nạn, không thể ngăn ngừa, không thể dự đoán trước để mà chúng ta có thể viện dẫn lý do bất khả kháng.

Con cái sống chung trong ngôi nhà của chúng ta, ăn chung, ở chung, ngủ chung, mọi động thái trong sinh hoạt đều ở trong tầm giám hộ của chúng ta, thì chúng ta phải nhận ra mọi vấn đề bất thường liên quan đến con cái và phải chịu mọi trách nhiệm cho chuyện đó.

Không thể đổ lỗi rằng cô giáo hay nhà trường chuyển chỗ ngồi, chuyển trường, chuyển lớp thì mọi chuyện đã khác. Đó không phải là căn nguyên điều trị các bất thường hay bệnh lý tâm thần (ex trầm cảm,...). Đưa con đi thăm khám, điều trị là vấn đề bắt buộc, tiên quyết.

Tóm lại, em nhấn mạnh về trách nhiệm giám hộ của cha mẹ đối với con cái. Đó không phải chỉ là 2 chữ bâng quơ, mà là 2 từ mang ý nghĩa ràng buộc và pháp lý mạnh nhất. Xã hội và pháp luật trao quyền giám hộ con cái cho cha mẹ, có nghĩa là giao mọi thứ thuộc về con cái, bao gồm cả các quyền quyết định về sinh mạng, sức khoẻ cho cha mẹ, thì cha mẹ phải là người chịu trách nhiệm cho sức khoẻ và sinh mạng của trẻ. Không thể đổ lỗi cho bất kỳ một ai khác.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top