[Funland] Bạo lực học đường và những tổn thương của con trẻ

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đấy là nước ngoài cụ, VN ko có chuyện đó đâu.

Cho nên dùng từ "Bạo lực học đường" ở VN là hoàn toàn sai. Vì hs chúng nó có đánh nhau trong trường mấy đâu chủ yếu diễn ra bên ngoài trường học cơ mà :))

Nên học sinh bắt nạt hay đánh nhau thì gọi là "Bạo lực xã hội" nó mới chuẩn cụ ạ :))

Gọi như chủ top thì mang tiếng giáo viên VN quá
Thôi thì con ngu, con dốt, con mất dạy thì là lỗi của giáo viên với nhà trường vì đấy là chuyên môn và nhiệm vụ của họ. Mình kiếm ăn nuôi con đã quá vất vả vả rồi nên dạy con là việc của nhà trường, của xã hội cụ nhỉ :)) .
Xã hội đáng sống phải là xã hội con người chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa, thằng chỉ chuyên đẻ còn thằng khác chỉ chuyên dạy :)) . Sau này quy trách nhiệm nó dễ cụ nhỉ, đỡ phải cãi nhau :))
 

shopnhimsoc

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-192383
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
3,639
Động cơ
552,320 Mã lực
Nơi ở
Số 66 ngõ 445 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
Website
nhadeplam.com
Theo dõi vụ này em thấy trách nhiệm lớn thuộc về gia đình, con mình phải cầu cứu tâm sự nhiều lần, thậm chí phải nhờ đưa đi đón về rồi mà vẫn ko quyết liệt giải quyết dứt điểm cho con. Chờ đợi trông chờ người khác trong thời gian kéo dài vậy. Không muốn trách móc ai nhưng thực sự quá buồn luôn.
 

bmt1986

Xe tăng
Biển số
OF-102646
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,887
Động cơ
419,583 Mã lực
Thôi thì con ngu, con dốt, con mất dạy thì là lỗi của giáo viên với nhà trường vì đấy là chuyên môn và nhiệm vụ của họ. Mình kiếm ăn nuôi con đã quá vất vả vả rồi nên dạy con là việc của nhà trường, của xã hội cụ nhỉ :)) .
Xã hội đáng sống phải là xã hội con người chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa, thằng chỉ chuyên đẻ còn thằng khác chỉ chuyên dạy :)) . Sau này quy trách nhiệm nó dễ cụ nhỉ, đỡ phải cãi nhau :))
Chuẩn rồi cụ, em nghĩ nền giáo dục VN nên bỏ in mấy từ "tiên học lễ, hậu học văn" trong các trường đi , có dậy lễ nghĩa gì đâu dán vào làm gì :))

Hoặc muốn học lễ thì về bảo bố mẹ tụi mày hoặc xã hội nó dậy nhé :)) chứ tụi tao thì không :))

Và VN không hề có cái gọi là "Bạo lực học đường" nhé :)) chỉ do những người ganh tị đặt điều thôi :))
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Vầng

Các cháu mà nó nghĩ được như thế này, nó hành động được như thế này, nó cư xử được như thế này, nó có tâm trạng như thế này khi đối mặt với các vấn đề ở lớp, kể cả từ mỗi quan hệ bạn bè đến học hành, thầy cô...

Thì nó đã tầm từ 25 tuổi trở lên mới nghĩ/làm/sống được như thế, chứ mười lắm mười sáu tuổi, thậm chí trên dưới 20 tuổi cũng chả mấy cháu được như thế


Trong 1 tập thể 40hs 20 hs nam 20hs nữ đi cũng k thể ép 19 nữ kia phải thân thiện với 1 bạn nữ để tạo ra tập thể 20 bạn nữ thân thiện được. Em hay tâm sự với con gái con trai e rằng con yêu mến bạn nhưng lỡ bạn k yêu mến con thì đành chịu vì mình k thể cưỡng bức 1 người khác yêu thương mình. Bạn k chơi với mình thì mình kiếm người khác chơi, bạn chơi với mình càng tốt, k thì thôi. Con k việc gì phải buồn đau cả, trong lớp con hòa đồng k nên bắt nạt bạn khác cũng đừng để người ta bắt nạt mình. Lớp con gái e có 1 nhóm nữ sinh thích trang điểm và chê con e với các bạn khác k trang điểm là cù lần. E bảo con e vào nói là con tôn trọng sở thích của các bạn thích trang điểm, còn tụi con k trang điểm cũng k phải cù lần mà vì đang đi học k cần phải trang điểm thôi, chứ đi tiệc tụi mình cũng trang điểm cho đẹp mà. Mấy bạn trang điểm coi chừng bị giám Thị phạt thôi chứ tụi tui đâu để í chi mà chê bai nhau. Xong rồi nó về nói hết gây sự rồi mẹ. Tụi con gái nó hay chành chọe nhau nên bố mẹ tâm sự động viên con mình, đứa nào nhạy cảm yếu đuối thì bố mẹ phải biết động viên con chứ giờ xã hội phức tạp cô giáo cũng k thể 3 đầu 6 tay quản hết tụi nhỏ. Cái tuổi dậy thì tâm lí ẩm ương này khó nói trước được chuyện gì, có việc nhìn bé xíu mà trong mắt tụi nó trầm trọng giờ hậu quả xảy ra biết đỗ lỗi cho ai.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,128
Động cơ
69,498 Mã lực
Chuẩn rồi cụ, em nghĩ nền giáo dục VN nên bỏ in mấy từ "tiên học lễ, hậu học văn" trong các trường đi , có dậy lễ nghĩa gì đâu dán vào làm gì :))

Hoặc muốn học lễ thì về bảo bố mẹ tụi mày hoặc xã hội nó dậy nhé :)) chứ tụi tao thì không :))

Và VN không hề có cái gọi là "Bạo lực học đường" nhé :)) chỉ do những người ganh tị đặt điều thôi :))
Em thấy đúng mà. Gia đình không dạy thì nhà trường dạy kiểu gì ạ.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,128
Động cơ
69,498 Mã lực
Em thấy nhiều người vẫn kỳ vọng thầy cô như thời nho giáo nhỉ. Thời đó cha mẹ đội lễ xin chữ, học trò thày đánh tóe máu, quân sư phụ thày còn hơn cha. Giờ thày chửi tí livestream bóc phốt, đánh một cái kiện cho thày mất nghiệp, về nhà gọi thằng thầy, con giáo. Các cụ, mợ coi giáo viên là thợ dạy thì họ sẽ làm đúng vai trò thợ dạy thôi. Hiển nhiên mà.
 

bmt1986

Xe tăng
Biển số
OF-102646
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,887
Động cơ
419,583 Mã lực
Em thấy nhiều người vẫn kỳ vọng thầy cô như thời nho giáo nhỉ. Thời đó cha mẹ đội lễ xin chữ, học trò thày đánh tóe máu, quân sư phụ thày còn hơn cha. Giờ thày chửi tí livestream bóc phốt, đánh một cái kiện cho thày mất nghiệp, về nhà gọi thằng thầy, con giáo. Các cụ, mợ coi giáo viên là thợ dạy thì họ sẽ làm đúng vai trò thợ dạy thôi. Hiển nhiên mà.
Đúng rồi cụ, giáo viên giờ thực tế chỉ là công việc kiếm tiền thôi.

Càng bơm tiền thì dậy càng tốt, còn không có tiền thì ... gọi "thợ dậy" như cụ là chuẩn đấy ạ.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,128
Động cơ
69,498 Mã lực
Đúng rồi cụ, giáo viên giờ thực tế chỉ là công việc kiếm tiền thôi.

Càng bơm tiền thì dậy càng tốt, còn không có tiền thì ... gọi "thợ dậy" như cụ là chuẩn đấy ạ.
Vâng cụ, nghề nào trả thế được trả nhiều tiền sẽ có động lực làm việc tốt hơn. Chứ lương ba cọc, ba đồng mà trăm sự nhờ thầy và trăm sự tại thầy thì ai chơi cụ.
 
Biển số
OF-808436
Ngày cấp bằng
15/3/22
Số km
845
Động cơ
13,820 Mã lực
Tại em nghĩ biết lên OF chơi là những người rất chịu tìm hiểu.
Cháu bị chậm hơn các bạn thì càng phải tìm cách để cháu được ở môi trường đỡ thiệt thòi nhất. Bằng cách nào thì phải mò, học và hỏi...

Cá nhân em phản đối suy nghĩ con bị chậm thì chấp nhận để con học ở cái lớp mà phụ huynh toàn người ko quan tâm con ntn, giáo viên cũng thay xoành xoạch. Cháu đã thiệt thòi so với các bạn khác thì càng phải tìm cách thế nào đấy để cháu đỡ thiệt thòi thêm.
Đấy là em nghĩ thế :|

Trên OF này em đã từng đọc nhiều chia sẻ của các cụ có con bị bệnh cơ. Và các cụ ấy đều hết lòng vì con! Em thực sự nể phục các cụ ấy!
Em cũng phục các cụ mợ ấy.
Em cũng đã làm những gì em cho là phù hợp với bạn nhà em. Và em cảm thấy bạn nhà em vẫn đang hạnh phúc là được.
Em cũng muốn nhắn nhủ với cụ 1 câu: Đọc và nhìn cái gì thì cũng nên nhìn theo hướng đa chiều. Chứ không phải cứ nhìn nhận theo cách hiểu thiển cận của mình và đi phán xét người khác. Ai cũng thế thôi, khi làm bất cứ điều gì người ta cũng đều suy xét các điểm được và mất để quyết định có nên làm hay không. Ít khi phải nhờ đến người dưng trong xã hội dạy đời lắm ợ.
Em xin hết và mong không nhận được sự dạy dỗ của cụ trong tương lai.
 

bmt1986

Xe tăng
Biển số
OF-102646
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,887
Động cơ
419,583 Mã lực
Vâng cụ, nghề nào trả thế được trả nhiều tiền sẽ có động lực làm việc tốt hơn. Chứ lương ba cọc, ba đồng mà trăm sự nhờ thầy và trăm sự tại thầy thì ai chơi cụ.
Vâng ko biết lương ba cọc ba đồng thế nào giáo viên ở HN giờ toàn ở nhà to - xe xịn cụ ạ.
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,736
Động cơ
153,161 Mã lực
Tuổi
47
Liệu đây có phải tự vệ chính đáng? bây giờ sợ quá cơ, con gái ngày xưa có động tay động chân thì cũng chỉ giật tóc xé quần
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,128
Động cơ
69,498 Mã lực
Vâng ko biết lương ba cọc ba đồng thế nào giáo viên ở HN giờ toàn ở nhà to - xe xịn cụ ạ.
Thật không cụ. Nhà em hai giáo về hưu vẫn ở nhà 30m đi xe đạp đây. Hà nội là Hà Nội nào ạ.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,335
Động cơ
351,375 Mã lực
Vâng ko biết lương ba cọc ba đồng thế nào giáo viên ở HN giờ toàn ở nhà to - xe xịn cụ ạ.
Quan trọng là thái độ phụ huynh thôi, coi họ là thầy hay thợ dạy. Thợ dạy nhiều trung tâm thu nhập cũng cao lắm nhưng họ chả cần quan tâm gì ngoài cái nội dung chuyên môn họ dạy cả.

Phụ huynh coi thầy ở trường như thợ dạy thì con cái mình sẽ được đối xử tương xứng thôi. Cái này hợp lý và cũng xứng đáng.
 

rainsg

Xe tải
Biển số
OF-708224
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
213
Động cơ
105,618 Mã lực
Không phải cụ a. Vấn đề là ở VN chúng ta quá xa lạ với sức khoẻ tâm thần. Trong khi ở nước ngoài, sức khỏe tâm thần là vấn đề thuộc dạng được quan tâm bậc nhất.

Ở trường hợp cá biệt mà chúng ta đang bàn luận, hành vi bạo lực học đường ở cấp độ đó của học sinh không nên là một vấn đề mà chúng ta đem ra đổ lỗi cho cái chết của nạn nhân.

Vấn đề sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên luôn luôn là một vấn đề nhức nhối ở xã hội hiện đại, khi mà áp lực, sự kỳ vọng vượt ngưỡng, sự thay đổi biến động nhanh chóng của thế giới quan,...đặt rất nhiều áp lực lên những đứa trẻ vốn đang phải chịu sự thay đổi hormone của tuổi dậy thì.

Chúng ta thấy khi dậy thì thì con cái đổi tính, có đứa tự tin, nhưng cũng có đứa mặc cảm, có đứa hoạt bát có đứa u buồn ...

Khi những áp lực đó tích tụ mà không được giải toả, các bé bị bị trầm cảm hay là bị ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Những đứa trẻ bị đặt trong môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì càng phải chịu thêm nhiều cái áp lực.

Không lạ khi trường chuyên lớp chọn càng hay gặp bất thường tâm thần ở trẻ. Ngay cả người lớn, làm việc ở vị trí chuyên môn cao như luật sư, bác sĩ thì các bất thường tâm thần như căng thẳng, stress, burn out hay trầm cảm cũng cực kỳ phổ biến. Bởi ở những người này, áp lực phải trở nên giỏi nhất, hoàn hảo nhất nó lấn át hoàn toàn những người "medium" trong XH.

Em nhớ có khảo sát 1 trường y ở VN, có 24% sinh viên từng nghĩ tới tự tử 1 lần trong đời, và 40% bác sĩ ở Mỹ khai báo rằng họ từng bị trầm cảm trong suốt thời gian hành nghề.

Điều đó cho thấy rằng các bất thường tâm thần là cực kỳ phổ biến chứ không phải trên ti vi hiêms gặp.

Các bất thường hay bệnh lý tâm thần này nếu không được quản lý, chăm sóc, ở mức độ trung bình đến nặng của trầm cảm, sẽ xuất hiện các suy nghĩ, hành vi làm tổn hại đến sức khỏe tính mạng bản thân.

Nhận ra và bảo vệ sức khoẻ tâm thần của con cái là thách thức rất lớn của cha mẹ, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nhịp sống hiện tại, hơn thế nữa. Bố mẹ người việt thường chẳng mấy quen thuộc và quan tâm với vấn đề sức khoẻ tâm thần, của cả bản thân, chứ chưa nói đêns gia đình, con cái.

Sức khỏe tâm thần, từ bình thường đối với nước ngoài như tất cả các bệnh lý thực thể khác, nhưng người Việt Nam nhìn vào chỉ thấy toàn ái ngại.
XH VN còn kém phát triển nên những cái như tư vấn tâm lý, gặp bác sĩ tư vấn tâm lý v.v... chưa có trong nhận thức của đại đa số dân chúng là hiển nhiên. Ngay cả trong đội ngũ tư vấn tâm lý cũng có những trường hợp thiếu chuyên nghiệp, em lấy ví dụ trường con em nhé, trường tư, học phí cao loại bớt một mớ thành phần linh tinh, sĩ số 15 - 20 em / lớp đảm bảo cho cô giáo sâu sát tình hình, cô giáo chủ nghiệm thì không dạy môn học nào mặc dù bản thân là vẫn là giáo viên Toán Lý gì đó, khi được bổ nhiệm làm GV chủ nhiệm thì năm học đó không dạy chuyên môn, chỉ có một nhiệm vụ là đôn đốc, theo sát các em, trường có cả chuyên viên tâm lý riêng toàn thời gian, ấy thế mà có vụ có em buồn cái gì đó, gặp cô tâm lý tâm sự, xong cô tâm lý mách với cô GVCN, cô GVCN mách với phụ huynh, hahaha.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Quan trọng là thái độ phụ huynh thôi, coi họ là thầy hay thợ dạy. Thợ dạy nhiều trung tâm thu nhập cũng cao lắm nhưng họ chả cần quan tâm gì ngoài cái nội dung chuyên môn họ dạy cả.

Phụ huynh coi thầy ở trường như thợ dạy thì con cái mình sẽ được đối xử tương xứng thôi. Cái này hợp lý và cũng xứng đáng.
Thái độ và ứng xử của phụ huynh với thấy cô giáo thế nào thì trẻ con nó cũng bắt chiếc giống hệt như thế. Phụ huynh coi thầy cô giáo là thợ dạy kiếm tiền thì trẻ con nó cũng quan niệm như bố mẹ chúng. Thế cho nên các trường hợp như thế này thì học sinh cũng chẳng coi thầy cô giáo ra gì, nên muốn dậy chúng nó cũng không được. Nếu gặp các trường hợp thế này thì tốt nhất để nhà nó tự dạy nhau và ra đời để xã hội nó dạy tiếp. Mà thôi, đấy là lựa chọn của mỗi cá nhân, mình cũng nên tôn trọng.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,335
Động cơ
351,375 Mã lực
Thái độ và ứng xử của phụ huynh với thấy cô giáo thế nào thì trẻ con nó cũng bắt chiếc giống hệt như thế. Phụ huynh coi thầy cô giáo là thợ dạy kiếm tiền thì trẻ con nó cũng quan niệm như bố mẹ chúng. Thế cho nên các trường hợp như thế này thì học sinh cũng chẳng coi thầy cô giáo ra gì, nên muốn dậy chúng nó cũng không được. Nếu gặp các trường hợp thế này thì tốt nhất để nhà nó tự dạy nhau và ra đời để xã hội nó dạy tiếp. Mà thôi, đấy là lựa chọn của mỗi cá nhân, mình cũng nên tôn trọng.
Vâng em thấy giáo dục đang theo xu thế khai phóng, em chả rõ cụ thể nhưng chắc là để các bạn học sinh ấy tự do lựa chọn cách sống hơn. Như thế hiển nhiên thầy cô giáo không còn vai trò có thể áp đặt học sinh được nữa, đồng nghĩa trách nhiệm của thầy cô giáo sẽ hơn thôi. Chúng ta lựa chọn cách giáo dục thế thì cũng phải chấp nhận thực tế vậy. Giống như tự do tự chủ đồng nghĩa tự chịu trách nhiệm với bản thân mình thôi, đừng nên trách người khác.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,335
Động cơ
351,375 Mã lực
Hồi xưa em đọc Rừng Na Uy nói về các bạn trẻ Nhật trong xã hội bắt đầu Tây hóa. Thấy các bạn ấy tự tử liên tục, và coi đó là niềm vui lẽ sống của mình. Cái chết không phải là kết thúc mà là bắt đầu cái mới. Từ đó em thấy tự tử hay cái chết cũng không phải tệ lắm, chán cuộc sống này thì tìm cuộc sống khác thôi. Em nghĩ thế có lệch lạc lắm không nhỉ :D
 

Thuem

Xe buýt
Biển số
OF-594506
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
579
Động cơ
133,854 Mã lực
Vâng cụ, nghề nào trả thế được trả nhiều tiền sẽ có động lực làm việc tốt hơn. Chứ lương ba cọc, ba đồng mà trăm sự nhờ thầy và trăm sự tại thầy thì ai chơi cụ.
Nhà em dạy, có 1 số cháu thu nửa học phí, có cháu còn không thu, làm nghề thì có thu nhập tương xứng công sức là điều dễ hiểu.
HS cấp 2 cấp 3 thì có lúc tâm sự, chia sẻ, nói chuyện vui vẻ đúng sở thích, đúng cái tụi nhỏ quan tâm, cho các cháu bộc lộ tâm tư rồi đan xen câu chuyện thực tế mong tụi nhỏ hiểu được chút nào đó. Chứ còn về dạy dỗ uốn nắn tính cách thì: tính cách, thói quen của trẻ được hình thành phần lớn trước khi vào lớp 1, hết cấp 1 gần như đã hình thành xong tính cách; còn bảo để rèn uốn HS cấp 3 sẽ cần thời gian công sức của tất cả đặc biệt là gia đình, gấp cực kì nhiều lần uốn nắn một cháu 3 tuổi mà hiệu quả thú thực là rất hạn chế.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top