Vấn nạn Lớn đó ! Đề nghị Bộ GD và các cấp các ngành vào cuộc ngay !
Theo e cụ viết chuẩn lắm, tiếc rằng xã hội này còn quá nhiều bất ổnKhông phải cụ a. Vấn đề là ở VN chúng ta quá xa lạ với sức khoẻ tâm thần. Trong khi ở nước ngoài, sức khỏe tâm thần là vấn đề thuộc dạng được quan tâm bậc nhất.
Ở trường hợp cá biệt mà chúng ta đang bàn luận, hành vi bạo lực học đường ở cấp độ đó của học sinh không nên là một vấn đề mà chúng ta đem ra đổ lỗi cho cái chết của nạn nhân.
Vấn đề sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên luôn luôn là một vấn đề nhức nhối ở xã hội hiện đại, khi mà áp lực, sự kỳ vọng vượt ngưỡng, sự thay đổi biến động nhanh chóng của thế giới quan,...đặt rất nhiều áp lực lên những đứa trẻ vốn đang phải chịu sự thay đổi hormone của tuổi dậy thì.
Chúng ta thấy khi dậy thì thì con cái đổi tính, có đứa tự tin, nhưng cũng có đứa mặc cảm, có đứa hoạt bát có đứa u buồn ...
Khi những áp lực đó tích tụ mà không được giải toả, các bé bị bị trầm cảm hay là bị ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Những đứa trẻ bị đặt trong môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì càng phải chịu thêm nhiều cái áp lực.
Không lạ khi trường chuyên lớp chọn càng hay gặp bất thường tâm thần ở trẻ. Ngay cả người lớn, làm việc ở vị trí chuyên môn cao như luật sư, bác sĩ thì các bất thường tâm thần như căng thẳng, stress, burn out hay trầm cảm cũng cực kỳ phổ biến. Bởi ở những người này, áp lực phải trở nên giỏi nhất, hoàn hảo nhất nó lấn át hoàn toàn những người "medium" trong XH.
Em nhớ có khảo sát 1 trường y ở VN, có 24% sinh viên từng nghĩ tới tự tử 1 lần trong đời, và 40% bác sĩ ở Mỹ khai báo rằng họ từng bị trầm cảm trong suốt thời gian hành nghề.
Điều đó cho thấy rằng các bất thường tâm thần là cực kỳ phổ biến chứ không phải trên ti vi hiêms gặp.
Các bất thường hay bệnh lý tâm thần này nếu không được quản lý, chăm sóc, ở mức độ trung bình đến nặng của trầm cảm, sẽ xuất hiện các suy nghĩ, hành vi làm tổn hại đến sức khỏe tính mạng bản thân.
Nhận ra và bảo vệ sức khoẻ tâm thần của con cái là thách thức rất lớn của cha mẹ, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nhịp sống hiện tại, hơn thế nữa. Bố mẹ người việt thường chẳng mấy quen thuộc và quan tâm với vấn đề sức khoẻ tâm thần, của cả bản thân, chứ chưa nói đêns gia đình, con cái.
Sức khỏe tâm thần, từ bình thường đối với nước ngoài như tất cả các bệnh lý thực thể khác, nhưng người Việt Nam nhìn vào chỉ thấy toàn ái ngại.
Quyết định cho chuyển mới ra được hơn tháng, dạng hướng dẫn, và bắt đầu chuyển từ năm học sau.Link của bác có đăng đấy thây: Chuyển được nhé.
"“Nhà trường công khai các tổ hợp môn học lựa chọn trong phương án tuyển sinh và tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp giúp HS lựa chọn môn học phù hợp. Trường hợp đặc biệt, HS có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, hiệu trưởng xem xét quyết định và báo cáo Sở GD&ĐT”. ".
Đấy, chỉ cần báo cáo giám đốc trưởng, giám đốc báo cáo Sở GD&DT là xong.
Còn, cái cậu Xở có phải báo cáo ai nữa không thì để tôi hỏi cậu Sơn trên trển.
Nhưng là Đặc biệt thôi nhá.
Phải chứng minh con bác thuộc loại rất chi đặc biệt, thì mới duyệt.
Nghĩ cũng khó phết cụ nhỉ. ko bạo lực kiểu này thì bạo lực kiểu khác. Con cái thì trời sinh tính, dạy nó gấu từ bé cũng khó cơEm xin kể chuyện của em, tất nhiên là đơn giản hơn rất nhiều.
Thằng con em hiện đang học lớp 4, từ mẫu giáo cháu đã hay khóc và khá yếu ớt. Khi vào tiểu học luôn bị bạn bè trêu chọc, gọi la em bé, rồi bắt nạt.
Cháu rất đau khổ về điều đấy. Theo thời gian cháu cũng đã cứng cáp hơn rất nhiều, bạn bè cũng bớt trêu vì khi đi đón cháu em cũng nhắc các bạn đừng trêu nữa.
Tuy nhiên, có 1 thằng nó nhất quyết không buông tha, nó hành hạ đủ kiểu đến mức thằng nhà em đòi nghỉ học, chuyển lớp. Em đã nhắn phụ huynh nhà kia rất nhiều lần nhưng không ăn thua vì họ cũng chỉ nhắc nhở con họ chứ cũng không làm gì hơn được. Nói với cô giáo cũng không hết vì cô cũng bị những giới hạn của công việc.
Em bảo với con khi nó bắt nạt con cứ nhằm thẳng mặt nó mà đấm, tội đâu bố chịu. Nhưng con mình đấm được nó như phủ bụi thì nó đấm cho hàng chục quả vì nó nhanh và khỏe hơn nhiều.
Em nghĩ cũng hết cách rồi, không biết làm thế nào nữa vì mình không thể đến bạt tai đá đít trẻ con để cho nó sợ được.
Đến một ngày, cách đây khoảng 3 tháng sau buổi học bóng rổ thằng con em chạy ra khóc mếu bảo con không thể chịu được nữa, thằng xxx nó đánh và trêu. Em đi vào trường, thằng cu kia chạy vào toilet, em đến cửa toilet gọi nó ra. Em bảo nó nhìn thẳng vào mắt em và em nói: Nếu như mày bắt nạt các bạn yếu hơn thì cả đời mày là thằng hèn, hiểu chưa.
May mắn thế nào mà từ đấy trở đi thằng cu kia hết hẳn, không còn bắt nạt con em thêm một lần nào nữa.
Bạo lực học đường là rất khó tránh khỏi, có rất nhiều kiểu, nhiều dạng khác nhau.
Lớp con lớn nhà em (lớp 10) ở một trường công dạng top, hết học kỳ 1 có một bạn mới vào. Hôm kia em hỏi là bạn đã hòa nhập với lớp chưa thì cháu nói là chưa vì cả lớp quan niệm vào giữa chừng là kém cỏi nên các bạn không chơi cùng.
Giờ khó khăn thế đấy các cụ mợ ạ.
Cuộc đời là biển cả, ai không bơi sẽ chìm.
Cháu nó người Nghệ an mà cụ. Đây tiếng Nghệ thôi có gì đâu. Tất nhiên có pha tý nũng nịu teen teen như HelluThấy bảo đây là tin nhắn cuối của cháu mới tự tử, e chả hiểu các cháu giờ nó viết gì nữa
View attachment 7798720
Trong 1 tập thể 40hs 20 hs nam 20hs nữ đi cũng k thể ép 19 nữ kia phải thân thiện với 1 bạn nữ để tạo ra tập thể 20 bạn nữ thân thiện được. Em hay tâm sự với con gái con trai e rằng con yêu mến bạn nhưng lỡ bạn k yêu mến con thì đành chịu vì mình k thể cưỡng bức 1 người khác yêu thương mình. Bạn k chơi với mình thì mình kiếm người khác chơi, bạn chơi với mình càng tốt, k thì thôi. Con k việc gì phải buồn đau cả, trong lớp con hòa đồng k nên bắt nạt bạn khác cũng đừng để người ta bắt nạt mình. Lớp con gái e có 1 nhóm nữ sinh thích trang điểm và chê con e với các bạn khác k trang điểm là cù lần. E bảo con e vào nói là con tôn trọng sở thích của các bạn thích trang điểm, còn tụi con k trang điểm cũng k phải cù lần mà vì đang đi học k cần phải trang điểm thôi, chứ đi tiệc tụi mình cũng trang điểm cho đẹp mà. Mấy bạn trang điểm coi chừng bị giám Thị phạt thôi chứ tụi tui đâu để í chi mà chê bai nhau. Xong rồi nó về nói hết gây sự rồi mẹ. Tụi con gái nó hay chành chọe nhau nên bố mẹ tâm sự động viên con mình, đứa nào nhạy cảm yếu đuối thì bố mẹ phải biết động viên con chứ giờ xã hội phức tạp cô giáo cũng k thể 3 đầu 6 tay quản hết tụi nhỏ. Cái tuổi dậy thì tâm lí ẩm ương này khó nói trước được chuyện gì, có việc nhìn bé xíu mà trong mắt tụi nó trầm trọng giờ hậu quả xảy ra biết đỗ lỗi cho ai.Thương quá. Em thì khi các con còn nhỏ em đã luôn nói với các con khi có ai bắt nạt hay có chuyện gì ở trường lớp các con đều về tâm sự với em. Em cho lời khuyên và nếu các con vẫn thấy khó chịu khi đến trường là em cho con chuyển lớp. Em thấy con học trong môi trường nào mà vui vẻ với các bạn thì chất lượng học mới tốt. Đối với em thì con vui và hạnh phúc là chính, học ko phải là áp lực . Nên ở đâu các bạn văn minh thì học , các bạn hành xử kiểu luật rừng thì cho con nghỉ. Kể cả khi con lớn em cũng nói thà ít bạn mà bạn tốt còn hơn nhiều bạn mà xấu. Chơi thấy vui thì chơi ko vui thì nghỉ. Em ko trông chờ vào cô giáo hay nhà trường đâu vì con mình thì mình lo chứ chờ được vạ thì má đã sưng.
Đồng ý với cụ. Ngoài việc đổ lỗi cho nhà trường và những đứa dồn ép cháu bé thì lỗi lớn thuộc về gia đình. Mỗi đứa trẻ có cá tính và sức chịu đựng khác nhau, Thầy cô giáo và nhà trường ko thể hiểu được, họ chỉ đưa ra những trách nhiệm chung nhất. Làm sao ai đoán được cô bé sẽ tự tử nếu ko được ra khỏi môi trường đó, bố mẹ còn ko biết thì sao người ngoài biết được. Và, nếu bo mẹ thấy rất nghiêm trọng, sao ko cho cô bé tạm thời nghỉ hoc và chiến tới cùng. Làm cha mẹ, theo em, cơ bản là phải là chỗ dựa, biết bảo vệ con. Còn bảo vệ như thế nào thì đủ yêu sẽ biết cách.Em viết rất rõ ở các còm trước của em.
Việc xin chuyển lớp không phải là phương án cốt cán giải quyết vấn đề của trẻ.
Như em đã chứng minh rất nhiều lần, việc bạo hành trong trường hợp cá biệt này, chẳng có mối quan hệ nhân quả nào tới cái chết của nạn nhân.
Vấn đề là đứa trẻ này không nhận được sự trợ giúp từ y tế, không được chăm sóc sức khỏe tâm thần do thiếu sót của người giám hộ
Một số người trong đó có em thấy đáng tiếc về cách xử lý của gia đình, cụ thể là người mẹ. Ko phải để trách cứ gia đình cháu mà để chúng ta cùng rút kinh nghiệm khi vấn nạn blhđ tồn tại lâu nay và rất nhức nhối.Đồng ý với cụ. Ngoài việc đổ lỗi cho nhà trường và những đứa dồn ép cháu bé thì lỗi lớn thuộc về gia đình. Mỗi đứa trẻ có cá tính và sức chịu đựng khác nhau, Thầy cô giáo và nhà trường ko thể hiểu được, họ chỉ đưa ra những trách nhiệm chung nhất. Làm sao ai đoán được cô bé sẽ tự tử nếu ko được ra khỏi môi trường đó, bố mẹ còn ko biết thì sao người ngoài biết được. Và, nếu bo mẹ thấy rất nghiêm trọng, sao ko cho cô bé tạm thời nghỉ hoc và chiến tới cùng. Làm cha mẹ, theo em, cơ bản là phải là chỗ dựa, biết bảo vệ con. Còn bảo vệ như thế nào thì đủ yêu sẽ biết cách.
Theo các cụ trong này thì học sinh có thể đánh nhau, đâm chém nhau thoải mái... nhà trường ko có trách nhiệm phải đào tạo hay chỉ bảo giáo dục đạo đức hay lễ nghĩa, cách sống nho giáo gì đó ... cho học sinh,Vấn nạn Lớn đó ! Đề nghị Bộ GD và các cấp các ngành vào cuộc ngay !
Em được nghe bạn đang sống ở Đức kể lại ko dám khẳng định đúng 100% vì ko trực tiếp.Theo các cụ trong này thì học sinh có thể đánh nhau, đâm chém nhau thoải mái... nhà trường ko có trách nhiệm phải đào tạo hay chỉ bảo giáo dục đạo đức hay lễ nghĩa, cách sống nho giáo gì đó ... cho học sinh,
Chỉ cần ko xẩy ra trong khuân viên trường là ok.
Trách nhiệm hoàn toàn thuộc về xã hội và gia đình.
Giáo dục VN giờ đúng là đỉnh cao thật
Đấy là nước ngoài cụ, VN ko có chuyện đó đâu.Em được nghe bạn đang sống ở Đức kể lại ko dám khẳng định đúng 100% vì ko trực tiếp.
Con trai riêng ck bạn 16 tuổi đi xe máy lòng vòng quanh làng. Ko vi phạm luật giao thông hay gây tai nạn nhưng do sao đó cảnh sát tóm được. Cu cậu chưa có bằng lái vì chưa đủ tuổi. Cảnh sát ngay lập tức có trát cho bố cháu và hiệu trưởng, cả hai đều bị khiển trách. Họ đưa ra 2 option để gia đình lựa chọn:
- Gia đình nộp phạt khoảng 1000E.
- Nộp phạt bằng 1/3 và con phải quét dọn đường phố trong 10 ngày. Gđ cháu đã chọn phương án này.
Cả bố và con phải tham gia một khoá học vài buổi về an toàn giao thông hay đại loại như vậy dù chọn phương án nào. Bố ko có lí do lí trấu là bận việc gì hết.
Nếu đúng như bạn em kể thì chứng tỏ việc giáo dục trẻ vị thành niên dù ở trường, ở nhà hay ngoaif đường đều có trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và cả chính học sinh.
Nhà trường ở đây có lỗi nhưng chỉ phần nào thôi, gia đình mới là chính.Theo các cụ trong này thì học sinh có thể đánh nhau, đâm chém nhau thoải mái... nhà trường ko có trách nhiệm phải đào tạo hay chỉ bảo giáo dục đạo đức hay lễ nghĩa, cách sống nho giáo gì đó ... cho học sinh,
Chỉ cần ko xẩy ra trong khuân viên trường là ok.
Trách nhiệm hoàn toàn thuộc về xã hội và gia đình.
Giáo dục VN giờ đúng là đỉnh cao thật
Phải nói là lỗi gia đình của toàn bộ hs, nhất là gia đình những hs có tư tưởng, hành động BLHĐ. Nếu cứ xoáy mãi vào lỗi gia đình nạn nhân thì những cháu mồ côi hay bố mẹ bị bệnh tật, hoặc nghèo quá bận bịu mưu sinh nơi xa chỉ có nước chết khi bị BLHĐ. Vì làm gì có gia đình ở bên để tâm sự,bảo vệ, làm gì còn bố mẹ hoặc bố mẹ có điều kiện tham gia hội phụ huynh, trò chuyện với thầy cô? Lúc đó thì mọi người đổ lỗi được cho ai?Nhà trường ở đây có lỗi nhưng chỉ phần nào thôi, gia đình mới là chính.
Còn góc nhìn trên của cụ thì cũng hợp với các ông bà lâu nay đang coi nghề nhà giáo như thợ dạy, gửi con đến trường cũng như gửi con đến học trung tâm Apex của cá mập. Muốn gì thì sẽ được nấy, với phụ huynh coi thầy cô như thế thì họ chỉ dạy đúng kiến thức họ được giao thôi.
Vâng, là ở nước ngoài. Còn VN ngay từ khi học phổ thông hơn 30 năm trước em đã coi thường nhiều giáo viên đạo đức, chuyên môn ko ra gì. Tất nhiên vẫn yêu quý, kình trọng những thày cô có tâm, giỏi chuyên môn.Đấy là nước ngoài cụ, VN ko có chuyện đó đâu.
Cho nên dùng từ "Bạo lực học đường" ở VN là hoàn toàn sai. Vì hs chúng nó có đánh nhau trong trường mấy đâu chủ yếu diễn ra bên ngoài trường học cơ mà
Nên học sinh bắt nạt hay đánh nhau thì gọi là "Bạo lực xã hội" nó mới chuẩn cụ ạ
Gọi như chủ top thì mang tiếng giáo viên VN quá