Bảo hiểm xã hội luôn luôn đòi hỏi là bắt buộc, có như vậy mới đảm bảo tính chia sẻ và đảm bảo số người tham gia đủ lớn để hệ thống hiệu quả. Bảo hiểm y tế Việt Nam là một ví dụ, trước đây cho phép tự nguyện, nhưng từ khi Luật Bảo hiểm y tế 2014 bắt buộc toàn dân thì diện bao phủ mở rộng đến 92% dân số và hệ thống bắt đầu hoạt động khá hiệu quả.
Cụ nói là nhiều người rời khỏi hệ thống chứng tỏ hệ thống có vấn đề. Đầu tiên em đồng ý với cụ là hệ thống có một số vấn đề cần phải xử lý, nhưng đó ko phải là nguyên nhân chính để người ta rời bỏ hệ thống. Nguyên nhân là chính sách ở VN cho phép họ rút. Đây là điều độc nhất ở VN mà trên thế giới không có.
Không có một hệ thống BHXH nào trên thế giới cho phép rút BHXH bắt buộc sau 1 năm nghỉ và vẫn còn trong độ tuổi lao động như ở Việt Nam, trừ trường hợp họ bị bệnh hiểm nghèo sắp chết hoặc chuyển sang sống ở Quốc gia khác. Nếu mà các nước đó có chính sách như VN thì theo các chuyên gia quốc tế, người LĐ ở các nước ấy cũng sẽ rút hết. Đa số mọi người đều luôn nhìn vào khoản tiền trước mắt, nằm chắc trong tay mình, giúp họ xử lý các nhu cầu trước mắt chứ chưa bao giờ nghĩ ngay đến việc đến lúc già sẽ sống như thế nào. Hoặc hầu hết họ tin tưởng có khả năng sinh lời từ số tiền rút để tiết kiệm một khoản lớn hơn so với hệ thống chi trả. Ví dụ như các cụ trên này bảo dùng tiền mua đất hoặc KD. Nhưng thực tế điều này không thể đúng cho toàn bộ NLĐ được. Những người cổ xuý cho BHXH 1 lần thường là không hiểu biết về chính sách ASXH, không hiểu biết về tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Ở Việt Nam, Luật BHXH 2014 có điều 60 đã hạn chế việc rút BHXH 1 lần sau 1 năm nghỉ việc. Tuy nhiên do công nhân Pou Yuen biểu tình năm 2015 nên vì ổn định chính trị mà QH đã phải ra NQ dừng áp dụng điều này và áp dụng theo Luật cũ 2006. Đây là 1 bước lùi của chính sách.
Do đặc thù như vậy, BHXH 1 lần ở VN rất khó xử lý bằng chính sách đơn giản là dừng, hay gần đây có ý kiến là chỉ cho rút phần NLĐ đóng (8%), còn phần NSDLĐ đóng (14%) giữ lại để sau này trả lương hưu. Cả 2 hướng này rất có thể tiếp tục bị phản ứng như năm 2015. Nếu có thể xử lý BHXH 1 lần thì chỉ có thể dùng 1 giải pháp thay thế thu nhập, tức là tạo ra 1 nguồn thu nhập thay thế cho nguồn thu nhập từ rút BHXH 1 lần. Điều này khó nhưng ko phải không có cách làm. Có điều làm cách này thì phải tốn tiền hơn thôi, tiền thuế chẳng hạn.
Bên lề 1 chút:
BHXH là 1 chủ đề hay, cần được mở rộng chia sẻ kiến thức cho mọi người. Em nghiên cứu rất kỹ về vấn đề này nhưng nhiều khi vẫn hiểu sai. Rất thích tham gia trao đổi. Tuy nhiên những trao đổi trên OF thường sớm đi vào bế tắc. Em hồi trước cũng có trao đổi trên này nhưng giờ chỉ đọc thôi. Em thấy nhiều cụ trên này khá mệt. Các cụ có 2 cách trình bày: một là đưa ra nhận định không có bằng chứng, số liệu. Hai là đưa ra bằng chứng dựa trên quan sát, hoặc nghe nói, về một vài trường hợp, chứ không dựa trên số liệu thống kê chính thức. Ví dụ điển hình là nhận định: "nhiều người chưa nhận được lương hưu đã chết mất rồi"
. Có cụ suốt ngày ra rả BHXH ăn cướp nhưng chả có 1 bằng chứng gì. Dù sao thì các cụ này dù sao cũng ít nhất còn tranh luận, còn 1 số đối tượng nữa sau khi hết lý thì gắn cho người tranh luận với mình cái mũ là “ăn lương 3 củ” hoặc nhẹ hơn là “chắc làm trong ngành BHXH”