Nâng cao cơ hội cho họ là bất công với người đóng đầy đủ. Cho nên ai rút cứ rút thôi, quyền của họ mà. Họ mà không rút thì muốn hưởng cũng phải đóng thêm rất nhiều.
-Ý kiến của em là nhìn trực diện vào bản chất của vấn đề để hạn chế việc rút sớm BHXH.
- Còn quan điểm của bác cũng không sai bởi nó thuộc phạm trù khác. Phạm trù mà cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc cho người dân rút BHXH là 1 bước lùi của BHXH VN so với các nước tiến bộ khác khi mà coi việc đóng BHXH là luật bắt buộc nhằm đảm bảo an sinh XH chung. Đã là luật thì không có khái niệm rút mà chỉ có khái niệm được chi trả khi đủ đk được hưởng. Ví dụ như Luật GTDB qui định về việc mua BHTNDS cho bên thứ 3. Không ai đc rút, được tính toán bù trừ....khi chưa đủ điều kiện đc chi trả. Muốn ra đường là phải nộp phí này. Trong thị trường lao động, tuy nó không giống hoàn toàn như việc tham gia giao thông, nhưng nếu anh muốn tham gia anh vẫn bắt buộc phải tuân thủ những yêu cầu chung để đảm bảo lợi ích chung.
Việc loay hoay quản lý quĩ này không tốt để dẫn đến nguy cơ vỡ quĩ mới là thực trạng cần cải thiện. Bởi nếu không có rủi ro trên thì đã không phải thay đổi giật cục những chính sách làm ng tham gia xáo trộn niệm tin gây những hệ luỵ to lớn.
Nếu lộ trình thay đổi về số năm đóng góp và số tuổi được hưởng thay đổi một cách hợp lý thì đã không có xáo trộn gì. Ví dụ: bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2035 để kết thúc một lộ trình là quá nhanh so với tuổi đời lao động của mmotj người. Thực tế đã chứng minh về phản ứng của người làm công