Kiến thức khác nhau nhiều đấy mợ ạh!
Giống như 2 người cùng quan sát 1 hiện tượng, mà cảm nhận được lại không giống nhau.
Tất nhiên so sánh khi 2 người đều phải nghiêm túc quan sát.
Em vẫn lấy ví dụ ở Đức thôi. Họ không quan tâm đến việc sinh viên có lên lớp nghe giảng hay không. Trừ các buổi thảo luận và thực tập, còn không thích, sinh viên có thể ở nhà ngủ. Đến kỳ thi thấy đủ khả năng thì đăng ký, qua là được. Đủ số bài thi bắt buộc sẽ được làm luận án để tốt nghiệp. Như ở trường em, ban giáo vụ đến giảng đường chủ yếu lại chỉ để chấm điểm lên lớp của mấy ông giáo sư, mà chính là số người đến nghe buổi giảng bài.
Ở Đức thì mấy ông tiến sỹ thường chưa được lên giảng bài, mà chỉ được làm trợ giảng, hướng dẫn thảo luận, thực tập. Giáo sư phải là các tiến sỹ khoa học (họ gọi là Doktor Habil). Các ông giáo sư chỉ được ký hợp đồng 2 năm, phải luôn có công trình nghiên cứu thì mới có tiền để nuôi các ông trợ giảng và đám nghiên cứu sinh. Lương nhà trường chỉ cấp cho các ông ấy và bà thư ký, những người còn lại trong bộ môn ăn lương theo tiền nghiên cứu các ông ấy kéo về. Kiến thức của các ông ấy luôn luôn được cập nhập mới. Lên giảng bài, chủ yếu các ông ấy đưa ra bình luận theo quan điểm của các ông ấy về những phát hiện mới nhất trong nội dung của bài giảng. Còn thông tin đã được in thành sách thì cuối buổi sẽ được phát cho tờ in sẵn danh sách tài liệu tham khảo để mà người nghe tự tìm tài liệu đọc. Cũng chính vì vậy mà các bài giảng của các ông ấy có thể kéo người đến nghe hay không (và không nhất thiết chỉ mỗi sinh viên trong khoa, trong trường).