[Funland] Bán nhà lấy tiền cho con đi du học, có phải là làm ngược ?

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,269
Động cơ
540,430 Mã lực
Tư duy nhà cháu thì rất đơn giản, tiền không quan trọng, chỉ cần đủ làm đòn bẩy cho thế hệ kế cận là được.
Mỗi thế hệ hơn nhau một chút, về tri thức, tài chính thì đều tốt cả.
Hãy thành một gia tộc phát triển sẽ tốt hơn là một cá nhân phát triển.
Ý em thì khá rõ ràng là đầu tư cho con đi học không đồng nghĩa với việc PHẢI kiếm được lại ngần ấy, thực tế ai cũng muốn nếu làm được thế thì tốt. Nhưng nếu không được cũng có sao đâu nếu họ có điều kiện. Vấn đề là ở thì TƯƠNG LAI ai chắc được. Có ĐK thì cứ đầu tư bình thường.
 

CM400

Xe máy
Biển số
OF-61726
Ngày cấp bằng
13/4/10
Số km
71
Động cơ
442,316 Mã lực
Nhà mình cũng đang trong tình trạng bán nhà cho con du học đây tất nhiên gđ cũng có vài mảnh đât ( độ 2-3 tỷ/ 1 mảnh) chứ cũng ko giá trị nhiều và hiện gđ đang ở thuê chung cư để lấy tiền cho con đi Mỹ. Chi phí đi Mỹ thì các cụ cứ xác định 40K$/ 1 năm cho mọi chi phí đấy là con mình có HB 50%,
Mỗi nhà mỗi mục tiêu và mỗi cách tính như nhà mình tính thế này tổng tài sản ở hiện tại chia làm 4 phần bố mẹ 2 phần, 2 con mỗi người 1 phần cho tùy chọn nếu đi du học thì coi như đã có phần của mình.Mong muốn trước mắt của bố mẹ xác định con cố gắng học để có một cái nghề sau kiếm sống nếu đam mê được với nghề thì tốt, có trải nghiệm tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến hiện đại mà chỉ có cơ hội duy nhất khi còn trẻ còn sau 4 năm con ở lại hay về đấy là việc của con bố mẹ không can thiệp và coi như bố mẹ đã hoàn thành trách nhiệm của mình.
Theo như con mình kể ngành học của con đầu vào mấy nghìn sv nhưng sau 4 năm chỉ có mấy trăm sv tốt nghiệp đúng hạn vì đa số thấy khó quá chuyển ngành hoặc không tốt nghiệp được hoặc ham đi làm kiếm tiền rồi học ko nổi
Nên mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh bố mẹ nào cũng muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho con và kỳ vọng ở con cái tốt nhất là cái phù hợp nhất với con và phù hợp với gia đình mình.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,013
Động cơ
181,559 Mã lực
Em đọc mà trăn trở quá.
Lực không đủ nên chỉ có thể lo cho con ở trong nước.
Đất thì có nhưng là của các cụ để lại nên không thể bán để thực hiện việc này được.

Nhưng em ủng hộ việc đầu tư cho con để nó có nhiều tri thức hơn, sau này con sống bằng khả năng kiếm tiền, bằng tri thức của mình. Chứ không có tri thức thì cả đời tằn tiện dù có ở cái nhà khổng lồ, trước sau gì cũng hết. Muốn nó giữ được đất của cha ông để lại, trước hết nó phải tự lo được bản thân của nó đã.
Em nghĩ cái mà các bố mẹ cần làm là cho con đi học đại học. Còn học ở đâu thì tùy năng lực tài chính, nhu cầu của con và gia đình cụ ạ.
Em cũng nói là nếu về kiến thức thì ko khác nhau nhiều đâu, học trên youtube còn đc ấy cụ.
Còn phần trải nghiệm thì coi như là xa xỉ, vì vậy thì nó ko nên là thứ mà bố mẹ phải dằn vặt vì nó. Chỉ nên là lựa chọn khi mọi bên đều thấy thoải mái và ko trả giá quá đắt.
 

corolla antils

Xe buýt
Biển số
OF-153548
Ngày cấp bằng
22/8/12
Số km
947
Động cơ
376,801 Mã lực
Nơi ở
Ecopark
Được đi du học là hạnh phúc và nên đi khi xác định rõ mục tiêu, đích đến:
1. Du học trước nhất phải thực sự mong muốn, được học cái hay đúng mục đích đề ra...
2. Học giỏi hoặc phải đủ điều kiện lấy được học bổng 1 phần hay toàn phần.
3. Nếu không có học bổng nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi mục 1 thì gia đình phải có đìều kiện.
4. Đã xác định du học với mục tiêu đề ra thì nhất định cần phải làm được việc ở đất nước đã du học hay phải làm ở các công ty, tập đoàn Thế giới...Giỏi nữa thì về nước lập ra các ngành nghề, công việc , tạo công việc cho mọi người để phát triển dất nước giầu có hơn...
5. Sau này lập gia đình có 2 quốc tịch là nơi sinh ra và nơi lập thân.Yêu nước, tự hào nơi sinh ra và sống dễ chịu thoải mái cho gia đình, con cái...
* Nếu 05 điều mà không xác định r, mọi tư duy, tư tưởng vẫn cứ 50-50, học hành thì lẹt đẹt...thì nhất đjnh không nên đi du học. Vì tương lai, cuộc sống sẽ lại về nước và viết lên các câu chuyện buồn mà thôi. Còn cá nhân luôn ủng hộ việc đi các nơi trên Thế giới để học cái hay, cái văn minh của họ để mình tự thay đổi và phát triển dất nước tốt hơn.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,613
Động cơ
904,872 Mã lực
...
Em cũng nói là nếu về kiến thức thì ko khác nhau nhiều đâu, học trên youtube còn đc ấy cụ.
...
Kiến thức khác nhau nhiều đấy mợ ạh!
Giống như 2 người cùng quan sát 1 hiện tượng, mà cảm nhận được lại không giống nhau.
Tất nhiên so sánh khi 2 người đều phải nghiêm túc quan sát.
Em vẫn lấy ví dụ ở Đức thôi. Họ không quan tâm đến việc sinh viên có lên lớp nghe giảng hay không. Trừ các buổi thảo luận và thực tập, còn không thích, sinh viên có thể ở nhà ngủ. Đến kỳ thi thấy đủ khả năng thì đăng ký, qua là được. Đủ số bài thi bắt buộc sẽ được làm luận án để tốt nghiệp. Như ở trường em, ban giáo vụ đến giảng đường chủ yếu lại chỉ để chấm điểm lên lớp của mấy ông giáo sư, mà chính là số người đến nghe buổi giảng bài.
Ở Đức thì mấy ông tiến sỹ thường chưa được lên giảng bài, mà chỉ được làm trợ giảng, hướng dẫn thảo luận, thực tập. Giáo sư phải là các tiến sỹ khoa học (họ gọi là Doktor Habil). Các ông giáo sư chỉ được ký hợp đồng 2 năm, phải luôn có công trình nghiên cứu thì mới có tiền để nuôi các ông trợ giảng và đám nghiên cứu sinh. Lương nhà trường chỉ cấp cho các ông ấy và bà thư ký, những người còn lại trong bộ môn ăn lương theo tiền nghiên cứu các ông ấy kéo về. Kiến thức của các ông ấy luôn luôn được cập nhập mới. Lên giảng bài, chủ yếu các ông ấy đưa ra bình luận theo quan điểm của các ông ấy về những phát hiện mới nhất trong nội dung của bài giảng. Còn thông tin đã được in thành sách thì cuối buổi sẽ được phát cho tờ in sẵn danh sách tài liệu tham khảo để mà người nghe tự tìm tài liệu đọc. Cũng chính vì vậy mà các bài giảng của các ông ấy có thể kéo người đến nghe hay không (và không nhất thiết chỉ mỗi sinh viên trong khoa, trong trường).
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,013
Động cơ
181,559 Mã lực
Kiến thức khác nhau nhiều đấy mợ ạh!
Giống như 2 người cùng quan sát 1 hiện tượng, mà cảm nhận được lại không giống nhau.
Tất nhiên so sánh khi 2 người đều phải nghiêm túc quan sát.
Em vẫn lấy ví dụ ở Đức thôi. Họ không quan tâm đến việc sinh viên có lên lớp nghe giảng hay không. Trừ các buổi thảo luận và thực tập, còn không thích, sinh viên có thể ở nhà ngủ. Đến kỳ thi thấy đủ khả năng thì đăng ký, qua là được. Đủ số bài thi bắt buộc sẽ được làm luận án để tốt nghiệp. Như ở trường em, ban giáo vụ đến giảng đường chủ yếu lại chỉ để chấm điểm lên lớp của mấy ông giáo sư, mà chính là số người đến nghe buổi giảng bài.
Ở Đức thì mấy ông tiến sỹ thường chưa được lên giảng bài, mà chỉ được làm trợ giảng, hướng dẫn thảo luận, thực tập. Giáo sư phải là các tiến sỹ khoa học (họ gọi là Doktor Habil). Các ông giáo sư chỉ được ký hợp đồng 2 năm, phải luôn có công trình nghiên cứu thì mới có tiền để nuôi các ông trợ giảng và đám nghiên cứu sinh. Lương nhà trường chỉ cấp cho các ông ấy và bà thư ký, những người còn lại trong bộ môn ăn lương theo tiền nghiên cứu các ông ấy kéo về. Kiến thức của các ông ấy luôn luôn được cập nhập mới. Lên giảng bài, chủ yếu các ông ấy đưa ra bình luận theo quan điểm của các ông ấy về những phát hiện mới nhất trong nội dung của bài giảng. Còn thông tin đã được in thành sách thì cuối buổi sẽ được phát cho tờ in sẵn danh sách tài liệu tham khảo để mà người nghe tự tìm tài liệu đọc. Cũng chính vì vậy mà các bài giảng của các ông ấy có thể kéo người đến nghe hay không (và không nhất thiết chỉ mỗi sinh viên trong khoa, trong trường).
Việt nam cũng như vậy cụ ạ.
Giờ các nền tảng tự học, học online phát triển cực kỳ, nên cháu nào tư duy tốt ham học thì tự học thì kiến thức ko thiếu.
các nền tảng như coursera, Udemy hay các trường danh tiếng đều có các chương trình tự học với nội dung tiêu chuẩn, các kênh youtube cũng có cực nhiều bài giảng hay của các expert.
chỉ sợ ko muốn, ko có ý thức còn kiến thức bạt ngàn luôn.
vậy nên ko có khác biệt quá nhiều về kiến thức hay chương trình, thậm chí ng giảng ở youtube khéo còn chuyên hơn người dạy ở đại học.
Khác về ng hỗ trợ diễn giải và thúc đẩy quá trình thôi
giờ kể cả phổ thông, con cụ có thể học chương trình Anh, Mỹ, châu Âu online.
Vậy nên giá trị mang lại nhiều nhất là network và trải nghiệm văn hóa, ko khí học tập và sống cũng như khả năng thích nghi, hòa nhập và tự lập.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,013
Động cơ
181,559 Mã lực
Có một cách du học sao nhiều cụ không áp dụng nhỉ. đó Là các cháu học xong đại học tại Việt Nam lúc đó có 22 tuổi nếu gia đình và các cháu muốn có thêm cơ hội và trải nghiệm thì đăng ký đi học thạc sĩ có học bổng thì tốt không thì tự túc cũng chỉ tầm 3- 400 trăm triệu sau 2 năm nếu cháu nào thích hợp ở lại tìm việc định cư. Còn cháu nào có năng lực thực sự thì xin học tiếp tiến sĩ. còn không hòa nhập được thì về Việt Nam cũng tốt.
Học đại học và các bậc cao hơn nó khác hẳn nhau cụ ạ.
Đại học có thể coi là nền tảng cho quá trình làm việc sau này, nó thiết lập cách thức tư duy, hành xử nghề nghiệp... ngoài ra về trải nghiệm văn hóa, cuộc sống và network cũng khác do các con còn trẻ cũng như thời gian đủ dài để thấm.
với 1 trường danh tiếng thực sự, vào đại học khó hơn rất rất nhiều lần so với các hệ khác. Nên nhiều nhà chọn dhoc trường vừa vừa và tráng trường xịn khi học cao học.
Tóm lại học sau đại học cũng là lựa chọn tốt nhưng nếu có đk thì học tư đại học nó khác bọt hẳn.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,013
Động cơ
181,559 Mã lực
Cũng tùy thôi cụ ơi.F1 nhà em đã tốt nghiệp đại học và thạc sĩ Toán tin Bách Khoa bằng giỏi. Đủ điều kiện đi học tiến sĩ nhưng cháu nó không nhận học bổng Tiến sĩ mà xin bổng Thạc sĩ 1 năm bên Pháp rồi mới xin học tiếp tiến sĩ. Vừa rồi thầy giáo có bảo sang công ty Michelin làm và thầy giáo hướng dẫn bảo vệ đề tài tiến sĩ luôn mức lương khoảng 3.000 eu một tháng Nhưng cháu nó muốn học xong tiến sĩ thì mới đi làm.
Cái mà cụ đang bàn đến khác cái mà em hay một số cụ khác mong muốn. Vậy nên mới nói tùy vào điều kiện, mong muốn, mục tiêu và nhân sinh quan của mỗi gia đình để có lựa chọn phù hợp.
 

BKG

Xe điện
Biển số
OF-54108
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,075
Động cơ
408,116 Mã lực
Nhà e không quá coi trọng việc học của con theo kiểu đầu tư bài bản, nhỏ thì e cứ xác định dân lập cho nhẹ cái đầu. ĐH thì đã đặt cọc RMIT khi con học lop 12 , vì e đặc biệt ghét các trường công. E tuy không giàu có nhưng vì dị ứng công lập nên đành tốn tiền. Suốt thời gian các cháu đi học nhà e cung rất hiếm khi fai đưa đón học thêm nếm, vì e không kỳ vọng, ko tham vọng, chỉ cần con sống bình thường, có nghề nuôi thân. Việc cháu đi du học cũng ngoài plan của cả nhà, mọi thứ cứ thuận đến vậy. Cái e mừng nhất là cháu tự lập, tự tổ chức cuộc sống, đi làm thêm trang trải ăn ở... Những trải nghiệm mà khi ở VN ko thể có đc, đây cũng là điều e vô cung băn khoăn nếu con học ở VN, e còn tính thuê nhà o riêng cho con khi hoc ĐH để con tự lập. Về chi phí, tính ra con đi vậy có khi còn thấp hơn học RMIT ở nhà.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,013
Động cơ
181,559 Mã lực
Nhà e không quá coi trọng việc học của con theo kiểu đầu tư bài bản, nhỏ thì e cứ xác định dân lập cho nhẹ cái đầu. ĐH thì đã đặt cọc RMIT khi con học lop 12 , vì e đặc biệt ghét các trường công. E tuy không giàu có nhưng vì dị ứng công lập nên đành tốn tiền. Suốt thời gian các cháu đi học nhà e cung rất hiếm khi fai đưa đón học thêm nếm, vì e không kỳ vọng, ko tham vọng, chỉ cần con sống bình thường, có nghề nuôi thân. Việc cháu đi du học cũng ngoài plan của cả nhà, mọi thứ cứ thuận đến vậy. Cái e mừng nhất là cháu tự lập, tự tổ chức cuộc sống, đi làm thêm trang trải ăn ở... Những trải nghiệm mà khi ở VN ko thể có đc, đây cũng là điều e vô cung băn khoăn nếu con học ở VN, e còn tính thuê nhà o riêng cho con khi hoc ĐH để con tự lập. Về chi phí, tính ra con đi vậy có khi còn thấp hơn học RMIT ở nhà.
Thực ra du học cũng chỉ là 1 trong các lựa chọn thôi ạ. Duyên tới đâut hì mình lo tới đó, ko quá cầu và cũng ko cưỡng lại cụ nhỉ :)
Em thấy các phụ huynh mà em quen thì nếu đứa đầu đã đi thì gần như ai cũng cho đứa sau đi cả, nên chắc mọi ng cũng thấy dc lợi ích từ nó.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Nhà e không quá coi trọng việc học của con theo kiểu đầu tư bài bản, nhỏ thì e cứ xác định dân lập cho nhẹ cái đầu. ĐH thì đã đặt cọc RMIT khi con học lop 12 , vì e đặc biệt ghét các trường công. E tuy không giàu có nhưng vì dị ứng công lập nên đành tốn tiền. Suốt thời gian các cháu đi học nhà e cung rất hiếm khi fai đưa đón học thêm nếm, vì e không kỳ vọng, ko tham vọng, chỉ cần con sống bình thường, có nghề nuôi thân. Việc cháu đi du học cũng ngoài plan của cả nhà, mọi thứ cứ thuận đến vậy. Cái e mừng nhất là cháu tự lập, tự tổ chức cuộc sống, đi làm thêm trang trải ăn ở... Những trải nghiệm mà khi ở VN ko thể có đc, đây cũng là điều e vô cung băn khoăn nếu con học ở VN, e còn tính thuê nhà o riêng cho con khi hoc ĐH để con tự lập. Về chi phí, tính ra con đi vậy có khi còn thấp hơn học RMIT ở nhà.
Đại học Mỹ họ chỉ bắt buộc năm đầu tiên phải ở trong ký túc xá SV quy định của trường, và phải ở với bạn cùng phòng bản địa (roommate). Còn từ năm thứ 2 là phải ra ngoài thuê hoặc khu KTX Sinh viên khác của trường, hoặc thuê nhà riêng gần đó, khu vực SV ở có các tuyến bus cho SV đi học, hoặc SV mua xe tự chạy đi học, đi siêu thị... nên cụ không phải tính, con cụ cũng phải thuê ra ở riêng như mọi SV khác thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
24,981
Động cơ
753,325 Mã lực
Nếu sang Đức làm tiến sỹ thì bằng thạc sỹ sẽ không được hỏi đến. Sang Đức người ta chỉ quan tâm đến sự tương đương của các môn học ở đại học (đã thi và có điểm). Nếu thiếu hay các môn không tương đương thì phải học để thi. Đủ số môn thi (cả môn đã học ở đại học được coi là tương đương và môn học thêm để thi) thì được nộp luận án để bảo vệ.
Người học thạc sỹ ở Đức về là đã tham gia các khóa học họ tổ chức riêng cho người nước ngoài, vì ở nước họ không có cái bằng này!
Cũng giống như đi học đại học ở Đức, muốn làm tiến sỹ ở Đức thì dễ hơn ở VN, nhưng làm được (tức là viết xong luận án và bảo vệ được) lại khó hơn rất nhiều.
Có rất nhiều môn học, không chỉ ở các trường đại học ở VN, mà ngay rất nhiều trường ở Mỹ không được công nhận tương đương, nên sẽ phải học để thi lại.
Ngay cả nộp luận án rồi mà bảo vệ được cũng không phải dễ (có nhiều trường còn yêu cầu số bài báo tối thiểu đăng trên các tạp chí chuyên ngành khi nộp luận án).
Với nghiên cứu sinh nước ngoài họ cho nhận bằng 1 tháng sau khi bảo vệ thành công. Còn nghiên cứu sinh Đức phải chờ 1 năm. Luận án phải in rồi gửi ở thư viện các trường đại học khác, chờ đủ thời gian không có người khiếu nại (về nội dung, bản quyền,...) họ mới phát bằng.
Người đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ ở Đức sẽ không gặp vấn đề như mới có 1 cái topic về trình bày ở hội thảo.
Khi mới về nước em đi dự khá nhiều các cuộc hội thảo, hội nghị khoa học, bảo vệ luận án,... thấy rất buồn cười cách trình bầy báo cáo của nhiều người. Nhất là những slice chiếu lên dầy đặc chữ số,...!
Còn tùy đại học chứ cụ.
Nhiều đại học Mỹ xem xét cấp học bổng cho cử nhân mới tôt nghiệp ĐH, với thời gian 5 năm học cao học để làm PhD luôn.
Trong 5 năm cao học, thường ở năm thứ 3 có cuộc thi vài môn học, để đánh giá xem xét tư cách nghiên cứu sinh, nếu qua được thì học tiếp 2 năm, làm cho xong PhD; nếu không qua được kỳ thi này thì nhận bằng Thạc sĩ.
Cảm ơn hai cụ đã cho biết sự khác biệt giữa hai quốc gia kể trên. Em hỏi tầm này thì hơi sớm, vì cháu vẫn còn đang học cấp 3. Nhưng kế hoạch học ĐH nào thì đã được xác định, giờ là tìm hiểu các vấn đề xung quanh để có góc nhìn mở theo tư duy và mong muốn của bọn trẻ sẽ làm.
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
24,981
Động cơ
753,325 Mã lực
Thực ra du học cũng chỉ là 1 trong các lựa chọn thôi ạ. Duyên tới đâut hì mình lo tới đó, ko quá cầu và cũng ko cưỡng lại cụ nhỉ :)
Em thấy các phụ huynh mà em quen thì nếu đứa đầu đã đi thì gần như ai cũng cho đứa sau đi cả, nên chắc mọi ng cũng thấy dc lợi ích từ nó.
Em bị vỡ kế hoạch do tầm lớp 10, 11 F1 nhà em nó nói chắc như đinh đóng cột là con không đi du học vì sợ về VN bị sốc văn hóa, cái mà nó nhìn được của cặp đôi sống trong cùng chung cư. Đùng cái, năm nay nó lại đề cập đến vấn đề là mong muốn đi, nhưng em có nói nếu không được nhận học bổng toàn phần thì học tại VN. Sau khi trao đổi vấn đề đó với em, khoảng 2 tháng sau thì nó đã xin được học bổng toàn phần tại VN. Với tính cách của nó thì từ nay đến cuối năm học, thì chưa biết nó sẽ làm được những gì nữa. Em lại chờ nó vận động tiếp.
 

cuabacang

Xe tải
Biển số
OF-348991
Ngày cấp bằng
31/12/14
Số km
299
Động cơ
276,615 Mã lực
Du học các trường top Trung Quốc có tốt không các cụ và chi phí như thế nào?
 

BKG

Xe điện
Biển số
OF-54108
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,075
Động cơ
408,116 Mã lực
Đại học Mỹ họ chỉ bắt buộc năm đầu tiên phải ở trong ký túc xá SV quy định của trường, và phải ở với bạn cùng phòng bản địa (roommate). Còn từ năm thứ 2 là phải ra ngoài thuê hoặc khu KTX Sinh viên khác của trường, hoặc thuê nhà riêng gần đó, khu vực SV ở có các tuyến bus cho SV đi học, hoặc SV mua xe tự chạy đi học, đi siêu thị... nên cụ không phải tính, con cụ cũng phải thuê ra ở riêng như mọi SV khác thôi.
Con e học ở Úc cụ a.
 

BKG

Xe điện
Biển số
OF-54108
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,075
Động cơ
408,116 Mã lực
Thực ra du học cũng chỉ là 1 trong các lựa chọn thôi ạ. Duyên tới đâut hì mình lo tới đó, ko quá cầu và cũng ko cưỡng lại cụ nhỉ :)
Em thấy các phụ huynh mà em quen thì nếu đứa đầu đã đi thì gần như ai cũng cho đứa sau đi cả, nên chắc mọi ng cũng thấy dc lợi ích từ nó.
Vâng, e thấy rất lợi, về kiến thức thì thú thực e ko quan trọng, mà nó có đc môi trường xa lạ tuyệt vời để tự bươn và tự lập. E rất mong muốn cháu thứ 2 đi, nhưng với tính cách và sở thích, xu hướng của cháu thì chắc chắn là ko. Nhà e tinh thần ko ép buộc chuyện học, đúng là theo kiểu duyên đến đâu nhận đến đó.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,013
Động cơ
181,559 Mã lực
Vâng, e thấy rất lợi, về kiến thức thì thú thực e ko quan trọng, mà nó có đc môi trường xa lạ tuyệt vời để tự bươn và tự lập. E rất mong muốn cháu thứ 2 đi, nhưng với tính cách và sở thích, xu hướng của cháu thì chắc chắn là ko. Nhà e tinh thần ko ép buộc chuyện học, đúng là theo kiểu duyên đến đâu nhận đến đó.
1 điều cực kỳ lợi là chúng nó sẽ ko còn giới hạn mình ở biên giới VN nữa cụ ạ.
Các cụ hồi xưa đã Đông du, Tây du rồi, mình còn ngại nữa thì nói chuyện gì.
 
  • Vodka
Reactions: BKG

FORWD

Xì hơi lốp
Biển số
OF-25324
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
363
Động cơ
498,000 Mã lực
Nếu con mà có năng lực về ngoại ngữ, sức khỏe và ước mơ du học thì bố mẹ nên ủng hộ ạ. Cơ mà nên học cái ngành nào đó mà ở lại được chứ quay trở lại Việt Nam trong khi bố mẹ không có doanh nghiệp sẵn, không có quan hệ thì con sẽ rất vất vả để hòa nhập cộng đồng.

Việc con muốn đi và quyết tâm đi là rất quan trọng chứ mình không thể thúc ép được đâu. Như nhà em, em rất muốn cho con đi du học, đã chuẩn bị được cơ số tài chính đủ cho con, cũng đã có trường top đầu ở Úc nhận nhập học (có học bổng) và vào ngành mà Úc có nhu cầu lớn về nhân lực. Về nói chuyện với con thì con bảo cho 1 tuần suy nghĩ và nó quay lại bảo: "cho con ở nhà thi đại học Y". Số tiền dành dụm của em để cho con đi du học thì sau khi nó đỗ Đại học là em gọi nó ra ngân hàng làm 1 quyển sổ tiết kiệm bàn giao luôn.
Em ko hiểu mục đích mở sổ tk cho con ở tuổi đó làm gì ?
 

first

Xe tăng
Biển số
OF-21686
Ngày cấp bằng
27/9/08
Số km
1,219
Động cơ
507,539 Mã lực
Sao trên này nhiều cụ cứ áp cách nghĩ của mình để lo cho người khác thế nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top