[Funland] Bán nhà lấy tiền cho con đi du học, có phải là làm ngược ?

BDS68

Xe Cứu Trợ
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,579
Động cơ
5,198,222 Mã lực
Bán nhà cho con đi du học. Câu chuyện muôn thủ ở VN.
1. Nếu con đi du học mà thành tài thật sự và có thể kiếm việc, định cư luôn ở nước ngoài thì việc bán cái nhà là quá xứng đáng.
2. Nếu con đi du học sau đó lại về nước xin việc làm, thì quả là hơn luẩn quẩn, vì số tiền con kiếm ra khó có thể mua lại nhà đã bán, trừ phi có "dây nhợ" và mục đích để thăng quan tiến chức trong cơ quan công quyền / cty nhà nước...
3. Thực tế, nếu để làm việc ở VN thì học trong nước tốt hơn. Học là 1 chuyện, ra trường đi làm để thành công/thành danh được ở VN cần nhiều yếu tố khác nữa, những cô cậu ấm đi du học về VN thường như gà công nghiệp, có khi làm việc lại kém hiệu quả so hội học trong nước.
Cái này thì đúng cụ ah. Ngoài kiến thức ra do tiếp thu và ảnh hưởng từ văn hóa, môi trường, điều kiện làm việc, tư duy lối sống nơi trời tây nó có thể dẫn đến không phù hợp/thích nghi với môi trường làm việc trong nước.

Ngoài chuyện kiến thức và kỹ năng trong công việc chuyên môn ra, muốn làm tốt và thành công phải hiểu rõ được văn hóa, thuần phong mỹ tục, môi trường, tác phong nề lối của nơi mình làm việc, ... rồi kiến thức pháp luật, địa lý, lịch sử. Ví như người có trình độ lái xe cao mà ngồi lái sang cái xe khác chưa chắc đã bằng ông tài non hơn nhưng quen xe, quen đường. Đến đá bóng mà sân nhà hay sân khách nó đã khác bọt nhiều rồi!
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,374
Động cơ
1,550,847 Mã lực
Câu hỏi: đầu tư cho giáo dục - đào tạo liệu có lãi?
Trả lời:
- nếu đứng trên góc độ về tiền thì chưa chắc lãi.
- nếu đứng trên góc độ phát triển về kỹ năng, kiến thức,... thì không quy được thành tiền... chắc hẳn nhìn không đã thấy Lỗ!
Câu hỏi: tại sao lại phải tốn tiền cho giáo dục - đào tạo?
Trả lời: đó là sự kỳ vọng trong tương lai, có thể thế hệ thứ nhất thất bại, nhưng thế hệ kế cận thì chưa chắc. Đầu tư món này khó nhìn thấy kết quả hữu hình, mà cái vô hình có được thì chỉ có người trong cuộc mới rõ.

Nếu các Cụ/mợ nghĩ học để kiếm tiền thì đó là một sai lầm!
Ko ạ, học để kiếm tiền thì mới chỉ là học về lượng (ăn no kiến thức) gọi tắt là có học.
Mục tiêu của học là mở mang nhân sinh quan (học về chất) gọi là học thức.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,108
Động cơ
416,074 Mã lực
Nơi ở
BE
Đúng là 1 vài job yêu cầu master, nhưng đại đa số trường hợp không yêu cầu.
Và cũng đúng là bây giờ họ cũng có đào tạo master cho người Đức tốt nghiệp đại học (vì bây giờ các trường cũng kinh doanh giáo dục): Insgesamt gibt es in Deutschland rund 700 Promotionsordnungen
Ví dụ yêu cầu của cái trường này ở Berlin để được làm tiến sỹ:
Promotionsordnung • Promotion/Habilitation • Fachbereich Biologie, Chemie, Pharmazie (fu-berlin.de)
Còn trường này cũng có yêu cầu cho từng khoa: Promotionsordnungen : Studium : Universität Hamburg (uni-hamburg.de)
...
Yêu cầu đầu vào không nói rõ là khi nộp luận án phải có đủ số môn đã học (cả các môn đã học ở đại học được coi tương đương và các môn học bổ sung thêm). Nếu đủ các môn đã học, trường hay khoa sẽ nhận và tổ chức hội đồng, định ngày bảo vệ!
Tôi nghĩ ngược lại, đại đa số là yêu cầu có master mới được xem xét nhận vào chương trình PhD. Bạn bè tôi làm Phd ở Đức cũng nhiều, chưa thấy ai không có master mà xin được cả. Có thể kinh nghiệm của cụ cách đây mấy chục năm rồi không còn cập nhật nữa.

Ngay cả trong cái link cụ đưa nó cũng yêu cầu
One requirement for admission to the doctoral degree procedure is successful completion of a relevant course of studies at a university subject to the constitution by completion of a master’s course equating to 300 credit points

Chia sẻ với cụ thế thôi, trả lại thớt cho các cụ khác tập trung vào chủ đề.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,146
Động cơ
893,708 Mã lực
Tôi nghĩ ngược lại, đại đa số là yêu cầu có master mới được xem xét nhận vào chương trình PhD. Bạn bè tôi làm Phd ở Đức cũng nhiều, chưa thấy ai không có master mà xin được cả. Có thể kinh nghiệm của cụ cách đây mấy chục năm rồi không còn cập nhật nữa.

Ngay cả trong cái link cụ đưa nó cũng yêu cầu
One requirement for admission to the doctoral degree procedure is successful completion of a relevant course of studies at a university subject to the constitution by completion of a master’s course equating to 300 credit points

Chia sẻ với cụ thế thôi, trả lại thớt cho các cụ khác tập trung vào chủ đề.
Bác đọc thế nào mà " nó cũng yêu cầu" (vì bác trích thiếu những chữ or sau đó)?
Điểm đó không nhiều ý nghĩa khi nộp luận án, mà phải là môn học cụ thể trong thời gian làm master. Nếu các môn học đó không được coi tương đương hoặc không nằm trong các môn bắt buộc thì không có ý nghĩa gì cả!
 
Chỉnh sửa cuối:

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
3,899
Động cơ
360,027 Mã lực
Đầu tư cho con cái thì chẳng có gì đáng tiếc, quan trọng nhất là việc đầu tư này phải có nên móng từ bé, tức là bố mẹ chú ý tới việc học hành và phát triển tâm sinh lý của con để rồi khi đến ngưỡng cửa đại học con đủ trách nhiệm và ý thức về lựa chọn của mình và những hy sinh của cha mẹ về mặt vật chất mà học hành tấn tới chứ đừng phá phách đua đòi bạn bè. Những đứa con như vậy, hiếm khi hư nơi xứ người và sẽ phát triển tốt.

Mợ Smile1102 như thế con của mợ ấy chắc chắn có trách nhiệm và hiểu nó muốn gì nên chốt lãi bds và đầu tư cho con là hợp lý. Tiền còn lại gửi ngân hàng rồi chờ cơ hội mới. Sao lại không nhỉ? Biết đâu con bé hợp trời Tây, sau này là công dân toàn cầu thì sao? Cơ hội để ngắm nhìn thế giới rất tuyệt mà.
 

Xeomchocon

Xe tăng
Biển số
OF-495973
Ngày cấp bằng
9/3/17
Số km
1,215
Động cơ
194,437 Mã lực
Bán nhà cho con đi du học. Câu chuyện muôn thủ ở VN.
1. Nếu con đi du học mà thành tài thật sự và có thể kiếm việc, định cư luôn ở nước ngoài thì việc bán cái nhà là quá xứng đáng.
2. Nếu con đi du học sau đó lại về nước xin việc làm, thì quả là hơn luẩn quẩn, vì số tiền con kiếm ra khó có thể mua lại nhà đã bán, trừ phi có "dây nhợ" và mục đích để thăng quan tiến chức trong cơ quan công quyền / cty nhà nước...
3. Thực tế, nếu để làm việc ở VN thì học trong nước tốt hơn. Học là 1 chuyện, ra trường đi làm để thành công/thành danh được ở VN cần nhiều yếu tố khác nữa, những cô cậu ấm đi du học về VN thường như gà công nghiệp, có khi làm việc lại kém hiệu quả so hội học trong nước.
Mục . Nhà em bỏ tâm 2tỷ cho đi du học, việc làm sau học có thể, nhưng vẫn bảo nếu về nc cũng đc. 3 năm về nước kiếm đc khoảng 1/2 số bỏ ra để đi học nhưng cái đước hơn nữa công việc nó phù hợp, lương cao hơn nhiều chứ tốt nghiệp đh xuất xắc ở VN ra trườg kiếm tiền cũng khó. Nhưng cũng có cháu chỉ học ĐH trong nước, kiếm tiền khá lắm, rất giầu mà khôgn phải quan chức, luồn lách nhé...kiếm bằng chính sức lao động về CNTT nhưng vẫn không phải số đông. Nếu có tiền vẫn đầu tư đi học đi du học(cháu học 2 năm sau ĐH mất tầm 2 tỷ chứ ít đâu.)
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,718
Động cơ
7,512 Mã lực
Câu hỏi: đầu tư cho giáo dục - đào tạo liệu có lãi?
Trả lời:
- nếu đứng trên góc độ về tiền thì chưa chắc lãi.
- nếu đứng trên góc độ phát triển về kỹ năng, kiến thức,... thì không quy được thành tiền... chắc hẳn nhìn không đã thấy Lỗ!
Câu hỏi: tại sao lại phải tốn tiền cho giáo dục - đào tạo?
Trả lời: đó là sự kỳ vọng trong tương lai, có thể thế hệ thứ nhất thất bại, nhưng thế hệ kế cận thì chưa chắc. Đầu tư món này khó nhìn thấy kết quả hữu hình, mà cái vô hình có được thì chỉ có người trong cuộc mới rõ.

Nếu các Cụ/mợ nghĩ học để kiếm tiền thì đó là một sai lầm!
Em xin bôi đỏ câu của cụ vì nó rất chính xác.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,411
Động cơ
-23,561 Mã lực
Tuổi
54
Đầu tư cho con thì hãy nghĩ là đầu tư cho nó phát triển tư chất, đừng nghĩ đầu tư cho nó sau này nó việc nhẹ lương cao. Và tư chất của con là gì? Mức nào? Như thế nào? thì Phụ huynh là người hiểu rõ nhất.

- Con thích vẽ vời thì cho học vẽ, con thích đàn - hát - nhảy thì cho học thử đàn - hát - nhảy... để xem cái nào nó mau chán còn cái nào nó thích thú và phát triển.

Rồi nó lớn lên và có nguyện vọng du học cái ngành nghề nó yêu thích, nó tự xin được một phần học bổng thì nghĩa là nó có chút thực lực... vậy lo cho con tiền du học, cho con tiền phát triển tư chất thì có sao đâu mà tính lỗ lãi?

Còn nghĩ đến việc con ở lại trời Tây cho sướng hay về nước làm này làm nọ lương cao... thì thường là mong muốn của Bố Mẹ áp đặt lên con cái, chưa chắc nó đã thích hoặc đã đủ năng lực để đạt được. Ko phải sở thích hoặc ko đủ năng lực, về nước cũng ko (chịu) thích nghi lại, bị thua thiệt là đương nhiên.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,179
Động cơ
318,449 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Bán nhà cho con đi du học. Câu chuyện muôn thủ ở VN.
1. Nếu con đi du học mà thành tài thật sự và có thể kiếm việc, định cư luôn ở nước ngoài thì việc bán cái nhà là quá xứng đáng.
2. Nếu con đi du học sau đó lại về nước xin việc làm, thì quả là hơn luẩn quẩn, vì số tiền con kiếm ra khó có thể mua lại nhà đã bán, trừ phi có "dây nhợ" và mục đích để thăng quan tiến chức trong cơ quan công quyền / cty nhà nước...
3. Thực tế, nếu để làm việc ở VN thì học trong nước tốt hơn. Học là 1 chuyện, ra trường đi làm để thành công/thành danh được ở VN cần nhiều yếu tố khác nữa, những cô cậu ấm đi du học về VN thường như gà công nghiệp, có khi làm việc lại kém hiệu quả so hội học trong nước.
Em hỏi cụ chút:
1. Khi đầu tư thì có ai chắc chắn là lãi hay lỗ ko? Đầu tư con ng thì càng khó khẳng định. Vậy có nên đầu tư ko?
2. Về VN làm việc sao mọi ng chỉ nghĩ là chỉ có quan chức mới tốt hay xứng đáng? các cty tư nhân lớn như Vin, Sun, VNG, khối Bank, cty nhà nc như Viettel, Petro vẫn có rất nhiều vị trí tốt, khối DN FDI, đại diên cty nc ngoài tại VN... đều có thể phù hợp để xem xét

Em ko biết nhiều cụ làm gì nhưng có cái nhìn khá phiến diện với thị trường lao động VN.
Em kể cho các cụ mợ nghe, lúc em đi du học về, bắt đầu vác đơn đi xin việc. Anh phỏng vấn bảo thôi nhận tạm mày vào vì chắc đi du học được cũng có tố chất, chứ mày chả biết cái gì. Vì các bạn ở trong nước đi làm từ sớm, còn em mất 1 năm học ĐH ở VN, 1 năm học tiếng, lại ít đi làm thêm được khi học ở nước ngoài. Vì thế so với các bạn cùng tuổi thì em thua sút ít nhất 3 năm kinh nghiệm.
Ở trọ trong cái nhà cấp 4 lợp ngói fibroximang ở Trương Định. Mưa bão gió thổi ù ù, gõ đồm độp trên mái, mất điện thắp nến tù mù. Ăn cơm bụi có hôm gắp được ra con sâu trong cục rau muống luộc trên đĩa cơm.
Lúc đó thật là cám cảnh, không thể hình dung ra mình sẽ tiến lên tiếp theo như thế nào. Thế rồi đến giờ em cũng ổn, có nhà, có xe, có chút tiền, có công việc thú vị. Thực sự là cuộc sống trong mơ mà hồi đó chắc không đời nào em tưởng tượng ra được.
Kể câu chuyện của em để CCCM có niềm tin hơn vào thị trường lao động ở VN, và thấy rằng đi du học về vác đơn đi xin việc chẳng phải là việc gì nhục nhã hay thất bại. Lương của em khi đi làm cũng chỉ bằng khoảng 70% lương các bạn cùng lớp ĐH ở VN do là fresher trong khi các bạn đã có 3 năm kinh nghiệm. Vì thế đừng nhìn vào mức lương phọt phẹt lúc bắt đầu đi làm của 1 du học sinh mà đánh giá.
Em không ngậm thìa vàng, không có họ hàng thân thích giàu có hay làm to, cũng không quỵ lụy luồn cúi ai, cũng không làm gì vi phạm pháp luật nhé 😁
 
Chỉnh sửa cuối:

Maner Bolsol

Xe tăng
Biển số
OF-412859
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
1,122
Động cơ
227,204 Mã lực
Câu hỏi: đầu tư cho giáo dục - đào tạo liệu có lãi?
Trả lời:
- nếu đứng trên góc độ về tiền thì chưa chắc lãi.
- nếu đứng trên góc độ phát triển về kỹ năng, kiến thức,... thì không quy được thành tiền... chắc hẳn nhìn không đã thấy Lỗ!
Câu hỏi: tại sao lại phải tốn tiền cho giáo dục - đào tạo?
Trả lời: đó là sự kỳ vọng trong tương lai, có thể thế hệ thứ nhất thất bại, nhưng thế hệ kế cận thì chưa chắc. Đầu tư món này khó nhìn thấy kết quả hữu hình, mà cái vô hình có được thì chỉ có người trong cuộc mới rõ.

Nếu các Cụ/mợ nghĩ học để kiếm tiền thì đó là một sai lầm!
Ở VN không ít người có tiền nhưng có phải học bài bản mấy đâu nên họ làm sao hiểu được ý nghĩa của cái Chữ học sâu xa cho sự phát triển của con người. Em luôn cho rằng Giàu Sang nó bao hàm cả Giàu về tiền và Sang về con người (trí tuệ bên trong) chứ có phải Sang là mua được cái xe, mặc đồ hiệu đâu. Nói chung để mà trở thành Giàu Sang cũng khó ra phết đấy😆
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,626
Động cơ
113,761 Mã lực
Có cụ ở trên kêu du học về không quen văn hoá VN nên không làm tốt, em nghĩ là do cụ chưa để ý nhiều ví dụ ngược lại.

Trong số những người giàu nhất VN hiện tại, em chỉ nhớ bầu Đức là thuần đào tạo VN, còn lại anh Vượng, chị Thảo, Đăng Quang, Hồ Hùng Anh, v.v. đều được đào tạo ở nước ngoài. Các lãnh đạo nhà nước cũng hầu như có được đào tạo ở nước ngoài. Các lãnh đạo cấp cao cty nước ngoài, tập đoàn lớn hầu hết đều đã học tập, sinh sống ở nước ngoài.

Hiện nay có người trẻ nổi lên ở VN chưa từng ra nước ngoài (như em chủ cty Sky Mavis, giờ tiền số rớt thảm chả biết còn giàu không), nhưng vẫn là rất thiểu số. Còn ai tương tự nhờ cc đọc thêm tên?

Em là du học sinh môi trường tốt, trong bạn bè tỷ phú thì không có nhưng cỡ Director, CXO cty to vật ở VN thì nhiều. Tất nhiên du học/ làm việc nn không phải tấm vé nghiễm nhiên để nhảy vào vị trí ấy, nhưng mà nếu không có profile ấy thì chưa chắc đã đến lượt. Nên khó mà phủ nhận lợi ích cạnh tranh của việc du học, tất nhiên nếu con các cụ xuất sắc quá, học VN đi làm rồi góp phần thay đổi chiến lược doanh nghiệp lớn từ dưới lên, rồi được thăng chức thì các bạn du học cũng không bằng được.

Đó là khía cạnh tiền bạc.

Không phải ai đi du học về cũng lương cao ông nọ bà kia. Khả năng, động lực mỗi người mỗi khác. Nên bố mẹ phải hiểu con mình thì mới đánh giá được lợi ích tiềm năng khi du học của từng đứa. Như em nghĩ đơn giản đi cho biết đó biết đây, cho đời sống tinh thần phong phú, thế giới quan rộng mở. Còn lại kệ, tiền để tiêu chứ giữ làm gì :D
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,550
Động cơ
753,472 Mã lực
Muốn giàu thì chỉ cần 1 thế hệ, nhưng muốn sang thì phải mất đến ba đời. :)

Ở VN không ít người có tiền nhưng có phải học bài bản mấy đâu nên họ làm sao hiểu được ý nghĩa của cái Chữ học sâu xa cho sự phát triển của con người. Em luôn cho rằng Giàu Sang nó bao hàm cả Giàu về tiền và Sang về con người (trí tuệ bên trong) chứ có phải Sang là mua được cái xe, mặc đồ hiệu đâu. Nói chung để mà trở thành Giàu Sang cũng khó ra phết đấy😆
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,550
Động cơ
753,472 Mã lực
Em xin bôi đỏ câu của cụ vì nó rất chính xác.
Cái câu này em ngộ được ra từ câu nói của bố em, dạy em khi còn nhỏ, lúc mà bốn chị em em đi học bị đám trẻ con nó giễu kiểu học nhiều để làm gì.
Bố em kể, có ông giáo làng bên ngâm một câu rằng: "Hai làng phong tục đến là hay, khinh nghề đi học, trọng nghề cày".
Giờ cũng ở hai cái làng ấy, nó không khác gì một đất học, vừa rồi em xem bảng trao thưởng mới thấy các cháu nó giỏi thế nào, tư duy đã thay đổi.
Tư duy thế hệ bọn em vượt qua được lũy tre, em mong muốn con em có tư duy vượt qua biên giới, thì đâu có gì là quá đáng.
 

vangchauau

Xe hơi
Biển số
OF-814366
Ngày cấp bằng
17/6/22
Số km
145
Động cơ
6,153 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.vangchauau.com
Hành trình nào cũng đầy gian khó và nhiều cảm xúc - đi du học hay không. Mỗi hành trình các con đi thì cả các con và bố mẹ đều có những niềm vui, lúc lo lắng, stress và cả những giây phút hạnh phúc.
Gửi các cụ chút cảm xúc của một người bố khi vừa nhận được tin nhắn - chuyến bay này được mua bằng những đồng tiền đầu tiên của nó. Nhưng cũng có những lúc stress vì con.
1E84EE2F-D61E-43E7-90FC-CBB74B643EDF.jpeg
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,641
Động cơ
178,839 Mã lực
Đầu tư cho con cái thì chẳng có gì đáng tiếc, quan trọng nhất là việc đầu tư này phải có nên móng từ bé, tức là bố mẹ chú ý tới việc học hành và phát triển tâm sinh lý của con để rồi khi đến ngưỡng cửa đại học con đủ trách nhiệm và ý thức về lựa chọn của mình và những hy sinh của cha mẹ về mặt vật chất mà học hành tấn tới chứ đừng phá phách đua đòi bạn bè. Những đứa con như vậy, hiếm khi hư nơi xứ người và sẽ phát triển tốt.

Mợ Smile1102 như thế con của mợ ấy chắc chắn có trách nhiệm và hiểu nó muốn gì nên chốt lãi bds và đầu tư cho con là hợp lý. Tiền còn lại gửi ngân hàng rồi chờ cơ hội mới. Sao lại không nhỉ? Biết đâu con bé hợp trời Tây, sau này là công dân toàn cầu thì sao? Cơ hội để ngắm nhìn thế giới rất tuyệt mà.
chị ơi, con em còn khù khoắm lắm, mình hướng có khi nó ko theo.
Nhưng về phía cạnh phụ huynh, em cố gắng tạo đk tốt nhất cho nó thôi chị ạ.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,108
Động cơ
416,074 Mã lực
Nơi ở
BE
Bác đọc thế nào mà " nó cũng yêu cầu" (vì bác trích thiếu những chữ or sau đó)?
Điểm đó không nhiều ý nghĩa khi nộp luận án, mà phải là môn học cụ thể trong thời gian làm master. Nếu các môn học đó không được coi tương đương hoặc không nằm trong các môn bắt buộc thì không có ý nghĩa gì cả!
Đơn giản là cái gì quan trọng, phổ biến sẽ được yêu cầu trước, nếu không có mới tính đến phương án thay thế là or.

Tóm lại để trao đổi là thông tin cụ đưa không chính xác hoặc không cập nhật.
Nếu sang Đức làm tiến sỹ thì bằng thạc sỹ sẽ không được hỏi đến. Sang Đức người ta chỉ quan tâm đến sự tương đương của các môn học ở đại học (đã thi và có điểm). Nếu thiếu hay các môn không tương đương thì phải học để thi. Đủ số môn thi (cả môn đã học ở đại học được coi là tương đương và môn học thêm để thi) thì được nộp luận án để bảo vệ.
Người học thạc sỹ ở Đức về là đã tham gia các khóa học họ tổ chức riêng cho người nước ngoài, vì ở nước họ không có cái bằng này!
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,641
Động cơ
178,839 Mã lực
Em thấy câc cụ có rất nhiều giả định, và trong đó nhiều giả định ko đúng.
1. Học ở nc ngoài là gà công nghiệp - học nc ngoài xa gia đình là tự thân vận động, từ việc giấy tờ, tới việc đi lại, học hành, ăn uống, quản lý tiền, làm thêm, chưa kể phải kết bạn với ng ko cùng vhoa, rồi thích nghi ăn uống... phần lớn các gia đình ko phải đại gia tới mức có thể mua nhà, xe và cử giúp việc đi cùng vì vậy các cháu phải tự lập hơn khi sống cùng gia đình, các cháu đi du học sẽ tự lập và nhanh nhẹn hơn chính bản thân mình khi ở cùng gia đình mình khi học đại học.
2. Làm việc ở VN thì học ở VN tốt hơn - cái này còn tùy môi trường công việc và vị trí cviec. Em đã làm cho 6 cty với đủ loại hình, cty tư nhân VN, cty nc ngoài Mỹ, Pháp, Nhật, cty nhà nc, 100% sếp to nhất và phần lớn sếp qly em là ng nc ngoài hay dân du học ạ :D. Và có cty cũ của em (cty công nghệ Mỹ, cũng thuộc dạng nhất TG) thì chỉ có đội kỹ thuật là có dân học ở VN, các món khác toàn dân du học.
3. Bản thân em cũng từng học chương trình của nc ngoài, em thấy khác hẳn ctrinh của đhoc VN khi em học, mà en học BK thì cũng ko phải trường tệ ạ.
4. Nghĩ rằng ai cũng chỉ tính ở lại hay ko và lương baonhiêu? hoặc chỉ có ở lại mới đáng, thực tế VN đang phát triển, có nhiều cơ hội việc làm, csong ko hề tệ, vậy con cứ đi rồi ở đâu có cơ hội tốt thì làm, đâu cần nhất thiết phải ở nc ngoài. Đem kiến thức về xây dựng làm giàu đất nc, hay giảng dạy cho thế hệ tiếp theo thì dù ko giàu với em cũng đã rất thành công.
5. Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác - khi chưa hiểu rõ hoàn cảnh và ngữ cảnh đã đánh giá lựa chọn của ng khác, ko có cái nhìn đa chiều.

Thực tế những người có tri thức, hiểu biết cao (thực sự) nói chung thường có lòng tự trọng cao hơn và vì thế khó làm bậy hơn - 1 phần cũng nhận thức đc rủi ro nữa. Vì vậy khó giàu theo kiểu chụp giật, vốn là đặc sản của các nc đang phát triển như VN, và ở VN sẽ đc đánh giá là "ngu dốt" hoặc văn hoa hơn thì là "ko thức thời".
Thành công nên được đánh giá là đc tự do và có quyền lựa chọn công việc, cuộc sống, thái độ sống hơn là ngồi vị trí nào và có bao nhiêu tiền.
Em hnay uống tí bia nên ko biết nói có nhảm ko :D
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,641
Động cơ
178,839 Mã lực
Em kể cho các cụ mợ nghe, lúc em đi du học về, bắt đầu vác đơn đi xin việc. Anh phỏng vấn bảo thôi nhận tạm mày vào vì chắc đi du học được cũng có tố chất, chứ mày chả biết cái gì. Vì các bạn ở trong nước đi làm từ sớm, còn em mất 1 năm học ĐH ở VN, 1 năm học tiếng, lại ít đi làm thêm được khi học ở nước ngoài. Vì thế so với các bạn cùng tuổi thì em thua sút ít nhất 3 năm kinh nghiệm.
Ở trọ trong cái nhà cấp 4 lợp ngói fibroximang ở Trương Định. Mưa bão gió thổi ù ù, gõ đồm độp trên mái, mất điện thắp nến tù mù. Ăn cơm bụi có hôm gắp được ra con sâu trong cục rau muống luộc trên đĩa cơm.
Lúc đó thật là cám cảnh, không thể hình dung ra mình sẽ tiến lên tiếp theo như thế nào. Thế rồi đến giờ em cũng ổn, có nhà, có xe, có chút tiền, có công việc thú vị. Thực sự là cuộc sống trong mơ mà hồi đó chắc không đời nào em tưởng tượng ra được.
Kể câu chuyện của em để CCCM có niềm tin hơn vào thị trường lao động ở VN, và thấy rằng đi du học về vác đơn đi xin việc chẳng phải là việc gì nhục nhã hay thất bại. Lương của em khi đi làm cũng chỉ bằng khoảng 70% lương các bạn cùng lớp ĐH ở VN do là fresher trong khi các bạn đã có 3 năm kinh nghiệm. Vì thế đừng nhìn vào mức lương phọt phẹt lúc bắt đầu đi làm của 1 du học sinh mà đánh giá.
Em không ngậm thìa vàng, không có họ hàng thân thích giàu có hay làm to, cũng không quỵ lụy luồn cúi ai, cũng không làm gì vi phạm pháp luật nhé 😁
Em 27 tuổi mới đi làm cụ ạ, nên cần gì phải vội, tuổi trẻ ko học, ko vui chơi, trải nghiệm nó phí đời. Rồi sẽ đến lúc phải đi làm, phải có trách nhiệm với ng khác thôi.
Em may mắn đi làm cái là lương cao hơn mặt bằng chung chút, ko quá cao nhưng ổn, năm 2005 em đi làm đc 7tr tháng ạ.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,179
Động cơ
318,449 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Em 27 tuổi mới đi làm cụ ạ, nên cần gì phải vội, tuổi trẻ ko học, ko vui chơi, trải nghiệm nó phí đời. Rồi sẽ đến lúc phải đi làm, phải có trách nhiệm với ng khác thôi.
Em may mắn đi làm cái là lương cao hơn mặt bằng chung chút, ko quá cao nhưng ổn, năm 2005 em đi làm đc 7tr tháng ạ.
Hị hị, năm 2004 lương em 2,4 triệu :D
Nhiều cụ nhầm cái lớ ngớ của 1 đứa dăm bảy năm không ở VN với gà công nghiệp. Bọn cty em hồi đó suốt ngày cười em vì em hay hỏi những thứ ngớ ngẩn về đường sá, đi mấy chỗ ngay gần cty cũng hỏi, cách bắt taxi cũng hỏi, rồi mấy thứ linh tinh khác trong công việc... Nhưng chỉ 1 thời gian ngắn sau mọi người mới thấy, những việc quen thuộc thì em làm không bắng mọi người. Nhưng những gì mới, chưa ai làm bao giờ thì em lúc nào cũng có cách giải quyết. Những năm tháng tự thân vận động nơi xứ lạ thì việc xử lý những thứ chưa gặp bao giờ lại là việc hàng ngày.
Thế nên ngay sau vài tháng vào cty, đến đợt biểu diễn văn nghệ toàn tổng cty, chúng nó tín nhiệm giao cho em làm đạo diễn, mặc dù thực tế em không có chút năng khiếu nghệ thuật nào, chỉ là có ý tưởng độc đáo thôi :D
Có 1 chuyện nữa về việc tự lập khi ở nước ngoài mà em nhớ mãi. Có lần em đến ký túc xá du học sinh chơi chỗ mấy đứa em. Gặp 1 ông chú quan chức gì đấy của VNAirline ngồi khóc, em hỏi chuyện, ông ấy bảo có thằng con trai hồi ở nhà công tử, ăn chơi, cả nhà cung phụng nó. Thế mà hôm nay ông ấy sang thăm nó nấu cơm cho ông ấy ăn :D
 

Niceday2022

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-814655
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
399
Động cơ
13,837 Mã lực
Em hỏi cụ chút:
1. Khi đầu tư thì có ai chắc chắn là lãi hay lỗ ko? Đầu tư con ng thì càng khó khẳng định. Vậy có nên đầu tư ko?
2. Về VN làm việc sao mọi ng chỉ nghĩ là chỉ có quan chức mới tốt hay xứng đáng? các cty tư nhân lớn như Vin, Sun, VNG, khối Bank, cty nhà nc như Viettel, Petro vẫn có rất nhiều vị trí tốt, khối DN FDI, đại diên cty nc ngoài tại VN... đều có thể phù hợp để xem xét

Em ko biết nhiều cụ làm gì nhưng có cái nhìn khá phiến diện với thị trường lao động VN.
Thực ra cụ ấy nói hơi quá nhưng ko sai lắm đâu.
Em đỗ trường top VN, sau 1 năm thì du học. Về toàn làm cho top FDI.
Đến giờ sau khi trải nghiệm đầy đủ em nhận ra đại học là 1 trò kiếm tiền, vẽ ra khá nhiều các khoá, các hoạt động để moi tiền của du học sinh, nhiều khi chiếm đến 1/3 học phí.
Trừ các trường dạy chuyên ngành sâu kĩ thuật, y khoa, hội hoạ...thì còn lại đào tạo cũng khá chung chung. Em tốt nghiệp về nước đi làm cũng phải học lại hết.
Cái được lớn nhất là trải nghiệm thời sinh viên sướng, nghỉ hè nghỉ đông là vác balo du lịch khắp nơi.
Suy cho cùng, quan trọng nhất là đầu vào, đứa nào thông minh nó vẫn cứ ok dù học ở đâu, đứa dốt thì ở đâu cũng hoàn dốt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top